Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC PHẦN LỊCH SỬ KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.45 KB, 11 trang )

16-01-16
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC PHẦN LỊCH SỬ KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ
Câu 1: Quá trình di cư của người Việt vào đất Nam Bộ ?
Trả lời:
Quá trình di cư của người Việt vào đất Nam bộ có thể khái quát thành những đặc điểm sau:
1.Nguồn gốc lưu dân:
- Do những tác động khách quan và chủ quan với nhiều hạn chế, vì thế vùng đất Nam Bộ
cho đến thế kỉ XV-XVI về cơ bản vẫn là vùng đất hoang vu chưa được khai phá triệt để mặc dầu
có nhiều tầng lớp cư dân đến đây sinh sống. Song bước vào thế kỷ XVII thì tình hình khai khẩn
đã có những nét khác, bởi từ lúc này trở đi, trên vùng đất Nam bộ đã xuất hiện một lớp cư dân
mới. Trong lớp cư dân này, trước hết phải kể đến lưu dân người Việt, bởi họ chiếm số đông.
Thành phần chủ yếu nhất vẫn là nông dân và thợ thủ công nghèo khổ bị điêu đứng cùng cực vì
tai họa chiến tranh, vì bị giai cấp phong kiến áp bức bóc lột không thể sống nổi, chính vì thế họ
phải buộc lòng từ bỏ quê hương.
- Nguyên nhân của hiện tượng xã hội này
+ Nạn vơ vét nhân lực- bắt lính của các tập đoàn phong kiến vì mục đích chiến tranh.
Để có một lực lượng quân sự hùng hậu đủ sức chống chọi với nhau, chính quyền họ Nguyễn
cũng như họ Trịnh đã tiến hành việc bắt lính một cách ráo riết và tràn lan, vì thế việc bắt lính trở
thành một tai nạn chung cho mọi người, nhất là những người nông dân và thợ thủ công nghèo
khổ, không có thế lực và điều kiện trốn tránh.
+ Ngoài ra, triều đình phong kiến họ Nguyễn còn ra sức vơ vét vật lực, tài lực của
nhân dân, một mặt để cung đốn cho nhu cầu chiến tranh, mặt khác để thỏa mãn lối sống xa hoa,
quý tốc của họ. Để đạt được những mục tiêu đó, triều đình họ Nguyễn đã đặt ra các loại thuế-lệ
hết sức nặng nề, phiền phức buộc nhân dân phải tuân theo. Bên cạnh đó, bọn quan lại đã lợi dụng
việc thu thuế để đua nhau ức hiếp, bóp nặn nhân dân, nhất là nông dân một cách tàn khốc.
=> Chính những nguyên nhân trên đã đẩy dân chúng, nhất là những người nông dân nghèo khổ
vào con đường khổ sở, điêu đứng, buộc họ phải rời bỏ làng mạc, ruộng vườn, xiêu tán đi nơi
khác.
- Như vậy, với đông đảo nông dân xiêu tán đã là nguồn cung cấp chính cho làn sóng di cư
vào đất Đồng Nai-Gia Định (tên gọi chung đất Nam Bộ ngày nay). Nơi mà họ nghe nói có đất
đai rộng lớn, phì nhiêu chưa được khai thác.


- Bên cạnh những thành phần vừa đề cập. Trong lớp lưu dân người Việt đến đây còn phải
kể đến những người trốn tránh binh dịch, những tù nhân bị lưu đày, những binh lính đào ngũ
hoặc giải ngũ, những thầy lang, thầy đồ,v.v…. kể cả những người giàu có (tức “dân có vật lực”)
vẫn muốn tìm nơi đất mới để mở rộng vệc làm ăn.
Trang 1 - 11

16-01-16


16-01-16
2. Hình thức di cư:
- Tự do di cư : Tự do đi lẻ tẻ hoặc là đi cả gia đình hoặc là người mạnh đi trước đón gia
đình đi theo sau, hoặc mấy gia đình, mấy người kết lại thành nhóm cùng đi với nhau.
- Di cư cơ chế : Do nhà nước (chúa Nguyễn) đã đứng ra tổ chức và bảo trợ cho nhân dân
tham gia vào các đợt di dân khẩn hoang.
3. Phương thức di cư :
Đi theo đường biển với phương tiện thuyền buồm là chủ yếu, bởi vì việc đi lại giữa các
vùng đất Miền Trung với vùng đất Đồng Nai – Gia Định chủ yếu bằng đường biển. Tuy nhiên
vẫn có những người trèo đèo vượt núi theo đường bộ, đi dần từng chặng một, đến một đoạn nào
đó ở một thời gian thấy trụ được thì ở luôn, nếu không được thì đi tiếp, cứ thế dần dần đến vùng
đất Nam Bộ. Số người đi theo kiểu này rất ít vì đường đi quá gian lao và nguy hiểm, rất khó vượt
qua.
4. Tiến trình nhập cư:
- Diễn ra liên tục, số lượng cư dân ngày càng đông đi đôi với mức độ ngày càng
khốc liệt của cuộc chiến tranh phong kiến Trịnh – Nguyễn, cùng với mức độ ngày càng gay gắt
của mâu thuẫn xã hội giữa địa chủ với nông dân.
- Tiến trình nhập cư đó có lúc diễn ra lẻ tẻ, có lúc diễn ra ồ ạt, nhất là khi các chúa
Nguyễn chiêu dân vào Nam khai khẩn.
Câu 2: Tiến trình phân bố, địa điểm cư trú và khẩn hoang của lưu dân người Việt và một
bộ phận người Hoa ?

Trả lời:
- Địa điểm đặt chân sớm nhất của lưu dân người Việt trên đất Nam Bộ là ở Mỗi Xuy
(Mô Xoài-Bà Rịa), vì đây là nơi địa đầu vừa nằm trên trục giao thông đường bộ từ Bình Thuận
vào Nam vừa giáp biển, có cửa biển vào được, ghe thuyền từ Bắc vào Nam. Đây là vùng đất
rộng lớn từ làng Long Hương, Phước Lễ và lên đất đỏ ngày nay.
- Từ Mô Xoài – Bà Rịa lưu dân người Việt tiến dần đến vùng Đồng Nai định cư và khai
khẩn. Các địa điểm định cư và khai khẩn sớm nhất khu vực này là Bàn Lân, Bến Gỗ, Bến Cá, cù
lao Rùa, cù lao Tân Triều, cù lao Tân Chánh,v.v....
- Năm 1679 ngoài cư dân người Việt vùng này có thêm lưu dân người Hoa (nhóm Trần
Thượng Xuyên do không thuần phục triều đình Mãn Thanh nên chạy sang Việt Nam xin lưu trú,
điểm tập kết đầu tiên của họ là Bàn Lân
- Cũng như ở Đồng Nai, lưu dân người Việt đến định cư khai phá vùng đất Sài Côn
(Bến Nghé) từ nửa cuối TK XVII, tại đây họ khai phá các khu đất cao như : Chợ Quán đến Gò

Trang 2 - 11

16-01-16


16-01-16
Công, Chùa Gò (Phụng Sơn Tự), khu vực Bà Chiểu, Gò Vấp, kéo dài đến Hóc Môn theo trục lộ
đi về phía Tây Ninh.
=> Như vậy, đến những năm cuối TK XVII trên suốt khu vực rộng lớn từ Mô Xoài đến
Bến Nghé cùng với người Khơme, người Hoa, người Việt cũng đã đến định cư và khai phá. Tuy
nhiên lúc bấy giờ dân cư còn quá ít, hầu hết là dân phiêu bạc phương tiện lại thiếu thốn, trình độ
kĩ thuật còn hạn chế. Cho nên trên cả khu vực rộng lớn đó những địa điểm định cư khai phá còn
rãi rác, đất hoang rừng rậm còn nhiều.
- Sang TK XVIII các điểm định cư khai phá ở khu vực Sài Gòn – Bến Nghé và những
vùng xung quanh tiếp tục được mở rộng thêm, sau khi Nông Nại Đại Khố (cù lao phố Đồng Nai
- Biên Hòa) bị tàn phá 1772, thì vùng Sài Côn (Chợ Lớn ngày nay) trở thành một trung tâm

thương mại khá sầm uất.
- Thời gian này, lưu dân người Việt cũng đến định cư và khai phá khu vực hai bên bờ
sông Vàm Cỏ Tây, bờ Bắc sông Tiền và ở các cù lao theo các cửa sông Tiền bao gồm các vùng
Tân An, Gò Công-Chợ Gạo, cù loa Minh, cù lao Bảo ở Tiền Giang.
- Ở vùng Đồng Tháp Mười rãi rác, cũng có một số ít giồng đất không bị ngập lụt tới
mức gây thiệt hại.Vì thế cũng có một số ít lưu dân trụ lại định cư lâu dài và khai phá một vài
vùng gọi là “đất phước” như Tân Châu, Cao Lãnh.
- Đáng chú ý nhất, đến nửa đầu TK XVIII, các địa điểm định cư và khai phá được hình
thành trên hầu khắp các cù lao_đó là một loại đất giồng nổi trên mặt nước được phù sa bồi đắp
hàng năm như : cù lao Ông Chưởng, cù lao Mây, cù lao Năm Thôn trên sông Tiền, cù lao Cát, cù
lao Dung ở vùng Sông Hậu.
- Ở vùng Mỹ Tho, từ chợ cũ Mỹ Tho đến vùng giồng Trấn Định (nay là Tân Lí TâyTân Hiệp), ngoài lưu dân người Việt còn có nhóm người Hoa do Dương Ngạn Định đến định cư
khai khẩn 1679 cùng lúc với nhóm Trần Thượng Xuyên đến khai phá cù lao Phố.
- Ở bờ Nam sông Tiền vào đầu TK XVIII một bộ phận lưu dân người Việt phần lớn là
tín đồ thiên chúa giáo đến lánh nạn, họ đến sinh sống ở vùng Cái Mơn, Cái Nhum . Ở vùng đất
giồng Sóc Xoài, Ba Vác, Mỏ Cày.
- Ở khu vực Sóc Trăng, Ba Thắc cũng có một số cư dân người Việt đến định cư khai
khẩn đất đai với người Khơme.
- Ở khu vực ven biển phía Tây Nam từ Hà Tiên xuống Rạch Giá, Cà Mau - vào nửa
cuối TK XVII đầu TK XVIII số lượng lưu dân người Việt đến định cư khai khẩn tăng lên khá
nhanh do hoạt động chiêu mộ của Mạc Cửu_ một người Trung Quốc bỏ nước đến đây cư ngụ
cùng với 200 bộ hạ. Họ đã lập thành 7 xã kéo dài từ Kampotxom đến Cà Mau gồm có Cần Bột,
Trũng Kè, Hương Úc (Vĩnh Thơm), Phú Quốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau.

Trang 3 - 11

16-01-16


16-01-16

 Tóm lại : đến cuối TK XVIII lưu dân người Việt đã đến định cư khai khẩn đất đai để
sinh sống ở rất nhiều nơi ở vùng đất Nam Bộ. Tuy nhiên, mật độ phân bố không đều, những khu
vực có số lượng lưu dân người Việt đông nhất đó là Bà Rịa – Đồng Nai – Sài Gòn – Mỹ Tho –
Bến Tre, nhất là vùng gần sông Vàm Cỏ Tây, gần sông Tiền và những vùng có nhiều thuận lợi
để làm lúa nước, bởi vì có lượng nước ngọt để tưới tiêu và cũng nhờ mạng lưới sông gạch thiên
nhiên chằng chịt.
Câu 3: Những thành quả của công cuộc khẩn hoang vào thế kỉ XVII- XVIII và tác động
của nó đến sự biến đổi xã hội lúc bấy giờ ?
Trả lời:
 Thành quả công cuộc khẩn hoang:
Nhờ sự cần cù, bền bỉ, quả cảm, sáng tạo trong lao động của những người đi khai
hoang, và một số chính sách, biện pháp khẩn hoang của chính quyền chúa Nguyễn, nên đến cuối
thế kỷ XVIII, diện mạo vùng đất Nam Bộ đã được thay đổi một cách cơ bản, tạo điều kiện cho
việc mở rộng địa bàn khai phá và phát triển nông nghiệp vào những thời kỳ tiếp theo.
Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn thì tổng diện tích khai khẩn tính đến những năm
70 của thế kỉ XVIII đó là 32 000 sở ruộng (1 sở bằng 4 đến 5 mẫu). Và thành quả công cuộc khai
hoang được biểu hiện trên những mặt sau:
1. Nông nghiệp:
Nhờ có công cuộc khẩn hoang của lưu dân mà vùng Đồng Nai – Gia Định (toàn Nam
Bộ ngày nay) là vựa lúa lớn, sản xuất thóc gạo dư thừa so với nhu cầu lương thực tại chỗ. Ngoài
ra, còn đem đi trao đổi mua bán các nơi trong nước và cả với nước ngoài. Không những vậy,
vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi cung cấp lúa gạo chủ yếu của cả Đàng trong.
2. Thủ công nghiệp:
- Do sản xuất nông nghiệp trong xã hội đã dần xuất hiện sự phân công lao động dẫn
đến sự ra đời nhiều ngành nghề thủ công : chạm, đúc, thêu, sơn, dệt, làm đồ thiếc, làm gạch
ngói...
- Với thủ công nghiệp phát triển đã xuất hiện nhiều thợ thủ công chuyên nghiệp, họ đã
tách khỏi nông nghiệp, hình thành một số vùng có các nghề thủ công truyền thống.
3. Thương nghiệp:
- Trên cơ sở một nền nông nghiệp và thủ công nghiệp đã khá phát triển ở mức độ nhất

định, cùng với tính chất sản xuất hàng hóa khá phát triển, thì việc buôn bán ở vùng Đồng Nai –
Gia Định sớm được mở rộng vì thế nhanh chóng trở thành một hoạt động kinh tế sôi nổi trong
toàn vùng. Chính lẽ đó đến cuối thế kỉ XVIII ở vùng này xuất hiện nhiều thị tứ mua bán sầm uất,

Trang 4 - 11

16-01-16


16-01-16
trong đó có một số nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và buôn bán quốc tế nổi tiếng
như : thương cảng cù lao Phố - Đồng Nai, Sài Gòn, Bãi Xáu,v.v…
- Ngoài các thương cảng và thị tứ nói trên thì mạng lưới các chợ đã sớm hình thành ở
thành thị và nông thôn nhất là các trục lộ giao thông chính, bến đò, hình thành ở nơi giao thông
thuận lợi đông người qua lại.
- Ở thành thị, các chợ nơi nào cũng đầy ấp những mặt hàng nông - lâm - thủy sản.
=> Như vậy, việc mở rộng công cuộc khẩn hoang và sản xuất nông nghiệp trong các thế
kỉ XVII, XVIII ở Nam Bộ đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, đời sông văn hóa-xã hội vùng
này.
 Tác động đến sự biến đổi xã hội:
a/.Tổ chức xã hội:
- Ở vùng đất mới, nếp sống sinh hoạt xã hội có tổ chức hơn và làng xớm đã trở thành
làng, xớm truyền thống ở quê hương mình nơi đặc trung chung là ý thức cộng đồng “tình làng
nghĩa xóm” tương thân tương ái. Lưu dân người Việt cũng nhanh chóng kết thành “chòm xóm”
để dựa vào nhau giúp đỡ nhau trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn, cùng nhau bảo vệ cho nhau
chống lại thú dữ, trộm cướp, cường hào.
- Khác hẳn với các làng ở đồng bằng Sông Hồng thì thôn ấp đồng bằng sông Cửu Long
có những đặc trưng riêng.
+ Thôn ấp hình thành dọc theo bờ kênh, gạch.
+ Thôn ấp ban đầu chỉ là sự kết hợp tự phát, trên tinh thần tương thân tương ái, tương

trợ lẫn nhau, chưa có luật lệ ràng buộc, chưa có những qui chế ngặt nghèo với những luật lệ làng,
hương ước gì cả, thôn ấp không đóng kín thoáng rộng, thường giúp đỡ đón nhận người mới đến.
+ Thôn ấp của lưu dân người Việt ban đầu thường là dễ hợp dễ tan, người đến trước,
người đến sau không phân biệt.
b/. Những biến đổi về cơ cấu giai cấp xã hội:
- Tiến trình phát triển của công cuộc khai khẩn đất đai, đồng thời cũng là tiến trình diễn
ra sự phân hóa xã hội theo hai cực.
- Tình trạng ruộng đất khai khẩn được ngày càng tập trung vào tay điền chủ, dẫn đến sự
xuất hiện khá sớm sở hữu ruộng đất lớn và mức sống của người lưu dân không tỉ lệ thuận với
thành quả mà công cuộc khai khẩn đất đai đã đạt được.
Do vậy, nơi đây cũng bộc lộ khá sớm những vấn đề xã hội gay gắt đó là mâu thuẫn giữa điền chủ
và nông dân nghèo càng rõ rệt nhưng chưa đạt đến mức độ bùng nổ.
Câu 4: Những chính sách và biện pháp khẩn hoang dưới thời Nguyễn vào nửa đầu thế kỉ
XIX ?
Trả lời :
Trang 5 - 11

16-01-16


16-01-16
 Chính sách khẩn hoang:
Sau khi đánh đuổi quân Thanh và quân Xiêm ra khỏi bờ cõi, đất nước ta sạch bóng quân
thù, bấy giờ nổi lên mâu thuẫn giữa ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Lợi
dụng mâu thuẫn đó, Nguyễn Ánh ở Gia Định ra sức mộ quân, lập đồn điền, dự trữ lương thực,
liên hệ các giáo sĩ ở Pháp, Anh, Bồ Đào Nha …để mua súng, đạn và Nguyễn Ánh cử người sang
Pháp cầu viện. Năm 1790, Nguyễn Ánh bắt đầu tấn công vào vùng đất Tây Sơn. Sự phân chia
quyền lực của ba anh em nhà Tây Sơn đã không cho phép sự chống trả một cách có hiệu quả và
giữa lúc đó Quang Trung – Nguyễn Huệ qua đời càng khiến cho triều Tây Sơn suy yếu. Năm
1802, Nguyễn Ánh đã chiếm toàn bộ Bắc Hà, triều Tây Sơn sụp đổ. Nguyễn Ánh thống nhất đất

nước lấy niên hiệu là Gia Long – triều đại Nguyễn bắt đầu. Các vua triều Nguyễn đã ban hành
các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội… nhằm ổn định tình hình đất nước. Trước tiên nhà
Nguyễn đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp trong phạm vi
toàn quốc, đồng thời giải quyết hậu quả chiến tranh, tình trạng phiêu dạt của nhân dân trong suốt
nửa thế kỉ trước còn tồn đọng.
Trước hết, nhà Nguyễn tập trung đầu tư vào vùng tỉnh lục tỉnh Nam Kì, trong đó quan
trọng hơn là tăng cường mở rộng việc đào các con kênh lớn như kênh Vĩnh Tế, kênh Rạch GiáKiên Giang, kênh Thoại Hà … để phục vụ tưới tiêu, đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân.
- Việc đẩy mạnh tốc độ khẩn hoang của triều Nguyễn nhằm vào những mục tiêu sau:
+ Mở mang đất đai canh tác để phát triển sản xuất lương thực, đồng thời để đảm bảo
nguồn thu tô thuế cho nhà nước.
+ Đảm bảo an ninh-quốc phòng, tập trung chú ý nhất vào những nơi xa xôi hoặc không
yên ổn, trước hết đó là những vùng biên giới Việt –Chân Lạp, những vùng có nhiều người Khơme sinh sống ( Ba Xuyên-Tịnh Biên). Bởi lẽ, những vùng này thường là nơi mất an ninh.
+ Thông qua việc tiến hành khai hoang đất đai sẽ góp phần phát triển giai cấp địa chủ
làm chỗ dựa cho chính quyền nhà Nguyễn trong việc cai quản vùng đất Nam Kỳ.
 Để công cuộc khẩn hoang tiến hành thuận lợi và nhanh chóng thu được kết quả tốt, nhà
Nguyễn đã đề ra những biện pháp sau:
+ Khuyến khích nhân dân đi khai phá đất hoang bằng nhiều thủ tục dễ dãi và để người
dân được tự do lựa chọn nơi khai phá. Đây là biện pháp đươn giản nhất vì nhà nước không can
thiệp gì vào công cuộc khai hoang và phạm vi ảnh hưởng của biện pháp này rộng rãi, hiệu quả
đáng kể.
+ Triều đình cho phép thành lập làng mới với những thủ tục dễ dàng, nhất là ở vùng
biên giới, đồng thời chính quyền còn miễn thuế cho người đi khai phá đất hoang một thời gian 3
năm hoặc lâu hơn. Biện pháp này được ban hành 1831.

Trang 6 - 11

16-01-16


16-01-16

+ Cho dân mượn hay cấp không cho họ nông cụ, thóc giống, trâu bò. Song, việc này
diễn ra không thường xuyên và nhà nước chỉ ưu tiên chu cấp cho những người nghèo.
+ Bên cạnh đó, triều đình luôn ra lệnh cho các quan lại đại phương khuyến khích khai
phá đất hoang. Và tiêu chuẩn làm cơ sở thưởng phạt cho các quan lại địa phương các cấp từ xã
đến tỉnh dựa vào diện tích trồng trọt gia tăng hay giảm sút.
+ Thêm vào đó, nhà nước còn đứng ra tổ chức dân chúng, binh lính,..tiến hành khai
hoang qua hình thức lập ấp và đồn điền.
+ Nhà nước đứng ra chiêu mộ dân, cấp tiền và đồ dùng làm ruộng, thóc giống,v.v…
cho dân, đưa họ đi khai hoang lập nghiệp ở một số nơi cần yếu như Gia Định, Hà Tiên, đảo Côn
Lôn,….Biện pháp này được thực hiện từ năm 1803 trở đi và hầu hết tiến hành ở Nam Kì. Qua đó
đặt những cơ sở bước đầu cho việc khai phá đất đai ở miền biên giới và góp phần vào công cuộc
quốc phòng.
+ Nhà nước cho phép bất cứ ai cũng có thể tự nguyện đứng ra chiêu mộ người nghèo
đi khai hoang đều được phong thưởng. Chính sách khen thưởng thường xuyên thay đổi để
khuyến khích mọi người trong công cuộc mộ dân đi khai hoang.
+ Ngoài việc dùng binh lính trong làm lực lượng chủ yếu trong khai hoang thì triều
đình cũng mộ dân lập đồn điền. Và dưới thời Minh Mạng tù phạm được trưng dụng trong các
đồn điền, phục vụ công cuộc khẩn hoang.
Câu 5: Công cuộc khẩn hoang và việc quản lý đất đai đã tác động như thế nào đến xã hội
Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX ?
Trả lời:
I/. Công cuộc khẩn hoang:
1/. Loại hình do nhân dân tự tiến hành:
- Thời kì này làn sóng di cư của các tỉnh phía ngoài vẫn tiếp tục và có phần mạnh mẽ
hơn, một phần vì chiến tranh đã kết thúc, phần khác vì lệnh cấm đạo gay gắt của các vua
Nguyễn, trong đó số lưu dân đông nhất thời kì này đó là tín đồ thiên chúa giáo trốn tránh lệnh
cấm đạo, những người này vào miền lục tỉnh để khai khẩn đất đai, để mưu sinh.
- Những lưu dân đã định cư hoặc là con cháu của họ vẫn tiếp tục công việc khai khẩn đất
hoang vốn còn rất nhiều ở nơi cư trú.
- Nhìn chung trong nửa đầu thế kỉ XIX họat động khẩn hoang do nhân dân tự tiến hành

vẫn diễn ra mạnh mẽ ở vùng ven sông Phước Long (Đồng Nai), sông Tân Bình (Sài Gòn), sông
Tiền. Ở những nơi đó họ vừa mở rộng các khu đất được khai phá trước, vừa tiến sâu vào vùng
đất còn bỏ hoang tiếp tục khai khẩn. Nhờ đó mà nối liền các trung tâm khai khẩn thành một vùng

Trang 7 - 11

16-01-16


16-01-16
ruộng vườn liên tiếp chạy dài từ Bà Rịa, Biên Hòa, đến Gia Định, Vĩnh Long, riêng vùng đất
phái Nam sông Hậu cũng thu hút đông đảo lưu dân đến khai khẩn.
- Năm 1851 ở Châu Đốc, để tránh sự nghi kị của chính quyền địa phương, những tín đồ
giáo phái Bửu Sơn kỳ hương hợp thành nhiều nhóm đi đến nhiều nơi xa xôi khai phá đất hoang
thành những “trại ruộng”. Ngoài ra, còn có một số tín đồ đạo Tứ Ân hiếu nghĩa cũng đi khai
hoang ở Ba Chúc dưới chân núi Tượng.
- Phương thức khai khẩn trong thời kỳ này, ngoài việc tiếp tục mở rộng diện tích vườn ở
chỗ cũ; trên vùng đất mới, người dân vẫn tiếp tục cách khai hoang” móc lõm” như xưa.
- Kết quả việc khẩn hoang do nhân dân tiến hành được ghi nhận lại như sau:
+ Riêng vùng đất An Giang 1817, vùng cù lao Dài ở trấn Vĩnh Thanh được khai phá và
mở rộng thêm được năm làng : Phú Thái, Phước Thành, Thái Bình, Thanh Lương, Bình Thạnh.
+ Cùng thời gian, Nguyễn Văn Thoại đã khuyến khích khai khẩn đất đai dọc hai bờ
kênh Thoại Hà nối liền Long Xuyên – Rạch Giá và một số thôn ấp được lập nên ở vùng núi Sập.
+ Năm 1840 Phủ Ba Xuyên qui tụ được 80 người khai khẩn được 170 mẫu ruộng.
Cũng năm này, trên khu đất nằm phía sau tỉnh An Giang khai phá được 770 mẫu.
2/. Loại hình khai hoang do nhà nước chủ trì:
a. Hình thức đồn điền :
trong nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn cho lập nhiều đồn điền ở Nam Bộ để khai hoang
sản xuất. Tùy theo loại nhân lực sử dụng trong các đồn điền là binh lính, tù phạm hay dân
thường mà cách tổ chức khai hoang sản xuất có những nét khác biệt rõ rệt.

 Lực lượng binh lính:
- Đây là lực lượng đầu tiên để lập đồn điền, nơi khai hoang của họ chủ yếu nằm gần nơi
đóng quân, nhất là vùng biên giới. Binh lính được nhà nước cung cấp cho nông cụ cần thiết, trâu
bò và thóc giống để khai phá đất hoang, trồng trọt. Vì đảm nhiệm việc bảo vệ an ninh trong vùng
và lo sản xuất cho nên một thành phần binh lính được chia đi canh tác đồn điền khác làm nghĩa
vụ quân sự.
- Về cách tổ chức canh tác: binh lính cùng cày cấy, trồng trọt trong đồn điền.
 Lực lượng tù phạm:
- Thành phần chủ yếu là tù phạm chịu án nặng đưa đi đày, hoặc được sung vào làm
quân khổ sai. Họ được lệnh khai phá đất hoang tại chỗ chịu án hoặc dồn đến một địa điểm nhất
định.
- Tù phạm được cấp cho một số tiền, gạo để sinh sống trong một thời gian đầu cho đến
khi tự sản xuất đủ lương thực.
 Lực lượng dân nghèo lao động:

Trang 8 - 11

16-01-16


16-01-16
- Là thành phần được nhà nước đứng ra chiêu mộ, hoặc nhà nước cho phép cá nhân nào
có khả năng, tình nguyện đứng ra chiêu mộ.
- Trong các đồn điền do dân thường làm, nhà nước cấp cho mỗi người 2 hecta (tức 4
mẫu) để khai phá. Họ được miễn thuế đinh-điền trong một thời gian dài hay ngắn tùy sự khuyến
khích của nhà nước.
=> Như vậy, các đồn điền dù được lập bởi binh lính, tù phạm hay dân thường sau một
thời gian từ 6 đến 10 năm đều biến thành làng xã bình thường.
b. Hình thức khẩn hoang lập ấp :
- Được triển khai trng nửa đầu tk XIX, người đi đầu là Nguyễn Văn Thoại, ông mộ dân

khai hoang lập ấp được khoảng 20 xã, thôn.
- Nguyễn Tri Phương tổ chức mộ dân khẩn hoang lập ấp với quy mô lớn nhất năm 1853
lập được 124 ấp.
c. Hình thức đưa tù phạm đi khai hoang mà địa điểm chính là An Giang, nhà nước giao
cho từng người cấp cho trâu, bò, nông cụ, lương thực....
Như vậy công cuộc khẩn hoang diễn ra nhanh chóng, diện tích đất được mở rộng. việc
quản lý đất dưới triều Nguyễn còn lỏng lẻo. Một số người giàu chiêu mộ dân giàu nghèo đi khai
hoang lập ấp ngày càng đông và rầm rộ. Từ đó xuất hiện tầng lớp địa chủ sở hữu rất nhiều ruộng
đất dẫn đến ruộng đất của tư nhân nhiều hơn so với ruộng đất công. Vì thế mâu thuẫn xã hội
cũng phát sinh từ đó.
 Tác động công cuộc khẩn hoang đến xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX:
Với sự mở rộng công cuộc khẩn hoang và sản xuất nông nghiệp trong nửa đầu thế kỉ
XIX, qua đó làm thay đổi phần lớn bộ mặt xã hội của vùng đồng bằng Nam bộ lúc bấy giờ.
a/. Dân số tăng nhanh:
- Năm 1819 số dân đinh ở Nam bộ 97.100 người, chiếm 15,8% số dân đinh cả nước =>
đến năm 1829 số dân đinh ở 5 trấn thuộc Gia Định là 118.790 người, chiếm 16,5% dân đinh cả
nước lúc đó.
- Năm 1847 số dân đinh ở Nam bộ là 165.598 người trong tổng số dân đinh toàn quốc là
1.029.501 người.
- Năm 1867 theo thống kê của Pháp dân số Nam Kì tăng lên 1.204.278 người.
b/. Sự phân hóa xã hội sâu sắc:
- Giai cấp địa chủ đã hình thành ngay từ lúc mới bắt đầu vùng Đồng Nai-Gia Định
nhưng số lượng còn ít. Đến nửa đầu thế kỉ XVIII tầng lớn điền chủ đã khá đông đảo và sang nửa
đầu thế kỉ XIX cùng với đà tiến chuyển của công cuộc khẩn hoang thì tầng lớp điền chủ lại lớn
mạnh hơn về số lượng và tài sản, trong khi đó người nông dân nghèo vẫn nghèo vì nạn cho vay

Trang 9 - 11

16-01-16



16-01-16
nặng lãi và kim tính đất đai của địa chủ, khiến cho nhiều người không có ruộng đất canh tác phải
đi cày cấy làm thuê, làm mướn hoặc làm tá điền cho điền chủ.
- Sự phát triển mạnh mẽ của sở hữu ruộng đất lớn, của giai cấp địa chủ cùng với tình
trạng ruộng đất công chia cho dân ngày càng bị thu hẹp khiến cho sự phân hóa xã hội ở Nam Kì
lục tỉnh càng thêm sâu sắc. Đó là mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền phong kiến họ
Nguyễn và giai cấp địa chủ ngày càng trở nên quyết liệt.
- Trong nửa đầu thế kỉ XIX mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp điền chủ
ngày càng trở nên quyết liệt, đã dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra như : khởi
nghĩa của Lê Văn Duyệt – Lê Văn Khôi (1833-1835), khởi nghĩa của Hà Âm Hà Dương (18381846) ở Hà Tiên, khởi nghĩa của Lâm Sâm (Trà Vinh, 1842-1842). Các cuộc khởi nghĩa diễn ra
oanh liệt nhưng cuối cùng cũng bị triều đình nhà Nguyễn dìm trong biển máu.
Câu 6: Phân tích đặc điểm cơ bản chính sách khẩn hoang thời Pháp thuộc vào nửa cuối
TK XIX đầu TK XX.
Trả lời:
Sau hiệp ước 1884, đánh dấu mốc Việt Nam chính thức rơi vào ách đô hộ của thực dân
Pháp. Trong suốt khoảng thời gian thống trị ở nước ta, Pháp đã tiến hành chương trình khai thác
thuộc địa lần I và lần II trên cơ sở đồng loạt, toàn diện các mặt về kinh tế như nông nghiệp, công
nghiệp, giao thông vận tải,v.v…. qua đó đã làm biến đổi sâu sắc xã hội Việt Nam. Trong công
cuộc khai thác thuộc địa lần I, Pháp đặc biệt đầu tư vốn vào phát triển kinh tế, trong đó chú ý đến
công cuộc mở rộng khẩn hoang đất đai ở Nam kỳ lục tỉnh.
Như vậy, công cuộc khẩn hoang của Pháp ở Nam kì được tiến hành một cách quy mô với
những chủ trương, cùng biện pháp cụ thể, rõ ràng để nhanh chóng đạt được kết quả như họ mong
muốn.
 Chủ trương: ngay từ những năm đầu, chính quyền thực dân Pháp tại Nam kỳ đã coi
việc khai phá đồng bằng sông Cửu Long để có nhiều lúa gạo xuất khẩu như một điều kiện để có
thể tồn tại trên vùng đất mới chinh phục này.
Do việc buôn bán lúa gạo dưới thời các vua Nguyễn còn nhiều hạn chế, thế nên thóc gạo
vào thời kỳ này là một sản phẩm tiêu dùng tại chỗ. Tình trạng này không thể không ảnh hưởng
tới nhịp độ khai phá đồng bằng sông Cửu Long vào lúc đó. Nhưng chính của Pháp hoàn toàn

khác. Chỉ năm ngày sau khi chiếm Sài Gòn, đô đốc Page đã mở cảng Sài Gòn cho các nước vào
buốn bán và tuyên bố việc buôn bán thóc gạo được hoàn toàn tự do. Việc mở rộng xuất khẩu
thóc gạo đã có một ảnh hưởng lớn trên mức độ cũng như cách thức khẩn hoang và khai thác
vùng đồng bằng châu thổ Nam bộ dưới thời thuộc Pháp.
 Để phục vụ cho công cuộc khai thác đất đai ở Nam kỳ, chính quyền thực dân đã
thực hiện những biện pháp sau đây: phát triển hệ thống giao thông và thủy lợi, tăng thêm
Trang 10 - 11

16-01-16


16-01-16
nguồn nhân lực để phục vụ cho việc khai phá, đồng thời áp dụng chính sách đất đai tạo điều kiện
phát triển tầng lớp đại địa chủ để phục vụ cho việc thống trị của chúng.
a). Phát triển hệ thống giao thông và thủy lợi:
- Chính quyền thực dân cho nạo vét các kênh rạch sẵn có và đào các con kênh mới phục
vụ cho vấn đề giao thông và thủy lợi.
- Từ năm 1890, công việc nạo vét và đào kênh rạch được đặt thành kế hoạch 4 năm, 8
năm, 10 năm và được giao cho các hãng thầu thực hiện với những phương tiện lớn. Tính đến
năm 1936 đã có 1360km kênh chính, 2500km kênh phụ và hàng ngàn km kênh nhỏ đã được đào
xong với phí tổn trên 58 triệu đồng.
- Bên cạnh đó, Pháp còn chú trọng vào việc xây dựng hệ thống đường bộ. Năm 1913,
toàn bộ hệ thống đường bộ gồm đường thuộc địa, đường liên tỉnh, đường tỉnh và đường làng xe
hơi có thể sử dụng được khoảng 3000km. Chiều dài của hệ thống đường bộ này vào năm 1916
đã lên đến 7555km.
b). Tăng thêm nhân lực khai phá:
- Song song với việc khai phát triển hệ thống kênh rạch và đường bộ, người Pháp còn tìm
cách tăng thêm nhân lực để mau chóng khai phá vùng đất rộng người thưa này.
- Nguồn nhân lực khai phá được thực dân Pháp nhắm trước tiên chính là người Pháp.
- Người Pháp cũng nghĩ tới biện pháp đưa người nông dân từ đồng bằng Bắc bộ và Trung

bộ vào khai thác vùng phía nam sông Hậu. Nhưng những người từ đồng bằng Bắc bộ và Trung
bộ đã vào khai phá đồng bằng sông Cửu Long vào thời kỳ này với tính cách tự động, không do
chính quyền tổ chức đưa vào.
- Nguồn nhân lực thứ ba ma chính quyền thực dân muốn đưa vào đồng bằng sông Cửu
Long là người Hoa. Nhưng rồi người Pháp cũng tỏ ra vẻ dè dặt đối với sự hiện diện của người
Hoa ở Nam kỳ.
=> Cuối cùng, họ phải đành lòng tiếp tục khai phá đồng bằng sông Cửu Long và miền
đông Nam bộ với người dân tại chỗ là chính.
c). Phát triển mạnh mẽ tầng lớp đại địa chủ:
- Đây không chỉ là biện pháp được dùng trong khẩn hoang ở Nam bộ, mà dường như
được áp dụng trong mọi lĩnh vực để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương
của Pháp, nhằm thực hiện ý đồ thâm độc của chúng là “dùng người Việt, trị người Việt”.
-

Trang 11 - 11

16-01-16



×