Tải bản đầy đủ (.pdf) (264 trang)

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc việt nam ở thành phố hồ chí minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 264 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ VÕ THANH LÂM

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA
DÂN TỘC VIỆT NAM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ VÕ THANH LÂM

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA
DÂN TỘC VIỆT NAM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA

Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. TRẦN CHÍ MỸ


2. TS. NGUYỄN ANH QUỐC
Phản biện:
1. PGS. TS. NGUYỄN QUANG ĐIỂN
2. PGS. TS. ĐẶNG HỮU TOÀN
3. PGS. TS. NGUYỄN XUÂN TẾ

Phản biện độc lập:
1. PGS. TS. NGUYỄN QUANG ĐIỂN
2. PGS. TS. ĐẶNG HỮU TOÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu, dưới sự hướng
dẫn của TS. Trần Chí Mỹ và TS. Nguyễn Anh Quốc. Kết quả nghiên cứu
được công bố trong luận án là trung thực. Các tài liệu sử dụng trong luận
án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Người thực hiện

LÊ VÕ THANH LÂM


BẢN GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
- Họ và tên nghiên cứu sinh: LÊ VÕ THANH LÂM
- Tên luận án: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở
thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Chí Mỹ và TS. Nguyễn Anh Quốc

- Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Mã số: 62.22.80.05
- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố
Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
NỘI DUNG
1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Trên cơ sở làm rõ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, luận án nhằm chỉ ra được những biểu hiện đặc
thù của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, xác
định tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh;
để từ đó đánh giá thực trạng, xác định phương hướng và đề ra các nhóm giải pháp
cơ bản đảm bảo cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở
thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Luận án thực hiện các nhiệm vụ: Thứ nhất, trình bày, phân tích làm rõ quan
niệm về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; phân tích, luận giải về đặc điểm của
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, và vai trò của bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
hiện nay; Thứ hai, trình bày khái quát những điều kiện ảnh hưởng và những biểu
hiện đặc thù của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh;
phân tích, làm rõ vai trò và yêu cầu của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ
Chí Minh; Thứ ba, trình bày, phân tích chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và những


vấn đề đặt ra cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở
thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua; từ đó đề ra các phương hướng và
một số giải pháp cơ bản của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Các phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan duy vật và phương pháp
luận biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng về văn hóa nói chung và vai trò của bản sắc dân tộc Việt Nam trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội cũng như trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung của luận án được triển khai tiếp cận chủ
yếu với những phương pháp nghiên cứu tổng hợp liên ngành, trong đó đặc biệt chú
trọng các phương pháp như: phương pháp lịch sử - logic, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê…để nghiên cứu và trình bày luận án.
4. Các kết quả chính của luận án
Một là, trên cơ sở xác định tương đối rõ tính cấp thiết của đề tài, luận án đã
trình bày, phân tích làm rõ lý luận chung về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, qua các vấn đề lý luận về bản sắc,
bản sắc dân tộc, bản sắc dân tộc của văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam, với hệ thống giá trị phổ biến của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và vai trò của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa – một trong những nhân tố đảm bảo sự
thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hai là, từ những vấn đề lý luận chung như trên, luận án đã trình bày, phân
tích làm rõ những biểu hiện đặc thù của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở
thành phố Hồ Chí Minh; như lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc; tinh thần
đoàn kết, tính cố kết cộng đồng cá nhân – gia đình – làng nước; lòng nhân ái, bao


dung, trọng đạo lý, nghĩa tình; đức tính cần cù, sáng tạo, kiên cường, dũng cảm;
tế nhị trong ứng xử. Luận án cũng chỉ ra, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh là nền tảng tinh thần, là động lực thúc
đẩy và là yếu tố đảm bảo thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Ba là, từ những vấn đề trên, luận án đã cố gắng phân tích, chứng minh làm
rõ thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Từ đó luận án chỉ ra giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa
phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ và đặc điểm riêng của thành phố; phải kết
hợp được tính truyền thống và hiện đại trong văn hóa, xậy dựng phát triển nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; và phải đảm bảo văn hóa thực sự là nền
tảng tinh thần, là động lực và mục tiêu cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói
chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng ở thành phố Hồ Chí Minh. Muốn
vậy, cần triển khai một số giải pháp chủ yếu như: nâng cao nhận thức cho cán bộ
và nhân dân thành phố về tầm quan trọng của giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và thực hiện hiệu quả các
chủ trương, chính sách phát triển văn hóa; đẩy mạnh công tác tổ chức, quản lý
phát triển văn hóa ở thành phố một cách hiệu quả; chú trọng đào tạo nâng cao
trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, đồng thời hoàn thiện các thiết
chế văn hóa và phương tiện vật chất – kỹ thuật nhằm phục vụ tốt yêu cầu bảo tồn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm rõ lý luận về bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam và những biểu hiện đặc thù của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở
thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, phân tích, làm sáng tỏ vai trò và yêu cầu của việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


Ý nghĩa thực tiễn: Những phân tích, đánh giá về thực trạng, những phương
hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
mà luận án đề xuất sẽ góp phần giúp Đảng bộ, chính quyền thành phố tham khảo
trong việc hoạch định chính sách để phát huy tốt hơn vai trò của bản sắc văn hóa
dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh./.
TP.Hồ Chí Minh, ngày
Người hướng dẫn khoa học

TS. Trần Chí Mỹ

TS. Nguyễn Anh Quốc

tháng

năm 2015

Nghiên cứu sinh

Lê Võ Thanh Lâm


PREFACE OF THE THESIS
- Full name of the research student: Lê Võ Thanh Lâm
- Topic: “Preserving and developing the Vietnamese national cultural
identity in Ho Chi Minh City in the industrialized - modernized process.”
- The scientific guide: Trần Chí Mỹ, PhD. and Nguyễn Anh Quốc, PhD.
- Specialty: Dialectical Materialism and Historical Materialism.
- Code: 62.22.80.05.
- Training campus: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam
National University – Ho Chi Minh City


CONTENT

1. Studying purpose and task of PhD. Thesis:
- On base of setting the Vietnamese national cultural identity in the
industrialized - modernized process straight thesis has pointed the specific
features of the Vietnamese national cultural identity in Ho Chi Minh City.
Through it, thesis has determined the importance of preserving and developing
the Vietnamese national cultural identity in the industrialized - modernized
process in Ho Chi Minh City; since then it has evaluated the real situation,
determined orientations and proposed the groups of basic solutions to ensure the
preserving and developing the Vietnamese national cultural identity in Ho Chi
Minh City in the industrialized - modernized process.
- Thesis has carried out tasks: Firstly, it has presented and analyzed clearly
the conception of the Vietnamese national cultural identity, the characteristic of
the industrialized - modernized process in Vietnam, and role of the Vietnamese
national cultural identity in the industrialized - modernized process today;
Secondly, it has presented generally the influential conditions, the feature
expression of the Vietnamese national cultural identity in Ho Chi Minh City, and
the role and request of the preserving and developing the Vietnamese national


cultural identity in the industrialized - modernized process in Ho Chi Minh City;
Thirdly, it has presented and analyzed real situation, cause and questions which
are given to the Vietnamese national cultural identity in Ho Chi Minh City for the
last years; since then proposing orientations and some basic solutions of
preserving and developing the Vietnamese national cultural identity in Ho Chi
Minh City in this period.
2. Studying object and ken of PhD. Thesis:
Studying object and ken: Thesis has concentrated in studying the
preserving and developing the Vietnamese national cultural identity in Ho Chi

Minh City in the industrialized - modernized process.
3. Studying methods of PhD. Thesis:
Thesis has carried out on base of the materialistic outlook and dialectical
method of Marxist 0 Leninist, Ho Chi Minh Thought and Communist Party’s
point of view which expresses culture in general and role of the Vietnamese
national cultural identity in developing economic - social as well as in the
industrialized - modernized process in Ho Chi Minh City. Thesis’s content has
carried out with approach mainly the interbranch general studying methods, such
as historical - logical method, analytic - general method, statistical method, etc. to
study and present thesis.
4. The main results of PhD. Thesis:
The first, on basic of defining comparatively imperative clearly, thesis has
presented, analyzed and set straight the general theory of the Vietnamese national
cultural identity in the industrialized - modernized process through theoretical
questions of the identity with the culture and the Vietnamese national cultural
identity, industrialization - modernization and the role of the Vietnamese national
cultural identity in the industrialized - modernized process – one of factors
ensures success of the industrialized - modernized process.
The second, with above general theory questions, thesis has presented and
analyzed clearly the feature expression of the Vietnamese national cultural
identity in Ho Chi Minh City; Besides patriotism, solidarity, correlation of


individual-family-community;

humanity,

morality,

tolerance;


diligence,

creativity, courage; behavior rules, this thesis also points out that preserving and
promoting Vietnamese cultural identity is the spiritual foundation and motivation
of industrialization and modernization process in Ho Chi Minh City.
The third, with above questions, thesis has analyze and prove clearly the
real situation, cause and questions which are given to task of preserving and
developing the Vietnamese national cultural identity in Ho Chi Minh City in the
industrialized - modernized process; Wherefore this thesis indicates that
preserving and promoting Vietnamese cultural identity in the process of
industrialization and modernization in Ho Chi Minh City must come from the
requirements, missions and specific characteristics of this city; and must combine
the traditional and modern culture, build and promote an innovative culture with
national identity; and ensure that culture is the spiritual foundation, the
motivation and goals for socio-economic development in general and
industrialization and modernization process in particular in Ho Chi Minh City.
So, we need implement a number of key solutions such as: raise the
awareness level of the importance of preserving and promoting national identity
in the process of industrialization and modernization in Ho Chi Minh City
amongst the officials and citizens of this city; build and effectively implement the
culture policies, improve the organization, manage the culture development in the
city an effective way; focus on training and improving qualifications of officials
working in culture department; while complete culture institutions and furnish
physical-technical means to meet the requirements of preserving and promoting
Vietnamese cultural background and identity in Ho Chi Minh City in the process
of industrialization and modernization in this city.
5. Meaning science and meaning practice of PhD. Thesis:
- The meaning science: Thesis has contributed clearly theory of the
Vietnamese national cultural identity and the feature expression of the

Vietnamese national cultural identity in Ho Chi Minh City. Through it, it has


analyzed clearly the role and request of preserving and developing Vietnamese
identity in Ho Chi Minh City in the industrialized - modernized process.
- The meaning practice: Analyzes and evaluations the real situation,
directions and solutions to preserve and develop the Vietnamese national cultural
identity in Ho Chi Minh City in the industrialized - modernized process which it
has proposed will contribute to help Committee of a Party and City authority in
reference to plan policy to develop better the role of the natural national identity
in developing economics - society in Ho Chi Minh City.

Confirmation of the scientific guide

Trần Chí Mỹ, PhD.

Nguyễn Anh Quốc, PhD.

The research student

Lê Võ Thanh Lâm


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu, dưới sự hướng
dẫn của TS. Trần Chí Mỹ và TS. Nguyễn Anh Quốc. Kết quả nghiên cứu
được công bố trong luận án là trung thực. Các tài liệu sử dụng trong luận
án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.


Người thực hiện

LÊ VÕ THANH LÂM


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
Chương 1 BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC.......................................... 20
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM ................................................................... 20
1.1.1. Quan niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc .................................... 20
1.1.2. Quan niệm về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ..................................... 35
1.2. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC ................................................................. 46
1.2.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc điểm của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam ............................................................................. 46
1.2.2. Vai trò của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước .................................................................................. 60
Kết luận chương 1 .................................................................................................. 75
Chương 2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN
SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA......................................... 77
2.1. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC THÙ CỦA
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM.................................................. 77
2.1.1. Những điều kiện ảnh hưởng đến biểu hiện đặc thù của bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 77
2.1.2. Những biểu hiện đặc thù của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................... 104
2.2. VAI TRÒ CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA

DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................... 122
2.2.1. Khái quát về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh ... 122
2.2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vai trò của việc giữ gìn, phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ......................... 138
Kết luận chương 2 ................................................................................................ 146
Chương 3 THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN,........ 148
PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH ................................................. 148
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA.............................................................. 148
3.1. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
VIỆT NAM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY
MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ............................................ 148
3.1.1. Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở thành
phố Hồ Chí Minh trong những năm qua ........................................................... 148
3.1.2. Nguyên nhân và vấn đề đặt ra trong quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ..................................................................... 179


3.2. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG
QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ............ 188
3.2.1. Phương hướng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở
thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ............ 188
3.2.2. Một số giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở
thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay
......................................................................................................................... 195
Kết luận chương 3 ................................................................................................ 207

PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 210
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 216
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 234
NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ................................................................ 250


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, cùng với các yếu tố cơ
bản khác như kinh tế, chính trị - xã hội… thì văn hóa đóng một vai trò hết sức
quan trọng; “là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [42, tr.55]. Một xã hội đạt được sự
phát triển bền vững, phải kết hợp phát triển cân đối và hài hòa giữa các lĩnh
vực, như kinh tế, chính trị, văn hóa. Sự phát triển của mỗi xã hội không chỉ
căn cứ vào thước đo duy nhất là kinh tế, mặc dù kinh tế là cơ sở nền tảng vật
chất của một cơ cấu xã hội. Văn hóa với những giá trị truyền thống của dân
tộc là nền tảng tinh thần của dân tộc đó sẽ góp phần quan trọng định hướng
cho xã hội hướng đến sự phát triển một cách bền vững. Bài học kinh nghiệm
từ nhiều nước phát triển cho thấy, do kinh tế tăng trưởng quá nhanh bằng các
biện pháp kỹ thuật đã làm thay đổi đột ngột cơ cấu xã hội và ảnh hưởng đến
các hệ giá trị văn hóa nền tảng của dân tộc, dẫn đến sự suy giảm trong các
quan hệ giữa con người với con người cũng như các vấn đề khác trong đời
sống xã hội. Giải pháp kinh tế đơn thuần, cho thấy kết quả sẽ không đạt đến
một xã hội với sự phát triển bền vững. Trước tình hình trên, cách đây vài thập
niên để cảnh tỉnh các dân tộc về một tình hình mất cân đối cho xã hội có thể
xảy ra trong quá trình phát triển cũng như xác định một quan điểm phát triển
bền vững, trong Thập kỷ thế giới vì sự phát triển văn hóa, người đại diện cho
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) đã

viết: “Văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền nhau. Hễ nước nào tự đặt cho
mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định
sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa” [112,
tr.5]. Chính vì thế, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), và trong các nghị quyết
của Đảng, Đảng ta luôn khẳng định, phải tiếp tục: “đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” [46, tr.72], đồng thời phải “xây dựng và phát triển


2

văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”,
“phát huy tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nền văn
hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, thấm nhuần tinh thần dân tộc,
nhân văn, dân chủ, khoa học, nhằm đưa dân tộc Việt Nam phát triển và hạnh
phúc; khẳng định và phát huy các giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam, làm cho
văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc,
sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển bền vững” [51, tr.5].
Cùng với chiến lược phát triển chung của cả nước, thành phố Hồ Chí
Minh một trong những đô thị, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của
cả nước, là danh hiệu “Đất thép thành đồng” trong công cuộc kháng chiến cứu
nước trước kia; và là thành phố “phải đi trước và về đích trước trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [36, tr.124] hiện nay. Nhiệm
vụ mới đặt ra, đối với Đảng bộ và nhân dân thành phố là cần phải phát triển
thành phố “trở thành thành phố xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại” và là đầu
tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
với bề dày lịch sử hơn 300 năm, là nơi giao lưu và hội tụ của những giá trị
lịch sử văn hóa qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Các
thế kỷ trước, nhân dân Sài Gòn đã tự trang bị cho mình vũ khí tinh thần, truyền
thống văn hóa dân tộc, không ngừng đứng lên đấu tranh kiên cường để bảo vệ

mảnh đất, quê hương. Hiện nay, trong công cuộc đổi mới, phát triển, tuy có
những khó khăn và thách thức, nhưng với sự nỗ lực, đoàn kết, tiếp tục phát huy
các giá trị văn hóa của dân tộc và “truyền thống cách mạng kiên cường, phấn
đấu bền bỉ, đoàn kết, năng động, sáng tạo” [48, tr.1], Đảng bộ và nhân dân
thành phố đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện trên các lĩnh vực.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà thành phố Hồ Chí Minh và
cả nước đang thực hiện, không chỉ liên quan đến việc trang bị lại công nghệ
hiện đại cho các ngành kinh tế, mà thực chất chính là quá trình cải biến mọi


3

hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội lên trình độ tiên tiến, hiện đại. Để thực
hiện nhiệm vụ trên, thành phố Hồ Chí Minh không chỉ đơn giản là ứng dụng
khoa học - kỹ thuật - công nghệ tiên tiến từ bên ngoài, mà là phải biết kết hợp
các nguồn nội lực, lợi thế của đất nước, vùng, địa phương cùng với các yếu tố
bên ngoài. Với việc khai thác lợi thế của vùng cũng như huy động sức mạnh
tổng hợp của mọi nguồn lực cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, thì giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở thành phố
Hồ Chí Minh đóng một vai trò không nhỏ. Các giá trị truyền thống văn hóa
dân tộc luôn được xác định là nền tảng, là sức mạnh tinh thần và là động lực
cho sự phát triển. Đó chính là tiềm năng sáng tạo của con người, của nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh để thành phố hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai
đoạn mới. Việc cần phải tiếp tục khơi dậy và phát huy một cách hiệu quả cao
nhất “bản lĩnh kiên cường, khí phách hiên ngang…; trí tuệ thông minh, tinh
thần ham học, tính năng động sáng tạo, khả năng hợp tác cao và tài ứng biến
khôn lường luôn thích ứng với hoàn cảnh…; phong cách phóng đạt, tinh thần
nghĩa hiệp và giao lưu với bên ngoài…; đầu óc thực tế cùng với phương pháp
tính toán đến “năng suất - chất lượng - hiệu quả…” [170, tr.20 - 21] trong quá
trình xây dựng con người mới để hình thành nên những phẩm chất, năng lực,

kỹ năng, phong cách… đáp ứng yêu cầu và phục vụ thành công cho quá trình
phát triển thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề cấp thiết và cơ bản. Vì vậy, song
song với việc phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì
cần phải biết “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh
thần mang nét đặc trưng của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh” [189], biến
chúng trở thành một trong những nguồn lực nội sinh quan trọng, đảm bảo
thắng lợi toàn diện quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành
phố Hồ Chí Minh.
Với tất cả những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề “Giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm luận án tiến sĩ Triết học của mình.


4

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Do tính chất đặc biệt phong phú và đặc sắc của lĩnh vực văn hóa và bản
sắc văn hóa dân tộc cũng như vai trò quan trọng về nhiều mặt của bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước nói chung và thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng, từ trước đến nay đã đi sâu nghiên cứu từng
phương diện, từng vấn đề văn hóa nói chung, văn hóa ở thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng khác nhau. Có thể khái quát công trình đó theo các góc độ
nghiên cứu chính như sau:
Các công trình nghiên cứu vấn đề lý luận chung về văn hóa, bản sắc
văn hóa dân tộc và vai trò bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đối với sự
nghiệp phát triển đất nước. Theo hướng nghiên cứu này, có thể thấy nổi bật
lên các công trình sau:
Ở nước ngoài, có khá nhiều công trình nghiên cứu tập trung trình bày
những vấn đề về đặc điểm, tính chất và quy luật vận động của văn hóa, vị trí
và vai trò của văn hóa trong phát triển cũng như những yếu tố xác định bản

sắc văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia và vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc.
Đầu tiên, phải nói đến công trình Văn hóa nguyên thủy của E.B.Tylor, công
bố vào năm 1871, chính thức khẳng định ngành khoa học văn hóa, xác định văn
hóa là đối tượng nghiên cứu của một chuyên ngành độc lập. Đồng thời tác phẩm
của E.B.Tylor đã nêu ra sự phát triển của loài người qua các thời kỳ là sự phát
triển về các nền văn hóa lớn. Sau đó, lĩnh vực văn hóa thu hút rất nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm và thảo luận. Từ năm 1967 đến năm 1983, tổ chức
UNESCO đã tổ chức khoảng 10 hội nghị Liên chính phủ thảo luận về sự tham gia
của văn hóa vào phát triển. Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, Phrăngxoa
Prutxơ (Francois Perroux) – giáo sư người Pháp đã tập trung một số nhà lý luận có
tên tuổi của UNESCO để viết cuốn “Triết lý của sự phát triển” (Pour Une
Philosophie du Noveau Développement) đã chỉ ra những sai lầm trong quan niệm
về phát triển trước kia và xây dựng một khung lý thuyết phát triển với vai trò của
các nhân tố văn hóa. Đến năm 1982, tại Mêhicô, Hội nghị thế giới về chính sách


5

văn hóa vì sự phát triển đã được diễn ra. Với ý nghĩa phải tôn trọng, bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc trên thế giới. Và ngày 8 tháng 12 năm
1986, Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 41/187 tuyên bố Thập kỷ 1988 1997 là Thập kỷ thế giới vì sự phát triển văn hóa, trong đó nhấn mạnh vị trí và vai
trò của văn hóa trong phát triển, khẳng định và đề cao bản sắc văn hóa dân tộc.
Việc nghiên cứu lý luận văn hóa mácxit là cơ sở cho việc xây dựng nền văn
hóa xã hội chủ nghĩa, trong ba thập niên cuối của thế kỷ XX, đã cho ra đời
những công trình khoa học lớn như: “Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin” do
Acnônđốp A.I chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1991 ; “Tính kế thừa
trong sự phát triển văn hóa trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội” của Cairan
V.I, Mátxcơva, 1977. Và tiêu biểu là tác phẩm “Văn hóa học” của V.M. Rôđin
do Nhà xuất bản Khoa học Mátxcơva,1998. Cuốn sách đã trình bày các nguyên
lý cơ bản, kiến thức nền tảng của khoa học văn hóa, cung cấp cho người đọc

những phương pháp tư duy và năng lực nghiên cứu về văn hóa. Đặc biệt, tác giả
đề cập đến những mối liên hệ lẫn nhau giữa các nền văn hóa khác nhau cấu
thành nền văn hóa hiện đại. Nền văn hóa hiện đại đó là vô số nền văn hóa có bản
sắc riêng, đang đối thoại và tác động qua lại với nhau, diễn ra không những theo
trục thời gian hiện đại mà còn theo trục “quá khứ - tương lai”.
Bên cạnh những nhà nghiên cứu lý luận mácxit đã có những công trình
của Anvin Toplơ (Alvin Toffler) và Hâyđi Toplơ (Heidi Toffler) với “Tạo
dựng nền văn minh mới: Chính trị của làn sóng thứ ba” (Creating a New
Civilization: The Politics of the Third Wave, Turner Publishing, 1995). Các
tác giả đã khẳng định vai trò không thể thiếu được của văn hóa truyền thống
trong quá trình phát triển. Samuen Hungtintơn (Samuel Huntington) với “Sự
va chạm của các nền văn minh” (The Clash of Civilizations and the
Remaking of World Order, 1996). Công trình này đã đề cập đến những yếu tố
xác định bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia và vị trí của bản sắc văn
hóa dân tộc.


6

Ở trong nước, các công trình nghiên cứu về văn hoá và bản sắc văn hoá
dân tộc có thể phân ra thành hai nhóm cơ bản sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về văn hóa và vai trò của văn hóa
đối với sự phát triển. Đặc biệt là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng
và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, xác định: văn hóa vừa là mục tiêu,
vừa là động lực phát triển của sự phát triển kinh tế - xã hội, việc nghiên cứu
về văn hóa và vai trò của văn hóa khá sâu rộng và đồ sộ, với những công trình
nghiên cứu tiêu biểu:
Tổng tập “Khái niệm và quan niệm về văn hóa” do Viện Văn hóa ấn
hành năm 1986, bao gồm những tham luận của các nhà nghiên cứu được
tuyển chọn qua Hội thảo khoa học chủ đề “Về khái niệm và quan niệm văn

hóa” do Viện Văn hóa tổ chức tại Hà Nội. Nói chung, trong tập sách này đều
thống nhất ở một điểm, rằng văn hóa là một khái niệm rất giao động về nghĩa
và ở góc độ tiếp cận của mình, mỗi tác giả đều cố gắng đưa ra một quan niệm
về văn hóa. Các quan niệm này có nhiều đặc trưng tương đồng nhưng cũng có
không ít những điểm khác biệt. Qua đó, giúp cho việc nghiên cứu khái niệm
văn hóa được toàn diện hơn, rõ hơn.
“Văn hóa xã hội chủ nghĩa” của tập thể các nhà khoa học thuộc Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã biên soạn tập bài giảng, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 1986; “Vấn đề văn hóa và phát
triển” của Hoàng Trinh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; “Cơ
sở văn hóa Việt Nam” do Trần Quốc Vượng chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục
xuất bản năm 1998; “Văn hóa trong nhận thức duy vật lịch sử của C.Mác”
của Nguyễn Huy Hoàng, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản năm
2000; “Văn hóa dân tộc một số vấn đề triết học” của TS. Hoàng Văn Lương,
Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, xuất bản năm 2002; “Nhận thức văn hóa Việt
Nam” của GS,TS.Nguyễn Duy Quý, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2008,
“Văn hóa vì phát triển” của Phạm Xuân Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Hà Nội, xuất bản năm 2005; “Văn hóa và phát triển” của Đỗ Huy, Nhà xuất


7

bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2005; “ Quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin về văn hóa” do Phạm Duy Đức chủ biên, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2007; “Văn hóa Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” do Nguyễn Chí Bền (chủ biên), Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010; “Văn hóa Việt Nam trên con đường đổi
mới những thời cơ và thách thức” của GS,TS. Trần Văn Bính, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010; “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
văn hóa, văn nghệ những mốc phát triển”, Hội đồng Lý luận Văn học, Nghệ

thuật Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011; “Vấn đề
phát triển văn hóa (qua văn kiện Đại hội lần thứ XI) ” do TS. Đỗ Ngọc Anh
và TS. Đỗ Thị Minh Thúy (chủ biên), Nhà văn hóa Thông tin & Viện Văn
hóa, 2013; “Phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội” của
TS. Trần Thị Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014... Các
công trình đã phát triển việc nghiên cứu văn hóa trên cơ sở của triết học Mác
qua đó luận giải về mặt lý luận những vấn đề: khái niệm, bản chất, đặc điểm
của văn hóa và khẳng định văn hóa đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, văn
hóa không chỉ là nền tảng tinh thần, mục tiêu mà còn là động lực phát triển
kinh tế - xã hội.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
và vai trò của bản sắc văn hóa dân tộc đối với sự phát triển đất nước. Hàng
loạt hội thảo khoa học, các công trình nghiên cứu, các bài viết của các nhà
khoa học về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và vai trò của nó đối với sự
phát triển của đất nước đã được triển khai thực hiện và công bố, trong đó nổi
lên một số công trình sau:
“Bản sắc dân tộc của văn hóa" của GS,TS. Đỗ Huy, Nhà xuất bản Văn
hóa, 1990; “Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc” của Trần Ngọc Thêm, Nhà xuất
bản thành phố Hồ Chí Minh, 1997; “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc vai trò của nghiên cứu và giáo dục" tập trung nhiều tác giả, Nhà xuất bản


8

thành phố Hồ Chí Minh, 1999; “Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn
hóa" của GS,VS. Hoàng Trinh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
(2000); “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của GS. Phan Ngọc, Nhà xuất bản Văn
học, 2002; “Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam - Mấy vấn đề lý
luận và thực tiễn" do PGS,TS. Thành Duy (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2006… Các tác giả đã tập trung bàn về khái niệm, bản chất,
đặc trưng, những điều kiện hình thành bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và vai
trò của nó đối với sự phát triển của đất nước hiện nay.
Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Triết học với công
trình: “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 với tập thể các
tác giả GS,TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, TS. Phạm Văn Đức, TS. Hồ Sĩ Quý.
Xuất phát từ quan điểm phát triển biện chứng của lịch sử và quan điểm triết học
văn hóa, các tác giả đã phân tích làm sáng rõ những nét cơ bản về giá trị truyền
thống được thể hiện qua mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống với phát triển.
Đó còn là bài báo “Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của văn hóa” của tác
giả Trần Chí Mỹ, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số 12 - 2000, trang 27 - 29;
hay bài “Về việc giữ gìn và phát huy “bản sắc dân tộc” “bản sắc văn hóa””
của tác giả Đỗ Nam Liên, tạp chí Khoa học xã hội, số 4 (80) - 2001; bài “Giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” của tác giả Chu Thái Thành, tạp chí
Khoa học xã hội - 2007… Trên cơ sở phân tích hiểu rõ thuật ngữ “bản sắc dân
tộc” và “bản sắc văn hóa”, thông qua quy luật vận động của bản sắc văn hóa
dân tộc, từ đó các tác giả đã chỉ ra tính tất yếu và tầm quan trọng đặc biệt của
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ phát triển
mới của đất nước, coi đó là nhân tố bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững
của Việt Nam.
Đề tài cấp nhà nước KX.03.14/06 - 10 mang tên “Bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập” một
phần trong nội dung trên là cuốn sách “Những giá trị văn hóa truyền thống


9

Việt Nam” của tập thể tác giả do GS,TS. Ngô Đức Thịnh làm chủ biên, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Với việc kế thừa kết quả nghiên

cứu của người đi trước, mặt khác nghiên cứu đặt trong bối cảnh khu vực và
toàn cầu hiện nay, nhóm tác giả đã trình bày và sắp xếp rất cụ thể một hệ giá
trị tổng quát truyền thống Việt Nam. Đồng thời đi sâu nghiên cứu các giá trị
văn hóa thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống dân tộc.
“Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”
của TS. Phạm Thanh Hà, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011. Từ
việc phân tích cơ sở hình thành, những đặc điểm và nhấn mạnh vai trò qua
trọng của việc giữ gìn bản sắc dân tộc; đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và
những tác động hai mặt của toàn cầu hóa, tác giả đã đề ra những định hướng và
giải pháp chủ yếu nhẳm gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam, phát
triển lành mạnh con người, xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.
Các công trình nghiên cứu lịch sử - văn hóa của vùng đất Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh và vai trò của văn hóa truyền thống đối với sự
phát triển của thành phố. Trong những năm qua, đã thu hút rất nhiều nhà
nghiên cứu đi sâu vào nhiều phương diện, nhiều vấn đề khác nhau đặc biệt là
văn hóa truyền thống và vai trò của nó đối với sự phát triển của thành phố Hồ
Chí Minh. Có thể khái quát các công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh chia thành hai nhóm cơ bản như sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về lịch sử - văn hóa và con người
của vùng đất bậc nhất Nam Bộ. Một bức tranh tổng thể về đặc điểm văn hóa
và con người thành phố Hồ Chí Minh sẽ được khắc họa rõ nét qua các công
trình tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này như sau:
Công trình “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức; Bộ sách
được dâng lên vua Minh Mệnh vào năm Canh Thìn (1820), là bộ sách địa chí
đầu tiên ghi chép về núi sông, con người, phong tục tập quán, thổ sản… thuộc
vùng đất Nam Bộ. Gia Định thành chỉ chung cho cả miền Nam Bộ (trước
1836), chia thành năm trấn mà trong đó trấn Phiên An - Bến Nghé, Sài Gòn


10


“là nơi đô hội lớn của đất Gia Định, cả nước không nơi nào bằng” [138,
tr.150]. Bộ sách cổ đã chứa đựng một nguồn sử liệu phong phú, đa dạng và rất
đáng quý về nhiều phương diện: Địa lý, khí hậu, thành trì, văn hóa, kinh tế xã hội… của miền Nam Bộ nói chung và đặc biệt là trấn Phiên An nói riêng.
Công trình “Sài - Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh” của Ban liên lạc đồng
hương thành phố Sài Gòn, Nhà xuất bản Sài Gòn giải phóng”, 1971. Là cuốn
sách khái quát về lịch sử hình thành của vùng đất và những năm tháng mà
thành phố trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
qua đó thấy được truyền thống đấu tranh kiên cường, dũng cảm, quyết liệt và
sáng tạo của đồng bào, chiến sĩ Sài Gòn anh hùng bất khuất.
Công trình “Lịch sử khẩn hoang miền Nam (Biên khảo) của Sơn Nam,
Nhà xuất bản Trẻ (tái bản lần thứ nhất), 2014. Tác giả đã phát họa nên hình
ảnh lưu dân Việt những ngày tháng khẩn hoang lập nghiệp tại vùng đất mới
trong cuộc hành trình Nam tiến. Qua đó, thấy được ưu thế của vùng đất Bến
Nghé, Sài Gòn - nòng cốt của Gia Định trong quá trình hình thành và phát
triển để trở thành trung tâm bậc nhất của cả vùng Nam Bộ.
Công trình “Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh” do GS. Trần Văn
Giàu, Trần Bạch Đằng, GS. Nguyễn Công Bình đồng chủ biên, Nhà xuất bản
thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1987, gồm 4 tập. Bộ sách đã khái quát
về lịch sử truyền thống trên nhiều mặt của thành phố, đóng góp thêm những
tư liệu mới, có giá trị, góp phần khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con
người thành phố qua các thời kỳ lịch sử. Đặc biệt, bộ sách đã làm rõ một cách
có hệ thống tinh thần sáng tạo về lĩnh vực văn hóa vật chất và tinh thần của
nhân dân thành phố, tiếp thêm nguồn sức mạnh tinh thần cho nhân dân thành
phố vững bước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Công trình “Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX - những vấn đề
lịch sử - văn hóa” do PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa và TS. Lê Hồng Liêm đồng
chủ biên, Nhà xuất bản Trẻ, 2000. Các tác giả đã khái quát nên những chặng
đường lịch sử và bản lĩnh văn hóa của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh trong



11

thế kỷ XX, là nơi hội tụ và giao thoa giữa văn hóa Đông Tây - Nam Bắc… tạo
nên nét văn hóa đặc sắc của thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách đã góp phần tìm
ra, nhận định và đánh giá những vấn đề lịch sử - văn hóa ở Sài Gòn - Thành phố
Hồ Chí Minh trong thế kỷ XX và định hướng cho sự phát triển ở tương lai.
Công trình “Miền Đông Nam Bộ con người văn hóa” của Phan Xuân Biên,
Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. Con người - chủ
nhân của Đông Nam Bộ xưa và nay là ai? Chân dung của họ như thế nào? Họ đã
thích ứng với thiên nhiên đại ngàn ở đó qua bao thời kỳ lịch sử như thế nào? Họ
đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa gì cho mình, cho cả vùng và cả nước? Cuốn
sách đã góp phần làm rõ một phần nào của những câu hỏi trên.
Công trình “Đất Gia Định - Bến Nghé xưa và người Sài Gòn” của Sơn
Nam, nhà xuất bản Trẻ, 2005. Tác giả với cách viết rất Nam Bộ đã đưa ra cái
nhìn khá toàn diện về vùng đất Nam Bộ với một tên gọi thân thuộc là Gia
Định. Và đi từ không gian đất Gia Định đến không gian Bến Nghé xưa để
thấy rõ nhất về đất và người Sài Gòn - gần như là đại diện tính cách của người
Nam Bộ trong quá trình mở đất cho đến nay. Qua đó, giúp người đọc hiểu
hơn về đất và người Sài Gòn - Bến Nghé xưa để hiểu rõ về đất và người thành
phố Hồ Chí Minh hôm nay.
Công trình “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ”, Kỷ
yếu hội thảo lần thứ 2, Hà Nội, 2009. Là đề án Khoa học cấp nhà nước đã đạt
được kết quả nhất định cho việc nghiên cứu về quá trình hình thành và phát
triển vùng đất Nam Bộ nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng từ thời
tiền sử cho đến ngày nay. Vùng đất Nam Bộ, một không gian lịch sử - văn hóa
mà trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh với sự hình thành và phát triển đã trở
thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa mang đầy sức sống và tính năng
động trong sự phát triển và hội nhập quốc tế của vùng cũng như của cả nước.
Thứ hai, các công trình viết về những giá trị văn hóa truyền thống với sự
phát triển của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Nhìn nhận và đánh giá vai trò

của những giá trị văn hóa truyền thống đối với sự phát triển của thành phố đã


×