Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRUNG QUỐC (Từ thế kỉ thứ III đến giữa thế kỉ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.21 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của chế độ phong
kiến Trung Quốc, nông nghiệp luôn là nền tảng duy trì sự ổn định và phát
triển của xã hội và hầu như tất cả các vương triều phong kiến đều phải dựa
vào nông nghiệp để lập quốc. Do đó, tình hình sản xuất nông nghiệp thường
được xem là vấn đề then chốt để đánh giá sự thịnh, suy của một triều đại.
Tuy nhiên, muốn phát triển sản xuất nông nghiệp thì cần phải có các chính
sách cụ thể và phù hợp để giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân,
nhất là đối với bộ phận ruộng đất công - bộ phận ruộng đất thuộc quyền sở
hữu trực tiếp của Nhà nước. Trong sử sách Trung Quốc, bộ phận ruộng đất
này thường được gọi bằng các tên như: công điền, vương điền hay quan
điền. Nguồn gốc của loại ruộng đất này rất phong phú: ngoài bộ phận ruộng
đất vốn có của Nhà nước (do có sẵn hoặc do xâm lược) còn có ruộng đất
vắng chủ sau những thời kì chiến tranh loạn lạc. Trên tinh thần “khắp dưới
gầm trời đâu cũng đất vua” Nhà nước đã xác lập quyền sở hữu của mình trên
bộ phận ruộng đất này, sau đó đem ban cấp cho quý tộc quan lại làm bổng
lộc nhưng quan trọng hơn cả là tổ chức thành các đồn điền hoặc chia cho
nông dân sản xuất rồi dựa vào đấy để tiến hành thu thuế và buộc nông dân
phải thực hiện các nghĩa vụ phong kiến khác.
Trên cơ sở này, các chính sách ruộng đất công đã ra đời. Tuy nhiên, do
tác động của hoàn cảnh lịch sử nên mỗi triều đại sẽ đề ra những chính sách
khác nhau, vì vậy quá trình thực hiện cũng như tác dụng của các chính sách
này trong mỗi triều đại, mỗi giai đọan cũng không giống nhau…


Chương 1:KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRUNG QUỐC
(Từ thế kỉ thứ III đến giữa thế kỉ XIX)
1.1. Giai đoạn hình thành, củng cố và phát triển bước đầu của chế
độ phong kiến Trung Quốc (thế kỉ III TCN – thế kỉ VI )
Năm 221 TCN, Tần Doanh Chính thống nhất Trung Quốc, lập nên nhà
Tần (221 - 206TCN )-triều đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử đát nước


Trung Hoa. Sau khi lên ngôi, Tàn Thủy Hoàng đã ban hành nhiều chính sách
mới về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, tư tưởng nhằm xây dựng chế độ
phong kiến quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Những chính sách
này đã củng cố được quốc gia thống nhất, phù hợp với xu thế phát triển của
lịch sử, đồng thời cũng đã đặt nền tảng, định hướng cho sự tồn tại và phát
triển trong hơn 2000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc sau này.
Tuy nhiên trong suốt thời gian tồn tại, đường lối “pháp trị” của nhà
Tần đã có nhiều mặt hạn chế cơ bản: thẳng tay bóc lột và khủng bố nhân dân
bằng pháp luật khắt khe và những hình phạt tàn khốc buộc nhân dân phải
phục tùng chính quyền của mình. Nhà Tần cũng đã tiến hành xây dựng
những công trình kiến trúc khổng lồ, huy động kiệt cùng tài lực của đất nước
khiến phu phen tạp dịch quá nặng nề, sản xuất bị đình trệ, đời sống nhân dân
cực khổ, khắp nơi oán thán; cuối cùng phong trào nông dân bùng lên đã kết
thúc triều đại nhà Tần sau 15 năm trị vì ngắn ngủi. Cũng từ phong trào này,
một triều đại mới tiếp theo trong lịch sử phong kiến Trung Quốc đã xuất
hiện và đã tồn tại trong suốt hơn 4 thế kỉ : Vương triều Hán ( 202 TCN –
220).
Rút bài học từ cuộc khởi nghĩa nông dân cuối Tần, những triều vua
đầu thời Hán đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như: xóa bỏ luật pháp khắt
khe thời Tần, giảm nhẹ tô thuế và lực dịch, chú trọng sản xuất nông
nghiệp…những chính sách này đã đưa đất nước đi dần vào ổn định tạo điều
kiện phát triển cho các thời kì sau.
Thời kì này Nho học được đề cao và trở thành hệ tư tưởng độc tôn
trong toàn xã hội Trung Quốc, bộ máy quan lại được kiện toàn, chính quyền
quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ngày càng được cũng cố vững
chắc.
Xã hội Trung Quốc tiếp tục phát triển đến cuối thời Tây Hán thì tình
trạng kiêm tinh ruộng đất diễn ra ngày càng phổ biến, những cuộc đấu tranh
của nông dân chống chính quyền phong kiến bùng phát mạnh mẽ khắp nơi
đã khiến triều đình Tây Hán lâm vào khủng hoảng nặng nề. Lợi dụng tình

hình này, một nhà cải cách vốn thuộc dòng ngoại thích là Vương Mãng đã


truất vua nhà Hán lên ngôi Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Tân (8-23). Sau đó,
Vương Mãng đã thi hành một loạt chính sách cải cách nhưng những chính
sách này không phát huy hiệu quả vì nó đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi
của giai cấp địa chủ nên bị chống đối quyết liệt.
Cuộc khủng hoảng cuối thời Tây Hán đến đây vẫn chưa thể giải
quyết được thậm chí còn trở nên trầm trọng hơn.Phong trào nông dân tiếp
tục bùng lên mạnh mẽ, lợi dụng cuộc khởi nghĩa của nông dân, Lưu Tú
( một hậu duệ nhà Hán) đã thừa cơ nắm lấy chính quyền, vương triều Hán
được khôi phục lịch sử gọi là nhà Đông Hán (25 - 220).
Dưới thời Đông Hán, kinh tế nông nghiệp nhận được sự quan tâm
nhất định của nhà nước nên đã có nhiều chuyển biến tích cực: kĩ thuật canh
tác tiến bộ hơn và công tác thủy lợi cũng được tiến hành rộng rãi và hiệu quả
hơn trước. Thủ công nghiệp cũng có những bước tiến mới, điển hình là trong
các ngành luyện sắt, dệt, gốm, nhất là trong kĩ thuật sản xuất giấy. Theo sự
phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp thương mại cũng trở nên phát
đạt hơn. Nhìn chung nền kinh tế thời Đông Hán đã có bước phát triển hơn so
với thời Tây Hán, quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Trung Quốc với
các nước phương Đông và phương Tây cũng được tăng cường.
Bộ máy chính quyền và chế độ tuyển cử quan lại tiếp tục được củng cố,
sức mạnh quân đội được tăng lên vì vậy đế quốc Hán cũng tiếp tục bành
trướng bờ cõi ra bên ngoài.
Đến giai đoạn nửa sau của triều đại,nhà Đông Hán bắt đầu suy yếu, trước
tình hình đó các thế lực cát cứ nổi lên tranh giành quyền lực với chính quyền
trung ương. Cũng kể từ đây, Trung Quốc bước vào giai đoạn hỗn loạn kéo
dài đến gần 4 thế kỉ. Trong vòng 381 năm đã có đến hơn 3/4 thời gian Trung
Quốc chìm trong chiến loạn tiếp diễn liên miên, đất nước bị chia năm xẻ bảy
liên tiếp qua các thời kì: Tam quốc ( 220-280), Tấn ( 265-420), Nam- Bắc

triều (420-589). Phải đến năm 589 Dương Kiên tiêu diệt xong các thế lực cát
cứ lập ra nhà Tùy(589 - 617) thì Trung Quốc mới lại được thống nhất.
Như vậy, nhìn lại toàn bộ giai đoạn này chúng ta có thể thấy, sự kiện nhà
Tần thành lập năm 221 TCN đã đánh dấu sự ra đời của chế độ phong kiến
Trung Quốc nhưng do thời gian tồn tại của nhà Tần quá ngắn, chế độ của
vương triều này chưa được sự khảo nghiệm của thời gian cho nên phải đến
vương triều kế tục - vương triều Hán thì những gì nhà Tần khởi xướng mới
thực sự được duy trì, phát triển và hoàn thiện và cũng chỉ có trải qua sự kiểm
nghiệm 400 năm thì tính chất thích dụng của chế độ đó mới được xác nhận
(mặc dù chính quyền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đó chưa
thực sự hoàn thiện và đủ mạnh để có thể duy trì được tình trạng ổn định lâu
dài và phát triển thịnh trị cho đất nước).


Vì vậy, giai đoạn từ thế kỉ III TCN- thế kỉ VI đã đóng một vai trò cực kì
quan trọng trong tiến trình lịch sử Trung Quốc. Đây là thời kì mở đầu, định
hướng đồng thời đặt cơ sở nền tảng cho hơn 2000 năm của chế độ phong
kiến Trung Quốc sau đó. Trong giai đoạn này, chế độ quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền được xác lập, hai thành phần cơ bản của một xã hội
phong kiến đến đây đã được hình thành rõ nét, trong đó giai cấp địa chủ là
cơ sở xã hội vững chắc của chế độ phong kiến. Phương thức bóc lột địa tôkiểu bóc lột đặc trưng của chế độ phong kiến cũng đã được áp dụng. Không
chỉ vậy, thời kì này quyền sở hữu ruộng đất tối cao của nhà nước cũng đã
được xác lập chính thức và quy củ. Việc chia các đơn vị hành chính như
quận, huyện…đã trở thành đơn vị cơ bản của nhà nước Trung Quốc trong
hàng ngàn năm tiếp theo. Đồng thời yếu tố “pháp gia”( thời Tần) và Nho gia
( thời Hán) đã được các thời kì sau kết hợp khéo léo để tạo ra một công cụ
cai trị đất nước vô cùng hữu hiệu. Những học thuyết của Nho giáo sau này
đã trở thành rường cột tinh thần cũng như trật tự xã hội của chế độ phong
kiến Trung Quốc, thậm chí ảnh hưởng của nó còn kéo dài đến tận ngày nay .
Không chỉ vậy, các chính sách trị nước, đặc biệt là chính sách “quân điền” ở

cuối thời kì này đã được nhà Đường phát triển, hoàn thiện và áp dụng có
hiệu quả góp phần đưa chế độ Trung Quốc thời kì này phát triển lên đến
đỉnh cao.
Tóm lại, giai đoạn từ thế kỉ III TCN – thế kỉ VI là giai đoạn chế độ phong
kiến được hình thành và củng cố bước đầu tạo điều kiện cơ sở vật chất và
xã hội đưa chế độ phong kiến Trung Quốc đạt tiếp tục phát triển trong các
giai đoạn kế tiếp.
1.2.Giai đoạn phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung
Quốc (thế kỉ VIII – thế kỉ XIII)
Thời kì Tùy- Đường là thời kì đỉnh cao trong quá trình phát triển của chế
độ phong kiến Trung Quốc. Giống như thời Tần- Hán, thời Tùy- Đường
cũng là giai đoạn chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền Trung
Quốc được xây dựng sau một thời gian dài bị chia cắt, cát cứ.Đồng thời,
Tùy- Đường là thời kì kế thừa giai đoạn trước và mở đương cho giai đoạn
sau trong quá trình phát triển của xã hội phong kiến Trung Quốc nên các mặt
của chế độ phong kiến dưới thời Tùy- Đường do vậy, cũng mang màu sắc
của đặc trưng này.

NHÀ TÙY


Sau một thời gian dài phân tán,chia cắt,dến 589 Trung Quốc được thống
nhất lại dưới chính quyền của nhà Tùy.Bắt đầu từ thời gian này,Trung Quốc
bước vào thời kỳ phát trin của chế độ phong kiến.
Vị vua đầu đời Tùy –Dương Kiên (Tùy Văn Đế) đã tiếp tục thi hành nhiều
chính sách tích cực, tiến bộ (đặc biệt là chế độ quân điền) làm cho xã hội
dần dần ổn định lại, kinh tế ngày càng phát triển. Tuy nhiên sự ổn định và
phát triển đó kéo dài không được bao lâu thì đến 604,Tùy Văn Đế chết, con
trai là Tùy Dưỡng Đế lên nắm quyền, tình hình chính trị nhà Tùy lại rơi vào
tình trạng bất ổn.Vua Tùy dã thi hành nhiều chính sách hà khắc vơ vét bóc

lột nhân dân một cách vô hạn độ để phục vụ cho nhu cầu ăn chơi của mình.
Đồng thời thi hành chính sách bành trướng, xâm lược ra bên ngoài.Với
những chính sách sai lầm, bóc lột hà khắc như vậy đời sống nhân dân càng
thêm cực khổ ,đó cũng chính là những nguyên nhân đưa tới các cuộc khởi
nghĩa nông dân –Vương Bạc (611) và Lý Mật(615) đã làm cho nhà Tùy dần
mất đi vai trò lịch sử của mình.
NHÀ ĐƯỜNG
Vào cuối thời Tùy ,phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra khắp nơi ,tiêu
biểu là phong trào do Vương Bạc lãnh đạo (611) và phong trào do Lí Mật
(615).Lợi dụng tình thế nhà Đường sắp bị tiêu diệt và thành quả to lớn của
phong trào nông đân ,Lý Uyên quý tộc quan lại của nhà Tùy đã thiết lập ra
một triều đại phong kiến mới - nhà Đường.
618 Lí Uyên lên ngôi hoàng đế,đặt tên là Đường ,hiệu là Đường Cao
Tổ.Trong vòng 10 năm (618-628) nhà Đường dốc toàn bộ lực lượng để tiêu
diệt hết các cánh quân nhân dân khởi nghiã các thế lực cát cứ ở địa phương
để xây dựng nên nhà Đường thống nhất và hùng cường.
Nhà Đường được coi là triều đại phong kiến phát triển thịnh trị nhất của
chế đọ phong kiến Trung Quốc thời trung đại với hai nền thịnh trị lớn nhất là
nền thịnh trị của “Trinh Quán” dưới thời vua Đường Thái Tông (626-649)
và nền thống trị “Khai Nguyên –Thiên Bảo”dưới thời vua Đường Huyền
Tông (712-756).Các vị vua Đường đã thi hành nhiều chính sách tích cực trên
nhiều lĩnh vực (đặc biệt là trong nông nghiệp) nhờ vậy mà kinh tế được khôi
phục và phát triển ,tình hình chính tri xã hội tương đối ổn định .Tuy nhiên
nhà Đường cũng đã phải trãi qua nhiều biến cố lớn làm cho tình hình chính
trị rối ren ,quan lại nghi kị ,chém giết lẫn nhau ,góp phần làm cho nhà
Đường dần đần suy yếu và lụi tàn .Dưới thời cầm quyền của Võ Tắc Thiên
mặc dù bà ta có thi hành nhiều chính sách tiến bộ ,tuy nhiên xu thế chống
đối bà không vì thế mà giảm đi ,nhà Đường rơi vào tình trạng bất ổn.Mặc dù
về sau có ổn định ,phát triển trở lại nhưng đến cuối thời kỳ Đường Huyền
Tông thì tình hình chính trị nhà Đường cò những dấu hiệu biến tướng vua

quan ăn chơi sa đọa ,quyền lực rơi vào tay ngoại thích .Lợi dụng sự bất ổn


của triều đình trung ương các thế lực cát cứ đã nổi dậy ,đặc biệt là cuộc biến
loạn An Lộc Sơn và Sử Tử Minh mà lịch sử gọi là “loạn An Sử”.Cuộc biến
loạn này gây ra những hậu quả hết sức to lớn ,đánh dấu nhà Đường từ chổ
thịnh trị sang giai đoạn suy yếu và khủng hoảng .Chính vì thế ở cuối thời
Đường mâu thuẫn xã hội nổi lên gay gắt làm bùng nổ khởi nghĩa nông đan
Hoàng Sào.Từ đây ,nhà Đường dần chia rẽ và tàn lụi dần.
NHÀ MINH (1368-1644)
Dưới thời thống trị của ngoại tộc Mông –Cổ ,đất nước Trung Quốc rơi vào
thảm cảnh bị bóc lột nặng nề ,cá thang bậc đẳng cấp được hình thành chính
vì vậy trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ diễn ra hai mâu thuẫn dân tộc và
giai cấp (trong đó nâu thuẫn dân tộc là chủ yếu).Phong trào nông dân Trung
Quốc thời kỳ này vì vậy cũng nhằm giải quyết hai mâu thuẫn đó.Tiêu biểu
trong số đó là phong trào của Chu Nguyên Chương lãnh đạo đã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ đặt ra.
1368 Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Nam Kinh ,đặt quốc hiệu
là Minh.
Vốn xuất thân từ nông dân nên sau khi lên ngôi ông vẫn cảm thông sâu
sắc tới nỗi thống khổ của nông dân.Chính vì vậy ông dẫ ban hành những
chính sách tiến bộ để ổn định tình hình xã hội,khôi phục kinh tế vốn đã bị
kiệt quệ sau thời gian dài do chiến tranh gây ra,Nhờ đó mà kinh tế chính trị
có cơ hội phục hồi và phát triển.
Sau thời kỳ trị vì của Minh Thái Tổ là tới thời kì trị vì của Minh Thành
Tổ(Chu Đệ)nhà Minh phát triễn lên tới cực thịnh ,Tình hình xã hội tương đối
ổn định ,hệ thống chính quyền và quân sự phát triển mạnh .
Sauk hi Minh Thành Tổ qua đời thì đống nghĩa nền thịnh trị của nhà
Minh kết thúc.Từ thập niên 30 của thế kỷ xv trở về sau nhà Minh bắt đàu
khủng hoảng và suy yếu .Ở trung ương quyền lực rơi vào tay hoạn quan(Cố

Hiến Thành, Ngụy Trung Hiền) .Ở địa phương các thế lực cát cứ nổi lên liên
tục dẫn đến tình hình xã hội chính trị bất ổn thêm vào đó là nguy cơ xâm
lược của các tộc người phía bắc đã làm cho nhà Minh đứng trướcnguy cơ bị
diệt vong .Phong trào nông dân nổ ra sôi nổi tiêu biểu là phong trào đấu
tranh của Lí Tử Thành -1644 .Nhà Minh sụp đổ.Tuy nhiên ,Lí Tử Thành lên
ngôi không được bao lâu thì đất nước lại rơi vào tay của ngoại tộc Mãn
Thanh.
NHÀ THANH(1644-1840)
1644 Nhà Thanh được thành lập .Sau khi đặt ách thống trị lên toàn
Trung Quốc nhà Thanh đã thi hành nhiều chính sách tiêu diệt các thế lực cát
cứ ,ra sức vơ vét đất đai ,của cải……,thi hành chính sách mua chuộc chia rẽ
dân tộc …….Đồng thời ,rút kinh nghiệm từ một số hoàn cảnh của nhà
Nguyên nhà Thanh thi hành những chính sách mềm dẻo,linh hoạt.Chính vì


vậy trong xã hội lúc bấy giờ ,mặc dù tồn tại hai mâu thuẫn nhưng không gay
gắt như thời nhà Nguyên.
Sau một thời gian dài tương dối ổn định thì đến cuối thế kỷ XVIII nhà
Thanh bắt đầu khủng hoảng và suy yếu .Đây cũng chứng minh là thời kỳ
khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến Trung Quốc.Sự tồn tại của chế
độ phong kiến lúc bấy giờ đã trở thành vật cản của sự phát triển lịch sử ,nó
đẫ trở nên lỗi thời ,lạc hậu ,cản trợ cho sự phát triển của đất nước
Đầu thế kỷ XIX mặc dù là những quốc gia phong kiến lớn nhưng bản
thân nó cũng không thoát khỏi vòng vây chủ nghĩa đế quốc.Với thất bại
trong chiến tranh thuốc phiện (1840-1842) xã hội Trung Quốc bước sang
một giai đoạn mới –xã hội mới- nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Chương 2:

CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CÔNG
CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN TRUNG QUỐC QUA CÁC THỜI KÌ


2.1. Giai đoạn từ thế kỉ I TCN – thế kỉ VI
- Thời nhà Tần (221 -206 TCN)
- Thời nhà Tân (9 - 23)
Trong khoảng thời gian cải cách ngắn ngủi của nình, Vương Mãng cũng
cho ban hành một số quy định trong việc phân phối ruộng đất công. Cụ thể:
+ Nhà nước xác lập quyền sở hữu tối cao đối với tất cả đất đai trong
cả nước
+ Ruộng đất không được mua bán.
+Trong khi phân phối ruộng đất:
Nếu gia đình nào không đủ 8 người nam giới thì ruộng đất được sở
hữu không quá 1 tỉnh. Số ruộng đất dư thừa phải chia cho những gia đình lân
cận có 9 người đàn ông.
 Đối với những người từ trước tới nay chưa có ruộng đất thì căn cứ
vào chế độ ban cấp mà nhận ruộng để cày cấy.
Trong thực tế, những chính sách cải cách này không được thực hiện vì
vấp phải sự chống đối quyết liệt của giai cấp địa chủ và triều Tân sau đó
không bao lâu cũng đã bị diệt vong (năm 23).
- Thời kì Tam Quốc: Ngụy, Thục, Ngô (năm 220 - 280)
Thời kì này các nước nắm trong tay một số lượng ruộng đất lớn do
chiến tranh loạn lạc làm số lượng ruộng đất hoang tăng lên rất nhiều. Đồng
thời, yêu cầu về quân lương phục vụ cho chiến tranh càng ngày càng trở nên
bức thiết. Trên cơ sở này, các nước đã tiến hành tổ chức lại ruộng đất nhằm
phục hồi lại nền sản xuất nông nghiệp, tiêu biểu là chính sách đồn điền của
Tào Tháo. Cụ thể như sau:


+ Lấy đất đai bị bỏ hoang vô chủ tập trung lại do Nhà Nước quản lí.
+ Trên cơ sở tập trung ruộng đất, Nhà nước tiến hành tổ chức thành
các đồn điền, có 2 loại đồn điền:

 Đồn điền dân sự: nhân dân bị cưỡng chế vào các đồn điền này, trở
thành lực lượng sản xuất chính của đồn điền (đồn điền khách). Trong đồn
điền, mỗi hộ điền khách được nhận từ 30 – 50 mẫu ruộng rồi tiến hành canh
tác, nếu sử dụng trâu bò của Nhà nước thì sau khi thu hoach phải nạp cho
Nhà nước 6/10 sản phẩm, còn nếu sử dụng trâu bò của họ thì sẽ nộp 5/10 sản
phẩm.
Đồn điền quân sự: loại đồn điền này được tổ chức tập trung ở phía
Bắc và phía Nam sông Hoài là vùng đất đai rộng lớn và bằng phẳng. Hằng
năm Nhà nước lấy 8/10 binh lính luân phiên ”vừa chiến đấu, vừa cach tác”.
Trong đồn điền quân sự, tiểu đoàn được lấy làm đơn vị cơ sở, người quản lí
đồn điền cũng là các sĩ quan trong quân đội. Sau khi thu hoạch cũng tiến
hành phân phối như trong đồn điền dân sự.
Chính sách đồn điền đã phát huy được nhiều tác dụng tạo nên cơ sở
vững chắc cho chính quyền Tào Ngụy và nhà Tây Tấn thực hiện quá trình
thống nhất Trung Quốc.
- Thời nhà Tấn ( năm 265 -420)
Năm 265, sau khi tái thống nhất Trung Quốc, nhà Tấn đã thi hánh
chính sách ”chiếm điền”, chính sách này quy định:
+ Nam giới được cấp 70 mẫu, nữ giới được cấp 30 mẫu để tiến hành
sản xuất.
+ Quan lại nhất phẩm được cấp 5.000 mẫu, nhị phẩm được 4.500
mẫu....cho đến cửu phẩm được 1.000 mẫu, mỗi cấp cách nhau 500 mẫu.
Quan lại còn được cấp thêm tá điền, nô bộc tùy theo đẳng cấp.
+ Nếu nông dân và quan lại không có đủ số đã cấp thì được Nhà nước
bù thêm.
Chính sách này đã xóa bỏ chế độ đồn điền trước đó và phát huy được
tinh thần sản xuất của nhân dân, đến đây nền nông nghiệp bị phá hủy trong
chiến tranh đến đây đã từng bước được phục hồi.
- Thời kì Nam – Bắc triều (năm 420 - 589)
Đây là thời kì chiến loạn liên miên, song các triều đại cũng cố gắng ban

hành các chính sách phân phối ruộng đất cho nhân dân nhằm phát triển nền
sản xuất nông nghiệp tăng cường thực lực cho đất nước. Đáng chú ý nhất
trong thời kì này là chính sách ”quân điền” dưới triều Hiếu Văn Đế của nhà
Bắc Ngụy (năm 439 – 535). Tháng 10 năm 485 Hiếu Văn Đế xuống chiếu
lệnh “chia đều ruộng đất” gọi là chính sách quân điền. Nội dung cơ bản của
chính sách này như sau:


+Nam nữ từ 15 tuổi trở lên đều được nhà nước cấp cho ruộng đất gọi
là “Thụ điền”. “Thụ điền” được chia làm 2 loại là “Lộ điền” và “Tang điền”.
 Về “Lộ điền”: Mỗi người nam giới được chia 40 mẫu, nữ được 20
mẫu. Khi nguồn đất phải hưu canh thì “Lộ điền” được cấp gấp đôi gọi là
“Bồi điền”. Đến khi tuổi già không còn sức lao động hoặc sau khi chết phải
trả “Lộ điền”lại cho Nhà nước để Nhà nước tiến hành phân phối cho người
khác.
 Về “Tang điền”: Nam giới mỗi người được cấp 20 mẫu “Tang
điền”. Trong vòng 3 năm đầu phải trồng ít nhất 50 cây dâu tằm ăn, 5 cây táo,
3 cây du. Nơi nào không thể trồng dâu thì nhà nước sẽ cấp đất để trồng gai
(gọi là “Ma điền”), mỗi người nam được 10 mẫu, nữ được 5 mẫu.
+ “Lộ điền” và “Ma điền” đều phải trả lại cho Nhà nước. Riêng “Tang
điền” nếu thiếu có thể mua, thừa có thể bán nhưng số lượng không được
vượt quá hoặc ít hơn số lượng quy định của nhà nước để người đó làm “gia
sản”, số ruộng này được quyền thừa kế.
+Ngoài những phần đất trên, nam, nữ từ 15 tuổi trở lên đều được cấp
thêm một diện tích đất để trồng rau cải.
+ Những hộ có nô tì thì nô tì cũng được cấp ruộng đất như những bá
tánh khác.
+ Những hộ mới di cư tới, cứ 3 người thì được cấp 1 mẫu đất thổ
trạch.
+ Đối với những hộ chỉ có người già và trẻ con, không có người đúng

tuổi để nhận ruộng đất thì trẻ con từ 11 tuổi trở lên sẽ được cấp 1 nửa so với
người đúng tuổi; còn người già từ 70 tuổi trở lên cũng được cấp ruộng đất
nhưng không phải trả lại cho Nhà nước.
+Những con bò cũng có thể được cấp ruộng, nhưng mỗi hộ chỉ được
cấp ruộng đất tối đa là 4 con bò.
+Đối với quan lại tùy theo chức vụ mà được cấp để làm bổng lộc
trong đó người thấp nhất là 600 trăm mẫu, người nhiều nhất là 1.500 mẫu.
+ Nhà nước cũng đề ra nguyên tắc cấp ruộng là: “cấp cho nhà nghèo
trước, cấp cho nhà giàu sau”.
Sau khi chiếu thư chia đều ruộng đất được công bố 1 năm thì chế độ
sưu thuế cũng được ban hành. Chế độ này đánh thuế trên tất cả những người
được nhận ruộng đất với một mức thuế ngang nhau: 1 xấp lụa, 2 thạch bắp
hạt/người(hộ)/năm. Nhà nước còn thu thuế theo kiểu “đại hộ” (mỗi đại hộ
gồm hàng chục thậm chí hàng trăm hộ, tùy hộ lớn nhỏ) với mức 20 thạch 9
đấu bắp hạt và 7 xấp lụa/đại hộ.
Chính sách quân điền được thực hiện dưới thời Bắc Ngụy rất có hiệu
quả nên nó vẫn tiếp tục được thực hiện ở thời Bắc Chu (năm 557-577). Tuy


nhiên để phù hợp với tình hình mới, chính sách quân điền thời kì này đã có
những thay đổi nhất định.
+ Về độ tuổi nhận ruộng đất: thời kì này chỉ cấp ruộng đất cho những
người từ 18 tuổi trở lên.
+Về số lượng ruộng được cấp: thời kì này cũng tăng hơn, nam giới
được cấp 80 mẫu “Lộ điền”, nữ được cấp 40 mẫu. Nhà nước không quan
tâm tới vấn đề ruộng hưu canh. Riêng vấn đề thừa kế “Lộ điền” đến đây đã
được Nhà nước tuyên bố rõ ràng đây là tài sản riêng vĩnh viễn của họ.
+Về việc ban cấp ruộng đất cho nô tì: thời kì này có những điều khoản
hạn chế hơn so với các thời kì trước. Nhà nước quy định quý tộc, quan lại
cho đến thứ dân chỉ được sở hữu một số lượng nô tì nhất định, nếu vượt quá

số quy định thì những nô tì này sẽ không được cấp ruộng.
Nhận xét:
2.2. Giai đoạn từ thế kỉ VII – thế kỉ XIII
Sau khi Bắc Ngụy sáng lập ra chính sách quân điền thì Đông Ngụy,
Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu cũng đều thực hiện chính sách này trong một
phạm vi nhất định, nhưng có sự thay đổi ít nhiều.
Năm 609, nhà Tùy dưới đời Tùy Dưỡng Đế cũng dựa trên quy định
quân điền như các triều đại trước chỉ sửa đổi thêm một số điểm sau:
+ Về số lượng ruộng được cấp: những hộ đầy đủ vợ chồng được cấp
140 mẫu.
+Đối với đất thổ cư: mỗi hộ từ 7 người trở xuống được cấp 4 mẫu, từ
5 người trở xuống được cấp 2 mẫu
+ Nhà nước chỉ cấp “lộ điền” và “ma điền”, không cấp “bồi điền”
- Thời nhà Đường (618 - 907)
Nhà Đường sau khi thành lập vì muốn nhanh chóng khôi phục, phát
triển sản xuất và xoa dịu mâu thuẫn xã hội nên đã nhiều lần ban bố “Điền
lệnh”, sau đó thi hành chính sách quân điền trên cơ sở bổ sung và hoàn thiện
chính sách quân điền đã có từ các thời kì trước. Phương pháp thực hiện công
tác này bắt đầu từ việc chỉnh đốn hộ tịch rồi mới dựa vào tình hình nhân
khẩu để cấp ruộng đất, sau đó sẽ tiến hành thu thuế. Chính sách quân điền
thời nhà Đường có những nội dung cơ bản sau:
+Thứ nhất, xác định tiêu chuẩn diện tích ruộng đất:
Đầu đời đường quy định: tất cả ruộng đất trong thiên hạ đều lấy 5
Xích là 1 Bộ ( có lớn, nhỏ khác nhau, Xích lớn tương đương 0,29-0,31m
ngày nay; Xích nhỏ tương đương 0,24m, nhưng nói chung là dùng đơn vị
Xích lớn); 240 Bộ là 1 mẫu ( chiều dài 240 Bộ, chiều rộng 1 Bộ); 100 mẫu
bằng 1 khoảnh. Khi chia ruộng đất trên toàn quốc đều lấy tiêu chuẩn đó để
tính toán.



+Thứ hai, xác định đối tượng và số lượng ruộng được cấp:
 Đinh nam (21 tuổi trở lên) và trung nam (18 tuổi trở lên) mỗi người
được cấp 1 khoảnh, trong đó 80 mẫu là “ruộng khẩu phần”, 20 mẫu là
“ruộng vĩnh nghiệp”.
 Người già và người tàn tàn phế được cấp 40 mẫu.
 Góa phụ và người làm thiếp được cấp 30 mẫu.
 Những người là chủ hộ được cấp thêm 20 mẫu.
 Nam, nữ đạo sĩ, tăng ni được cấp mỗi người từ 20-30 mẫu.
 Ngựa dùng cho trạm dịch được cấp mỗi con 40 mẫu, ngựa dùng cho
việc truyền giống được cấp mỗi con 20 mẫu.
+Thứ ba, xác định thời gian cấp ruộng:
Mỗi năm vào thời gian nông nhàn từ tháng 10- tháng 12 sẽ tiến hành việc
cấp ruộng hoặc điều chỉnh ruộng đất. Ngoài thời gian này không được biến
động nhằm tránh việc bất lợi cho việc sản xuất của người dân.
+Thứ tư, xác định nguyên tắc ưu tiên cấp ruộng:
 Ưu tiên cấp trước cho hộ phải nộp Tô, Điệu trước rồi sau mới cấp
cho những hộ còn lại.
 Cấp cho hộ nghèo trước rồi mới cấp cho nhà giàu sau.
 Cấp cho hộ không có ruộng trước rồi cấp cho hộ có ít ruộng sau
+Thứ năm, xác định khái niệm “Hương rộng” và “Hương hẹp”:
Hương rộng là hương có đầy đủ ruộng đất còn hương hẹp là hương thiếu
ruộng đất, khi chia ruộng cần lưu ý:
 Khi cấp ruộng đất thì hương rộng được cấp ít hơn phân nửa so với
hương hẹp, nếu gặp loại ruộng đất chỉ làm được 1 năm rồi nghỉ 5 năm thì
vẫn không được cấp thêm. Riêng đối với người thiếu ruộng ở hương hẹp thì
có thể được cấp thêm đất ở những hương rộng.
 Đối với những người làm nghề công thương, được cấp phân nửa
ruộng khẩu phần(40 mẫu), còn ở hương hẹp thì hoàn toàn không được cấp.
+Thứ sáu, xác định nguyên tắc mua bán ruộng đất:
Ruộng khẩu phần về mặt pháp lí cấm mua bán tuy nhiên trong những

trường hợp đặc biệt như:nhà nghèo có người chết nhưng không đủ tiền làm
ma chay, bán ruộng đất để mua đất cấp nhà, để xây cối xay chạy bằng sức
nước, để lập tiệm quán hoặc những quan lại quý tộc có ruộng được ban
thưởng…tất cả những trường hợp trên, nếu là người từ hương hẹp tự nguyện
chuyển sang hương rộng thì “ruộng khẩu phần” có thể bán nhưng người đã
bán khi đến địa phương mới sẽ không được cấp thêm.
+Thứ bảy, một số ưu đãi đặc biệt cho những gia đình quan lại, quý
tộc:


Đối với các thân vương, quý tộc, quan lại dựa theo quan hệ huyết
thống gần hay xa, tước vị phẩm trật cao hay thấp mà được ban cấp “ruộng
vĩnh nghiệp”, “ruộng thưởng công” và “ruộng chức vụ”:
 “Ruộng vĩnh nghiệp”: ban cho những quý tộc được phong tước và
quan lại từ ngũ phẩm trở lên, ít nhất là 500 mẫu, nhiều nhất là 10.000 mẫu.
 “Ruộng thưởng công”: số ruộng được ban cấp tương đương với
chiến công lập được của người đó, ít nhất là 60 mẫu, nhiều nhất là 3000
mẫu.
 “Ruộng chức vụ”: ban cho quan lại làm lương ít nhất là 80 mẫu,
nhiều nhất là 1.200 mẫu. Đối với những quan viên nếu có nhiều chức tước
khác nhau thì sẽ dựa vào chức tước lớn nhất để cấp ruộng đất chứ không cấp
trùng lặp.
+Thứ tám, quy định đặc biệt đối với phủ binh:
Đối với binh lính khi đi chinh chiến hoặc khi đóng đồn ở ngoài biên
cương mà bị chết vì chuyện quân sự, thì con cháu không cần phải trả lại
ruộng đất và nếu bị mất tích chưa biết rõ sống chết thì việc trả lại ruộng đất
được kéo dài thêm một kì hạn là 6 năm. Nếu đã trả ruộng đất mà người đó
lại còn sống trở về quê hương thì sẽ được ưu tiên cấp lại ruộng đất.
Trên cở sở chế độ quân điền, Nhà nước sẽ tiến hành xác lập chế độ
sưu thuế, được cụ thể hóa là chế độ Tô- Dung- Điệu.

Đây là những nội dung cơ bản của chế độ quân điền trong giai đoạn
đầu của vương triều Đường, nếu so với những triều đại trước và sau nó thì
chế độ ruộng đất thời kì này có những đặc trưng sau:
 Thời kì này việc ban cấp ruộng đất cho nô tì bị bãi bỏ. Có thể vì lúc
này số lượng nô tì đã giảm bớt nên nhà nước xếp họ vào hộ tich để tiện thu
thuế.
 Loại “ruộng vĩnh nghiệp” và “ruộng chức vụ” của quan viên và quý
tộc thời kì này đã tăng hơn rõ rệt so với thời kì trước, còn “ruộng thưởng
công” là do nhà Đường mới đặt thêm.
Điều này phản ánh chế độ quân điền có sự ưu đãi đối với giai cấp
thống trị và cũng phản ánh chế độ tư hữu ruộng đất đến đây đã khá phát
triển.
 Đối tượng nhận ruộng đất so với thời Bắc Ngụy cũng được mở rộng
hơn, những người tăng ni, đạo sĩ, nữ quán và những người làm nghề công
thương đều được nhận một số ruộng đất nhất định.
Điều này xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của nhà Đường là các tôn
giáo như: Phật, Đạo đều phát triển mạnh do sự đề xướng của giai cấp thống
trị. Mặt khác, tình trạng chùa Phật chiếm ruộng đất phổ biến, nên trong pháp
lệnh buộc phải thừa nhận tình trạng này. Riêng việc cho phép những người
làm nghề công thương cũng được nhận ruộng đất chứng tỏ ruộng đất thời kì


này còn nhiều và sự phát triển về mặt thương phẩm cũng như địa vị của
những người làm nghề công thương đã được đề cao trong xã hội.
 Thời kì này, việc mua bán ruộng đất được nới lỏng: chẳng những
“ruộng vĩnh nghiệp” mà “ruộng khẩu phần” đều có thể được mua bán,
“ruộng vĩnh nghiệp” và “ruộng ban thưởng” của quan viên nếu có số lượng
lớn thì cũng có thể mua bán được.
Trên cơ sở quân điền, Nhà nước bắt nông dân phải chịu nghĩa vụ
ngang nhau về thuế khóa và lao dịch. Đặc biệt, đến thời Tùy – Đường, nghĩa

vụ đó được quy định thành chế độ “Tô – Dung – Điệu”:
 “Tô” là thuế đánh vào ruộng lúa, nộp bằng thóc.
 “Dung” là thuế hiện vật thay cho nghĩa vụ lao dịch, cũng nộp bằng
lúa
 “Điệu” là thuế đánh vào đất trồng dâu, nộp bằng tơ lụa.
Thời Đường, mức các loại thuế được quy định như sau: mỗi tráng
đinh mỗi năm phải nộp “tô” 2 thạch thóc, “dung” 60 thước lụa, “điệu” 20
thước lụa và 6 lạng tơ.
Chế độ quân điền được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả trong
suốt đầu thời Đường, đến giữa thời Đường, vụ loạn An – Sử (755 - 763) đã
gây nên sự xáo trộn lớn về nhân khẩu nên chế độ quân điền dần dần bị phá
sản và đến năm 780 thì công khai thừa nhận chế độ quân điền không tồn tại
nữa.
- Thời nhà Tống (960 - 1279)
Sự chia rẽ, cát cứ của thời Ngũ Đại – Thập quốc cuối Đường đã làm cho
Tống Thái Tổ phải đương đầu với tình trạng lưu dân phiêu tán khắp nơi,
ruộng đất hoang vu điêu tàn. Vì vậy, dưới 2 triều vua Thái Tổ và Thái Tông
đã nhiều lần xuống chiếu triệu tập, khuyến khích nhân dân khẩn hoang với
tinh thần: ai khai khẩn được nhiều thì sẽ chiếm hữu được nhiều chứ nhà
nước không đứng ra phân phối ruộng đất.
Nói chung, dưới triều nhà Tống không có chính sách ruộng đất công
gì nổi bật.
Nhận xét:
2.3. Giai đoạn từ thế kỉ XIII – nửa đầu thế kỉ XIX
- Thời nhà Nguyên (1271 -1368)
Sau khi bình định Trung Quốc, nhà Nguyên đã chiếm đoạt rất nhiều ruộng
đất “bỏ hoang” và đất của dân sung làm ruộng công. Số ruộng đất đó một
phần do nhà nước quản lí, sau đó tiến hành ban cấp cho quý tộc, quan lại tùy
theo chức vụ:
Bộ phận Nội quan được cấp “ruộng vĩnh nghiệp”

Bộ phận Ngoại quan được cấp “ruộng chức điền”
Bộ phận quân đội được cấp đồn điền.


Nhà Nguyên đã bỏ hoang nhiều ruộng đất làm bãi chăn nuôi, số còn lại thì
cưỡng bức người Hán (theo hình thức khu đinh hay tá điền) hoặc sử dụng
sức lao động của nô lệ khai khẩn rồi nạp tô cho nhà nước.
- Thời nhà Minh (1368 - 1644)
Khi nhà Minh mới thành lập, do hậu quả từ chính sách cai trị của nhà
Nguyên và gần 20 năm chiến tranh nên nền kinh tế Trung Quốc bị phá hoại
nghiêm trọng, đời sống nhân dân rất khốn khổ. Thấu hiểu tình cảnh đó Minh
Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) đã thi hành nhiều chính sách nhằm phục hồi
lại nền kinh tế đất nước, về ruộng đất nổi bật là chính sách cải cách của
Trương Cư Chính.
Lúc này ruộng đất trên toàn quốc được đo lại toàn bộ. Đầu tiên việc
đo đạc ruộng đất được tiến hành thí điểm ở Phúc Kiến để lấy kinh nghiệm,
rồi sau đó mới mở rộng ra khắp cả nước. Trương Cư Chính đã sử dụng “Hội
Kế Lục” và “Thanh Trượng Điều Lệ” do Trường Học Nhan soạn ra ban
hành khắp thiên hạ, lệnh trong vòng 3 năm các địa phương phải thanh lí
xong số lượng ruộng đất dư thừa đưa vào bộ sổ. Sau 3 năm đo đạc lại ruộng
đất nhà nước đã phát hiện được một số lớn ruộng đất không đưa vào bộ sổ.
Đến năm 1580 dưới thời vua Minh Thành Tông đã thống kê được số lượng
ruộng đất cần thu thuế là 7.013.976 khoảnh điều này đã tăng nguồn thu thuế
của triều đình lên rất nhiều.
Trên cơ sở nắm ruộng đất nhà nước đã kêu gọi nhân dân tawngg
cường sản xuất, cung cấp cho họ bò cày, nông cụ, thóc giống, lương thực để
giúp họ vượt qua những khó khăn ban đầu. Đối với diện tích mà nhân dân
khai hoang được nhà nước cho họ có quyền sở hữu vĩnh viễn và không đánh
thuế.
Đến cuối triều Minh, cùng với tình hình rối ren trong triều đình, tình

trạng kiêm tinh ruộng đất diễn ra ngày càng nghiêm trọng nên những chính
sách về ruộng đất công của nhà nước không còn tác dụng.
- Thời nhà Thanh (1644 - 1911)
Sau khi chinh phục được Trung Quốc, nhà Thanh đã thi hành các chính sách
cai trị cứng rắn có tính chất áp bức dân tộc. Về ruộng đất, điển hình là chính
sách “khoanh đất”.
Nhà Thanh đã tiến hành cưỡng chiếm ruộng đất rồi khoanh vùng,
đóng bảng để làm dấu hiệu, sau đó đem số ruộng đất đó phân chia cho các
Vương, các công thần và binh lính Bát kỷ…của Mãn tộc. Đối với đất đai vô
chủ ở các châu, huyện xung quanh Bắc Kinh cũng như đối với các trang viên
vô chủ trước đây là của hoàng thân quốc thích, của các nhà quyền quý và
của đông đảo quan viên các cấp thuộc vương triều nhà Minh đã chết trong
chiến loạn đều được tiến hành thẩm tra.


Lệnh khoanh đất mặc dù trên danh nghĩa chỉ nhằm vào ruộng đất
hoang vô chủ và trang viên vô chủ thuộc giới thống trị của vương triều nhà
Minh trước kia nhưng trên thực tế là cưỡng đoạt ruộng đất của nhân dân tại
địa phương. Rất nhiều ruộng đất của nhân dân đã bị khoanh vào sau đó mới
cấp phát cho họ một số ruộng đất nhiễm mặn, hoang vu ở cách dó rất xa.
Dần dần, không cần phân biệt có chủ hay không, Nhà nước bắt đầu khoanh
đất đai trên quy mô tùy thích, phạm vi khoanh đất từ xung quanh kinh thành
mở rộng ra đến Sơn Hải Quan ở phía Đông, Thái Hành Sơn ở phía Tây, Hà
Gian ở phía Nam và Trường Thành ở phía Bắc. Trong vòng chưa đầy 3
năm, vương triều nhà Thanh đã tiến hành 3 lần khoanh đất đại quy mô. Theo
sự thống kê, chỉ trước sau diện tích khoanh đất của nhà nước lên tới 166.794
khoảnh. Có nhiều châu huyện ruộng đất bị chiếm lên đến 70 – 80 %, số còn
lại là những khu đất nhiễm mặn, nhiễm phèn hoặc bị hạn, bị úng canh tác
không có năng suất.
Quá trình khoanh đất do quý tộc Mãn Châu kiên trì muốn phân chia

ranh giới rõ rệt giữa người Hán với người Mãn nên họ lại tiến hành chính
sách “đổi đất” với người Hán. Chính vì vậy những nơi nào được tiến hành
khoanh đất thì nhà chủ cũ lập tức bị đuổi đi, nhà cửa ruộng vườn và tất cả
các tài sản khác đều bị cướp sạch, thế là hầu hết người nông dân ở những
khu ruộng đó trên thực tế đã trở thành lưu dân vô gia cư. Nguyên cả xóm
làng, trang viên của người Hán đều bị cướp ruộng đất buộc phải dời đi nơi
khác tha phương cầu thực.

Chế độ quân điền là một chế độ quan trọng được thực hiện dưới thời nhà
Tùy và đầu thời nhà Đường. Nguồn gốc, sự phát triển và quá trình thực hiện
chế độ này có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng chính trị thịnh suy của xã
hội thời bấy giờ
Diện tích của bộ phận ruộng đất công không phải luôn ổn định mà có sự
biến đổi theo cương vực, lãnh thổ của triều đại đương thời; thông thường,
vào đầu mỗi triều đại, nhà nước nắm được một số lượng rất lớn ruộng đất
công và quyền lực của chính quyền còn mạnh nên các chính sách ruộng đất
được thực thi nghiêm túc và phát huy được hiệu quả rất lớn, nhưng càng về
cuối triều đại, cúng với sự suy yếu của chính quyền trung ương, tình trạng
kiêm tinh ruộng đất diễn ra phổ biến nên hầu như các chính sách đối với bộ
phận ruộng đất công hầu như không thực hiện trong thực tế. Điều này càng
khiến xã hội khủng hoảng hơn và càng đẩy nhanh các triều đại thối nát
xuống miệng hố diệt vong.




×