Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tình hình trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.21 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Mặc dù có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên một thị trường
mới, năng động cũng tiềm ẩn nhiều bất trắc. Hiện nay trên thị trường bảo
hiểm Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết. Ngoài
những khó khăn do cơ chế chính sách bảo hiểm chưa hoàn thiện thì nguy cơ
rủi ro nhay trong các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, do các phương pháp
cạnh tranh cũng như kinh nghiệm quản lý còn yếu kém.
Hiện nay vấn đề trục lợi bảo hiểm đã trở thành một vấn đề nhức nhối,
một thách thức với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Trục lợi bảo hiểm
đã và đàng diễn ra ở nhiều nghiệp vụ và đã gây ra những hậu quả lớn đến
khách hàng, doanh nghiệp và đối với toàn xã hội. Qua đề tài này em muốn
nêu lên thực trạng trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam để qua đó đua ra những giải
pháp phù hợp để cải thiện tình hình trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam để thị
trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn .

1
Tình hình trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị
I. Tổng quan về trục lợi bảo hiểm
1.Khái niệm và bản chất của trục lợi bảo hiểm
 Khái niệm:
Trục lợi bảo hiểm là “hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi
bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải
quyết khiếu nại bảo hiểm”.
 Bản chất của hoạt động của trục lợi bảo hiểm
• Hành vi được thực hiện vì động cơ vụ lợi, nhằm mục đích thu lợi bất
chính từ việc tham gia bảo hiểm;
• Xét về ý thức, trục lợi bảo hiểm là hành vi được thực hiện có chủ ý,
cho dù, chủ ý đó có thể được tính toán trước từ trước khi giao kết hợp đồng
bảo hiểm hoặc mới phát sinh trong quá trình giải quyết bồi thường;
• Trục lợi có thể xảy ra tại bất kỳ công đoạn nào trong chu trình bảo
hiểm từ giao kết hợp đồng, khiếu nại bồi thường đến giải quyết khiếu nại v.v.


song chủ yếu, trục lợi bảo hiểm được phát hiện ở khâu tiếp nhận và giải quyết
bồi thường;
•Chủ thể thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm có thể là bất kỳ ai bao gồm tổ
chức, cá nhân ở trong và ngoài doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh người tham gia
bảo hiểm, còn có thể có sự đồng loã, tiếp tay của đại lý hoặc nhân viên doanh
nghiệp bảo hiểm (“DNBH”), các cơ sở cung cấp dịch vụ có liên quan.
2. Các hình thức trục lợi bảo hiểm
Nhìn chung trục lợi bảo hiểm xảy ra trong cả hai lĩnh vực: bảo hiểm nhân
thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Hình thức trục lợi bảo hiểm khá đa dạng trong đó
phổ biến nhất là các hành vi sau đây:

2
•Cháy hàng” rồi mới mua bảo hiểm
Nói theo ngôn ngữ chuyên ngành nghĩa là tổn thất thực tế đã xảy ra chủ
sở hữu tài sản mới đi mua bảo hiểm. Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất
phổ biến, kiểu trục lợi này thường nảy sinh khi sự cố, tai nạn đã xảy ra mà
chủ tài sản chưa tham gia bảo hiểm cho tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế hầu
hết những vụ trục lợi bảo hiểm này bên được bảo hiểm chỉ có thể lừa dối
thành công khi có sự tiếp tay của các cán bộ, nhân viên làm việc trong công ty
bảo hiểm. Vụ việc vừa được phát hiện ở Công ty Cổ phần bảo hiểm PJICO
mới đây thuộc hình thức trục lợi bảo hiểm này. Chủ của tài sản tìm cách
thông đồng với người bán bảo hiểm hoặc tìm cách lừa người bán ghi lùi ngày
bán bảo hiểm trở về trước so với ngày thực tế đến mua. Trong vụ trục lợi tại
PJICO, lẽ ra trước ngày 1-11-2002 (thời điểm tàu Hanjin rời cảng Sài Gòn đi
Hamburg) thì chủ hàng đã phải mua bảo hiểm cho lô hàng tôm của mình,
nhưng mãi đến ngày 11-11-2002 khi tàu bị hỏa hoạn tại Srilanka làm cho toàn
bộ lô hàng tôm chở trên tàu bị thiệt hại, đại diện cho chủ hàng mới đến PJICO
để mua bảo hiểm cho lô hàng. Đây là nguyên nhân tạo nên việc một số người
có chức vụ của Công ty đã “rút ruột” PJICO 3,8 tỷ đồng và chia nhau. Đối với
trường hợp này, Công ty PJICO không được phép ký kết hợp đồng bảo hiểm,

bởi vì theo Điều 22 của Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam thì hợp đồng
này là vô hiệu. (Hợp đồng bảo hiểm được quy là vô hiệu khi: Tại thời điểm
giao kết hợp đồng, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra hoặc tại
thời điểm giao kết hợp đồng đối tượng bảo hiểm không tồn tại…)
•Tự phá tài sản để nhận bảo hiểm
Nói cách khác, bên mua bảo hiểm cố ý gây tổn thất đối với tài sản được
bảo hiểm. Để thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm này, kẻ trục lợi đã vạch ra
kế hoạch từ trước, chuẩn bị rất công phu. Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm
nghiêm trọng nhất và cũng khó phát hiện nhất vì kẻ trục lợi bảo hiểm thường
là những người am hiểu về kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm. Bởi vậy, hành vi trục
lợi thường rất tinh vi, gây nhiều khó khăn đối với việc điều tra của các cơ

3
quan chức năng có liên quan khi tổn thất xảy ra. Ý đồ trục lợi của hình thức
này thường nảy sinh từ khi chuẩn bị tham gia bảo hiểm, quy mô trục lợi
thường lớn, số tiền gian lận, trục lợi rất cao. Việc trục lợi bảo hiểm được thực
hiện dưới hình thức: Người được bảo hiểm (chủ tài sản) sẽ tháo dỡ các bộ
phận tài sản, máy móc, thiết bị có giá trị thay vào đó là các bộ phận tài sản,
máy móc thiết bị có giá trị kém hơn. Sau đó, sẽ cố ý phá huỷ tài sản đã mua
bảo hiểm. Đương nhiên là khi tài sản đã được hủy hoại xong thì kẻ trục lợi
bảo hiểm vẫn nhận tiền bồi thường tương ứng với giá trị của các bộ phận tài
sản, máy móc thiết bị có giá trị. Ví dụ chủ tàu biển sau khi kí kết hợp đồng
bảo hiểm cho con tàu của mình đã tháo dỡ hết các trang thiết bị máy móc trên
tàu chuyển đi nơi khác, công đoạn cuối cùng là đánh chìm con tàu này và đòi
tiền bồi thường của bảo hiểm.
•Khai tăng số tiền tổn thất trong vụ tai nạn
Hiện nay gian lận trục lợi bằng cách khai tăng số tiền tổn thất trong vụ
tai nạn cũng thường xảy ra, bao gồm các hình thức sau đây: Tài sản trên thực
tế không bị hư hỏng, không phải sửa chữa nhưng người được bảo hiểm vẫn kê
khai vào hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường là đã bị hư hỏng và phải sữa chữa.

Hoặc là người được bảo hiểm “mượn gió bẻ măng”, lợi dụng tổn thất xảy ra
để làm hư hỏng thêm hoặc phá hủy hoàn toàn tài sản đã tham gia bảo hiểm,
nhằm được bồi thường cao hơn hoặc là được thay thế tài sản bị hư hỏng bằng
một tài sản mới có giá trị cao hơn.
•Lập hồ sơ hiện trường giả
Hình thức gian lận trục lợi bảo hiểm này thường được biểu hiện ra ngoài
thông qua việc lập hồ sơ, hiện trường giả: Chẳng hạn như đưa những tài sản
đã bị hư hỏng không tham gia bảo hiểm từ nơi khác đến nơi xảy ra tai nạn để
chụp ảnh, khám nghiệm, lập biên bản; Tạo ra hiện trường giả giống như dấu
hiệu của việc mất cắp tài sản như bị phá khóa, bị cắt niêm phong kẹp chì hoặc
thay đổi biển số xe đã mua bảo hiểm vào xe bị tai nạn nhưng chưa mua bảo
hiểm để đòi bồi thường từ các công ty bảo hiểm.

4
•Trục lợi bảo hiểm thông qua bảo hiểm trùng
Trường hợp này, người mua bảo hiểm đã trục lợi bảo hiểm bằng cách
dùng tài sản của mình để tham gia bảo hiểm tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm
khác nhau, nhằm mục đích thu được số tiền bồi thường từ nhiều công ty bảo
hiểm khi tổn thất xảy ra.
Thị trường bảo hiểm càng phát triển thì các hình thức trục lợi bảo hiểm
cũng ngày càng đa dạng hơn, thủ đoạn trục lợi bảo hiểm cũng tinh vi hơn theo
thời gian và số tiền gian lận trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng nhiều hơn.
Thiết nghĩ rằng cần phải xử lý nghiêm minh những trường hợp gian lận, trục
lợi bảo hiểm nhằm đảm bảo cho quyền lợi của những người mua bảo hiểm
trung thực đồng thời cũng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát
triển thị trường dịch vụ bảo hiểm nước ta một cách bền vững.
3. Dấu hiệu của trục lợi :
Theo thống kê của các doanh nghiệp bảo hiểm, hiện tượng khách hàng
có hành vi lừa dối trong giao kết hợp đồng bảo hiểm nhằm mục đích trục lợi
bảo hiểm đang diễn ra ngày càng phổ biến và thường biểu hiện qua một số

đặc điểm sau:
- Người được bảo hiểm chết do các bệnh có thời gian tiến triển bệnh lý
kéo dài như: ung thư, lao, xơ gan, suy thận, suy tim…
- Người được bảo hiểm chết khi hợp đồng có hiệu lực trong những năm
đầu.
- Người được bảo hiểm đã điều trị bệnh (thuộc trường hợp những bệnh
không chấp nhận bảo hiểm) trước khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực dưới tên
người khác.
- Hợp đồng có số tiền bảo hiểm lớn so với khả năng tài chính, hoàn cảnh
kinh tế của Người tham gia bảo hiểm.
- Rủi ro xảy ra liên quan đến nhiều hợp đồng bảo hiểm được phát hành
vào những thời điểm gần nhau.

5
- Quan hệ giữa Người tham gia bảo hiểm, Người được hưởng quyền lợi
bảo hiểm và Người được bảo hiểm ít ràng buộc về mặt huyết thống.
- Người yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm không cung cấp các
thông tin về quá trình điều trị bệnh trước lúc tử vong, kê khai chung chung về
nguyên nhân chết như: chết do bệnh già, chết đột tử tại nhà, không rõ nguyên
nhân, không có ai chứng kiến.
- Các thông tin về rủi ro xảy ra và quá trình cấp cứu, điều trị không logic
giữa các giấy tờ và chứng từ do người yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm
cung cấp.
- Khai báo rủi ro xảy ra trong hoàn cảnh đặc biệt: tự ngã, tai nạn xảy ra
trong đêm không có mặt của công an…
Trong số những dấu hiệu kể trên, hiện tượng trục lợi bảo hiểm thường
diễn ra phổ biến nhất là việc khách hàng kê khai không trung thực về tình
trạng sức khỏe của người được bảo hiểm trong Giấy yêu cầu bảo hiểm - một
phần của Hợp đồng bảo hiểm.
4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trục lợi bảo hiểm

Qua tìm hiểu, có thể thấy tình trạng gian lận/trục lợi trong bảo hiểm là
do nhiều nguyên nhân cụ thể là:
4.1. Về phía doanh nghiệp
- Công tác tuyển dụng, đào tạo, quản lý đại lý, cán bộ còn bị buông lỏng;
quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; các quy trình nghiệp vụ, quy trình ra
quyết định kinh doanh, quản lý tài chính, hạch toán, kế toán, đầu tư, giải
quyết bồi thường v.v. chưa chặt chẽ và còn có những lỗ hổng có thể bị kẻ xấu
lợi dụng;
- Vai trò kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các
cổ đông đối với hoạt động hàng ngày của giám đốc doanh nghiệp còn chưa
được phát huy đầy đủ;

6
- Giữa các DNBH chưa có cơ chế hợp tác, phối hợp, chia xẻ thông tin
hoặc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và tranh thủ sự ủng hộ
của công luận.
- Ngoài ra, các DNBH cũng chịu sức ép về thời hạn giải quyết bồi
thường dẫn đến không có đủ thời gian và nguồn lực cần thiết để điều tra đầy
đủ về những vụ có dấu hiệu trục lợi hoặc có nghi vấn trước khi quyết định
việc trả tiền bảo hiểm.
4.2. Về phía người tham gia bảo hiểm
Một bộ phận người tham gia bảo hiểm không ý thức được trách nhiệm
đạo đức và pháp lý của mình nên đã cố tình kê khai khống mức độ thiệt hại,
hay lợi dụng những kẻ hở trong hợp đồng bảo hiểm hay quy trình nghiệp vụ
của DNBH để thu lợi bất chính.
4.3. Về phía các nhà cung cấp dịch vụ.
Một số tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cho bên mua bảo hiểm hay
người được bảo hiểm đã vô tình hoặc cố ý tiếp tay cho hành vi trục lợi bằng
những việc làm của mình (ví dụ cấp giấy chứng nhận thương tật không đúng
với tình trạng thương tật, cấp giấy chứng tử trong đó nguyên nhân dẫn đến tử

vong không phù hợp với thực tế…)
Ngoài ra, việc có ít vụ trục lợi bảo hiểm được phát hiện, điều tra, truy
tố và đưa ra xét xử trước pháp luật cũng phần nào làm giảm các chế tài xử
phạt.
5. Hậu quả của trục lợi bảo hiểm
 Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, hậu quả có thể tính toán được
do hành vi trục lợi bảo hiểm là làm giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh bị
hạn chế. Thậm chí còn gây tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp.
 Đối với khách hàng là những người chung thực sẽ bị thiệt thòi về
quyền lợi. Bởi vì, phí bảo hiểm mà họ phải nộp lại dùng để chi trả cho cả
những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra. Do vậy, những DNBH

7
nào có nhiều vụ gian lận sẽ có mức phí bảo hiểm cao hơn những doanh
nghiệp kiên quyết chống và loại trừ những kẻ trục lợi bảo hiểm.
 Đối với xã hội, gian lận bảo hiểm là một nguy cơ về đạo đức,
làm tha hóa, biến chất cán bộ Nhà nước, làm cho môi trường kinh doanh thiếu
lành mạnh và thiếu sự công bằng. Từ đó còn dẫn đến tình trạng coi thường
luật pháp, gây rối trật tự an ninh xã hội.
6. Chế tài xử lý hành vi trục lợi bảo hiểm
Xét dưới góc độ pháp lý, trục lợi/gian lận bảo hiểm là hành vi vi phạm
pháp luật. Do đó, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra,
phương thức và thủ đoạn thực hiện... mà người thực hiện hành vi vi phạm có
thể bị xử lý về dân sự, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
6.1. Về dân sự, theo quy định tại Điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm, khi
phát hiện hành vi trục lợi, DNBH có quyền:
- từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi
thường cho người được bảo hiểm
- đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo

hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài ra, theo quy định của Bộ Luật dân sự, hợp đồng dân sự được
giao kết do bị lừa dối có thể dẫn đến hợp đồng bị tuyên là vô hiệu và "không
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên; các bên khôi phục tình
trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại
phải bồi thường. Tuỳ từng trường hợp, xét theo tính chất của giao dịch vô
hiệu, tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức thu được có thể bị tịch thu theo quy
định của pháp luật".
6.2 Về hành chính, đối với những hành vi trục lợi bảo hiểm không có đủ
các điều kiện để cấu thành tội phạm (chẳng hạn mức độ không nghiêm trọng,
vi phạm lần đầu, đã khắc phục được hậu quả v.v.), người thực hiện hành vi

8

×