Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

bài tập học kì lịch sử thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.74 KB, 7 trang )

Phần mở đầu
Cuộc cách mạng tư sản đã mở đầu lịch sử thế giới cận đại bằng hàng loạt các cuộc cách
mạng lớn như ở Anh, Pháp, Hoa kì … và có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử của thế giới.
Sự ra đời nhà nước tư sản là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển phương thức tư bản chủ
nghĩa và song song với nó là sự ra đời của pháp luật tư sản. Rất nhiều tư tưởng tiến bộ xuất phát
từ những ngày đầu hình thành nên pháp luật tư sản vẫn còn giữ nguyên giá trị và không ngừng
thúc đẩy sự phát triển của xã hội. So với pháp luật phong kiến thì pháp luật tư sản đã có những
tiến bộ vượt bậc về nội dung lẫn hình thức. “Đánh giá sự tiến bộ của pháp luật tư sản so với
pháp luật phong kiến” để ta thấy rõ điều đó.
Phần nội dung
1 - Khái niệm pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản
1.1. Pháp luật phong kiến
Pháp luật phong kiến là hệ thống các quy phạm pháp luật (các quy tắc) do nhà nước phong
kiến ban hành (hoặc thừa nhận), trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ
phong kiến; là phương tiện thể hiện chủ yếu và hữu hiệu nhất để điều chỉnh các quan hệ cơ bản
giữa người với người cũng như những nhu cầu lợi ích khác nhau trong xã hội phong kiến.
1.2 Pháp luật tư sản
Pháp luật tư sản là hệ thống các quy phạm pháp luật (các quy tắc) có tính chất bắt buộc chung,
do nhà nước tư sản ban hành (hoặc thừa nhận) và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế,
trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản; là công cụ có hiệu lực nhất để điều
chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu phù hợp với ý chí và lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản.
2 .Sự tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến về nội dung
2.1. Luật Hiến pháp tư sản
Trong lịch sử pháp luật, luật hiến pháp là ngành luật mới có từ khi nhà nước tư sản ra đời.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước tư sản. Trước đó, nhà nước phong kiến không hề biết
đến và không thể có hiến pháp.
Nếu như pháp luật phong kiến công khai tuyên bố quyền lực nhà nước tập trung trong tay
vua thì hiến pháp tư sản quy định nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức, hoạt động của
bộ máy nhà nước



*Hiến pháp tư sản công khai ghi nhận và đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công
dân của cá nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Khái niệm “công dân” lần đầu tiên được nhà
nước tư sản đưa vào trong đạo luật cơ bản của mình. Nếu một cá nhân có quan hệ pháp lí ràng
buộc với một nhà nước tư sản thì được thừa nhận là công dân của nước mình, được hưởng
quyền công dân và thực hiện nghĩa vụ công dân đối với nhà nước. Còn nhà nước vừa có quyền
yêu cầu, đòi hỏi công dân sử dụng quyền đúng đắn và thực hiện nghĩa vụa đầy đủ, vừa có nghĩa
vụ bảo đảm quyền công dân. Trên cơ sở đó, lần đầu tiên hiến pháp tư sản xác lập chế định
“quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Toàn bộ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
tạo nên địa vị pháp lí của công dân trong quan hệ bình đẳng với nhà nước (cho dù trong một số
trường hợp quan hệ bình đẳng đó còn mang tính hình thưc). Như vậy xét về mặt bản chất, khái
niệm “công dân” đã khác xa so với khái niệm “thần dân” trong pháp luật phong kiến (bị ràng
buộc nhiều mặt vào địa chủ cho nên không có sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ
giữa nông dân và nhà nước phong kiến). Pháp luật tư sản thiết lập nguyên tắc chủ quyền tối cao
của

nhà

nước

thuộc

về

nhân

dân

*Hiến pháp các nhà nước tư sản đều xác lập nguyên tắc chủ quyền tối cao của Nhà nước
thuộc về nhân dân và tất cả quyền lực Nhà nước xuất phát từ nhân dân. Chủ quyền tối cao của
Nhà nước thuộc về nhân dân thể hiện tất cả các công việc quan trọng của Nhà nước do nhân

định đoạt. Nhân dân có thể thực hiện chủ quyền tối cao của mình bằng các biện pháp dân chủ
trực tiếp như: trưng cầu dân ý, bầu cử phổ thông đầu phiếu, hoặc các biện pháp dân chủ gián
tiếp: thông qua nghị viện và các cơ quan dân chủ ở địa phương. Các công việc quan trọng nhất
của đất nước là các công việc liên quan đến vận mệnh quốc gia, lợi ích dân tộc.
Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật thế giới, hiến pháp xuất hiện cùng với một loạt những
quy định tiến bộ. Sự ra đời của hiến pháp đánh dấu một bước tiến quan trong trong lịch sử lập
hiến của nhân loại. Hiến pháp đã ghi nhận bảo đảm thực hiện nguyên tắc pháp chế trong tổ
chức, hoạt động của nhà nước tư sản, của các tổ chức chính trị, xã hội và trong hoạt động của
công dân. Đây là điểm tiến bộ rõ rệt so với pháp luật phong kiến vì pháp luật phong kiến hoàn
toàn không có điều này.
Không chỉ vậy, so với pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản bình đẳng, tự do và dân chủ hơn
rất nhiều. “Tự do, bình đẳng, bác ái” là những khẩu hiệu được giai cấp tư sản sử dụng để tập
hợp lực lượng tiến hành cách mạng tư sản và sau khi nhà nước tư sản ra đời, chúng đã trở thành
các nguyên tắc của pháp luật. Biểu hiện của sự tiến bộ này là việc quyền con người, quyền tự do
2


cá nhân và quyền công dân lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật được công nhận. Vấn đề tổ chức
quyền lực nhà nước và chế định về bầu cử trong pháp luật tư bản cũng thể hiện sự tiến bộ, dân
chủ hơn so với pháp luật phong kiến. Nguyên tắc phân quyền được thực hiện nghiêm túc và chặt
chẽ, đảm bảo sự kiềm chế lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, hạn chế được sự độc
đoán, chuyên quyền.
Hiến pháp của nhà nước tư sản đã quy định việc áp dụng phương pháp bầu cử để lập ra các
cơ quan nhà nước. Điều này tiến bộ hơn rất nhiều so với quan niệm dưới chế độ phong kiến :
quyền lực nhà nước xuất phát do trời định sẵn (vua là thiên tử, quan lại là con dòng cháu
giống…).
2.2. Các chế định của dân luật và hình luật
2.2.1. Các chế định của dân luật
Nguyên tắc cơ bản của dân luật tư sản là quyền bình đẳng của các công dân trong những
quan hệ dân luật. Đây là một trong những điểm hạn chế của pháp luật phong kiến. Cùng với sự

ra đời của Pháp luật tư sản, lần đầu tiên trong lịch sử Pháp luật nhân loại nguyên tắc mọi công
dân bình đẳng trước Pháp luật được thiết lập. Trong bản tuyên ngôn nhân quyền và công dân
quyền của nước Pháp năm 1789 quy định rằng: “Luật là sự thể hiện ý chí chung của toàn thể
công dân, tất cả mọi công dân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện để góp phần xây
dựng bảo vệ hay trừng phạt, trước pháp luật mọi người đều bình đẳng”
Để thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân luật bầu cử ở hầu hết các Nhà nước tư sản
đều quy định rằng: Mọi công dân đến tuổi mà pháp luật quy định có quyền bầu cử và ứng cử
vào nghị viện – cơ quan lập pháp và hội đồng địa phương. Mọi công dân phạm tội đều bị trừng
phạt trước Pháp luật không phụ thuộc người đó là công dân bình thường hay người có chức vụ
cao trong nhà nước. Đây là điều mà Pháp luật Phong kiến chưa hề có, thể hiện sự tiến bộ của
pháp luật tư sản.
2.2.2. Các chế định của hình luật
Pháp luật tư sản đã bãi bỏ các chế tài dã man, tàn bạo trong luật hình sự của nhà nước phong
kiến. Các hình phạt trong pháp luật phong kiến gây đau đớn về thể xác và tinh thần, làm nhục và
hạ thấp con người (trảm khiêu, lăng trì…), pháp luật phong kiến còn áp dụng trách nhiệm liên
đới chu di tam tộc, chu di cửu tộc, giết cả làng, giết hại cả những người không liên quan tới vụ
việc. Pháp luật tư sản đã bãi bỏ hoàn toàn các hình phạt dã man và áp dụng các hình thức ít gây
đau đớn cho phạm nhân và giảm mức độ ghê rợn, bảo vệ quyền lợi của mọi người bằng cách dự
3


liệu tất cả các tình huống để quy định các biện pháp khuyến khích lao động, sản xuất, học tập,
tạo ra môi trường và những điều kiện để hạn chế tối đa nguy cơ thất nghiệp, thất học, nghèo đói;
mặt khác, pháp luật quy định các tố chức kinh tế, chính trị, xã hội trong việc giải quyết những
vấn đề nhân đạo của xã hội.
2.3. Sự ảnh hưởng của tôn giáo
Pháp luật phong kiến chịu rất nhiều ảnh hưởng của tôn giáo (ở các nước phong kiến châu
Âu, nhà thờ tham dự vào mọi mặt đời sống và bản thân chủ yếu là thần học, những nguyên lí
thống trị trong thần học được áp dụng cho chính trị và luật học). Pháp luật phong kiến chứa nội
dung của nhiều quy phạm pháp luật chứa đựng luân lý, đạo đức tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo ở

Việt Nam, Trung Quốc) hướng tới thần thánh hóa quyền lực của Vua, đưa dân chúng vào trạng
thái tối tăm, ngu muội, hòng thủ tiêu ý chí đấu tranh của họ. Pháp luật phong kiến công khai hợp
pháp hóa quyền lực của tôn giáo, đề cao vai trò của tôn giáo. Còn trong pháp luật tư sản đã tách
rời khỏi các tư tưởng tôn giáo. Đối với pháp luật tư sản, tôn giáo ít được đề cập ngoài các quyền
tự do tín ngưỡng, các tư tưởng của các tôn giáo ít có tác động tới hệ thống pháp luật.
3. Sự tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến về hình thức
Pháp luật tư sản ra đời là một tiến bộ lớn lao trong lịch sử nhà nước và pháp luật không chỉ ở
nội dung mà còn cả hình thức
3.1.Pháp luật tư sản phát triển toàn diện, cân đối và đồng bộ hơn pháp luật phong kiến
Nếu pháp luật phong kiến chỉ phát triển về luật hình sự mà không phát triển về luật dân sự,
chỉ phát triển các thiết chế nhà nước mà không phát triển các thiết chế về công dân thì pháp luật
luật tư sản đã phát triển một cách toàn diện cả về hình sự lẫn dân sự, cả pháp luật điều chỉnh bộ
máy nhà nước, cả pháp luật điều chỉnh các quan hệ của công dân. Hơn thế nữa, trong xã hội tư
bản do nền kinh tế phát triển nên luật thương mại, luật kinh doanh, luật lao động, luật tài chính,
luật ngân hàng, luật bảo hiểm xã hội rất phát triển, tạo ra một hệ thống pháp luật phát triển toàn
diện, cân đối và đồng bộ. Chức năng kinh tế và chức năng xã hội của nhà nước được tăng cường
vì vậy, mà vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế và xã hội cũng được tăng cường.
Pháp luật tư sản không chỉ phát triển các ngành luật vật chất mà còn phát triển các ngành luật
hình thức như luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hình sự, tố tụng hành chính.
3.2. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Về đối tượng điều chỉnh, pháp luật tư sản không chỉ điều chỉnh tội phạm như ở pháp luật
phong kiến mà mở rộng ở tất cả mọi người.
4


Về phạm vi điều chỉnh, pháp luật phong kiến tập trung chủ yếu vào các vấn đề thuộc lĩnh
vực hình sự và hành chính. Trong khi đó, pháp luật tư sản đã mở rộng phạm vi điều chỉnh ra hầu
hết các quan hệ xã hội tạo thành một hệ thống pháp luật phát triển toàn diện, cân đối và đồng bộ.
Pháp luật tư sản không chỉ phát triển các ngành luật vật chất mà còn pháp triển các ngành luật
hình thưc như luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

3.3.Pháp chế tư sản
Pháp chế tư sản được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong hiến pháp và pháp luật tư sản vì
cả giai cấp tư sản và nhân dân lao động đều cần có nó để chống lại tệ độc đoán chuyên quyền,
phi dân chủ, vô nhân tính, chế độ đẳng cấp, đặc quyền, đặc lợi trong bộ máy nhà nước phong
kiến; tệ lạm quyền và sự vi phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà
pháp luật tư sản ghi nhận trong bộ máy Nhà nước tư sản. Với nguyên tắc phân chia quyền lực và
kiềm chế đối trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, pháp luật tư sản trở thành
công cụ kiểm tra, giám sát và kiềm chế sự lạm dụng quyền lực trong tổ chức hoạt động của nhà
nước và các cơ quan công quyền. Còn trong pháp luật phong kiến thì không có nguyên tắc này.
Điều này làm cho pháp luật tư sản có sự tiến bộ rõ rệt hơn.
3.4.Kỹ thuật lập pháp
Pháp luật phong kiến mang tính phân tán, hình thức phổ biến là tập quán pháp. Mỗi địa
phương có những luật lệ riêng của mình song song tồn tại với pháp luật của vua. Pháp luật vua
ban hành nhiều khi không có hình thức rõ ràng. Có những bộ luật quy định một cách tổng hợp
các lĩnh vực hình sự, dân sự, tài chính, hôn nhân, gia đình… nhưng đều chưa có tính hệ thống
cao. Ở pháp luật tư sản, các chế định trong mỗi bộ luật được trình bày một cách logic, rõ ràng và
được sắp xếp theo từng chế định cụ thể. Ngoài ra, việc pháp điển hóa cũng là một thành tựu
đánh kể tới.
Đánh giá chung: So với pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản phát triển toàn diện, cân đối, và
đồng bộ hơn cả về nội dung lẫn hình thức, kĩ thuật lập pháp, cách thức quy định, ban bố và thi
hành lẫn việc pháp điển hoá và phân loại đều có những tiến bộ rất tích cực. Đặc biệt là sự ra đời
của Hiền pháp là yếu tố quan trọng nhất.
Kết luận
Có thể nói sự ra đời của pháp luật tư sản đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập
pháp của lịch sử nhân loại. Trong xã hội hiện đại và phát triển ngày nay, chúng ta sẽ tiếp tục
5


phát huy những mặt mạnh và loại trừ nhưng mặt yếu của nó, góp phần làm nên một thế giới hoà
bình, sự phát triển bền vững .


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, trường ĐH Luật Hà Nội, NXB
Công an nhân dân.

2.

Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, khoa Luật trường ĐH Quốc gia
Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3.

Lịch sử thế giới trung đại, NXB giáo dục.

4.

Lịch sử thế giới cận đại, NXB giáo dục.

5.

Một số tài liệu tham khảo trên internet.

6


MỤC LỤC


7



×