Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH, BẢO TỒN VÀPHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC CỦANHÂN DÂN TA QUA HƠN MỘT NGÀN NĂM BẮC THUỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.11 KB, 36 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
LỚP LƯU TRỮ K10


BÀI TIỂU LUẬN
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM
CỔ TRUNG ĐẠI

ĐỀ TÀI 6: QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH, BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC CỦA
NHÂN DÂN TA QUA HƠN MỘT NGÀN NĂM
BẮC THUỘC

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT


LỜI NÓI ĐẦU
Trong lịch sử cổ đại, Trung Quốc là một nước lập quốc sớm và trở thành một
trong những trung tâm văn minh lớn của phương Đông. Khi mới thành lập nước
(vào thế kỷ XXI TCN) địa bàn Trung Quốc chỉ mới là một vùng ở trung lưu lưu vực
Hoàng Hà. Từ cuối thế kỷ thứ III TCN Trung Quốc trở thành một nước phong kiến
thống nhất. Từ đó nhiều triều đại của Trung Quốc đã bành trướng sang các nước
xung quanh và phát triển thành một đế chế lớn, đất rộng, người đông. Quá trình
dựng nước của Trung Quốc gần như đi đôi với quá trình bành trướng với hệ tư
tưởng làm nền tảng của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc là thuyết “bình thiên
hạ”. Từ đời Chu, các vua Trung Quốc tự xưng là “Thiên tử” (con trời), làm vua
theo “Thiên mệnh” (mệnh trời). Đó là sự thần thánh hóa quyền uy, chức năng của
nhà vua và cả bản thân nhà vua theo quan niệm tôn quân tuyệt đối. Do đó, tất cả đất
đai, con người dưới gầm trời đều là của vua. “Quân tử” là mẫu người lý tưởng của


giai cấp thống trị, sinh ra thực hiện cái đạo “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Khái
niệm “thiên hạ” từ đó trở thành tham vọng đi bành trướng của giai cấp thống trị
Trung Quốc. Đây là học thuyết chính trị được khoác màu tôn giáo nhằm biện hộ
cho hoạt động bành trướng.
Sau khi đánh bại An Dương Vương, Triệu Đà nhập nước Âu Lạc vào nước
Nam Việt. Bắt đầu thời kỳ dân tộc Việt Nam chịu ách thống trị của ngoại bang. Ách
thống trị ngoại bang kéo dài hơn nghìn năm, nhưng không liên tục. Ách thống trị
ngoại bang kéo dài hơn nghìn năm, trải qua các triều đại Tây Hán (111TCN 08CN), Đông Hán (23 - 220), Ngô (220 - 280), Tấn (280 - 420), Thời kỳ Nam –
Bắc triều (420 - 602), Tùy (602 - 618), Đường (608 - 905). Các triều đại Trung
Quốc xâm lược Việt Nam là những thế lực có tiềm năng về mọi mặt như binh hùng,
tướng mạnh, chiến lược, chiến thuật quân sự giỏi, vũ khí hiện đại hơn dân tộc ta rất
nhiều. Trong hơn nghìn năm xâm lược và đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến
phương Bắc đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp đồng hóa nhân dân, biến
nước ta thành một bộ phận đất đai của Trung Quốc. Trong cuộc đấu tranh trường kỳ
và vô cùng gian khổ, quyết liệt đó, đã nhiều lần, nhân dân ta giành thắng lợi, đuổi
kẻ thù ra khỏi bờ cõi, xây dựng chính quyền tự chủ, tự định đoạt công việc của
mình. Công cuộc đấu tranh đó cũng là cơ sở cho nhân dân ta giữ gìn và phát triển
sản xuất, phát triển nền kinh tế. Mặc dù, từ Triệu đến Đường, chính quyền đô hộ ra
sức cai trị, vơ vét rất tàn bạo nhưng vẫn không khuất phục được tinh thần đấu tranh
giành độc lập của dân tộc ta. “Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là
thời kỳ biểu hiện hết sức quật cường cũng như sự vươn lên kỳ diệu của một tộc
người”. Trần Quốc Vượng đã nhận định: “Thời kỳ này gọi là thời nghìn năm Bắc
thuộc, song có lẽ đúng hơn là thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, vì người Việt
chưa bao giờ chịu khuất phục”. Từ đó tinh thần dân tộc, đoàn kết đấu tranh đã hình
thành từ rất sớm trong tiềm thức mỗi người Việt Nam, đó chính là bản lĩnh đặc
trưng của dân tộc Việt. Thời kỳ bắc thuộc là một thử thách, cũng là hoàn cảnh để
dân tộc Việt phát huy được bản lĩnh ấy.

2



I. KHÁI QUÁT
1. Những tiền đề văn hoá của dân tộc Việt
Người Việt cổ sớm quần cư ở các dòng sông lớn như Sông Hồng, sông Mã và
dần dần tập trung thành các bộ tộc, bộ lạc. Cuộc sống chủ yếu là nông nghiệp còn
mang tính chất sơ khai. Trải qua thời gian dài đã khiến cho cuộc sống của các bộ lạc
Việt cổ ngày càng phát triển, từ đó hình thành các nền Văn hóa cổ phản ánh quá
trình sáng tạo của người Việt qua từng thời kỳ.
Thời kỳ Nguyên thủy (TK VIII TCN – TK VII TCN) thời kỳ này trải dài từ
thời đồ đá, qua đồ đồng cho đến đầu thời kỳ đồ sắt. Đây là thời kỳ người Việt cổ
từng bước định cư, xây dựng xóm làng, hình thành nên các chiềng, chạ. Qua các
công trình khảo cổ, các nhà khoa học trong nước và ngoài nước đã tìm thấy rất
nhiều dấu tích của các nền văn hóa khác nhau trong từng thời kỳ. Ví như các di chỉ
của văn hóa Hòa Bình, các nhà khảo cổ đã tìm thấy 160 địa điểm, trong đó có hai
tỉnh Hòa Bình và Thanh hóa xuất hiện nhiều nhất; ví như những di vật được tìm
thấy ở các ngôi mộ cổ của nền văn hóa Hòa Bình (Nghệ An, khu vực vườn quốc gia
Cúc Phương). Đặc biệt là các bộ sưu tập đồ đồng được tìm thấy thời văn hóa Đông
Sơn, các vật dụng sử dụng để lao động trong nông nghiệp (lưỡi cày, cuốc, thủng,
rìu) thủ công hay trang sức (hoa tai, móc lưng, nhẫn..), các loại tượng người, con
vật… cũng đều được tìm thấy (di chỉ làng Nghệ Tĩnh, di chỉ làng Việt Khê Hải
Phòng). Chính các nền văn hóa trên đã mang đậm tính cách, tâm hồn của người
Việt. Đó là quá trình phát triển vật chất, thúc đẩy đời sống tinh thần của người Việt
nảy nở.
Nền văn minh sông Hồng, hay còn gọi là thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc (đầu thế
kỷ I – cuối thế kỷ III). Đây là thời kỳ hình thành nhà nước sơ khai của dân tộc Việt.
Nhiều năm qua, qua những truyền thuyết, thần thoại, dựa vào những các nguồn sử
liệu khác nhau (nguồn sử liệu Trung Quốc, di vật thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc, Cổ
Loa Thành…), các nhà khảo cổ, các nhà lịch sử Việt Nam đã chứng minh được
rằng: nền văn minh sông Hồng đã hình thành từ khá sớm, nguồn gốc dân Việt sinh
ra từ cái nôi văn minh lúa nước Sông Hồng, nền văn hóa Văn Lang – Âu Lạc đã

được chứng minh, sự hư ảo về nguồn gốc dân tộc Việt qua các câu truyện thần thoại
(Hồng Bàng, Thánh Gióng, Thành Cổ Loa…) đã được khẳng định và thực tế khi
được giới sử học bóc tách và nghiên cứu thì những truyện thần thoại ấy lại là một
phần của sự thật.
Như vậy, có thể thừa nhận, cho đến trước khi phương bắc xâm lược, Văn
Lang, Âu Lạc từng có nền văn hóa tương đối phát triển. Có một lãnh thổ chung,
một tiếng nói chung, một cơ sở kinh tế – xã hội gắn bó với thể chế một nhà nước sơ
khai, một lối sống mang sắc thái riêng, phong tục tập quán riêng biểu thị trong một
nền văn hóa chung, đã tự khẳng định sự tồn tại của mình như một quốc gia văn
minh có đủ điều kiện vững vàng tiến lên, vượt qua mọi bão táp, thách thức của lịch
sử.

3


2. Phương bắc đô hộ dân tộc ta và chính sách đồng hoá
Có nhiều ý kiến cho rằng, 1000 năm bắc thuộc bắt đầu từ khi Triệu Đà đem
quân xâm lược Âu Lạc (179 TCN), nhưng với tính chất về chính sách đồng hóa khi
các vương triều phương bắc đặt ách cai trị lên dân tộc Việt, sẽ bắt đầu từ khi nhà
Hán xâm lược Nam Việt của Triệu Đà, qua các vương triều Đông Ngô, Tấn, Tề,
Lương, Tùy, Đường. Chỉ có vài khoảng thời gian độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai
Bà Trưng (40 - 43), thời kỳ Lý Bí với nước Vạn Xuân (544 – 603).
Trong suốt hơn 1000 ngàn năm bắc thuộc, các chính quyền đô hộ của các
vương triều phương bắc luôn chú trọng củng cố bộ máy cai trị của mình, áp đặt lên
dân tộc ta các chính sách bóc lột về kinh tế vô cùng nặng nề, đàn áp các cuộc khởi
nghĩa của dân tộc Việt dã man. Thâm độc hơn, để đồng hóa dân tộc ta như chúng đã
làm đối với các bộ phận tộc Bách Việt, Mân Việt… Chúng đều dùng các chính sách
đồng hóa dân tộc.
Thứ nhất, dựa trên cơ sở dùng người Hán đồng hóa người Việt, bằng cách đưa
người Hán di cư sang nước ta, rồi từ đó chẳng cần cai trị mà lãnh thổ của người

Việt sẽ là của người Hán. Bắc quốc nắm được ưu thế dân số đông, văn hóa lớn và
chính vì lẽ đó chính sách Hán hóa diễn ra rất bài bản và thâm độc.
Thứ hai mua chuộc quan lại người Việt, đưa tư tưởng Nho giáo và văn hóa
Trung Hoa vào chính sách cai trị, buộc người Việt phải theo lễ giáo Trung Quốc, từ
những việc dựng vợ, gả chồng cho đến ăn mặc, về mặt tiếng nói, phong tục tập
quán, lối sống sinh hoạt, tín ngưỡng, văn học, nghệ thuật…Lẽ tất nhiên nếu không
có biến cố 1000 năm bắc thuộc, thì nền văn hóa của dân tộc Việt sẽ có cơ hội phát
triển hơn, khi nền văn hóa Việt đang trong giai đoạn đặt nền móng vững chắc cho
sự phát triển mạnh mẽ, thay vì phải chịu sự kìm hãm của chính sách đồng hóa từ
chế độ đô hộ phương bắc. Thế nhưng khi đi vào tiến trình lịch sử, dân tộc Việt đã
cho ta thấy bản lĩnh hết sức phi thường. Chính sách đồng hóa của các vương triều
phương bắc không những không đồng hóa được dân tộc Việt, mà còn không thể
kìm hãm được sự phát triển bản sắc văn hóa dân tộc ta. Đối với người Việt, không
những đấu tranh bảo vệ được bản sắc dân tộc mình, mà còn sáng suốt, khéo léo biết
cách chọn lọc những cái tốt, bài trừ những cái xấu của văn hóa phương bắc để phát
huy hơn nữa nền văn hóa của dân tộc mình.
Như vậy, quá trình đấu tranh bảo vệ và phát huy ấy trong suốt hơn 1000 năm
dai dẳng, khi các thế lực phương bắc cai trị nước ta thì dân tộc ta vẫn đấu tranh bền
bỉ. Điều đó cho ta thấy rằng, ý chí tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn
kết đánh bại quân xâm lược là giá trị lớn nhất của dân tôc Việt từ xưa cho đến nay.

4


II. QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN
HÓA DÂN TỘC TRONG HƠN MỘT NGÀN NĂM BẮC THUỘC
“Văn hóa còn thì tộc người còn” (trích lời của Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn).
Nếu một dân tộc đánh mất đi nền văn hóa của mình, thì có nghĩa là họ đã chết, tuy
không chết cứng về mặt sinh học nhưng họ đã tự đánh mất đi vị thế của mình. Văn
hóa của họ đã hòa vào dòng chảy của nền văn hóa khác và họ sẽ không tồn tại với

tư cách là một tộc người. Người Việt biết được điều đó nên đã tự chọn lựa cho mình
con đường đấu tranh, bảo tồn văn hóa dân tộc.
Người Hán di cư xuống phương nam sống chung với người Việt, đời này đến
đời kia, năm này qua năm nọ, trải qua thời gian thì tự nhiên dòng máu Hán Việt sao
tránh khỏi sự pha trộn. Nhưng thực tế thì lịch sử cũng không chứng kiến sự đồng
hóa, Hán hóa mà lại ghi nhận thực thực tế ngược lại Việt hóa mạnh hơn Hán hóa,
Hán hóa không thể chế ngự người Việt, kết quả đó hoàn toàn không phải do chính
sách đô hộ lỏng lẻo, mà lý do là vì xóm làng của người Việt, cộng đồng Việt tỏ ra
ưu điểm trong đối nhân xử thế, làm cho dân Hán thuận tình, cảm phục. Có thể lấy ví
dụ điển hình là Lý Bí – đã thành lập nước vạn xuân, là cháu bảy đời của một người
Tây Hán sang lãnh nạn ở Giao Châu.
Cộng đồng người Việt là cộng đồng được cấu kết gắn chặt với làng xã, các
xóm làng là một cấu trúc bền vững, khó có một vũ khí nào của chính quyền đô hộ
có thể chọc thủng. Ở đây ngọn nguồn của người Việt được nuôi dưỡng, được rèn
luyện. Trong quá trình chống đồng hóa chính làng xã là cơ sở để người Việt đứng
dậy đấu tranh bảo vệ nền văn hóa dân tộc mình và từ đó mà phát huy hơn nữa.
Quân xâm lược có thể cướp nước, nhưng không cướp được làng xã người Việt.
Người Việt có thể mất nước, nhưng không mất làng xã, gia đình của mình.
1. Ngôn ngữ, văn tự
1.1. Tiếng nói
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc tiếng Việt, tuy nhiên nhận định tiếng
Việt có nguồn gốc từ hệ ngôn ngữ Nam Á, và sau chia ra thành nhiêu nhánh, trong
đó có tiếng Việt – Mường chung (2700 – 2800 TCN). Nói vậy là để khẳng định,
trước thời kỳ phương bắc đô hộ, cư dân Việt cổ đã sớm có nền văn minh phát triển,
hình thành một cộng đồng dân tộc, ở đó họ giao tiếp chủ yếu bằng thứ tiếng Việt cổ
này (Việt – Mường).
Thời kỳ giặc phương bắc xâm lược rồi đô hộ nước ta, để thực hiện âm mưu
đồng hóa, điều đầu tiên chế độ đô hộ phong kiến phương bắc thực hiện đó là thủ
tiêu những gì liên quan đến nguồn gốc dân tộc, trong đó có tiếng Việt, tiếng nói mà
cư dân Việt cổ dùng để giao tiếp hàng ngày. Người Hán bắt đầu di cư sang ở xen kẽ

với người Việt, giao tiếp với người Việt bằng tiếng Hán, bắt người việt đọc sách

5


Nho bằng tiếng Hán, nhằm thủ tiêu tiếng Việt. Ấy vậy mà, suốt ngàn năm bắc thuộc
dài đằng đẵng vẫn không thể biến cả dân tộc ta “ăn theo nói leo” thành người Hán,
nói tiếng Hán. Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã khẳng định rằng: Tiếng mẹ đẻ tiếng Việt hơn 1000 năm trước đây dù có biến đổi theo thời đại nhưng so với ngày
nay cơ bản là không khác mấy. Nguyên nhân vì sao lại như vậy, ta sẽ tìm hiểu cụ
thể hơn việc dân tộc ta đã đấu tranh, bảo vê tiếng nói chống lại âm mưu Hán hóa
dân tộc.
Thứ nhất, người Việt vốn sống dung hòa, luôn có lòng vị tha, nhân ái, luôn
mong muốn được sống hạnh phúc và hòa bình. Bởi thế mà khi nhóm người phương
bắc sang đất Việt sống xen kẽ với người Việt, nhân dân ta không những không kỳ
thị, phân biệt mà còn sống dung hòa với họ, vốn cũng là những người bần nông
muốn tìm cuộc sống tốt hơn ở mảnh đất mới. Bởi lẽ thế, nhóm người Hán di cư
sang cùng chung sống với người Việt không thể dùng tiếng Hán để giao tiếp mà
phải tự học hỏi ngược lại người Việt, dùng tiếng Việt để giao tiếp với đại bộ phận
đông đảo cư dân Việt. Đó là cách để tổ tiên ta đánh bại âm mưu đồng hóa dùng
người Hán ở xen kẽ với người Việt, dùng tiếng Hán để kìm hãm sự phát triển của
tiếng Việt. “Sử có chép lại : tiếng nói của ta không chút gì giống của Tàu, đến nỗi
khi sứ ta sang dâng chim Bạch Trĩ mà vua tàu phải tìm mãi người thông ngôn mới
có”.
Thứ hai, dân tộc Việt có tinh thần đoàn kết, tinh thần tư cường rất cao. Lối
sống làng xóm đã hình thành từ khi chưa có nhà nước sơ khai, mà xưa đó gọi là kẻ
chợ, chiềng hay chạ. Làng xã có tính chất đóng kín. Chính tính chất ấy đã bảo vệ
được những đặc trưng văn hóa nguồn cội của dân tộc, điều được nói đến ở đây là
bảo vệ tiếng nói của người Việt. Âm mưu Hán hóa, triệt tiêu tiếng Việt của bọn đô
hộ không thể vượt qua khỏi bức tường tre làng, văn hóa làng xã, lối sống làng xã.
Chính từ đó làng xã như là thế giới riêng của người Việt, ở đây tiếng nói người Việt

vẫn được sử dụng trong cuộc sống, vẫn được phát triển qua từng thế hệ người, con
trẻ lớn lên bằng những câu hát ru, tình yêu xuất phát từ những câu hò…, tất cả đều
là sản phẩm kết tinh từ tiếng nói Việt. Đó cũng biện pháp đấu tranh chống Hán hóa
tiếng Việt của tổ tiên ta.
Thứ ba, dân tộc Việt thông minh và khôn khéo, vừa có tinh thần độc lập tự
chủ, vừa có tinh thần đấu tranh quyết liệt. Một số ít người Việt thuộc tầng lớp trên
trong xã hội mới có điều kiện đi học, và họ mới học tập thứ tiếng nói và chữ viết
của nhà Hán. Thêm vào đó một điều hết sức quan trọng là khi học chữ Hán, cha ông
ta đã học tập một cách thông minh nhằm bảo tồn tiếng việt bằng cách không đọc
chữ Hán theo âm Hán chuẩn mà đọc theo âm Hán đã Việt hóa: gọi là âm Hán- Việt.
Nên cho dù học hành bao nhiêu đi nữa thì họ cũng không thể trở thành người Hán
và đánh mất tiếng Việt của tổ tiên mình, tức đánh mất một thành tố vô cùng quan
trọng trong nền văn hóa dân tộc; mà ngược lại thông qua đó, người Việt lại có điều
kiện để làm giàu lên cho tiếng Việt của mình bằng hệ thống những thanh điệu và từ
ngữ.

6


Thứ tư, người Việt rất khôn khéo, có cái nhìn tổng quát cao. Để không bị mất
đi tiếng nói của dân tộc, tổ tiên ta đã sử dụng cách dùng tiếng Việt để đặt tên cho
từng địa danh, tên làng, tên người, tên vật, tên truyền thuyết – thần thoại. Chẳng hạn
như việc đặt tên người “nữ thì có tên lót là thị, nam thì có tên lót là văn” cách đặt
tên đó dân tộc ta vẫn còn gìn giữ cho đên ngày nay.
1.2. Chữ viết
Cố nhiên dưới ách thống trị lâu ngày của người Hán, trong cuộc sống đã sản
sinh những nhu cầu mới trong giao tiếp và tiếng Việt cũng buộc phải có những biến
đổi và phát triển cho phù hợp với thời đại. Trải qua nghìn năm Bắc thuộc, và dưới
các triều đại phong kiến, ngôn ngữ chính thống là chữ Hán, nhưng cũng là thời gian
tiếng Việt tỏ rõ sức sống đấu tranh tự bảo tồn và phát triển. Chữ Hán được đọc theo

cách của người Việt, gọi là cách đọc Hán-Việt, bên cạnh âm tiết thuần Việt (một,
hai) thì đã xuất hiện âm tiết Hán – Việt (nhất, nhị), vốn gốc Hán nhưng đã thay đổi
cách phát âm nên không giống tiếng Hán. Và được Việt hoá bằng nhiều cách tạo ra
nhiều từ Việt thông dụng. Nó đã tiếp nhận thêm nhiều yếu tố của ngôn ngữ Hán,
nhất là về mặt hệ thống từ vựng gốc Hán và cả về mặt thanh điệu (đa thanh điệu
hóa) cũng như về mặt âm tiết (đơn âm tiết hóa). Ngày nay trong ngôn ngữ tiếng
Việt có đến 70% từ ngữ có nguồn gốc Hán ngữ. Điều đó, thực tế đã làm giàu cho hệ
thống từ vựng của tiếng Việt, nhưng kết quả là tiếng Việt vẫn không bị đánh mất,
mà trái lại nó được bảo tồn một cách toàn bộ cả về mặt hệ thống từ vựng lẫn cấu
trúc ngữ pháp của mình. Như vậy là Tiếng Việt không bị mất đi mà còn giàu có và
hoàn thiện hơn về mặt âm tiết.
Chữ viết ra đời là một bước ngoặt lớn trên con đường phát triển văn hóa của
nước ta. Tổ tiên ta với truyền thống bất khuất, thông minh đã xây dựng được một hệ
thống văn tự trên cơ sở các chữ vuông Hán để ghi âm tiếng nói dân tộc. Đó là chữ
Nôm, chữ Nôm đã góp phần xây dựng một nền văn hiến ở nước ta. Về sau khi
giành được độc lập, Chữ Nôm ra đời được sử dụng thay thế tiếng Hán trong nhiều
lĩnh vực: hành chính, giáo dục thi cử cũng như trong sáng tác văn chương. Vì vậy
chữ Nôm có vai trò hết sức quan trọng. Đó là, chữ Nôm ra đời nhằm thỏa mãn nhu
cầu ghi chép đa dạng và phức tạp mà chữ Hán chưa đảm nhiệm một cách triệt để;
chữ Nôm ra đời nhằm thu thập và chỉnh lý văn học dân gian; sử dụng chữ Nôm
trong sáng tác văn học… Sự ra đời của chữ Nôm đã có những đóng góp tích cực
vào việc nâng cao giá trị của tiếng Việt. Thúc đẩy sự phát triển đời sống tinh thần
của người dân Việt.
2. Phong tục, tập quán
G.S.Trần Văn Giàu đã có nói: "Bị đô hộ hàng mười thế kỷ bởi một nước có
văn hóa cao hơn, số dân đông hơn gấp bội mà sau mấy ngàn năm - Ta vẫn là ta hẳn không phải vì mũi tên nhọn hơn, bắp thịt cứng hơn mà chủ yếu là nhờ văn hóa,

7



nhờ đạo lý, nhờ hệ giá trị tinh thần của riêng mình, chứ văn hóa lấy sức đọ sức, lấy
số đọ số thì dân tộc Việt Nam, nước Việt Nam chỉ còn là đối tượng khảo cổ học”.
Vậy dân tộc ta đã ra sức chống lại chính sách đồng hóa của bọn thực dân phong
kiến phương bắc như thế nào?
2.1. Thủ đoạn của bọn phong kiến phương bắc
Tư tưởng Hán hóa của các thế lực phong kiến phương bắc chinh phạt phương
Nam để sát nhập lãnh thổ, biến nước ta thành quận huyện của người Hán. Đầu tiên
thể hiện ở việc chúng di dân ồ ạt cả dân thường và quan lại, để người Hán sống
quần cư lẫn lộn với các dân tộc Âu Lạc, nhằm phá vỡ cơ cấu dân cư truyền thống
sản xuất lúa nước nhiệt đới. Sách Hậu Hán thư chép rằng: “Xưa thời Bình đế, Tích
Quang người Hán Trung làm Thái thú Giao Chỉ, dạy dỗ dân Di (người Việt), dần
dần hóa theo lễ nghĩa, danh tiếng ngang với Nhâm Diên”. Thực chất, Tích Quang là
Thái thú Giao Chỉ, và Nhâm Diên là Thái thú Cửu Chân đem cách ăn mặc, cưới xin,
ma chay... lễ nghĩa của người Hán áp đặt vào đời sống người Việt. Bọn chúng còn
mở các trường học để truyền bá các tư tưởng này, áp đặt bắt dân ta phải theo phong
tục của người Hán.
Có một câu chuyện lưu truyền trong huyền sử mấy ngàn năm cho đến tận ngày
nay rằng: Năm 43, Mã Viện tiêu diệt cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã phát
lệnh thu hết trống đồng, nấu chảy thành dung dịch lỏng rồi đúc ngựa kiểu, đúc
thành đồng trụ và khắc chữ vào: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (Cột đồng gẫy,
Giao chỉ mất)... Tích cột đồng Mã Viện như một ghi nhớ không thể nào quên về sự
hủy diệt văn hóa Việt, và chính sách đồng hóa của phong kiến phương bắc. Tình
trạng này, sau nhà Hán là bộ máy cai trị tiếp theo là nhà Ngô, Tấn, Tống, Tề,
Lương, Tùy, Đường... thực hiện càng nghiệt ngã hơn kéo dài suốt ngàn năm bắc
thuộc. Đại Việt Sử Ký toàn thư chép: “bọn phong kiến phương bắc cấm con trai
con gái không được cắt tóc; phụ nữ mặc áo ngắn, quần dài, đồng hóa theo phong
tục phương bắc”.
Các vương triều phong kiến phương bắc ra sức đưa ra những chính sách đồng
hóa để thâu tóm, biến dân ta thành người Hán, nhưng để thực hiện thì không dễ
dàng chút nào, với tinh thần chống đồng hóa bảo vệ nền văn hóa của dân tộc, người

Việt dùng văn hóa Việt, dân ta đã ra sức đấu tranh, bảo tồn nền văn hóa mà ở đây
cụ thể là phong tục tập quán.
2.2. Nhân dân ta đấu tranh, bảo tồn phong tục tập quán
Song song với cuộc đấu tranh chống đồng hóa của bọn phong kiến phương
bắc. Cuộc đấu tranh chống đồng hóa của nhân dân ta cũng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ
trên các lĩnh vực đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa nói chung và phong tục tập quán
nói riêng.

8


Chống đồng hóa văn hóa trước hết là phải là giữ gìn tiếng nói mẹ đẻ - bản sắc
của đân tộc. Suốt 1000 năm bắc thuộc dài đằng đẵng chúng cũng không thể biến
dân tộc ta thành người Hán, nói tiếng Hán. Tiếp đến chúng ta sẽ nói đến vai trò của
làng xã trong cuộc đấu tranh chống đồng hóa.
Làng xã Việt Nam là một cơ cấu kinh tế - xã hội hạ tầng thật kì diệu vừa có
nhiều khiếm khuyết nhưng cũng thừa ưu việt. Nó đóng cửa trong tù túng, cố thủ
chối từ hội nhập nhưng trong thời đại lịch sử đặc biệt suốt ngàn năm bắc thuộc lại là
sức mạnh đề kháng cường tráng chống lại sự đồng hóa và đã chống đồng hóa thành
công. Cây tre hiền hòa gắn liền với người Việt. Người ta thường lấy lũy tre bao
quanh làng xã để nói đến tính cố kết, quây quần của cộng đồng. Làng nọ cách làng
kia chỉ một cánh đồng, hay một con ngòi nhỏ cũng có thể khác nhau vài ba nếp văn
hóa dân gian; Mỗi làng thờ một ông Thành hoàng làng, mỗi làng một hội làng khác
nhau... Thậm chí trong một làng, mỗi dòng họ cũng tự thân cố kết và giữ gìn bản
sắc, nếp nhà nếp dòng họ để không lẫn với dòng họ khác, nhà khác.
Lịch sử đã chứng minh rằng chúng ta nhiều phen mất nước nhưng chưa bao
giờ mất làng. Làng là đơn vị hành chính - kinh tế - xã hội, nơi cố thủ cuối cùng
trước nạn đồng hóa của phương bắc. Ấy là chưa kể cách đây cả ngàn năm địa lý
nước ta hiểm trở, xa xôi, rừng rú hoang dã đầy lam sơn chướng khí, người Hoa Hạ
xứ lạnh không chịu nổi khí hậu nhiệt đới ẩm ướt gió mùa. Quan lại người Hán có

thể “với” xuống châu, huyện, chứ chưa bao giờ cắm xuống tận làng. Làng vẫn do
người Việt điều hành và lũy tre làng như là bức tường vòng tròn vô hình ngăn chặn
phong tục tập quán của người Hán xâm nhập vào Việt Nam. Dân cư trong các làng
xã vẫn sinh hoạt với nền phong tục tập quán của ta (ăn mặc, nhà ở, ẩm thực, ma
chay – cưới hỏi, mối quan hệ làng xã), sử dụng làm vũ khí chiến lược để chống lại
sự du nhập tràn lan phong tục của người Hán, vì vậy mà người Hán không thể với
tới được và xâm nhập được vào các làng xã, thực hiện các chính sách đồng hóa.
a. Lối sống sinh hoạt
 Ăn mặc
Trong cách ăn mặc, mỗi dân tộc có phong cách ăn mặc và trang sức riêng, ăn
mặc cũng là biểu tượng của văn hóa dân tộc. Mọi âm mưu đồng hóa đều bắt đầu từ
cách ăn mặc, nhà Hán cho đến các triều đại phong kiến sau đều kiên trì tìm đủ các
biện pháp buộc nhân dân ta ăn mặc theo kiểu ăn mặc theo người phương bắc, ví như
bắt phụ nữ mặc áo ngắn, quần dài như phụ nữ phương bắc… Song với ý thức dân
tộc và điều kiện tự nhiên của xứ nóng phương nam, người Việt xưa vẫn ăn mặc theo
truyền thống của mình. Chính vì thế kể cả khi các chế độ đô hộ phong kiến phương
bắc có ra sức áp đặt, cưỡng bức người Việt phải làm theo thì phong cách ăn mặc
hay những sinh hoạt khác giữa người Việt và người Hán vẫn có sự khác biệt. Vậy
cái khác biệt trong cách mặc của người Việt là gì?

9


Trước hết phải kể đến nước ta là nước nông nghiệp, tính chất nông nghiệp thể
hiện rõ nhất trong chất liệu may mặc. Để đối phó hữu hiệu với môi trường tự nhiên,
người phương Nam ta sở trường ở việc tận dụng các chất liệu có nguồn gốc thực vật
là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng là những chất liệu may mặc mỏng, nhẹ,
thoáng, rất phù hợp với xứ nóng như là tơ tằm, tơ chuối,… ( Ngọc Hoa, vợ của Sơn
Tinh. Nàng đã dạy người dân vùng đất bãi sông Thao, sông Hồng ươm tơ, dệt lụa,
dệt ra những tấm the đẹp nhất để tiến Vua Hùng. Hàng năm, làng lại tổ chức ngày

hội thi chọn lụa tốt tiến vua và trình làng lĩnh thưởng). Các thành ngữ “váy vận,
yếm mang" (đối với phụ nữ) và “cởi trần đóng khố" (đối với nam giới) miêu tả rất
chính xác trang phục lao động truyền thống của người dân Việt cổ. Người phương
bắc coi dân tộc ta lúc bấy giờ là man – di, có sự phân biệt giữa người Giao Châu và
người Hán, cũng bởi từ cách ăn mặc có sự khác nhau đó.
Điều đó chứng minh rằng, trong suốt thời kỳ bắc thuộc đó cách ăn mặc giữa
người Việt và người Phương bắc khác nhau. Trong quá trình sinh sống, do phải tập
thích nghi với môi trường nhiệt đới ở phương nam, người phương bắc đã học cách
ăn mặc như người Việt để thoáng mát hơn, học cách sử dụng chất liệu vải của người
Việt.
 Nhà ở
Giặc phương bắc tràn vào nước ta họ đưa gia quyến người thân vào sống
chung với người Việt, họ truyền bá lối sống của họ vào việc xây nhà ở. Tuy nhiên
lối sống của người Việt đã có từ lâu, việc thay đổi lối sống, đặc biệt là nhà ở theo
người Hán thì rất khó. Thêm nữa sự cố kết làng xã, người Việt sống theo cộng
đồng, tinh thần dân tộc lại rất cao, nên việc thay đổi như trên cũng ít nhiều cũng
chịu sự chi phối. Vì thế trong suốt thời bắc thuộc, phong cách ăn ở giữa người Hán
và người Việt có nhiều sự khác biệt. Người Hán thì xây dựng nhà trệt, mái thẳng
không cong, nền nhà thấp, chủ yếu là nhà hình tròn mang đậm tính chất kiến trúc du
mục.
Trong khi đó thì người Việt với thói quen sống bằng nhà sàn, vì nó không chỉ
có tác dụng ứng phó với môi trường sông nước quanh năm ngập lụt, mà còn có tác
dụng ứng phó với thời tiết mưa nhiều gây lũ rừng ở miền cao và ngập lụt định kỳ ở
miền thấp, khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao hạn chế và ngăn cản côn trùng thú dữ. Về
sau người Việt cũng có chọn lọc, chuyển từ nhà sàn xuống nhà xây dựng nhà trệt
như người phương bắc, nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc đậm chất sông nước, biểu
hiện là mái cong hình thuyền, tường nhà đắp bằng bùn đất. Nhiều ý kiến cho rằng
điểm này là vay mượn của kiến trúc Trung Hoa, nhưng thực chất mái cong đã có từ
thời Đông Sơn, Trung Hoa thời Hán lúc đó họ làm nhà vẫn với mái thẳng, và sau
này sống chung với người Việt, họ cũng chuyển dần sang làm nhà với mái cong.


10


 Ẩm thực
Quan lại Hán và các thương gia người Hán mang nước tương, ngũ vị hương
với cách nấu chiên xào của người Hoa Hạ du nhập vào nước ta, tuy nhiên cơ cấu
bữa ăn của phần lớn cư dân Việt vẫn là nước mắm, hành tỏi, nghệ, giềng, bữa ăn thì
ít thịt mà nhiều cá, rau củ quả, luộc hấp và ăn tươi sống là chính, trong bữa ăn nhất
định phải có canh. Điều đó cho thấy tổ tiên ta vẫn giữ được thói quen trong bữa ăn
của mình và có đăc trưng riêng về bản sắc dân tộc Việt. Ngày nay, trong bữa ăn của
mỗi gia đình Việt vẫn giữ được nét truyền thống đó của tổ tiên ta ngày xưa. Tuy
nhiên ta cũng có tiếp thu nhiều điều độc đáo của người phương bắc, các gia vị của
người phương bắc làm bữa ăn Việt đậm đà mùi vị hơn, các hình thức chế biến cũng
được ta tiếp thu, như chiên, xào, hấp (bánh bao hay còn gọi là màn thầu…)
 Ma chay, cưới hỏi
Để có thể tồn tại thì nhân dân Âu Lạc đã phải tiến hành các cuộc đấu tranh cả
về vũ trang và tư tưởng để có thể giành độc lập và bảo tồn, phát triển văn hóa của
dân tộc. Từ trong các xóm làng Việt cổ nơi mà bọn đô hộ không thể nào với tay tới
đó được, nhân dân Âu Lạc đã ra sức bảo tồn và phát huy các bản sắc văn hóa bản
địa mà chúng ta đã tích lũy được qua hơn một ngàn năm trước, trong đó có tiếng
nói, tín ngưỡng, các phong tục tập quán và nền văn học dân gian. Trong đó không
thể không kể đến đó là các tập tục đã có từ rất lâu đời như là ma chay, cưới hỏi, đây
là những tập tục được nhân dân ta rất chú trọng.
Thứ nhất tục ma chay. Tang lễ là phần nghi thức không thể thiếu trong đời
sống của người Việt Nam. Hình thức tang lễ của mỗi vùng khác nhau nhưng chung
quy lại nó vẫn chịu ảnh hưởng nhiều về nghi lễ của người Trung Hoa. Mặc dù nghi
lễ ngày nay đã thay đổi nhiều nhằm phù hợp với đời sống hiện đại nhưng đâu đó
vẫn còn là tang lễ mà người sống thực hiện đối với người đã chết. Do chúng ta luôn
luôn quan niệm rằng con người có hai phần đó là phần hồn và phần xác, sau khi

chết thì linh hồn sẽ về thế giới bên kia với thói quen sống ở thế giới bên kia, vì vậy
chết già được xem là một sự mừng và nhiều nơi có người già chết còn đốt pháo,
chắt chút để tang cụ kị thì đội khăn đỏ, khăn vàng. Phong tục tang lễ phổ biến và
chính thống của ta còn thừa kế được cả tinh thần dân chủ truyền thống. Thọ Mai gia
lễ của ta quy định cha mẹ phải để tang con, và không chỉ cha mẹ để tang con mà cả
ông bà và cụ kị cũng để tang hàng cháu, hàng chắt. Trong khi đó thì theo tục lệ
Trung Hoa, “Phụ bất bái tử” (cha không lạy con). Con chết trước cha mẹ là nghịch
cảnh, là con bất hiếu (một vài nơi ở vùng Bắc Bộ có truyền thống Nho học mạnh
cũng theo quan niệm này nên nếu con chết trước thì lúc khâm liệm quấn trên đầu tử
thi mấy vòng khăn trắng, ý là ở cõi âm cũng phải để tang báo hiếu sẵn cho cha mẹ).
Thứ hai là tục cưới hỏi. Nếu như người Trung Quốc dùng đôi nhạn để làm
biểu tượng cho đôi lứa yêu nhau. Đôi nhạn được quy định là dùng trong lễ Nạp thái,

11


lễ này, theo phong tục, nhà trai phải đem đến nhà gái một đôi chim nhạn. Đây là
một trong những lễ quan trọng trong đám cưới Trung Quốc. Người Việt cũng có
biểu tượng cho tình yêu của đôi lứa là trầu cau “miếng Trầu là đầu câu truyện”, trầu
cau cũng là biểu tượng của sự trung thủy, của sự kết duyên giữa lứa đôi khi được cả
hai gia đình đồng ý. Theo phong tục của người Việt, nhà trai phải đem đến nhà gái
nhiều sính lễ trong đó có trầu cau, sính lễ không thể thiếu đối với tục cưới hỏi của
người Việt. Cho đến ngày nay, tục lệ ấy vẫn còn gìn giữ và coi đó như là nét độc
đáo văn hóa tốt đẹp nhất của người trong chuyện kết duyên cho lứa đôi.
Dân tộc Việt vốn luôn có tinh thần kính nhớ tổ tiên, nguồn gốc nguồn cội là
trên hết “uống nước nhớ nguồn”, “dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng
mười tháng ba”… Trong lễ cưới hỏi cũng vậy, lễ kết duyên lứa đôi được người Việt
chuẩn bị rất chu đáo, trong đó bàn thờ tổ tiên phải được chuẩn bị đầy đủ và tươm tất
hơn cả. Đôi trai gái bước vào hành lễ thì phải đến bàn thờ tổ tiên để bái lạy trước,
giống như xin phép ông bà cho đôi trai gái này được nên duyên vợ chồng, sau đó

mới cử hành những bước tiếp theo trong buổi lễ. Điều này có sự khác biệt đối với
người Trung Hoa, trong việc hành lễ kết duyên vợ chồng, người Trung Hoa thường
hành lễ dưới sự chướng giám của trời đất (thiên địa), cha mẹ (phụ mẫu)… Điều đó
cho ta thấy rằng, mỗi dân tộc có một phong tục khác nhau, cũng như người Trung
Hoa, người Việt cũng có phong tục riêng của mình và phong tục đó cũng có nguồn
gốc từ xa xưa. “Câu truyện sơn tinh thủy tinh cũng có nói về sự kết duyên đôi lứa
và lễ kết duyên”. Cho dù người phương bắc dùng bao nhiêu thủ đoạn đồng hóa dân
tộc, phá vỡ bản sắc dân tộc ta như thế nào đi nữa, thì cũng không thể nào làm bật
gốc nền truyền thống văn hóa đã ăn sâu vào trong máu thịt của dân tộc Việt.
b. Các tục lệ truyền thống
Có câu truyện kể, dân ta xưa có tục nhai trầu, nhuộm răng đen, xăm mình.
Người nhà Tần thấy thì hỏi, sứ của ta trả lời “vẽ mình để thủy quái khỏi ăn thịt,
nhai trầu để trừ độc khí và nhuộm răng để cho chặt chân răng. Rõ ràng những thói
quen ấy đã gắn chặt vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người Việt, nó dường
như không thể thiếu đối với người Việt, việc từ những thói quen ấy theo ý muốn của
chính quyền đô hộ phương bắc là không thể. Hơn một ngàn năm Bắc thuộc dân tộc
ta vẫn giữ được những tục ấy, cho đến đời Trần tục xăm mình và nhai trầu vẫn còn
được phổ biến rộng rãi. Cho đến ngày nay, tục nhai trầu cũng vẫn còn, miếng trầu
cau vẫn xuất hiện trong những sự kiện trọng đại, như cưới hỏi, lễ hội, chúc năm
mới… ”.
Chế độ thống trị phương bắc luôn dùng mọi thủ đoạn cưỡng bức dân ta từ bỏ
phong tục của mình đi theo phong tục Hán. Chẳng hạn, bọn đô hộ phương bắc
truyền bá tục để răng trắng, nhưng dân ta quyết chống lại bằng tục để răng đen. Về
cuộc khởi nhân Hai Bà Trưng, theo sách Thiên Nam Ngữ Lục viết:

12


“Nước sao bi sứ bấy ôi
Để thằng răng trắng hiếp người răng đen”

Thằng răng trắng ám chỉ Hán, Ngô, Đường xâm lược, đáng căm thù, đáng
khinh ghét. Còn người răng đen là nói đến dân mình, những con người kiên cường
bất khuất, kiên quyết chiến đấu giành lại đất nước, bảo vệ nền văn hóa truyền thống
của dân tộc.
Tục ngữ Việt có câu “cái răng cái tóc là góc con người” nên hàm răng đen
ngày trước là tối quan trọng, không kém gì mái tóc. Tục nhuộm răng cũng đánh dấu
ngưỡng cửa bước vào cuộc đời trưởng thành của mỗi người. Người nào không
nhuộm răng thì dư luận cho là người không đứng đắn. Trong một xã hội cổ truyền
vốn coi trọng sự suy xét của cộng đồng nói chung thì câu “răng trắng như răng
chó” là có ý chê trách. Răng đen cũng là một đặc điểm khác biệt giữa người Việt và
người Tàu nên còn có câu: “răng trắng như răng Ngô”. Tục nhuộm răng đối với
người Việt thường gắn liền với tục ăn trầu tuy hai tập tục này là hai khía cạnh khác
nhau về xã giao và đoàn kết. Tục nhuộm răng là một nét văn hóa để phân biệt với
các tộc người khác. Hầu như tất cả người dân Việt Nam từ kẻ nghèo cho đến người
giàu, ai ai cũng nhuộm răng lúc bấy giờ. Mặc dầu rằng tục đó bây giờ đã suy tàn
nhưng người Việt Nam ta luôn trân trọng những phong tục của cha ông ta này và
tục này vẫn được thường xuyên nhắc tới.
Tục xăm mình: Một trong những tục cổ xưa nhất của người Việt là xǎm mình.
Tục này kéo dài mãi cho đến cuối thế kỉ thứ XIII, đầu thế kỉ thứ XIV mới chấm dứt.
Xăm mình có ý nghĩa như ý chí sắt đá, quyết tâm chống giặc ngoại xâm. Xǎm mình,
thích chữ vừa là truyền thống, vừa là thi hành lời thề thiêng liêng, vừa thể hiện một
tinh thần thượng võ. Đồng thời cũng là một thái độ rõ ràng với quân địch (nhất là
khi bị bắt): tự nhận mình là kẻ tử thù với chúng. Ngoài ra, tục thích chữ, xǎm mình
còn biểu hiện sự hòa hợp với thiên nhiên, biểu hiện ý thức tiếp nối truyền thống,
không quên gốc tổ, biểu hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu cho nền độc lập của dân
tộc. Đã góp phần làm cho Việt và Hán biệt lập rõ ràng.
Quan hệ làng xã: người Việt cổ sống gần nhau thường có mối liên kết rất chặt
chẽ trong các làng xóm, kẻ chợ… Tục ngữ có câu “bán anh em xa, mua láng giềng
gần” bà con hàng xóm giúp đỡ nhau trong sản xuất “tắt lửa tối đèn có nhau”, tư
tưởng này đã có từ rất lâu đời gắn bó với người Việt, và hình như nó đã ăn sâu vào

mỗi con người Việt, nên trong khi người Hán cố gắng xâm nhập vào cố tình chia rẽ
mối quan hệ của làng xã thì người việt vẫn âm thầm đoàn kết chống lại sự chia rẽ
này.

13


c. Lễ hội
Dân tộc ta vốn rất thích ca hát, vốn lối sống cố kết dựa trên cơ sở làng xã, vào
những ngày rảnh rang chuyện đồng áng, vào đầu mùa xuân thường diễn ra các lễ
hội, hội hè để dân chúng vui chơi, múa rối ở Bạch Hạc (Vĩnh Yên), ca múa hát,
trống quân từ đó mà xuất hiện.
Vào thời bắc thuộc, bọn phong kiến phương bắc luôn đề ra các chính sách
ngăn cấm lễ hội của dân tộc ta, ít nhiều lễ hội cũng chịu ảnh hưởng và không còn
hoạt động. Tuy nhiên người Việt vẫn tổ chức lễ hội, tiếng trống đồng vẫn được
vang lên, bất chấp bọn đô hộ ra sức chống phá. Thông qua việc tổ chức lễ hội,
người Việt đã khéo léo giữ gìn và truyền bá mở rộng khắp nơi không những trong
phạm vi làng xã mà còn ảnh hưởng đến những tầng lớp quan lại, đang bị Hán hóa
dần dần. Các nghi lễ có mục đích tín ngưỡng, đáng chú ý là là sự sùng bái tưởng
niệm những anh hùng có công tích cực trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập
dân tộc. Ví như: hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6-1 tưởng niệm
Thục Phán người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa; hội đền Hạ Lôi
(Mê Linh) tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội "Cơm hòm" ở Phổ Yên. Trong khi Hán,
Đường cố gắng thay văn hóa nhân dân ta bằng văn hóa Hán thì một tín ngưỡng đặc
biệt, là sản phẩm thuần túy của các đơn vị làng Việt Nam cổ truyền, có quy mô toàn
làng, với chức năng hạt nhân của hội làng, nằm ngay trong nội dung và hình thức
của một sinh hoạt văn hóa tiêu biểu nhất của xã hội nông thôn ta xưa vẫn được duy
trì. Hạt nhân ấy mang tính chất điển hình và có tác dụng đặc biệt đối với làng. Đó là
các nghi thức thờ các anh hùng làm thành hoàng – một tín ngưỡng về thần bảo vệ
chung cho cả làng và từng làng, vốn là sự tôn thờ tổ tiên đã có từ trước đó. Tín

ngưỡng thành hoàng mỗi năm một lần được biểu thị thành nghi thức hội làng. Và
đó là thứ lễ hội truyền thống quan trọng nhất của làng, thường được tiến hành ở
ngôi đình – công trình kiến trúc trung tâm và tiêu biểu nhất của làng.
Lễ tết đã tồn tại từ rất lâu trong con người Việt Nam, dù ai đi ngược về xuôi
thì họ cũng phải nhớ về ngày tết, là ngày họ đoàn tụ sum họp với gia đình thăm
viếng thân nhân và thờ phụng tổ tiên, mặc dầu trong xiềng xích của bọn xâm lược
nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn được tục lệ này qua nhiều thời kỳ gian khổ. Lễ tết
được tổ chức vào mùa xuân gồm hai phần là cúng tổ tiên và ăn uống bù cho lúc làm
lụng đầu tắc mặt tối. Thời cổ, năm mới phương nam bắt đầu từ tháng tị, tức tháng
một, về sau ta chịu sự ảnh hưởng của văn hóa trung hoa nên mới lấy tháng dần
(tháng giêng) làm tháng đầu năm. Tuy chịu ảnh hưởng của Trung Hoa trong việc
xác định mốc đầu năm nhưng tết ta vẫn mang trọn vẹn đặc trưng văn hóa truyền
thống dân tộc.
Người Việt chúng ta ăn tết âm lịch là một trong những ảnh hưởng của hơn một
ngàn năm Bắc thuộc. Đó là một thực tế chúng ta mà chúng ta không thể nào phủ
nhận được. Trước đây người Hàn Quốc và Nhật Bản cũng tổ chức tết theo âm lịch

14


nhưng hiện nay đã chuyển sang tết dương lịch. Như vậy, hiện nay chỉ còn Trung
Quốc, các lãnh thổ nơi có đông người Hoa sinh sống và Việt Nam có tết này.
Trên cơ sở chúng ta sẽ có thể phục dựng được ngày tết riêng của người Việt
Nam đúng nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta có sự tích bánh chưng bánh dày
nói về tục làm bánh trong dịp tết và lại còn có câu chuyện cổ tích cây nêu ngày tết
nói về nguồn gốc ngày tết của người Việt.
Đó là những cơ sở đáng quý để mỗi người Việt Nam tin rằng chúng ta có thể
có được cái tết riêng của mình mà không vay mượn, không đánh đồng và khi nhắc
đến các dân tộc khác đều phải thừa nhận. Nó sẽ là nguồn cảm hứng mới cho các thế
hệ mai sau, mang lại sự tự tin và kiêu hãnh trong mỗi người Việt Nam và nếu nói

theo các nhà kinh tế thì nó sẽ định vị lại hình ảnh Việt Nam trong con mắt bạn bè
quốc tế.
Trong dịp lễ tết thì công việc mà chúng ta phải làm đó là thờ cúng tổ tiên để
thể hiện lòng biết ơn, ghi nhớ về những người đã có công sinh thành và dưỡng dục
của mình. Trên bàn thờ của người Việt lễ vật thường bày đó là hai ngọn đèn dầu,
trầu cau cùng với bát nước trắng tinh khiết, ở giữa bàn thờ là một mâm ngũ quả bao
gồm năm loại quả khác nhau. Bên cạnh đó thì cơm cúng ngày tết cũng được bày
biện khá công phu, tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình mà có các mâm cỗ lớn nhỏ
khác nhau. Tết nguyên đán thường được tổ chức bốn ngày Tết Nguyên đán thường
tổ chức 4 ngày và lễ cúng gia tiên cũng được trình tự cúng trong 4 ngày với những ý
nghĩa khác nhau. Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên, tức là cúng trình với ông bà, tổ
tiên năm cũ đã hết. Đêm 30 cúng giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm
mới. Sáng mùng 1 Tết là cúng nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày
đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng tịch điện, tức là cúng cơm chiều. Ngày mùng 2
Tết có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là chiêu điện, buổi chiều cúng tịch
điện. Ngày mùng 3 là ngày cuối của tết, nên cúng tạ ông vải, với ý nghĩa 4 ngày tết
đã đầy đủ.
Về nét thuần Việt trong các món ăn truyền thống và về khác biệt giữa bếp núc
Việt và bếp núc ở nước láng giềng Trung Hoa, Tiến sĩ Nguyễn Nhã - Viện trưởng
Viện bên cạnh công việc thờ cúng trong ngày tết thì người việ nam còn rất chú
trọng đến việc nấu nướng ngày tết. Các nhà Nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam – nói:
“Nhìn chung, Tết Nguyên đán là gốc Trung Quốc, nhưng món ăn của người Việt và
người Hoa khác nhau nhiều. Người Trung Quốc đâu có bánh chưng, đâu có bánh
tét. Trung Quốc đâu có dưa hành, đâu có các loại giò như mình.Bởi vì người Trung
Quốc thích quay, thích chiên, thích sào”.các loại món ăn tết đặc trưng của người
Việt được chế biến trên cơ sở chưng, hấp, luộc, không giống với người Trung Quốc.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Nhã, đó chính là “bản sắc giúp Việt Nam chúng ta tồn tại, mà
“không bị đồng hóa” qua nghìn năm Bắc thuộc.
Nhắc đến tết nguyên đán thì không thể nào không nhắc đến tục làm bánh
chưng bánh giày. Đây là nét rất đặc trưng trong ngày tết củ người Việt. Tục làm


15


bánh chưng bánh giày đã có từ rất lâu đời, theo truyền thì đã có từ thời vua Hùng
Vương thứ sáu, do lang liêu là con trai của vua làm ra và truyền lại cho đến ngày
nay. Bánh chưng là tượng trưng cho đất còn bánh dày là tượng trưng của trời, đây
chính là một nét rất riêng trong ngày tết của người Việt từ xưa đến nay, nó chính là
nét để chúng ta có thể phân biệt được giữa ngày tết cổ truyền của người Việt Nam
và ngày tết của người Trung Hoa.
Bên cạnh đó, các phong tục cổ truyền của người Việt vẫn được gìn giữ, như
tục cạo tóc hay búi tóc, tục chơi trò ném còn, tục hát ví mùa xuân, chôn cất người
chết trong quan tài hình thuyền hay thân cây khoét rỗng,... Vẫn mãi được lưu truyền
từ đời này sang đời khác, trở thành điểm nhấn riêng của người Việt cổ, mà không
dân tộc nào có được.
d. Trống đồng biểu tượng linh vật của người Việt cổ
Bọn thống trị phương bắc không chỉ ra sức uy hiếp, phá hoại tinh thần của dân
tộc ta, mà còn phá hoại cả những thành quả Văn hóa vật chất mà dân tộc ta đã làm
nên. Sau khi đánh thắng Hai Bà trưng, nhà Hán sai Mã Viện thu gom tất cả trống
đồng, vật tiêu biểu cho vật chất thời Văn háo Đông sơn – Hùng Vương, để đúc
ngựa. Làm như vậy chúng nhằm vào hai mục tiêu: vừa phá hoại văn hóa vật chất,
vừa uy hiếp tinh thần dân tộc ta. Nhưng dân ta không nản long, nhân dân ta vẫn tiếp
tục đúc trống đồng, và tiếng trống đồng vẫn tiếp tục vang mai đến thời Trần làm
hàng vạn quân Nguyên Mông phải khiếp sợ:
“Bóng lòe gươm sắt lòng thêm đắng
Tiếng rộn trống đồng tóc đốm hoa”
(Trần Phu)
Trống đồng vẫn được nhân dân bảo vệ bằng cách vẫn sử dụng nó trong các dịp
Lễ hội, tiếng trống đồng thúc quân trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng làm cho
quân Nhà Hán phải khiếp sợ.

Trong quá trình đấu tranh đó nền văn hóa cổ truyền được đặt trước sự thử
thách lớn lao. Văn hoá Hán được du nhập và truyền bá vào Việt Nam có mặt ôn
hoà, qua số người di dân từ Trung Quốc, song mặt chủ yếu là mang tính cưỡng bức
qua bàn tay của bọn đô hộ như một công cụ nô dịch và đồng hoá. Nền văn hóa Việt
Nam không chống lại để tự vệ một cách bảo thủ và cô lập. Nó không chối tìm
những đóng góp của những yếu tố bên ngoài mà còn tỏ ra có khả năng thu nạp và
dung dưỡng mạnh những cái hay, cái đẹp của nền văn hoá ngoại nhập, kể cả đó là
nền văn hóa của kẻ đi xâm lược và đô hộ mình. Nói như tác giả Trần Thanh Đạm
trong bài ''Văn hóa Việt Nam - giao lưu và hội nhập quốc tế” là: “Văn hóa Việt
Nam đã tự bảo tồn được bản sắc của mình, đồng thời thâu thái được tinh hoa của
bên kia để phát triển và phát huy bản sắc đó, biến bản sắc thành ra bản lĩnh, có
nghĩa là bản sắc này không những chỉ có đặc tính riêng biệt mà còn có sức sống
quật cường”. Nhìn lại quá trình, đấu tranh và bảo vệ phát huy trong tiến trình lịch
sử văn hóa, nhiều phong tục tập quán người Việt đã có sự tiếp thu của người Hán và
cải tiến cho phù hợp với điều kiện sinh hoạt và sản xuất. Ví như tập quán giã gạo

16


bằng chày tay được thay đổi bằng giã gạo bằng cối đạp (theo hệ thống đòn bẩy). Từ
tập quán ở nhà sàn, người dân dần dần chuyển sang ở nhà nền đất bằng, thuận tiện
hơn. Tục và cách chôn cất người chết cũng được thay đổi theo người hán. Và tết
nguyên đán qua thời gian cũng có nhiều thay đổi, người Việt Nam bổ sung thêm
những phong tục tết khác như tết nguyên tiêu, tết trung thu, tết đoan ngọ, tết thanh
minh…
3. Tôn giáo
Về nguyên lý, không một tôn giáo hay một hệ tư tưởng nào lại tự giới hạn
phạm vi ảnh hưởng của mình trong một vùng lãnh thổ nhất định. Ở góc độ mà xét,
trước hết, chúng ta phải thừa nhận sự truyền bá mọi tôn giáo, mọi tư tưởng đến
nước ta là một hiện tượng rất tự nhiên và hợp quy luật. Tất nhiên sự truyền bá mục

tiêu cuối cùng cũng là tạo ra một quy mô tiếp nhận ngày càng rộng lớn. Nhưng
truyền bá và tiếp nhận là hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Vần đề đáng lưu ý ở
đây là ý thức lợi dụng quy luật truyền bá của tôn giáo và tư tưởng vào những âm
mưu chính trị thâm độc của quân đô hộ. Ở thời kỳ bắc thuộc đó là sự lợi dụng của
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo.
Vào thời Bắc thuộc các tư tưởng triết lý mới được du nhập vào nước ta, dưới
các hình thức khác nhau (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo). Nếu như Phật giáo đến
nước Việt bằng con đường hòa bình, với những tư tưởng tốt đẹp đã hòa nhập nhanh
chóng vào đời sống dân tộc Việt, và cũng như Đạo giáo theo chân ngoại bang xâm
lược truyền bá vào nước ta hay từ dân di cư người Hán vào nước ta, dần dần nó đã
trở thành một phần trong đời sống của dân tộc Việt, dân tộc ta đã chọn lọc nó và
biến những tư tưởng của Lão Trang thành lẽ sống phù hợp với truyền thống của
mình. Đến Nho giáo, Nho giáo cũng truyền bá vào nước Việt ta theo bước chân của
ngoại bang phương bắc, tuy nhiên khác với Đạo giáo hay Phật giáo, Nho giáo được
chế độ đô hộ phương bắc dùng làm công cụ để cai trị dân tộc ta, với âm mưu đồng
hóa về mặt tư tưởng, bảo vệ chế độ đô hộ phương bắc. Trong hoàn cảnh, khi cả ba
tư tưởng trên tồn tại song song trên đất Việt, theo lẽ tự nhiên thì tín ngưỡng, tư
tưởng truyền thống của dân tộc ta sẽ bị Tam giáo chèn ép, làm lu mờ dần bản sắc
dân tộc, sự đối nghịch về tư tưởng của tam giáo, sẽ làm cho sự đối kháng giữa
chúng với nhau ngày càng gay gắt hơn.
Nhưng trên thực tế, dân tộc Việt không những không làm mất đi tư tưởng bản
sắc dân tộc mình, mà còn dung hòa, hòa hợp các tư tưởng của tam giáo với nhau, vì
thế ít thấy xảy ra xung đột lẫn nhau. Người Việt đã đấu tranh chống lại những tư
tưởng của Nho giáo khi nó là công cụ bảo vệ chính quyền đô hộ, tư tưởng truyền
thống của dân tộc được bảo vệ, từ đó truyền thống dân tộc Việt càng được phát huy
hơn bằng cách chọn lọc những giá trị tốt đẹp mà Đạo giáo, Phật giáo mang lại.

17



3.1. Nho giáo
Nho giáo là hệ tư tưởng lớn nhất ở Trung Quốc, và từng có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến nhiều vùng lãnh thổ khác nhau ngoài biên giới của Trung Quốc. Lịch sử của
hệ tư tưởng phát triển đặc biệt này, tính đến khi bắt đầu truyền bá vào nước ta. Nho
giáo được coi là cơ sở trí thức và là nền tảng tư tưởng của giai cấp phong kiến thống
trị Trung Quốc, hiển nhiên khi được coi là một học thuyết chính trị, Nho giáo phải
chấp nhận chọn lọc mang nặng tính lợi vụ của giai cấp thống trị đương thời. Từ đây
Nho giáo mới bắt đầu có địa vị quan trọng hàng đầu trên vũ đài chính trị và tư
tưởng của Trung Quốc. Chẳng bao lâu sau khi có được địa vị quan trọng này, Nho
giáo đã theo chân quân đội xâm lược Trung quốc mà đến nước ta. Ở đây Nho giáo
lại phải chịu thêm một sự gạn lọc nữa, nhằm chỉ cho phép truyền bá những gì có lợi
nhất cho chính quyền đô hộ mà thôi. Hán Nho là một trường phái rất mạnh của lịch
sử Nho giáo, nhưng Nho học truyền bá đến nước ta thời Hán chỉ gồm hai nội dung
chủ yều là quảng bá tiếng nói tôn quân đại thống nhất và tiếng nói trọng nam khinh
nữ. Việc quảng bá cho tiếng nói tôn quân đại thống nhất, bọn đô hộ muốn khép chặt
nhân dân ta vào vòng cương tỏa nghiệt ngã của chủ nghĩa bành chướng, đồng thời
với việc quảng bá cho tiếng nói trọng nam khinh nữ, bọn đô hô hy vọng sẽ từng
bước loại một nửa lực lượng xã hội nước ta ra khỏi cuộc đấu tranh giành độc lập rất
quyết liệt đương thời.
Người Việt tiếp thu tư tưởng Nho giáo, nhưng cải biến nó trở thành vũ khí
chống lại âm mưu đồng hóa dân tộc của phương bắc.
Tư tưởng Nho giáo khi vào nước Việt, đã làm ảnh hưởng đến các tầng lớp
nhân dân. Tuy nhiên quá trình tiếp nhận đó lại có sự khác nhau. Những tầng lớp xã
hội trên như quan lại người Việt cũ, những người có điều kiện đi học chữ Nho đã
chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo sâu sắc. Từ chỗ bị ép học, nhân dân ta đã tự
nguyện học nó và ngày một phổ biến nó một cách rộng rãi. Vì thế những người Việt
Nam đầu tiên được giữ những chức vụ quan trọng dưới thời Bắc thuộc như Lý Tiến,
Lý Cầm - làm thái thú, thứ sử - đều là những người học thông kinh truyện, xuất thân
từ khoa bảng.
Đối với các tầng lớp nhân dân, sống trong lũy tre làng, cuộc sống cố kết cộng

đồng, truyền thống yêu nước lúc nào cũng được thắp sáng. Bởi thế mà khi tư tưởng
Nho giáo bắt đầu xâm nhập vào lũy tre làng, bọn đô hộ phương bắc những tưởng
chính tư tưởng Nho giáo ấy sẽ phá vỡ được khối đoàn kết làng xã đặc trưng của dân
tộc Việt, thì họ đã nhầm. Nho giáo vào đời sống làng xã, người Việt đã tiếp thu nó,
và tìm cách biến nó trở thành vốn sống của mình để phù hợp với truyền thống dân
tộc, triết lý nguyên thủy của Nho giáo bị người Việt phá vỡ.
Tam cương ngũ thường, có ảnh hưởng nhưng không ăn sâu vào tinh thần, tư
tưởng dân tộc. Nhân dân ta đã chọn lọc tiếp thu được những gì tương đồng với đạo
lý truyền thống của dân tộc. Nhưng phủ nhận tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi

18


thường người lao động. Nho giáo vào Việt Nam bị môi trường khúc xạ, từng bước
bị Việt hóa.
Thứ nhất, tiếng nói tôn quân đại thống nhất, tư tưởng “trung quân”. Nho giáo
rất coi trọng tư tưởng “trung quân” còn tư tưởng yêu nước thì không đề cập đến.
Quan lại Trung Hoa và võ sĩ Nhật Bản đều coi việc trung thành với “minh quân”,
“minh chúa”, “Thiên Hoàng” làm trọng, sẵn sàng xả thân vì họ. Trong khi đó thì
người dân Việt Nam tiếp thu tư tưởng “trung quân” Nho giáo trên cơ sở tinh thần
yêu nước và tinh thần dân tộc sẵn có, khiến cho cái trung quân đó đã bị biến đổi và
gắn liền với ái quốc. Bởi thế với người Việt tinh thần dân tộc là trên hết, đó cũng là
cách mà tổ tiên ta lúc bấy giờ chống lại tư tưởng thuần phục của chế độ đô hộ
phương bắc, tư tưởng dân tộc đối với người Việt vẫn là trên hết.
Thứ hai, nếu chế độ độ hộ phương bắc từ nhà Hán hay những vương triều sau
đều dựa vào triết lý của Khổng Tử dùng “Tiếng nói trọng nam khinh nữ” áp đặt lên
người Việt. Thì trong cái mạch nguồn làng xã người Việt cũng có câu “Tam nam
bất phú, tứ nữ bất bần”.
Cảnh tượng gia đình Việt: “Trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồng cày vợ cấy
con trâu đi bừa”. Hay đặc điểm xã hội người Việt: “Thuận vợ, thuận chồng, tát

biển đông cũng cạn”. Nuôi dưỡng con cái: “Uống nước phải nhớ đến nguồn, Được
ăn quả chín nhớ ơn người trồng”.
Thời bắc thuộc chưa biết đã xuất hiện những câu tục ngữ tương tự như trên
hay chưa, nhưng chắc rằng nó đã hình thành và được truyền tụng trong dân gian,
nối tiếp từ đời sang đến đời khác. Quan trọng là nó cho ta thấy, trong xã hội Việt
Nam ta từ xưa vai trò của người phụ nữ cũng đã được đề cao ở trong gia đình, ở
ngoài cộng đồng làng xã, kể cả khi giặc phương bắc có áp đặt lễ giáo là phải “trọng
nam khinh nữ hay không”. Hầu như người phụ nữ Việt luôn hiện diện ở mọi lĩnh
vực trong mọi sinh hoạt cuộc sống, họ tham gia lao động sản xuất (chồng cày vợ
cấy, họ dệt vải, trồng rau…), luôn giành tình yêu thương đến với mọi người trong
gia đình (thương chồng, lo cho con cái…), quán xuyến mọi việc trong gia đình (nấu
cơm, gánh nước…), và còn rất nhiều đức tính khác nữa của nười phụ nữ Việt Nam.
Điều đó chứng minh rằng, khi quân xâm lược phương bắc mang tư tưởng mới với
mục đích cai trị dân tộc ta, mà ở đây là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” lẽ dĩ nhiên
với vai trò của phụ nữ Việt trong gia đình không thể bàn cãi, chỉ xét về nguồn nội
lực có sẵn ấy thôi, thì dân tộc ta thời bắc thuộc cũng đủ khả năng đánh bại được âm
mưu như trên của các chính quyền đô hộ phong kiến phương bắc.
Đối với làng, với nước hình ảnh phụ nữ Việt Nam càng lớn lao hơn. Chứng
minh xác thực nhất đó là những truyền thuyết, những truyện thần thoại mà tổ tiên đã
lưu giữ truyền lại đến đời sau nói về hình ảnh của người phụ nữ. Như truyện Âu cơ
và Lạc Long Quân, hình ảnh mẹ Âu cơ dẫn năm mươi người con lên non, từ đó sự
tích huyền ảo về nhà nước Văn Lang được hình thành, hay truyện Thánh Gióng “
mẹ Thánh Gióng nuôi người lớn lên trong phút chốc, chàng vùng dậy đòi sứ thần

19


cho đi đánh giặc”. Xác thực hơn, đó là cuộc khởi nghĩa giành độc lập của hai Bà
Trưng cùng với những nữ tướng tài giỏi, làm cho quân Tây Hán phải khiếp sợ. Bởi
thế, hình ảnh lớn lao của người phụ nữ trong tâm tưởng người Việt luôn mãi tồn tại,

với tinh thần đó, âm mưu dùng tư tưởng phụ quyền áp đặt lên dân tộc Việt của bọn
phương bắc đô hộ bị thất bại.
Không chỉ đấu tranh, chống lại tư tưởng áp đặt của Nho giáo, mà người Việt
vốn biết dung hòa nên cũng đã có tiếp thu những giá trị tốt của Nho giáo, từ đó
người Việt phát huy hơn nữa truyền thống dân tộc mình.
Vốn trọng tình người, vì trọng tình vốn là truyền thống lâu đời của văn hóa
phương Nam, cho nên khi tiếp nhận Nho giáo, người Việt đã tâm đắc với chữ
“nhân” hơn cả. Nhân là lòng thương người. Đối với người bình dân, “nhân đồng
nghĩa với “tình”. Các chữ nhân tình, nhân ngãi (biến âm của nhân nghĩa), nhân
duyên trong tiếng Việt đã trở lại nói về tình yêu trai gái. Khả năng Việt hóa Nho
giáo một cách mãnh liệt thể hiện qua bài ca dao dí dỏm:
“Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề bài thơ
Bài thơ ba chữ rành rành:
Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là ba,
Chữ trung là để phần cha,
Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình!”
Chữ nhân của Khổng Tử, cũng rất khác chữ nhân theo cách nhìn của người
Việt Nam. Chữ nhân của Khổng Tử là một quan niệm siêu hình, nó chỉ trình độ cao
nhất của sự tu dưỡng con người, tự thân nó chứa đựng mọi giá trị khác về đạo đức.
Trái lại chữ nhân Việt Nam lại rất cụ thể, nó chỉ sự hi sinh cho quyền lợi của nhân
dân Việt Nam, chỉ những người như thế mới được người Việt cho là có nhân. Trong
tâm thức người Việt Nam chỉ những người hi sinh vì đất nước, cho nhân dân Việt
Nam thì mới có nhân “Thánh gióng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Mai
Thúc Loan, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền…”. Chữ trí, hay chữ anh hùng cũng thế, khi
cái trí chỉ dùng để mưu lợi cho bản thân thì người Việt dùng chữ khôn, hay mưu trí.
Một con người dũng cảm chưa chắc đối với người Việt Nam là anh hùng, trái lại
sách Trung Quốc đâu đâu cũng gọi là anh hùng. Người Việt Nam chỉ chấp nhận
người anh hùng khi sự dũng cảm của anh ta phục vụ cho nhân dân, cho tổ quốc.
Như vậy, các khái niệm cơ bản của Nho giáo không có gì thay đổi ngôn từ, nhưng

lại thay đổi về quan hệ, nội dung, bao trùm lên nội dung là tinh thần dân tộc, tinh
thần yêu nước của nhân dân ta.

20


Từ việc trọng tình, người Việt bổ sung thêm truyền thống dân chủ của văn hóa
nông nghiệp (vốn có trong Nho giáo nguyên thủy, nhưng đến Hán Nho đã bị loại
trừ). Chính nhờ tính dân chủ ấy mà khi Nho giáo Trung Hoa thâm nhập vào Việt
Nam nó đã được “làm mềm” đi, không quá hà khắc. Nhờ truyền thống dân chủ ấy
mà Nho giáo Việt Nam vào giai đoạn độc lập, dù có giữ vị trí độc tôn nhưng cũng
không dám loại trừ Phật giáo và hủy bỏ cái gốc Việt Nam là đạo Mẫu. Tiếp thu chữ
“hiếu” của Nho giáo, người Việt Nam đặt nó trong mối quan hệ như đề cao lòng
hiếu thảo, tô kính tổ tiên, nhân ái với con người.
Với cả cha và mẹ:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Xu hướng trọng văn, chính vì chịu ảnh hưởng của văn hóa nông nghiệp
phương Nam nên Nho giáo nguyên thủy rất coi trọng văn, trọng kẻ sỹ. Tuy nhiên
Trung Hoa có trọng thì quan văn cũng chỉ ngang hàng với quan võ. Ở các nhà nước
Đông Nam Á, chữ dũng vẫn được coi trọng nhưng ở những mức độ khác nhau. Ở
Việt Nam, văn được coi trọng hơn hẳn võ. Tuy luôn phải đối phó với chiến tranh,
nhưng người Việt Nam ít quan tâm đến các kỳ thi võ mà chỉ ham học chữ, thi
văn: Một kho vàng không bằng một nang chữ. Người Việt Nam nhìn thấy ở Nho
giáo một công cụ văn hóa, một con đường làm nên nghiệp lớn:
“Chẳng tham ruộng cả ao liền
Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ
Anh về lo học chữ Nhu

Chín trăng em đợi, mười thu em chờ”.
Nho giáo Trung Hoa khuyến khích làm giàu nếu nó không trái với lễ: “Phú
quý mà có thể cầu được thì dù làm kẻ cầm roi đánh xe hầu người, ta cũng làm”
(Luận ngữ). Làm giàu không chỉ nên, mà còn là trách nhiệm của người cai trị:
Mạnh Tử từng bàn đến các vấn đề trao đổi hàng hóa, giá cả, chính sách thu thuế
chợ, thuế đường…; ông nói: “người ta có hằng sản mới có hằng tâm”. Chính vì vậy
mà ở Trung Hoa, Nho giáo không hề cản trở nghề buôn phát triển.
Trong khi đó thì dân tộc Việt với văn hóa nông nghiệp đậm nét, với tính cộng
đồng và tính tự trị, lại có truyền thống khinh rẻ nghề buôn. Nó đã bám rễ vào suy

21


nghĩ và tình cảm mỗi người, khiến cho nghề buôn trong lịch sử Việt Nam không thể
phát triển được; nó còn được khái quát thành quan niệm mang tính chính thống: dĩ
nông vi bản, dĩ thương vi mạt và đường lối trọng nông khinh thương. “Truyền
thống” này khiến cho Việt Nam nông nghiệp vốn đã âm tính lại càng duy trì được
sự ổn định lâu dài, tránh mọi nguy cơ đồng hóa.
Như vậy, sự du nhập của Nho giáo Trung Quốc vào Việt Nam không thể lấn át
hoặc đồng hóa bản sắc văn hóa Việt Nam. “Người Việt Nam tiếp thu Nho giáo
không phải như gáo nước lạnh xối trên cát khô mà là có phê phán, chọn lọc từ Nho
giáo những gì là tinh túy nhất để bổ sung, phát triển, làm giàu cho nền văn hóa
truyền thống của mình”.
3.2. Đạo giáo
Đạo giáo là một tôn giáo có sử dụng khái niệm “Đạo” của Đạo gia nhưng cắt
nghĩa và phát triển theo hướng thần bí hoá, ma thuật hoá và tôn giáo hoá, ra đời ở
Trung Quốc vào thế kỷ II, gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân Hoàng Cân, và
phát triển theo hai hướng là: Đạo giáo thần tiên chủ trương tu tiên, luyện đan, cầu
trường sinh bất lão và Đạo giáo phù thuỷ chủ trương cầu tiên, hầu đồng, cầu thuốc
chữa bệnh, trừ tà ma, nhương sao, giải ách, đoán vận, chiêm mộng, bói toán, mê tín

dị đoan.
Cũng như Nho giáo, Đạo giáo cũng theo đạo quân xâm lược mà đến nước ta,
nhưng khác biệt Nho giáo là Đạo giáo đã theo chân các nông dân khởi nghĩa chạy
trốn, các quan lại cai trị, những trí thức bất mãn với thời thế, cùng những nhà thuật
số, phù thuỷ Trung Quốc du nhập sang nước ta.
Khi vào nước ta, Đạo giáo thần tiên hầu như chỉ dừng lại trong tầng lớp quan
lại đô hộ, trong khi đó Đạo giáo phù thủy lại được truyền bá ở khắp nơi, trộn lẫn và
hòa nhập với một số tín ngưỡng dân gian tạo ra sắc thái có phần khác hẳn so với
Đạo giáo ở Trung Quốc.
Quyền năng phi phàm của đạo sĩ cùng với thế giới thần tiên đầy ảo vọng, cùng
với những hoạt động thuật bói toán, cầu khấn phiền toái của Đạo giáo đã bị quan lại
đô hộ lợi dụng, nhằm vừa trấn áp vừa xoa dịu tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.
Đã có một thời gian dài, quan lại cũng chính là đạo sĩ. Tuy nhiên nếu kể thù biết
dùng Đạo giáo để thống trị, thì nhân dân ta cũng biết dùng Đạo giáo để đấu tranh.
Thời Đường có Cao Biền từ sang nước ta làm Thái Thú, người này có tài về
thuật số thiên văn, địa lý, đủ cả, lại biết phép trị dân, xây thành đắp lũy, có tài phép
hơn người. Nhưng thay vì nể phục, dân Việt ta đã mỉa mai và giễu cợt bằng một câu
truyện nuôi âm binh, và kết luận bằng một câu tục ngữ “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy
non”. Xuất phát từ một câu truyện: “Nguyên Cao Biền là một tay có tài phép, thông
thạo địa lý - thiên văn, qua nước ta làm Thái thú, thì phát hiện ra có nhiều huyệt
đất phát Đế vương, có thể sau này sẽ có hại lớn cho Thiên triều Bắc quốc, Ông ta

22


dùng tài phép để trù ếm long mạch đất phương nam, người Việt có khởi nghĩa thì
cũng bị đội quân âm binh đánh bại. Người Việt cũng chống lại bằng câu truyện của
mình, Tản Viên – Sơn Tinh là hiện thân của một vị thần bảo vệ nhân dân mỗi khi
gặp nạn, thần có tài phép và đã đánh bại được đội quân âm binh của Cao Biền,
khống chế được Cao Biền, mang lại cuộc sống bình an cho dân tộc Việt”. Qua câu

truyện trên ta thấy được rằng, bọn đô hộ phương bắc luôn dùng mọi thủ đo để chi
phối tinh thần đoàn kết, đứng dậy đấu tranh của dân tộc ta, bằng sự khôn khéo,
thông minh của mình, dân tộc Việt cũng có cách thức để chống lại mọi âm mưu
đồng hóa và bảo vệ được nguồn gốc dân bản sắc dân tộc mình.
Đạo giáo theo chân những người nông dân, thành phần bất mãn chính quyền
phong kiến Trung Quốc, các đạo sĩ, thầy tướng số… vào nước ta, gặp tín ngưỡng
của dân tộc ta cũng có nét tương đồng nên ít nhiều cũng có giao lưu và tiếp biến ảnh
hưởng đến xã hội, bên cạnh đấu tranh chống lại những thủ đoạn của bọn đô hộ dùng
Đạo giáo để cai trị, dân tộc ta đã chọn lọc những điều tốt đẹp mà Đạo giáo mang lại
cho phù hợp với tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Đây là hoàn cảnh khách
quan, nằm ngoài ý muốn của quân xâm lăng.
Khi tiếp nhận Đạo giáo, phái phù thủy đã tạo thêm sức mạnh tinh thần cho
nhân dân ta trong đấu tranh chống áp bức và bất công đi đến khởi nghĩa phương bắc
đô hộ. Đưa vào trong tín ngưỡng của người Việt. Ví dụ: thay vì thờ thần của người
tàu thì người Việt thờ thần của mình, đó là những vị anh hùng có công: Thánh
Gióng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Hùng Vương… người Việt tiếp nhận tư tưởng Đạo
giáo phù thủy (thần tiên, phép thuật…) thần thánh hóa nhân vật lịch sử của mình
lên; các vị thần tự nhiên cũng được nhân dân tôn sung bà trời, bà đất, bà nước…
luôn che trở giúp đỡ dân tộc Việt trong quá trình lao động, cũng như chống quân
xâm lược.
3.3. Phật giáo
Đạo Phật là một tôn giáo lớn trên thế giới, do Đức Thích-ca Mầu-ni sáng lập ở
Ấn Độ, đã thâm nhập sâu rộng vào nước ta ngay từ những thế kỷ trước sau công
nguyên, với một hệ thống chùa chiền được xây dựng tại nhiều nơi và một tầng lớp
sư tăng, phật tử khá đông đảo.
Theo sách Thuỷ kinh chú (thế kỷ VI) cho biết: Vua Acoka – vị vua anh hùng
thống trị toàn cõi Ấn Độ và sung thượng Phật giáo (ở thế kỷ III trước Công
nguyên), đã sai xây dựng Phật pháp (stupa) trên đất Giao Châu.
Theo Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục, ở đời Sĩ Nhiếp có hai vị sư
là Ma Ha Kỳ Vực và Khâu Đà La người Thiên Trúc đến mở chùa tại Luy Lâu và

truyền đạo. Bốn ngôi chùa cổ mang tên Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện ở
quanh Luy Lâu đều được xây dựng dưới thời Sĩ Nhiếp. Chính trên cơ sở đó đã hình
thành nên một trung tâm Phật giáo lớn tại đây vào thế kỷ thứ II sau Công nguyên:
đó là trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Chính khi trả lời Thái hậu Linh Nhân (triều Lý)

23


về lịch sử phát triển của đạo Phật ở Việt Nam, Thiền sư Thông Biện đã dẫn lời của
nhà sư Đàm Thiên (thời Tuỳ) trả lời vua Tuỳ Văn Đế cho biết: “Xứ Giao Châu có
đường thông sang Thiên Trúc (tức Ấn Độ). Khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc
chưa phổ cập xuống đến Giang Đông (tức vùng Hoa Nam) mà xứ ấy đã xây dựng
được tại Luy Lâu hơn 20 bảo tháp (tức chùa chiên), độ được hơn 500 vị tăng và
dịch được 15 bộ kinh. Thế là xứ ấy theo đạo Phật trước cả nước ta (tức Trung
Quốc)” (Thiền uyển tập anh ngữ lục). Điều đó cho thấy, trung tâm Phật giáo Luy
Lâu đã ra đời sớm hơn hai trung tâm Phật giáo Lạc Dương (Hà Nam) và Bành
Thành (Giang Tô) ở miền nam Trung Quốc và đạo Phật có mặt trên đất nước ta sớm
hơn so với vùng Hoa Nam của Trung Quốc.
Lúc bấy giờ, Luy Lâu là trị sở của quận Giao Chỉ. Tại đây, trong các năm 168
– 181, sư Khâu Đà La người Thiên Trúc (Ấn Độ) đã lập chùa hoằng pháp và phát
triển đạo Phật. Nhờ có nhiều phép lạ, sư đã chinh phục được nhiều người đến tu
học. Sau một thời gian truyền bá Phật giáo ở Giao Châu, sư Khâu Đà La tiếp tục lên
đường sang Trung Quốc để truyền bá đạo Phật. Cùng với Khâu Đà La còn có Ma
Ha Kỳ Vực, cũng là một tu sĩ người Thiên Trúc, đã đi thuyền men theo bờ biển đến
Phù Nam, rồi lên Giao Châu truyền đạo và sau đó tiếp tục lên đường sang Quảng
Châu. Ông có nhiều phép lạ, hẳn là ở ông đã có sự kếp hợp với khuynh hướng của
Mật tông.
Sang thế kỷ III còn có Khương Tăng Hội, người nước Khang Cư (Trung Á)
nhưng sinh sống ở Ấn Độ, về sau ông đến học Phật tại Giao Châu. Và đến năm 247,
khi thấy Phật giáo đã đứng vững ở Giao Châu, còn vùng Giang Đông thì chưa thịnh

nên ông đã sang Kiến Nghiệp (kinh đô của nước Ngô) để thuyết đạo. Trong Việt
Nam Phật giáo sử luận, Nguyễn Lang cho rằng Thiền học Đại thừa Việt Nam khởi
đầu bằng Khương Tăng Hội và ông là người đầu tiên (trước cả Bồ Đề Đạt Ma) đã
đem Thiền học từ Việt Nam đến phát huy tại Trung Hoa. Cũng trong thế kỷ III, còn
có một vị sư tên là Chi Cương Lương Tiếp, người nước Nhục Chi đã tới Giao Châu
vào khoảng năm 255 – 256 và có công dịch nhiều bộ kinh điển của Phật giáo tại
đây, trong đó có kinh Pháp Hoa Tam muội, là một kinh thuộc về Thiền phái Đại
thừa.
Đến thế kỷ thứ V, theo lịch sử Phật giáo Việt Nam còn có thêm hai nhà sư có
tên tuổi khác là Đạt Ma Đề Bà và Huệ Thắng đã đến truyền giáo tại Giao Châu. Đạt
Ma Đề Bà là người Ấn Độ, đến Giao Châu khoảng giữa thế kỷ V để giảng dạy về
các phương pháp thực hành Thiền học. Còn Thiền sư Huệ Thắng là một trong
những học trò của Đạt Ma Đề Bà. Về sau, nhận lời mời của Thái thú Nam Hải Lưu
Tích, Huệ Thắng đi sang Bành Thành để chỉ bày Thiền pháp Đại thừa cho miền
Giang Đông. Như vậy là không chỉ có Khương Tăng Hội, mà còn có cả Đạt Ma Đề
Bà cũng đã đem Thiền học đến Giao Châu sớm hơn trước cả Bồ Đề Đạt Ma đến
Trung Hoa vào năm 520 mà lịch sử Thiền học ở Trung Quốc đã xem ông là vị Tổ
thứ nhất của Thiền tông ở Trung Quốc.

24


Như vậy, Phật giáo đã phát triển khá mạnh ở Giao Châu trong các thế kỷ đầu
Công nguyên. Và từ Giao Châu đã trở thành bàn đạp để Phật giáo đi sâu vào vùng
nội địa của Trung Quốc. Chính học giả Hồ Thích, một nhà nghiên cứu lịch sử triết
học nổi tiếng của Trung Quốc cũng xác nhận, vào các thế kỷ đầu Công nguyên,
nhiều tu sĩ Phật giáo đã khởi hành từ Giao Châu đến Vũ Châu ở Quảng Tây, rồi đến
Quảng Đông và tiếp tục vượt qua các núi non để đi tới miền hạ lưu của sông Dương
Tử để truyền đạo (Hồ Thích luận học cận trước).
Tập luận thuyết đầu tiên về đạo Phật bằng chữ Hán – Lý hoặc luận – đã được

Mâu Bác viết ra tại Giao Châu vào cuối thế kỷ II. Ông sinh vào khoảng những năm
165 – 170, là người Thương Ngô. Vào cuối đời Hán Linh Đế, ông sang Luy Lâu
cùng với mẹ. Ở đây, ông đã đọc các kinh sách của Nho, Lão và học Phật. Ông viết
cuốn sách này là để đáp lại sự khích bác Phật giáo của những người không theo đạo
Phật, nhất là những người theo đạo Nho và đạo Lão từ Trung Quốc sang đây.
Những kinh điển Phật giáo đầu tiên cũng được phiên dịch tại Giao Châu, như kinh
Tứ thập nhị chương, nhằm hướng đến đối tượng là những Phật tử xuất gia, trong đó
nêu lên những quan điểm cơ bản về Phật, Pháp, Tăng, quan niệm về Niết bàn, Luân
hồi, Nghiệp báo, về Từ bi, Bố thí, Diệt dục và cả về Thiền định… Qua những kinh
này và sách Lý hoặc luận, cho thấy tín ngưỡng bình dân về bụt đã thâm nhập vào
Phậ giáo ở Giao Châu, và tại trung tâm Luy Lâu (Thuận Thành – bắc Ninh ), Phật
giáo đã mang tinh thần hoà đồng với tín ngưỡng dân gian bản địa và cả với Lão
Trang cũng như Nho học. Bốn chùa Tứ pháp ở Luy Lâu với các tên gọi là Pháp
Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện chắc hẳn đã kết hợp với việc thờ các nữ thần
nông nghiệp bản địa từ lâu của nhân dân ta là: Bà Mây, Bà Mưa, Bà Sấm, Bà Chớp.
Đồng thời, với tư tưởng bình đẳng, quan niệm “mọi người đều có Phật tính”, Phật
giáo đã nhanh chóng được nhân dân ta sử dụng làm hệ tư tưởng chống chế độ áp
bức, bóc lột và phân biệt Hoa – Di của bọn phong kiến phương Bắc. Ngoài ra, nó
còn góp phần trong việc trung hoà các yếu tố đến từ văn hoá Trung Hoa, khiến cho
văn hoá Việt Nam dưới thời Bắc thuộc tuy bị Hoa hoá nhưng vẫn khác với văn hoá
Trung Hoa.
Theo sử sách của Trung Quốc, lúc bấy giờ ở Giao Châu, ngoài các chùa tháp
thờ Phật, còn có nhiều đền thờ khác của tín ngưỡng dân gian người Việt bị gán
chung là “dâm từ”. Điều đó chứng tỏ tín người cổ truyền của người Việt vẫn còn
đậm đà trên đất Giao Châu. Và trên đất Việt, các tôn giáo, các luồng tư tưởng từ
nhiều ngã đường truyền bá vào đây đã mang khuynh hướng hoà đồng, trung hoà lẫn
nhau và đều có những mặt tiêu cực cũng như những khía cạnh tích cực nhất định.
Và điều quan trọng là không một tôn giáo nào có thể tạo nên được ở nhân dân ta sự
cuồng tín, để gây thành cái mầm chia rẽ dân tộc, đi ngược lại mục tiêu đoàn kết
chống ách đô hộ, giành độc lập dân tộc. Lòng khoan dung tôn giáo là một đức tính

truyền thống của nhân dân ta. Nên dù theo đạo này hay đạo khác, người Việt vẫn
luôn luôn thương yêu, đùm bọc lẫn nhau và cùng hợp sức với nhau trong cuộc đấu
tranh chống Bắc thuộc.

25


×