Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

Bài giảng LUẬN VĂN LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 149 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói, thế kỉ XX đã đi vào lịch sử nhân loại với những dấu ấn
sâu sắc, một trong những dấu ấn cho đến ngày nay khi nhân loại bước sang
thế kỉ XXI vẫn còn để lại những đánh giá nhìn nhận, đó là sự sụp đổ của Liên
Xô và Đông Âu. Thực tế sau hơn 70 năm tồn tại với nhiều thành tựu vĩ đại,
CNXH ở Đông Âu và Liên Xô bước vào giai đoạn khủng hoảng toàn diện dẫn
tới sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở khu vực này.Liên bang Xô Viết tan rã
ngày 26.12.1991, 15 nước công hòa Liên bang trước đây đã thành lập những
nước độc lập, có chủ quyền, 11 nước đã liên kết với nhau trong cộng đồng các
quốc gia độc lập (SNG). Đây là hậu quả của khủng hoảng kinh tế, chính trị,
xã hội đã kéo dài từ nhiều thập kỉ nay. Một khúc quanh kịch tính nhất, đau
đớn nhất từ sau Cách mạng Tháng Mười đến nay. Tại sao? Có thể nói, người
ta sẽ còn bàn luận nhiều về sự sụp đổ của Liên xô như một bài học đắc giá
không quên. Nhiều nhà khoa học, chính trị Châu Âu đã cho rằng sự thất bại
hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới là không thể tránh khỏi,
vì nguyên nhân của sự sụp đổ này nằm trong bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Mà về bản chất, chủ nghĩa xã hội không thể đổi mới được.
Nhưng thực tế cho thấy, nhìn phạm vi toàn thế giới, nhận xét trên
không có căn cứ xác đáng bởi ở những nước lựa chọn con đường XHCN như
Trung Quốc, Việt Nam, sau quá trình đổi mới các nước này không những đã
thoát khỏi khủng hoảng mà chế độ XHCN còn được củng cố. Kinh tế - chính
trị ổn định, có bước tiến rõ rệt. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Rõ
ràng, không thể nhận định rằng chủ nghĩa xã hội là vô vọng, không thể đổi
mới được như nhiều nhà nghiên cứu Phương Tây khẳng định.
Vậy ở đây có vấn đề: Cái gì chi phối thành công hay thất bại của chế độ
chủ nghĩa trong điều kiện của cuộc khủng hoảng chung của chủ nghĩa xã hội
1
vào những năm 80 ? Theo dõi diễn biến các sự kiện xảy ra tại các nước
XHCN ở Châu Á lẫn châu Âu trong những năm 80 cho thấy, để thoát khỏi
khủng hoảng, trì trệ, hội nhập với thế giới, hầu hết tất cả các nước này đều bắt


tay vào công cuộc cải cách mở cửa, đổi mới, cải tổ đất nước. Song đường lối
cải cách, đổi mới, cải tổ ở các nước này cũng có sự khác biệt. Trung Quốc,
Việt Nam ưu tiên hàng đầu cải cách kinh tế, coi đó là trọng tâm của cải cách.
Đổi mới, cải cách chính trị về thực chất chỉ là tạo điều kiện, thúc đẩy cải cách
kinh tế mà thôi. Ở Liên Xô và Đông Âu tình hình lại khác hẳn. Sau một vài
năm tiến hành cải cách kinh tế không mấy thắng lợi, các nước này đã quay
sang cải cách chính trị, coi đó là khâu then chốt, quyết định cho cải cách ở
lĩnh vực khác. Kết quả là Trung Quốc, Việt Nam đã thoát khỏi trì trệ khủng
hoảng đi lên còn Đông Âu và Liên Xô thì rơi vào sụp đổ. Từ luận điểm này
chúng ta thấy rằng nguyên nhân thất bại của chế độ XHCN ở Liên Xô và
Đông Âu nằm chính trong đường lối, bước đi của cải tổ.
Vì vậy, nghiên cứu công cuộc cải tổ ở Liên Xô để có những nhìn nhận
khách quan về sự thực lịch sử từ đó thấy những sai lầm và có thể rút ra những
kinh nghiệm cho các nước vẫn kiên định con đường chủ nghĩa xã hội.
Mặt khác, Liên Xô và Việt Nam đều lựa chọn con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội. Ở Liên Xô, chủ nghĩa xã hội đã từng đạt những thành tựu to lớn,
điển hình nhưng cuối cùng đi đến sụp đổ, còn ở Việt Nam, chúng ta đang trên
con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và nhân dân học tập, rút kinh
nghiệm được gì từ sự thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô? Nghiên cứu,
tìm hiểu cải tổ ở Liên Xô, có thể phần nào giúp chúng ta tránh khỏi những
bước đi sai lầm và vững tin hơn trên con đường đổi mới.
Với tôi, vừa là một học viên, vừa là giáo viên giảng dạy môn lịch sử,
những hiểu biết khi làm đề tài này giúp tôi tự tin hơn trong giảng dạy, trong
việc đánh giá, nhận xét một cách khách quan về sự tan vỡ của Liên Xô cũng
như một vấn đề lịch sử, tránh hiện tượng bóp méo, tô hồng lịch sử, từ đó
2
chúng ta có thể nhìn nhận một cách thấu đáo, toàn diện hơn tiến trình lịch sử
đang tiếp diễn.
Việc nghiên cứu công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 - 1991) vừa mang
tính lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Và đó chính là lý do khiến tôi chọn vấn

đề “công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 - 1991)” làm đề tài luận văn.
2. Lịch sử vấn đề.
Những biến động kinh tế, chính trị, xã hội của công cuộc cải tổ ở Liên
Xô năm 80, 90 đã có trên 20 năm lắng đọng. Nhưng cho đến ngày nay, vẫn có
nhiều ý kiến tranh luận xung quanh công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 - 1991).
Đã có nhiều tác giả đề cập tới biến động ở Liên Xô trong thời gian chúng ta
quan tâm, ở từng mặt, từng khía cạnh, từng giai đoạn riêng biệt trong đó tiêu
biểu có một số công trình, bài viết của các học giả:
*Các học giả Nga:
Nhiều tác giả đã từng là nhân chứng sống của cuộc cải tổ. Họ hồi tưởng
lại và viết thành sách. Những tác phẩm này là nguồn ta liệu chân thực về công
cuộc cải tổ.
1. V. I Bôdin, Sự sụp đổ của thần tượng – những nét chấm phá chân
dung M.X.Goocbachốp, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội - 2002. Tác giả là
người thân cận của Goocbachốp nên ông được chứng kiến trực tiếp nhưng sự
kiện diễn ra ở thời điểm đó. Cuốn sách là những suy nghĩ của ông về
Goocbachốp. Lúc đầu ông có ấn tượng rất tốt về Goocbachốp nhưng dần dần
“thần tượng” đó đã bị sụp đổ.
2. V.A Métvêđép - Ê kíp Goocbachốp nhìn từ bên trong. NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1996. Metvêđép là một nhân vật chủ chốt trong ê kíp
Goocbachốp thời kỳ những năm cải tổ. Thông qua các cuộc tranh luận
trong giới thân cận Goocbachốp qua các cuộc luận chiến với các lực lượng
chính trị khác nhau, tác giả đánh giá, xem xét, lý giải những mốc chính
trong thời kỳ cải tổ.
3
3. Vichto Aphanaxiep - Quyền lực thứ tư và bốn đời tổng thống. NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. Trong cuốn sách tác giả dành một phần viết
về “Goocbachốp và công cuộc cải tổ”. Tác giả trình bày quan điểm của mình
về công cuộc cải tổ, về con người, phẩm chất của Goocbachốp.
4. Rưscốp Nhicôlai Ivanôvich, Cải tổ: Lịch sử của những sự phản bội.

Tổng cục 2, Bộ quốc phòng, 1992.Là một người được cử làm chủ tịch Hội
đồng bộ trưởng Liên Xô trong 6 năm “cải tổ chính thức”, ông có điều kiện
tiếp xúc trực tiếp với những gì đang diễn ra trong trong thời điểm cải tổ. Chủ
đề tư tưởng xuyên suốt tác phẩm là: cải tổ, các sự kiện lớn diễn ra trong thời
kỳ cải tổ, sự phản bội của Goocbachốp, qua đó tác giả đưa ra hệ thống quan
điểm của mình.
5. Cuốn “sự phản bội của Goocbachốp “,NXB Công an nhân dân, Hà
Nội, 1998. do tập thể tác giả biên soạn trong đó có phần “sự phản bội của
Goocbachốp” của Etduard Iacovlep ở đây tác giả dường như lần theo các sự
kiện từ tháng 3/1985 khi Goocbachốp thành Tổng bí thư đến tháng 8/1991 thì
cải tổ sụp đổ, rồi cuối cùng đi đến kết luận về sự phản bội của Goocbachốp.
6. V.Paplốp, A.lakianốp, V.criuscốp : Goocbachốp - Bạo loạn sự kiện
tháng tám nhìn từ bên trong. NXB Chính trị Quốc gia, 1994.Ba tác giả là
những thành viên của Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, trực tiếp tham
gia công cuộc cải tổ, cuốn sách cung cấp cho chúng ta những tư liệu về
nguyên nhân đưa công cuộc cải tổ đi chệch quỹ đạo XHCN, các tư liệu văn
bản, chứng cớ, lập luận có tính phản biện xung quanh sự kiện 19 - 8 - 1991.
7. A.Đôbrunhin - Đặc biệt tin cậy, Vị đại sứ ở Oasingtơn qua 6 đời
Tổng thống Mỹ, NXB Chính trị Quốc gia, 2001. Tác giả của cuốn sách nguyên
là Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, nhà ngoại giao chuyên nghiệp
kỳ cựu, cựu Đại sứ Liên Xô tại Mỹ qua 6 đời Tổng thống Mỹ. Cuốn sách
chứa đựng những thông tin tư liệu chưa hề công bố, trình bày lịch sử quan hệ
ngoại giao giữa Liên Xô và Mỹ trong năm 1960 - 1990, qua đó phác hoạ đầy
4
đủ về mối quan hệ Xô - Mỹ đầy phức tạp.
8. Osepov.G.V - Những huyền thoại của cuộc cải tổ và hiện thực sau
cải tổ đăng trên Tài liệu phục vụ nghiên cứu, số TN 93 - 13, Hà Nội, 1993.
Tác giả là Viện sĩ, Viện trưởng Viện nghiên cứu chính trị xã hội thuộc Viện
hàn lâm khoa học Nga. Bài viết là sự mổ xẻ thực tiễn. Đó là những suy nghẫm
về những sự kiện có tầm quan trọng trong xã hội về công cuộc cải tổ và hậu

cải tổ…
*Các học giả phương Tây:
1. Suman Son có "Những ông chủ Kremlin, quyền lực và số phận" Hà
Nội, 2003.trong đó có giành một phần viết về Goocbachốp với cái nhìn mới
mẻ về con người này.
2. Các nhà khoa học Phương Tây với công cuộc cải tổ ở các nước
XHCN và Đảng cộng sản Pháp với công cuộc cải tổ ở các nước XHCN là hai
bài tổng thuật được đăng trên tạp chí "Thông tin khoa học xã hội", số 1, số 2 -
1991. Bài thứ nhất chủ yếu phản ánh ý kiến của các nhà khoa học phương Tây
thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau về công cuộc cải tổ ở Liên Xô và các
nước XHCN. Bài thứ hai phản ánh thái độ của Đảng cộng sản Pháp với công
cuộc cải tổ, có thể cho những người quan tâm đến công cuộc cải tổ này tìm
hiểu, suy nghĩ, rút ra kinh nghiệm.
3. Geard Duchêne - Một số ý kiến đánh giá đường lối cải tổ ở Liên Xô -
Bản tin tham khảo nội bộ số 20,1990. Tác giả là nhà kinh tế học người Pháp
đã điểm lại trên nhiều khía cạnh tình hình phát triển kinh tế của Liên Xô từ
khi phát động cải tổ, từ đó đưa ra ý kiến đánh giá về nó.
4. A.I. I - dum - mob - Nền kinh tế Liên Xô dưới con mắt phương Tây
đăng trong Bản tin chọn lọc, số 6, 1989. Bài này trình bày tổng quát cách nhìn
nhận về cải tổ kinh tế ở Liên Xô của các nhà Xô Viết Phương Tây. Trong bài
có sử dụng tư liệu được nghe ở Quốc hội Mỹ, các thông tin đánh giá của các
chuyên gia chính phủ, các sách chuyên đề và các bài viết của các nhà nghiên
5
cứu nổi tiếng ở Phương Tây, thông tin của các báo, tạp chí, các tư liệu qua các
cuộc thảo luận của tác giả với các chuyên gia Phương Tây.
*Các học giả Trung Quốc:
1. Đào Lộc Bình - Nói chuyện về công cuộc cải tổ ở Liên Xô, NXB Sự
thật, 1998. Trong cuốn sách này tác giả đề cập đến các vấn đề về cải tổ như
vấn đề khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế, cải tổ nông nghiệp, dân chủ hoá xã
hội, chăm lo đời sống nhân dân. Vì đây là tác phẩm viết vào thời điểm công

cuộc cải tổ đang diễn ra, được dịch năm 1987 nên chỉ dừng lại nghiên cứu ở
giai đoạn một của cải tổ.
2. Du Thuý - Mùa đông và mùa Xuân Matxcơva, chấm dứt một thời đại.
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.Đây là công trình chuyên khảo đi
sâu vào những chủ trương biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã
hội... gây nên tình trạng rối loạn trong xã hội, kinh tế suy sụp, đời sống
nhân dân thấp kém… Là người ngoài viết về một sự kiện đang diễn ra ở
nước khác, nên trong cách nhìn nhận đánh giá của tác giả không thể tránh
khỏi những hạn chế nhất định. Tuy nhiên cuốn sách cung cấp cho chúng ta
những tài liệu quý báu để tìm hiểu đề tài này.
3. Tiêu Phong - Hai chủ nghĩa một trăm năm, NXB chính trị Quốc gia,
2004, được dịch nguyên bản từ tiếng Trung Quốc. Cuốn sách này được nhận
giải thưởng sách hay toàn Trung Quốc năm 2002. Tác giả là một nhà nghiên
cứu nổi tiếng ở Trung Quốc, là cố vấn uỷ ban chuyên ngành chủ nghĩa xã hội
thế giới thuộc Học hội chủ nghĩa xã hội khoa học Trung Quốc. Trong cuốn
sách tác giả dành một phần đề cập đến sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa
xã hội (CNXH) và chủ nghĩa tư bản (CNTB), nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ
của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu… Trong sách tác giả đã dẫn một số tư liệu
và sự kiện khác với tư liệu và sự kiện chúng ta hiện đó. Song đó là nguồn tài
liệu tham khảo quý báu.
4. Lương Văn Đồng – Chiến lược diễn biến hoà bình của Mỹ. Tổng cục
6
II - Bộ quốc phòng, 5/1993.Tác giả thông qua cuốn sách trình bày cô đọng
về ý đồ bá quyền thế giới của Mỹ qua chiến lược ngăn chặn, chiến lược diễn
biến hoà bình. Cuốn sách này giúp ta tìm hiểu về sự chống phá của chủ
nghĩa Đế quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô.
*Các học giả Việt Nam:
1. Nguyễn Khắc Viện - Liên xô 70 năm trên con đường khai phá, 1987
và “Liên Xô mô hình mới của chủ nghĩa xã hội” - 1988. NXB Tổng hợp Phú
Khánh, Hà Nội. Hai cuốn sách này đề cập đến tính tất yếu của cải tổ. Cải tổ

là cách mạng, không có con đường nào khác ngoài cải tổ.
2. Năm 1988, Viện kinh tế thế giới có xuất bản thông tin chuyên đề
“Cải tổ ở Liên Xô”. Cuốn sách giới thiệu một số bài viết và trả lời phỏng vấn
của các viện sĩ, viện trưởng về công cuộc cải tổ đang diễn ra.
3. Sóng Tùng - Vì sao chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ ở Đông Âu và
Liên Xô sụp đổ, đăng trên tạp chí Cộng sản số 2, 1990. Bài viết có đề cập đến
sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong đó nguyên nhân trực tiếp của nó
là công cuộc cải tổ (1985 - 1991) gây ra.
4. Nguyễn Thị Hoa, Nhìn lại công cuộc cải tổ ở Liên Xô trước đây đăng
trên Tạp chí cộng sản số 114, 2006. Bài viết tổng hợp nguyên nhân thất bại
của cải tổ và rút ra bài học kinh nghiệm từ cải tổ.
5. Quang Lợi, tác giả của bài bút ký “Cải tổ - vùng mắt bão”. Bài viết
được ghi lại từ những cảm nhận của tác giả khi ông trực tiếp sang thăm Liên
Xô vào thời gian cuối của cuộc cải tổ, khi đất nước Liên Xô lâm vào khủng
hoảng. Bài viết cung cấp cho ta số liệu về cuộc khủng hoảng kinh tế ở Liên
Xô.
Nhìn chung các tác giả nghiên cứu công cuộc cải tổ ở nhiều khía cạnh
khác nhau. Các quan điểm trước đây đều nhằm vào chỉ trích Goocbachốp, đổ
hết lỗi cho ông. Ngày nay, sau hơn hai mươi năm nhìn lại, có lẽ cần có một
cái nhìn mới khách quan hơn về tổng thể cuộc cải tổ này. Mặt khác các công
7
trình nghiên cứu chỉ mới chỉ đề cập đến từng hiện tượng khía cạnh nhỏ, chưa
có sự đánh giá tổng quát, do đó chúng tôi mong muốn được đi sâu nghiên cứu
hơn nữa trong luận văn này.
Những công trình tôi đề cập ở trên là nguồn tài liệu quý giá cho tôi
tham khảo để hoàn thành luận văn của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Công cuộc cải tổ ở Liên Xô diễn ra từ năm 1985 đến 1991.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 1985 (là mốc mở đầu của
công cuộc cải tổ ở Liên Xô) đến năm 1991 (là mốc kết thúc cải tổ).
- Về nội dung: Nghiên cứu quá trình cải tổ qua ba giai đoạn trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị – xã hội, ngoại giao và kết quả của nó từ đó rút ra
một số nhận xét, bài học kinh nghiệm.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Mục tiêu:
Đề tài nhằm tìm hiểu công cuộc cải tổ từ 1985 đến 1991 vì vậy đề tài sẽ
làm rõ sự cần thiết phải tiến hành cải tổ, quá trình cải tổ, hậu quả của nó đồng
thời rút ra nhận xét, bài học kinh nghiệm.
4.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài là giải quyết các vấn đề
để làm rõ:
1. Hoàn cảnh lịch sử và đường lối cải tổ:
- Bối cảnh trong nước và thế giới của công cuộc cải tô ở Liên Xô (1985-
1991).
- Mục tiêu, nhiệm vụ, đường lối cải tổ.
2. Quá trình cải tổ :
- Quá trình cải tổ diễn ra trong 3 giai đoạn
8
- Kết quả của cải tổ.
3. Nhận xét công cuộc cải tổ và rút ra bài học kinh nghiệm.
- Nhận xét về cải tổ.
- Bài học kinh nghiệm.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn được thực hiện trên quan điểm duy vật lịch sử, phản ánh
trung thực quá trình cải tổ ở Liên Xô, nhìn nhận, đánh giá các vấn đề đặt ra
trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Là một đề tài liên quan đến lịch sử chính trị, luận văn được thể hiện
theo trình tự thời gian, kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic để

trình bày và lý giải quá trình cải tổ.
Đồng thời, đề tài được nghiên cứu dựa trên việc sử dụng những phương
pháp sưu tầm, tra cứu,phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp… nhằm làm nổi
bật những sự kiện quan trọng của quá trình cải tổ.
6. Đóng góp của Luận văn.
Qua Luận văn này,tôi muôn góp phần dựng lại những nét chính trong
quá trình hình thành đường lối, diễn biến, kết quả của cuộc cải tổ, giúp người
đọc có cái nhìn tương đối về giai đoạn quan trọng trong lịch sử Liên Xô.
Từ những so sánh, đối chiếu cuộc cải tổ ở Liên Xô và các nước XHCN
khác, giúp chúng ta rút ra những bài học bổ ích, tránh được những sai lầm
đáng tiếc xảy ra trên con đường đổi mới ở nước ta.
Toàn bộ luận văn với những tài liệu thu thập được góp phần làm phong
phú thêm kho tàng tư liệu, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử thế
giới hiện đại.
7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
3 chương:
Chương I: Hoàn cảnh lịch sử và đường lối cải tổ.
9
Chương II: Quá trình thực hiện và kết quảcông cuộc cải tổ ở Liên Xô
(1985 - 1991)
Chương III: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm.
10
B. NỘI DUNG
Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử và đường lối cải tổ
1.1. Hoàn cảnh lịch sử.
1.1.1. Tình hình trong nước:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô trở thành cường quốc thứ hai
trên thế giới. Sự lớn mạnh đó là bằng chứng không thể chối cãi cho thấy bản
chất ưu việt của chế độ XHCN (XHCN). Tuy nhiên kể từ đầu những năm

1970 tốc độ của Liên Xô bắt đầu chậm lại và rơi vào trì trệ. Đúng như
Goocbachốp đã thừa nhận: "Cách nhìn trung thực và không thiên kiến dẫn
chúng ta đến kết luận chắc chắn rằng: Đất nước đang ở vào tình trạng tiền
khủng hoảng [27; 32].
1.1.1.1. Về kinh tế.
Nền kinh tế Liên Xô trong những năm 70, 80 trì trệ, nguyên nhân là do
nền kinh tế không kịp thời chuyển từ quỹ đạo phát triển theo chiều rộng
sang chiều sâu, phát triển theo chiều rộng chủ yếu dựa vào cách làm tăng sức
lao động, tăng xí nghiệp, thiết bị. Tài nguyên thiên được khai thác "không tiếc
tay" đáng lẽ ra phải hiện đại hoá máy móc và quy trình công nghệ thì lại mở
rộng và xây dựng thêm nhà máy. Thiết bị giá cũ, máy móc không được tận
dụng phải dùng một khối lượng nhân công quá lớn để sửa chữa. Việc xây
dựng các xí nghiệp mất nhiều thời gian. Giữa thiết kế và thi công là một
quãng thời gian dài từ 8 đến 10 năm. Đến lúc đi vào hoạt động thì nhà máy đó
đã lạc hậu về mặt kỹ thuật [10; 8]. Liên Xô cho xây dựng hàng loạt tổ hợp
sản xuất khổng lồ theo lãnh thổ như tổ hợp sản xuất miền tây Xibia để khai
thác dầu và khí đốt. Trong khi trên thế giới dầu lửa tăng vọt thì ở Xibia giá
thành lại hạ do dầu tự phun lên. Trong những năm 70, khai thác dầu ở Xibia
tăng 10 lần. Ở Liên Xô lúc này đẻ ra ảo giác về sự vô tận của tài nguyên thiên
nhiên. Những ảo giác đó cũng như thu nhập từ xuất khẩu dầu lửa và khí đốt
11
đã tạo ra sự chóng mặt trong giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Trong những năm 70, việc khai thác than cũng được đẩy mạnh. Hai tổ
hợp khai thác than là Pavôlôđarơxcơ - Ekibaturơxki và Canxcô Achinxki.
Các tổ hợp công nông nghiệp cũng được xây dựng như nhà máy ô tô Camxki
bên bờ sông Chennắc…
Như vậy việc phát triển kinh tế theo chiều rộng sử dụng tối đa lợi thế tự
nhiên, xây dựng thêm nhiều xí nghiệp, thiết bị lao động đã làm cho tiềm lực
Liên Xô ngày càng cạn kiệt nguồn tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng. Chính
sau này Goocbachốp cũng phải thừa nhận "Chúng ta đã tiêu phí và đến nay

vẫn còn tiêu phí nhiều nguyên liệu, năng lượng, những tài nguyên khác trên
đơn vị sản phẩm hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Của cải của
nước ta… đã nuông chiều chúng ta, nói một cách thô bạo đã làm hư hỏng
chúng ta” [27; 26].
Kết quả là, nền kinh tế Liên Xô vẫn ở giai đoạn phát triển công nghiệp
trong khi kinh tế các nước phát triển đã chuyển sang giai đoạn khoa học -
công nghệ. Nếu ở các nước phát triển cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật quy
định sự phát triển chung thì ở Liên Xô, đầu những năm 80 mới chỉ có 10% -
15% các xí nghiệp tự động hoá hoặc cơ giới hoá đồng bộ. Chỉ khoảng 10% -
15% công nhân có trình độ chuyên môn cao. Lao động chân tay còn chiếm
70% - 75% trong nông nghiệp. Nguồn dự trữ sức lao động cũng giảm dần. Từ
1960 - 1970 sức lao động bổ sung là 23,2 triệu trong thập niên 70 còn 17,8
triệu và tiếp tục giảm trong những năm 80 [35, 228].
Trong nông nghiệp tình hình lại càng tồi tệ hơn. Hạn hán mất mùa vào
1972 và 1975 buộc phải nhập một khối lượng lớn ngũ cốc từ Bắc Mỹ và các
nước phương Tây. Chăn nuôi chưa bao giờ đáp ứng nhu cầu trong nước. Từ
1970 đến 1987 lượng lương thực và thực phẩm nhập khẩu tăng lên không
ngừng: mỡ động vật tăng 183.2 lần, ngũ cốc tăng 13.8 lần, dầu thực vật 12,8
lần…Năm 1985, nhập khẩu lương thực chiếm 21% tổng giá trị kim ngạch
12
nhập khẩu của Liên Xô.[2; 381]
Cơ cấu kinh tế Liên Xô bị mất cân đối.
Việc tăng quân số và tăng cường chạy đua vũ trang nhằm giành thế cân
bằng với Mỹ làm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân mang đặc trưng quân sự rõ
rệt. Công nghiệp nhẹ và nông nghiệp luôn là khâu yếu trong toàn bộ nền kinh
tế. Do vậy nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng của
nhân dân không được đáp ứng.
Tỷ lệ giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ mất cân đối vì ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng là nguyên tắc bất biến trong chính sách của Liên
Xô. Theo số liệu thống kê năm 1985 tỷ trọng giá trị sản lượng của công

nghiệp nhóm A chiếm 74,8%, công nghiệp nhóm B chiếm 75.3% trong tổng
sản phẩm, tương đương với tỷ trọng sản lượng công nghiệp nặng năm cao
nhất thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai [74; 21].
Sự mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng ngày càng gia
tăng. Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp tụt xa so với công nghiệp. Năm
1960 đến 1975 giá trị sản lượng công nghiệp tăng 3,2 lần, còn giá trị sản
lượng nông nghiệp chỉ tăng 0,4 lần. Trong những năm Brêgiơnhép cầm quyền
sản lượng lương thực bình quân theo đầu người hàng năm từ 570 kg tăng lên
khoảng 800 kg. Vốn sản xuất cố định tăng 4 lần. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư
không cao, thức ăn cho gia súc thiếu thốn, khả năng chống thiên tai kém. Mỗi
năm Liên Xô nhập khẩu từ 30 - 40 triệu tấn lương thực [74; 22].
Cơ chế quản lý kinh tế cứng nhắc:
Trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô một cơ chế
quản lý kinh tế đã hình thành. Đó là cơ chế kế hoạch hoá một cách cứng nhắc,
tập trung hoá quản lý và bộ máy hành chính quan liêu hoá, khuynh hướng
bình quân chủ nghĩa. Chính cơ chế đó đã cản trở sự phát triển và tính tự chủ
của các cơ sở sản xuất. Từ sau năm 1970 số lượng chỉ tiêu kế hoạch phân bổ
cho các xí nghiệp ngày càng tăng. Những cơ sở sản xuất chỉ lo thực hiện các
13
chỉ tiêu, không có điều kiện tự hạch toán, phát huy sáng kiến. Cả đất nước
không kịp thời xoay chuyển theo đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại.
Xét công bằng trong thời kỳ chiến tranh (1941- 1945) cơ chế quản lý
đó đã góp phần giúp Liên Xô xây dựng thành công đất nước, chiến thắng phát
xít. Sau khi chiến tranh cơ chế đó vẫn giúp cho Liên Xô trong một thời gian
dài phục hồi sức lực của mình và đạt được những thành tựu lớn.
Nhưng sau đó, khi hoàn cảnh thế giới và trong nước đã thay đổi. Những
ưu tiên phát triển công nghiệp nặng đã làm ảnh hưởng tới các ngành công
nghiệp khác. Các hình thức quản lý kỷ luật mang tính chất quân sự vẫn tồn
tại trong lúc các động lực của đời sống kinh tế đã biến đổi như kích thích
người lao động bằng vật chất, chất lượng lao động, đánh giá cao vị trí người

lao động…
Một minh chứng cho cơ chế quản lý quan liêu mệnh lệnh là sự kiện mà
N.C Baibacốp đã kể lại trong cuốn sách của mình: Trong công cuộc đấu tranh
vì những công nghệ mới ở Liên Xô những năm 80, A.I. But - một kỹ sư làm
việc ở Uỷ ban kỹ thuật nông nghiệp nhà nước- đã phát minh ra phương pháp
"ôdôn hóa". Đó là chiếc máy phun khí ôdôn để diệt trùng, bảo vệ rau quả.
Việc ứng dụng phương pháp này sẽ làm giảm đáng kể những tổn thất trong
quá trình bảo quản. Nhưng ông But không chờ đợi được đến khi phương pháp
này được áp dụng .
Thí dụ thứ hai là trường hợp của tiến sĩ I. A. Hintơ. Ông sáng chế ra máy
nghiền công nghệ cao và được ban giám định quốc gia thừa nhận là có khả
năng ứng dụng với hiệu quả kinh tế cao. Nhưng sáng chế đó không được Liên
Xô áp dụng. Các nước phương Tây đã mua bằng phát minh và mời ông đến
để tổ chức sản xuất. Baibacốp - người trực tiếp chứng kiến điều đó đã chua
xót kết luận: "Trên khắp thế giới các nhà quản lý kinh tế đều chạy theo các
chuyên gia, còn ở nước ta thì các chuyên gia bị sưng chán vì va phải cánh cửa
của những người quản lý kinh tế"[2; 346].
14
Cơ chế đó đã đạt đến giới hạn của nó. Nếu như trong nhiều năm qua, cơ
chế đó bảo đảm được một nhịp độ phát triển vững chắc, thì từ nay, phải trả
với một giá đắt [10; 9].
Đặc điểm sự phát triển của Liên Xô trong những năm 70 đầu những năm
80 cho ta thấy sự suy sụp toàn bộ và nặng nề của nền kinh tế:
+ Thu nhập quốc dân giảm xuống 2,5 lần. Tổng sản phẩm quốc nội tính
theo đầu người chỉ bằng 37% của Mỹ. Sản xuất công nghiệp giảm 2,5 lần,
nông nghiệp giảm 3,5 lần. Từ 1980 đến 1985 Liên Xô không đạt được vị trí
số 1 trên thế giới về sản phẩm tính theo đầu người cao nhất thế giới như tuyên
bố 1961 [70 ; 449].
+ Mức tăng năng suất giảm 2 lần và tiến dần đến số 0. Chi phí điện
năng, nhiên liệu, kim loại cho một đơn vị thu nhập quốc dân cao hơn Mỹ 1,5

đến 2 lần [ 81; 9].
+ Tốc độ phát triển thời kỳ trước khi cải tổ diễn ra theo xu hướng chậm
dần:
Nội dung 1961-1965
1966-
1970
1971-
1975
1975-
1980
1981-
1985
Thu nhập quốc dân 6,5 7,8 5,7 4,3 3,6
Công nghiệp 8,6 8,5 7,4 4,4 3,7
Nông nghiệp 2,3 3,8 2,3 1,7 1,4
Đầu tư 5,4 7,3 6,7 3,2 3,7
[2; 25]
Theo con số từ thống kê khác về thu nhập quốc dân của Liên Xô: 1966
- 1970 tăng 7,1%; 1781 - 1975 tăng 5,1% ; 1975 - 1980 tăng 3,9 %; 1981 -
1985 tăn 2,6% [74; 9.].
Dù cho con số có chênh lệch nhưng đều có biểu hiện chung: tốc độ phát
triển của Liên Xô tụt xuống tới mức gần như dừng lại và có biểu hiện "tiền
khủng hoảng". Kế hoạch năm năm lần thứ XI không được hoàn thành.Trong
lịch sử đây là lần đầu tiên kế hoạch 5 năm không được hoàn thành. Vị trí của
15
Liên Xô với tư cách là cường quốc kinh tế bị thách thức nghiêm trọng. Nhật
Bản, Tây Âu ngày càng lớn mạnh. Năm 1986 tổng sản phẩm xã hội của Mỹ là
3900 tỷ USD, Liên Xô là 1800 tỷ USD, Nhật Bản là 1700 tỷ USD. Đầu 1988
quan chức Nhật chính thức công bố Nhật đã vượt xa Liên Xô, trở thành cường
quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới [74; 9].

Như vậy nền kinh tế Liên Xô có biểu hiện giảm sút nghiêm trọng, nhận
xét về tình trạng đất nước thời kỳ này, Rưscôp viết: "Tình hình đất nước, tôi
xin nhắc lại, đang làm tôi lo sợ, những năm cuối thời kỳ Brêgiơnhép đã để lại
cho chúng tôi một di sản khủng khiếp, chỉ một ví dụ. Năm 1982 mức tăng
trưởng thu nhập thực tế của nhân dân - lần đầu tiên từ sau chiến tranh! đã tụt
xuống số không. Phải dứt khoát không được trùng trình, làm ngay lập tức…
bằng những con đường nào, phương pháp nào đưa nền kinh tế quốc dân tiến
về trước"[67; 51].
Nhu cầu cải tổ nền kinh tế trở nên cấp thiết.
1.1.1.2. Về chính trị - xã hội:
Cùng với bức tranh nền kinh tế Liên Xô đang ở giai đoạn "tiền khủng
hoảng" thì bức tranh chính trị - xã hội cũng xám xịt, không mấy gì sáng sủa.
Trước hết chúng ta thấy thời kỳ này uy tín của Đảng cộng sản bị giảm
sút. Trong Đảng có sự lẫn lộn lãnh đạo giữa quyền lãnh đạo của Đảng với
chính phủ dẫn tới khuynh hướng Đảng trị. Những cán bộ giữ vai trò lãnh đạo
không phải lúc nào cũng từ bỏ được những đặc quyền, đặc lợi.
Sự lãnh đạo của Đảng bị suy yếu, sáng kiến trong cán bộ bị mất đi. Mọi
người đều thấy sự trì trệ trong lãnh đạo. Sự trì trệ này đến một giai đoạn nào
đó sẽ làm suy yếu khả năng làm việc của Bộ chính trị, Ban Bí thư Trung ương
Đảng, thậm chí của cả toàn thể bộ máy Đảng và Nhà nước. Tính kỷ luật tinh
thần trách nhiệm của người Đảng viên đã suy yếu. Cán bộ trong Đảng tìm
cách che giấu điều đó bằng việc thực hiện những biện pháp và những cuộc
vận động phô trương, bằng việc mở ra nhiều cuộc hội hè cả ở trung ương và ở
16
các địa phương.
Nhiều tổ chức Đảng ở địa phương không cương quyết chống các hiện
tượng tiêu cực, lối bao che tuỳ tiện và tình trạng kém kỷ luật. Nhiều nguyên
tắc bình đẳng giữa các Đảng viên bị vi phạm. Nhiều cán bộ giữ chức vụ lãnh
đạo tự đặt mình ra ngoài sự kiểm soát và phê bình của nhân dân. Métvêđép,
người đã từng là uỷ viên Bộ chính trị uỷ ban Trung ương Đảng cộng sản Liên

Xô, uỷ viên hội đồng Tổng thống Liên Xô nhận xét:
"Trên thực tế, các nhà lãnh đạo hoàn toàn không bị kiểm tra từ dưới lên
- không chỉ từ nhân dân, mà cả từ các tổ chức Đảng. Tuy về phương diện hình
thức họ được bầu ở các hội nghị và các hội nghị toàn thể Ban chấp hành các
cấp, thủ tục này bị cắt xén đến mức trên thực tế nó đảm bảo việc bầu bán theo
mỗi điều kiện miễn là được cấp trên tán thành"[50;15]
Tình trạng xuống dốc của một số bộ phận Đảng viên còn được chính
Goocbachốp thừa nhận:
"Trong một số khâu lãnh đạo nảy sinh thái độ coi thường phát luật,
dung dưỡng nhiều việc làm dối trá, hối lộ, lấy lòng nịnh hót. Hành vi của
những cán bộ sau khi được tín nhiệm và được giao quyền hành đã lạm dụng
quyền lực trấn áp, phê bình, kiếm chác, làm giàu, gây nên sự phẫn nộ chính
đáng của người lao động."[27;31].
Như vậy, xét trong toàn bộ hoạt động thực tiễn, các tổ chức Đảng và
Nhà nước lạc hậu so với yêu cầu của thời điểm thực tại. Do vậy cần những
đổi mới Đảng để lấy lại uy tín đưa Liên Xô vững bước đi lên.
Một mặt khác trong đời sống chính trị của Liên Xô đó là tình trạng lên
"cơn sốt" bởi sự thay đổi thường xuyên những người lãnh đạo cấp cao. Tháng
1/1982 nhà tư tưởng chủ yếu của đất nước- Xuxlôp qua đời. Đến tháng
11/1982 đến lượt Brêgiơnhép, tiếp đó là Anđrôpốp (2/1984). Nhân dân cảm
thấy chán ghét với hình ảnh "những nhà lãnh đạo già nua, ốm yếu, tính hiếu
danh và thích những lời tâng bốc, sự ban phát huân chương một cách hào
17
phóng và tự khen thưởng - tất cả tạo nên tâm lý nặng nề, khó chịu. Trong đất
nước hình thành nên sự cai trị của giới quan chức già nua, bám lấy chiếc ghế
quyền lực"[50; 14].
Brêgiơnhép với hình hảnh về một con người đã nâng cao mức sống và
đóng góp to lớn cho hoà bình nhưng gần đến cuộc đời hoạt động chính trị của
mình, do vượt qua lứa tuổi minh mẫn, ông đã trở thành đối tượng hài hước và
bị chế nhạo

Sau khi Brêgiơnhép qua đời, Anđrôpốp lên thay. Ông nhận thấy được
thực trạng xã hội đang trì trệ và thấy cần đổi mới: "Công việc của chúng ta
đang chết dí tại chỗ. Người ta đã tranh cãi nhau quá nhiều. Đã đến lúc phải
bắt tay vào giải quyết cụ thể các vấn đề". Anđrôpốp cố gắng đưa ra những
chính sách gần gũi với nhân dân nhưng những biện pháp đó chỉ giúp xã hội
yên ắng một thời gian. Sau đó Anđrôpốp lại có những sai lầm. Ông chú ý đến
chủ nghĩa hình thức. Công việc đổi mới đang dang dở thì ông bị bệnh tật dày
vò. Ông từ trần vào tháng 1/1984. Ông giữ chức vụ tối cao được 15 tháng.
Tiếp nối lãnh đạo Đảng sau đó là Trécnencô. Ông tiếp tục cải cách của
Anđrôpốp: "Ta tiếp tục thúc đẩy bằng cố gắng tập thể sự nghiệp được bắt đầu
dưới sự lãnh đạo của Anđrôpốp. Ông cũng khẳng định một cách dứt khoát:
"Thay đổi cơ chế kinh tế đòi hỏi người ta phải tiến công vào những vấn đề
đáng lẽ ra phải giải quyết từ trước".
Tuy nhiên đến năm 1984, nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. "Bệnh tật
đã làm Trécnencô xa rời dần đời sống công cộng trong lúc mà đất nước phải
đương đầu trên lĩnh vực quốc tế cũng như nội trị và hàng ngàn đòi hỏi mới.
Mátxcơva vào lúc bấy giờ dường như sống trong thời kỳ chờ đợi. Những cuộc
họp được thông báo bị hoãn lại, các sáng kiến được dự định cũng tạm đình
lại"[26; 44]. Đất nước một lần nữa lại mất đi người lãnh đạo tối cao.
Trước những biến đổi liên tục những người lãnh đạo tối cao như vậy,
quần chúng cảm thấy chán trường, nghi ngờ Đảng.
18
Trong xã hội, đời sống nhân dân chậm được cải thiện. Các biểu hiện
tiêu cực và tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Tính tích cực xã hội của
công dân bị giám sút. Sự thờ ờ tăng lên, tâm lý không thoả mãn, không khí
ngột ngạt trong xã hội lan tràn.
Một ví dụ cho đời sống nhân dân chậm được cải thiện. Đó là sự thiếu
thốn về lương thực hay là sự khan hiếm về hàng hoá được thể hiện trong cuốn
" Êkíp Goocbachốp, nhìn từ bên trong" của Métvêđép:
"Hàng năm người ta phải phấn đấu giành giật lấy mùa màng, song tình

hình thị trường lương thực không được cải thiện là bao. Mọi người đã phải
chịu đựng vài thập kỷ những cảnh quầy hàng trống rỗng, xếp hàng dài, sản
xuất hàng tiêu dùng, lĩnh vực dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí ở tình trạng nghèo
nàn"[50; 13].
Đời sống của nông dân ngày càng thiếu thốn, họ không thể mua nhà để
ở vì xã hội không quan tâm đến sản xuất. Nền kinh tế trì trệ. "Người nông dân
cái gì cũng thiếu… tiền người nông dân làm ra không thể mua hoặc xây nhà vì
không đủ vật liệu xây dựng, nông dân không có khả năng mua tủ lạnh vì anh ta
buộc phải bán lúa mỳ, thịt và các loại nông phẩm khác dù biết là lỗ vốn, bởi vì
chính sách giá cả nó như vậy"[54; 37].
Trong bộ máy chính quyền cũng như xã hội có biểu hiện quan liêu, độc
đoán. Theo A. Xakharôp trong cuốn "Không có con đường nào khác" nhận
xét: "Tệ nạn quan liêu hoàn toàn không vụ lợi. Nấp dưới lời lẽ hoa văn. Nó
trà đạp lên công bằng xã hội trong mọi lĩnh vực đời sống vật chất như vấn đề
nhà ở, chất lượng bảo vệ sức khoẻ, giáo dục, tiền lương đặc biệt hạ thấp trong
những ngành nghề đại chúng nhất. Tiền hưu của phần lớn những người hưu trí
ít ỏi một cách đáng xấu hổ"[1; 63].
Tệ quan liêu làm cho xã hội suy đồi. Nhân dân mất lòng tin vào Đảng,
Nhà nước và đó cũng là điều kiện tốt để các thế lực thù địch có cơ hội chống
phá. Chính giới phương Tây phải thừa nhận "Phương Tây sẽ có ít lợi hơn nếu
19
như nền kinh tế Xô viết có hiệu quả. Thà rằng nền kinh tế đó cứ ngắc ngoải
dưới sức nặng của những vấn đề quan liêu"[52; 13].
Tóm lại tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong cuối những năm 70
đầu 80 có biểu hiện sự trì trệ, thụt lùi nếu không có sự thay đổi Liên Xô sẽ rơi
vào khủng hoảng nặng nề về mọi mặt.
1.1.2. Tình hình thế giới.
Ở thời điểm trong nước Liên Xô có biểu hiện khủng hoảng thì trên thế
giới cũng có nhiều biến đổi tác động đến Liên Xô.
1.1.2.1. Cuộc khủng hoảng năng lượng 1973.

Vào thập kỷ 70, tình trạng khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới
có xu hướng gia tăng. Cuộc khủng hoảng chính thức bùng nổ năm 1973
mang tính toàn cầu. Dầu mỏ và khí đốt trở nên khan hiếm.
Cuộc khủng hoảng năng lượng đặt ra cho nhân loại những vấn đề bức
xúc cần giải quyết: Sự bùng nổ dân số và nguy cơ vơi cạn nguồn tài nguyên
thiên nhiên cung cấp cho sự sống, những hiểm họa ô nhiễm môi trường đe
doạ đến hành tinh cần khắc phục, yêu cầu đổi mới để thích nghi trong nền
kinh tế, chính trị trước sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật.
Trước những vấn đề cấp thiết đó, các nước TBCN đã tập trung vào phát
triển khoa học kỹ thuật. Nhờ lợi dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật
cùng với những biện pháp thích nghi mới, chủ nghĩa tư bản đã vượt qua
khủng hoảng, phục hồi phát triển.
Cuộc khủng hoảng năng lượng ban đầu không tác động mạnh đến Liên
Xô vì Liên Xô giàu tài nguyên thiên nhiên. Nhưng sau khi các nước tư bản ổn
định được tình hình thì Liên Xô mới chịu tác động mạnh do giá dầu mỏ giảm.
Nó đặt Liên Xô trước thách thức của sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật.
1.1.2. 2. Sự phát triển mạnh mẽ của các nước tư bản đặc biệt là các
20
nước tư bản trẻ đã đặt Liên Xô trước thách thức mới.
Nhờ phương pháp quản lý kinh tế hiệu quả, tập trung vào phát triển
khoa học kỹ thuật nên thực lực của các nước tư bản tăng lên nhanh chóng. Vị
trí của Liên Xô, cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới bị đe doạ. Từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập kỷ 50, tốc độ tăng trưởng của Liên
Xô khoảng 10%. Từ 1946 đến 1950 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
của tổng giá trị sản phẩm xã hội là 14,2%. Từ năm 1951 đến 1960 là 10%. Từ
thập kỷ 60 bắt đầu giảm[74; 8,9]. Thu nhập quốc dân của Liên Xô 1966 -
1970 là 7,5%, đến kế hoạch 5 năm (1981 - 1985) giảm chỉ còn 3,5%[81; 9].
Vị trí của Liên Xô với tư cách là cường quốc kinh tế lớn thứ hai bị Nhật

Bản thách thức nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê từ 1960 - 1965 thu nhập
quốc dân của Nhật Bản tăng 5,4 lần, giá trị sản lượng công nghiệp tăng 6,5
lần, năng suất lao động công nghiệp tăng 4,3 lần. Cùng thời kỳ chỉ tiêu tăng
trưởng tương ứng của Liên Xô là 3,9; 4,8 và 3 lần. Đến năm 1986 trong giá trị
sản phẩm xã hội của Mỹ là 3.900 tỷ đô la, Liên Xô là 1800 tỷ đô la Nhật Bản
là 1700 tỷ đô la [74; 9]. Vị trí của Liên Xô bị thách thức. Nếu không đổi mới,
cải tổ, Liên Xô sẽ bị bỏ lại phía sau.
Thực lực kinh tế của các nước lớn phương Tây tăng lên chủ yếu dựa
vào khoa học kỹ thuật mới. Liên Xô vốn có tiềm lực khoa học kỹ thuật rất lớn
chỉ đứng sau Nhật Bản. Nhưng do cơ chế quản lý kinh tế quá yếu kém, nhiều
khâu trung gian, nên chỉ có 1/4 thành quả kỹ thuật mới được áp dụng trong
nền kinh tế quốc dân. Thời gian tự nghiên cứu đến ứng dụng một hạng mục
kỹ thuật mới kéo dài 10 - 12 năm. Nhiều phát minh không được sử dụng
trong nước mà được đưa ra phục vụ nước ngoài…
Trong khoa học, kỹ thuật có sự mất cân đối. Công nghiệp quân sự phát
triển mạnh còn công nghiệp dân dụng lạc hậu, theo thống kê giữa thập kỷ 80
trình độ khoa học kỹ thuật chung của Liên Xô lạc hậu so với các nước phát
triển ở phương Tây khoảng 15 năm [74; 9]. Chính Goócbachốp phải thừa
21
nhận rằng: "phát triển theo chiều rộng về cơ bản đã làm hao mòn tiềm lực" vì
vậy "căn bản không có con đường nào khác" ngoài phát triển khoa học kỹ
thuật.
1.1.2.3. Cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc và xu thế cải cách ở
một số nước XHCN ở Đông Âu.
Trung Quốc vào những năm 70 đứng trước những đòi hỏi cần phải cải
cách. Năm 1978 Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách và mở cửa, xây dựng
chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.
Trải qua những năm tháng bước đầu cải cách, nhờ biện pháp, phương
châm, chính sách kinh tế đúng đắn, Trung Quốc giành được thành tựu to lớn.
Từ 1980 - 1985 tổng giá trị sản phẩm công nông nghiệp của Trung Quốc bình

quân tăng hàng năm là 11%. Tổng giá trị sản phẩm công nghiệp bình quân
tăng hàng năm là 12%. Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp bình quân hàng
năm tăng 8,1%. Tổng giá trị sản phẩm quốc dân tăng bình quân 10%
[74;11,12]. Mức sống của nhân dân Trung Quốc được nâng cao rõ rệt. Thu
nhập và mức tiêu dùng của nhân dân tăng nhanh chóng.
Thể chế kinh tế xơ cứng được đổi mới đầy sức sống, năng động, thích
ứng với yêu cầu xã hội. Nền kinh tế từ chỗ khép kín chuyển sang kinh tế mở
cửa, tích cực lợi dụng trao đổi quốc tế.
Thành quả bước đầu của Trung Quốc là nguồn động lực thúc đẩy Liên
Xô cải tổ, bởi không cải tổ Liên Xô sẽ khủng hoảng và đi đến sụp đổ.
Trong xu thế cải cách của các nước XHCN, một số nước Đông Âu
cũng nhận thấy cần phải cải cách và bắt tay vào cải cách.
Tháng 7 - 1948 đại hội đại biểu lần thứ V liên đoàn những người cộng
sản Nam Tư chỉ ra rằng không thể rập khuôn theo kinh nghiệm của Liên Xô.
Từ thập kỷ 40 đến thập kỷ 50, Nam Tư bắt đầu thực hiện một số cải cách
quan trọng như lập hội đồng công nhân, loại bỏ một số bộ chủ quản Liên bang
và mở rộng quyền cho các xí nghiệp, giao tư liệu sản xuất cho tập thể điều
22
hành. Những năm tiếp theo Nam Tư mở rộng hơn nữa quyền tự chủ kinh
doanh ngoại thương của xí nghiệp, tiến hành cải cách giá cả, thu hút vốn nước
ngoài… khi xuất hiện khủng hoảng kinh tế 1983, Nam Tư đề ra "Chương
trình phát triển ổn định kinh tế…"
Năm 1956, Hungari bước vào cải cách trước hết là cải cách thể chế
quản lý kinh tế điều chỉnh cơ cấu kinh tế quốc dân, kịp thời điều chỉnh quan
hệ tỷ lệ giữa nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng, bỏ phát
triển công nghiệp nặng, đặt phát triển nông nghiệp lên hàng đầu, coi trọng
phát triển công nghiệp nhẹ… Đến 1979, Hungari tiến hành cuộc cải cách tiếp
theo loại bỏ tơrớt, khuyến khích cạch tranh giữa các xí nghiệp phát huy dân
chủ, cải cách thể chế giá cả, khuyến khích phát triển kinh tế cá thể…
Nhìn chung nhiều nước Đông Âu trong cải cách đều chú ý tăng cường

quản lý ở tầm vĩ mô, mở rộng quyền tự chủ của xí nghiệp, kết hợp cải cách
kinh tế với cải cách thể chế chính trị, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển….
Xu thế cải cách của các nước Đông Âu đã thúc đẩy phần nào Liên Xô buộc
phải cải tổ.
Tóm lại, tất cả tình hình trong và ngoài nước đã đặt Liên Xô trước
nhiều thách thức buộc Liên Xô phải chọn con đường hoặc là tiến hành cải tổ
đất nước thoát khỏi khủng hoảng đưa Liên Xô tiến lên hoặc là giữ nguyên
hiện trạng đất nước.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và đường lối cải tổ ở Liên Xô (1985 - 1991)
1.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của cải tổ:
* Mục tiêu:
Từ tình hình thực tiễn đất nước các nhà lãnh đạo Liên xô bắt tay vào
công cuộc đổi mới. "Mục tiêu của công cuộc cải tổ là khôi phục hoàn toàn về
lý luận và thực tiễn quan niệm của Lênin về chủ nghĩa xã hội, trong đó người
lao động với tư tưởng và quyền lợi của anh ta cùng với những giá trị nhân đạo
trong nền kinh tế trong quan hệ xã hội và chính trị, trong văn hoá được đặt lên
23
hàng đầu một cách không thể chối cãi nổi" [29; 56].
Cuối cùng trên bình diện nguyên tắc cải tổ, Goocbachốp đã xác định:
mục đích cuối cùng của cải tổ là rõ ràng... Đó là sự đổi mới sâu sắc tất cả các
mặt sinh hoạt của đất nước, đem lại cho CNXH những hình thức nhân đạo của
chế độ chúng ta trong tất cả mọi khía cạnh quyết định của nó - kinh tế, chính
trị - xã hội và đạo đức.
* Nhiệm vụ cải tổ:
Để tiến hành công cuộc cải tổ, Goocbachốp đã xác định nhiệm vụ của
cải tổ là để nhằm "chấm dứt tình trạng cứng nhắc của đất nước, chấm dứt tình
trạng cứng nhắc của khoa học kỹ thuật và tạo cho nó địa bàn hoạt động rộng
rãi, vĩnh viễn khắc phục hậu quả của thứ độc quyền về lý luận phát triển của
xã hội Xô viết hình thành trong những điều kiện tuyệt đối, đã được coi như là
duy nhất có thể có được đối với chủ nghĩa xã hội". Cải tổ cũng phải "phá vỡ

một cách kiên quyết và mạnh mẽ những trở ngại đã hình thành đới với sự phát
triển kinh tế- xã hội, những trật tự lỗi thời trong quản lý kinh tế, những khuôn
sáo giáo điều trong tư duy"[27; 79].
Cải tổ bao gồm nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Vì vậy nhiệm vụ của Liên
Xô là phải tiến hành cải tổ toàn diện trên các mặt như kinh tế, khoa học kỹ
thuật, chính trị- xã hội, đời sống nhân dân, đạo đức, tư tưởng…
Tóm lại, Liên Xô phải tiến hành một cuộc cách mạng nhằm đổi mới mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.2.2. Đường lối cải tổ:
*Đường lối chung:
Quan niệm về đường lối cải tổ ở Liên Xô xuất phát từ tư tưởng cách
mạng của Lênin. Những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tìm
tới tác phẩm của Lênin và họ coi đây là cái nguồn "không cạn của chủ nghĩa
biện chứng sáng tạo, của sự phong phú về lý luận và của sự sáng suốt về chính
trị" [27; 35].
24
Trong Đảng và trong xã hội, việc trở về với tư tưởng Lênin đã được
nhiều người ủng hộ. Trong báo cáo ngày 22/4/1983 kỷ niệm lần thứ 113 ngày
sinh của Lênin, M. Goocbachốp đã dẫn ra chính luận điểm của Lênin về sự
cần thiết phải tính đến những yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, về
kế hoạch hoá và hạch toán, về việc sử dụng khéo léo quan hệ hàng hoá tiền tệ,
những kích thích vật chất và tinh thần. Điều này đã được sự ủng hộ của dư
luận như Goocbachốp khẳng định rằng: "những suy tư của tôi phù hợp với tâm
trạng của các đồng chí trong Đảng của nhiều người, gần gũi với trái tim của
những người mang những nỗi bất hạnh của chúng ta, đang chân thành muốn
sửa chữa thực trạng này" [27; 35,36].
Tìm hiểu nguồn gốc tư tưởng của sự vận động theo con đường cải tổ
cho thấy Goocbachốp đang bàn luận một cách tích cực những lý luận của
Lênin: "Chúng ta đã và đang học ở Lênin cách tiếp cận lý luận và thực tiễn
xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách sáng tạo, lấy phương pháp luận khoa học

của người làm vũ khí, nắm chắc nghệ thuật phân tích cụ thể tình hình cụ thể"
[27; 68]. Goocbachốp cũng khẳng định rằng "Đưa công cuộc cải tổ tiến lên
chúng ta đã và đang thường xuyên trở lại các tác phẩm của Lênin, đặc biệt là,
tôi xin nhắc lại những tác phẩm cuối cùng của người" [27; 68].
Như vậy là ông đặc biệt quan tâm đến những tác phẩm cuối cùng của
người vì tính tích cực của chủ nghĩa Mác- Lênin "Chủ nghĩa Mác- Lênin với
tính cách là học thuyết sáng tạo không phải là một tập đơn thuốc kê sẵn và một
tập chỉ thị có tính chất giáo điều. Trái ngược với chủ nghĩa giáo điều hẹp hòi,
chủ nghĩa Mác- Lênin bảo đảm sự tác động lẫn nhau tích cực giữa tư tưởng lý
luận đổi mới với thực tiễn, với bản thân tiến trình đấu trang cách mạng" [29;
16].
Trong quá trình tìm hiểu trở lại với chủ nghĩa Mác- Lênin Goocbachốp
đã đi đến nhận xét quan trọng :
"Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin trong di sản của các ông
25

×