Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Kinh nghiệm phát triển nông thôn ở đài loan và những bài học kinh nghiệm cho phát triển nông thôn của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.61 KB, 14 trang )

Kinh nghiệm phát triển nông thôn ở Đài Loan và những bài học kinh nghiệm
cho phát triển nông thôn của Việt Nam
I.Đặt vấn đề
1..Sự cần thiết
Dù tạo ra chưa đầy 20% GDP nhưng người dân sống bằng nghề nông chiếm 70% dân số cả
nước và 57% lực lượng lao động xã hội làm việc trong ngành nông nghiệp, lại là bộ phận đảm bảo
trọng trách cái ăn của toàn xã hội. GDP thấp nên về cơ bản nông dân cũng chỉ được hưởng lợi
trong khuôn khổ con số khiêm tốn đó nên chênh lệch thu nhập giữa nông dân và thị dân ngày càng
cao. Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, hội nhập kinh tế thế giới, nông dân là tầng lớp
dễ bị tổn thương nhất vì vậysự nghiệp phát triển nông thôn phải được chú ý hàng đầu.
Sau chương trình phát triển nông thôn Đài Loan đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ,với
chính sách lấy nông nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp làm cho kinh tế nông thôn Đài
Loan đã phát triển hết sức là mạnh mẽ.
Chương trình phát triển nông thôn ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và bất cập,chính
sách và chương trình phát triển nông thôn còn xa rời với dân cư nông thôn,chương trình,chính
sách mang tính áp đặt từ trên xuống xa vời,không thấu hiểu được nguyện vọng của người dân vì
thế việc học tập kinh nghiệm phát triển nông thôn ở các nước sẽ là một bài học quý báu cho sự
phát triển nông thôn ở Việt Nam,mà phát triển nông thôn ở Đài Loan là một điển hình.
Từ kinh nghiệm quản lí quý báu đó cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức và tính đúng đắn,kĩ năng
quản lí trong phát triển nông thôn của các cấp lãnh đạo.
Đấy là những lí do chúng tôi chọn đề tài:’’Kinh nghiệm phát triển nông thôn ở Đài Loan và những
bài học kinh nghiệm cho phát triển nông thôn của Việt Nam”
2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung
-Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam từ sự phát triển nông thôn của Đài
Loan
2.2.Mục tiêu cụ thể
-Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông thôn của Đài Loan
-Tìm ra và phân tích những thành tựu cũng như hạn chế của chương trình phát triển nông thôn ở
Đài Loan
-Những bài học kinh nghiệm quý giá nhìn từ thành công cũng như điểm hạn chế của chương trình


phát triển nông thôn ở Đài Loan
3.Phạm vi, đối tượng nghiên cứu


3.1.Phạm vi nghiên cứu
Những chính sách ,chương trình ,kĩ năng phát triển nông thôn ở Đài Loan
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Đài Loan
4.Phương pháp nghiên cứu
-Thu thập thông tin thứ cấp:Web,các phương tiện thông tin đại chúng…
-Phân tích thông tin:sàng lọc thông tin,nhập dữ liệu tính toán

II.Nội dung nghiên cứu
1.Đặc điểm địa bàn và bối cảnh lịch sử
1.1.Đặc điểm địa bàn
Đài Loan là một hòn đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam Đại lục Trung Quốc, phía nam
Nhật Bản và phía bắc Philippines. Từ "Đài Loan" cũng thường được dùng để chỉ lãnh thổ do nhà
nước Trung Hoa Dân Quốc, Mật độ dân cư ở dọc miền tây của lãnh thổ này là rất cao trong khi
thiên nhiên không đem lại hầu như bất kỳ tài nguyên khoáng sản nào đáng kể. Hơn nữa Đài Loan
lại luôn luôn bị đe dọa bởi bão tố và động đất. Như vậy là điều kiện thiên nhiên thua xa so với
nước ta. Vậy mà Đài Loan lại đang là một lãnh thổ giàu có với GDP (PPP) là 717,7 tỷ USD (đứng
hàng thứ 20 trên thế giới), GDP bình quân đầu người năm 2009 là 29 800 USD,với diện tích
khoảng 36000km2 nhưng dân số thì lại rất đông 24 triệu người.vì vậy việc đẩy mạnh phát triển
nông thôn là điều tất yếu nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho lãnh thổ.
1.2.Bối cảnh lịch sử
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đài Loan rơi vào khủng hoảng trầm trọng: thu nhập bình
quân dưới 200 USD/người, lạm phát cao, dân số tăng 3,5%/năm; tỷ lệ đất nông nghiệp trên đầu
người thấp, 0,2 ha/người; tỷ lệ thất nghiệp lên tới 50%. Tuy nhiên bắt đầu thập kỷ 50, kinh tế Đài
Loan đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển đổi ổn định
từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đưa Đài Loan thành nước công nghiệp mới của châu

á. Giai đoạn 1950-1980, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt trên 12%.
Những yếu tố tạo nên sự thần kỳ của nền kinh tế Đài Loan có thể kể đến là: đầu tư phát triển nông
nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp; chiến lược công nghiệp hoá hướng
ngoại, phát triển công nghiệp đều khắp giữa các vùng; vai trò hỗ trợ hợp lý của chính phủ.
Khác với nhiều nước, phát triển công nghiệp của Đài Loan không tập trung ở các trung tâm
đô thị mà trải đều trên khắp cả nước, từ các thành phố đến các thị trấn của các vùng nông thôn.
Bên cạnh đó, những chính sách của Chính phủ cũng hỗ trợ các ngành CNNT phát triển. Nhờ đó
CNNT của Đài Loan phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ
quan trọng tài trợ cho quá trình công nghiệp hoá, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho khu


vực nông thôn, và giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Trong thập kỷ 60, CNNT của
Đài Loan đã đóng góp 60% thu nhập cho khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm cho khoảng
20% lao động nông thôn, và đóng góp 60% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước.
2. Quá trình phát triển nông thôn ở Đài Loan
Chính phủ Đài Loan đang lập ra một chương trình phát triển nông nghiệp hướng vào công nghiệp,
các chính sách ruộng đất, quản lý nguồn lực, phát triển khoa học kỹ thuật. Chương trình này được
phác thảo nhằm mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của nông nghiệp Đài Loan khi bước
vào thể kỷ 21.
2.1Kinh tế nông thôn.
Nông nghiệp là cơ sở của công nghiệp, nhưng nông nghiệp hiện đại đã vượt xa những nhu
cầu đơn giản như cung cấp lương thực và nguyên vật liệu. Nông nghiệp cũng bao hàm cả thương
mại, ở đó có sự kết hợp cả sản xuất, lối sống và sinh thái. Do vậy Đài loan đã định hướng chính
sách nông nghiệp theo 4 nguyên tắc sau đây:
-Kinh tế nông nghiệp: Chuyển các trang trại nông nghiệp thành các doanh nghiệp nông nghiệp.
- Kỹ thuật nông nghiệp: Tăng năng suất lao động và hiệu quả các hoạt động tiếp thị thông qua ứng
dụng kỹ thuật tiên tiến.
- Quốc tế hoá sản xuất nông nghiệp: Thông qua việc tăng cường trao đổi kỹ thuật nông nghiệp và
thúc đẩy các hoạt động kinh tế và mậu dịch toàn cầu.
Để thực hiện tốt những nguyên tắc cơ bản trên, Đài Loan đang cố gắng nâng cao chất lượng và

hiệu quả của sản xuất và quản lý nông nghiệp hiện đại bằng các phương thức sau:
- Nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả hơn, cải tạo cơ
sở hạ tầng công nghiệp, tăng sức cạnh tranh, đồng thời giảm chi phí sản xuất và chi tiếp thị cho
các loại nông sản, thực phẩm.
-

Đài Loan chủ trương duy trì chính sách trợ cấp sản xuất lúa gạo, nhưng để có sự tương đồng

trong phát triển kinh tế cũng như việc phân bổ các nguồn lực, việc gieo trồng các loại lúa gạo có
chất lượng cao sẽ được khuyến khích. Một chế độ gối vụ áp dụng với đất trồng lúa và màu sẽ
được lập nên để sản xuất nông nghiệp nhằm quay vốn nhanh và liên tục. Sẽ phát triển các sản
phẩm nông nghiệp mang tính dân tộc có khả năng sinh lợi cao, đồng thời dựa vào công nghiệp mở
rộng các loại hình sản xuất nông nghiệp sử dụng vốn và kỹ thuật tập trung. Phát triển các thiết bị


kiểm tra và xử lý sâu bệnh cho nông nghiệp. Cùng với việc tiếp tục phát triển chăn nuôi? sẽ coi
trọng các biện pháp xử lý chất thải có hiệu quả hơn, nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Mục
tiêu của ngành chăn nuôi Đài Loan là cố gắng tự cấp về sản phẩm thịt trứng gia cầm và sữa tươi.
Hoàn thiện các biện pháp để duy trì và phát triển hệ thống sản xuất, lưu thông sản phẩm. Nghề
nuôi cá trong tương lai sẽ tập trung vào việc hình thành các khu nuôi cá có giá trị cao và tăng
cường nuôi thả các loại cá nước mặn.
 Chính sách đôi với nông dân
Chính sách đối với nông dân của Đài Loan là nhằm nuôi dưỡng, tạo nên các tài năng trong
quản lý và canh tác, giữ các cán bộ có năng lực ở lại với ruộng đồng thông qua cải thiện môi
trường và tăng phúc lợi nông thôn. Sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá đòi hỏi các hộ nông dân sự
am hiểu nhất định về kỹ thuật tiên tiến. Chính phủ coi trọng công tác cung cấp thông tin và định
hướng cho nông dân mở rộng trang trại nhỏ thành các doanh nghiệp nông nghiệp.
 Chính sách đất nông nghiệp
Vấn đề quan trọng nhất đối với Đài Loan trong chính sách đất đai là làm thế nào để phối
hợp với sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý và có hiệu

quả, duy trì sự cân bằng, điều hoà giữa các lợi ích tổng thể và lợi ích cá nhân, bảo vệ lợi ích lâu
dài cho các thế hệ tương lai nhằm hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
 Chính sách phát triển KHKT trong nông nghiệp
Đài Loan đang đưa ra các chính sách phát triển khoa học và kỹ thuật nhằm hiện đại hoá nông
nghiệp với các định hướng sau:
- Phát triển các kỹ thuật hiện đại phục vụ chế biến nông sản và chống ô nhiễm môi trường.
- Nâng cấp các cơ sở? công nghiệp để đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh học và các kỹ thuật sản
xuất hàng hoá định hướng theo thi trường, có tính đến các điều kiện về môi trường nông nghiệp
địa phương.
- Khuyến khích cơ khí và tự động hoá các hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực ngư nghiệp và
chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Phấn đấu đưa Đài Loan trở thành một trung tâm kỹ thuật nông nghiệp Quốc tế ở vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới.


-Áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp,nâng cao năng suất và chất lượng nông
sản
2.2.Xã hội nông thôn.
- Nâng cao phúc lợi của nông dân, nâng cao đời sống, vật chất, văn hoá, tinh thần trong các vùng
nông thôn. Điều hoà, tiến tới xoá bỏ những khác biệt giữa nông thôn và thành thị.
-Ổn định đới sống chính trị ,tăng cường niềm tin của người dân nông thôn vào nhà nước,kìm hãm
ngân chặn tệ nạn xã hội ở nông thôn.
Để tăng cương sự bảo đảm về phúc lợi xã hội, Đài Loan đang thực hiện kế hoạch trợ cấp hàng
năm cho nông dân giúp bảo đảm cuộc sống cho người già và các nông dân khi nghỉ hưu.
bảo hiểm và phúc lợi xã hội, bao gồm bảo hiểm y tế cho nông dân, thành lập mạng lưới y tế nông
thôn, các hoạt động cứu trợ trong trường hợp có thiên tai . v . v .
Trong các yếu tố tạo nên thành công của phát triển nông nghiệp phải kể đến vai trò quan trọng của
các tổ chức nông dân. Đài loan có 4 tổ chức của nông dân là Nông hội, hợp tác xã cây ăn quả, hội
thủy lợi, và hội thủy sản. Về cơ bản đó là những tổ chức kinh tế hợp tác làm dịch vụ phi nông
nghiệp bao gồm cung cấp vật tư và tiêu thụ nông sản. Chức năng chính của các tổ chức này là giúp

nông dân tăng sức mạnh thương lượng trong hoạt động mua bán. Cả bốn tổ chức đều đăng ký hoạt
động và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội Vụ. Trong các tổ chức này quan trọng nhất là Nông
hội.
Vai trò của Nông hội
ủy ban Nông nghiệp gọi tắt là Nông hội là tổ chức của nông dân, nhằm bảo vệ quyền lợi và là đại
biểu của nhân dân. Nông hội đã đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển nông nghiệp nông
thôn cũng như là CNNT của Đài Loan, thực sự là cầu nối giữa Chính phủ và người nông dân.
Trong thời kỳ đầu sau chiến tranh, Nông hội giúp khu nông dân sơ chế sản phẩm nông nghiệp và
cải tiến kỹ thuật. Thập kỷ 60, Nông hội giúp các DNNT xuất khẩu các nông sản chế biến đặc biệt
là nấm, măng tây. Những hoạt động chính của Nông hội thúc đẩy hoạt động công nghiệp chế biến
ở nông thôn gồm:
Tổ chức các khoá đào tạo cho nông dân, mời các chuyên gia dạy các kỹ thuật sản xuất: ươm trồng
chăm sóc, bón phân, phun thuốc, quản lý đồng ruộng, thu hoạch.
Giúp nông dân thành lập trạm gia công. Nông hội cùng với nông dân bàn bạc xác định địa điểm,
quy mô, mời các đơn vị tư vấn tiến hành quy hoạch, thiết kế nhà xưởng và thiết bị, huy động vốn.


Nông hội tổ chức nông dân thành lập các nhóm, mỗi nhóm lập ra một trạm gia công, người phụ
trách trạm là lớp trưởng. Trạm gia công có thể do một người bỏ vốn kinh doanh, hoặc vốn của
nhiều thành viên kinh doanh. Trạm gia công lên kế hoạch sản xuất tiêu thụ, sau đó định giá theo
nhu cầu của thị trường và hợp đồng với nông dân là thành viên của nhóm, sản phẩm do trạm gia
công tự tiêu thụ.
Phối hợp với Hiệp hội Thương mại Quốc tế thiết kế nhãn hiệu và bao bì phù hợp với tiêu chuẩn
quốc tế. Nông hội tổ chức nông dân thành lập trung tâm bao tiêuvà các nhóm đóng gói, tổ chức
giải quyết khâu vận chuyển và tiêu thụ. Nông hội sẽ thu phí dịch vụ và phí thủ tục của nông dân
tham gia các hoạt động này.
2.3.Môi trường nông thôn

- Môi trường nông nghiệp: Chỉ đạo các hoạt động kinh doanh nông nghiệp kết hợp với các lợi ích
xã hội như an ninh, bảo tồn sinh thái và văn minh nông thôn.

- Tiếp tục sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ nông nghiệp tiến tới duy trì sự cân bằng giữa
nông nghiệp, làm giàu các nguồn lực xanh và đáp ứng các yêu cầu du lịch và giải trí.
Đài Loan chủ trương phải giữ một diện tích đất đai thích hợp cho sản xuất lương thực, bảo tồn
sinh thái tự nhiên và khoảng không cây xanh. Trong quan điểm phát triển hỗn hợp của Đài Loan,
các kế hoạch tổng hợp cho sử dụng đất sẽ bao gồm thời gian biểu và lựa chọn các vùng đất vào
các mục tiêu hợp lý, đồng thời cũng tính đến sự cân bằng khu vực, sử dụng có hiệu quả tài nguyên
đất đai và giữ cân bằng sinh thái
3.Kết quả,bài học kinh nghiệm
3.1.Kết quả.
 Cơ sở hạ tầng nông thôn được phát triển.
Khác với nhiều nước đang phát triển, Đài Loan có điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng
nông thôn ngay cả trong thời kỳ thuộc địa trước 1945. Dưới thời kỳ đô hộ của Nhật Bản trước
năm 1945, do muốn biến Đài Loan thành nơi cung cấp nguyên liệu nông nghiệp cho chính quốc
nên đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn, tập trung mạnh vào giao thông (đường sắt, đường bộ),
hệ thống điện, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp. Năm 1908, Nhật Bản xây dựng
tuyến đường sắt đầu tiên chia đôi hai miền Nam và Bắc của Đài Loan, nối các cảng và trung tâm
công nghiệp quan trọng nhất, đi qua khu vực phía Tây nơi phần lớn dân cư nông thôn sinh sống.
Chính tuyến đường sắt này đã thúc đẩy liên kết giữa các vùng nông thôn và thành thị.


Sau chiến tranh thế giới thứ II, Chính phủ Đài Loan vẫn tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
nông thôn. ở khu vực nông thôn mạng lưới đường quốc lộ được xây dựng một cách đồng bộ, hình
thành các con đường nhánh nối các khu vực với nhau. Giai đoạn 1962-72, ở khu vực nông thôn
Đài Loan số km đường trải nhựa trên 1000 km 2 tăng từ 76,4 km lên 214,5 km, trong khi cũng cùng
giai đoạn này ở Hàn Quốc chỉ ở mức 10km và tăng lên 50 km. Ngoài ra, Đài Loan cũng đẩy mạnh
các chương trình điện khí hoá nông thôn. Tính đến năm 1960, có tới 70% các hộ nông dân đã có
điện. Đặc biệt, Đài Loan thực hiện chính sách giá điện của nông thôn và thành thị ngang nhau.
Nhờ những chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, môi trường đầu tư của khu vực
nông thôn trở nên hấp dẫn, giảm chi phí lưu thông, cho phép Đài Loan huy động các nguồn lực
thuận lợi hơn để phát triển các hoạt động CNNT, giúp các doanh nghiệp nông thôn (DNNT) tiếp

cận dễ dàng hơn đến các thị trường đầu vào và đầu ra. Do đó các hoạt động công nghiệp của Đài
Loan phát triển đều khắp trong cả nước, số doanh nghiệp hoạt động ở khu vực nông thôn chiếm
85% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc.
 Nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại và đa dạng hoá
-Sau chiến tranh thế giới thứ II, nông nghiệp Đài Loan phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng nông
nghiệp đạt trên 6%/năm. Tăng trưởng nông nghiệp nhanh đã tạo nguồn vốn và thị trường tiêu thụ
cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, kích thích CNNT phát triển. Những yếu tố đóng góp vào
tăng trưởng nông nghiệp của Đài Loan bao gồm:
-Đài Loan có khí hậu phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng, như lúa, hoa quả nhiệt đới và
nhiều loại khác. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép Đài Loan phát triển nông nghiệp đa dạng
hoá, tạo thuận lợi phát triển công nghiệp chế biến nông sản.
- Chính sách từ thời Nhật Bản cai trị. Do muốn biến Đài Loan thành nơi cung cấp hàng nông sản
cho chính quốc nên Nhật đã đầu tư mạnh vào nông nghiệp của Đài Loan, đặc biệt là mở rộng và
nâng cấp hệ thống giao thông, xây dựng hệ thống tưới tiêu, nên sau chiến tranh nông nghiệp Đài
Loan có những điều kiện thuận lợi để phát triển. Ngoài ra, Nhật Bản còn thành lập các tổ chức
nông thôn (tiền thân của tổ chức nông hội sau này) để phổ biến khoa học kỹ thuật, và trợ giúp các
hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Chủ trương của Chính phủ là đầu tư phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở phát triển
công nghiệp hoá. Sau chiến tranh, Đài Loan đã đầu tư lớn vào nông nghiệp. Hàng năm, Mỹ hỗ trợ
cho Đài Loan 100 triệu USD trong đó hơn 2/3 hỗ đầu tư vào nông nghiệp và cơ sở hạ tầng, trong
khi công nghiệp chỉ nhận được ít hơn 1/5. Ngoài ra cải cách ruộng đất, với khẩu hiệu "người cày
có ruộng" đã kích thích nông dân Đài Loan phát triển sản xuất.


-Nhờ những chính sách trên nên tăng trưởng nông nghiệp Đài Loan sau chiến tranh luôn đạt
mức cao, tạo điều kiện cho CNNT của Đài Loan phát triển. Thập kỷ 50 tốc độ tăng trưởng nông
nghiệp đạt khoảng 4,5%/năm, thập kỷ 60 tăng lên 5,8%/năm. Việc đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp cho phép giải phóng lao động khỏi nông
nghiệp tham gia các hoạt động CNNT, tăng tích luỹ vốn phát triển các hoạt động CNNT. Ngoài ra
xuất khẩu nông nghiệp của Đài Loan trong giai đoạn đầu tăng mạnh là nguồn thu ngoại tệ lớn tạo

điều kiện nhập khẩu máy móc thiết bị cho các hoạt động sản xuất công nghiệp. Trong suốt thập kỷ
50 kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp chiếm trên 95% tổng kim ngạch xuất khẩu và duy trì trên
75% trong thập kỷ 60.
 Nguồn nhân lực được tăng cường về chất lượng và số lượng
Trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn của Đài Loan, phát triển nguồn nhân lực đóng
vai trò hàng đầu. Thời kỳ thuộc địa, người Nhật đã đầu tư phát triển hệ thống giáo dục tiểu học ở
khu vực nông thôn, sau đó, do chú ý đến tiềm năng phát triển công nghiệp ở Đài Loan, nên chuyển
hướng đầu tư phát triển hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo kỹ thuật hướng nghiệp. Giáo dục
nông thôn tiếp tục được duy trì và phát triển thời kỳ sau chiến tranh. Năm 1970, tỉ lệ biết chữ đạt
90%, và hơn 2/3 dân số nông nghiệp Đài Loan có bằng cấp giáo dục chính thức. Đầu tư phát triển
giáo dục mạnh tạo ra cho Đài Loan một lực lượng lao động được đào tạo tốt, có tay nghề, nắm bắt
được khoa học kỹ thuật.
Ngoài ra Đài Loan còn tiếp nhận được "nguồn chất xám" rất lớn do luồng người đến tị nạn đến từ
Đại lục, trong đó có nhiều nhà công nghiệp có kỹ năng quản lý và kỹ thuật. Do có trình độ cao,
nên đội ngũ này có thể dễ dàng tiếp thu công nghệ mới, kiến thức kinh doanh, độc lập xử lý các
hợp đồng, giao dịch với các khách hàng nước ngoài. Chính đội ngũ trên đã tạo nên tầng lớp chủ
DNNT của Đài Loan khi bước vào giai đoạn công nghiệp hoá.
 Công nghiệp nông thôn phát triển
Chính sách công nghiệp Đài Loan đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ 50,
Đài Loan thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên sang thập kỷ 60, do sức mua của thị
trường nội địa nhỏ, hạn chế các ngành công nghiệp phát triển nên Đài Loan chuyển sang chiến
lược hướng ngoại. Trong cả hai thời kỳ này các chính sách kinh tế vĩ mô đều tạo thuận lợi cho
CNNT phát triển, cụ thể như:
Phát triển CNNT của Đài Loan có thể được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ thập kỷ
50 đến 70 và giai đoạn hai từ cuối thập kỷ 70 đầu 80 trở đi. Từ thập kỷ 50, Đài Loan tập trung
phát triển công nghiệp trải đều ở các vùng nông thôn, tận dụng lợi thế so sánh và đa dạng hoá của
nông nghiệp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản chế biến, từ các sản phẩm thô như đường,
chuối, chè....chuyển dần sang các sản phẩm chế biến đóng hộp như nấm, dứa, mã thầy. Cuối thập



kỷ 70 đầu 80, Đài Loan tập trung quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp ở nông thôn, hướng
mạnh sang các ngành công nghiệp nhẹ, hàng điện tử, nông sản chế biến chỉ còn tập trung vào một
vài mặt hàng có lợi thế so sánh như đồ hộp, thực phẩm đông lạnh. Một đặc điểm đáng lưu ý là
trong từng giai đoạn nhất định, Chính phủ thay đổi chiến lược phát triển nhằm hỗ trợ cho những
ngành công nghiệp nội địa được lựa chọn ưu tiên trong từng thời kỳ, trong đó có các ngành
CNNT. Chiến thuật phổ biến là Chính phủ chọn ra các ngành công nghiệp mới có triển vọng hay
các ngành cần đầu tư chuyển đổi công nghệ và áp dụng chiến lược bảo hộ, khi các doanh nghiệp
này đủ mạnh, Chính phủ chuyển sang áp dụng chiến lược thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích xuất
khẩu.
Giai đoạn từ 50 đến 70
Đầu thập kỷ 50, Đài Loan phải đối mặt nghiêm trọng với tình trạng dư thừa lao động nông
thôn và khan hiếm về vốn. Giai đoạn này, chiến lược phát triển kinh tế của Đài Loan tập trung vào
các mục tiêu: ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cán cân thanh toán, đẩy mạnh phát triển công nghiệp
nhẹ sử dụng nhiều lao động, phát triển công nghiệp ở nông thôn. Để có thị trường tiêu thụ các sản
phẩm công nghiệp, Chính phủ hướng sản xuất vào thị trường nội địa và thực hiện chiến lược thay
thế nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Cuối thập kỷ 50, do sức mua của thị trường nội
địa trở nên bão hoà, đe doạ kìm hãm tăng trưởng của nền kinh tế, Đài Loan đã chuyển sang chiến
lược phát triển hướng ngoại, tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản
xuất khẩu. Một loạt chính sách được áp dụng nhằm đạt được mục tiêu trên:
• Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
• Đầu tư vào khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ
• Quy hoạch vùng nguyên liệu, áp dụng chính sách giá thu mua hợp lý, đảm bảo ổn định nguồn
cung cho các doanh nghiệp chế biến
• Thúc đẩy cạnh tranh
• Thực hiện thuế ưu đãi
• Tăng đầu tư của Nhà nước.

thu nhập đầu người trong hoạt động nông nghiệp, phi
nông nghiệp và tỷ lệ lao động trong nông nghiệp



Những năm 60, Đài Loan tăng mạnh xuất khẩu nông sản chế biến, chuyển hướng từ các sản
phẩm sơ chế sang các sản phẩm đóng hộp, tăng giá trị gia tăng. Đài Loan xuất khẩu mạnh các mặt
hàng như đường, đồ hộp (măng tây, nấm, mã thầy, hoa quả), thực phẩm đông lạnh, bột ngọt. Thập
kỷ 60, giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm đồ hộp tăng từ 10 triệu USD lên 83 triệu USD,
thực phẩm đông lạnh chế biến tăng lên 0,4 triệu USD.
Giai đoạn từ cuối thập kỷ 70 và đầu 80
Trong giai đoạn này có hai yếu tố làm các ngành công nghiệp xuất khẩu của Đài Loan gặp
nhiều khó khăn, nhất là công nghiệp chế biến nông sản. Thứ nhất, giá nguyên liệu đầu vào và lao
động trong nước tăng làm cho các doanh nghiệp nội địa mất đi lợi thế lao động rẻ. Thứ hai, trên
thị trường quốc tế, áp lực cạnh tranh của các nước đang phát triển tăng lên. Kết quả là, Đài Loan
không còn xuất khẩu đường, và xuất khẩu đồ hộp giảm hơn một nửa. Để đối phó với tình hình
trên, Đài Loan một lần nữa thay đổi chiến lược phát triển, chuyển đổi từ các ngành công nghiệp sử
dụng nhiều lao động sang sử dụng nhiều vốn, áp dụng công nghệ mới. Các ngành CNNT của Đài
Loan chuyển dịch cơ cấu theo hai hướng chính:
Chuyển dịch cơ cấu từ chế biến nông sản sang các ngành công nghiệp nhẹ, điện tử, và các hoạt
động dịch vụ
Trong các ngành công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu, thực hiện chuyển dịch từ các sản phẩm
sơ chế sang tinh chế, chế biến trọn gói, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm tăng giá trị gia tăng. Đài
Loan chỉ xuất khẩu một vài sản phẩm chế biến có khả năng cạnh tranh cao như nấm hộp, măng
hộp, bột ngọt, còn các sản phẩm khác quay về phục vụ nhu cầu thị trường nội địa.


Cũng trong thập kỷ 80, Đài Loan thực hiện một số chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở nông thôn. Một hệ thống chính sách mới được ban hành phục vụ mục tiêu trên
Khuyến khích đầu tư
Cải thiện công nghệ quản lý

Biểu 3: Giá trị kim ngạch xuất khẩu
của ba khu chế xuất (tỷ USD)


Thiết lập các khu công nghiệp và chế xuất nhằm nâng cao trình
độ công nghệ và tiêu chuẩn hoá sản phẩm của các doanh nghiệp.

7
6
5

Trong các chính sách trên, quan trọng nhất là chính sách quy
hoạch và phát triển các khu công nghiệp và chế biến xuất khẩu ở
các thị trấn của nông thôn do Chính phủ hoặc tư nhân thực hiện.
Chính phủ đưa ra một số nguyên tắc phát triển khu công nghiệp

4
3
2
1
0
1993

1994

1995

1996

như: Đảm bảo cơ chế 1 thủ tục; cơ sở hạ tầng hoàn thiện; luật và các quy định hoàn chỉnh; áp
dụng thuế ưu đãi; lực lượng lao động có tay nghề; áp dụng chiến lược kinh doanh mềm dẻo; tất cả
các sản phẩm trong khu phải xuất khẩu; các máy móc trang thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu
dùng trong khu công nghiệp đều được miễn thuế.

Năm 1995, Đài Loan phát triển 95 cụm công nghiệp với diện tích 13003 ha và 3 khu chế xuất có
tổng diện tích 192 ha. Ba khu chế xuất có 235 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư là 1,26 tỷ USD.
Tính đến năm 1996 tổng kim ngạch xuất khẩu của các khu chế xuất đạt 56,15 tỷ USD, riêng năm
1996 kim ngạch xuất khẩu đạt 6,3 tỷ USD, chiếm 18% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, thu hút
55 ngàn lao động.
sự phát triển kinh tế rực rỡ của Đài Loan thời gian qua có sự đóng góp rất lớn của phát triển nông
nghiệp. Trong suốt ba thập kỷ từ 50 đến 80, tăng trưởng nông nghiệp của Đài Loan luôn ở mức
trên 5%/năm tạo nên tiền đề vững chắc cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
Nhờ sự uyển chuyển về chiến lược phát triển và các chính sách hợp lý nên đã thúc đẩy CNNT phát
triển, đặc biệt đối với các ngành chế biến nông sản. Thu nhập trong các hoạt động công nghiệp
tăng lên đã thu hút một lực lượng lớn lao động ra khỏi các hoạt động nông nghiệp. Giai đoạn từ
thập kỷ 60 đến 70, tỷ lệ lao động nông thôn trong các hoạt động phi nông nghiệp của Đài Loan
tăng từ 35% lên 65%. Cũng trong cùng giai đoạn này, lao động trong nông nghiệp giảm từ 45%
xuống còn 29%. Nhờ lao động được rút bớt ra khỏi nông nghiệp nên sản xuất nông nghiệp có điều
kiện tăng năng xuất lao động, tăng quy mô sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, và do đó tăng
tiết kiệm, tái đầu tư vào nông nghiệp và các hoạt động CNNT


3.2.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
-Xác định đúng môí quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong chương trình phát triển nông
thôn
-Cần đầu tư thích đáng cho khu vực nông nghiệp,nông thôn
-Áp dụng mô hình PRA,PLA Thay cho mô hình áp đặt từ trên xuống
-Phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với bảo vệ tài nguyên,môi trường
-Phát triển nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo ,nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân
-Hướng tới sự phát triển nông thôn một cách bền vững
đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giúp tăng tính liên kết và thông thương giữa các vùng,
tạo môi trường đầu tư ở khu vực nông thôn hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
đầu tư vào khu vực nông thôn.
Khuyến khích và giúp nông dân tổ chức thành các nhóm hay hiệp hội như hình thức nông hội của

Đài Loan, làm cầu nối liên kết giữa Chính phủ và nông dân, huy động sức mạnh tập thể để huy
động vốn đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu…
Các chính sách vĩ mô cần tạo nên môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa DNNT và doanh nghiệp
đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho DNNT phát triển, phát huy nội lực của nông dân, thu hút đầu tư,
phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.


III.Kết luận
Quá trình phát triển nông thôn là một quá trình lâu dài và Đài Loan đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho
quá trình phát triển đó,sự chuẩn bị nhắm chủ yếu vào 3 mặt :kinh tế,xã hội và môi trường nông
thôn,quá trình phát triển được diễn ra một cách đa dạng từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn ,thành lập nông hội giúp nâng cao nhận thức và kĩ năng làm việc cho người nông dân,giúp đỡ
người nông dân trong việc tiếp cận thị trường, từng bước đào tạo nghề cho lao động nông thôn,đẩy
mạnh công nghiệp nông thôn,nâng cao thu nhập ,đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân,ổn
định đời sống chính trị xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn…, quá trình phát triển
nông thôn Đài Loan đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ:Cơ sở hạ tầng nông thôn hiện
đại hơn,nông nghiệp phát triển một cách bền vững theo hướng hiện đại và đa dạng hóa,lao động
tăng cả về chất và lượng,công nghiệp nông thôn phát triển làm ,đời sống vật chất và tinh thần của
nông dân được nâng cao,môi tường xã hội nông dân được cải thiện…,nhìn từ quá trình phát triển
nông thôn ở Đài Loan để thấy được những bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam :Thu hút
đầu tư cho nông nghiệp,xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đi trước một bước trong quá trình phát
triển, áp dụng linh hoạt PRA,PLA thay cơ chế mệnh lệnh chỉ huy,phát triển nông thôn gắn với xóa
đói ,giảm nghèo,nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân,phát huy lợi thế so sánh của từng
vùng ,địa phương để tận dụng nguồn lực cho quá trình phát triển…nói tóm lại còn rất nhiều việc
phải làm trong quá trình phát triển nông thôn ở Việt Nam,đây mới chỉ là bước đầu làm căn cứ cho
việc định hướng con đường phát triển nông nghiệp ,nông thôn bền vững sau này.


Tài liệu tham khảo
1) />2) />Source=/tintuc&Category=TIN+PH%C3%81T+TRI%E1%BB%82N+N%C3%94NG+TH

%C3%94N&ItemID=2057&Mode=1
3) />4) />5) />id_NgonNgu=VN&id_ThucDon_Sub=200&TinChinh=0&id_TinTuc=1639&TrangThai=BanT
in
6) />7)

/>
doc-d223774457
8)

/>
chinh-sach-phat-trien-nong-thon-hien-nay/
9) Wu, Rong-I. 1997. History economic development in Taiwant. Taiwant institute of economic
research.
10) />


×