Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

HỆ THỐNG BÀI TẬP LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.12 KB, 26 trang )

Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

1.

2.
3.
4.
5.
6.
7.

HỆ THỐNG BÀI TẬP LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN
So sánh cuộc cách mạng công nghiệp giữa Anh - Mỹ dựa trên các yếu tố: vốn và
vai trò của nhà nước; tiến trình và đặc điểm của cách mạng; việc tận dụng các lợi
thế để phát triển.
So sánh cuộc cách mạng công nghiệp giữa Anh và Nhật Bản dựa trên các yếu tố:
vốn và vai trò của nhà nước; tiến trình và đặc điểm của cách mạng; việc tận dụng
các lợi thế để phát triển.
So sánh cuộc cách mạng công nghiệp giữa Mỹ và Nhật Bản dựa trên các yếu tố:
vốn và vai trò của nhà nước; tiến trình và đặc điểm của cách mạng; việc tận dụng
các lợi thế để phát triển.
Phân tích những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật
Bản giai đoạn 1952 - 1973
Phân tích nguyên nhân dẫn đến sai lầm và sự trì trệ trong phát triển kinh tế Trung
Quốc giai đoạn 1958 – 1978.
Phân tích những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự thành công của nền kinh tế
Trung Quốc giai đoạn từ năm 1979 đến nay.
Anh (chị) hãy trình bày điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay (lựa chọn 1 trong các lĩnh vực sau: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp;
Đào tạo và sử dụng lao động; Phát triển khoa học và công nghệ; Sử dụng vốn đầu
tư; Chống tham nhũng; ..).


Nguyên nhân? Giải pháp khắc phục?

Bài 1: So sánh CMCN Anh - Mỹ - Nhật Bản (dựa vào một số yếu tố sau: Vốn và vai
trò của Nhà nước trong tiến trình cách mạng; tiến trình và đặc điểm; tận dụng các
lợi thế để phát triển).
Bài làm:
Cách mạng công nghiệp thực chất là một cuộc cách mạng kỹ thuật, thay thế lao động thủ
công bằng lao động máy móc, xây dựng cơ sở vật chất cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa,
đưa chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn công trường thủ công lên giai đoạn đại công nghiệp cơ
khí, bảo đảm sự toàn thắng của chủ nghĩa tư bản đối với nền sản xuất nhỏ.
Giống nhau:
Cuộc cách mạng bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt.
Sau đó, với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật
gia công sắt thép được cải thiện và than đá sử dụng với khối lượng lớn. Thương mại mở
rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt Bên cạnh
đó, đường giao thông được nâng cấp lớn cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ
1


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng
năng suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế
kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác
CMCN thực chất là quá trình thay thế kỹ thuật thủ công bằng kỹ thuật cơ khí. CMCN
Anh gắn với cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế
kỷ 19. Cũng như vậy, cuộc CMCN Mỹ được bắt đầu ở miền Bắc của nước Mỹ vào những
năm cuối thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19. Kéo dài hơn so với Anh. Còn sau cải cách Minh
Trị, Nhật Bản đã diễn ra cuộc CMCN (khoảng từ năm 1871). Cả Anh, Mỹ và Nhật Bản
đều tiến hành cuộc cách mạng từ CN nhẹ đến CN nặng.

Yếu
tố
Vốn

Anh

Mỹ

Nhật

Quá trình tích lũy tư bản ở
Anh được thực hiện thông
qua sự bành trướng thuộc
địa, mậu dịch hải ngoại và
buôn bán nô lệ.

-Khoản tiền bối thường
sau cuộc đấu tranh
giành độc lập từ Anh.

Trong khoảng 20 năm
đầu, nguồn vốn cho
CMCN chủ yếu dựa vào
nông nghiệp. Vốn NN
chiếm khoảng 50%
nguồn thu ngân sách nhà
nước.

- Thu hút nguồn vốn,
sức lao động và kỹ

-Với hệ thống thuộc địa rộng thuật từ châu Âu
lớn, giai cấp tư sản Anh có
chuyển sang.
một nguồn dự trữ dồi dào về
- Thu lợi từ các cuộc
tư bản. Các thuộc địa được
dùng làm căn cứ quân sự và chiến tranh với một số
là nơi giai cấp tư sản Anh vơ nước ở Châu Á và Mỹ
latinh( VD chiến tranh
vét, bóc lột các nguồn tài
nguyên thiên nhiên để phục thuốc phiện ở TQ,
chiến tranh với NB…)
vụ cho kinh tế TBCN của
họ.
-Việc buôn bán nô lệ cũng
đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo tiền đề cho
CM công nghiệp ở Anh.

-Vào thời kỳ cuối của
cuộc cách mạng công
nghiệp, Nhật Bản đã tiến
hành một số cuộc chiến
tranh xâm lược các nước
láng giềng để vơ vét tài
nguyên và đòi tiền bồi
thường chiến tranh, tạo
thêm vốn để xây dựng
nền công nghiệp hiện
đại.

- Chính phủ Nhật đã
phát hành công trái để
huy động vốn trong tầng
lớp dân cư.

-Dựa vào ưu thế ngoại
thương, Anh thu lợi nhuận
cao từ việc buôn bán, trao
đổi không ngang giá với các
nước kém phát triển, áp đặt
giá độc quyền với các nước
thuộc địa

- Nhà nước Nhật Bản có
một vai trò quan trọng
trong quá trình tiến hành

2


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

- Trong nông nghiệp: Việc
rào đất cướp ruộng đã chuẩn
bị sức lao động cần thiết cho
nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Nó đã tách rời nông
dân khỏi tư liệu sản xuất và
tạo ra một đội ngũ công
nhân trong các cơ sở công

nghiệp, chuyển chế độ ruộng
đất phong kiến sang trang
trại TBCN và mở rộng thị
trường trong nước, nó đã mở
rộng đất đai và gia tăng sản
lượng nông phẩm.

Vai
trò
của
NN

Tiến
trình

Nhà nước Anh ngay từ thời
kì quân chủ chuyên chế đã
có những chính sách khuyến
khích, ủng hộ sự phát triển
của CNTB.

CMCN.

Chính phủ đã đầu tư
phần lớn số vốn cho việc
xây dựng CSHT và các
ngành CN chủ yếu.
Có các CS khuyến khích
tư nhân phát triển công
-Các đạo luật về ruộng đất ,

nghiệp
luật bảo vệ quyền lợi của
-Tạo ĐK thuận lợi NK
giai cấp tư sản , luật cấm
nguyên vật liệu.
xuất khẩu các công cụ máy
-Hỗ trợ tư nhân tích lũy
móc và bản vẽ kỹ thuật , luật - Ban hành những đạo
vốn, trợ cấp XK các sp
cấm lao động kỹ thuật ra
luật nhằm thủ tiêu chế
quan trọng.
nước ngoài đã thực sự trở
độ chiếm hữu ruộng đất -KK các DN nhỏ lket
thành một tiêu đề cho
pk .
thành các cty cổ phần để
CMCN Anh.
khác phục hạn chế về
-Tạo đk mở rộng hoạt
quy mô.
động di thực về phía
tây

Cuộc cách mạng CN bắt đầu
từ ngành dệt:
+ Năm 1733 John Kay đã

Sau khi giành độc lập
Hợp chủng quốc Hoa

Kỳ đã thành lập chế độ
cộng hòa. Đây là một
chế độ xã hội tương đối
tiến bộ và có tác động
mạnh mẽ đến sự phát
triển của CNTB ở Hoa
Kỳ

- Thực hiện các cuộc
chiến tranh nhằm mở
rộng lãnh thổ
CMCN được bắt đầu từ
năm 1970, với sự xhien
nhà máy dệt đầu tiên
(do 1 người Anh di cư
3

- Ngay từ năm 1870,
Nhà nước Nhật đã xây
dựng được tuyến đường
sắt nối liền hai thành


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

phát minh ra "thoi
bay". Phát minh này làm cho
năng suất lao động tăng gấp
đôi khiến ngành kéo sợi
không đủ để cung cấp, đòi

hỏi phải tăng ns.

xây dựng)

phố Tokyo – Yokohama.

Từ đó đến giữa thế kỷ
19 ngành dệt đã được
mở rộng nhanh chóng.
Sự phát triển của CN
nhẹ đã thúc đẩy sự phát
triển của CN nặng.

Trong CN, máy hơi
nước đã sử dụng rộng
rãi. Các ngành CN như
khai thác than, luyện
kim, đóng tàu, cơ khí
xuất hiện sớm.

+ Năm 1764 máy kéo sợi
Jenny ra đời. Lượng sợi tăng -Ngành luyện kim ngày
lên,dệt không kịp. Yêu cầu
cảng phát triển sản
phải tăng ns dệt.
lượng thép tăng từ
33.908 tấn (1810) đến
+Năm 1785, ra đời máy dệt 600.000 tấn (1869)
đầu tiên. Máy này đã
tăng năng suất dệt lên tới 40 -Ngành khai thác than

lần. Đánh dấu quá trình
cũng được quan tâm
chuyển từ lao động thủ công phát triển.
sang lao động máy móc.
- Lĩnh vực giao thông
Phát minh trong ngành dệt
vận tải. Nhìn chung
cũng tác động sang các
nước Mỹ có tốc độ xây
ngành khác.
dựng đường sá, cầu
- Ngành năng lượng
cống diễn ra nhanh
+Năm 1784, James Watt đã chóng, đặc biệt là
sáng chế ra máy hơi nước và đường sắt.
nó trở thành biểu tượng
-Nông nghiệp:
cho thời kỳ phát triển của
CNTB
Ở các bang phía Bắc
- Ngành luyện kim
cách mạng công nghiệp
+Năm 1784 Henry Cort phát sớm tác động vào nông
nghiệp. Sự phát triển
minh ra cách dung than đá
của NN đã nhận đc sự
để nấu gang thành sắt.
hỗ trợ rất lớn từ CN về
NSLĐ ngành luyện kim
hệ thống máy móc thiết

tăng, kéo theo sự phát triển
bị (máy cắt cỏ, máy
của ngành GTVT.
gặt). Nhờ đó mà sản
- Ngành giao thông vận tải.
lượng NN tăng lên
+Năm 1814, chiếc đầu máy nhanh chóng.
xe lửa đầu tiên chạy bằng
Còn ở miền Nam, các
hơi nước đã ra đời. Thành
công này đã làm bùng nổ hệ đồn điền trồng bông
4

Một nét nổi bật trong
quá trình CMCN của
Nhật là sự tách rời giữa
NN và CN. Nông nghiệp
ngày càng lạc hậu hơn
so với sự phát triển của
CN. Ở Nhật Bản đã hình
thành hai khu vực kinh
tế trái ngược nhau, một
khu vực CN hiện đại và
một khu vực nông thôn
lạc hậu.
Để mở rộng thị trường
thuộc địa, đế quốc Nhật
đã tiến hành nhiều cuộc
chiến tranh xâm lược.
Đó là cuộc chiến tranh

Trung-Nhật (18941895), chiến tranh NgaNhật (1904-1905), chiến
tranh xâm lược Triều
Tiên (1910).


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

thống đường sắt ở châu
Âu và châu Mĩ.
+Năm 1807, Robert
Fulton đã chế ra tàu thủy
chạy bằng hơi nước. Từ đó,
công nghiệp đóng tàu của
Anh phát triển mạnh. Ngoài
ra, hệ thống kênh đào của
Anh cũng được chú ý xây
dựng, tạo điều kiện cho việc
vận chuyển hàng hóa được
dễ dàng

cũng được mở rộng.
Lúa gạo trở thành mặt
hàng xuất khẩu quan
trọng. Thuốc lá cũng là
sản phẩm xuất khẩu
sang các nước châu Âu

- Ngành cơ khí chế tạo máy
ra đời: 1789 Môdeli chế tạo
ra máy phay, bào, tiện. Mở

đầu thế kỉ có thể dung máy
chế tạo máy
Đặc
điểm

- Bắt đầu từ công nghiệp
nhẹ đến công nghiệp nặng
- Theo trình tự từ thấp đến
cao
+Từ máy móc công cụ đến
máy động lực
+Từ thủ công đến bán cơ khí
rồi cơ khí hoàn toàn

-Tôc độ phát triển
nhanh
-Sự phát triển của
CMCN đi từ CN nhẹ
nhưng đã nhanh chóng
chuyển sang CN nặng
và cuộc cách mạng cơ
bản đã hoàn thành
trong thời gian ngắn
hơn nh so với CMCN
Anh.

Cuộc CMCN của Nhật
gắn liền với quá trình
chuyển biến từ CNTB tự
do cạnh tranh sang

CNTB độc quyền.
-CMCN Nhật Bản khởi
đầu bằng công nghiệp
nhẹ nhưng các ngành
CN nặng, GTVT, CN
Quốc phòng đã xuất
hiện sớm và phát triển
nhanh.

- Phần lớn thời gian chỉ
diễn ra ở các bang
-Trong QT CMCN ở
miền Bắc
Nhật Bản có sự tách rời
giữa NN và CN.
- CMCN có bước đi tuần
tự từ thủ công sang sd
máy móc có sự kết hợp
giữa nhân tố truyền
thống với việc kế thừa
KT tiên tiến những kinh

5


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

nghiệm, KN tổ chức của
Âu-Mỹ.
Việc

tận
dụng
lợi
thế
để
phát
triển

-Về tự nhiên, Anh có nhiều
mỏ than, sắt và các mỏ này
lại nằm gần nhau, điều đó
rất thuận lợi về mặt kinh
tế khi khởi đầu cuộc cách
mạng công nghiệp.
-Về nguyên liệu, Anh có
thuận lợi là
nguồn lông cừu trong nước
và bông nhập từ Mĩ, đó là
những nguyên liệu cần thiết
cho ngành dệt.
-Các dòng sông ở Anh tuy
không dài nhưng sức chảy
khá mạnh, đủ để chạy các
máy vận hành bằng sức
nước. Hải cảng Anh thuận
lợi để đưa hàng hóa đi khắp
thế giới.

- CMCN đc tiến hành
trong đk thuận lợi có

nguồn vốn, sức lao
động, kỹ thuật từ CÂ
chuyển sang.
- HK có nguồn tài
nguyên phong phú và
có vị trí địa lý rất thuận
lợi nên hệ thống giao
thong đường sắt, đường
thủy rất phát triển thúc
đẩy giao lưu kinh tế
giữ các vùng tạo ra sự
bổ sung trong phát
triển kinh tế giữa các
vùng

-Về mặt xã hội, giai cấp quí
tộc Anh sớm tham gia vào
việc kinh doanh và họ trở
thành tầng lớp quí tộc mới,
có quyền lợi gắn liền với tư
sản, có cách nhìn của tư sản.

6

-Nhật Bản kế thừa và
phát huy những kinh
nghiệm của các nước
Âu-Mỹ về cả kỹ thuật
lẫn cáh tổ chức nền công
nghiệp.



Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

4. Phân tích những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật
Bản giai đoạn 1952 - 1973
Trong vòng 21 năm chiến tranh (1952-1973)nền kinh tế Nhật Bản phát triển với nhịp độ
rất nhanh. Từ một nước bại trận bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng. Đặc biệt là trong
cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 Nhật Bản bị Hoa Kì thả 2 quả bom nguyên tử xuống hai
thành phố Nagasaki và Hirosima. Nhật Bản đã vươn lên trở thành cương quốc kinh tế thứ
hai trong thế giới tư bản (sau Hoa KÌ). Nhiều nhà kinh tế gọi đây là giai đoạn phát triển
“Thần kì” của nền kinh tế NB. Từ năm 1952-1973, tôc độ tăng tỏng sản phẩm quốc dân
thực tế của Nhật Bản thường ở mức cao nhất trong các nước tư bản. Đến năm 1973 GDP
tăng hơn 20 lần tư 20 ty USD lên 402 tỷ USD, vượt qua Anh, Pháp, Đức. Vượt lên trở
thành một trong những cường quốc đứng đầu thế giới.
- Công nghiệp:
Tốc độ phát triển công nghiệp trung bình hàng năm lớn:
Thời kỳ 1950-1960 la 15.9%; 1960-1969 là 13.5 % dẫn đến sự phát triển nhanh chóng
của công nghiệp:
+ Giá trị tổng sản lương CN tăng từ 4.1 tỷ USD năm 1969.
+ Đứng đàu thế giới về nhập vầ chế biến dầu thô, năm 1971 đã nhập tới 186 tr tấn dầu
thô.
+ Công nghiệp sản xuất thép sau năm 1950 có 4.8tr tấn đến năm 1973 đã lên tới 117tr
tấn.
+ Công nghiệp sản xuất oto năm 1960 Nhật Bản đứng thứ 6 thế giới tư bản nhưng đến
năm 1967 vươn lên đứng thứ 2 sau Hoa Kì.
Đúng 100 năm sau cải cách Minh trị (1868-1968) Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư
bản trong cac lĩnh vực: Đóng tàu , sx xe máy,sx hàng điện tử, sx thép…
- Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng cũng đã đạt được nhiều

thành tựu quan trọng. Tuy tỷ trọng đóng góp trong tổng sản phẩm quốc dân giảm (từ
22.6% năm 1952 xuống còn 9.9% năm 1968) nhưng sản lượng nsld tăng nhanh.
Lao đông NN giảm từ 14.5 tr năm 1960 xuống còn 8.9 tr 1969. Tổng giá trị sản lượng
nông-lâm-ngư nghiệp 1969 đạt được 9 tỷ USD.
- Thương mại, dịch vụ:
Giao thong vận tải, nhất là phương tiện vận chuyển tăng nhanh. Đến đầu thập kỷ 70
Nhật Bản đứng đầu các nước tư bản về vận tải đường biển.
Ngoại thương: được coi là nhịp thở của nền kinh tế Nhật Bản. Từ năm 1950-1971
kim ngạch ngoại thương Nhật Bản tăng 25 lần (từ 1.7 ty USD lên 43.6 tỷ USD ).
Trong đó XK tăng 30 lần, Nk tăng 21 lần.
Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản trong gd 1952-1973 bắt nguồn từ một
số NN cơ bản sau:

7


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

1. Phát huy tốt vai trò của nhân tố con người:
-Chế độ giáo dục ở Nhật Bản khá phát triển và hoàn thiện. Người Nhật có trình độ văn
hóa khá cao.
- Đội ngũ cán bộ KHKT khá đông đảo, có cluong cao đã góp phần đắc luwcjvaof bước
phát triển nhảy vọt về KINH Tế và Cn của đất nc.
- Trong thời kỳ hiện đại những đức tính cần kiệm, kiên trì, lòng trung thành, tính phục
tùng…vẫn được đề cao. Quan hệ lao động mang tính gia đình
-Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
2. Người Nhật Bản đã tạo ra một phương thức quản lý riêng.
Các nhà kinh tế học nói rằng thời kì phát triển thần kì là do Nhật Bản đã biết kết hợp giữa
phương thức quản lý kiểu Nhật và công nghệ hiện đại của các nước tư bản phương tây và
Hoa kỳ.. Việc phân tích tìm hiểu phương thức hoạt động của các công ty Nhật Bản cho

chúng ta thấy rõ phương thức quản lý kiểu Nhật có 3 đặc trưng sau:
-

Đặc trưng thứ nhất là Thứ tự thâm niên ( chế độ đãi ngộ được dựa vào thời gian
công tác tại công ty)

Những nguời có học vấn như nhau vào làm cùng một thời gian, sẽ có mức lương như
nhau, chế độ tiền lương và thăng chức được dựa vào thâm niên(tức là thời gian làm việc
lien tục trong công ty)
Cách tuyển dụng nhân viên của các công ty Nhật Bản là tuyển dụng những người trng
học bậc thấp, bậc cao, cao đẳng và đại học cho họ học nghề ngay tại công ty bồi dưỡng
họ thành lớp người trung thành cao độ với công ty nơi họ làm việc.
Nhân viên Nhật Bản thong thường mỗi năm được nhận 2 kỳ thưởng ) Vào t6 và vào
tháng 12 và bằng khoảng 4-5 tháng lương (đãi ngộ rất tốt)
-

Đặc trưng thứ 2 là : Tuyển dụng suốt đời( công việc trọn đời)

Công ty sẽ đảm bảo việc tuyển dụng suốt đời với người lao động.Phần lớn mọi người
làm việc cho công ty từ khi tốt nghiệp các trường cho đến khi nghỉ hưu. Công ty sẽ
đảm bảo việc tuyển dụng suốt đời cho họ, công ty cho thue nhà ở, xây các khu thể
thao, an dưỡng. Nhân viên có thể yên tâm dốc sức làm việc.
Cơ sở để cơ chế tuyển dụng suốt đời tồn tại được lâu đó là
+ CD Nhật Bản được đào tạo thành những CNhan đa năng, tổng hợp. Do đó dễ dàng
chuyển sang làm việc ở bộ phận khác trong cơ quan.
+ Do chế độ đãi ngộ theo thâm niên đã rang buộc nhân viên với công ty bởi vì nếu họ
chuyển sang công ty khác thì họ phải bắt đầu lại từ đầu,
+ Do đc đãi ngộ chu đáo nên lòng trung thành với công ty ngày một củng cố và mọi
người còn cảm thấy công ty như của chính mình.


8


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

-

Đặc trưng thứ 3 đó là Công đoàn trong công ty ở Nhật. Mỗi công ty đều có công
đoàn.

Công đoàn có chức năng nâng cao ý thức đoàn kết của nhân viên trong công ty, yêu
cầu cải thiện điều kiện làm việc của công nhân và cong đoàn hoạt động rất tích cực do
đó giữa người quản lý và nhân viên không óc quan hệ đối kháng gay gắt. Công ty
luôn đảm bảo cho họ điều kiện làm việc tốt nhất vì vậy hiệu quả công việc được nâng
cao.
3. Duy trì được tỷ lệ tích lũy vốn cao thường xuyên và sử dụng có hiệu quả
- Nhật Bản thời kì này đc coi là một nc có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất trong các nc tư bản
phát triển. Tỷ lệ tích lũy vốn của Nhật Bản thường chiếm tới 30-35 % GNP, hơn gấp 2
lân so với HK và A. Đây là một trong những nhân tố quyết định nhất, đảm bảo nền kinh
tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao.
Sở dĩ Nhật Bản duy trì dc mức độ tích lũy vốn cao là do:
+ Tận dung triệt để nguồn lao động trong nc.
+ Áp dụng chế độ tiền lương thấp.Tiền lương cua CN Nhật trong những năm 50,60 rất
thấp so với các nc tư bản phát triển.Trong các xí nghiệp lớn của ngành công nghiệp
chế biến ở Nhật Bản, tiền lương CN chỉ bằng 1/3 tiền lương của CN Anh và 1/7 tiền
lương của CN Mỹ. Băng pp quản lý tinh vi, chế độ thuê mướn suốt đời kết hợp với
các hình thức thuê mướn khác, các ông chủ đã buộc CN phải tận tâm trung thành với
xí nghiệp, vì quyền lợi của xí nghiệp. Chế độ lương thấp là nhân tố quan trọng để đạt
mức tích lũy vốn cao và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường
ngoài nước.

+ Duy trì cơ cấu nền kinh tế 2 tầng. Đó là sự lien kết hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực
kinh tế hiện đại và khu vực truyền thống.. KHu vực kinh tế hiện đại bao gồm các công
ty lớn với kỹ thuật công nghệ tiên tiến, lượng vốn đầu tư lớn, sd lđ suốt đời, tiền
lương cao theo thâm niên, đk lv tốt. Khu vực truyền thống chủ yếu là các DN nhỏ, sd
KTCN lạc hậu, lđ hợp đồng hoặc theo thời vụ, tiền lương và đk lv thấp kém. Với cấu
trúc kinh tế 2 tầng, nguồn lđ dư thừa và CN lạc hậu tki sau ctranh đc sd hợp lý và có
hq.
- Khai thác sử dụng tốt nguồn tiết kiệm cá nhân.Tính trung bình trong thời kì này mỗi
người dân Nhật Bản có số tiền tiết kiêm là 1550 USD.SỞ dĩ như vậy là do người Nhật có
ý thức tiết kiệm cao và họ coi khoản tiền thưởng như một thu nhập nhất thời do đó không
dung để tiêu xài hoang phí.
- Ngoài ra, mức tích lũy cao ở Nhật Bản còn là kết quả của việc giảm chi phí quân sự
xuống mức dưới 1% tổng sản phẩm quốc dân. Hạn chế phúc lợi xã hội, tinh giam tối đa
bộ máy hành chính để đảm bảo các nguồn chi của ngân sách Nhà nước. Với biện pháp
này số người phục vụ trong các cơ quan NN và quân đội chỉ khoản 1.3 tr người.

9


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

- Nhận viện trợ và đầu tư của tư bản nước ngoài, tư 1945-1950 HK đã viện trợ cho Nhật
Bản 2.1 tỷ USD.Từ 1950-1970, Nhật Bản thu hút hơn 7 tỷ USD vốn đầu tư của tư bản
nước ngoài.
4. Sử dụng vốn táo bạo và có hiệu quả
- Táo bạo:
Điều kiện vay vốn dễ dàng: Các XN chỉ cấn có 24% số vốn pháp định là có thể vay đc
vốn của ngân hàng để KD. Các NHTM ở Nhật cho vay tới 95% tổng số vốn huy động.
Biện pháp mạo hiểm này đã tạo ĐK tăng nhah số vốn chuyển vào SX KD.
- Sử dụng vốn có HQ

Sd vốn có trọng điểm: Tập trung vốn vào những ngành sản xuất lớn, hiện đại, có HQ cao
như điện tử và vi điện tử, ưu tiên vốn cho việc phát triển KHKT hiện đại.
Thời kì này chi phí cho nghiên cứu khoa học lên gấp 10 lần so với kì trước, vào gđ này
nc Nhật có khoảng 100 viện nghiên cứu KHKT. Từ 1951-1969 Nhật Bản đã nhập và ứng
dụng 11606 bằng phát minh sang tạo.Vì vậy đã tkiem đc hơn 100 tỷ USD ( do tiết kiệm
thời gian nghiên cứu và thí nghiệm). Chỉ hơn 20 năm sau ctranh , nên KHKT của Nhật
Bản có bước phát triển nhảy vọt . Đến đầu những năm 1970, Nhật Bản đã đạt trình độ cao
về tự động hóa , trình độ sd máy vi tính trong một số ngành sản xuất …
Quá trình tích tụ và tập trung SX diễn ra rất nhanh chóng , đạt trình độ và quy mô quốc
tế. 1969 Nhật Bản có hơn 10 cty ĐQ với doanh số hơn 1 tỷ USD, một số cty như
Mitsubisi, Mitsui...có doanh số hơn 10ty USD. Do đó Nhật Bản có những đk thuận lợi để
nhanh chóng áp dụng tiến bộ khkt hiện đại, hợp lý hóa quy trình sản xuất và nâng cao hq
của tư bản đầu tư.
Đẩy mạnh việc đầu tư ra nước ngoài. Đến đầu năm 1973, tống số đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của Nhật Bản đạt khoảng 19.3 ty USD. Có thê nói đầu tư ra nước ngoài là một yếu
tố góp phần vào sự tăng trưởng nhanh của nên kinh tế trong nc, tăng vị thế và sức cạnh
tranh của các cty Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới.

5. Nhà nước tư bản ĐQ thực hiện quản lý kinh tế thông qua các chính sách kinh tế
lớn


Chính phủ Nhật đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm
soát và định hướng nên kinh tế. Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt biện pháp
để đẩymạnh tự do hóa nền kinh tế , kích thích nền kinh tế theo cơ chế thị trường kết
hợp với sự điều tiết của NN thong qua các CS Kinh tế vĩ mô. NN đã tạo ra môi trường
kinh tế thuận lợi cho tăng trưởng bằng hệ thống PL và khả năng duy trì trật tự XH
bằng PL và sự đầu tư trực tiếp vào kinh tế.

10



Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011



Vai trò nỏi bật cua CP trong tki này là cải cách hệ thống thuế
để thúc đẩy tích lũy vốn, thúc đẩy NK kỹ thuật mới và khuyến khích XK. Để khuyến
khích tích lũy cá nhân, CP đã k đánh thuế thu nhập ó tính thuế lũy tiến cao như 1 số
nước. Thuế công ty ở mức thấp, thuế gián thu giảm, do vậy thuế trong thu nhập quốc
dân ở Nhật Bản thời kì này nhìn chung thấp hơn các nước tư bản khác.



Ngoài ra Nhà nước Nhật Bản còn thực hiện chính sách đối
ngoại linh hoạt và tăng cường mở rộng thị trường trong và ngoài nc. Trong đó các CS
mở của của Nhật Bản luôn đc thực hiện theo những nguyên tắc tự do.



Nền kinh tế phải đc mở của với thế giới bên ngoài, các chính
sách tự do phải đc áp dụng đối với thương mại quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài và
tài chính quốc tế.



Việc cung cấp hoặc chuyển giao thiết bị, công nghệ, vốn, kỹ
năng quản lý… phải tự do, dễ dàng với các nước đang phát triển .




Trong đk sau ctranh TGT2, Nhật Bản đã tìm mọi cách để xâm
nhập thị trường thế giới bằng các biện pháp như giảm CFSX, nâng cao chất lượng sản
phẩm, đào tạo đội ngũ thương gia có nhiều năng lực… Do đó hàng hóa của Nhật đã
tràn ngập thị trường thế giới và cạnh tranh gay gắt với các nước tư bản phát triển ngay
cả trên thị trường Tây Âu, HK, và các KV khác.

Sự tham gia trực tiếp của NN có tđ chống đỡ khủng hoảng, tạo ĐK cần thiết cho nên kinh
tế Nhật duy trì được tốc độ phát triển cao sau ctranh.

11


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

Cau 6
Hội nghị Trung ương 3 khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc cuối tháng 12-1978 đi
vào lịch sử như là một sự kiện đánh dấu mốc mở đầu công cuộc cải cách mở cửa,
hiện đại xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc.
Nền tảng cho công cuộc cải cách, mở cửa
Ba mươi năm qua, thực sự là một bước nhảy vọt trong lịch sử lâu dài của Trung Quốc
cũng như trong lịch sử 60 năm của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Công cuộc cải
cách và hiện đại hóa đất nước đã thu được những thành tựu rất to lớn trên tất cả các
phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại - những kỳ tích đáng tự hào và
được thế giới khâm phục. Trong bối cảnh phong trào xã hội chủ nghĩa trên thế giới lâm
vào thoái trào sau biến động ở Liên Xô và Đông Âu, thành công bước đầu của công cuộc
cải cách và hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc có một ý nghĩa lịch sử sâu xa.
Tuy nhiên, 30 năm mới là khoảng nửa chặng đường của công cuộc cải cách, hiện đại hóa.
Trung Quốc còn đứng trước nhiều vấn đề và khó khăn vốn có trong tầng sâu kinh tế - xã
hội cũng như trong quá trình cải cách, hiện đại hóa; còn phải vượt qua những thách thức

trong cạnh tranh quốc tế. Nhưng có thể khẳng định rằng, con đường tiến tới một cường
quốc hiện đại hóa của Trung Quốc đã mở.
“Đường lối tư tưởng” của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi chuyển sang cải cách mở cửa
là “Giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị”; về sau bổ sung “Tiến cùng thời đại”. “Giải
phóng tư tưởng” có nghĩa là phải thoát khỏi những giáo điều sai trái, hoặc không còn phù
hợp. “Thực sự cầu thị” là phải nhìn thẳng vào thực tế khi đề xuất lý luận, hoạch định và
kiểm nghiệm đường lối chính sách. “Tiến cùng thời đại” là giải quyết các vấn đề của
Trung Quốc phù hợp với trào lưu thời đại, nhìn ra thế giới, hướng tới tương lai. Với
phương châm chỉ đạo đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhận thức lại chủ nghĩa Mác Lê-nin, chủ nghĩa xã hội và thực tế xã hội Trung Quốc, đánh giá xu thế phát triển của thế
giới, từ đó đưa những lý luận, đường lối, chủ trương, chính sách cải cách, mở cửa, hiện
đại
hóa
đất
nước.
Hội nghị Trung ương 3 khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khẳng định quan điểm
“Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý” của Đặng Tiểu Bình, phủ
12


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

nhận quan điểm “hai phàm là” của Hoa Quốc Phong, lên án “Cách mạng văn hóa”, chủ
trương cải cách mở cửa. Đại hội XII Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1982 đưa ra đường
lối xây dựng “Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”. Đại hội XIII năm 1987 đề
xuất lý luận về “Giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội” và “Chiến lược 3 bước phát triển
kinh tế - xã hội”. Đại hội XIV năm 1992 xác định mục tiêu cải cách thể chế kinh tế là
thiết lập nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đại hội XV năm 1997 khẳng định vai
trò chỉ đạo của lý luận Đặng Tiểu Bình; xác định mục tiêu cải cách thể chế chính trị là
thực hiện dân chủ pháp quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đại hội
XVI năm 2002 khẳng định tư tưởng quan trọng “ba đại diện” về xây dựng Đảng và đề ra

nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng toàn diện xã hội khá giả” trong 20 năm đầu của thế kỷ
XXI. Đại hội XVII năm 2007 chủ trương “Quán triệt quan điểm phát triển một cách khoa
học” và xây dựng “Xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa”. Đó là những đề xuất lớn về lý luận
và đường lối làm cơ sở cho những chủ trương chính sách cụ thể.
Những thành tựu to lớn
Qua 30 năm cải cách và phát triển, Trung Quốc đã thu được những thành tựu to lớn trên
tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đối ngoại.
Về kinh tế, từ sau cải cách, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ bỏ “lấy đấu tranh giai cấp
làm cương lĩnh”, chuyển trọng tâm công tác của Đảng sang lãnh đạo xây dựng kinh tế.
Cải cách thể chế đã đưa đến kết quả cơ bản hình thành khung kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa. Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ cao và tương đối ổn định. Lý
luận về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là một sáng tạo rất có ý nghĩa, đóng góp quan
trọng đối với quá trình phát triển lý luận Mác - Lê-nin về chủ nghĩa xã hội. Lý luận đó đã
được thể nghiệm thành công bước đầu trong quá trình phát triển kinh tế ở Trung Quốc.
Từ năm 1978 đến năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm của Trung
Quốc là 9,6%, riêng từ 2002 đến 2007 là 10,6%. Năm 2007 Trung Quốc đạt 24.660 tỉ
NDT (tương đương 3.500 tỉ USD). Tổng lượng kinh tế Trung Quốc từ vị trí 11 thế giới
khi mới chuyển sang cải cách, đã bước lên vị trí thứ 4 năm 2007 (sau Mỹ, Nhật Bản,
Đức) và sẽ vượt Đức trong tương lai gần. Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
Trung Quốc đạt 2.170 tỉ USD, đứng vị trí thứ 3 thế giới (sau Mỹ, Đức); dự trữ ngoại tệ
đạt 1.520 tỉ USD, đứng đầu thế giới (cuối tháng 6-2008 đã lên tới 1.800 tỉ USD). Điều

13


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

quan trọng là kinh tế Trung Quốc qua 30 năm cải cách phát triển đã giải quyết vấn đề “ăn
no mặc ấm” cho hơn 1,3 tỉ dân. Cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân Trung
Quốc đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Giai đoạn đầu cải cách, GDP bình quân đầu

người của Trung Quốc dưới 200 USD. Năm 2007 thu nhập bình quân của cư dân thành
phố đạt 13.786 NDT (tương đương 1.970 USD), thu nhập của cư dân nông thôn đạt 4.140
NDT (tương đương 590 USD). Năm 2008 theo kế hoạch của chính phủ, GDP Trung
Quốc tăng khoảng 8%. Mặc dầu đang gặp khó khăn do thiên tai, lạm phát, gia tăng vật
giá, và những ảnh hưởng tiêu cực do tình trạng suy thoái kinh tế thế giới, nhưng trong 6
tháng đầu năm 2008, GDP Trung Quốc vẫn đạt tốc độ 10,4%.
Về chính trị, thành tựu quan trọng nhất là lập lại kỷ cương luật pháp, khôi phục nguyên
tắc dân chủ trong hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội sau
cuộc động loạn “Cách mạng văn hóa”. Nền dân chủ chính trị ở Trung Quốc đã được khôi
phục và có bước phát triển mới, trước hết là dân chủ trong Đảng. Cải cách thể chế chính
trị tiến hành sau cải cách thể chế kinh tế một bước, tuy có thời gian diễn ra chậm trễ,
nhưng những năm gần đây đã được đẩy mạnh đáng kể, nhất là cải cách hành chính. Tiếp
sau Đại hội XIV năm 1992 với chủ trương xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa,
Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1997 đã đưa ra chủ trương xây dựng chính
trị dân chủ pháp trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đó là hai chủ
trương cốt lõi tạo nên cục diện kinh tế - chính trị phát triển trong những năm cuối thế kỷ
trước và đầu thế kỷ này. Công tác xây dựng Đảng đã được coi trọng, nhất là nguyên tắc
dân chủ trong hoạt động của Đảng, tổ chức cũng như công tác lãnh đạo. Đặng Tiểu Bình
đã nói rất chí lý: “Những sai lầm của chúng ta mắc phải trước đây, tất nhiên có liên quan
đến tư tưởng, tác phong của một số người lãnh đạo, nhưng quan trọng hơn là vấn đề chế
độ tổ chức, chế độ công tác. Chế độ tổ chức, chế độ công tác tốt thì người xấu không thể
tùy tiện làm việc xấu; chế độ không tốt thì người tốt cũng không thể làm được việc tốt,
thậm chí có thể thành người xấu”. Sang thế kỷ XXI, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề
xuất tư tưởng quan trọng “ba đại diện” trong công tác xây dựng Đảng, chủ trương Đảng
phải “Luôn luôn đại diện cho yêu cầu phát triển của sức sản xuất tiên tiến Trung Quốc,
đại diện cho phương hướng phát triển của nền văn hóa tiên tiến Trung Quốc, đại diện cho
lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân đông đảo nhất ở Trung Quốc. Đại hội XVI
Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2002 đã đưa ra khái niệm “Văn minh chính trị”, đặt nó
ngang tầm với “Văn minh vật chất” và “Văn minh tinh thần” trong công cuộc xây dựng


14


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

nền văn minh xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình hiện nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc
chủ trương “Kiên trì phát triển chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa...: mở rộng dân chủ
nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân..., phát triển dân chủ cơ sở, bảo đảm cho
nhân dân được hưởng quyền dân chủ nhiều hơn, thiết thực hơn..., đưa phương châm cơ
bản quản lý nhà nước bằng pháp luật vào cuộc sống, đẩy nhanh xây dựng Nhà nước pháp
quyền..., mở rộng Mặt trận thống nhất yêu nước, đoàn kết tất cả các lực lượng có thể
đoàn kết...; đẩy nhanh cải cách quản lý hành chính, xây dựng chính phủ phục vụ..., hoàn
thiện cơ chế chế tài và giám sát, để quyền lực mà nhân dân giao phó luôn luôn được sử
dụng
nhằm
mang
lại
lợi
ích
cho
nhân
dân”.
Về văn hóa, trong 30 năm qua, Trung Quốc đã đạt những thành tựu quan trọng. Từ khi
chuyển sang cải cách, Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã đặt nhiệm vụ xây dựng “Văn
minh tinh thần” ngang tầm với xây dựng “Văn minh vật chất”. Đại hội XII Đảng Cộng
sản Trung Quốc năm 1982 đã coi “Xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa” là một
“Vấn đề phương châm chiến lược... can hệ tới sự hưng suy và thành bại của chủ nghĩa xã
hội”. Xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa bao gồm hai phương diện: tư tưởng
và văn hóa. Qua quá trình cải cách mở cửa, hiện đại hóa, sự phát triển kinh tế và dân chủ
hóa chính trị đã tạo điều kiện cho các ngành văn hóa phát triển, đời sống văn hóa của

quần chúng nhân dân được nâng cao và trở nên phong phú hơn. Nét đẹp văn hóa truyền
thống Trung Hoa được phát huy, nhiều tinh hoa văn hóa nhân loại có cơ hội du nhập.
Đồng thời, trong bối cảnh cải cách mở cửa, nhiều tệ nạn xã hội cũng có xu hướng gia
tăng, những nhân tố tiêu cực trong văn hóa ngoại lai đã có dịp gây tác hại. Đảng Cộng
sản Trung Quốc đã hai lần ra nghị quyết quan trọng về vấn đề xây dựng “Văn minh tinh
thần xã hội chủ nghĩa” vào năm 1986 và năm 1996, uốn nắn những khuynh hướng không
lành mạnh trong đời sống tinh thần, nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng con người mới xã hội
chủ nghĩa “có lý tưởng, có đạo đức, có văn hóa, có kỷ luật”. Đại hội XVII Đảng Cộng
sản Trung Quốc năm 2007 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa: “Trong thời đại
ngày nay, văn hóa ngày càng trở thành nguồn sáng tạo quan trọng và sức gắn kết dân tộc,
ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong cạnh tranh sức mạnh tổng hợp giữa các
quốc gia”. Đại hội XVII chủ trương “Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển và làm phong phú
hơn nền văn hóa xã hội chủ nghĩa: xây dựng một hệ thống giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã
hội, tăng cường sự hấp dẫn và sức gắn kết của hình thái ý thức xã hội chủ nghĩa...; xây
dựng văn hóa hòa giải, giáo dục phong cách văn minh...; ngợi ca văn hóa Trung Hoa, xây

15


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

dựng vườn hoa tinh thần chung của dân tộc Trung Hoa...; thúc đẩy sáng tạo về văn hóa,
tăng cường sức sống phát triển văn hóa”.
Về phát triển xã hội: “Xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa” đang là mục tiêu tập
trung nỗ lực của công cuộc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc. Trong 20 năm
đầu cải cách, tăng trưởng kinh tế chưa thật kết hợp nhịp nhàng với phát triển xã hội. Đại
hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2002 một mặt khẳng định: “Nhờ sự nỗ lực
chung của toàn Đảng và nhân dân các dân tộc trong cả nước, chúng ta đã thực hiện thắng
lợi các mục tiêu của bước một và bước hai trong chiến lược ba bước xây dựng hiện đại
hóa, đời sống nhân dân về tổng thể đã đạt mức khá giả...”; nhưng đồng thời cũng đã nói

rõ “... mức khá giả đã đạt tới còn rất thấp, chưa toàn diện, phát triển chưa cân đối”. Do
vậy, Trung Quốc đã coi việc “xây dựng toàn diện xã hội khá giả” là nhiệm vụ chiến lược
trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI. Mặt khác, quá trình cải cách và phát triển đã làm xuất
hiện sự phân tầng xã hội mới, tạo ra các quan hệ lợi ích mới giữa các giai tầng xã hội. Do
vậy, hiện nay Trung Quốc đặc biệt coi trọng việc xây dựng “xã hội hài hòa xã hội chủ
nghĩa”. Công cuộc xây dựng xã hội với trọng điểm là cải thiện dân sinh trong mấy năm
qua đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận. Chỉ trong thời gian 5 năm (2003 2007), ngân sách nhà nước đã chi 2.430 tỉ NDT cho giáo dục; 629,4 tỉ NDT cho y tế; 66,6
tỉ NDT hỗ trợ việc làm; 1.950 tỉ NDT cho bảo hiểm xã hội; 310,4 tỉ NDT cho các hoạt
động văn hóa, thể dục - thể thao v.v... Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra
nhiệm vụ: “Đẩy mạnh hơn nữa công cuộc xây dựng xã hội lấy cải thiện dân sinh làm
trọng điểm”; và nhấn mạnh: “xây dựng xã hội quan hệ tới cuộc sống hạnh phúc yên lành
của nhân dân. Trên cơ sở phát triển kinh tế, phải chú ý hơn nữa xây dựng xã hội, ra sức
bảo đảm và cải thiện dân sinh, thúc đẩy cải cách thể chế xã hội, mở rộng dịch vụ công
cộng, hoàn thiện quản lý xã hội, thúc đẩy công bằng xã hội, cố gắng để học sinh có chỗ
học, người lao động có việc làm, người bệnh được cứu chữa, người già được nuôi dưỡng,
ai cũng có nhà ở, thúc đẩy xây dựng xã
hội hài hòa”.
Về đối ngoại, trong 30 năm qua Trung Quốc cũng đã thu được những thành tựu to lớn
trên lĩnh vực ngoại giao, vị thế và uy tín của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên
trường quốc tế được nâng cao hơn bao giờ hết. Sau khi chuyển sang cải cách, lãnh đạo
Trung Quốc đã từ bỏ quan điểm cho rằng chiến tranh thế giới không thể tránh khỏi. Lãnh
đạo Trung Quốc đã sớm nhận định “hòa bình và phát triển là xu thế của thời đại” và
chuyển sang đường lối ngoại giao hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa

16


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

quan hệ đối ngoại. Trong 30 năm qua, Trung Quốc đã thông qua con đường đàm phán

với Anh và Bồ Đào Nha, thu hồi chủ quyền quốc gia đối với Hồng Công và Ma Cao theo
phương châm “Hòa bình thống nhất, một nước hai chế độ”. Vấn đề Đài Loan do nhiều
nguyên nhân nên còn phức tạp, nhưng quan hệ hai bờ eo biển đang đi vào thế tương đối
ổn định. Trung Quốc đã cải thiện quan hệ với các nước phát triển, nhất là quan hệ Trung Mỹ; thực hiện chính sách láng giềng thân thiện với các nước xung quanh; tăng cường
quan hệ với các nước đang phát triển ở châu á, châu Phi và Mỹ La-tinh; tham gia ngày
càng nhiều vào các hoạt động đa phương, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong tổ chức
Liên hợp quốc. Năm 2001, Trung Quốc được kết nạp vào Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), đánh dấu sự hội nhập toàn cầu của nền kinh tế Trung Quốc. Năm 2005, Chính
phủ Trung Quốc đã ra Sách Trắng về “Con đường phát triển một cách hòa bình của
Trung Quốc” và nêu ra ý tưởng cùng nhân dân các nước tiến tới xây dựng một “Thế giới
hài hòa”. Toàn bộ đường lối chính sách đối ngoại nhằm phục vụ cho công cuộc cải cách,
hiện đại hóa đất nước và Trung Quốc đang thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn, nỗ
lực từ cường quốc khu vực vươn tới vị trí cường quốc thế giới.
Ba mươi năm qua là thời cơ lịch sử để đất nước Trung Hoa trỗi dậy thực hiện sự nghiệp
“đại phục hưng”, hiện đại hóa theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
Nguyên nhân quan trọng nhất để Trung Quốc thu được những thành tựu mang ý nghĩa
lịch sử là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã biết nắm bắt thời cơ, phát huy tiềm năng, lợi
thế, mạnh dạn tìm tòi, sáng tạo để có được một hệ thống lý luận khoa học về chủ nghĩa xã
hội đặc sắc Trung Quốc, tập hợp và phát huy được sức mạnh toàn dân tộc vào sự nghiệp
chung xây dựng đất nước.
Công cuộc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của nhân dân Trung Quốc đang đứng trước triển
vọng to lớn. Con đường đi tới tương lai đã rộng mở. Những thành tựu giành được trong
30 năm qua là hành trang để Trung Quốc tự tin vững bước trên chặng đường tiếp theo
của công cuộc hiện đại hóa.
Tuy nhiên, trên chặng đường sắp tới, không chỉ có thuận lợi mà còn nhiều khó khăn,
thách thức. Những vấn đề tồn tại trong tầng sâu của nền kinh tế như tình trạng bất hợp lý
về cơ cấu, thể chế; những vấn đề nan giải mới phát sinh trong quá trình cải cách phát
triển như tình trạng chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn giữa các giai tầng và các khu

17



Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

vực dẫn đến những nguy cơ bất ổn xã hội; những mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng trưởng
nhanh của nền kinh tế với khả năng cung ứng hạn chế về tài nguyên, năng lượng; vấn đề
Đài Loan và các vấn đề dân tộc, tôn giáo trong nước; cạnh tranh quốc tế gay gắt trong xu
thế kinh tế thế giới chuyển sang toàn cầu hóa và tri thức hóa...
Năm 2008 được dư luận báo chí Trung Quốc và quốc tế mô tả là một năm “phi phàm”, đã
bộc lộ sâu sắc những khó khăn, thách thức nghiêm trọng, nhưng đồng thời cũng đã thể
hiện mạnh mẽ quyết tâm và khả năng to lớn của đất nước Trung Hoa. Mở đầu nguy cơ
thiên tai trong năm 2008 là cơn bão tuyết hiếm thấy trong lịch sử ngày 25-1, vụ động đất
kinh hoàng ở Tứ Xuyên ngày 12-5 v.v... Nhưng dù vậy, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng
trưởng 10,4% trong 6 tháng đầu năm, khi kinh tế thế giới đang trong nguy cơ suy thoái;
tổ chức Olympic Bắc Kinh (khai mạc vào lúc 8 giờ tối ngày 8-8-2008) một cách tuyệt đối
an toàn và hoành tráng; tàu Vũ trụ Thần Châu VII vẫn được phóng thành công trước ngày
Quốc khánh Trung Quốc 1-10-2008./.
Cải cách & mở cửa KT Trung Quốc từ 1978 - nay.
* Nguyên nhân:
TQ đánh giá lại thực trạng KT của mình:
+ nông nghiệp rất lạc hậu, lao động thủ công là phổ biến, năng suất lao động thấp.
+ công nghiệp: nhiều ngành SX lạc hậu hàng trăm năm so với công nghiệp hiện đại
phương Tây. Trình độ XH hóa sức SX rất thấp và KT tự nhiên, nửa tụ nhiên còn chiếm
bộ phận lớn trong nền KT.
- TQ đã phê phán những quan điểm sai lầm trong thời kì trước đó:
+ về lí luận: xem xét lại việc vận dụng lí luận của Marx vào thực tiễn TQ và đi đến kết
luận: Marx đã dự đoán thiên tài về 1XH tương lai, đó là sự trừu tượng hóa cao độ nền KT
có LLSX phát triển cao, trong khi đó nền KT TQ còn ở trình độ thấp.
+ phê phán mô hình KT kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp kéo dài gây trì trệ nền
KT, thừa nhận việc đóng cửa lâu ngày cũng gây trì trệ và tụt hậu trong phát triển KT.

* Nội dung cải cách, mở cửa:
chủ trương XD nền KT hàng hóa XHCN trong giai đoạn đầu, từ năm 1992, XD nền KT
thị trường XHCN.
+ Thực chất là đổi mới cơ chế KT. Đó là quá trình TQ chuyển dần từ cơ chế kế hoạch
hóa tập trung 3 cấp sang cơ chế thị trường.
+ chuyển sang nền KT thị trường mang đặc sắc TQ. Quan niệm thị trường hay kế hoạch
chỉ còn là phương tiện chứ không phải là mục đích.
-chủ trương khôi phục và duy trì nền KT nhiều thành phần.

18


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

+ nền KT nhiều thành phần là 1 tất yếu của nền KT thị trường. Xác lập quan niệm mới là
kết cấu của chế độ sở hữu phải do tính chất của sức SX quyết định. Khuyến khích KT tư
nhân phát triển, chú trọng đến KT TB nhà nước.
+ Nền KT TQ mặc dù có nhiều thành phần, nhưng vẫn lấy chế độ công hữu làm chủ thể
và chế độ quốc hữu làm chủ đạo. Bản thân khu vực KT công cũng có sự đổi mới, trở nên
đa dạng hóa, nhà nước không hoàn toàn chi phối như trước đây.
- chủ trương điều chỉnh lại cơ cấu nền KT vốn mất cân đối. Điều chỉnh chiến lược CNH,
ưu tiên phát triển nông nghiệp, công nghiệp SX hàng tiêu dùng, công nghiệp nặng. Coi
hiện đại hóa công nghiệp là tiền đề để hiện đại hóa các ngành KT khác.
- chủ trương thực hiện chính sách mở cửa nền KT, là 1 chủ trương cơ bản, lâu dài để
nhằm mục đích hiện đại hóa nền KT.
- từng bước cải các thể chế chính trị, phân định chức năng lãnh đạo của Đảng với chức
năng quản lý của nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực.
* Kết quả:
+ Thành tựu:
- TQ là nước đã chuyển đổi mô hình KT thành công nhất trong tất cả các mô hình KT

chuyển đổi. Biểu hiện cụ thể: trong suốt thời kì mở cửa, KT tăng trưởng nhanh & ổn
định. Tốc độ tăng trưởng KT bình quân hơn 9% năm. Mục tiêu cứ 7 năm tăng gấp đôi đã
vượt mức. Tuy nhiên GDP theo đầu người còn ở mức thấp, 3000$ năm.
- TQ đã thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu KT, trước hết là cơ cấu KT ngành. Chủ
trương ưu tiên phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ nên các ngành này phát triển rất
nhanh, giải quyết được nhu cầu về lương thực, xuất khẩu nhiều mặt hàng.
- TQ đã chuyển từ 1 nền KT thuần túy dựa trên chế độ công hữu sang 1 nền KT đa sở
hữu. Không chỉ chuyển dịch trên toàn quốc gia mà còn ở từng vùng, hình thành các đặc
khu KT, khu khai phát. Khu vực nông thôn chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp &
dịch vụ.
- TQ đã thành công trong vấn đề mở cửa nền KT, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng
thời mở rộng thị trường ra nước ngoài. Ngoại thương tăng nhanh, bình quân trên 15%
năm.
+ Khó khăn:
- việc hiện đại hóa các xí nghiệp CN cũng còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp, quản lí kém,
bộc lộ 1 số nhược điểm.
- trong nông nghiệp, khoán sp cũng bộc lộ 1 số hạn chế.
19


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

- đang phải khắc phục sự phân hóa về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, chênh lệch giữa
các vùng.
- chưa có những dự án lớn ngang tầm với TQ, chưa có dự án đầu tư vào các ngành KT
mũi nhọn.
- KT đối ngoại gây sức ép cho 1 số ngành.
- vẫn còn tệ nạn quan liêu, tham nhũng, kinh doanh chạy theo lợi nhuận, đầu cơ.
* Đặc điểm:
- cải cách KT diễn ra từ từ, liệu pháp "dò đá qua sông".

- luôn coi cải cách KT là trọng tâm, đẩy mạnh cải cách nền KT. Giải quyết mối quan hệ
giữa cải cách KT và cải cách chính trị, lấy cải cách KT làm trọng tâm, lấy cải cách chính
trị làm mục tiêu.
- đặc biệt coi trọng mục tiêu phát triển LLSX, lấy cải cách nông nghiệp là khâu đột phá.
* Những vấn đề đặt ra:
- đi sâu cải cách các doanh nghiệp, xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại để doanh
nghiệp thực sự trở thành chủ thể của thị trường.
- xây dựng hệ thống thị trường mở, tăng nhan bước đi của cải cách giá cả.
- tăng cường vai trò nhà nước trong điều hành, quản lý vĩ mô nền KT.
- ổn định quan hệ SX cơ bản ở nông thôn, xây dựng thể chế KT nông thôn thích ứng với
KT thị trường XHCN.
- tiếp tục cải cách sâu sắc hơn thể chế KT đối ngoại.
- xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với đòi hỏi của nền KT thị trường XHCN.
* Bài học kinh nghiệm:
- khâu đột phá trong công cuộc cải cách & mở cửa của TQ là đi từ nông nghiệp.
- xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận cải cách, coi trọng phương pháp
và phương thức của cải cách.
20


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

- xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định.
- kiên trì tiêu chuẩn phát triển LLSX, xử lý chính xác mối quan hệ giữa hiệu suất với
công bằng.
- xử lý chính xác mối quan hệ giữa cải cách KT với cải cách chính trị.
- Cần học tập kinh nghiệm của nước ngoài, kể cả phương thức kinh doanh và quản lý tiên
tiến của các nước TB.
Câu 7
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong nguồn vốn quan trọng trong đầu tư

phát triển kinh tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn
vốn này như thế nào cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước lại là
một bài toán không đơn giản.
1 – Những kết quả đạt được
Việt Nam là một nước đang phát triển nên nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế rất cao.
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào Việt Nam trong những năm qua đã tăng lên đáng kể và có đóng góp nhất định cho sự
tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Tính đến nay đã có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Tổng số
dự án FDI được cấp phép từ năm 1988 đến năm 2008 đã lên tới 10.981 dự án, đạt tổng số
vốn đăng ký là hơn 163,607 tỉ USD. Riêng năm 2007, Việt Nam thu hút được 21,347 tỉ
USD, trong đó giải ngân được 8,030 tỉ USD; trong các năm 2008 và 2009 kết quả đạt
được trong lĩnh vực này thứ tự là 64 tỉ USD (vốn thực hiện gần 12 tỉ USD) và 21,482 tỉ
USD (thực hiện được 10 tỉ USD); còn 4 tháng đầu năm 2010 thu hút được 5,92 tỉ USD
(thực hiện được 3,4 tỉ USD), tăng 36% so với cùng kỳ năm 2009.
Có thể nói, trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế toàn cầu và cạnh tranh gay gắt thì kết
quả đạt được trong việc thu hút FDI của năm 2009 là một cố gắng nỗ lực lớn của Việt
Nam trong vận động xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư (chỉ tiêu dự kiến
trong năm 2009 là 20 tỉ USD vốn cam kết và 8 tỉ USD vốn thực hiện), bởi tuy vốn cam
kết đạt được của năm 2009 giảm sút so với năm 2008, nhưng chỉ tiêu quan trọng là vốn
thực hiện thì chỉ bị giảm 13% (ở nhiều nước trong khu vực vốn này bị giảm tới 20% –
30%).
Không chỉ đạt được kết quả đáng ghi nhận về tốc độ giải ngân trong bối cảnh vốn thu hút
mới và vốn tăng thêm sụt giảm mà chúng ta còn tăng được số dự án, quy mô vốn của dự
án. Nếu quy mô vốn bình quân của 1 dự án FDI năm 2007 chỉ là 12,12 triệu USD, thì đến
năm 2008 quy mô đó đạt 51,47 triệu USD, năm 2009 đạt 19,43 triệu USD.

21



Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

Các đối tác đầu tư cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực từ những quốc gia và vùng
lãnh thổ châu á sang các nước thuộc châu Âu, Mỹ. Hiện nhà đầu tư lớn nhất vào Việt
Nam là Mỹ với tổng số vốn đăng ký là 9,8 tỉ USD (chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam); tiếp theo là Quần đảo Cay-man: 2,02 tỉ USD (chiếm 9,4%); Samoa:
1,7 tỉ USD (chiếm 7,9%); Hàn Quốc: 1,66 tỉ USD (chiếm 7,7%). Ngoài ra đã có một số
tập đoàn xuyên quốc gia lớn đầu tư vào Việt Nam với những dự án quy mô lớn có tổng
vốn đăng ký trên 1 tỉ USD.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua đáy
suy giảm, duy trì tốc độ tăng trưởng dương với mức tăng 5,32%. Xuất khẩu của khu vực
này trong năm 2009 (kể cả dầu khí) đạt 29,9 tỉ USD, bằng 86,6% so với năm 2008 và
chiếm 52,7% tổng xuất khẩu của cả nước. Nếu không tính dầu thô, khu vực có vốn FDI
xuất khẩu được 23,6 tỉ USD, chiếm 41,7% tổng xuất khẩu và bằng 98% so với năm 2008.
Về nhập khẩu, năm 2009 khu vực FDI đạt 24,8 tỉ USD, bằng 89,2% so với năm 2008 và
chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Các doanh nghiệp có vốn FDI còn đóng góp rất
lớn trong việc giải quyết vấn đề công ăn việc làm tại Việt Nam, thu hút được 1,7 triệu lao
động, tạo ra 17,5% GDP, 43,4% giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2009.
2 – Các hạn chế của nguồn vốn FDI
Cơ cấu phân bổ vốn FDI vào Việt Nam hiện nay còn chưa hợp lý. Hiện tại lĩnh vực dịch
vụ lưu trú và ăn uống thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vốn FDI nhất (với 8,8 tỉ
USD vốn cấp mới và tăng thêm). Trong đó, có 32 dự án cấp mới (tổng vốn đầu tư là 4,9 tỉ
USD) và 8 dự án tăng vốn (với số vốn tăng thêm là 3,8 tỉ USD). Đứng thứ 2 là lĩnh vực
bất động sản (7,6 tỉ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm), với nhiều dự án quy mô lớn
được cấp phép như khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam… Lĩnh vực
công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký đứng thứ 3 trong năm 2009 (với
2,97 tỉ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỉ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn
tăng thêm). Với cơ cấu vốn FDI như thế thì rõ ràng FDI vào lĩnh vực công nghệ chế tạo
và chế biến đã bị giảm liên tục từ năm 2005 (70,4% năm 2005 xuống 68,9% năm 2006,

51% năm 2007, 36% năm 2008 và còn 13,6% năm 2009). Không những thế, trong lĩnh
vực này, vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động
rẻ, có giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó, đầu tư vào khai thác tài nguyên và bất động sản
tăng lên. Vốn FDI đầu tư vào khai thác mỏ đã tăng từ 0,8% năm 2005 lên 1,2% năm 2006
và lên tới 18,5% năm 2008; đầu tư vào khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng cũng tăng từ
0,9% năm 2005 lên tới 15,1% năm 2008. Song, đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản vốn dĩ đã ít lại đang có xu hướng giảm (năm 2006 chiếm khoảng 6% tổng vốn
đăng ký, nhưng đến tháng 11-2008 chưa đạt tới 1%). Một cơ cấu đầu tư như vậy hoàn
toàn khó có thể bảo đảm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo
hướng bền vững.

22


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

Ngoài ra, một hạn chế khác của nguồn vốn FDI vào Việt Nam là, loại trừ năm 2009,
trong các năm khác, tỷ lệ vốn thực hiện đạt được của nước ta còn rất thấp (năm 2007 đạt
38%, năm 2008 chỉ đạt 17% so với vốn đăng ký), phản ánh khả năng tiếp nhận nguồn
vốn này của Việt Nam còn thấp.
Về địa bàn đầu tư, mặc dù nguồn vốn FDI đã phân bổ ở nhiều địa phương mới và có sự
dịch chuyển từ các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
sang các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung,… song những ưu đãi đối với
các dự án ở những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa dường như vẫn chưa phát huy
được hiệu quả. Chẳng hạn, năm 2008 toàn vùng Tây Bắc chỉ có 4 dự án (tổng số vốn 10,3
triệu USD), nhưng sang năm 2009 không có dự án FDI nào được đăng ký mới hay bổ
sung vốn.
Về hiệu quả đầu tư, khu vực FDI vốn được kỳ vọng là lực lượng giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động, tạo vốn và kích thích quá trình chuyển giao, đổi mới công nghệ
để nâng cao năng suất, hiệu quả cho nền kinh tế, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế hiện

đang lo ngại về hiệu quả thực của khu vực này. Bởi, thứ nhất, chỉ số ICOR (tỷ số gia
tăng vốn và đầu vào) của khu vực có vốn FDI hiện nay trong nền kinh tế đang là cao nhất
(7,91 so với 7,76 và 3,54 của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân). Thứ hai, chỉ số
TFP (hệ số năng suất các nhân tố tổng hợp) lại là thấp nhất (-17,6 so với 8,6 và 3,1 của
khu vực kinh tế nhà nước và khu vực tư nhân) mà lẽ ra 2 con số đó cần phải ngược lại(1).
Từ đó cho thấy sự tăng trưởng của khu vực có vốn FDI chủ yếu dựa vào yếu tố lao động
rẻ, chứ không phải do công nghệ tiên tiến tạo ra. Trên thực tế ở nhiều doanh nghiệp FDI
máy móc và công nghệ được đối tác nhập vào Việt Nam phần nhiều là cũ và lạc
hậu. Thứ ba, nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang gây nhiều thất thoát về nguồn thu
thuế của Nhà nước qua hiện tượng chuyển giá trong hoạt động thương mại giữa nội bộ
công ty nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận về nước. Cụ thể bằng việc định giá quá cao
các nguyên liệu, máy móc nhập khẩu đầu vào từ công ty mẹ, trong khi lại bán hàng hóa
sản xuất ra cho công ty mẹ với giá quá thấp, nên các doanh nghiệp này đã luôn ở tình
trạng "thua lỗ", không những không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, mà còn được
hoàn thuế giá trị gia tăng. Chẳng hạn, theo số liệu thống kê của Cục Thuế Thành phố Hồ
Chí Minh về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa bàn, gần 60%
số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ (một kết quả không phải là bất thường so với những năm
trước nên không thể đổ lỗi cho hậu quả của khủng khoảng kinh tế thế giới). Hay, theo
ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thép Việt, những năm trước, hầu
như doanh nghiệp thép trong nước nào cũng có lãi, thậm chí lãi khá lớn, nhưng một công
ty nước ngoài hoạt động ở Bình Dương, suốt mười mấy năm hoạt động ngành thuế hầu
như không thu được một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Vì vậy có hiện tượng các
doanh nghiệp có vốn FDI "lỗ" nhưng vẫn bung ra về quy mô và số lượng, còn phần đóng
góp của doanh nghiệp FDI cho ngân sách nhà nước lại giảm (năm 2009 giảm 11,2% so
với kế hoạch, trong khi khu vực tư nhân trong nước chỉ giảm 4,4%, doanh nghiệp nhà
23


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011


nước tăng 6,2%). Và, điều này không chỉ gây tình trạng tăng nhập siêu của Việt Nam, mà
nguy hiểm hơn là nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh, cạnh
tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước.
Còn nói về việc sử dụng lao động, tạo công ăn việc làm thì hiện nay khu vực có vốn FDI
tuy đã sử dụng tới 1,7 triệu lao động, nhưng điều đáng chú ý là có tới 1,1 triệu người
trong số đó lại là lao động nữ, không được đào tạo hoặc chỉ đào tạo ngắn ngày, nên có
người đã ví doanh nghiệp có vốn FDI chẳng khác gì một phân xưởng của công ty mẹ ở
nước ngoài. Đây chính là điều mà chúng ta cần tiếp tục suy nghĩ để làm sao cho vốn FDI
vào Việt Nam thật sự đem lại hiệu quả kinh tế.
3 – Nguyên nhân những hạn chế của nguồn vốn FDI
Có thể khẳng định nguyên nhân chủ yếu là do những yếu kém trong nội tại nền kinh tế
của nước ta. Trước hết, quy mô nền kinh tế của Việt Nam còn nhỏ bé, sức hấp thụ vốn
hạn chế nên thực tế này là rào cản lớn cho việc giải ngân để chuyển số vốn đăng ký thành
vốn thực hiện như mong muốn của chúng ta.
Ngoài ra, hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư vẫn thiếu sự đồng bộ, nhất quán.
Chính sách đầu tư, cũng như các thủ tục đầu tư của chúng ta còn bị các nhà đầu tư coi là
rườm rà, chi phí cao, thiếu tính minh bạch, trong khi đó, hệ thống tòa án, thực thi pháp
luật cũng còn nhiều hạn chế.
Hạn chế về kết cấu hạ tầng là một trong những nguyên nhân chính làm chậm các dự án
đầu tư, nhất là sự yếu kém của hạ tầng giao thông làm các nhà đầu tư rất quan ngại bởi sẽ
gây ra nhiều khó khăn trong việc làm ăn và làm giảm lợi nhuận kỳ vọng của họ khi đầu
tư vào Việt Nam.
Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ, song nhân lực có trình độ quản lý và tay
nghề cao lại rất thiếu. Theo thống kê chỉ có gần 30% lực lượng lao động đã qua đào tạo.
Chất lượng lao động lao động không chỉ thấp mà còn chưa đồng đều chính là những khó
khăn khi nhà đầu tư muốn quan tâm tới các dự án công nghệ cao tại Việt Nam.
Các thủ tục hành chính, hệ thống thuế, hải quan… còn bất cập, không đồng bộ cũng là
những yếu tố góp phần làm nản lòng nhà đầu tư khi hoạt động tại Việt Nam.
Nói về hiệu quả đầu tư, Báo cáo nghiên cứu đánh giá giữa kỳ dựa trên kết quả kế hoạch
phát triển kinh tê – xã hội 5 năm 2006- 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận định:

Để có thể chọn lọc được các dự án FDI phù hợp với lợi ích dài hạn của quốc gia cần phải
có bộ máy thẩm định, đánh giá có năng lực. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng
có đủ năng lực đánh giá dự án. Trách nhiệm về việc ra quyết định phê duyệt dự án sai
cũng ít bị truy cứu và có biện pháp xử lý thích đáng. Công tác giám sát của các cơ quan
quản lý nhà nước còn những bất cập. Do đó, việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng
cho các bộ, ngành, địa phương hiện nay mặc dù được coi là rất đúng đắn, nhưng lại đang
tiềm ẩn những rủi ro, hạn chế hiệu quả của dòng vốn FDI.
4 – Làm gì để vốn FDI đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế đất nước?

24


Đề cương ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân 2011

Nguồn vốn FDI từng được coi là an toàn hơn so với vốn đầu tư gián tiếp bởi cùng với
những bảo đảm pháp luật có tính quốc tế, các nước chủ nhà có thể sử dụng những chiếc
"van" như thuế, tài chính… để hướng luồng vốn này vào những nơi, những lĩnh vực theo
kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước một cách đúng lúc, lại tránh được những
khó khăn ban đầu về thị trường, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh quốc tế… Tuy nhiên,
nếu thu hút và sử dụng nguồn vốn này không hợp lý, hiệu quả thì chẳng những không
đem lại những lợi ích như mong muốn, mà còn gây ra những hậu quả bất lợi như có hại
cho các nguồn lực tăng trưởng kinh tế (vì nước chủ nhà bị mất đi chi phí về tài chính,
nhân lực), tăng nhập siêu, làm mất cân đối tài khoản vãng lai của nước tiếp nhận, đó là
còn chưa nói tới những tác hại lâu dài về môi trường sống. Bởi vậy, mặc dù tiến triển về
tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI gần đây đang diễn ra tốt đẹp, song một số chuyên
gia kinh tế vẫn cảnh báo cần thận trọng với những nguy cơ đang tiềm ẩn quanh khu vực
này, bao gồm: sự "thổi phồng" về vốn và lợi nhuận; việc sử dụng quá nhiều nguồn lực
khan hiếm hoặc đang thiếu trầm trọng như đất đai, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên;
hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường; nguy cơ không phù hợp với quy hoạch phát triển
dài hạn, hoặc gây mất cân đối về cơ cấu trong quá trình phát triển dài hạn; sử dụng công

nghệ lạc hậu, thải loại; khả năng "cướp vốn" của khu vực kinh tế tư nhân trong nước; và
cuối cùng là nguy cơ gây thiếu hụt ngoại tệ và rủi ro tỷ giá.
Nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2010 và những năm tiếp theo sẽ phụ thuộc
nhiều vào việc các nước giải quyết tốt những vấn đề kinh tế – xã hội sau khủng khoảng.
Nhiều nhà kinh tế vẫn đánh giá rất lạc quan về triển vọng thu hút FDI vào Việt Nam đi
cùng với sự phục hồi và tăng trưởng cao hơn các năm trước, chất lượng của các dự án
FDI cũng được nâng lên. Có những lý do cho sự lạc quan này. Đó là, triển vọng tăng
trưởng kinh tế của năm 2010 có thể đạt tới 6,5%, cao hơn năm 2009; Việt Nam nằm
trong 15 nước được đánh giá cao về môi trường đầu tư có sự ổn định chính trị, xã hội, với
một thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng; các chính sách của Chính phủ về cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi hoạt động của các tổng công ty, tập đoàn nhất là
thông qua việc bán một số doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài… sẽ tạo điều
kiện để dòng vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam; thế và lực của Việt Nam được nâng lên
trong khu vực và trên thế giới trong thời gian tới do thực hiện các cam kết quốc tế trong
khung khổ WTO, AFTA và hướng tới cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Tuy vậy, trong thời gian tới, để thu hút và nâng cao hiệu quả của dòng vốn FDI tại Việt
Nam chúng ta vẫn cần tập trung giải quyết những hạn chế đang tồn tại hiện nay như sau:
Thứ nhất, thể chế kinh tế của nước ta phải được hoàn chỉnh nhanh và đồng bộ. Cần công
khai, minh bạch mọi cơ chế, chính sách quản lý đầu tư, trong đó có rà soát lại những văn
bản pháp quy liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế để sửa đổi các văn bản cho phù hợp
với quy định của WTO.
Thứ hai, nâng cấp kết cấu hạ tầng, nhất là các cảng biển, nhà máy điện, hệ thống đường
bộ cao tốc, chất lượng dịch vụ đường sắt, cơ sở y tế, trường học… Khuyến khích áp dụng
25


×