Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 9 PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.75 KB, 14 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 9
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
NỘI DUNG 1. CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LÀN THỨ HAI CỦA THỰC
DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM
A. Khái quát kiến thức
I. Chương trình khai thác của Pháp.
1. Nguyên nhân Pháp tiến hành khai thác ở Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
2. Chính sách khai thác.
* Nông nghiệp:
Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su làm cho diện tích trồng cây cao su
tăng lên nhanh chóng.
* Công nghiệp: Pháp chú trọng vào khai mỏ, tăng vốn đầu tư mở các nhà máy xí nghiệp vì vậy
nhiều công ty mới ra đời.
* Về thương nghiệp: Pháp độc quyền thị trường việt nam, đánh thuế nặng những hàng hóa của
các nước khác nhập vào VN.
* Giao thông vận tải: Đầu tư phát triển thêm một số tuyến đường, đường sắt xuyên Đông
Dương được nối liền nhiều đoạn.
* Tài chính: Pháp lập ngân hàng Đông Dương để chỉ huy các ngành kinh tế.
II. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục.
* Chính trị: “Chia để trị”, thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán mọi quyền tự do dân chủ, thẳng
tay đàn áp, khủng bố…
* Về văn hóa giáo dục: Pháp khuyến khích các tệ nạn xã hội, hạn chế mở các trường học.
III. Xã hội Việt Nam phân hóa
Do tác động của chương trình khai thác thuộc địa, xã hội việt Nam có sự phân hóa sâu sắc.
Biểu hiện của sự phân hóa này là xã hội có nhiều giai cấp với đời sống và thái độ chính trị khác
nhau:
* Địa chủ phong kiến: phân hóa thành hai bộ phận
- Đa số làm tay sai cho Pháp, ra sức bóc lột nhân dân
- Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ do bị chèn ép nên có tinh thần yêu nước
* Giai cấp tư sản: phân hóa thành hai bộ phận


- Tư sản mại bản: quyền lợi gắn liền với Pháp nên ủng hộ Pháp
- Tư sản dân tộc: bị Pháp chèn ép nên có tinh thần yêu nước, chống Pháp nhưng thái độ không
kiên định.
* Giai cấp Tiểu tư sản: bị Pháp khinh rẻ, bạc đãi lại thường xuyên tiếp xúc với những luồng
văn hóa mới nên có ý thức đấu tranh đòi tự do, dân chủ nhưng thái độ cũng không kiên định.
* Giai cấp nông dân: bị hai tầng áp bức nên dời sống vô cùng khó khăn, nông dân vô cùng
căm ghét thực dân Pháp sẵn sàng đấu tranh khi được lãnh đạo. Đây là lực lượng đông chính của
cuộc cách mạng.

1


* Giai cấp công nhân: bị ba tầng ấp bức, đời sống của công nhân cũng vô cùng khổ cực. Họ
sẵn sàng đấu tranh, đây vừa là lực lượng vừa là giai cấp có khả năng lãnh đạo cách mạng.
B. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP.
1. Giải thích vì sao cuộc khai thác lại diễn ra trong thời gian gấp với quy mô lớn.
+ Do sau khi xâm lược, thực dân phương Tây chia hệ thống thuộc địa làm 2 loại: Thuộc địa di
dân: Tương đồng với chính quốc: Bắc Phi và thuộc địa bóc lột: Đông Dương.
+ Thời gian bóc lột có hạn ( Vì sớm muộn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cũng phát
triển)
2. So với cuộc khai thác lần thứ nhất (1897 – 1914), chương trình khai thác lần thứ hai có
gì khác về quy mô tính chất và mục đích?
- Về quy mô: mở rộng hơn ( ở lần thứ nhất, Pháp chỉ tập trung vào nông nghiệp và khai thác
mỏ)
- Về tính chất: bỏ vốn đầu tư
- Mục đích: không nhằm phát triển nền kinh tế việt nam mà để bóc lột được nhiều hơn ( lần
thứ nhất chỉ là để vơ vét)
3. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt nam tác động như thế
nào đến xã hội Việt Nam?
( Dựa vào phần III để trả lời). Cuối bài phải khái quát được: trong xã hội đã xuất hiện hai mâu

thuẫn cơ bản:
- Dân tộc Việt Nam >< Đế quốc xâm lược
- Nông dân >< Địa chủ phong kiến
4. Phân tích âm mưu thâm độc của Pháp trong chính sách “chia để trị”:
- Pháp chia Việt nam thành 3 kí với ba chế độ chính trị khác nhau:
+ Nam Kì: thuộc địa: Pháp cai quả trực tiếp
+ Trung Kì: bảo hộ và tự trị ( duy trì chế độ phong kiến): Pháp để chính quyền phong kiến cai
trị nhưng phải phụ thuộc vào Pháp
+ Bắc kì: xứ bảo hộ, người Việt cai trị.
Mục đích: tạo mâu thuẫn dân tộc, để cho người Việt tự căm thù lẫn nhau.
NỘI DUNG II. CÁCH MẠNG VIỆT NAM
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1919 - 1925)
A. Khái quát kiến thức
I. Hoàn cảnh lịch sử.
- Cách mạng tháng Mười Nga.
- Quốc tế cộng sản thành lập ( 3/1919)
- Đảng cộng sản Pháp (1920); Đảng cộng sản trung Quốc (1921) thành lập

2


- Tác động: làm chuyển biến nhận thức của những người Việt Nam yêu nước và tạo điều kiện
để truyền bá chủ nghĩa Mác – lê – nin vào trong nước.
II. Các phong trào cách mạng giai đoạn 1919 – 1925
1. Phong trào dân tộc dân chủ.
* Phong trào của bộ phận tư sản dân tộc
- Nguyên nhân: Do pháp độc quyền và chèn ép tư sản Việt.
- Diễn biến: Tư sản phát động đấu tranh chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa, chống Pháp độc
quyền.

- Kết quả: phong trào dừng lại khi TS được Pháp ban phát một số quyền lợi.
- Nhận xét:
+ Tính chất: tự phát, không có tổ chức, nửa vời, dễ thỏa hiệp
+ Mục tiêu: đòi quyền lợi.
+ Lực lượng: ít (TS)
* Phong trào của giai cấp Tiểu tư sản:
- Nguyên nhân: ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.
- Diễn biến: Các tầng lớp TTS tập hợp thành các tổ chức Việt Nam Nghĩa hòa đoàn, Hội phục
Việt… với nhiều hình thức đấu tranh như xuất bản báo chí tiến bộ, tổ chức ám sát, đấu tranh đòi
thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh.
- Kết quả: thất bại trong ám sát, đòi được một số quyền dân chủ.
- Nhận xét:
+ Tính chất: tự phát, mạo hiểm
+ Mục tiêu: dòi tự do dân chủ, chưa hướng tới mục tiêu đòi độc lập dân tộc.
+ Lực lượng: chưa huy động được nhiều lực lượng tham gia.
2. Phong trào công nhân.
- Nguyên nhân: do ảnh hưởng của phong trào công nhân thế giới.
- Diễn biến:
+ 1922, công nhân viên chức sở công thương Bắc kì đấu tranh đòi nghie ngày chủ nhật có trả
lương.
+ 1924 diễn ra nhiều cuộc bãi công của công nhân ở nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
+ Tháng 8/ 1925, công nhân Ba Son bãi công để gián tiếp ngăn cản tàu chiến Pháp chở viện
binh sang đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và thủy thủ Trung Quốc.
- Nhận xét:
+ Phong trào diến ra vẫn tự phát, chưa có tổ chức lãnh đạo và mới chỉ hướng tới mục tiêu đòi
quyền lợi.
+ Cuộc bãi công của công nhân Ba Son đánh dấu bước chuyển biến mới trong phong trào công
nhân vì nó được lãnh đạo bởi tổ chức Công hội. Ngoài mục tiêu đòi quyền lợi, phong trào đã
hướng tới mục tiêu chính trị đó là tinh thần đoàn kết với phong trào công nhân trên thế giới.
B. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP


3


1. Trình bày diễn biến phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
Phong trào công nhân giai đoạn 1919 – 1925 có đặc điểm như thế nào?
2. Vì sao nói: cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son tháng 8 năm 1925 đánh dấu bước ngặt
trong phong trào công nhân nước ta giai đoạn 1919 – 1925?
NỘI DUNG III. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI
1919 – 1925
A/ KHÁI QUÁT KIẾN THỨC
I/ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp.
- 18/06/1919, đưa bản yêu sách đến Hội nghị Véc – xai để đòi chính phủ Pháp thừa nhận
quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Ý nghĩa: bản yêu sách không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn với nhân dân pháp,
nhân dân các nước thuộc địa và nhân dân An Nam.
- 7/1920, đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê – nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Ý nghĩa: Người đã tìm thấy con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đó là con
đường cách mạng vô sản.
- 12/1920, NAQ tham dự Đại hội Đảng xã hội Phps họp ở Tua. Tại đây Người đã bỏ phiếu tán
thành Đảng XH Pháp gia nhập Quốc tế thứ ba. Cũng trong năm 1920, Người đã tham gia sáng
lập và trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp.
Ý nghĩa: Đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động của Người: từ một người yêu nước, NAQ đã
tin theo Lê – nin, đứng về QT thứ ba và trở thành người chiến sĩ cộng sản.
- 1921, tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các nước thuộc địa
- Từ 1921 – 1923, NAQ viết nhiều sách báo như: Làm chủ bút báo Người cùng khổ, viết Bản
án chế độ thực dân Pháp, sáng tác vở kịch Con rồng tre… Các sách báo trên được bí mật chuyển
về Việt Nam.
Ý nghĩa: Đã thức tỉnh nhân dân An Nam và truyền bá CN Mác – Lê – nin vào trong nước.
II/ Hoạt đông của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô.

- 6/1923, tham dự Hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành.
- 1924, dự Đại hội V, QTCS
- Ở lại Liên Xô một thời gian để học tập và nghiên cứu CN Mác – Lê – nin.
Ý nghĩa: những HĐ trên của NAQ là bước chuẩn bị quan trọng về nền tảng tư tưởng cho sự
thành lập chính đảng vô sản sau này.
III/ Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc.
- Cuối 1924, NAQ về Trung Quốc.
- 6/1925, NAQ tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam tại Trung Quốc thành lập Hội
Việt Nam cách mạng Thanh niên với tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
- Hoạt động của Hội VNCMTN:
+ Mở lớp chính trị để huấn luyện cán bộ CM. NAQ trực tiếp lên lớp giảng bài. Các bài viết
của Người sau này được tập hợp lại và in thành cuốn “Đường Kachs mệnh”
+ 1927, xuất bản báo Thanh niên để chuyển về nước.

4


+ Đầu năm 1928, Hội chủ trương “Vô sản hóa”
Ý nghĩa: Việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và huấn luyện cán bộ cách
mạng là bước chuẩn bị quan trọng về tổ chức để tiến thành lập Đảng.
B. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1925. Ý nghĩa của những hoạt
động này? Trong những hoạt động đó, hoạt động nào là quan trọng nhất? Tại sao?
2. Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng tỏ rằng: Sau khi tìm thấy con đường cứu nước,
Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị nền tảng tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập một
chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Hướng dẫn:
* Mở bài: Nêu lại nhận định trên.
* Thân bài:
- Sự chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc về nền tảng tư tưởng cho việc thành lập Đảng:

- Sự chuẩn bị về tổ chức.
* Kết bài:
Khẳng định: Với sự chuẩn bị tích cực của NAQ, CN Mác – Lê – nin đã được truyền bá vào
Việt Nam. Với nền tảng tư tưởng này cùng với hoạt động của Hội VNCMTN, đến năm 1929,
ở Việt Nam đã ra đời ba tổ chức cộng sản. Đây là cơ sở tiến tới thành lập Đảng cộng sản.
Lưu ý: Mở bài, cần dẫn dắt nhưng phải ngắn gọn. Phần thân bài: phải kết hợp lí lẽ và dẫn
chứng để làm nổi bật ý đinh của Nguyễn Ái Quốc sẽ phải thành lập chính đảng vô sản ở
Việt Nam .

5


NỘI DUNG IV. CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
A/ KHÁI QUÁT KIẾN THỨC
I. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam
1. Diễn biến.
* Phong trào công nhân.
- Trong hai năm 1926 – 1927, liên tiếp nổ ra các cuộc bãi công của công nhân như: CN nhà
máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Tiêm, Phú Riềng, đồn điền cà phê Ray – na Thái
Nguyên, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy diêm, nhà máy cưa Bến Thủy...
* Phong trào của các giai cấp, tầng lớp khác.
Phong trào nông dân, Tiểu tư sản cũng diễn ra và kết thành một làn sóng mạnh mẽ.
2. Bước tiến mới.
- Phong trào đã lan rộng trên phạm vi toàn quốc, có tính thống nhất, liên kết nhiều ngành,
nhiều địa phương. Các cuộc bãi công chủ yếu hướng tới mục tiêu chính trị.
3. Ý nghĩa của phong trào.
- Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào là điều kiện thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức cách
mạng nhằm lãnh đạo phong trào.
II. Tân Việt Cách mạng đảng.
1. Lí do thành lập.

- Đầu những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh đòi hỏi phải
có tổ chức lãnh đạo. Một số SV Trường CĐSP Đông Dương đã thành lập Hội phục Việt. Sau
nhiều lần đổi tên, đến tháng 7/ 1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng.
2. Thành phần, địa bàn hoạt động.
- Tân Việt tập hợp những trí thức trẻ và thanh niên yêu nước. Chủ yếu hoạt động ở Trung Kì.
3. Khuynh hướng tư tưởng
- Do ra đời từ phong trào dân tộc dân chủ nên Tân Việt đi theo khuynh hướng cách mạng Dân
chủ tư sản.
- Khi hoạt động của Hội VNCMTN được đẩy mạnh, CN Mác – Lê – nin được truyền bá vào
Việt Nam, phần lớn đảng viên của Tân Việt đã đi theo khuynh hướng CM vô sản, nội bộ Tân
Việt bị phân hóa.
III. Ba tổ chức cộng sản ra đời
1. Nguyên nhân.
- Cuối 1928, đầu 1929, phong trào Dân tộc dân chủ đặc biệt là phong trào công nhân theo con
đường cách mạng vô sản phát triển mạnh đòi hỏi phải có tổ chức cộng sản để lãnh đạo phong
trào.
2. Sự thành lập.
* Đông Dương Cộng sản đảng.
- Tháng 3/ 1929, một số hội viên của Hội VNCMTN ở Bắc Kì đã thống nhất thành lập Chi bộ
Đảng để tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản để thay thế cho Hội VNCMTN.

6


- Tại đại hội lần thứ nhất của Hội VNCMTN (5/1929), đoàn đại biểu Bắc Kì kiến nghị thành
lập Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận, đoàn đại biểu bắc kì bỏ đại hội ra về. Đến
17/06/1929 thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo búa
liềm làm cơ quan ngôn luận.
* An Nam Cộng sản đảng
- 8/1929, những hội viên của Hội VNCMTN ở Nam Kì và Trung Quốc thành lập An Nam

Cộng sản đảng.
* Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
- 9/1929, những hội viên tiên tiến chịu ảnh hưởng của Hội VNCMTN đã tách khỏi Tân Việt
CMĐ thành lập Đông Dương Cộng sản đảng.
3. Ý nghĩa.
Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản là bước tiến mới của phong trào cách mạng Việt Nam. Sự
ra đời này chứng tỏ phong trào cách mạng đã phát triển mạnh mẽ. Ba tổ chức cộng sản ra đời
bước đầu sẽ lãnh đạo phong tròa đi theo đúng khuynh hướng vô sản, thúc đẩy phong trào cách
mạng phát triển mạnh mẽ hơn.
4. Hạn chế.
- Ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau sẽ gây
mất đoàn kết trong nội bộ những người cộng sản vì thế sẽ bất lợi cho cách mạng Việt Nam.
B. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Phong trào công nhân 1926 – 1927 có bước phát triển như thế nào so với phong trào công
nhân 1919 – 1925? Nêu dẫn chứng minh họa?
2. Trình bày sự ra đời, khuynh hướng hoạt động của Tân Việt Cách mạng đảng.
3. Trình bày lí do, sự thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929. Sự ra đời
của ba tổ chức cộng sản tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam? Vì sao tổ chức cộng sản
đầu tiên lại được thành lập ở Bắc Kì?
NỘI DUNG V. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
A/ KHÁI QUÁT KIẾN THỨC
I. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
1. Lí do dẫn đến Hội nghị.
Ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam trong năm 1929 đã thúc đẩy phong trào công nông
phát triển mạnh mẽ. Nhưng, do hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau sẽ gây nên sự
chia rẽ vì thế sẽ bất lợi cho cách mạng Việt Nam.
Yêu cầu bức thiết lúc này là phải thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, NAQ đã triệu tập đại biểu của ba tổ chức để
thống nhất thành một đảng duy nhất.
2. Nội dung Hội nghị

- Hội nghị họp từ 6/01/1930 tại Hương Cảng – Quảng Châu – Trung Quốc, dưới sự chủ trì của
Nguyễn Ái Quốc. Tại Hội nghị đã thông qua những nội dung:
+ Tán thành thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng
sản Việt Nam.

7


+ Thông qua Chính cương, Điều lệ, Sách lược vắn tắt do NAQ soạn thảo ( Sau này gọi là
cương lĩnh chính trị)
+ Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi các tầng lớp trong xã hội ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Ý nghĩa Hội nghị thành lập Đảng
Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng.
4. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng.
- Là người triệu tập và chủ trì Hội nghị. Chỉ có Nguyễn Ái Quốc mới có đủ uy tín để triệu tập
các đại biểu
- Trực tiếp soạn thảo Chính cương, Điều lệ, Sách lược vắn tắt
II. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
- Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước VN trong những năm đầu thế kỷ XX
- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về tổ chức lãnh đạo phong
trào cách mạng.
- Từ đây cách mạng VN trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới
- Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu cho những bước phát triển nhảy
vọt về sau.
III. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất.
1. Hoàn cảnh.
Cao trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, Đảng cần có sự điều chỉnh chiến lược và sách lược
cho phù hợp với tình hình mới vì vậy TW Đảng đã tiến hành họp Hội nghị lần thứ nhất
( 10/1930)

2. Nội dung Hội nghị.
- Đổi tên Đảng CSVN thành Đảng Cộng sản Đông Dương
- Bầu Ban chấp hành TW Đảng. Đ/c Trần Phú được bầu làm Tổng bí thư.
- Thông qua Luận cương chính trị do Đ/c Trần Phú khởi thảo.
IV. So sánh Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và Luận cương do Trần
Phú soạn thảo.
*Giống nhau:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (3/2/1930) và luận cương chính trị(10/1930) có những
điểm giống nhau sau:
-Cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng VN(Đông Dương) là : CM tư sản dân
quỳên và CMXHCN, đây là 2 nhiệm vụ CM nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách
-Đều xác định mục tiêu của CMVN(ĐD)là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
-Khẳng định lực lượng lãnh đạo CMVN là đảng cộng sản , đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm
nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân
-Khẳng định CMVN là 1 bộ phận khăng khít của CMTG, giai cấp vô sản VN phải đoàn kết với

8


VSTG nhất là vô sản Pháp
-Xác định vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân
Như vậy sở dĩ có sự giống nhau đó là do cả 2 văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và
cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga
* Khác nhau:
Tuy cả 2 căn kiện trên có những điểm giống nhau nhưng vẫn có nhiều điểm khác nhau cơ
bản :Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của CMVN còn Luận cương rộng hơn (Đông
Dương) cụ thể:
-Xác định kẻ thù& nhiệm vụ , mục tiêu của CM:
+ Trong Cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của CMVM là đánh đổ đế quốc và
bọn phong kiến tư sản ,tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ).Nhiệm vụ dân

tộc được coi là nhiệm vụ hàng đầu của CM, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để
giải quyết .
Như vậy mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho VN hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự
do, dân chủ , bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo,
thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thi hành chính sách tự
do dân chủ bình đẳng
Luận cương chính trị 10/1930 thì xác định: đánh đổ phong kiến đế quốc để làm cho
Đông Dương hoàn toàn độc lập đưa lại ruộng đất cho dân cày, nhiệm vụ dân chủ và dân tộc
được tiến hành cùng một lúc có quan hệ khăng khít với nhau.Vịêc xác định nhiệm vụ như
vậy của Luận cương đã đáp ứng những yêu cầu khách quan đồng thưòi giải quyết 2 mâu thuẫn cơ
bản trong xã hội VN lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu
sắc.Tuy nhiên luận cương chưa xác định được kẻ thù , nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc
địa nửa phong kiến. Như vậy Mục tiêu của luận cương hướng tới giải quyết đựợc quyền lợi của
giai cấp công nhân VN chứ không phải là toàn bộ giai cấp trong xã hội
- Lực lượng CM:
T rong Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân
nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với TTS, lợi dụng hoặc trung lập Phú nông
trung tiểu địa chủ ,TSDT chưa ra mặt phản cách mạng. Như vậy ngoài việc xác định lực lượng
nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh
của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc.
Luận cương thì xác định động lực của CM là CN&ND, chưa phát huy được khối đoàn kết
dân tộc,phát huy sức mạnh của TS,TTS,trung tiểu địachủ

9


Tóm lại Luận cương đã thể hiện là một văn kiện tiếp thu được những quan điểm chủ yếu của
chính cương vắn tắt .sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt xác định được nhiệm vụ nòng cốt của CM.
Tuy nhiên Luận cương cũng có những mặt hạn chế nhất định: sử sụng một cách dập khuân
máy móc chủ nghĩa M -L vào CM VN, còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, đánh giá

không đúng khả năng cách mạng của TTS, TS, địa chủ yêu nước, chưa xác định nhiệm vụ
hành đầu của một nước thuộc địa nửa phong kiến là GPDT.
còn cương lĩnh tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nhưng nó đã vạch ra phương hương cơ bản của CM
nước ta, phát triwnr từ CMGPDT>>CMXHCN.Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng
tạo nhạy bén chủ nghĩa M -L vào hoàn cảnh cụ thể của VN, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu
nước và CNQTVS,giữa tư tưởng của CNCS và thực tiễn CMVNnó thể hiện sự thấm nhuần giữa
quảng đại giai cấp trong cách mạng .
B. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1.Trình bày Nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
3. Vì sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng
Việt Nam?
4. Luận cương chính trị tháng 10/1930 có những hạn chế gì so với Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng.

10


NỘI DUNG VI. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TỪ 1930 - 1939
A. CÁC BÀI TẬP.
Bài tập 1. Từ 1930 – 1931, phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam diễn ra như thế nào? Vì sao nói "Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng
1930 - 1931"?
Bài tập 2. Hãy chứng tỏ "Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền của dân, do dân, vì dân"
Bài tập 3. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào cách mạng 1936 – 1939 có
những điểm gì giống và khác nhau?
B. GỢI Ý LÀM BÀI.
Bài tập 1.
a) Diễn biến phong trào cách mạng 1930 – 1931.
* Phong trào trong cả nước.

- Từ tháng 2/1930 đã nổ ra nhiều cuộc bãi công của công nhân trên khắp cả nước: cuộc bãi
công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng. Tháng 4000 CN nhà máy sợi Nam Định,
400 CN nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy... Phong trào đấu tranh của nông dân cũng đã
diễn ra ở nhiều địa phương như Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An, hà Tĩnh. Trong một số cuộc đấu
tranh, truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xuất hiện. Dấu hiệu này
chứng tỏ các cuộc đấu tranh đã hướng tới mục tiêu chính trị.
- Phong trào đấu tranh dâng lên mạnh mẽ từ tháng 5. Ngày 1/5/1930, hàng loạt các cuộc bãi
công, biểu tình, tuần hành trong cả nước đã diễn ra. Trong các cuộc đấu tranh đã xuất hiện nhiều
truyền đơn, cờ Đảng. Diễn ra trong ngày 1/5 (ngày Quốc tế lao động) chứng tỏ phong trào đã có
sự đoàn kết với vô sản thế giới.
* Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Đến tháng 9/1930, phong trào công – nông đã phát triển mạnh mẽ ở hai tỉnh Nghệ An – Hà
Tĩnh.Bắt đầu là cuộc biểu tình của người dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An). Vào gày 12 tháng 9
năm 1930, ước tính có khoảng 8.000 nông dân kéo về phủ lị và trương các khẩu hiệu như: Bỏ sưu
thuế, bớt giờ làm, chống khủng bố trắng, bồi thường cho các gia đình bị tàn sát trong cuộc bạo
động Yên Bái,... thậm chí là chia lại ruộng đất, Đả đảo chủ nghĩa đế quốc, Đả đảo phong kiến.
Các cuộc đấu tranh lan rộng ra hai tỉnh, quần chúng tổ chức tuần hành thị uy, biểu tình có vũ
trang tự vệ tấn công vào hệ thống chính quyền địch ở địa phương.

11


Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, bộ máy chính quyền của thực dân và phong kiến ở
nhiều huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã. Chính quyền cách mạng dưới hình thức nhà nước Xô
Viết được thành lập.
Hoảng sợ trước phong trào quần chúng lên cao và trước ảnh hưởng của Đảng ngày càng lớn
mạnh, thực dân Pháp đã tiến hành khủng bố cực kì tàn bạo. Xô Viết Nghệ Tĩnh bị dập tắt trong
máu lửa.
b) Vì sao nói "Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931"?
Là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 vì:

- Lần đầu tiên:
+ Đấu tranh vũ trang
+ Mục tiêu: tấn công hệ thống chính quyền địch ở địa phương.
+ Kết quả: thành lập chính quyền cách mạng và thực hiện được một số chính sách phục vụ
nhân dân.
Bài tập 2. Hãy chứng tỏ "Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền của dân, do dân, vì dân"
Sau khi được thành lập, các chính quyền Xô Viết đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm đem lại
lợi ích cho nhân dân:
- Về kinh tế: Chia ruộng đất cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xoá nợ, bãi bỏ các thứ thuế của đế
quốc, phong kiến.
- Về chính trị: Thực hiện các quyền tự do dân chủ, lập các tổ chức quần chúng như: hội tương tế,
công hội, hội phụ nữ giải phóng...tiến hành các cuộc mittinh, hội nghị để tuyên truyền, giáo dục
quần chúng.
- Về quân sự: Lập những đội tự vệ vũ trang ở các vùng.
- Về xã hội: Bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục, khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ nhằm
xây dựng đời sống mới.
Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh duy trì 4 – 5 tháng thì bị thực dân Pháp và tay sai đàn áp. Tuy
chỉ tồn tại ở một số xã trong vòng 4, 5 tháng, nhưng hoạt động của của chính quyền Xô Viết
Nghệ - Tĩnh đã thể hiện được bản chất cách mạng của một chính quyền công nông.
Bài tập 3. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào cách mạng 1936 – 1939 có
những điểm gì giống và khác nhau?
Trả lời:
Giống nhau:
1. Quy mô: Cả hai phong trào thu hút đông đảo quần chúng trong cả nước trải dài từ Bắc tới
Nam .
2. Lực lượng lãnh đạo: Với sự ra đời của Đảng, cả hai phong trào đều được sự chỉ đạo trực tiếp
của Đảng.
Khác nhau:
Cao trào 1930-1931
1. Hoàn cảnh: Các nước tư bản chủ nghĩa nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế trên quy mô lớn.


12


Thực dân Pháp tăng cường vơ vét bóc lột để bù đắp những hậu quả của cuộc khủng hoảng ở
chính quốc.
2. Mục tiêu cách mạng: Chống đế quốc và phong kiến tay sai.
3. Hình thức đấu tranh: Biểu tình có vũ trang tự vệ, tiến công vào các cơ quan chính quyền địch
ở địa phương của công nhân, nông dân, học sinh và dân nghèo thành thị.
4. Lực lượng tham gia: Công nhân, nông dân, học sinh và dân nghèo thành thị.
5. Kết quả: đã thành lập được chính quyền Xôviết và đã thi hành một số chính sách tiến bộ ở
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
6. Ý nghĩa: Lần đầu tiên xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, là trận thử thách
đầu tiên và toàn diện của quần chúng công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cao trào 1936-1939
1. Hoàn cảnh: Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và thắng thế ở một số nước. Mặt trận nhân dân Pháp
chống phát xít được thành lập từ tháng 5-1935 do Đảng cộng sản Pháp làm nòng cốt, đã giành
thắng lợi vang dội trong cuộc tổng tuyển cử năm 1936.
2. Mục tiêu cách mạng: Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi quyền tự do dân chủ,
cơm áo và hoà bình.
3. Hình thức đấu tranh: Chuyển từ hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức
tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, thành lập mặt trận
nhân dân rộng rãi đòi các quyền tự do dân chủ
4. Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng tham gia bao gồm cả giai cấp tư sản dân tộc và cả
những người Pháp tiến bộ.
5. Kết quả: Giành được một số quyền tự do dân chủ cho người dân, nâng cao uy tín ảnh hưởng
của Đảng trong quần chúng là cuộc chuẩn bị lực lượng cho giai đoạn cách mạng 1939-1945.
6. Ý nghĩa: Chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng của Đảng được công khai tuyên
truyền phổ cập trong tất cả quần chúng nhân dân. Là cuộc tổng diễn tập cuối cùng của Đảng để
tiến tới Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc


NỘI DUNG VII. CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA
THÁNG TÁM
A. CÁC BÀI TẬP.
Bài tập 1. Để tiến tới Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc, Đảng ta đã chuẩn bị những gì? Sự chuẩn bị
đó có ý nghĩa như thế nào?
Bài tập 2. Vì sao Nhật đảo chính Pháp ( 9/03/1945)?
B. GỢI Ý LÀM BÀI.
Bài tập 1. Sự chuẩn bị của Đảng cho Tổng khởi nghĩa.
- Từ 10 – 19/05/1941, TW Đảng đã họp tại Pác Bó để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Tại Hội
nghị, đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh để tập hợp lực lượng đấu
tranh. Đây là sự chuẩn bị lực lượng chính trị quan trọng.
- Chuẩn bị lực lượng vũ trang:
+ Thành lập cứu quốc quân gồm 3 trung đội: Trung đội thứ nhất gồm 52 người, thành lập ngày 14 tháng
2 năm 1941 ở Khuổi Nọi, thuộc xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Trung đội thứ hai gồm 47

13


người, thành lập ngày 15 tháng 9 cùng năm ở Khuôn Mánh, xã Tràng Xá, Vũ Nhai, Thái Nguyên. Trung
đội thứ ba được thành lập 25 tháng 2 năm 1944 ở Khuổi Kịch (Sơn Dương, Tuyên Quang).

+ 22/12/1944 thành lập Đội VNTTGPQ
+ 15/04/1945: Hợp nhất các lực lượng vũ trang thành VNGPQ.
- Xây dựng căn cứ địa cách mạng Việt Bắc gồm 6 tỉnh.
- Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.

14




×