Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Chế độ hôn nhân bất bình đẳng thể hiện trong chế định kết hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.61 KB, 6 trang )

Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Bài tập lớn học kì

Mục lục

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Lịch sử Việt Nam gắn liền với chế độ phong kiến tập quyền kéo dài hàng
nghìn năm, luật pháp chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng chính trị Nho giáo, Phật
giáo… với tư tương “ trọng nam khinh nữa”, “ tam tòng tứ đức”, “ ngũ luân” …
Cho nên, chế định hôn nhân trong pháp luật phong kiến Việt Nam được thê chể
chế hóa theo lễ nghi Nho giáo. Đó là pháp luật phong kiến Việt Nam xác lập một
chế độ hôn nhân gia trưởng phong kiến. Trong đó, chế độ hôn nhân bất bình
đẳng được thể hiện rất rõ trong chế độ hôn nhân gia trưởng phong kiến.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Lí luận chung


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Bài tập lớn học kì

1. Những khái niệm cơ bản
Hôn nhân theo lễ nghi Nho giáo được hiểu là sự tương hợp giao hiếu của hia
họ, hướng tới hai mục đích trên là kế phụng tổ tiên, dưới là kế truyền dòng dõi
Chế độ hôn nhân là: tất cả những quy định của pháp luật và tục lệ về kết hôn,
quan hệ vợ chồng và li hôn.
Chế độ hôn nhân bất bình đẳng được hiểu là: sự đề cao tuyệt đối quyền uy
của người chồng và thừa nhận vị trí lệ thuộc của người vợ.
2. Chế độ hôn nhân bất bình đẳng được thể hiện qua các Bộ luật.
Thứ nhất, chế độ hôn nhân bất bình đẳng được thể hiện qua Quốc triều hình
luật đặc biệt trong các điều như 221,320, 333, 401,405, 418 477, 482…
Thứ hai, chế độ hôn nhân bất bình đẳng được thể hiện qua Hoàng Việt luật lệ


đặc biệt ở một số điều 332, 98, 107, …
II. Chế dộ hôn nhân bất bình đẳng trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
Những quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình trong pháp luật thời
Lý,Trần còn rất ít ỏi nhưng cũng đủ để thể hiện rất rõ sự bất bình đẳng trong hôn
nhân. Chế độ hôn nhân bất bình đẳng được thể hiện qua chế định kết hôn, quan
hệ vợ chồng, quan hệ vợ cả với vợ lẽ trong đó chưa đựng cả quan hệ nhân thân
và quan hệ tài sản.
1. Chế độ hôn nhân bất bình đẳng thể hiện trong chế định kết hôn.
Chế độ hôn nhân bất bình đẳng trong pháp luật phing kiến Việt Nam được thể
hiện qua chế định kết hôn như: cấm quan lại lấy con gái địa phương mà mình
đương chức( Điều 316), cấm con quan trấn giữ biên ải ketes hôn với con của tù
trưởng địa phương( Điều 334) hay cấm quan, thuộc lại và con cháu các quan kết
hôn với dàn bà con gái làm nghề hát xướng, đã kết hôn thì đều phải ly dị( 323),
hoặc đàn bà con giá có tội đang trốn tránh thì không được kết hôn( 339)… những
điều này cho thấy sự bất bình đẳng đối với người phụ nữ đặc biệt là đối với
thường dân và những người con giá làm nghề hát xướng. Tuy nhiên, những quy
định này không thấy được quy định cho những người đàn ông.

2


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Bài tập lớn học kì

Như biểu hiện chế độ hôn nhân bất bình đẳng trong pháp luật Việt Nam trong
thời gian này là cấm nô tỳ lấy dân tự do ( Điều 107- Bộ Luật Gia Long). Điều
này thể hiện rõ sự phân biết đẳng cấp. Hay điều 98 thì được hiều là vợ quan chức
không được tái giá khi chồng chết mặc dù đã mãn tang, nếu như tái giá thì sẽ bị
phạt 80 trượng, truy thu bằng sắc vua ban khen trước đây và bắt phải ly dị. Tuy
nhiên, điều này lại không quy định đối với người chồng.

Sự bất bình dẳng thể hiện trong chế định ly hôn, người vợ chỉ cần phạm 1
trong bẩy điều Thát xuất thì người chồng buộc phải ly hôn với người vợ
2. Chế độ hôn nhân bất bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng.
Thứ nhất, chế độ hôn nhân bất bình đẳng trong pháp luật Việt Nam được thể
hiện qua quyền và nghĩa vụ của chồng và vợ. Người chồng có rất nhiều quyền
đối với người vợ đó là quyền gia trưởng, nhưng ngược lại thì người vợ lại có rất
nhiều nghĩa vụ đối với người chồng.
Chẳng hạn như, đối với người chồng thì người vợ có 4 nghĩa vụ là: nghĩa vụ
Đồng cư, nghĩa vụ Tòng phu, nghĩa vụ để tang chồng và nghĩa vụ chung thủy với
chồng. Nhưng đối với người vợ thì người chồng lại chỉ có hai nghĩa vụ là nghĩa
vụ Đồng cư và nghĩa vụ chung thủy.
Hay theo Điều 2 và Điều 320 Bộ Luật Hồng Đức thì nếu người chồng chết
trước thì quan hệ nhân thân chưa chấm dứt ngay mà vẫn tồn tại trong thời gian
người vợ để tang chồng và trong thời gian đó người vợ không được đi lấy chồng
khác mà phải ở bên nhà chồng để thực hiện các nghĩa vụ đới với gia đình chồng.
Nhưng ngược lại nếu người vợ chết, pháp luật không quy định người chồng phải
để tang và quan hệ nhân thân chấm dứt ngay sau khi người vợ chết.
Nghĩa vụ thủy chung được chủ yếu được quy định đối với người vợ. Theo
Điều 332 Bộ Luật Gia Long thì người chồng có quyền gả bán vợ nếu như vợ
mắc tội thông gian. Tuy nhiên người chồng có thể bán người vợ cho bất kì ai trừ
người thông gian với vợ mình.

3


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Bài tập lớn học kì

Ngoài ra, chế độ hôn nhân bất bình đẳng trong pháp luật phong kiến Việt
Nam còn thể hiện ở chế độ hôn nhân đa thê. Sự bất bình đẳng giữa người vợ và

người chồng thể hiện rẩt rõ nét với quan niệm: “ trai năm thê bảy thiếp, gái chính
chuyên một chồng”. Trong chế độ phong kiến, chế độ đa thê được mặc nhiên
thừa nhận, vì vậy mà nghĩa vụ chung thủy được đặt ra trước hết và chủ yếu do
người vợ.
Thứ hai, khi người vợ và người chồng phạm cùng một tội thì hình phạt áp
dụng đối với người vợ là rất nặng và hà khắc còn đối với người chồng thi hình
phạt nhẹ hơn, lỏng lẻo hơn.
Chẳng hạn, khi người chồng và người vợ cùng vi phạm nghĩa vụ chung thủy
thì đối vơi người vợ không những bị coi là một trong bảy duyên cớ ( thất xuất )
để người chồng bắt buộc phải ly hôn mà còn phải chịu hình phạt nghiêm khắc
như theo Điều 401 của Bộ Luật Hồng Đức thì nếu người vợ gian phụ thì sử tội
lưu, điền sản trả lại cho người chồng nếu là vợ chưa cưới thì được giảm một bậc.
Nhưng đối với người chồng mà mắc tội thì được xử nhẹ hơn đối vơi người vợ.
Như theo Điều 405 thông gian với vợ người thì phạt 60 trượng, biếm 2 tư và bắt
nộp tiền ta.
Hay khi người chồng phạm lỗi với người vợ thì Bộ luật này không xử phạt trừ
khi đánh vợ bị thương hoặc chết nhưng cũng chỉ xử nhẹ hơn đánh người thường
ba bậc, tiền đền mạng được bớt ba phần. Trong khi đó, đối với người vợ nếu có
hành vi mưu giết cha mẹ chồng thì bị xếp vào tội thập ác ( Điều 2 – Bộ Luật
Hồng Đức)
Thứ ba, chế độ hôn nhân bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng còn được thể
hiện ở quan hệ tài sản. Nếu người chồng chết mà người vợ đi lấy chồng khác thì
không được hưởng tài sản và hoa lợi từ tài sản mà người chồng để lại. Nhưng
ngược lại thì khi người vợ chết trước, người chồng lấy vợ khác mà vẫn được
hưởng tài sản.

4


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

Bài tập lớn học kì

3. Chế độ hôn nhân bất bình đẳng trong quan quan hệ giữa vợ cả và vợ
lẽ.
Người vợ cả có quyền gia trưởng đối với người vợ lẽ. Trong chế độ hôn nhân
đa thê thì chỉ có một, duy nhất một người vợ cả nhưng lại không hạn chế số
người vợ lẽ. Vậy nên, quyền gia trưởng của người vợ cả đối với người vợ lẽ
cũng giống như quyền gia trưởng của người chồng đối với người vợ. Theo Điều
481 của Bộ Luật Hồng Đức thì tất cả hành vi của người vợ lẽ xâm hại đến người
vợ cả thì cũng như xâm hại tới người chồng
Theo điều 483, 484 Bộ Luật Hồng Đức vợ cả đánh những người nhà chồng
thì bao giờ cũng được sử nhẹ hơn vợ lẽ.
Hay theo Điều 96 Bộ Luật Gia Long phàm đam the làm thiếp phạt 100
trượng. Vợ cả còn sống mà đem vợ lẽ làm vợ cả thì phạt 90 trượng sửa lại cho
đúng. Đã có vợ cả mà cưới người khác về làm vợ cả thì phạt 90 trượng buộc phải
ly dị.
Như vây, sự phân biệt giữa vợ cả, vợ lẽ thể hiện rất rõ sự bất bình đẳng trong
hôn nhân thời phong kiến, người vợ cả luôn được ưu ái hơn đối với người vợ lẽ.
III. Đánh giá
Nhìn chung, chế độ hôn nhân trong pháp luật phong kiến Việt Nam ảnh
hưởng rất sâu sắc của lễ nghi Nho giáo, tạo nên một chế độ hôn nhân gia trưởng
trong đó có chế độ hôn nhân bất bình đẳng. một chế độ hôn nhân mà địa vị của
người phụ nữ bị hạ thấp, mà mục đích hướng tới của hôn nhân chính là lợi ích
gia đình, dòng họ. lấy vợ chỉ là để thay chồng trước hết là đảm đương nghĩa vụ
thờ phụng tổ tiên sau đó là sinh con trai để nối dõi tông đường.
Dưới triều Nguyễn gia đình hình thành trên mô hình gia đình phụ quyền
Trung Quốc có nghĩa là đề cao vai trò cuả người đàn ông và hạ thấp vị trí của
người phụ nữ.
Như vây, các quy định của chế độ hôn nhân trong Bộ luật Hồng Đức cũng
như Bộ luật Gia Long đó là quyền lợi của người phụ nữ rất ít được đề cập, chính


5


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Bài tập lớn học kì

vì vậy mà tạo nên sự bất bình đẳng trong pháp luật hôn nhân và gia đình thời kì
Phong kiến.
Tuy nhiên, quyền lợi của người phụ nữ vẫn được đề cập như có quyền xin ly
hôn khi người chòng bỏ lửng vợ 5 tháng, nếu có con thì là 1 năm( Điều 308 Bộ
Luật Hồng Đức). Hay trong thời gian đính hôn nếu người con trai bị ác tật, phạm
tội hoặc phá sản thì người con giá có quyền từ hô, Quốc triều hình luật cho phép
người phụ nữ có chồng tiếp tục làm chủ tài sản riêng của mình .Khi ly dị hay cải
giá ,người phụ nữ có quyền lấy lại các tài sản riêng của mình… Đây là điểm tiến
bộ vượt bậc của pháp luật thời phong kiến Việt Nam, được nhiều nhà làm luật
trên thế giới đánh giá rất cao.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Như vậy, những phân tích trên thì ta thấy trong hệ thống pháp luật phong kiến
Việt Nam chế độ hôn nhân được các nhà làm luật rất quan tâm, nhưng một trong
nhưng nguyên tắc cơ bản trong luật pháp Phong kiến Việt Nam.đặc biệt qua đây
ta thấy rất rõ sự bất bình đẳng trong luật hôn nhân và gia đình xủa pháp luật
phong kiến Việt Nam.

Danh mục tham khảo
 Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Công an nhân
dân, trường đại học Luật Hà Nội, năm 2012.
 Giáo trình luật hôn nhân và gia đình, Nxb Công an nhân dân, trường
đại học Luật Hà Nội, năm 2009.
 Bình luận khoa học luật hôn nhân và gia đình, tác giả Nguyễn Ngọc

Điện.
 Bộ Quốc triều hình luật
 Bộ Hoàng Việt luật lệ

6



×