Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

Đối chiếu cấu trúc ngữ pháp của cú bị bao trong tiếng việt và tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 225 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC NGỮ PHÁP
CỦA CÚ BỊ BAO
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC NGỮ PHÁP
CỦA CÚ BỊ BAO
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số:
62220110
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học
1. TS. HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH
2. TS. NGUYỄN THỊ KIỀU THU


Phản biện độc lập
1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐẠT
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ VIỆT THANH
Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP
Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN VĂN TÌNH
Phản biện 3: PGS.TS. NGUYỄN CƠNG ĐỨC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


1

MỤC LỤC
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY ………………………………………………….

5

PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………...

7

1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………..

7

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ………………………………………........

9

3. Mục đích nghiên cứu


………………………………………………..

11

4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ……………………………………… .…

11

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………

13

6. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………..

15

7. Bố cục của luận án

………………………………………………

16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÚ BỊ BAO …………………………..

17

1.1. Các quan điểm trong việc nghiên cứu cú bị bao

……………………


17

1.1.1. Về việc nghiên cứu cú bị bao trong câu tiếng Việt ………………

17

1.1.2. Về việc nghiên cứu cú bị bao trong câu tiếng Anh ………………

29

1.2. Cú bị bao trong câu tiếng Việt

………………………………………

34

1.2.1. Định nghĩa và các thuật ngữ ………………………………………

34

1.2.2. Phân biệt cú bị bao, cú không bị bao, và danh ngữ ………………

36

1.2.3. Cú bị bao làm chủ ngữ ………..…………………………………

39

1.2.4. Cú bị bao làm vị ngữ ………………………………………………


40

1.2.5. Cú bị bao làm bổ ngữ………………………………………………

41

1.2.6. Cú bị bao làm định ngữ

42

…………………………………………


2

1.2.7. Cú bị bao làm trạng ngữ …………………………………………
1.3 Cú bị bao trong câu tiếng Anh

45

………………………………………

46

1.3.1. Định nghĩa và các thuật ngữ ………………………………………

46

1.3.2. Phân biệt cú bị bao và cú không bị bao


…………………………

47

….………………………………………

49

………………………………………..

53

………………………………………

56

1.4. Tiểu kết …………………………………………………………………

60

1.3.3. Cú bị bao làm chủ ngữ
1.3.4. Cú bị bao làm bổ ngữ
1.3.5. Cú bị bao làm định ngữ

CHƯƠNG 2:

ĐỐI CHIẾU CÚ BỊ BAO TRONG CÂU TIẾNG VIỆT
VÀ CÂU TIẾNG ANH …………………………………..


2.1. Cú bị bao làm thành phần trong câu tiếng Việt

61

……………………

61

2.1.1. CBB làm chủ ngữ ………………………………………….

61

2.1.2. CBB làm vị ngữ ……………………………………………

66

2.1.3. CBB làm bổ ngữ …………………………………………..

67

2.1.4. CBB làm định ngữ ………………………………………..

73

2.1.5. CBB làm trạng ngữ

75

……………………………………...


2.2. CBB làm thành phần trong câu tiếng Anh

……………………………

77

2.2.1. CBB làm chủ ngữ ………………………………………….

77

2.2.2. CBB làm bổ ngữ …………………………………………..

81

2.2.3. CBB làm định ngữ ………………………………………..

89

2.3. Đối chiếu cấu trúc nội tại của CBB tiếng Việt và tiếng Anh ……

95

2.3.1. Sự tương đồng ……………………………………………

96

2.3.2. Sự khác biệt ……………………………………………….

99



3

2.4. Đối chiếu CBB làm thành phần trong câu tiếng Việt
và tiếng Anh ……………………………………………………..

100

2.4.1. CBB làm chủ ngữ

………………………………………..

100

2.4.2. CBB làm vị ngữ …………………………………………..

105

2.4.3. CBB làm bổ ngữ …………………………………………..

106

2.4.4. CBB làm định ngữ ………………………………………..

109

2.4.5. CBB làm trạng ngữ ……………………………………….

112


2.5. Tiểu kết …………………………………………………………

114

CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CÂU CÓ CHỨA
CÚ BỊ BAO TỪ VIỆT SANG ANH VÀ TỪ ANH SANG VIỆT……
3.1. Dẫn nhập

116

……………………………………………………

116

3.2. Chuyển dịch CBB làm chủ ngữ ………………………………..

118

3.2.1. Chuyển dịch Việt – Anh (tV1 → tA2) ……………………

118

3.2.2. Chuyển dịch Anh – Việt (tA1 → tV2 )……………………

135

3.3. Chuyển dịch CBB làm vị ngữ ………………………………….

139


3.4. Chuyển dịch CBB làm bổ ngữ ………………………………….

143

3.4.1. Chuyển dịch Việt – Anh (tV1 → tA2) ……………………

143

3.4.2. Chuyển dịch Anh – Việt (tA1→ tV2)………………………

174

3.5. Chuyển dịch CBB làm định ngữ ……………………………….

181

3.5.1. Chuyển dịch Việt – Anh (tV1 → tA2) ……………………

181

3.5.2. Chuyển dịch Anh – Việt (tA1 → tV2) ……………………

191

3.6. Chuyển dịch CBB làm trạng ngữ ……………………………….

201


4


3.7. Tiểu kết ………………………………………………...............

207

KẾT LUẬN………………………...………………………………………..

208

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ……………………...

211

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………….

212


5

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
CBB:

Cú bị bao

B:

Bổ ngữ

Comp:


Complementizer

C:

Chủ ngữ của câu

c:

Chủ ngữ của CBB

Dt/Dn:

Danh từ hoặc Danh ngữ

Đ:

Định ngữ

T:

Trạng từ

tA1:

Bản gốc tiếng Anh

tA2 :

Bản dịch tiếng Anh


tV1:

Bản gốc tiếng Việt

tV2:

Bản dịch tiếng Việt

V:

Vị ngữ của câu

v:

Vị ngữ của cú bị bao

Vt:

Vị từ

/:

Phân chia chủ ngữ và vị ngữ của cú bị bao

// :

Phân chia chủ ngữ và vị ngữ của câu

[x]:


x: số thứ tự tài liệu tham khảo trong thư mục

[x, y]:

x: số thứ tự tài liệu tham khảo trong thư mục
y: số trang của tài liệu tham khảo

(x, y)

x: số thứ tự của nguồn ngữ liệu minh họa trong thư mục


6

y: số trang của ngữ liệu minh họa
<x>

x : số thứ tự các câu ví dụ minh họa khảo sát dịch thuật


7

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do thực tiễn
Ngôn ngữ là thành tựu vô cùng quan trọng của văn minh nhân loại. Trải
qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nhân loại, ngơn
ngữ ngày càng hồn thiện và phong phú hơn. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con người, là công cụ để con người tư duy và nhận thức. Mỗi dân tộc có

ngơn ngữ khác nhau và mỗi ngơn ngữ có vốn từ và cấu trúc cú pháp khác nhau. Người
bản ngữ thường dễ dàng giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ thật trôi chảy mà khơng cần quan
tâm gì đến cú pháp hay trật tự từ của câu. Từ vựng và cú pháp của tiếng mẹ đẻ ăn sâu
và tồn tại tự nhiên trong tư duy của mỗi người bản ngữ. Kết quả nghiên cứu của
Doukas T. [68] về khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ em cho thấy rằng trẻ từ 2,5 đến 3
tuổi có thể hiểu và sử dụng câu phức tùy theo hồn cảnh và mục tiêu giao tiếp. Cịn
theo Phan Thiều [43], khi trẻ đến 4 – 5 tuổi thì việc nắm những vấn đề cơ bản của ngữ
pháp tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp coi như hoàn thành. Tất nhiên việc này có ảnh hưởng
ít nhiều đến việc học ngoại ngữ. Có nhiều người sử dụng một ngoại ngữ nào đó hồn
tồn dựa trên cấu trúc ngữ pháp và văn phong của tiếng mẹ đẻ để kết nối các từ ngữ lại
với nhau. Điều này dẫn đến việc nói và viết sai ngữ pháp khi giao tiếp bằng ngoại ngữ
đang học. Ví dụ như khơng ít sinh viên Việt Nam học tiếng Anh viết câu ‘Mưa lớn
hôm qua làm đường trơn trượt.’ bằng tiếng Anh như sau ‘It rained heavily yesterday
made the roads slippery.’
Mà lẽ ra câu đúng phải là:
That it rained heavily yesterday made the roads slippery.
hay:

The yesterday’s heavy rain made the roads slippery.


8

Phải chăng những lỗi mà người học thường hay mắc phải này là do họ
chưa nắm vững những cấu trúc cú pháp của câu tiếng Anh và quan trọng hơn là không
nắm được đặc điểm tư duy của người bản ngữ nói tiếng Anh thể hiện trong ngơn ngữ.
Tuy câu tiếng Việt và tiếng Anh có một số cấu trúc giống nhau, nhưng vẫn có những
điểm khác biệt trong câu ghép, câu phức, hoặc câu nhiều tầng. Để khắc phục được
những lỗi cú pháp, người học tiếng cần phải nắm vững cấu trúc câu của cả tiếng mẹ đẻ
và ngoại ngữ mà họ đang học.

Qua thực tiễn giảng dạy, chúng tôi thấy cần phải giúp học viên người
Việt học tiếng Anh cũng như người nước ngoài học tiếng Việt, hiểu rõ được những
điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc cú pháp của cả hai ngôn ngữ và biết cách
phân tích câu dựa vào các thành phần và những mối quan hệ của các thành phần trong
câu, có thể nắm bắt cấu trúc cú pháp để sử dụng câu một cách hiệu quả, tích cực trong
q trình học tiếng. Đây khơng chỉ là điều tâm huyết mà cịn là nỗi trăn trở của các nhà
ngôn ngữ học.

1.2. Lý do khoa học
Chúng ta phải thừa nhận rằng việc nghiên cứu câu có chứa cụm chủ - vị
làm thành phần là rất cần thiết và hữu ích cho việc thực hành sử dụng tiếng và phân
tích cấu tạo của câu, nhất là với loại ngơn ngữ đơn lập, khơng biến hình như tiếng Việt.
Vả lại, việc đưa một CBB vào làm thành phần câu cần phải có những quy tắc ngữ pháp
bắt buộc, mang tính đặc thù của từng ngơn ngữ, và thường khơng giống nhau giữa các
ngơn ngữ. Vì vậy việc nghiên cứu đối chiếu CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh rất
quan trọng trong việc dạy và học tiếng, cũng như dịch thuật. Hơn thế nữa, trong
chương trình ngữ pháp tiếng Việt mà nhà trường giảng dạy từ trước tới nay cấu trúc cú
pháp cơ bản là cấu trúc chủ - vị.


9

Chúng tơi nhận thấy cần phải có cơng trình nghiên cứu chuyên sâu hơn
về CBB trong tiếng Việt và tiếng Anh, phân tích cấu trúc cú pháp, so sánh, đối chiếu
những điểm tương đồng và khác biệt của CBB trong hai ngôn ngữ nhằm giúp cho việc
học tiếng dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời cũng cần phải có khảo sát dịch thuật
CBB để góp phần vào lý thuyết dịch Việt-Anh, Anh-Việt đang ngày càng cần thiết
trong quá trình phát triển và hội nhập toàn cầu hiện nay.
So sánh, đối chiếu cấu trúc cú pháp của tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ đang
học là một trong những cách tốt nhất giúp cho việc dạy và học tiếng hiệu quả hơn và

đây là việc làm mang ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học.
Tuy nhiên, trong chừng mực và giới hạn của luận án, chúng tôi chỉ
nghiên cứu cú bị bao (CBB), hay nói cách khác là cụm chủ - vị giữ chức năng chủ ngữ,
vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, và định ngữ trong câu.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài luận án là “Đối chiếu
cấu trúc ngữ pháp của cú bị bao trong tiếng Việt và tiếng Anh”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cú pháp giữ vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học
ngơn ngữ, mà trong đó câu là thành phần cốt lõi.
Các trường phái ngữ pháp truyền thống, tạo sinh, miêu tả hay chức năng đều
nghiên cứu câu và các thành phần của câu. Với những cấu trúc đa dạng và phức tạp,
câu trong tiếng Việt luôn là đối tượng thu hút sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học.
Các nghiên cứu về CBB xuất hiện vào khoảng thập niên 30 của thế kỉ XX với các tác
giả như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phan Khơi… Có thể nói nghiên cứu câu tiếng Việt
lúc này chịu ảnh hưởng các khuôn mẫu của ngữ pháp châu Âu và cấu trúc câu tiếng
Pháp rất nhiều. Về sau, do tiếp thu được nhiều thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ học ở


10

các nước, nên các nhà Việt ngữ học dần dần thay đổi quan điểm nghiên cứu. Họ nghiên
cứu cấu trúc câu tiếng Việt theo cách tiếp cận ngữ pháp truyền thống, phân tích câu
dựa trên kết cấu chủ-vị và đặt biệt chú trọng đến các trường hợp kết cấu chủ-vị làm
nòng cốt câu (CBB). Tiếng Việt phong phú và là ngơn ngữ đơn lập, khơng biến hình
nên có một số câu khơng thể phân tích theo kết cấu chủ-vị. Do đó, một số nhà Việt ngữ
học chọn cách phân tích câu theo cách tiếp cận ngữ pháp chức năng. Dù họ nghiên cứu
theo quan điểm nào họ đều thừa nhận vai trò quan trọng của CBB trong cấu trúc câu.
Các nhà Việt ngữ học đã có những nghiên cứu về CBB như: Phan Khôi [31]
Trần Trọng Kim [31] Bùi Đức Tịnh [44] Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê [10],

Lưu Vân Lăng [32, 33], Cao Xuân Hạo [19, 20, 21, 22], Nguyễn Tài Cẩn [8, 9], Mai
Ngọc Chừ [11, 12], Vũ Đức Nghiệu [11, 37], Hoàng Trọng Phiến [11, 38], Nguyễn
Thiện Giáp [14, 15, 16, 17, 18], Nguyễn Văn Hiệp [23, 24, 25, 37, 44], Nguyễn Minh
Thuyết [17, 44, 45] , Diệp Quang Ban [2, 3, 4, 5, 6, 7], Nguyễn Chí Hịa [26], Vũ Thị
Ân, Nguyễn Thị Ly Kha [1], Đỗ Thị Kim Liên [34, 35], Nguyễn Thị Lương [36], Lê
Xuân Thại [39], Nguyễn Kim Thản [40, 41], Phan Thiều [43].
Tiếng Anh là ngơn ngữ biến hình nên việc phân tích cấu trúc câu và thành phần
câu phải dựa trên cách biến thể của vị từ chính. Nhiều nhà ngơn ngữ học cũng rất quan
tâm đến câu và các thành phần bị bao trong câu tiếng Anh như Bas Aart [65], Collins
Cobuild [67], Edward Finegan [70], George Yule [72], Howard Jackson [75], James
David McCawley [77], Peter Collins and Carmelle Hollo [89], Michael Swan [86],
Rodney Huddleston [91], Ronald Carter, Michael McCarthy [92], Robert D. Borsley
[93], Robert D. Van Valin JR [94], Peter W. Culicover [90], Roderick A. Jacobs [95],
Victoria Fromkin, Robert Rodman [96]…. Họ cũng nghiên cứu CBB theo cách tiếp cận
ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp chức năng.
Nói tóm lại, cấu trúc câu và các thành phần trong câu là mối quan tâm của nhiều
nhà ngôn ngữ học. Tuy nhiên, theo như tìm hiểu của chúng tơi thì chưa có nghiên cứu


11

nào so sánh đối chiếu CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh trên phương diện cấu trúc
cú pháp và khảo sát việc dịch thuật. Các nghiên cứu ngữ pháp trước đây chỉ đề cập đến
CBB một cách ngắn gọn, hoặc một phần. Chúng tôi thực hiện luận án này trên cơ sở kế
thừa và tiếp bước các nghiên cứu ngữ pháp nhưng chuyên sâu hơn về CBB trong câu
tiếng Việt và tiếng Anh.

3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi thực hiện luận án này với mục đích
- Khảo sát vị trí và chức năng của CBB trong câu tiếng Việt và câu tiếng

Anh để biết được khả năng hành chức của CBB.
- Phân tích và đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc
cú pháp của CBB nhằm giúp người học tiếng nắm vững cấu trúc cú pháp tinh tế và
phức tạp của CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh.
- Khảo sát cách chuyển dịch CBB Việt-Anh và Anh-Việt để khát quát hóa
cách thức chuyển dịch CBB Việt-Anh và Anh-Việt.
- Góp phần khẳng định sự ảnh hưởng của đặc điểm loại hình ngơn ngữ của
tiếng Việt (ngơn ngữ đơn lập, khơng biến hình) và tiếng Anh (ngơn ngữ biến hình) đến
sự khác biệt trong kết cấu cú pháp của câu có chứa CBB trong hai ngơn ngữ.

4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
4.1. Ý nghĩa khoa học
Chúng tơi thực hiện luận án với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu,
phân tích câu - đơn vị cú pháp quan trọng nhất trong bất kỳ ngôn ngữ nào.


12

Luận án này là một bước nghiên cứu nối tiếp các nghiên cứu về câu nhưng
theo hướng chuyên sâu hơn về CBB, so sánh và đối chiếu những điểm tương đồng và
khác biệt của CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh, bổ sung thêm tư liệu cho việc
học tập, biên soạn sách ngữ pháp, nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Anh mà
trong đó câu là đơn vị bậc cao nhất.
Luận án chỉ ra sự khác biệt về loại hình được thể hiện trong cấu trúc ngữ
pháp của câu chứa CBB trong tiếng Việt và tiếng Anh.
Phần khảo sát dịch thuật CBB Việt – Anh và Anh – Việt trong các tác phẩm
văn học có thể đóng góp thêm cho lý thuyết dịch thuật hiện đang được nhiều người
quan tâm.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đối với ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, vị từ trong câu biến hình theo
thức, thì, và thể của câu, ngơi và số của chủ ngữ thì việc xác định thành phần của câu ít
gặp khó khăn. Cịn đối với tiếng Việt – ngơn ngữ đơn lập, khơng biến hình- thì việc
xác định các thành phần câu đôi khi không đơn giản. Chúng ta phải nhận biết và hiểu
quan hệ cú pháp chúng ta mới có thể hiểu đúng câu, nói và viết được câu đúng. Nhờ
vào kết quả so sánh đối chiếu, người học tiếng thấy được những điểm tương đồng và
khác biệt trong cấu trúc câu có chứa CBB của tiếng Việt và tiếng Anh để có thể sử
dụng CBB một cách chính xác và hiệu quả khi giao tiếp.
Luận án được thực hiện nhằm giúp cho người học tiếng có được kiến
thức vững chắc về cấu trúc CBB mà người bản ngữ biết và sử dụng một cách tự nhiên,
mặc định nhưng lại gây một số khó khăn nhất định đối với người đang học ngôn ngữ
này như một ngoại ngữ, và giúp họ tránh được những lỗi sai khi sử dụng câu có từ hai
kết cấu chủ-vị trở lên.


13

Luận án góp phần mang lại những ứng dụng thực tiễn trong công tác
giảng dạy, học tập, và dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Anh hay ngược lại.
Bên cạnh đó hiện nay đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập quốc tế, nhu
cầu học ngoại ngữ ngày càng cao, đặc biệt là việc học tiếng Anh. Trong quá trình hội
nhập, vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc là điều rất quan trọng và chúng ta phải thực hiện
một cách nghiêm túc. Mà “ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc” (W.Humboldt). Có kiến
thức tiếng mẹ đẻ chuẩn xác, hiểu rõ những nét giống nhau và phân biệt được những sự
khác nhau của tiếng Việt và ngoại ngữ đang học cũng là góp phần giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Dù kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ là một phần trong vốn kiến thức ngữ
pháp phong phú, phức tạp của tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi mong muốn rằng luận
án này có thể góp phần giúp ích cho người học tiếng.


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu cấu trúc cú pháp của CBB trong câu tiếng
Việt và tiếng Anh, phân tích CBB giữ chức năng chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ,
và định ngữ trong câu nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của CBB trong
hai ngôn ngữ này.
Luận án hướng đến việc khái quát hóa cách chuyển dịch CBB từ tiếng
Việt sang tiếng Anh và ngược lại.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận án này, chúng tôi dựa trên quan điểm của các tác giả Nguyễn
Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (phần tiếng Việt) và Roderick A. Jacobs (phần tiếng
Anh) về CBB để nghiên cứu và phân tích vai trị, vị trí và chức năng của CBB trong


14

câu vì các tác giả này có những nghiên cứu về CBB rất chi tiết so với các tác giả khác.
Cụ thể là dựa trên quan điểm của các công trình sau:
-

Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu
tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

-

Roderick A. Jacobs (1995), English Syntax – A grammar for English
Language Professionals, Oxford University Press.

Để khát quát hóa cách chuyển dịch cấu trúc cú pháp CBB và CBB làm
thành phần câu Việt-Anh và Anh-Việt, chúng tôi khảo sát và liệt kê các cách chuyển

dịch trong các tác phẩm:
1/ Graham Greene (1980), The Quiet American, Penguin Books.
2/ Graham Greene (Vũ Quốc Uy dịch) (2007), Người Mỹ trầm
lặng, Nhà xuất bản Lao động.
3/ Stephenie Meyer (Tịnh Thủy dịch) (2006), Trăng non, Nhà xuất
bản Trẻ.
4/ Stephenie Meyer (2006), New Moon, Little Brown Company.
5/ Nguyễn Thị Kiều Thu (2013). Đón nhận - Truyện ngắn đương
đại Nam bộ (song ngữ) Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
6/ Wayne Karlin, Hồ Anh Thái (2004), Tình yêu sau chiến tranh,
Nhà xuất bản Hội nhà văn.
7/ Wayne Karlin, Hồ Anh Thái (2003), Love after War, Curbston
Press.
Luận án đã tiến hành khảo sát câu tiếng Việt và tiếng Anh có chứa CBB
trong 20 truyện ngắn hay năm 2002 của báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật và 20 truyện ngắn hay
2002 của Mỹ (The best American short stories 2002) trên tạp chí US and Canada
Magazine. Mỗi truyện ngắn dài khoảng từ 3.500 đến 4.000 từ để lấy nguồn ngữ liệu
phân tích và miêu tả cấu trúc cú pháp và khả năng hành chức của CBB.


15

Luận án không bàn về vấn đề các loại câu có chứa CBB, khơng phân biệt
các loại câu và tên gọi của câu có chứa CBB, và sự khác nhau về các thuật ngữ cũng
như quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu, các tác giả về CBB mà chỉ nghiên
cứu, phân tích cấu trúc cú pháp của CBB, sự hành chức của CBB trong câu, khái quát
hóa cách dịch CBB Việt-Anh và Anh-Việt.
Luận án này chỉ nghiên cứu CBB có vị từ biến ngơi trong tiếng Anh.

6. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận án này, chúng tôi đã sử dụng ba phương pháp nghiên cứu
ngôn ngữ cơ bản là miêu tả cấu trúc cú pháp, so sánh đối chiếu, và cải biến
Luận án miêu tả và phân tích cấu trúc cú pháp và sự hành chức của CBB để giúp
người học tiếng có thể nhận dạng câu có chứa CBB làm thành phần một cách dễ dàng
hơn.
Việc so sánh, đối chiếu CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra những
điểm tương đồng và dị biệt trong cấu trúc của hai ngôn ngữ sẽ giúp người học tiếng
Việt hoặc tiếng Anh dễ tiếp thu khi học cách sử dụng CBB và tránh được lỗi sai do ảnh
hưởng của cú pháp tiếng mẹ đẻ. Theo Diệp Quang Ban, ‘việc đưa CBB vào trong câu
bao chứa nó đòi hỏi những quy tắc ngữ pháp khá phức tạp và ít nhiều có tính chất đặc
thù, thường khơng hồn tồn giống nhau đối với các ngơn ngữ’ [6, 290].
Luận án sử dụng phương pháp cải biến để giúp nhận diện CBB, phân biệt CBB
và danh ngữ, biến đổi vị trí của CBB để biết được khả năng hành chức CBB và những
thay đổi của cấu trúc câu.


16

7. Bố cục của luận án
Chính văn của luận án được chia làm ba phần chính: mở đầu, các chương, và kết
luận.
-

Chương 1: Tổng quan về cú bị bao
Đề cập đến vấn đề về giới thuyết của CBB trong câu tiếng Việt và tiếng
Anh

-

Chương 2: CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh

Miêu tả và phân tích khả năng hành chức của CBB trong câu tiếng Việt
và tiếng Anh
Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc nội tại của

CBB và CBB làm thành phần trong câu tiếng Việt và tiếng Anh
-

Chương 3: Vấn đề chuyển dịch câu có chứa cú bị bao Việt-Anh, Anh-Việt
Tổng hợp các cách chuyển dịch câu có chứa CBB Việt-Anh, Anh-Việt

trong các tác phẩm văn học.


17

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÚ BỊ BAO
1.1.

Các quan điểm trong việc nghiên cứu cú bị bao
1.1.1. Về việc nghiên cứu cú bị bao trong câu tiếng Việt
Chúng ta có thể tạm chia các nghiên cứu về CBB như sau:
a/ Nhóm tác giả chỉ nghiên cứu CBB làm chủ ngữ, bổ ngữ, và định ngữ:
Khoảng từ thập niên 30 đến 70 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu

hầu như chỉ chủ yếu tập trung vào CBB làm chủ ngữ, làm bổ ngữ, hoặc định ngữ dựa
trên quan điểm “cú bản vị” hoặc “từ tổ”. Họ không bàn về vấn đề CBB làm vị ngữ và
trạng ngữ.
Từ năm 1936, trong quyển ‘Việt-nam Văn-phạm’, tác giả Trần
Trọng Kim đã nghiên cứu cách thành lập câu với các mệnh đề, ông gọi cụm chủ-vị hay

CBB là ‘mệnh đề’. Theo ơng, mệnh đề có thể là một câu hay một vế trong câu. Ông
nêu các ví dụ: ‘Con chim bay.’ là câu có một mệnh đề. Trong câu ‘Ta đừng mong nó
giúp ta.’ có cụm chủ-vị làm bổ ngữ ‘nó giúp ta’ là mệnh đề bổ túc. Ông cũng nghiên
cứu CBB làm định ngữ trong danh ngữ và gọi CBB làm định ngữ là ‘mệnh đề chỉ
định’, ông cho rằng câu ‘Con ngựa mà anh ta nói hơm nọ hơm nay thi được giải nhất.’
có CBB ‘mà anh ta nói hơm nọ’ là mệnh đề chỉ định. [31]
Tác giả Phan Khôi đã bắt đầu nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt và
phân tích thành phần câu từ năm 1955. Ông giới thiệu quyển ‘Việt ngữ nghiên cứu’
[30] với quan điểm “cú bản vị”, phải lấy tổ chức câu làm gốc, làm thành phần chính
trong việc dạy văn pháp. Ông gọi CBB làm chủ ngữ là ‘chủ từ tổng hợp’. Ơng cho ví
dụ ‘Đồn chủ tịch không đến đủ mặt làm cho không thể khai hội được.’ [30, 135] và


18

phân tích ‘Đồn chủ tịch khơng đến đủ mặt’ là câu làm ‘chủ từ’ của vị từ ‘làm cho’.
Ơng nói: “Khi lấy một câu làm chủ từ thì coi cả câu ấy như một danh từ, trong ngữ
pháp gọi là ‘danh từ cú’. Cái trường hợp ấy thông dụng trong các thứ tiếng ngoại quốc
mà cũng thông dụng trong tiếng ta nữa. Bởi vì trong khi khơng thể phân tích một ngữ,
một cú ra lấy một danh từ nào làm chủ từ được, người ta buộc phải lấy cả một ngữ,
một cú làm chủ từ. ” [30, 135]. Ông khẳng định rằng chúng ta phải dùng ‘chủ từ tổng
hợp’ hay CBB làm chủ ngữ vì trong tiếng Việt khơng có những danh từ chỉ những ‘sự’,
‘việc’ tương ứng và đưa ra một số ví dụ tiếng Pháp để minh họa.
Tác giả Bùi Đức Tịnh cũng đề cập đến CBB trong quyển ‘Văn
phạm Việt Nam’ (1952) nhưng chỉ xét CBB làm chủ ngữ, bổ ngữ, và định ngữ trong
danh ngữ. Ông gọi CBB là ‘mệnh đề chỉ định’ khi CBB được dùng để thêm nghĩa cho
các danh từ hay bổ túc ngữ trong mệnh đề khác. Ơng cho ví dụ câu: ‘Việc anh vừa nói
đó chính là việc mà chúng tơi tiên đốn.’ có hai mệnh đề chỉ định là ‘anh vừa nói’ và
‘mà chúng tơi tiên đốn’. CBB được gọi là ‘mệnh đề bổ túc’ khi bổ nghĩa cho động từ,
với câu minh họa: ‘Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh.’ và ‘gió cuốn mặt duềnh’ là

mệnh đề bổ túc của vị từ ‘trơng’. Ơng nêu các trường hợp của CBB làm thành phần
như sau :
- Mệnh đề bổ túc làm bổ túc ngữ thuộc động từ: Các mệnh
đề này thường được nối với động từ bằng các giới ngữ: rằng, cho, sao … Nhưng các
giới ngữ ấy không phải là ln ln cần thiết. Ta chỉ dùng nó khi khơng thể bỏ được.
Ví dụ: Chúng tơi mong rằng anh sẽ thành cơng.
- Mệnh đề bổ túc làm phụ thích ngữ cho danh từ: Tơi đi đến
đó, với cái hy vọng rằng cuộc xung đột sẽ có thể dàn xếp được.
- Mệnh đề bổ túc làm bổ túc ngữ của tính từ: các mệnh đề
bổ túc làm bổ túc ngữ cho tính từ thường được giới ngữ ‘cho đến nỗi’ nối lại với tính
từ. Ví dụ: ‘Bà ấy hà tiện cho đến nỗi khắp trong vùng ai cũng đều biết tiếng’.


19

- Mệnh đề bổ túc làm thuộc ngữ: (khơng có giới ngữ) Ví
dụ: ‘Sự thật là anh đã phản bội quyền lợi quốc gia.’
- Mệnh đề bổ túc làm chủ ngữ: Ví dụ: ‘Anh thành cơng
như thế khiến mọi người cảm phục.’ [46, 358-359].
Trong quyển ‘Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, xuất bản năm
1963 ở Đại học Huế, Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê viết "Cú pháp là phần
quan trọng hơn cả trong ngữ pháp Việt” [10, 209], hai ông nghiên cứu cả cách cấu tạo
câu và cách cấu tạo từ kết. Hai ông cũng gọi CBB là ‘cú’ và cho rằng "Trong cùng một
câu diễn tả nhiều sự tình, thì mỗi tổ hợp dùng dể diễn tả một sự tình, chúng tơi gọi là
cú. Câu diễn tả một sự tình là câu đơn cú, câu diễn tả nhiều sự tình là câu phức cú,
chúng tơi gọi tắt là câu đơn và câu phức " [10, 479].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn, trong quyển ‘Ngữ pháp tiếng
Việt’ [9], giới thiệu những khái lược về đoản ngữ và xét CBB làm định tố trong danh
ngữ. Ông chia danh ngữ như sau: Bộ phận trung tâm do danh từ đảm nhiệm, và các
thành tố phụ gọi là định tố - được chia làm hai phần: phần đầu của danh ngữ và phần

cuối của danh ngữ. Ông cũng nhấn mạnh CBB làm định tố cho danh ngữ “nêu lên một
việc dùng để giải thích thêm cái nội dung của điều nói ở trung tâm’’ [9, 245] và ông
gọi CBB là ‘mệnh đề’.
b/ Nhóm tác giả nghiên cứu CBB làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng
ngữ, và định ngữ
Từ thập niên 80 các nhà nghiên cứu Việt ngữ nghiên cứu CBB
theo hai hướng tiếp cận: ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống.
Cao Xuân Hạo là người đi đầu trong nghiên cứu và phân tích câu
theo hướng tiếp cận ngữ pháp chức năng. Ông đề cập đến CBB trong quyển ‘Ngữ pháp
chức năng tiếng Việt (tập 1) : Câu trong tiếng Việt’ [19]. Ông gọi CBB là ‘tiểu cú’.


20

Theo ông, “Khi Đề hoặc Thuyết bậc 1 do một cấu trúc Đề – Thuyết bậc 2 (tiểu cú) cấu
tạo, ta có câu hai bậc ” và “những câu mà thành phần chính được tổ chức như một
tiểu cú (câu nhỏ trong câu) mới xứng đáng được gọi là câu phức” [19, 87]. Ơng cho ví
dụ CBB làm vị ngữ ‘Mẹ tơi // tóc / đã bạc.’
Tác giả Lưu Vân Lăng [32] phân tích câu theo ‘ngữ đoạn tầng bậc
có hạt nhân’ với quan điểm “ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu được tổ chức sắp xếp
thành tầng, lớp, có cấp bậc, có hạt nhân, có chuyển hóa, ở mặt biểu đạt cũng như mặt
được biểu đạt, ở hình thức kết cấu cũng như trong nội dung ý nghĩa.” và câu được tạo
thành do những yếu tố nòng cốt làm hạt nhân phát triển thêm yếu tố phụ. Ông gọi CBB
là ‘cú con’. Ơng cũng có cùng quan điểm với Diệp Quang Ban khi cho rằng “Có dựa
vào cú mới xác định được các loại câu về mặt cấu trúc, mới vạch được ranh giới giữa
câu đơn và câu kép.” [32, 26]. Ơng cho ví dụ minh họa cách phân tích câu như sau:
Ai cũng biết Mỹ thua

cú con


đã rõ ràng.

cú con [32, 29-30]

Theo ơng, “Phân tích ngữ đoạn tầng bậc sẽ giúp ta phân biệt được kết cấu các loại câu
đơn, câu kép, thấy rõ câu đơn thuần túy hay có cú con. Đứng trên quan điểm ‘ngữ
đoạn tầng bậc có hạt nhân’ ta có thể thấy được mối quan hệ và chỗ khác nhau giữa
ngôn ngữ và lời nói, giữa kết cấu trừu tượng bên trong và biểu hiện cụ thể bên ngồi,
giữa bản tính và chức năng, giữa các hiện tượng từ vựng, ngữ pháp tu từ, giữa tiêu
chuẩn và thói quen trong ngơn ngữ.” [32, 30].
Hoàng Trọng Phiến viết “kết cấu chủ-vị là đơn vị cú pháp nhỏ
nhất của tiếng Việt” [38, 80]. Ông gọi kết cấu chủ -vị làm thành phần câu là ‘câu con’,
“Các câu con (hay là các kết cấu chủ-vị) khi được dùng để mở rộng thành phần câu,
thành phần đoản ngữ chúng vẫn giữ đặc điểm của câu về mặt cấu trúc.” Ông gọi việc


21

sử dụng CBB làm thành phần câu là ‘quá trình phức tạp hóa câu đơn’ và viết “q
trình phức tạp hóa câu đơn thường bao gồm nhiều tầng, nhiều lớp.” [38, 186]. Ơng
đưa ra các mơ hình khi sử dụng CBB làm thành phần câu như sau: [38, 192-195]

C
V
(c-v)
CBB làm chủ ngữ

V
C
(c-v)

CBB làm vị ngữ

TR
– C –V
(c-v)
CBB làm trạng ngữ

B
C – V – –––––
(c-v)
CBB làm bổ ngữ

B
C – V – rằng – –––––
(c-v)

B
C – V – là – –––––
(c-v)


22

ĐN
C – ––––– – V
(c-v)

ĐN
C – V – B ––––––
(c-v)


CBB làm định ngữ

Trong các nghiên cứu về câu, Diệp Quang Ban, trong quyển ‘Ngữ
pháp tiếng Việt’ [6, 288-291], đã vạch rõ vị trí và chức năng của CBB là để phân biệt
câu ghép và câu phức, ông gọi CBB là ‘câu bị bao’. Ông xét ‘câu bị bao’ với phần có
liên quan với nó là quan hệ cú pháp – ngữ nghĩa bên trong một câu, chứ không phải
quan hệ giữa hai câu. Ông cho rằng, dạng câu là một bộ phận nằm bên trong một câu
hay bị bao bên trong một câu làm thành một câu phức; và mỗi dạng câu có tính độc lập
tương đối, chúng ghép lại với nhau, không câu nào bao câu nào, làm thành câu ghép.
Ông minh họa ‘câu bị bao’ bằng sơ đồ ví dụ như sau:

Câu bị bao

Chuột chạy

Câu nằm ngồi cùng

làm vỡ đèn

Câu bị bao

Nhưng trong quyển ‘Ngữ pháp Việt Nam’ xuất bản năm 2009 [7],
Diệp Quang Ban không dùng thuật ngữ ‘câu bị bao’ nữa mà gọi là ‘mệnh đề bị bao’.
Ơng viết: “Giữa các mệnh đề có hai kiểu phân biệt nhau khá rõ.


23

i) Các mệnh đề nằm ngồi nhau, hay khơng bao nhau;

ii) Một mệnh đề nằm ngoài bao mệnh đề bên trong nó, mệnh đề này là bị
bao.
Hai kiểu mệnh đề là cơ sở để phân biệt câu ghép và câu phức. ” [7, 208] và định nghĩa
câu phức và câu ghép dựa trên ‘mệnh đề bị bao’. “Câu phức là một cấu tạo ngơn ngữ
gồm một mệnh đề nằm ngồi cùng mang tính tự lập và một (hoặc hơn một) mệnh đề bị
bao hoạt động với tư cách một (hay những) bộ phận phụ thuộc bên trong tổ chức của
mệnh đề nằm ngoài cùng” [7, 211] . “Câu ghép là một cấu tạo ngôn ngữ do hai (hoặc
hơn hai) mệnh đề kết hợp với nhau theo kiểu không mệnh đề nào bao chứa mệnh đề
nào, mỗi mệnh đề trong đó có tính tự lập tương đối và giữa chúng có những kiểu quan
hệ nhất định’ [7, 214].
Trong khi vấn đề có hay khơng có câu bị động trong tiếng Việt là
vấn đề đang gây tranh cãi và vẫn chưa thể kết luận câu bị động có phải là câu phức có
chứa CBB hay khơng vì có nhiều ý kiến khác nhau về hai từ ‘bị’ và ‘được’, thì Diệp
Quang Ban khẳng định câu bị động là câu phức có “vị ngữ là một mệnh đề bị bao,
trong đó chủ ngữ có thể vắng mặt, vị tố trong mệnh đề bị bao chứa động từ ngoại
động. Chủ ngữ của mệnh đề nằm ngồi cùng và của mệnh đề bị bao khơng trùng
nhau.” [7, 213]. Ơng cũng có ý kiến khác với các tác giả khác như Đỗ Thị Kim Liên
[34], Nguyễn Chí Hịa [26] … khi cho rằng mệnh đề bị bao làm yếu tố phụ miêu tả
(định ngữ) của danh từ không thuộc bậc câu, cho nên không được coi là thành phần
câu, nhưng câu có chứa mệnh đề bị bao dạng này lại là câu phức [7, 213-214]. Trong
quyển ‘Ngữ pháp tiếng Việt’ (2005) [6], ơng phân tích câu ‘Cây này // lá / vàng’ là câu
phức có vị ngữ là CBB ‘lá / vàng’, nhưng trong quyển ‘Ngữ pháp Việt Nam’ (2009)
[7], ông lại thay đổi quan điểm và phân tích câu ‘Cây này lá // vàng’ là câu đơn, có đề
ngữ là ‘Cây này’, ‘lá’ là chủ ngữ, ‘vàng’ là vị tố [7, 210-211]. Ông viết, “Mệnh đề bị


×