Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của phân kali tới năng suất chất lượng giống dưa hấu hắc mỹ nhân (VN036) trồng vụ thu đông 2010 tại xã tân dân – an lão – hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.91 KB, 34 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Dưa là một loại cây thuộc họ bầu bí có khả năng cung cấp quả nhanh
năm. Không những thế dưa là loại quả dễ ăn, có thể dùng để ăn tươi, muối
chua, chế biến nước giải khát…, giá thành hợp lý, chất lượng quả tốt, đa dạng
về chủng loại, thời gian cung cấp quả dài, thời gian bảo quản được nâu hơn so
với các loại quả khác. Một số giống dưa còn là cây có giá trị xuất khẩu như
dưa chuột, dưa hấu, dưa lê và một số giống dưa khác… đem lại giá trị kinh tế
khá cao cho người trồng trọt. Đồng thời đây cũng là loại cây trồng quan trọng
trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nhiều địa phương bởi kỹ
thuật trồng trồng dưa đơn giản, cho năng suất cao, có thị trường tiêu thụ khá
lớn và ổn định.
Khi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang dần hoàn thiện, khoa học công
nghệ ngày càng cao đã làm cho nền nông nghiệp của nứơc ta có bước phát
triển mạnh. Như việc nhập ngoại và lai tạo ra nhiều giống mới có năng suất
cao, chất lượng tốt. Việc áp dụng các mô hình nhà lưới, nhà kính và các biện
pháp khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ… đã hạn chế được tác hại của
điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh có sự điều khiển của con người về dinh dưỡng,
kỹ thuật trồng trọt, sâu bệnh hại tạo ra khối lượng nông sản lớn đảm bảo về số
lượng, chất lượng tươi ngon, an toàn cho sức khoẻ, đáp ứng nhu cầu của thị
trường.
Được sự phân công của khoa Nông nghiệp trường đại học Hải phòng,
được sự hướng dẫn của thầy Hoàng Tùng chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của phân
Kali tới năng suất chất lượng giống dưa hấu Hắc Mỹ Nhân (VN036) trồng
vụ Thu Đông 2010 tại xã Tân Dân – An Lão – Hải Phòng”


1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1.Mục đích
Đánh giá được khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng
của giống dưa hấu Hắc Mỹ Nhân (VN036) trồng ngoài đồng ruộng vụ Thu
Đông tại xã Tân Dân. Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện
pháp kỹ thuật tác động để nâng cao năng suất, chất lượng dưa.
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất giống dưa hấu
Hắc Mỹ Nhân (VN306).
Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân Kali tới khả năng sinh trưởng, phát triển
và năng suất giống dưa hấu Hắc Mỹ Nhân (VN306).

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC
2.1. Đặc điểm cây dưa hấu
Dưa hấu (tên khoa học: Citrullus lanatus) là một loài thực vật trong họ

Bầu bí (Cucurbitaceae), một loại trái cây có vỏ cứng, chứa nhiều nước, có
nguồn gốc từ miền nam châu Phi và là loại quả phổ biến nhất trong họ Bầu bí.
Dưa hấu có tính hàn có thể dùng làm thức ăn giải nhiệt trong những ngày hè
nóng nực.
Dưa hấu thuộc nhóm cây ngắn ngày, có yêu cầu cao nhất tới nhiệt độ
trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nẩy
mầm 30 - 35oC, còn cho các giai đoạn sau đó 25 - 30oC. ở nhiệt độ dưới
15oC, cây ngừng sinh trưởng, phát triển, tỷ lệ đậu quả thấp và quả lớn chậm,
ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Dưa hấu chịu được nhiệt độ cao do đặc
điểm sinh lý của cây (nhiệt độ kết dính protein trong lá 64 - 72oC) và cấu tạo
bộ lá (xẻ thuỷ lớn để khuyếch tán nhiệt và lớp lông sáp che phủ mô, có tác
dụng tự hạ nhiệt độ thân cây).
Do đó nguồn gốc từ vùng sa mạc nhiều nắng nên dưa hấu cần nhiều
ánh sáng, ngay từ khi xuất hiện lá mầm cho đến khi kết thúc sinh trưởng.
Nắng nhiều cùng với nhiệt độ thích hợp là hai yếu tố ngoại cảnh cơ bản làm
tăng năng suất và chất lượng quả. ở đây độ dài ngày có ảnh hưởng tới thời
gian sinh trưởng của cây. Số giờ chiếu sáng trong ngày 8 - 10 giờ sẽ làm cây
ra hoa sớm hơn và số lượng hoa cái cũng nhiều hơn.
Dưa hấu thuộc nhóm cây chịu hạn. Bộ rễ dưa hấu lúc phát triển nhất đạt
3 - 4 mét chiều sâu và 5 - 8 mét đường kính. Tuy vậy, do hệ số thoát nước lớn
(gần 600) nên nhu cầu giữ ẩm đất cho cây thường xuyên vẫn cần thiết, nhất là
ở giai đoạn đầu.

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37


Nói đến dinh dưỡng cho dưa hấu thì vị trí hàng đầu là phải bón cả 3
loại phân: đạm, lân và kali.
Đạm duy trì sự bình yên trong sinh trưởng, phát triển của cây. Lượng
đạm

tăng

quá

nhu

cầu

sẽ

làm

tăng

số

hoa

đực

trên

cây.

Kali có tác tăng khả năng chín sớm của cây. Ngoài ra, hỗn hợp kali và lân có

tác dụng tốt với chất lượng quả, tăng lượng đường trong thịt quả. Phân tích 1
kg chất khô quả dưa hấu có 12,1g N; 2,9g P và 17,4g K. Như vậy, 1 tấn quả
tươi có 1,23kg N; 0,98kg P và 1,79 kg K. ở lá, tỷ lệ N cao hơn và ở thân
lượng P lớn hơn. Từ đây, ta có thể phác tính tỷ lệ NPK để bón cho dưa hấu.
Thực tế cho thấy, tỷ lệ hợp lý nhất là 1: 0,8 : 1,2 (N=1).
Ở nhiều vùng trong nước có trồng các giống địa phương khác nhau như
Đình Cao (Hải Hưng), dưa Hường (Huế), Quảng Ngãi, Gò Công (Tiền Giang)
vv… Song để phục vụ xuất khẩu, các giống sau đây được sử dụng nhiều.
Giống Sugar baby, có nguồn gốc từ Mỹ được Viện Khoa học nông nghiệp
miền Nam chọn lọc và sản xuất hạt trong nước đạt tiêu chuẩn giống ngoại
nhập. Giống có thời gian sinh trưởng 70 - 72 ngày (tại Long An), 80 - 85 ngày
(tại đồng bằng sông Hồng). Trọng lương quả trung bình 3 - 3,5kg, quả to đạt
tới 6 - 7 kg. Vỏ quả xanh đen , hình tròn, lượng đường tổng số 8 - 9% năng
suất trung bình 15 - 25 tấn/ha (6 - 9 tạ/sào) tuỳ theo vụ trồng và vùng sinh thái
Giống lai F1 số 1 do Viện cây lương thực và cây thực phẩm lai tạo có
năng suất cao: 250 - 300 tạ/ha trong vụ xuân hè và 200 - 205 tạ/ha vụ đông ở
đông bằng Bắc Bộ. Quả tròn, vỏ xanh đen, có sóc chìm mờ, ruột đỏ. Trọng
lượng quả trung bình 3 - 4 kg. Hàm lượng đường tổng số 7,5 - 9%. Giống có
khả năng chịu bệnh héo rũ (Fusarium oxysporumf.niverum) khá, thích ứng
rộng, có thể trồng tại nhiều vùng trong nước.
Ngoài ra, tại nhiều nơi ở các tỉnh phía Nam có trồng các giống lai F1
của công ty Taii (nhật bản), Công ty Known-you Seed (Đài Loan). Trong số
này có một số giống ruột vàng vỏ đen hoặc vỏ vàng, ruột đỏ, ít quen thuộc với
4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37


thị trường trong nước. Một số giống dưa hấu đa bội thể: ít hạt (tứ bội - 4x) và
không hạt (tam bội - 3x) có giá trị cao, song giá thành hạt cao, quy trình trồng
trọt phức tạp nên ít được người trồng tiếp nhận.
2.2. Vai trò của Kali đối với cây trồng
Trong mối quan hệ giữa đất-phân bón, kali đóng một vai trò quan trọng
trong sự sinh trưởng và phát triển của cây. Thiếu kali sẽ gây ảnh hưởng đến
quá trình trao đổi chất trong cây, làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các
men, giảm quá trình trao đổi các hợp chất carbon và protein, đồng thời tăng
chi phí đường cho quá trình hô hấp.
Về hình thái, các lá trưởng thành sẽ vàng sớm bắt đầu từ bìa lá, sau đó
bìa lá khô, đầu lá có đốm vàng hoặc bạc, có triệu chứng rách bìa lá dẫn đến
giảm hiệu suất quang hợp. Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng
suất và chất lượng nông sản bị sụt giảm.
Nghiên cứu về vai trò của kali đối với cây trồng thể hiện rất khác nhau
tùy theo từng loại đất. Hiệu lực cao nhất thường thấy trên đất xám bạc màu và
trên đất cát biển. Đối với một số loại cây lấy hạt như ngô, hiệu lực của kali
khá cao, năng suất tăng từ 23-36 % và hiệu lực của kali trung bình đạt từ 1520 kg hạt/1 kg K2O.
Như vậy, đối với cây trồng, kali đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhưng hiện nay, phần lớn kali chỉ
được sử dụng ở các tỉnh đồng bằng và các vùng thâm canh cao. Trong khi đó
vùng đất cát ven biển Duyên hải Miền Trung, các tỉnh miền núi kali ít được
chú trọng dẫn đến năng suất và chất lượng nông sản thấp. Ở các vùng này bà
con nông dân nên chú ý hơn đến việc bón phân kali để nâng cao năng suất và
chất lượng cây trồng.
Ở nước ta, nhu cầu kali hàng năm cho sản xuất nông nghiệp khoảng 1
triệu tấn, trên thực tế lượng kali được sử dụng dao động từ 700.000 đến

5



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

800.000 tấn/năm. Riêng vụ hè thu năm 2009, nhu cầu sử dụng kali khoảng
300.000 tấn nhưng thực tế lượng kali tồn ở trong nước chỉ khoảng 100.000
tấn.
Sự thiếu hụt kali được biểu hiện bằng sự suy giảm sinh trưởng của cây
và sự biến vàng hoặc cháy của bìa lá. Vì kali di động trong cây, nên triệu
chứng đầu tiên thường xuất hiện ở các lá già. Biểu hiện khác của sự thiếu hụt
kali là sự suy giảm sức bền của rơm rạ và thân cây, dẫn đến vấn đề lốp đổ và
làm giảm tính kháng bệnh, giảm khả năng chống chịu của cây trồng.
Kali hoạt hóa enzym :Enzym được dùng làm chất xúc tác cho các
phản ứng hóa học, khi được sử dụng, nhưng không được tiêu thụ trong quá
trình. Chúng tập hợp những phân tử khác nhau lại, bằng cách này phản ứng
hóa học có thể xảy ra.
Kali hoạt hóa tối thiểu 60 loại enzym khác nhau cần thiết cho sinh
trưởng của cây trồng. Kali làm thay đổi hình dạng vật lý của các phân tử
enzym, để lộ ra những vùng có hoạt tính hóa học hợp lý cho phản ứng thực
hiện. Kali cũng trung hòa nhiều anion hữu cơ và những hợp chất khác trong
cây, giúp cho pH trong cây ổn định từ 7-8, tối ưu cho các phản ứng của
enzym. Lượng kali có mặt ở trong tế bào quyết định bao nhiêu enzym có thể
được hoạt hóa, quyết định tỷ lệ mà ở đó những phản ứng hóa học có thể được
tiến hành; vì vậy tốc độ của một phản ứng nhất định nào đó được quy định
bởi tốc độ kali xâm nhập vào tế bào.
Kali kích hoạt khí khổng hoạt động : Cây trồng lệ thuộc vào kali để
điều hóa sự đóng, mở của khí khổng,…những lỗ mà qua đó lá cây trao đổi khí
cacbonic, hơi nước và khí ô xy với khí quyển. Nhiệm vụ đích thực của khí
khổng là cần thiết cho quang hợp, vận chuyển dinh dưỡng và nước, và giữ
mát cho cây. Khi kali dịch chuyển về những tế bào bảo vệ quanh khí khổng,

những tế bào ấy sẽ tích nước và trương lên làm cho các lỗ mở ra, nên các chất
khí ra vào tự do. Khi nguồn nước ít, kali được bơm ra khỏi các tế bào bảo vệ;
6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

các lỗ khí khổng được đóng chặt lại, ngăn cản sự mất nước và giảm thiểu sốc
do hạn đối với cây. Nếu nguồn kali thiếu, các khí khổng trở nên chậm chạp,
phản ứng chậm – và hơi nước sẽ bị thất thoát; quá trình đóng có thể mất hàng
giờ thay vì hàng phút và đóng không hoàn toàn. Kết quả là những cây thiếu
kali thường rất mẫn cảm với sự sốc nước.
Việc tập trung kali ở rễ cây sẽ tạo ra một chênh lệch về áp suất thẩm
thấu, khiến cho nước đi vào trong rễ cây; vì vậy cây trồng thiếu kali sẽ giảm
khả năng hút nước và rất dễ bị sốc khi nguồn nước thiếu.
Kali tăng cường quang hợp : Vai trò của kali đối với quang hợp rất
phức tạp. Hoạt hóa enzym, cần thiết cho sản sinh ATP và điều hòa hiệu suất
quang hợp,… của kali có lẽ đóng vai trò quan trọng hơn so với việc kích hoạt
khí khổng hoạt động.
Khi năng lượng mặt trời được sử dụng để kết hợp khí cacbonic với
nước tạo ra đường, thì sản phẩm giàu năng lượng đầu tiên được tạo ra là ATP,
sau đó ATP được sử dụng như nguồn năng lượng cho nhiều phản ứng hóa học
khác. Sự cân bằng điện tích ở những nơi sản sinh ra ATP được duy trì bằng
ion K. Khi cây thiếu kali, cường độ quang hợp, cường độ sản sinh ATP bị suy
giảm, và tất cả những quá trình lệ thuộc vào ATP sẽ bị chậm lại; ngược lại hô
hấp của cây sẽ tăng lên làm sinh trưởng, phát triển của cây bị chậm lại.
Ở một số cây, phiến lá xoay theo hướng mặt trời để tăng khả năng đón
nhận ánh sáng hoặc tránh những tổn hại do ánh sáng trực xạ gây ra,…làm

tăng hiệu suất quang hợp; sự dịch chuyển ấy của lá có được là do sự thay đổi
sức trương được tạo ra bởi dòng kali vào hoặc ra khỏi những mô đặc biệt.
Kali tăng cường vận chuyển đường bột : Đường được tạo ra từ quang
hợp phải được vận chuyển qua mạch giây tới các bộ phận khác nhau của cây
để sử dụng và dự trữ. Hệ thống vận chuyển của cây sử dụng năng lượng dưới
dạng ATP. Nếu thiếu kali, lượng ATP sẵn có sẽ ít hơn, và hệ thống vận
chuyển ấy sẽ bị phá vỡ. Điều này khiến các sản phẩm quang hợp đọng lại ở lá
7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

cây, và hiệu suất quang hợp bị suy giảm. Kết quả là sự phát triển bình thường
của những cơ quan dự trữ năng lượng như hạt bị chậm lại. Một nguồn kali
hợp lý sẽ giúp cây giữ được tất cả các quá trình này, giúp hệ thống vận
chuyển vận hành một cách bình thường.
Kali tăng cường vận chuyển dinh dưỡng và nước : Kali cũng giữ
một vai trò quan trọng đối với quá trình vận chuyển nước và dưỡng chất trong
mạch gỗ của cây trồng. Khi nguồn kali suy giảm, quá trình vận chuyển đạm,
lân, canxi, magiê và các acid amin bị đình trệ. Giống như hệ thống vận
chuyển trong mạch giây, vai trò của kali trong vận chuyển ở mạch gỗ thường
kết hợp chặt chẽ với những enzym và hooc môn sinh trưởng đặc biệt của cây
trồng. Một nguồn kali dồi dào là cần thiết đối với sự vận hành hiệu quả những
hệ thống này.
Kali tăng cường tổng hợp protein : Kali cần cho mỗi bước chủ yếu
của quá trình tổng hợp protein. Việc đọc mã di truyền ở tế bào thực vật để sản
sinh ra protein và enzym điều hòa tất cả các quá trình sinh trưởng sẽ là không
thể nếu không đủ kali. Khi cây trồng thiếu kali, protein không được tổng hợp,

cho dù có đầy đủ lượng đạm sẵn có. Thay vào đó các nguyên liệu thô như
Aminoacid, amide và nitrate được tích lũy. Enzym nitrate reductase xúc tác
cho sự hình thành protein, và kali dường như có chức năng đối với sự hoạt
hóa và tổng hợp nó ( enzym ).
Kali tăng cường tổng hợp tinh bột :Enzym có chức năng tổng hợp
tinh bột ( starch synthetase ) được hoạt hóa bởi kali. Vì vậy khi thiếu kali thì
lượng tinh bột giảm đi trong khi các hydrat cacbon và hợp chất chứa đạm
được tích lũy. Hoạt động quang hợp cũng ảnh hưởng tới hiệu suất hình thành
đường cuối cùng ảnh hưởng tới quá trình sản suất tinh bột.
Ở mức kali cao, tinh bột dược dịch chuyển một cách hiệu quả từ nơi
sản xuất tới các cơ quan dự trữ của cây.

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

Hiện tượng thiếu Kali ở cây dưa hấu

2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa
2.1.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa trên thế giới
Thị trường hoa quả trên thế giới thì rất lớn chiếm khoảng 100 tỷ
USD/năm. Nếu đem so với thị trường gaọ thì cao gấp 10 lần. Năm 2006 trái
cây Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới hàng năm tăng thêm khoảng
3,6% mà lực cung toàn cầu chỉ đáp ứng tăng khoảng hơn 2%/năm. Như vậy
nhu cầu trái cây thế giới rất cao (http:/w.w.w.Rau - hoa - quả.com.vn)
Đa số các cây ăn quả là cây lâu năm, thời gian từ trồng đến khi cho quả là dài,
ít nhất là mất một năm. Thời gian cho quả hiệu quả hiệu quả trung bình từ 3-5

năm, có những cây phải mất 9 - 10 năm mới cho quả.
Trái lại dưa là cây ngắn ngày, có thể trồng nhiều vụ và cung cấp quả
nhanh năm cho thị trường như dưa chuột, dưa hấu, dưa lê, dưa bở, dưa gang,
… Dưa là cây trồng quan trọng của nhiều nước trên thế giới.
2.1.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa ở Việt Nam
Dưa là loại cây trồng khá phổ biến ở nước ta, tuy nhiên do điều kiện đất
đai, thời tiết khí hậu, do đặc điểm thực vật học nên cây dưa được trồng chủ

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

yếu ở miền Nam. Ở miền Bắc do có mùa đông lạnh, giá rét, mùa hè lại có
mưa bão nên trồng dưa thường cho năng suất, chất lương thấp.
Ngày nay trong quá trình áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thì
năng suất của một số giống dua cũng tăng dần. Giống dưa chuột Yên Mỹ
(Hưng Yên) năng suất trung bình đạt từ 15 đến 20 tấn/ha, giống dưa chuột
bao tử F1 Hà Lan MTXTE đạt 10 - 15 tấn/ha, giống dưa chuột của Nhật trồng
tại vùng Gia Lộc (Hải Dương) Đạt 50 - 60 Tấn/ha. (Tạ Thu Cúc, 2000)
Vụ Xuân năm 2005, tỉnh Bắc Giang đạt trên 80 tấn dưa chuột bao tử
với sản lượng 9,224 tấn (tăng 32%), năng suất 224 tạ/ha (tăng 29,25%). Hay
như vùng sản xuất chuyên canh dưa chuột Lý Nhân - Hà Nam sản xuất 274 ha
dưa chuột bao tử (Tạ Thu Cúc, 2000). Ngoài ra còn rất nhiều vùng chuyên
canh dưa chuột khác trong cả nước.
Tại Hải Phòng năm 2005 dưa hấu đạt 285 tạ/ha tăng 9%, sản lượng đạt
4845 tấn tăng 1012 tấn. Năm 2006, sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng
khá nhanh. Diện tích cây có giá trị cao tiếp tục tăng nhanh đặc biệt là các cây

họ bầu bí như dưa hấu tăng 15,19%, dưa chuột tăng 11,639% và các loại dưa
khác tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005. Năm 2006, Hải Phòng có 55 ha trồng
dưa và 31 ha trồng bí đỏ (www.cjeww.com). Nói chung tại Hải Phòng các
loại dưa và phát triển khá rộng rãi và năng suất tương đối cao.

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khẳ năng sinh trưởng phát triển, năng suất và biện
pháp kỹ thuật tác động bằng bổ sung phân bón lá, thụ phấn bổ sung, ngắn
ngọn tỉa nhánh, điều khiển số quả, vị trí để quả đối với giống dưa hấu Hắc Mỹ
nhân.
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên 1 giống dưa: Dưa hấu hắc Mỹ nhân do công
ty CP giống cây trồng Việt Nam cung ứng
Đặc điểm sinh trưởng, phát triển: Dưa hấu Hắc Mỹ Nhân có thời gian
sinh trưởng phát triển từ 58 - 60 ngày cây sinh trưởng phát triển khoẻ, khả
năng chống chịu bệnh sương mai, thán thư cao, phẩm chất ngon ít hạt độ
đường từ 12 - 140Brix. Trọng lượng quả trung bình từ 4 - 7kg
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Tại đồng ruộng xã Tân Dân - An Lão - Hải
Phòng
3.1.4. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2010 đến tháng 11/2010.

3.2. Nội dung nghiên cứu
Thí nghiệm : Nghiên cứu ảnh hưởng của phân Kali bón đến khả năng sinh
trưởng và phát triển.
Thí nghiệm gồm 4 công thức:
- Công thức 1: Không bón kali
- Công thức 2: Bón 30 kg K2O/ha
- Công thức 3: Bón 60 kg K2O/ha
- Công thức 4: Bón 90 kg K2O/ha
11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

Nền: 120 N + 100 P2O5 + 10-15 tấn phân chuồng bón cho 1 ha.
Bón lót: Toàn lân và phân chuồng
Thúc lần 1: Sau khi trồng 15 - 20 ngày, lượng bón 1/2N + 1/2K
Thúc lần 2: Sau trồng 30 - 35 ngày. lượng bón 1/4N + 1/2K.
Lượng N còn lại bón rải rác.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp tiếp cận
- Điều tra thu thập trong nước và nước ngoài
- Bố trí thí nghiệm đồng ruộng
- Phân tích sử lý số liệu bằng chương trình Iristard
3.3.2. Phương pháp cụ thể
3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi
* Theo dõi thời gian sinh trưởng phát triển của cây
* Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển
- Chiều dài thân chính (cm/cây)

- Số lá trên cây (lá/cây)
- Diện tích lá (cm2)
- Số nhánh trên cây (nhánh/cây)
- Số hoa đực trên cây (hoa/cây)
- Số hoa cái trên cây (hoa/cây)
* Các chỉ tiêu năng suất và yếu tố cấu thành năng suất
- Số quả /m2
- Khối lượng trung bình quả
* Tình hình sâu hại bệnh hại trên giống dưa.

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

3.3. Mật độ trồng
Khi cây con có 1-2 lá thật thì đem trồng. Dùng ống bơ sữa bò cắt miệng
thành răng cưa, dũa sắc và bập thủng màng phủ theo dọc luống, vị trí bập
cách mép luống 20-25cm, lỗ cách lỗ 45-50cm, tuỳ giống dưa. Dùng dao con
hoặc nẹm bới đất ở vị trí khoét lỗ và đặt cây con, lưu ý đặt mặt bầu ngang mặt
líp, nén chặt vừa tay để giữ cây thẳng. Mỗi sào cần trồng được 300-330 cây.
3.4. Chăm sóc, bón thúc và bấm ngọn, tỉa nhánh
Sau trồng 3-4 ngày tiến hành tưới thúc cho cây con bằng nước phân
ngâm loãng, chú ý không để nước phân dính vào cây, tưới liên tục 3-4 lần
cách nhau 2 ngày. Tốt nhất là dùng loại phân qua lá Kali humat, Pennac P hoà
1 gói/bình 16 lít, xịt vào gốc cây sau trồng 2-3 ngày.
Khi dưa ngả ngọn bò bón thúc mỗi sào 5-7 kg NPK Việt nhật + 2kg
ure, bón vào vị trí mép trong sau khi đã lật màng phủ 25-30cm.

Khi dưa ngả ngọn, cần bấm ngay ngọn chính để dưa bật nhanh 2 nhánh
phụ, chỉ nuôi 2 nhánh phụ này, cần hướng ngọn nhánh bò thẳng vào giữa
luống, tỉa bỏ ngay các nhánh phụ khác, chỉ để lại 2 nhánh bơi chèo to khoẻ,
tỉa sớm các nhánh cấp 2 cấp 3 để tránh làm dưa sinh trưởng thân lá um tùm và
che cớm, sâu bệnh phát sinh gây hại. Khi đã lấy xong quả, để dây ngoi 3-4 lá
tiếp tục bấm ngọn để dưa phát nhánh phía trên để lại các nhánh to mập để dưa
quang hợp tích luỹ vào quả, không để dây quá tốt.
Bón thúc lần 2 khi ra hoa cái rộ. Lượng bón tuỳ màu lá mà dùng 4-5kg
NPK Việt nhật bón vãi ra rãnh luống rồi tát nước để hoà tan phân. rễ dưa sẽ tự
hút phân ngấm ở 2 mép luống. Chú ý rãnh luống phải làm sạch cỏ Để rút ngắn
TGST cần phun phân qua lá cho dưa bằng phân K-H
3.5. Để quả

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

Chỉ để quả ở vị trí lá thứ 10 trở lên, mỗi cây chỉ lấy bình quân 1 quả
(cây nào khoẻ, mỗi nhánh lấy 1 quả, cây yếu chỉ lấy 1 quả ở nhánh to, mập;
quả ra ở nhánh kia vặt bỏ, quả ra gần gốc cũng cần vặt bỏ càng sớm càng tốt).
Chọn các quả có đế quả to, mỡ thì quả sẽ nhanh lớn. Thu phấn bổ sung cho
dưa để tăng tỷ lệ đậu quả, khi quả lớn bằng chén con cần cắm thẻ theo dõi để
tiện thu hái, sau để quả 12-15 ngày, cần trở quả và kê cao quả bằng xốp hoặc
các vật liệu khác không giữ nước (2 đoạn tre, nứa..)
Sau để quả 12-13 ngày bón thúc mỗi sào 3-4kg kali vào giữa các cây bằng
cách lật màng phủ và bón nhói vào khoảng giữa các hốc cây.
3.4. Sơ đồ thí nghiệm

CT1
CT2
CT4
CT3

CT3
CT4
CT1
CT2

CT1
CT3
CT2
CT4

3.5. PHƯƠNG PHÁP SỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được thu thập được sử lý thống kê bằng trương trình tin học
EXCEL và phần mềm tin học IRISTAST 5.0

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thành phần dinh dưỡng của một số loại rau trong họ bầu bí
Rau họ bầu bí thường được sử dụng để nấu canh, luộc, xào (bầu, bí,
mướp, khổ qua...), muối mặn hay muối chua (dưa leo), ăn tráng miệng (dưa

dấu, dưa thơm tây), làm bánh mứt (bí đao, hột dưa hấu), đóng hộp (dưa leo),
phơi khô (bầu). Một số loại có khả năng cất giữ lâu như bí đỏ, bí đao có thể
góp phần giải quyết tình trạng giáp vụ rau. Rau trong họ bầu bí có hàm lượng
nước rất cao (92-96%), chất đường bột khá cao (5-7%), Vitamin C khá (5-22
mg), protein rất thấp (1%).
Bảng 4.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của một số loại
rau trong họ bầu bí (theo bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam, 1972)

Bầu

Bí đỏ

Chất dinh dưỡng


đao

Dưa
leo

Dưa
gang

Dưa
hấu

Mướp Khổ
qua

Nước (%)


95,1

95,5

92,0

93,6

96,2

95,5

95,1

94,1

Năng lượng (cal.)

14

12

27

16

11

15


16

16

Chất đạm (g)

0,6

0,3

0,3

1,9

0,8

1,2

0,9

0,9

Chất bột đường (g)

2,9

2,4

6,2


3,0

2,0

2,5

3,0

0,3

Ca (mg)

21

26

24

23

25

8

28

18

P (mg)


25

23

16

27

37

13

45

29

Fe (mg)

0,2

0,3

0,5

1,0

0,4

1,0


0,8

0.6

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

B1 (mg)

0,02

0,01

0,06

0,03

0,04

0,04

0,04

0.07


Vitamin C (mg)

12

16

8

5

4

7

8

22

Caroten (mg)

0,02

0,01

0,02

0,03

0,26


0,2

0,32

0.08

Dưa hấu có thời gian sinh trưởng ngắn, từ khi trồng đến khi thu hoạch
là 2,5 tháng, năng suất cao (20-25tấn/ha), giữ được lâu ngày ở dạng tươi và
thuận tiện chuyên chở đi xa nhờ vỏ ngoài cứng. Dưa hấu có giá trị dinh dưỡng
khá nhờ hàm lượng đường trong trái cao (5-10%) và chứa nhiều vitamin. A và
C. Dưa hấu ngoài việc ăn tươi, làm rượu (ở Nga) còn là nguồn nước quan
trọng ở vùng sa mạc. Ở Việt Nam dưa hấu còn là mặt hàng xuất khẩu có giá
trị của nước ta trong nhiều năm qua và trong tương lai.
Hiện nay các tỉnh ĐBSCL đều có trồng dưa hấu, nhưng tập trung nhiều
các tỉnh, huyện như Sóc Trăng (huyện Phú Tâm, Đại Tâm, Long Phú), Bạc
Liêu (Hồng Vân), Tiền Giang (Gò Công Tây, Chợ Gạo), Long An (Tân Trụ),
Kiên Giang (Hà Tiên, Hòn Đất), Trà Vinh (Cầu Ngang), Cần Thơ (Ô Môn, Vị
Thanh), Đồng Tháp (Lấp Vò) An Giang (Châu Phú), Cà Mau (Năm Căn), ...
4.2. Các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của các tổ hợp dưa hấu lai.
Sau khoảng 1 tháng gieo cây con trên khay với mật độ cao, thì cây dưa
hấu được đem ra ngoài ruộng sản xuất trồng với mật độ thích hợp để cây sinh
trưởng phát triển tốt. Thời gian sinh trưởng của cây dưa hấu được chia làm 2
giai đoạn chính là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Các giai
đoạn sinh trưởng của dưa hấu phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền của
từng giống, bên cạnh đó nó còn chịu ảnh hưởng của đất đai và điều kiện ngoại
cảnh. Do đó việc nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây sẽ giúp
chúng ta nắm được từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển để đề ra các biện
pháp kỹ thuật chăm sóc hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của dưa
hấu.
16



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

4.2.1. Thời gian từ trồng đến ra hoa.
Thời gian từ trồng đến ra hoa là thời kỳ sinh trưởng cực kỳ quan trọng
đối với cây. Nó đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng
sang sinh trưởng sinh thực. Trong giai đoạn này cây tích lũy rất nhiều dinh
dưỡng để chuẩn bị cho việc ra hoa, đậu quả. Chính vì thế ở giai đoạn này
chúng ta cần chú ý chăm sóc cây tốt, bón phân đầy đủ, cân đối và đặc biệt là
phải cung cấp đủ nước. Nếu không chăm sóc tốt ở giai đoạn này thì cây sẽ ra
ít hoa hoặc hoa sẽ bị rụng ngay sau khi ra làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất sau này. Thời gian từ trồng đến ra hoa phụ thuộc vào yếu tố di truyền của
từng giống nhưng nó cũng chịu tác động tương đối của điều kiện ngoại cảnh
bên ngoài. Căn cứ vào thời gian này người ta có thể xác định được tính chín
sớm hay chín muộn sinh học của giống.
Ở vụ Đông, cây dưa hấu nở hoa sớm ảnh hưởng lớn đến việc tạo năng
suất sau này và đồng thời nó cũng cho ta biết khả năng thích ứng đối với
trồng trái vụ của từng giống. Theo Kuo và cs (1998), nhiệt độ cao xảy ra vào
thời điểm 2 – 3 ngày sau nở hoa sẽ gây cản trở tới quá trình thụ tinh. Độ ẩm
không khí cao trên 90% dễ làm hạt phấn bị trương nứt, hoa không thụ phấn
được và rụng (Tạ Thu Cúc, 2000)[6].
Bảng 4.2. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây dưa hấu Hắc Mỹ
Nhân (VN036) qua các công thức thí nghiệm

Ngày gieo
Ngày mọc


CT1
29/8/2010
03/9/2010

Công thức
CT2
CT3
29/8/2010
29/8/2010
03/9/2010
03/9/2010

CT4
29/8/2010
03/9/2010

Ngày trồng
Ngày ra hoa
Ngày thu quả đầu tiên
Ngày thu toàn bộ quả
Thời gian sinh trưởng

05/9/2010
30/09/2010
21/10/2010
04/11/2010
68

05/9/2010
30/09/2010

23/10/2010
05/11/2010
69

05/9/2010
30/09/2010
24/10/2010
06/11/2010
70

17

05/9/2010
30/09/2010
24/10/2010
06/11/2010
70


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

Ở trong thí nghiệm ta thấy: kết quả theo dõi ở bảng 4.2, các tổ hợp dưa
hấu trong thí nghiệm là các công thức ngắn ngày, thời gian từ trồng đến ra
hoa dao động khoảng 31 – 42 ngày, trong đó các công thức đều ra hoa như
nhau (31 ngày sau trồng).
Do vụ Đông vừa rồi thời tiết lạnh vào thời gian đầu nên quá trình gieo
hạt phải chậm lại vì thế thời vụ bị đẩy lên, một số công thức ra hoa muộn hơn
bình thường. Nhưng giai đoạn sau thời tiết lại thuận lợi nên các công thức ra

hoa khá tập trung trong vòng 14 – 15 ngày.
4.2.2. Thời gian trồng đến đậu quả.
Thời gian trồng đến đậu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện
ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc nhưng chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm di
truyền của từng giống. Cây dưa hấu là cây tự thụ phấn kém, trong điều kiện
thuận lợi tỷ lệ giao phấn chéo đạt từ 20 – 30 %. Theo Kuo và cs (1998), sự
thụ phấn có thể kéo dài 2 – 3 ngày trước khi hoa nở cho đến 3 – 4 ngày sau
khi hoa nở. Thời gian từ trồng đến ra hoa và từ trồng đến đậu quả có tương
quan chặt chẽ với nhau, tổ hợp nào ra hoa sớm thì đậu quả sớm và ngược
lại[23]. Trong giai đoạn ra hoa nếu gặp điều kiện nhiệt độ cao thì hoa sẽ bị dị
hình đầu nhụy vươn dài, hạt phấn bị khô, tỷ lệ hạt hữu dục thấp, ảnh hưởng
đến quá trình thụ tinh. Qua theo dõi thí nghiệm thu được kết quả như sau: thời
gian đậu quả dao động trong khoảng 32 – 34 ngày sau trồng. Công thức 1 có
thời gian từ trồng đến đậu quả sớm nhất. Sau đó đến CT2, CT3 và CT4 đậu
quả muộn nhất.
4.2.3. Thời gian từ trồng đến khi quả bắt đầu chín.
Sau khi đậu quả, cây dưa hấu sẽ tập trung tích lũy dinh dưỡng vào cho
quả để quả phát triển to ra theo hình dạng điển hình của từng giống. Và khi
tích lũy đến một mức nhất định thì không tích lũy nữa mà chuyển sang giai

18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

đoạn chín. Ở giai đoạn chín trong quả dưa hấu diễn ra quá trình biến đổi các
hợp chất hữu cơ và tạo ra các hợp chất đặc trưng cho từng giống. Sự bắt đầu
chín thể hiện qua màu sắc quả. Màu sắc quả do 2 yếu tố: Lycopen và carotene

quyết định. Lycopen là sắc tố chính để tạo cho quả dưa hấu có màu đỏ.
Những giống dưa hấu màu vàng lại do sắc tốt caroten quyết định. Chính vì thế
mà quả dưa hấu có màu vàng thì thường có hàm lượng provitamin A cao gấp
8 – 10 lần quả có màu đỏ. Nhiệt độ thích hợp cho quả chín từ 22 – 24 oC,
nhiệt độ chênh lệch ngày đêm là 10 – 12 oC, ẩm độ thích hợp là 10 – 80%.
Nếu thời kỳ quả chín gặp nhiệt độ lớn hơn 35 oC thì sẽ làm phân giải sắc tố
Licopen. Kết quả theo dõi ở bảng 4.2 cho ta thấy: tất cả các công thức đều có
thời gian chín dao động trong khoảng từ 21 đến 24 ngày. Điều này chứng tỏ các
công thức có thời gian chín tập trung. Công thức 1 có thời gian từ trồng đến bắt
đầu chín sớm nhất. Tiếp đó là CT2, CT3 và công thức chín muộn nhất là CT4.
4.2.4. Thời gian chín rộ.
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chín sớm và khả năng
chín tập trung của các mẫu giống, đặc biệt nó là chỉ tiêu quan trọng đối với
các giống trồng phục vụ mục tiêu chế biến. Các tổ hợp có thời gian từ trồng
đến chín rộ càng ngắn thì mẫu giống đó càng chín tập trung.
Thời gian từ trồng đến chín rộ phụ thuộc vào đặc tính di truyền của
từng giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc và nó được xác định khi
có 70 – 80 % số cây trong ô thí nghiệm có quả chín.
Người ta đã nghiên cứu và thấy rằng khi sự chênh lệch nhiệt độ ngày
đêm càng lớn thì thời gian chín của quả càng được rút ngắn.
Kết quả thí nghiệm ở bảng 4.2 cho thấy: thời gian từ trồng đến chín rộ
của các công thức dao động trong khoảng 68 – 70 ngày. Chín rộ sớm nhất là
CT1 ( 68 ngày). Công thức chín rộ sớm thứ 2 là CT2 (69 ngày). Hai công
19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37


thức chín rộ muộn nhất là CT3 và CT4 (70 ngày). Các công thức trong thí
nghiệm có thời gian từ trồng đến chín rộ chênh lệch nhau ít chứng tỏ các công
thức chín tập trung.
4.3. Ảnh hưởng của các công thức bón Kali đến động thái tăng trưởng
chiều dài thân chính giống Hắc Mỹ Nhân trồng vụ thu đông 2010.
Sự tăng trưởng chiều dài của thân biểu hiện quá trình sinh trưởng
của cây. Chiều dài thân là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình
trạng sinh trưởng của giống được trồng trong những điều kiện ngoại cảnh nhất
định. Trong đó thân là một bộ phận rất quan trọng của cây trồng nói chung và
của dưa hấu nói riêng. Thân cây dưa hấu không chỉ quyết định chiều dài của
cây mà cũng ảnh hưởng đến một số đặc điểm sinh học khác, như: Số lá, số
nhánh, số đốt trên rễ cây... Chiều dài thân chính một mặt phụ thuộc vào bản
chất sinh trưởng và bản chất di truyền của giống, mặt khác còn phụ thuộc vào
các điều kiện cụ thể của môi trường trồng trọt (đất đai, khí hậu thời tiết, các kĩ
thuật canh tác...) cũng ảnh hưởng lớn đến chiều dài thân chính của cây dưa
hấu. Việc xác định các biện pháp kĩ thuật để thân cây phát triển tốt ở giai
đoạn đầu, tạo sự cân đối ở giai đoạn sau là rất quan trọng, góp phần nâng cao
năng suất dưa hấu.
Bảng 4.3. Động thái sinh trưởng chiều dài thân của cây dưa hấu Hắc Mỹ
Nhân (VN036) qua các công thức thí nghiệm

05/9/2010
12/9/2010

CT1
0
10

19/9/2010
26/9/2010

03/10/2010
10/10/2010
17/10/2010
24/10/2010

82
176
223
250
250
250

Chiều dài thân (cm)
CT2
CT3
0
0
10
10
84
178
226
250
250
250
20

85
179
228

250
250
250

CT4
0
10
87
182
230
250
250
250


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

Kết quả nghiên cứu và phân tích số liệu trình bày ở bảng 4.3 cho thấy ở
tất cả các công thức phân bón ở các thời kì phân nhánh, ra hoa và quả non thì
đều có chiều dài thân chính tăng hơn hẳn so với công thức 1.
Tăng đáng kể nhất là chiều dài thân chính cây dưa hấu ở các công thức
đều đạt 250cm. .
Như vậy, qua bảng 4.3 rút ra kết luận: Trên cùng một nền đất, phân
bón, chế độ chăm sóc và cùng thời điểm theo dõi, Chiều dài cuối cùng thân
dưa hấu của các công thức đều đạt tối đa mang đặc điểm của giống.
4.1.2 Một số đặc điểm về cấu trúc và hình thái cây của các giống dưa hấu
ở các thời vụ khác nhau.
Đặc điểm về cấu trúc và hình thái của mỗi giống dưa hấu phụ thuộc

vào bản chất di truyền của giống. Ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào
yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, dinh dưỡng... Căn cứ vào
khả năng sinh trưởng của giống chúng ta có thể đánh giá được mức độ thích
nghi của giống đó với điều kiện môi trường. Một giống được đánh giá là có
triển vọng phải sinh trưởng, phát triển mạnh, khả năng cho năng suất cao,
phẩm chất tốt, hơn nữa giống cần có độ thích ứng rộng có thể trồng được
nhiều thời vụ trong năm.
Mức độ phân nhánh được thể hiện qua khả năng ra nhánh của cây. Các
giống khác nhau thì khả năng phân nhánh cũng khác nhau, có giống khả năng
phân nhánh rất mạnh nhưng ngược lại có giống khả năng phân nhánh của nó rất
yếu. Trên cùng một cây ở các vị trí khác nhau khả năng phân nhánh của chúng
cũng khác nhau. Những nhánh ở vị trí thấp, dưới chùm hoa đầu thường có khả
năng sinh trưởng phát triển mạnh hơn những nhánh ở vị trí cao hơn. Đặc biệt
những nhánh này có khả năng cho quả và góp phần quan trọng trong việc nâng
cao năng suất của giống chính vì vậy việc cắt tỉa nhánh là một trong những yêu
cầu kỹ thuật quan trọng và cần thiết với việc trồng dưa hấu. Tất cả những nhánh,
nhánh vô hiệu cần phải được cắt bỏ ít nhất 3-4 ngày/lần nhằm tập trung dinh
dưỡng nuôi nhánh và quả còn lại, đẩy mạnh quá trình phát triển của quả bên
21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

cạnh đó còn làm cho ruộng thông thoáng hạn chế sự phát triển của các loại sâu,
bệnh hại.
Để so sánh mức độ phân nhánh ở các công thức bón Kali chúng tôi theo
dõi khả năng xuất hiện số nhánh trên cây. Kết quả thể hiện ở bảng 4.4:
Bảng 4.4. Động thái sinh trưởng số nhánh của cây dưa hấu Hắc Mỹ Nhân

(VN036) qua các công thức thí nghiệm (tính cả các nhánh đã ngắt bỏ)

05/9/2010
12/9/2010

CT1
1
2

19/9/2010
26/9/2010
03/10/2010
10/10/2010
17/10/2010
24/10/2010

6
11
18
25
31
35

Số nhánh
CT2
CT3
1
1
2
3

6
12
19
27
34
38

7
15
21
29
35
40

CT4
1
3
8
16
26
32
37
42

Qua bảng 4.4 cho thấy ở CT4 có khả năng phân nhánh mạnh nhất(42
nhánh), tiếp đến là CT3(40 nhánh), CT2 (38 nhánh) và cuối cùng là CT1(35
nhánh). Về đặc điểm cấu trúc chùm hoa và đặc điểm nở hoa của dưa hấu ở
các công thức là không khác nhau nhiều ở từng giống và nó mang đặc điểm di
truyền của giống. Kết quả nghiên cứu về cấu trúc chùm hoa và đặc điểm nở
hoa của công thức thí nghiệm chúng tôi nhận thấy tất các công thức đều có

đặc điểm cấu trúc chùm hoa tương tự nhau. Về đặc điểm nở hoa, trong cả 4
công thức đều có đặc điểm nở hoa tập trung.
4.4. Ảnh hưởng của các công thức bón Kali đến tốc độ ra lá giống Hắc
Mỹ Nhân trồng vụ thu đông 2010
Mọi loại cây trồng nói chung và cây dưa hấu nói riêng để hoàn thành
chu kì sống của mình đều phải trải qua các thời kì sinh trưởng và phát triển.
Ngay từ khi mới mọc mầm cây dưa hấu đã sống nhờ vào lượng dinh dưỡng
dự trữ trong hai lá mầm. Những ngày sau khi xuất hiện lá thật, cây dưa hấu
22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

bắt đầu chuyển dần sang thời kì sống tự dưỡng.Trong suốt quá trình sống, lá
dưa hấu có chức năng vô cùng quan trọng quyết định sự tồn tại của cây, là cơ
qua hô hấp, quang hợp của cây, trong đó có tới 90 - 95% lương chất khô tích
luỹ được là do quang hợp tạo ra. Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp của
thực vật. Do đó bộ lá có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành năng
suất cho cây trồng. Các lá nằm cạnh chùm hoa nào thường có tác dụng quan
trọng đối với chùm hoa đó trong việc phát triển thành quả. Nếu lá phía dưới bị
vàng úa sớm do mật độ quá dày và kém chăm bón, thì chùm quả ở phía dưới
bị rụng hoặc nhỏ hơn. Số lượng lá nhiều, lá to, tăng trưởng khoẻ nhất vào thời
kì hoa rộ. Cây sinh trưởng khoẻ mạnh thường biểu hiện ở lá phát triển to rộng
mỏng, phẳng xanh tươi.
Việc tác động các biện pháp kĩ thuật làm tăng số lá trên cây dưa hấu,
tạo điều kiện làm tăng diện tích bộ máy quang hợp rất có ý nghĩa.
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến tốc độ ra lá
trồng vụ thu đông, kKết quả bảng 4.5. cho thấy: Số lá của giống dưa hấu Hắc

Mỹ Nhân ở vụ đông trong 5 tuần đầu dao động từ 15 - 16 lá. Qua thí nghiệm,
cho thấy ở các công thức 1 có số lá ít hơn so với các công thức còn lại.
Bảng 4.5. Động thái ra lá của cây dưa hấu Hắc Mỹ Nhân (VN036) qua
các công thức thí nghiệm
Số lá
05/9/2010
12/9/2010

CT1
0
3

CT2
0
3

CT3
0
3

CT4
0
3

19/9/2010
6
7
7
7
26/9/2010

9
9
10
10
03/10/2010
15
16
16
16
Sau lần bón tiếp theo (10/10 - thời kì hoa rộ) ở vụ đông tất cả các công
thức bón đều có số lá cao hơn hẳn so với CT1(15 lá).

23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

4.5. Ảnh hưởng của các công thức bón Kali đến động thái ra hoa giống
Hắc Mỹ Nhân trồng vụ thu đông 2010
Cây cà chua là loại cây tự thụ kém, trong điều kiện thuận lợi tỷ lệ giao
phấn 20 - 30%. Hoa đơn tính cùng gốc mọc so le bên thân, cành. Việc nắm
được các đặc trưng hình thái hoa giúp chúng ta tác động biện pháp kỹ thuật
phù hợp để tăng tỷ lệ đậu quả giảm tỷ lệ hoa rụng.
Ở vụ thu đông, sau lần bón phân thứ 3 chúng tôi thấy, chiều dài thân
chính tăng nhanh dần từ giai đoạn phân nhánh cho đến giai đoạn hoa rộ chậm
và dần dần ngừng tăng trưởng ở giai đoạn quả non. Kết quả thu được thể hiện ở
bảng 4.6:
Bảng 4.6. Động thái ra hoa của cây dưa hấu Hắc Mỹ Nhân (VN036) qua

các công thức thí nghiệm
Số hoa
05/9/2010
12/9/2010

CT1
0
0

CT2
0
0

CT3
0
0

CT4
0
0

19/9/2010
26/9/2010
03/10/2010
10/10/2010
17/10/2010
24/10/2010

0
0

2
9
12
16

0
0
3
12
14
17

0
2
4
14
16
17

0
3
5
15
18
19

4.6. Ảnh hưởng của các công thức bón Kali đến mức độ nhiễm sâu bệnh
hại giống Hắc Mỹ Nhân trồng vụ thu đông 2010
Sức sinh trưởng và chống chịu sâu bệnh kém là nguyên nhân làm giảm
năng suất và chất lượng nông sản. Dưa hấu là loại cây trồng rất rễ bị nhiễm

các loại sâu bệnh hại và mức độ thiệt hại nguy hiểm hơn nhiều so với các loại
cây trồng khác. Mức độ nhiễm sâu bệnh của cây dưa hấu phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như giống, chế độ chăm sóc, phân bón.

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dương Thị Lời KSNH K37

Trong điều kiện vụ đông sớm năm 2010 với thí nghiệm về mức phân
bón khác nhau và được thực hiện trên 4 công thức thí nghiệm cho thấy sức
sinh trưởng và chống chịu một số loài sâu bệnh hại dưa hấu là có sự khác
nhau giữa các công thức, số liệu cụ thể được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Tình hình sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây dưa hấu Hắc Mỹ
Nhân (VN036) qua các công thức thí nghiệm
Sâu, bệnh
Bệnh cháy dây
Bệnh sương mai

CT1
++
++

Bệnh thán thư
++
Rệp
++
Dẫn liệu ở bảng 4.8 cho thấy:


Số hoa
CT2
CT3
++
++
+
+
++
++

++
+

CT4
+
+
++
+

Bệnh cháy dây là nỗi lo lớn nhất của người trồng dưa hấu hiện nay.
Trong 4 công thức trồng thí nghiệm vụ đông sớm cả 4 công thức đều có biểu
hiện. Công thức 4 có biểu hiện nhẹ hơn các công thức khác.
Bệnh thán thư cũng là một trong những bệnh nguy hiểm hàng đầu đối
với cây dưa hấu. Trong điều kiện vụ đông sớm năm 2010 với thí nghiệm trên
ta thấy cả 4 công thức đều bị nhiễm bệnh thán thư do nấm gây hại với mức độ
trung bình.
4.7. Ảnh hưởng của các công thức bón Kali đến chất lượng quả giống
Hắc Mỹ Nhân trồng vụ thu đông 2010
4.7.1. Độ Brix.

Độ Brix là chỉ tiêu để xác định hàm lượng các chất hòa tan trong dịch quả.
Đây là đặc trưng di truyền của từng giống nhưng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng
của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là lượng mưa trong giai đoạn quả chín và
thu hoạch. Nếu trong giai đoạn quả chín thu hoạch gặp mưa nhiều thì sẽ làm
độ Brix giảm đáng kể.
25


×