BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: Lịch sử Quan hệ Quốc tế
(International Relations History)
- Mã số học phần : SP236
- Số tín chỉ học phần : 2 tín chỉ
- Số tiết học phần : 20 tiết lý thuyết, 10 tiết bài tập, 60 tiết tự học.
2. Đơn vị phụ trách học phần:
- Bộ môn : Sư phạm Lịch sử
- Khoa: Sư Phạm
3. Điều kiện tiên quyết: không.
4. Mục tiêu của học phần:
4.1. Kiến thức:
4.1.1. Giúp sinh viên nắm được những nét cơ bản về mối quan hệ quốc tế từ 1870-
nay.
4.1.1. Chính sách của các cường quốc ảnh hưởng đến việc thiết lập trật tự thế giới.
4.1.2. Trật tự thế giới do các cường quốc thiết lập có ảnh hưởng như thế nào đối với
các quốc gia dân tộc trên thế giới ?
4.2. Kỹ năng:
4.2.1. Vận dụng những kiến thức về quan hệ quốc tế để phục vụ cho công tác giảng
dạy, nghiên cứu sau này.
4.2.2. Nắm được những quy luật cơ bản trong quan hệ quốc tế giữa các cường quốc,
giữa các nhóm nước, giữa các nước trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế
liên quan.
4.2.3. Rút ra những nét cơ bản nhất của các mối quan hệ quốc tế từ 1870- nay để phân
tích, so sánh, đối chiếu với các vấn đề trong quan hệ quốc tế hiện nay nhằm rút
ra những bài học lịch sử trong tiến trình quan hệ quốc tế.
4.3. Thái độ:
Giúp sinh viên có quan điểm đúng đắn về các mối quan hệ quốc tế đã diễn ra từ 1870-
nay, từ đó vận dụng những kinh nghiệm của các mối quan hệ quốc tế để giải quyết
những vấn đề có liên quan trong giảng dạy và công tác.
5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Học phần giới thiệu khái quát những nội dung cơ bản các giai đoạn lịch sử quan hệ
quốc tế từ 1870- nay, nhất là từ sau năm 1975 - giai đoạn gắn liền với những đặc điểm
và xu hướng phát triển của thời đại, tác động mạnh mẽ đến Việt Nam.
6. Cấu trúc nội dung học phần:
6.1. Lý thuyết:
Nội dung
Số tiết
Mục tiêu
Chương 1.
Quan hệ quốc tế từ năm 1870 - 1918.
4
4.1.1, 4.2.3
1.1.
Những thay đổi về so sánh lực lượng trong
quan hệ quốc tế thời kì CNTB chuyển sang chủ
nghĩa đế quốc.
1.2.
Chính sách bành trướng xâm lược của các nước
đế quốc chủ nghĩa.
1.3.
1.4.
Hội nghị Berlin 1885 và các cuộc chiến tranh
đế quốc đầu tiên.
Quan hệ quốc tế trước và trong Chiến tranh thế
giới thứ hai.
Chương 2.
Quan hệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh
thế giới (1918- 1939).
4
4.1.1, 4.1.2
2.1.
Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến
tranh thế giới thứ hai (1918- 1929).
4.1.3
2.2.
Sự sụp đổ của hệ thống Versailles- Washington
và con đường dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ
hai (1929- 1939).
4.2.2, 4.3.1
Chương 3.
Chiến tranh thế giới thứ hai. Quan hệ quốc
tế trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-
1945).
4
4.1.1, 4.2.2
3.1.
Giai đoạn thứ nhất (9-1939 đến 6-1941): Phe
phát xít xâm chiếm châu Âu, mở rộng chiến
tranh ở Đông Nam Á và Bắc Phi.
3.2.
Giai đoạn thứ hai (6-1941 đến 11-1942): Chiến
tranh lan rộng ra toàn thế giới và sự hình thành
khối Đồng minh chống phát xít.
3.3.
Giai đoạn thứ ba (11-1942 đến 12-1943): Bước
ngoặt của chiến tranh, quân Đồng minh chuyển
sang phản công.
3.4.
Giai đoạn thứ tư (12-1943 đến 8-1945): Quân
Đồng minh tổng phản công tiêu diệt phát xít
Đức, Ý và quân phiệt Nhật. Chiến tranh thế
giới thứ hai kết thúc.
Chương 4.
Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới
thứ hai (1945-1991).
4
4.1.1, 4.2.2
4.1.
Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nửa đầu những
năm 70 của TK XX.
4.2.
Quan hệ quốc tế từ nửa đầu những năm 70-
1991.
Chương 5.
Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh
(1991- nay)
4
4.1.2, 4.1.3,
4.2.2
5.1.
Khái quát tình hình quốc tế sau Chiến tranh
lạnh.
5.2.
Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau Chiến
tranh lạnh.
5.3.
Xu thế phát triển của quan hệ quốc tế sau Chiến
tranh lạnh.
4.1.2
5.4.
Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở châu Á
những năm đầu TK XXI và tác động của nó đối
với quan hệ quốc tế.
4.1.3, 4.2.2
5.5.
Xu thế toàn cầu hóa và tác động của nó.
6.2. Bài tập:
Nội dung
Số tiết
Mục tiêu
Bài 1.
Chiến tranh lạnh và các mối quan hệ quốc tế.
5
4.2.3,4.3.1
Bài 2.
Chủ nghĩa khủng bố. Tác động của nó đối với an ninh
thế giới.
5
4.2.3,4.2.1
7. Phương pháp giảng dạy:
Diễn giảng, so sánh, phân tích, tổng hợp, nêu vấn đề.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Tham dự tối thiểu 80% số tiết học lý thuyết.
- Thực hiện đầy đủ các bài tập nhóm/ bài tập và được đánh giá kết quả thực hiện.
- Tham dự kiểm tra giữa học kỳ.
- Tham dự thi kết thúc học phần.
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học.
9. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên:
9.1. Cách đánh giá
Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau:
TT
Điểm thành phần
Quy định
Trọng số
Mục tiêu
1
Điểm chuyên cần
Số tiết tham dự học 26/30
tổng số tiết
10%
4.3
2
Điểm bài tập
Số bài tập được giao: 2
10%
4.2.1; 4.2.2;
4.2.3;4.3.1
3
Điểm báo cáo
Bắt buộc
10%
4.2.1,4.2.2,4.2.3
4
Điểm kiểm tra giữa
kỳ
- Thi viết (60 phút)
10%
4.2.1,4.2.2,4.2.3
5
Điểm thi kết thúc
học phần
- Thi viết (60 phút)
60%
4.2.1,4.2.2,4.2.3
9.2. Cách tính điểm
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần
nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần theo thang điểm 10 làm tròn đến một
chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm
4 theo quy định về công tác học vụ của Trường.
10. Tài liệu học tập:
Thông tin tài liệu
Số đăng kí cá biệt
[1] Đỗ Thanh Bình, Lịch sử Thế giới hiện đại, ĐHSP 1 Hà Nội,
2008.
SP.018695
[2] Vũ Dương Ninh (chủ biên), Lịch sử quan hệ Quốc tế (tập1),
NXB Giáo Dục 2005.
MOL.059594
[3] Lê Văn Quang, Lịch sử quan hệ Quốc tế từ 1917-1945, NXB
Giáo Dục, 2001.
MOL.066732
[4] Trần Nam Tiến (chủ biên), Lịch sử quan hệ Quốc tế hiện đại
(1945-2000), NXB Giáo Dục, 2008.
[5] Nguyễn Anh Thái, Trần Thị Vinh, Đặng Thanh Toán, Đỗ
Thanh Bình, Lịch sử Thế giới hiện đại từ 1945- 1995 (tập 3),
NXB Giáo Dục Hà Nội, 1997.
MON.012047
[6] Nguyễn Anh Thái, Trần Thị Vinh, Vũ Ngọc Oanh, Đặng
Thanh Toán, Đỗ Thanh Bình, Lịch sử Thế giới hiện đại từ 1917-
1945 (tập 1), NXB Giáo Dục Hà Nội, 1998.
MOL.027526
[7] Trần Thị Vinh (chủ biên), Lê Văn Anh, Lịch sử Thế giới hiện
đại, ĐHSP 1 Hà Nội, 2008.
SP.018697
11. Hướng dẫn sinh viên tự học:
Tuần
Nội dung
Lý
thuyết
(20
tiết)
Bài
tập
(10
tiết)
Nhiệm vụ của sinh viên
1, 2
Chương 1. Quan hệ quốc tế
từ năm 1870- 1918.
4
0
3, 4
Chương 2. Quan hệ quốc tế
giữa hai cuộc chiến tranh
thế giới (1918- 1939).
4
0
-Nghiên cứu trước:
+Tài liệu 4: Trần Thị Vinh: Lịch sử Thế
giới hiện đại Q2 từ trang 15- 42.
5, 6
Chương 3. Chiến tranh thế
giới thứ hai. Quan hệ quốc
tế trong Chiến tranh thế
giới thứ hai (1939- 1945).
4
0
-Nghiên cứu trước:
+Tài liệu 4: Trần Thị Vinh: Lịch sử Thế
giới hiện đại Q2 từ trang 49- 75.
7, 8,
9, 10,
11
Chương 4. Quan hệ quốc tế
sau Chiến tranh thế giới
thứ hai (1945-1991).
Bài tập 1: Chiến tranh lạnh
4
5
-Nghiên cứu trước:
+Tài liệu 4: Trần Thị Vinh: Lịch sử Thế
giới hiện đại Q2 từ trang 79-98.
và các mối quan hệ quốc tế.
12,
13,
14,
15
Chương 5. Quan hệ quốc tế
sau Chiến tranh lạnh
(1991- nay).
Bài tập 2: Chủ nghĩa khủng
bố. Tác động của chiến tranh
lạnh đối với an ninh thế giới.
4
5
-Nghiên cứu trước:
+Tài liệu 4: Trần Thị Vinh: Lịch sử Thế
giới hiện đại Q2 từ trang 101-128.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 3 năm 2014
TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG KHOA
TRƯỞNG BỘ MÔN
Lê Thị Minh Thu