Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệthống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.75 KB, 82 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài
Các yếu tố cung, cầu, giá cả sức lao động, thông tin thị trường... là những yếu tố cơ
bản của thị trường lao động. Chúng có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Giải quyết hài
hòa các mối quan hệ này sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và phát
triển nguồn nhân lực. Phát triển thị trường có nghĩa là làm tăng nguồn cung và cầu lao động,
thông tin thị trường thông suốt và các giao dịch diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Nhờ vậy,
một khi thị trường lao động phát triển sẽ làm tăng khả năng kiếm được việc làm của người
lao động và khả năng tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, kết nối được cung cầu lao
động. Việc sử dụng nguồn lực xã hội trở nên hiệu quả hơn do nhà đầu tư có nhiều thơng tin
để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý, người lao động quyết định cơng việc mà có thể khai
thác tốt nhất năng lực của họ.
Ở khía cạnh khác, thị trường lao động phát triển sẽ cung cấp thơng tin hữu ích để các
nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp đưa ra các quyết định đào tạo đối với những nghề thị trường có sức cầu lớn.
Đồng thời thơng tin thị trường lao động cịn có tác dụng điều chỉnh hành vi của người lao
động trong việc tự định hướng học nghề, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật.
Có thể nói, thơng tin thị trường cịn có tác dụng làm khơi dậy nguồn cung nhân lực tiềm
năng của thị trường. Trong một không gian kinh tế nhất định, cơ hội việc làm tốt hơn (nhờ
phát triển thị trường) sẽ làm nảy sinh dòng dịch chuyển lao động từ bên ngoài vào làm gia
tăng nguồn cung lao động. Như vậy có thể nói thực hiện các biện pháp phát triển thị trường
lao động cũng có tác động tốt đối với phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.
Về lý thuyết, thông tin thị trường lao động là một mạng lưới thông tin đặc biệt là hình
thức liên kết giữa các nguồn thơng tin về thị trường lao động từ các tổ chức, cá nhân có chức
năng và nhiệm vụ sản xuất, lưu trữ, phổ biến và sử dụng thông tin thị trường lao động (người
lao động, đơn vị sử dụng lao động, tổ chức giới thiệu việc làm, cơ sở đào tạo, cơ quan hoạch
định chính sách,…)
Thơng tin cơ bản về thị trường lao động thường bao gồm: thông tin về cung – cầu lao
động, tiền công/tiền lương, về đào tạo dạy nghề, thất nghiệp, thiếu việc làm, chỗ làm việc
mới, chỗ làm việc trống v.v…


Hệ thống thông tin thị trường lao động hiệu quả với thông tin đầy đủ, cập nhật
thường xuyên, độ tin cậy cao sẽ đáp ứng tốt cho việc quản lí vĩ mơ và điều chỉnh các hoạt
động của thị trường, thúc đẩy thị trường lao động phát triển. Hệ thống thông tin thị trường
lao động hiệu quả là phải phù hợp, dễ hiểu, dễ tiếp cận phù hợp với mọi đối tượng đáp ứng
nhu cầu của người sử dụng thơng tin; có khả năng nhìn thấy được và giúp ứng phó nhanh với
-1-


những thay đổi của thị trường lao động (ví dụ khủng hoảng tài chính dẫn đến nguy cơ mất
việc làm); sử dụng nhiều kênh để phổ biến thông tin một cách kịp thời chân thật nhất.
Các nhà hoạch định chính sách thường sử dụng thông tin thị trường lao động và
những dự báo xu hướng thị trường để đưa ra các chính sách mới và sửa đổi các chính sách
hiện hành như xây dựng các chương trình khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, thực hiện
những cải cách trong dạy nghề, các chính sách tạo việc làm để đáp ứng sự thay đổi của thị
trường lao động.
Phát triển thị trường lao động với nội dung cơ bản là giải quyết mối quan hệ giữa
cung và cầu lao động, giá cả sức lao động. Mục tiêu chính sách của việc phát triển thị trường
lao động là đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, tăng tỷ lệ người lao động có việc
làm ổn định, chắp nối việc làm hiệu quả, đảm bảo thực hiện bảo hiểm thất nghiệp có hiệu
quả, sử dụng hiệu quả các quỹ hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm, tự tạo việc làm.
Trong những năm gần đây, Bộ LĐ-TBXH đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách phát
triển thị trường lao động. Năm 2008, Bộ đã thành lập Trung tâm quốc gia dự báo và thông
tin thị trường lao động để nghiên cứu xây dựng mơ hình dự báo cung cầu lao động và xây
dựng hệ thống thông tin thị trường lao động cấp quốc gia nhằm khắc phục những bất cập,
mất cân đối trong cung – cầu lao động. Trước mắt, Bộ đang triển khai các hoạt động đầu tư
nâng cao năng lực và hiện đại hóa hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm; hỗ trợ các địa
phương tổ chức giao dịch việc làm, đặc biệt là vận hành sàn giao dịch việc làm; hoạt động tổ
chức điều tra thị trường cầu lao động, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động tiến tới
triển khai trên phạm vi cả nước vào năm 2010.
Ở cấp tỉnh, trước những đòi hỏi bức thiết từ thực tế quản lý thị trường lao động,

Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị
trường lao động vào tháng 7/2009 và đang có những bước triển khai xây dựng giải pháp phát
triển hệ thống dự báo và thông tin thị trường lao động. Một số tỉnh khác có thị trường lao
động phát triển như Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh phía Bắc đang nghiên cứu xây
dựng mơ hình trên để giải quyết các vấn đề dự báo và thông tin thị trường lao động cấp địa
phương.
Ở Tiền Giang, thị trường lao động, hệ thống thơng tin thị trường đang dần hình thành
và phát triển. Do vậy, chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, cơ sở đào tạo,
người lao động, người học nghề trong quá trình tuyển dụng, đào tạo bởi các bên chưa có đầy
đủ thơng tin lẫn nhau về nhu cầu việc làm, học nghề, tuyển dụng, năng lực đào tạo. Thực tế
này địi hỏi phải có giải pháp xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động để đáp ứng
nhu cầu thông tin của các bên sử dụng, đồng thời giúp thị trường lao động phát triển. Mặt
khác, quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và cơng nghiệp hóa nói riêng ngày càng
tạo sức cầu lớn và đa dạng về nguồn nhân lực. Để đảm bảo nguồn nhân lực cho tăng trưởng
trong dài hạn địi hỏi phải có dự báo dài hạn về nguồn cung, cầu nhân lực từ đó có những
-2-


giải pháp phát triển nguồn nhân lực và những điều chỉnh nhất định chiến lược phát triển kinh
tế, gắn kết giữa cung cầu nhân lực.
Năm 2008, Ủy ban Nhân nhân tỉnh đã bổ sung nhiệm vụ và biên chế cho Trung tâm
Giới thiệu việc làm Tiền Giang thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thông tin
và dự báo thị trường lao động. Tuy nhiên, để đơn vị này hoạt động có hiệu quả cần thiết có
những nghiên cứu cơ bản về mơ hình hoạt động, cơ cấu tổ chức và cách thức vận hành hệ
thống thông tin thị trường lao động của một đơn vị có chức năng thông tin và dự báo thị
trường lao động trên địa bàn tỉnh. Đề tài “ Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệ
thống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020” hy vọng sẽ
đóng góp tích cực vào việc nghiên cứu này.
2. Mục tiêu của đề tài
- Dự báo nguồn cung và nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền giang giai

đoạn 2010-2020 làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, chính sách, giải pháp phát triển
nhân lực của tỉnh. (dự báo dài hạn)
- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh và khu
vực nhằm cung cấp thông tin thị trường lao động chính xác, kịp thời, có chất lượng cho
người có nhu cầu sử dụng (cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người lao động, cơ sở đào tạo,
học sinh,…).
- Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực qua đào tạo đảm bảo
sự gắn kết giữa cung và cầu nhân lực.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp sau: khảo sát, phân tích tổng hợp, thống kê mơ tả, lấy
ý kiến chun gia và áp dụng một số mơ hình dự báo dân số, cung - cầu lao động,…

-3-


PHẦN I
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
TỈNH TIỀN GIANG
1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Tiền Giang
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL và đồng thời thuộc vùng KTTĐPN. Phía
Bắc và Đơng Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam
giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đơng giáp biển Đông, nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền,
với chiều dài 120 km. Diện tích tự nhiên 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích ĐBSCL
và 8,1% diện tích vùng KTTĐPN. Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 8
huyện (trong đó 1 huyện mới tách ra vào tháng 6/2008), thành phố Mỹ Tho và thị xã Gị
Cơng. Dân số trung bình năm 2008 1.749.992 người, mật độ dân số 704 người/km2.
Nằm trong vùng KTTĐPN, với hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang có cơ
hội lớn trong việc tiếp cận thị trường, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, kinh

nghiệm quản trị và thông tin, đồng thời thừa hưởng lợi thế của người đi sau với vai trò là một
vệ tinh của TPHCM.
Tiền Giang có mạng lưới giao thơng đường bộ quan trọng với 4 tuyến quốc lộ chính
(1A, 30, 50, 60), đường cao tốc TP HCM – Trung Lương và hai cầu huyết mạch Mỹ Thuận,
Rạch Miễu, là tỉnh nối liền hai miền Đông - Tây Nam bộ; cùng với hệ thống các sông, bờ
biển, cảng biển tạo thuận lợi cho phát triển giao thông thủy bộ, vận tải biển, giao lưu trao đổi
hàng hoá với tỉnh trong vùng, cả nước và khu vực Đơng Nam Á.
Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính chiếm khoảng
53% diện tích tồn tỉnh, thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp tồn diện, cơ cấu cây trồng vật
ni phong phú, đa dạng và có điều kiện sinh trưởng nhanh. Tuy nhiên, với tổng diện tích
đất nơng nghiệp 182.720 ha, bình quân đầu người 1.076 m 2, bình quân trên 1 lao động nơng
nghiệp 2.925 m2 và có xu hướng giảm dần bởi áp lực gia tăng dân số, đặt ra yêu cầu cấp thiết
đối với Tiền Giang phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
Về tài nguyên, Tiền Giang có hơn 6 triệu m 3 mỏ đất sét, trên 1 triệu m3 than bùn và
hơn 93 triệu m3 mỏ cát sông. Tài nguyên thủy sản khá đa dạng gồm thủy sản nước ngọt, thủy
sản nước lợ và hải sản; tài nguyên rừng gồm rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm tái sinh
vùng Đồng Tháp Mười. Nhìn chung, nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối nghèo nàn.
Tiền Giang có tiềm năng khá về du lịch, với các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như di
tích văn hóa Ĩc Eo, Gị Thành, di tích lịch sử Rạch Gầm- Xoài Mút, Ấp Bắc, lũy Pháo Đài,
-4-


nhiều lăng mộ, đền chùa… và các điểm du lịch sinh thái ở Cù lao trên sông Tiền, vùng Đồng
Tháp Mười và biển Gị Cơng.
1.2 Kinh tế - xã hội
Kinh tế Tiền Giang thời gian qua tăng trưởng tương đối khá. Tổng sản phẩm nội địa
(GDP) trên địa bàn tỉnh năm 2008 là 24.895 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình qn giai đoạn
1996-2005 là 8,54% (tính theo giá so sánh 1994), cao hơn bình quân cả nước (7,23%), xấp xỉ
mức tăng bình quân của các tỉnh thuộc vùng KTTĐPN. Giai đoạn 2006-2008 tăng trưởng
11,77 %. Trong đó, khu vực cơng nghiệp xây dựng, giai đoạn 2001-2005 tăng bình qn

16,7%; 2006-2008 tăng đến 22,12%. GDP bình quân đầu người 478 USD, bằng 96% so vùng
ĐBSCL và bằng 74,7% so cả nước. Quy mô và nhịp độ tăng GDP cho ở bảng 1.1 và bảng
1.2.
Bảng 1.1 Quy mô GDP các ngành giai đoạn 1996-2008
Đơn vị: tỷ đồng, giá hiện hành

Tổng GDP
Nông lâm nghiệp
Công nghiệp - XD
Dịch vụ

1995
4.234
2.718
542
973

Thực hiện
2000
2005
6.916
12.872
3.909
6.186
1.055
2.884
1.952
3.802

2008

24.895
12.330
5.640
6.925

Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2007, Cục Thống kê Tiền Giang.

Bảng 1.2 Nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1996-2008
Đơn vị: %, giá so sánh 1994

Chỉ tiêu
1. GDP Tiền Giang
- Nông lâm nghiệp
- Cơng nghiệp-Xây dựng
- Dịch vụ
2. GDP tồn quốc

Nhịp độ tăng trưởng
1996-2000
8,08
4,60
10,21
14,58
6,95

2001-2005
9,00
5,08
16,70
11,35

7,51

2006-2008
11,77
5,66
22,12
13,16
na

1996-2005
8,54
4,84
13,41
12,95
7,23

Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2008, Cục Thống kê Tiền Giang; Niên giám thống kê 2000, 2006, Tổng
cục Thống kê.

-5-


Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng
khá nhanh. Từ năm 2002, KCN Mỹ Tho và sau đó KCN Tân Hương cũng chính thức đi vào
hoạt động, cơng nghiệp Tiền Giang có bước phát triển khá mạnh. Một số KCN khác như
Long Giang, Gia Thuận, Tàu Thủy Soài Rạp, KCN Dịch vụ dầu khí, đã đồng loạt triển khai
từ năm 2008, và các KCN giai đoạn sau năm 2010 sẽ tạo bước đột phá mới cho công nghiệp
Tiền Giang trong những năm sắp tới, đồng thời đặt ra yêu cầu lớn đối với nguồn nhân lực,
đặc biệt là nguồn nhân lực được đào tạo nghề. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khu vực nơng
nghiệp vẫn cịn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế với 44,79%, so với cả nước là 20,37%

(2006). Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1995-2007 được làm rõ ở bảng 1.3.
Bảng 1.3 Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1995-2008
Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu
Tổng GDP
Nơng lâm nghiệp
Cơng nghiệp – XD
Dịch vụ

Hiện trạng
2000
2005
100,0
100,0
56,52
48,06
15,25
22,41
28,22
29,54

1995
100,0
64,19
12,80
22,98

2008
100,0

49,53
22,66
27,82

Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2007, Cục Thống kê Tiền Giang.

Tiền Giang chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần đã khơi dậy và phát huy
các nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên đối với
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn khá khiêm tốn, tổng vốn đăng ký 493 triệu USD,
trong đó vốn thực hiện đến năm 2008 164,9 triệu USD. GDP từ khu vực này chỉ chiếm 4,2%
tổng GDP toàn tỉnh. Hạn chế này làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận, chuyển giao công
nghệ mới, nhân tố thúc đẩy phát triển chất lượng nguồn nhân lực.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3.503 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký: 10.680 tỷ đồng,
trong đó có 711 doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp, chiếm 20,29% tổng số doanh nghiệp
trong tỉnh. Trong tổng số doanh nghiệp có 2.708 doanh nghiệp tư nhân, 599 công ty TNHH,
100 Công ty TNHH 1 thành viên, 96 cơng ty cổ phần. Có 93 Hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân
dân với tổng vốn hoạt động hơn 797 tỷ đồng. Gồm 16 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, 38
hợp tác xã nông nghiệp, 10 hợp tác xã thương mại dịch vụ, 10 hợp tác xã vận tải, cịn lại là
hợp tác xã thủy sản và quỹ tín dụng nhân dân. Các hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân với
hơn 40.000 xã viên và tạo thêm việc làm cho hơn 25.000 lao động.
Bảng 1.4 Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: %

Thành phần kinh tế
1. Kinh tế Nhà nước

1995
11,0

-6-


2000
15,7

2005
14,5

2008
12,3


2. Kinh tế tập thể
3. Kinh tế tư nhân
4. Kinh tế cá thể
5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

0,5
5,2
78,7
4,6

1,7
9,0
71,6
2,0

1,1
13,3
68,6
2,5


1,3
14,8
67,3
4,2

Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2007, Cục Thống kê Tiền Giang .

Tổng thu ngân sách năm 2008 là 3.255 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn 1.959 tỷ
đồng. Vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2008 là 38.196,83 tỷ đồng, chiếm 35% trên
GDP, trong đó năm 2008 là 8.474 tỷ đồng, chiếm 34,04%.
Về giáo dục, Tiền Giang đã đạt được những thành tựu nhất định. Cuối năm 2004, tỉnh
đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đến tháng 12/2005, toàn tỉnh đạt chuẩn
phổ cập giáo dục THCS. Cuối năm 2006, số học sinh phổ thơng đạt 1.659 em/ 1 vạn dân,
thấp hơn bình quân vùng ĐBSCL (1.688), vùng KTTĐPN (1.715), cả nước (1.932). Điều
này có thể lý giải do lượng trẻ em trong độ tuổi tiểu học giảm mạnh, do Tiền Giang sớm đạt
được những thành tựu trong chương trình kế hoạch hóa gia đình so với nhiều tỉnh. Tuy
nhiên, số học sinh THPT chỉ đạt 266 em trên 1 vạn dân, xấp xỉ vùng ĐBSCL (261) và thấp
hơn nhiều so với vùng KTTĐPN (300), cả nước (365). Là tỉnh đứng áp chót trong các tỉnh
vùng KTTĐPN, và thấp hơn các tỉnh có đường ranh giới chung Tiền Giang như Vĩnh Long
(361), Bến Tre (315) và Long An (297), phải chăng Tiền Giang chưa tập trung cao cho giáo
dục THPT (Phụ lục 11).
Tiền Giang có hệ thống các cơ sở y tế khá phát triển, ngoài hệ thống các bệnh viện
trung tâm tỉnh, khu vực, các huyện, trạm y tế các xã (100% xã đều có trạm y tế), tỉnh cịn có
các bệnh viện chuyên khoa như tâm thần, lao, mắt, phụ sản, y học cổ truyền. Các chương
trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, cơng tác dân số, gia đình và trẻ em đạt kết quả khá tốt, tỷ
lệ sinh giảm nhanh hơn so với bình quân các tỉnh trong vùng. Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở
vật chất cho cơng tác chăm sóc sức khỏe chưa đạt yêu cầu, chất lượng phục vụ chưa cao, số
lượng giường bệnh/ 1 vạn dân chỉ đạt 17,6 giường, cao hơn trung bình vùng ĐBSCL (16,9),
nhưng thấp vùng KTTĐPN (22,4) và cả nước (21). Số bác sĩ / 1 vạn dân 4,0 bác sĩ, thấp hơn

vùng ĐBSCL (4,2), vùng KTTĐPN (5,2) và cả nước (5,0) (Phụ lục 13).
Thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 2008 của dân cư Tiền Giang 1.074.000
đồng, trong đó thu nhập từ nông, lâm, ngư nghiệp chiếm đến 36% (cả nước năm 2004:
27,54%) cho thấy người dân Tiền Giang dựa vào nguồn lợi nơng nghiệp là chủ yếu. Tổng chi
tiêu bình qn đầu người /tháng năm 2008 là 765.000 đồng, trong đó chi cho ăn, uống, hút
chiếm 46,3%, tỷ trọng chi ngoài ăn uống có tăng lên nhưng rất chậm. Tỷ lệ hộ nghèo năm
2008 là 9,3%. Tình trạng nhà ở trong cư dân được cải thiện, nhưng năm 2005 còn đến 33,1%
nhà tạm với điều kiện sống, vệ sinh không được đảm bảo. Năm 2008, tỷ lệ hộ dân sử dụng
điện là 99,8%, tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 79,4%, tỷ lệ sử dụng hố xí hợp vệ
sinh là 38,1%, một bộ phận dân cư ở vùng nơng thơn, xa trung tâm khơng có điều kiện tiếp
-7-


cận các phúc lợi xã hội. Điều kiện thu nhập và điều kiện sống như vậy sẽ là trở ngại đáng kể
cho Tiền Giang trong quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống, tình trạng sức khỏe, một yếu
tố phản ánh chất lượng nguồn nhân lực.
An ninh trật tự an tồn xã hội, mơi trường, vệ sinh đơ thị được đánh giá khá tốt so với
các tỉnh trong khu vực. Đây là nhân tố tích cực tạo mơi trường thuận lợi để phát triển du lịch,
nghỉ dưỡng, thu hút cư dân từ bên ngoài, đặc biệt cư dân từ các thành phố cơng nghiệp và
thu hút nguồn nhân lực trình độ cao.
2. Thực trạng phát triển thị trường lao động tỉnh Tiền Giang
2.1 Thực trạng phát triển dân số - yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung nhân lực của thị
trường lao động
2.1.1 Quy mô và tốc độ tăng dân số
Tiền Giang là một tỉnh đơng dân, có quy mơ lớn thứ 2 trong các tỉnh vùng ĐBSCL,
sau An Giang. Năm 2008, dân số trung bình 1.749.992 người, chiếm khoảng 9,72% dân số
vùng ĐBSCL, 9,75% dân số vùng KTTĐPN và 1,95% dân số cả nước. Mật độ dân số 704
người/km2, cao gấp 1,61 lần trung bình vùng ĐBSCL và 2,72 lần so với trung bình cả nước.
Tiền Giang có mật độ dân số đứng thứ hai trong vùng, sau Vĩnh Long. Trong 10 năm (19962005) dân số tăng 118.144 người, tốc độ tăng bình quân 7,23% o/năm (cả nước 14,5%o). Giai
đoạn 2006-2008 tăng 51.141 người, tốc độ tăng 9,94%o/năm .

Mức sinh dân số Tiền Giang giảm khá nhanh, trong 13 năm (1995-2008) tỷ lệ sinh
giảm từ 25,25%o xuống còn 16,5%o, bình qn mỗi năm giảm 0,67% o, trong đó giai đoạn
2005-2008 giảm 0,18%o. Mức giảm sinh chậm hơn trong những năm gần đây, cho thấy việc
thực hiện giảm sinh ngày càng khó khăn hơn khi gần đạt mức sinh thay thế. Với tỷ lệ chết
biến động khơng lớn - bình quân 5% o/năm, nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm cùng mức độ
với tỷ lệ sinh, từ 18,82%o năm 1995 xuống 11,29%o năm 2008 (Phụ lục 1).
2.1.2 Đặc điểm và cơ cấu dân số
- Cơ cấu dân số theo đơn vị hành chánh
Nguồn:
Niên giám
Thống kê
2008, Cục
Thống kê
Tiền Giang

-8-


Biểu đồ 1.1 cho thấy, qui mô dân số theo đơn vị hành chánh khá đều, ngoại trừ huyện
Tân phú Đơng và huyện Tân Phước có qui mơ khoảng 3% dân số toàn tỉnh. Riêng huyện Tân
Phước thuộc vùng Đồng Tháp Mười bị nhiểm phèn nặng và thường xuyên ngập lũ nên dù
tỉnh đã tập trung cải tạo nhằm phân bổ lại dân cư nhưng qui mô và mật độ dân cư còn thấp
168 người/km2 (Biểu đồ 1.2).

TP Mỹ Tho là trung tâm hành chính, kinh tế của tỉnh nên mật độ dân số rất cao 3.737
người/ km2, các huyện cịn lại khơng chênh lệch lớn về mật độ dân số. Điều đáng quan tâm là
hầu hết các huyện có mật độ dân số cao, bình qn đất nơng nghiệp trên đầu người rất thấp,
trong khi kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên đặt ra nhiều vấn đề đối với tỉnh về đầu
tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng năng suất lao động và thu nhập.
- Cơ cấu dân số thành thị - nông thôn

Trong giai đoạn 1996-2008, dân số thành thị tăng bình qn 1,92%/năm, nơng thơn
tăng 0,61%/năm, tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị - nông thôn từ 12,8%87,2% (1995) lên 14,9% - 85,1% (2008). Tuy nhiên, tỷ lệ này thay đổi không nhiều, (thấp
hơn nhiều so với cả nước, vùng KTTĐPN và cả vùng ĐBSCL) cho thấy tốc độ đơ thị hố
cũng như mức độ phát triển chậm của kinh tế Tiền Giang, đặc biệt là phát triển sản xuất công
nghiệp, dịch vụ.

Bảng 1.5 Tỷ lệ dân số thành thị giai đoạn 1995-2008
Đơn vị tính: %

1.Tiền Giang

1995
13,08

2000
13,43

2005
15,02

-9-

2006
14,94

2008
14,85


2. Cả nước

3. Vùng ĐBSCL
4. Vùng KTTĐPN

20,75
15,69
41,03

24,18
17,60
46,72

26,88
20,90
48,33

27,12
20,66
48,79

na
na
na

Nguồn : Niên giám thống kê 2000, 2006, Tổng cục Thống kê.
Niên giám thống kê 2000, 2006, 2008, Cục Thống kê Tiền Giang.

-

Cơ cấu dân số theo độ tuổi
Bảng 1.6 Cơ cấu dân số Tiền Giang theo nhóm tuổi

Chỉ tiêu

Ngày 1/4/1999
Tổng số

Tổng dân số

Ngày 1/4/2006

Cơ cấu

Tổng số

Cơ cấu

1.606.792

100,00

1.713.314

100,00

0-14 tuổi

480.913

29,93

434.256


25,35

15-59 tuổi

997.336

62,07

1.117.349

65,22

>= 60 tuổi

128.543

8,00

161.709

9,44

Nguồn: Tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, Điều tra biến động dân số ngày 1/4/2006, Tổng cục Thống kê.

Bảng 1.6 cho thấy, có sự giảm tuyệt đối và tương đối ở nhóm 0-14 tuổi . Đây là nhóm
tuổi đi nhà trẻ, học mẫu giáo, tiểu học và THCS. Sự giảm dân số ở nhóm tuổi này tạo điều
kiện thuận lợi để Tiền Giang nâng chất các hoạt động giáo dục dưới tuổi phổ thơng trung
học, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, và nhờ vậy nâng cao chất lượng nguồn cung nhân
lực.

Nhóm 15-59 tuổi tăng 120.013 người, bình qn mỗi năm tăng hơn 17.100 người.
Đây là nguồn nhân lực dồi dào bổ sung vào lực lượng lao động, là động lực phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh, nhưng đồng thời cũng là sự thách thức đối với tỉnh trong việc giải quyết nhu
cầu việc làm và các vấn đề xã hội khác.
Mặc dù tỷ trọng nhóm dân số dưới 15 tuổi có xu hướng giảm dần và tăng dần các nhóm tuổi
cịn lại. Tuy nhiên, nhìn chung dân số Tiền Giang được xem là dân số trẻ.
2.1.3 Xu hướng di chuyển dân cư dưới tác động của thị trường lao động
Là tỉnh đông dân, nên từ những năm 1990, số dân xuất cư ra ngồi tỉnh tìm việc khá
lớn, trong giai đoạn 1996-2000, chênh lệch giữa xuất cư và nhập cư trên 18.000 người/năm.
Tuy nhiên xu hướng này ngày càng giảm, đến giai đoạn 2001-2008 bình qn chỉ cịn
khoảng 4.000 người/năm. Từ sau năm 2002, nhờ sự ra đời của nhiều doanh nghiệp thuộc các
ngành thâm dụng lao động trên địa bàn Tiền Giang, làm giảm bớt sự di chuyển lao động phổ
thơng ra ngồi tỉnh. Trong thời gian này dân nhập cư vào Tiền Giang có xu hướng gia tăng.
Tuy nhiên, kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009 (kết quả tổng hợp sơ bộ: 1.670.216 người)
- 10 -


cho thấy chênh lệch giữa xuất cư và nhập cư bình quân giai đoạn 2001-2008 trên 14.000
người mỗi năm.
Quan sát trong 12 tháng trước ngày 1/4/2006, tổng số dân xuất cư ra ngồi tỉnh là
15.329 người, trong đó nơi đến tập trung vào các địa phương có cơng nghiệp, dịch vụ phát
triển để tìm cơ hội việc làm, học tập như TP HCM (11.139 người), Bình Dương (845), Long
An (670), Đồng Nai (421). Người xuất cư tập trung vào nhóm tuổi 15-29, chiếm đến 68,25%
tổng số người xuất cư. Tổng số dân nhập cư cùng thời gian trên là 10.735 người, trong đó
TPHCM (2.865), Bến Tre (2.619), Long An (1.126), Đồng Tháp (791), Vĩnh Long (705) [].
Quan sát cho thấy, dân nhập cư vào Tiền Giang chủ yếu là lao động phổ thơng, số doanh
nhân, lao động có kỹ năng thì khơng nhiều. Thống kê 6 doanh nghiệp thuộc các ngành thâm
dụng lao động (may, chế biến thủy sản) ở KCN Mỹ Tho có 1.216 lao động là người ngồi
tỉnh, chiếm 18,67% tổng số lao động hiện có của doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp
thuộc các ngành khác người lao động ngồi tỉnh chiếm tỷ lệ khơng đáng kể (Tổng hợp từ kết

quả khảo sát 54 doanh nghiệp). Điều này đặt ra vấn đề đã đến lúc cần xác định quy mô hợp
lý các ngành thâm dụng lao động tại Tiền Giang. Sự phát triển quá nóng các ngành này có
nguy cơ làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số và chất lượng nguồn nhân lực.
2.2 Thực trạng các yếu tố cung - cầu nhân lực trong thị trường lao động tỉnh Tiền
Giang
2.2.1 Thực trạng nguồn cung nhân lực
2.2.1.1 Quy mô, cơ cấu nguồn cung nhân lực
Với quy mô lớn và trẻ, dân số Tiền Giang tạo sức cung lớn về lực lượng lao động.
Giai đoạn 1996-2007, bình quân lực lượng lao động (dân số 15 tuổi trở lên hoạt động kinh
tế) tăng 1,55%, đến năm 2007 đạt 983.251 người, tăng thêm 153.441 người so năm 1996.
Trong thời gian trên, tốc độ tăng dân số bình quân chỉ là 0,81%, còn tốc độ tăng dân số trong
tuổi lao động bình quân là 1,43 %. Sự khác nhau này làm thay đổi cơ cấu dân số. Tỷ trọng
lao động trong tuổi tăng từ 61,73 % lên 66,03 % và tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên tăng từ
72,89% lên 77,95%. Sự gia tăng số người trong tuổi lao động cũng như dân số từ 15 tuổi trở
lên là ngun nhân chính làm tăng quy mơ lực lượng lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động (dân số >= 15 tuổi hoạt động kinh tế so dân số >= 15 tuổi) gần như ổn định,
xấp xỉ 72% (Bảng 1.7). Mức tăng này tạo áp lực khá lớn đối với nền kinh tế của tỉnh, sự quá
tải đối với nguồn cung việc làm đã dẫn đến một bộ phận dân cư ra ngoài tỉnh làm việc, tuy
nhiên, xu hướng này đã giảm đáng kể sau năm 2002.
Bảng 1.7 Quy mô lực lượng lao động Tiền Giang giai đoạn 1996-2007

- 11 -


Dân số
15 + tuổi
so tổng
dân số
(%)


Lực
lượng lao
động
(Dân số
15 + tuổi
HĐKT)

Dân số
15 + tuổi
HĐKT
so Dân
số 15 +
tuổi (%)

Dân số
trong
Dân số
tuổi LĐ
trong tuổi
so tổng
lao động
dân số
(%)

72,89

829.810

71,72


979.736

61,73

75,40

876.748

71,85

1.030.994

63,70

75,39

935.963

73,07

1.102.554

64,90

77,95

983.251

72,75


1.144.881

66,03

Dân số
trung
bình

Dân số
15 + tuổi

1.587.18
1
1.618.41
2
1.698.85
1
1.733.88
0

1.156.96
4
1.220.31
9
1.280.83
4
1.351.55
3

1996-2000


0,49

1,34

1,39

1,28

2001-2005

0,97

0,97

1,32

1,35

2006-2007

1,03

2,72

2,50

1,90

1996-2007


0,81

1,42

1,55

1,43

Năm

1996
2000
2005
2007
Tốc độ tăng
BQ/năm

Nguồn: Số liệu thống kê Lao động - Việc làm từ năm 1996 đến 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Lực lượng lao động có xu hướng tăng dần ở các nhóm sau tuổi 35. Sau 10 năm, nhóm
tuổi 15-34 giảm từ 58,25 % cịn 45,25 %, nhóm tuổi 35-54 tăng từ 35,70 % lên 45,72%. Xu
hướng già hóa lực lượng lao động vừa nêu cần phải được tính đến trong việc xác định cơ cấu
kinh tế ngành, quy mô các ngành cần sử dụng lao động trẻ tuổi như các ngành may, chế biến
lương thực-thực phẩm và các ngành thâm dụng lao động khác trong định hướng phát triển
công nghiệp của tỉnh (phụ lục 4).
Mặt khác, sự thay đổi cơ cấu tuổi lực lượng lao động cũng như cơ cấu dân số độ tuổi
lao động là nguyên nhân làm cho tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (Dân số 15 + tuổi HĐKT
so Dân số 15 + tuổi) của Tiền Giang khá cao, dao động trên dưới 73%. Trong đó, sự gia tăng
tuyệt đối và tương đối của nhóm tuổi 25-44, nhóm có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trên

90%, là nguyên nhân chính của tình trạng trên. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cịn phụ
thuộc vào xu hướng của các nhóm dân số không hoạt động kinh tế. Ở Tiền Giang, giai đoạn
1996-2007, so với dân số từ 15 tuổi trở lên, tỷ lệ người đi học tăng từ 4,98% lên 6,65%,
người già yếu tăng từ 10% lên 12,24%. Trong khi đó người nội trợ giảm từ 7,43% còn 5,1%
và người ốm đau - tàn tật giảm từ 4,27% còn 1,9% (phụ lục 3). Hai xu hướng thay đổi này
gần như bù trừ nhau nên tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 10 năm qua gần như không đổi.
Trong cùng thời gian trên tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cả nước giảm khá nhanh từ
75,8% còn 71,1%, do tỷ lệ người đi học tăng nhanh từ 7,18% lên 12,2%.
2.2.1.2 Chất lượng nguồn cung nhân lực
- 12 -


Trong phạm vi đề tài này, chất lượng nguồn cung nhân lực được xem xét qua các chỉ
số về trình độ học vấn và trình độ chun mơn kỹ thuật. Trình độ học vấn của lực lượng lao
động Tiền Giang được thể hiện ở bảng 1.8
Bảng 1.8 Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ học vấn năm 2007
Đơn vị tính : %

Tổng
số

Tỉnh/ Vùng

1. Tiền Giang
2. Tồn quốc
3. Vùng ĐBSCL
4. Vùng KTTĐPN

100
100

100
100

Chia theo trình độ học vấn
Chưa
Tốt
tốt
Tốt
nghiệp
nghiệp
nghiệp
tiểu
tiểu
THCS
học
học


chữ

1,89
3,58
4,49
1,86

20,40
11,90
22,27
12,93


43,63
28,89
41,08
32,69

Tốt
nghiệp
THPT

19,00
31,11
18,38
23,10

15,08
24,53
13,78
29,42

Nguồn: Số liệu Thống kê Lao động- việc làm năm 2007, Bộ Lao động Thương binh và XH.

Bảng trên cho thấy mặt bằng trình độ học vấn của lực lượng lao động Tiền Giang khá
thấp, có tới hơn 22% chưa tốt nghiệp tiểu học, gần 44% tốt nghiệp tiểu học và chỉ có hơn
34% tốt nghiệp THCS trở lên. Trong khi đó tỷ lệ tốt nghiệp THCS trở lên của cả nước và
vùng KTTĐPN là trên 52%. Đây là điểm yếu lớn nhất của nguồn nhân lực Tiền Giang.
Những hạn chế này gây khó khăn trong chương trình đào tạo nghề cho lực lượng lao động,
bởi lẽ mặt bằng học vấn tối thiểu cho đào tạo CNKT lành nghề phải từ THCS trở lên.
Mặt bằng học vấn vừa nêu cho phép nhận định khơng mấy lạc quan về trình độ
chun mơn kỹ thuật sẽ được làm rõ trong bảng 1.9.
Bảng 1.9 Cơ cấu LLLĐ theo trình độ chun mơn kỹ thuật năm 2007

Đơn vị tính : %

Chia theo trình độ CMKT

Tỉnh/vùng

Tổng
số


CNKT chứng
Chưa
khơng
chỉ
qua

nghề
đào tạo
bằng
ngắn
hạn


bằng
nghề
dài
hạn

Trung
học

chu
n
nghiệp

Cao
đẳng

Đại
học
trở lên

1. Tiền Giang

100

76,15

15,27

1,61

0,44

3,56

1,47

1,49

2. Toàn Quốc


100

65,25

18,31

2,66

2,14

5,28

1,93

4,43

3. Vùng ĐBSCL

100

66,82

23,71

2,09

0,70

3,12


1,36

2,21

- 13 -


4. Vùng KTTĐPN

100

52,26

27,26

3,64

3,05

5,04

2,03

6,72

Nguồn : Số liệu Thống kê Lao động- việc làm 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Năm 2007, lao động qua đào tạo Tiền Giang chiếm 23,85% lực lượng lao động, cứ 4
người tham gia hoạt động kinh tế thì có chưa đến 1 người được đào tạo. Trong khi đó, tỷ lệ

lao động qua đào tạo của cả nước, vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN lần lượt là 34,75%;
33,18% và 47,74%. Năm 1996, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Tiền Giang là 9,28%, cao hơn
bình quân vùng ĐBSCL (7,53%) và thấp hơn cả nước (12,31%), đến năm 2007 Tiền Giang
tụt xa so cả nước và cả vùng ĐBSCL (Bảng 1.10). Lực lượng lao động khá dồi dào, nhưng
trong đó có hơn 76% chưa qua đào tạo, Tiền Giang sẽ gặp nhiều khó khăn trong tiến trình
CNH cũng như quá trình hội nhập vùng KTTĐPN.
Bảng 1.10 Tỷ lệ lao động qua đào tạo giai đoạn 1996-2007
Đơn vị tính: %

1996

2000

2002

2003

2007

1. Tiền Giang

9,28

10,41

14,39

19,67

23,85


2. Tồn quốc

12,31

15,51

19,70

20,99

34,75

3. Vùng ĐBSCL

7,53

10,03

12,48

13,20

33,18

na

na

na


na

47,74

4. Vùng KTTĐPN

Nguồn: Số liệu thống kê Lao động – Việc làm năm 1996, 2000, 2003, 2007, Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội.

Trong tổng số lao động qua đào tạo, lao động có kỹ năng nghề bậc thấp chiếm hơn
70%, lao động được đào tạo có “quy củ”, bao gồm CNKT có bằng, THCN, cao đẳng, đại học
trở lên chiếm hơn 30%. Cơ cấu các nhóm trình độ chun mơn kỹ thuật có sự mất cân đối
lớn, tỷ lệ giữa cao đẳng - đại học, THCN, CNKT là 1 / 1,20 / 5,85. Theo Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội tỷ lệ hợp lý là 1 / 4 / 10-15. Tính riêng nhân lực ngành cơng nghiệp,
tỷ lệ giữa cao đẳng - đại học, THCN, CNKT lành nghề và CNKT bán lành nghề là 1 / 1,62 /
0,80 / 76,58. Theo Viện Chiến lược phát triển, chính sách cơng nghiệp - Bộ Công thương
(2001), ở giai đoạn phát triển cơng nghiệp từ thủ cơng lên cơ khí như Việt Nam hiện nay thì
tỷ lệ nhân lực cơng nghiệp hợp lý phải là 1 / 4 / 20 / 60 (Bảng 1.11). Như vậy, mặc dù thiếu
nhân lực qua đào tạo nhưng lại thừa tương đối ở cấp đại học-cao đẳng và thiếu trầm trọng
CNKT lành nghề. Xem xét tỷ lệ thất nghiệp của lao động có chun mơn kỹ thuật vùng
ĐBSCL, cho thấy có sự thừa tương đối ở nhóm có trình độ cao, tỷ lệ thất nghiệp CNKT lành
nghề và bán lành nghề là 1,45%, THCN là 1,66%, cao đẳng là 1,97% và đại học là 2,64% [].
Tỷ lệ thất nghiệp của những người tốt nghiệp đại học cao gần gấp 2 lần so với người được
đào tạo CNKT. Tiền Giang nằm trong vùng ĐBSCL, có lẽ cũng không phải là một ngoại lệ.

- 14 -


Thực trạng nói trên là bằng chứng của chính sách đào tạo nguồn nhân lực không hợp

lý cũng như tâm lý “ thích làm thầy hơn làm thợ ” của nhiều học sinh và phụ huynh học sinh.
Hệ quả là nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo vốn đã hạn hẹp lại bị lãng phí do một bộ
phận nhân lực được đào tạo nhưng chưa được sử dụng. Chính sách đào tạo khơng hợp lý thể
hiện ở chỗ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra mục tiêu đến năm 2010 học sinh trong độ tuổi
phổ cập bậc trung học vào học THPT chiếm 50%, THCN 15% và dạy nghề 15% (công văn
số 3420/THPT ngày 23/4/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện phổ cập bậc
trung học). Theo thống kê thực tế có khoảng 68% học sinh theo đuổi hết chương trình và tốt
nghiệp THPT và 50% học sinh tốt nghiệp THPT vào học hệ đại học hoặc cao đẳng. Như vậy,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hướng đến mục tiêu cứ 10 học sinh THCS có ít nhất hơn 2 học
sinh vào đại học hoặc cao đẳng (chưa kể số học sinh trung cấp liên thông lên cao đẳng - đại
học) và chưa đến 8 học sinh học TCCN hoặc học nghề. Tỷ lệ này còn rất xa với tỷ lệ hợp lý
(1 / 4 / 10-15). Trong thực tế bất hợp lý này càng rõ ràng hơn. Báo cáo năm học 2007-2008
của Sở Giáo dục Tiền Giang, có 78,26% số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10, 6,57% vào
các trường nghề và TCCN, 15,17% không tiếp tục học tập. Đây là nguyên nhân chính dẫn
đến sự lệch hướng trong cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực.
Bảng 1.11 Tương quan lực lượng LĐ được đào tạo nghề nghiệp năm 2007
CNKT bán
lành nghề

CNKT
lành nghề

Trung học
chuyên
nghiệp

- Số lượng
- Tỷ lệ

166.024

5,70

4.337
0,15

35.088
1,20

29.110
1,00

* Công nghiệp: - Số lượng
- Tỷ lệ
2. Toàn quốc : - Số lượng
- Tỷ lệ

89.363
76,59
9.795.290
3,30

934
0,80
997.906
0,34

1.885
1,62
2.466.812
0,83


1.167
1,00
2.969.064
1

1. Tiền Giang :

3. Tỷ lệ nhân lực hợp lý
* Chung (i)
* Ngành công nghiệp (ii)

10-15
60

20

4
4

Cao đẳngĐại học

1
1

Nguồn: Số liệu thống kê Lao động- Việc làm 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
(i): Báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2002), trích trong “Phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL”, Bùi Thị Thanh, 2005;
(ii): Viện Chiến lược phát triển, chính sách cơng nghiệp (2001), trích trong “ Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn
nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, TS Trương Thị Minh Sâm, 2003.


Xét theo ngành kinh tế, lao động qua đào tạo trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp
chỉ chiếm 6,91%, công nghiệp – xây dựng chiếm 66,47% và dịch vụ chiếm 38,78% (Bảng
1.12). Như vậy có thể nói lao động làm việc trong ngành nông nghiệp hầu hết là chưa qua
đào tạo. Nếu như cải thiện trình độ chun mơn kỹ thuật của lao động trong ngành nông
- 15 -


nghiệp sẽ giúp Tiền Giang nâng cao năng suất lao động trong ngành này và là điều kiện thúc
đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp.
Thực tế trong những năm gần đây Tiền Giang thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề cho lao
động nông nghiệp - nông thôn nhưng cần có sự thay đổi về nội dung và hình thức để nâng
cao hiệu quả đào tạo. Từ năm 2004 đến 2008 Tiền Giang hỗ trợ đào tạo 25.636 người nhưng
chủ yếu dưới hình thức dạy nghề thường xun có thời gian đào tạo khá ngắn. Một nghiên
cứu cho thấy có 59,4% số người được hỏi đã áp dụng được kiến thức vào công việc, 65,1%
cải thiện được thu nhập và 92,04% kiến nghị nhà nước nên tiếp tục chương trình hỗ trợ học
nghề cho lao động nông thôn nhưng cần phải điều chỉnh thời gian đào tạo và tăng thêm thiết
bị, dụng cụ thực hành (Báo cáo Sở lao động Thương binh và Xã hội)
Bảng 1.12 Lực lượng lao động có việc làm qua đào tạo
theo ngành kinh tế năm 2007
Lĩnh vực được đào tạo

LLLĐ có việc
làm (người)

Tổng số
1. Nơng - Lâm - Ngư nghiệp

970.950
571.043


2. Công nghiệp – Xây dựng

140.429

3. Dịch vụ

259.477

LLLĐ có việc
làm được đào
tạo (người)
233.403
39.440
93.349
100.614

Tỷ lệ qua đào
tạo (%)
24,04
6,91
66,47
38,78

Nguồn: Số liệu thống kê Lao động- Việc làm 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

2.2.2 Thực trạng nguồn cung nhân lực qua đào tạo
2.2.2.1 Nguồn cung nhân lực qua đào tạo từ hệ thống các cơ sở đào tạo trong tỉnh
Hệ thống các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang gồm: 1 trường đại học, 2
trường cao đẳng, 3 trường TCCN, 3 trường trung cấp nghề, 1 trường CNKT, 2 trung tâm dạy
nghề và 7 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp (phụ lục 10). Ngành nghề đào tạo và

quy mô tuyển sinh bình quân giai đoạn 2005- 2007 của các trường như sau:
- Trường đại học Tiền Giang được thành lập từ năm 2005 (trên cơ sở hợp nhất trường
Cao đẳng cộng đồng và trường cao đẳng sư phạm), đào tạo đa ngành đa cấp. Hệ đại học đào
tạo các ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, xây dựng, sư phạm tiểu học, trung học; hệ cao
đẳng đào tạo các ngành kế tốn, quản trị kinh doanh, cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ thực
phẩm, cắt may, kỹ thuật điện-điện tử, công nghệ ô tô, xây dựng, phát triển nông thôn và các
ngành sư phạm; hệ TCCN đào tạo các nghề kế toán, kinh doanh thương mại, nghiệp vụ du
lịch, may, công nghệ thực phẩm, điện-điện tử,... và đào tạo giáo viên phổ thơng. Quy mơ
tuyển sinh 2.400 học sinh, trong đó hệ đại học 600 học sinh .

- 16 -


- Trường Cao đẳng Y tế (được nâng cấp từ trường trung học y tế vào đầu năm 2008)
đào tạo ngành điều dưỡng đa khoa hệ cao đẳng và các nghề: điều dưỡng, dược, hộ sinh, y
học cổ truyền hệ trung cấp. Quy mô tuyển sinh 900 học sinh.
- Trường Cao đẳng nông nghiệp (được nâng cấp từ trường trung học dạy nghề nông
nghiệp và phát triển nông thôn Nam bộ từ đầu năm 2008), đào tạo hệ cao đẳng TCCN và
trung cấp nghề ở các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, chế biến nông sản,
kế tốn, quản lý đát đai. Quy mơ tuyển sinh 1.000 học sinh/năm.
- Trường trung học bưu chính viễn thơng và công nghệ thông tin III đào tạo hệ TCCN
và trung cấp nghề ở lĩnh vực bưu chính viễn thơng, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh.
Quy mô tuyển sinh 500 học sinh.
- Trường trung cấp kinh tế kỹ thuật mới thành lập, tuyển sinh năm 2008, đào tạo hệ
TCCN ở các nghề kế toán, tin học, du lịch, điện-điện tử, hàn. Quy mô tuyển sinh 380 học
sinh.
- Trường trung học văn hóa nghệ thuật, đào tạo hệ TCCN với các nghề thư viện, múa,
thanh nhạc, quản lý văn hóa, du lịch. Quy mơ tuyển sinh 140 học sinh.
- Trường trung cấp nghề Tiền Giang (nâng cấp từ trường dạy nghề Tiền Giang, năm
2007) đào tạo hệ cao đẳng các nghề điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, công nghệ ơ tơ,

quản trị mạng, kế tốn doanh nghiệp, và hệ trung cấp đào tạo các nghề điện - điện tử, công
nghệ ô tô, hàn, cắt gọt kim loại, xây dựng, may, quản trị mạng, đồ họa, kế toán doanh
nghiệp. Quy mô tuyển sinh 860 học sinh.
- Trường trung cấp nghề khu vực Gị Cơng (nâng cấp từ trung tâm dạy nghề, năm
2008) đào tạo hệ trung cấp các nghề điện, công nghệ ô tô, hàn, cắt gọt kim loại, may, kế tốn
doanh nghiệp. Quy mơ tuyển sinh 340 học sinh.
- Trường trung cấp nghề khu vực Cai Lậy (nâng cấp từ trung tâm dạy nghề, năm
2008) đào tạo hệ trung cấp các nghề điện, công nghệ ô tô, hàn, cắt gọt kim loại, may. Quy
mô tuyển sinh 320 học sinh.
Ngồi ra trên địa bàn Tiền Giang cịn có Trường công nhân kỹ thuật giao thông; 2
trung tâm dạy nghề Tân Phước, Châu Thành (được thành lập từ năm 2005); 7 trung tâm kỹ
thuật tổng hợp hướng nghiệp và 3 trung tâm giới thiệu việc làm đào tạo hệ sơ cấp nghề và
dạy nghề thường xuyên. Qui mô đào tạo khoảng 2.500 học viên.
Kết quả đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tiền Giang giai
đoạn 1996 -2008 cho ở bảng 2.13
Bảng 2.13 Học sinh tốt nghiệp các trường trong tỉnh giai đoạn 1996-2008
Đơn vị tính: người
96-2000 01-2005 06-2008 96-2008 BQ/năm

- 17 -


1.Công nhân kỹ thuật
- Chứng chỉ nghề (dưới 1 tháng)
- Chứng chỉ sơ cấp nghề (<1 năm)
- Bằng nghề (1 năm trở lên)
2. Trung học chuyên nghiệp
3. Cao đẳng - Đại học
Tổng cộng


11.230
na
na
na
3.864
4.492
19.586

27.164
4.686
19.554
2.924
4.684
2.453
34.301

30.587
20.950
8.368
1.269
4.049
1.922
36.558

68.981
na
na
na
12.597
8.867

90.445

5.748
Na
Na
Na
1.050
739
7.537

Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2006, 2008, Cục Thống kê Tiền Giang;
Báo cáo công tác dạy nghề Tiền Giang giai đoạn 2001-2005, năm 2006, 2007, 2008.

Bình quân giai đoạn 1996-2008, số học sinh tốt nghiệp CNKT dài hạn và ngắn hạn
5.748 học sinh/năm, hệ TCCN 1.050 học sinh, cao đẳng – đại học 739 học sinh/năm.
Nhờ tập trung đầu tư, năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng lên
đáng kể. Số học sinh tuyển mới từ hệ trung cấp (TCCN và trung cấp nghề) đến trình độ đại
học ở các cơ sở đào tạo trong tỉnh năm 2008 là 4.926 học sinh, trong đó hệ đại học 572 học
sinh, cao đẳng 1.211 học sinh, TCCN 1.903 học sinh và trung cấp nghề 1.240 học sinh (Phụ
lục 10). Nếu tính cả số học sinh đào tạo theo các hình thức liên kết giữa các cơ quan, đơn vị
trong tỉnh với các cơ sở đào tạo ngồi tỉnh thì quy mơ tuyển sinh hệ trung cấp trở lên trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang hàng năm 5.400 học sinh. Tuy nhiên, số lượng tuyển sinh mới bắt đầu
tăng nhanh từ năm 2008 nên nguồn cung nhân lực qua đào tạo có trình độ từ trung cấp trở
lên mới thật sự tăng lên sau năm 2010.
2.2.2.2 Nguồn cung nhân lực qua đào tạo từ hệ thống các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh
Tiền Giang nằm gần trung tâm đào tạo nhân lực Tp HCM và Tp Cần Thơ, các năm
gần đây trung bình có khoảng 5.000 học sinh vào học hệ cao đẳng-đại học các trường thuộc
các trung tâm đào tạo này và một số trường thuộc các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ
(báo cáo Sở Giáo dục) và ước tính có khoảng 3.000 học sinh học hệ trung cấp (chưa có thống
kê chính thức). Ngành học rất đa dạng từ kinh doanh - quản lý, công nghệ kỹ thuật, khoa học

giáo dục, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên… Các trường đại học có đơng học sinh Tiền
Giang vào học (mỗi năm có hơn 100 học sinh) như các trường ĐH Cần Thơ, ĐH Kinh tế Tp
HCM, ĐH Nông lâm, ĐH Bách khoa, ĐH sư phạm kỹ thuật Tp HCM, ĐH Dân lập Cửu
Long… Nhóm trường thứ hai có số học sinh vào học tương đối đông là ĐH Công nghiệp,
Khoa học tự nhiên, Ngân hàng, Khoa học xã hội nhân văn, Kiến trúc… các ĐH dân lập như
Hồng Bàng, Hùng Vương, Cơng nghệ, Cơng nghệ Sài Gịn…
Sự đa dạng các ngành học, cấp học và với số lượng khá lớn học sinh Tiền Giang theo
học các trường nói trên tạo nên nguồn cung nguồn nhân lực qua đào tạo ở dạng tiềm năng
khá lớn và với chất lượng cao cho tỉnh. Tuy nhiên, trong thực tế dưới tác động của thị trường
lao động, học sinh Tiền Giang sau khi tốt nghiệp về tỉnh làm việc không phải là nhiều, nhất
là ở bậc đại học, cao đẳng. Kết quả nghiên cứu của GS. TS. Hồ Đức Hùng và nhóm tác giả
- 18 -


thực hiện năm 2005 bằng hình thức tổ chức các buổi thảo luận nhóm (PRA) với các sinh viên
của Tiền Giang đang học tập tại TP HCM (trong khuôn khổ đề tài khoa học “ Nghiên cứu cơ
cấu đầu tư từ các nguồn vốn trong xã hội ở tỉnh Tiền Giang – Hiện trạng và giải pháp ”), cho
thấy có đến 90% trong số họ có ý định ở lại TP HCM tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Lý do
mà họ ở lại là muốn có một việc làm với thu nhập cao, muốn có cơ hội nâng cao năng lực
bản thân qua thử thách cơng việc, muốn có cơ hội học tập cao hơn ... Đối với những người
muốn trở về Tiền Giang, nhóm nghiên cứu nhận thấy điểm học tập trung bình của họ (6,2)
thấp hơn nhóm cịn lại (6,8), như vậy, có thể kết luận rằng những người có ý định trở về Tiền
Giang làm việc đa số là những người có năng lực chưa xuất sắc.
Hiện nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ và tồn diện về vấn đề này. Tuy nhiên, để
có thể đánh giá mức độ đóng góp nguồn cung tiềm năng này vào nguồn nhân lực của tỉnh
qua phép so sánh sau. So sánh giữa số lao động có trình độ cao đẳng - đại học tăng lên sau
11 năm (1996-2007) là 15.508 người và số học sinh tốt nghiệp trình độ trên trong cùng thời
gian trên là 35.800 học sinh (trong tỉnh 8.296 và ngồi tỉnh khoảng 27.500), thì ước tính
trong 11 năm qua có khoảng 20.300 học sinh tốt nghiệp cao đẳng đại học không về tỉnh làm
việc hoặc rời tỉnh tìm việc làm nơi khác, chiếm tỷ lệ 56,7% so với số học sinh tốt nghiệp.

Nếu tính riêng số học sinh học các trường ngoài tỉnh tỷ lệ khơng về tỉnh làm việc ắt hẳn sẽ
cao hơn. Có thể nhận định, Tiền Giang chưa khai thác có hiệu quả nguồn cung tiềm năng
này.
2.2.2.3 Đánh giá mức độ đáp ứng nguồn cung nhân lực qua đào tạo đối với yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Nguồn cung nhân lực qua đào tạo được phản ảnh qua 3 mặt: số lượng, chất lượng và
cơ cấu.
Thứ nhất, về số lượng, mắt dù có nhiều cố gắng trong đầu tư, nhưng nhìn chung, hệ
thống các sơ sở đào tạo khá mỏng, hầu hết mới thành lập hoặc nâng cấp từ năm 2005 trở lại
đây nên cơ sở vật chất, lực lượng giáo viên còn khá khiêm tốn. So với các tỉnh khác trong
khu vực (Long An, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp) số lượng và quy mô các cơ sở đào
tạo của Tiền Giang khiêm tốn hơn. Do vậy, chỉ số học sinh-sinh viên hệ đại học-cao đẳng,
TCCN học tại Tiền Giang là 32 học sinh trên 1 vạn dân (năm 2006), trong khi cả nước là
228, vùng KTTĐPN là 354, và vùng ĐBSCL nơi có điều kiện kinh tế xã hội gần giống như
Tiền Giang, thì số học sinh cũng đạt 66 học sinh/1 vạn dân, cao hơn 2 lần (phụ lục 12).
Hạn chế này dẫn đến nguồn cung nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp. Khảo sát 60 doanh nghiệp, có đến 70,37% cho rằng khó hoặc rất khó tuyển
dụng lao động qua đào tạo. Mức độ thường xuyên thiếu hụt lao động của doanh nghiệp đối
với lao động qua đào tạo ở trình độ chứng chỉ nghề chiếm 22,22%; CNKT có bằng 27,78%;
- 19 -


THCN 20,37%; cao đẳng 20,37% và đại học trở lên chiếm 44,44% trong tổng số doanh
nghiệp được khảo sát (Báo cáo Sở lao động Thương binh và Xã hội).
Đối với người học, so sánh giữa số học sinh theo học các trường đào tạo từ hệ trung
cấp nghề, TCCN trở lên với số học sinh tốt nghiệp THPT và số học sinh tốt nghiệp THCS
không vào lớp 10 (kể cả số học sinh học dở dang THPT), cho thấy hàng năm Tiền Giang có
khoảng 2.000 học sinh tốt nghiệp THPT và hơn 2.300 học sinh tốt nghiệp THCS vì nhiều lý
do khác nhau không tiếp tục việc học tập, 7.100 học sinh học dở dang hoặc không tốt nghiệp
THPT. Điều này làm hạn chế nguồn cung nhân lực qua đào tạo.

Kết quả khảo sát 232 lao động chưa qua đào tạo có độ tuổi từ 15 đến 30, cho biết họ
không thể tiếp tục việc học tập bởi các lý do: kinh tế khó khăn khơng thể tiếp tục việc học
tập (29,74%), khơng có khả năng học tiếp hoặc thi trượt (27,16%), phải phụ giúp việc nhà
(18,53%), thích đi làm kiếm tiền (17,67%), khơng thích việc học (3,88%), lý do khác
(3,02%). Công việc hiện tại của họ chủ yếu là tham gia làm kinh tế gia đình (38,79%), đang
làm việc tại doanh nghiệp (20,26%), đang làm việc tại cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nhỏ
(18,53%), nội trợ, ốm đau, (12,50%)... Trong số những người được khảo sát, có 43,1% có
nguyện vọng tiếp tục việc học tập, trong đó 38,79% có nhu cầu học nghề, 4,31% có nhu cầu
học văn hóa. Nhu cầu học nghề của họ chủ yếu tập trung ở nhóm trình độ thấp: hệ sơ cấp
nghề (57,78%), trung cấp nghề (28,89%), TCCN (10,0%), cao đẳng đại học (3,33%). Như
vậy, nếu như có chính sách khuyến khích và giúp giải quyết những khó khăn về kinh tế sẽ thu
hút một lượng khá lớn người lao động chưa qua đào tạo tham gia học nghề và như thế sẽ
làm tăng nguồn cung nhân lực qua đào tạo nghề. (Báo cáo Sở Lao động TBXH).
Thứ hai, cơ cấu nguồn cung lao động qua đào tạo không phù hợp, lĩnh vực đào tạo
chưa đa dạng và có sự trùng lắp giữa các cơ sở đào tạo. Tiền Giang có đến 6 trường đào tạo
hệ TCCN, trong khi chỉ có 3 trường đào tạo CNKT lành nghề (theo Luật dạy nghề, hệ CNKT
được chuyển đổi thành trung cấp nghề). Khảo sát 751 lao động có trình độ sơ cấp trở lên
đang làm việc ở các doanh nghiệp thì chỉ có 27,97% được đào tạo từ trường dạy nghề hoặc
trung tâm dạy nghề nhưng có đến 37,68% được đào tạo từ trường TCCN hoặc trường cao
đẳng-đại học, 27,7% được đào tạo tại doanh nghiệp (Báo cáo Sở Lao động TBXH) . Điều đó
cho thấy hệ thống các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề chưa được phát triển, cơ cấu các
cơ sở đào tạo và dạy nghề chưa hợp lý. Ngành nghề đào tạo chủ yếu là các nhóm nghề cơ khí
động lực, cơ khí chế tạo, điện, điện tử, điện lạnh, may... Khả năng nghiên cứu, dự báo, nắm
bắt nhu cầu, định hướng phát triển của thị trường lao động của các cơ sở đào tạo chưa được
tốt, chậm phát triển ngành nghề mới. Nhiều nghề thị trường đã tạm “bão hịa” nhưng vẫn tiếp
tục đào tạo như sửa chữa ơ tơ, điện tử dân dụng, kế tốn, quản trị kinh doanh... Trong khi đó
có những ngành nghề thị trường đang thiếu thì cung ứng khơng đủ như cơ khí chế tạo, kỹ
thuật xây dựng, dịch vụ du lịch... Sự mất cân đối giữa nhóm cơ sở đào tạo (các trường đại
học, THCN) và nhóm cơ sở dạy nghề (trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề) đã được lãnh
- 20 -



đạo tỉnh nhận thức và tháng 5/2009 đã thông qua “Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo
nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang đến năm 2020”. Tuy nhiên phải mất nhiều thời gian mới
điều chỉnh được những hạn chế và mất cân đối này.
Thứ ba, chất lượng nguồn cung nhân lực qua đào tạo còn nhiều bất cập. Theo ý kiến
của 60 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, tùy theo trình độ chun mơn kỹ thuật của
người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp (từ trình độ chứng chỉ nghề đến trình độ đại
học), có từ 1,85% đến 18,52% doanh nghiệp cho rằng kiến thức người lao động được đào tạo
là “ rất tốt ” ; 27,78% đến 44,44% là “ tương đối tốt ” và 16,67% đến 27,78% là “ được ” .
Về kỹ năng của người lao động, có từ 3,7% đến 20% doanh nghiệp cho là “ rất tốt ”, 27,78%
đến 40,74% là “ tương đối tốt ” và 14,81% đến 25,93% là “ được ”. Như vậy, tùy theo trình
độ chun mơn kỹ thuật được đào tạo, có từ 20% đến 40% ý kiến cho rằng kiến thức và kỹ
năng của nguồn nhân lực chỉ “ tạm được ” hoặc “ không đáp ứng được ” yêu cầu công việc
hoặc không xác định được (Báo cáo Sở Lao động Thương binh và Xã hội).
Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo kỹ năng nghề bậc thấp và bậc trung
(như trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề), chất lượng đào tạo tại các cơ sở này còn được
phản ánh qua “mức độ phù hợp” của chương trình giảng dạy, thiết bị thực hành, phương
pháp giảng dạy, trình độ giáo viên, thời gian đào tạo. Thăm dò ý kiến của 60 doanh nghiệp,
sự ít phù hợp hoặc khơng phù hợp của các yếu tố trên lần lượt là 48% (tổng số doanh nghiệp
có ý kiến); 55,56%; 50%; 33,3% và 55%. Rõ ràng cần có sự đổi mới đối với các yếu tố đầu
vào cấu thành chất lượng đào tạo ở các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề.
Để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường/trung tâm dạy nghề, nhóm các ý kiến
(từ 60 doanh nghiệp) đề nghị tăng thêm thời gian thực hành (16,45%), đầu tư thiết bị thực
hành hiện đại (12,50%) và đề nghị có sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp
(15,79%), có tỷ lệ khá cao so với các nhóm ý kiến khác càng cho thấy doanh nghiệp có yêu
cầu cao hơn đối với kỹ năng thực hành của người lao động sau khi được đào tạo. Thực tế dễ
thấy là mặt bằng công nghệ thiết bị thực hành của các cơ sở đào tạo đang sử dụng trong
giảng dạy thường có độ trể nhất định so với công nghệ được sử dụng trong quy trình sản xuất
tại doanh nghiệp. Để khắc phục điểm yếu này vấn đề đặt ra là cần có sự liên kết giữa nhà

trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề, nhất là trong đào tạo thực hành.
Khảo sát trực tiếp 356 người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp có trình độ
chun mơn kỹ thuật từ CNKT có bằng trở lên (trong tổng số 2.512 người lao động được
khảo sát), có 25% cho rằng cơng việc mà họ đang làm ít hoặc khơng phù hợp với nghề, lĩnh
vực được đào tạo; trên 32,59% cho rằng kiến thức và kỹ năng mà họ được đào tạo chỉ đáp
ứng một phần hoặc đáp ứng rất ít yêu cầu cơng việc họ đang làm; 44,66% có nhu cầu được
đào tạo lại, trong đó có 69,81% có nhu cầu đào tạo nâng cao, 15,72% đào tạo cập nhật kiến
thức và 6,29% đào tạo nghề khác (Báo cáo Sở Lao động Thương binh và Xã hội). Mức độ
không phù hợp giữa kiến thức và kỹ năng đối với công việc cho thấy có sự lãng phí khá lớn
- 21 -


trong đào tạo nguồn nhân lực cũng như sự bất cập của nguồn nhân lực có kỹ năng đối với
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Tiền Giang.
2.2.3 Thực trạng cầu nhân lực theo ngành và thành phần kinh tế
2.2.3.1 Cầu nhân lực theo ngành kinh tế
Với kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (chiếm 45,27% GDP), Tiền Giang có đến 58,81%
lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp và hơn 40% lao động làm việc trong
ngành cơng nghiệp, dịch vụ. Trong khi đó tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của cả nước là
47,8%, vùng ĐBSCL là 48,3% và vùng KTTĐPN đến 71,87% (Bảng 1.13). Sau 11 năm
(1996-2007), tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 63,57% cịn 58,81%, lao động cơng
nghiệp tăng từ 11,29% lên 14,46%, lao động dịch vụ gần như không thay đổi (Biểu đồ 1.1).
Thời điểm năm 1996, tỷ trọng lao động nông nghiệp của cả nước và vùng ĐBSCL đều cao
hơn Tiền Giang (69,8% và 65,66%), đến năm 2007 trật tự đã đảo ngược. Điều này cho thấy
sự chuyển dịch cơ cấu lao động cùng với xu hướng CNH diễn ra ở Tiền Giang chậm tương
đối so với bình quân các tỉnh trong vùng và cả nước. Tỷ trọng lao động nơng nghiệp cao cịn
phản ánh sự kém hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Năng suất lao động ngành
nơng nghiệp (tính theo giá trị sản xuất năm 2007) chỉ bằng gần 1/4 năng suất lao động ngành
công nghiệp.
Bảng 1.13 Cơ cấu lực lượng lao động theo ngành kinh tế năm 2007

Vùng/ Tỉnh

Tổng số

Chia theo nhóm ngành kinh tế
Nơng-lâm-ngư nghiệp

Cơng nghiệp- xây dựng

Dịch vụ

1. Tiền Giang

100

58,81

14,46

26,72

2. Tồn quốc

100

52,21

19,23

28,56


3. Vùng ĐBSCL

100

51,70

17,36

30,94

4. Vùng KTTĐPN

100

28,13

28,23

43,64

Nguồn : Số liệu Thống kê Lao động- việc làm 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Biểu đồ 1.3 Cơ cấu lao động Tiền Giang theo ngành kinh tế 1996/2007
- 22 -


Nguồn : Số liệu Thống kê Lao động- việc làm năm 1996, 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

2.2.3.2 Cầu nhân lực theo thành phần kinh tế

Lực lượng lao động Tiền Giang có đến 86,29% làm việc trong thành phần kinh tế cá
thể (làm ra 64,43% GDP), kế đến kinh tế tư nhân 8,36%, kinh tế nhà nước 4,6%, kinh tế tập
thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa đến 1%. Kinh tế Tiền Giang chủ yếu là kinh tế
hộ, quy mô nhỏ, năng suất lao động thấp (Bảng 1.13), một lần nữa cho thấy hiệu quả sử dụng
nguồn nhân lực Tiền Giang chưa cao. Điều này đòi hỏi Tiền Giang quan tâm thực hiện phát
triển đa dạng các thành phần kinh tế đặc biệt kinh tế tư nhân, tập thể và kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi, nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

Bảng 1.13 Cơ cấu lao động và năng suất lao động
theo thành phần kinh tế năm 2007
Cơ cấu
lao động
(%)

Năng suất lao
động (triệu đồng
GDP /người)

970.950

100,00

18,87

45.207

4,66

52,83


2. Kinh tế tập thể

2.466

0,25

70,67

3. Kinh tế tư nhân

81.171

8,36

34,72

837.811

86,29

14,09

4.294

0,44

259,27

Thành phần kinh tế
Tổng số

1. Kinh tế Nhà nước

4. Kinh tế cá thể
5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Lao động
(người)

Nguồn : Số liệu Thống kê Lao động- việc làm 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
Niên giám thống kê 2006, Cục Thống kê Tiền Giang.

2.2.3.3 Đánh giá cầu nhân lực qua tình trạng hoạt động kinh tế
Quan sát tình trạng hoạt động kinh tế của lực lượng lao động Tiền Giang cho thấy có
93,13% lực lượng lao động đủ việc làm; 5,18% thiếu việc làm và 1,69% thất nghiệp (trong
đó tỷ lệ thất nghiệp thành thị 4,87%). Tỷ lệ người đủ việc làm đều cao hơn toàn quốc và
vùng ĐBSCL nhưng thấp hơn vùng Đông Nam bộ và tỷ lệ thất nghiệp đều thấp hơn toàn
quốc và các vùng. Sau 10 năm (1996-2006), tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị có xu hướng
giảm từ 5,63% còn 4,87% và hệ số sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn tăng từ
61,78% lên 79,93% (Phụ lục 8 và 9).
- 23 -


Mức độ toàn dụng nhân lực của Tiền Giang khá cao bởi các lý do. Thứ nhất, trong
những năm gần đây Tiền Giang phát triển khá mạnh các ngành thâm dụng lao động. Riêng
số lao động trong các ngành may, chế biến thủy sản trong giai đoạn 2002-2007 đã tăng lên
4,39 lần. Sự phát triển khá nóng các ngành thâm dụng lao động cịn dẫn đến tình trạng thiếu
nhân lực trong nhiều doanh nghiệp. Kết quả khảo sát 54 doanh nghiệp thì có đến 20,37%
doanh nghiệp cho rằng thường xun thiếu lao động phổ thông và 22,22% doanh nghiệp
thiếu lao động trình độ sơ cấp nghề (Báo cáo Sở Lao động TBXH). Thực tế này đòi hỏi Tiền
Giang cần xác định quy mô, cơ cấu, giới hạn phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng

lao động, từng bước nâng dần tỷ trọng các ngành cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao
hơn. Thứ hai, ngoài việc đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và cơ cấu lao động, hệ số sử dụng thời gian lao động tăng đáng kể còn nhờ vào việc
tập trung đầu tư phát triển, thâm canh trong nông nghiệp, trong giai đoạn 1995-2004 hệ số sử
dụng đất cây hàng năm tăng từ 2,6 lần lên 2,98 lần. Thứ ba, Tiền Giang nằm trong vùng
KTTĐPN (70 km) có thị trường lao động phát triển, nhu cầu nhân lực lớn đã tạo lực hút khá
mạnh đối với nguồn nhân lực của tỉnh.
2.2.4 Sự phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tác động
đến cầu nhân lực.
Tiền Giang có 02 khu cơng nghiệp, 04 cụm cơng nghiệp đã có doanh nghiệp đi vào
hoạt động, tổng diện tích là 327 ha, trong đó Khu cơng nghiệp Mỹ Tho, Cụm công nghiệp
Trung An và Cụm công nghiệp An Thạnh đã lắp đầy với tổng diện tích là 106 ha. Các khu,
cụm công nghiệp khác: KCN Long Giang, KCN Tàu thuỷ Sồi Rạp, KCN Dịch vụ Dầu khí,
CCN Tam Hiệp, CCN Bình Đơng, CCN Gia Thuận . . . đang trong q trình khởi động.
* KCN Mỹ Tho.
Diện tích 79,14 ha, thuộc xã Bình Đức- huyện Châu Thành và xã Trung An - TP Mỹ
Tho. Đến nay, cơ bản đã đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, đã lắp đầy 100% diện tích cơng
nghiệp với 27 dự án, trong đó có 8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút hơn 7.700 lao
động. Hoạt động với các ngành nghề: chế biến nông, thủy sản, may mặc . . .
* Khu cơng nghiệp Tân Hương.
Diện tích 197,33 ha, thuộc xã Tân Hương, huyện Châu Thành, đã thực hiện hơn 60%
cơ sở hạ tầng giai đoạn I (138 ha) có 13 nhà đầu tư thuê lại đất với tổng diện tích 45,9 ha,
đến nay đã có 4 dự án đã triển khai hoạt động sử dụng hơn 900 lao động. Định hướng kêu
gọi đầu tư những ngành: dệt may, da giày, bao bì, thuốc, phân vi sinh, chế biến nơng sản, lắp
ráp cơ khí . . .
* Cụm công nghiệp Trung An.

- 24 -



Diện tích 17,46 ha, thuộc địa bàn xã Trung An, TP Mỹ Tho, đã lắp đầy 100% diện
tích với 11 dự án đã đi vào hoạt động, thu hút trên 3.400 lao động. Ngành nghề sản xuất:
may mặc, sản xuất đồ gỗ, nhựa….
* Cụm cơng nghiệp An Thạnh.
Diện tích 10 ha, thuộc địa bàn thị trấn Đơng Hịa Hiệp, huyện Cái Bè, đã giao 100%
diện tích đất, hiện có 29 dự án hoạt động thu hút trên 700 lao động, chun xay xát và lau
bóng gạo.
* Cụm cơng nghiệp Tân Mỹ Chánh.
Diện tích 23,5 ha, thuộc địa bàn phường 10, TP Mỹ Tho, đã đầu tư 95% hạ tầng kỹ
thuật, có 07 doanh nghiệp thuê lại đất với tổng diện tích 9,7 ha; có 02 doanh nghiệp đã đi vào
hoạt động, thu hút trên 150 lao động. Định hướng đầu tư: sản xuất hàng gia dụng, chế biến
lương thực thực phẩm.....
* Cụm cơng nghiệp Song Thuận.
Diện tích 57,9 ha, thuộc địa bàn xã Song Thuận, huyện Châu Thành, đã có 12 dự án
đầu tư được triển khai, đã đưa vào hoạt động 07 dự án, thu hút trên 1.800 lao động ngành chế
biến thủy sản. Định hướng đầu tư: chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí . . .
Tiến độ phát triển các khu, cụm công nghiệp của tỉnh cịn chậm do việc quảng bá
hình ảnh cũng như cơng tác xúc tiến đầu tư chưa đúng mức và so với với những tỉnh, thành
phố khác chính sách ưu đãi đầu tư chưa thực sự hấp dẫn. Tuy nhiên, sự ra đời và phát triển
các KCC, CCN đã làm gia tăng đáng kể sức cầu nhân lực trên thị trường, góp phần là giảm
áp lực nhu cầu việc làm và giảm di dân ngồi tỉnh. Tính đến cuối năm 2008 có 14.650 lao
động làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN, CCN, trong đó có hơn 88% lao động là
người Tiền Giang. Khảo sát hơn 50 doanh nghiệp trong các KCN, CCN cho thấy:
Lao động chủ yếu là lao động trẻ, nhóm dưới 29 tuổi chiếm đến 57,93%, nhóm trên
40 tuổi chiếm 24,71% do các KCN, CCN của tỉnh mới hình thành và do đa số làm trong các
doanh nghiệp chế biến nơng, thủy sản và may mặc.
Trình độ học vấn tương đối khá với hơn 90% đã tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên,
1% chưa tốt nghiệp tiểu học. Về chuyên môn, kỹ thuật, lao động được đào tạo từ sơ cấp trở
lên chiếm 84,03%, trong đó trình độ cao đẳng trở lên chiếm hơn 12,5%; TCCN chiếm
10,65%, CNKT có bằng 5,95%, CNKT khơng bằng chiếm đến 44,95%

Về chun ngành đào tạo, lao động có trình độ TCCN trở lên nghề kế toán, quản trị
chiếm hơn 33%, cịn lại là lao động kỹ thuật; cơng nhân kỹ thuật khơng bằng và lao động
trình độ sơ cấp chủ yếu là nghề may, sơ chế thủy sản.
Mặc dù mức độ phát triển và thu hút lao động vào làm việc trong các KCN, CCN
chưa nhiều nhưng đã xảy ra tình trạng thiếu hụt nhân lực. Có đến 36 % doanh nghiệp thường
- 25 -


×