CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên
1.1.1. Vị trí địa lí
Đồng Hỷ là huyện miền núi của Thái Nguyên. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Chùa
Hang cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3km về phía Tây Bắc. Toàn
Huyện có 17 xã và 3 thị trấn. Địa phận huyện Đồng Hỷ chạy dài 21°32 đến
21°51 độ vĩ bắc, 105°46’ đến 106°04’ độ kinh đông. Phía bắc giáp huyện Võ
Nhai và tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái
Nguyên, phía đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Phú Lương và
thành phố Thái Nguyên.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
. Huyện Đồng Hỷ có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nông
nghiệp đặc biệt là trồng cây công nghiệp.
Nhìn chung nhờ vị trí và điều kiện tự nhiên trên nên Đồng Hỷ có những
điều kiện cơ bản để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhất là nền kinh tế nông nghiệp
nhiệt đới, bên cạnh đó còn đẩy mạnh sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng,
Từ đó tạo điều kiện đảm bảo đời sống vật chất cho nhân dân.
1.2. Người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
1.2.1.Tên gọi và nguồn gốc lịch sử.
Tộc danh tự nhận của họ là Sán Dìu (Sán Dao/Sán Dìu). Các cộng đồng láng
giềng gọi họ bằng nhiều tên khác nhau như: Sán Dìu,Trại Đất
1.2.1. Dân số và phân bố dân cư.
Tính năm 2011 dân số trên toàn huyện Đồng Hỷ là 110,170 người, trong đó
người Sán Dìu chiếm tới 16322 người, tập trung chủ yếu ở các xã:Nam Hòa( 5932
người) Tân Lợi ( 2838 người ) Linh Sơn ( 2828 người) Minh Lập (1376 người ).
Tiểu kết chương I
Đồng Hỷ là huyện thuộc trung du miền núi phía Bắc, nơi có điều kiện tự
nhiên khá thuận lợi để phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển một
nền công nghiệp, dịch vụ. Sán Dìu là một dân tộc chiếm số lượng khá đông trong
huyện, họ là những người nông dân chất phác, giản dị, lấy nông nghiệp làm nghề
mưu sinh chính. Tất cả những điều kiện thuận lợi đó đã góp phần thúc đẩy nền kinh
tế nông nghiệp phát triển đồng thời nó cũng hướng tới sự phát triển của văn hóa vật
chất.
CHƯƠNG II: VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN
ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1 Quan niệm chung về văn hóa và văn hóa vật chất.
Văn hóa đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến tiêu biểu như giáo sư Trần
Ngọc Thêm. Ông đã đưa ra khái niệm văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội của mình”.
Văn hóa bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất trong dân
tộc học là một trong các hình thức văn hóa của mỗi tộc người bao gồm : làng bản,
nhà của, áo quần, trang sức, ăn uống, phương tiện đi lại, công cụ sản xuất, vũ khí…
Tuy nhiên trong đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu về ẩm thực và công cụ mưu sinh
2.2. Văn hóa ẩm thực.
Ăn (thực) uống (ẩm) là nhu cầu tự nhiên của con người, cho dù người đó thuộc
đối tượng nào, dân tộc nào và ở vùng miền nào đi chăng nữa. Hoạt động ăn uống
không chỉ đơn thuần là việc đưa đồ ăn, thức ăn vào miệng nhai nuốt, mà nó còn là
khái niệm thuộc phạm trù văn hóa “chính xác hơn là văn hóa tận dụng môi trường
tự nhiên”.
2.2.1. Nguồn nguyên liệu chế biến các món ăn.
Nguồn sống chủ yếu của người Sán Dìu là nền kinh tế nông nghiệp tự cung
tự cấp với phương thức sản xuất lạc hậu. Nhưng những điều kiện thuận lợi từ thiên
nhiên mang lại cùng với sự sáng tạo của mình, đồng bào đã tạo ra nguồn thu nhập
để trang trải cho cuộc sống trong đó việc tìm kiếm khai thác lương thực, thực phẩm
được nhân dân nơi đây chú trọng.
2.2.1.1. Nguồn thức ăn khai thác trong tự nhiên.
Để bổ sung cho nguồn thức ăn hàng ngày thì người Sán Dìu cũng biết tận
dụng và khai thác nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Nguồn thức ăn này khá
phong phú tùy theo từng mùa, mỗi mùa lại có những loại rau, củ, quả khác nhau,
cách chế biến khác nhau, tạo nên những món ăn lạ, ngon và hấp dẫn.
Các loại rau củ thường được người dân hái như: củ mài, củ nâu, nấm, măng,
trám đen, trám trắng, mác mật, rau ngót rừng… đã tạo nên những món ăn ngon lạ
miệng trong khẩu phần ăn uống hàng ngày. Bên cạnh những hoạt động hái lượm thì
người đàn ông Sán Dìu cũng thường xuyên săn bắt muông thú, đánh bắt tôm cá ở
các mon sông, suối… được diễn ra quanh năm. Ngay cả hiện nay khi trồng trọt và
chăn nuôi phát triền thì việc tìm kiếm và tận dụng nguồn thức ăn thủy sản này cũng
không hề bị mất đi.
Như vậy những loại rau, củ, quả, động vật hoang dã và thủy sản
không chỉ góp phần làm cho nguồn thức ăn hàng ngày của người dân tộc Sán Dìu
được phong phú hơn mà còn phản ánh được mối quan hệ mật thiết của cư dân Sán
Dìu với môi trường tự nhiên trong việc tìm kiếm thức ăn. Ngày nay tuy những hoạt
động săn bắt, hái lượm đã giảm đi so với trước kia nhưng đâu đó nó vẫn hiện diện
trong cuộc sống hàng ngày của người dân tộc Sán Dìu ở nơi đây.
2.2.1.2. Nguồn thức ăn từ trồng trọt và chăn nuôi.
Cũng như cộng đồng các dân tộc anh em khác, người Sán Dìu cũng sử
dụng cây lúa là cây lương thực chính. Các giống lúa được người Sán Dìu ở nơi đây
trồng phổ biến như: cháo vô (sớm câu), ba giăng vô, tám thơm vô (tám thơm), tám
lùn vô (tám lùn), nếp hoa vàng, thai nô (nếp cái), nếp đen, nếp trắng…
Ngoài cây lúa người Sán Dìu còn trồng các loại cây lương thực khác
như: ngô, các loại khoai, sắn, củ từ… sản phẩm của các loại cây này được sử dụng
để làm thức ăn độn trong những ngày giáp hạt, những năm thiếu đói và để chăn
nuôi gia súc, gia cầm.
Về thực phẩm, song song với việc thu hái rau trong rừng, ven suối,
người Sán Dìu còn biết đến trồng rau canh tác trên các bãi đất vườn với hình thức
xen canh và luân canh. Các loại bầu (phù), bí, được trồng nhiều ở trên nương bãi.
Quả bí được dùng làm thức ăn quanh năm, ngọn bí được nấu canh, luộc hoặc xào.
Trước đây, trong bữa ăn hàng ngày người Sán Dìu ít ăn thịt. Hầu hết
các loại gia sức như: trâu (ngòi), bò (vòng ngòi), lợn (chui), chó, dê,… chỉ được
dùng vào các việc như ma chay, cưới xin, các lễ giải hạn, cấp sắc… Thịt gà, vịt,
ngan, chim chỉ được dung những ngày lễ tết hay có khách.
2.2.1.3. Các nguồn lương thực, thực phẩm khác.
Bên cạnh nguồn thức ăn có từ sản xuất hay khai thác trong tự nhiên,
người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên còn bổ sung thức ăn cho bữa cơm
gia đình bằng các trao đổi sản phẩm với nhau hoặc mua bán. Từ xưa các chợ phiên
đã hình thành trong khu vực người Sán Dìu cư trú tạo thuận lợi cho việc trao đổi
buôn bán sản phẩm.
Thông thường, người ta đem những sản phẩm (gạo, sắn, rau, thịt, mộc
nhĩ, măng, củ nâu, củ mài, các loại rau…) mà mình dư thừa đổi lấy thực phẩm mà
gia đình thiếu. Cách trao đổi khác là họ đem những sản phẩm, hàng hóa dư thừa ra
chợ bán rồi mua những thực phẩm mà họ thiếu hoặc không thể tự túc được như: Mì
chính, nước mắm, muối, mỡ ăn, cá, thuốc lào, chè, các loại rau…
Một nguồn lương thực, thực phẩm nữa là sự đóng góp của các tổ chức
làng bản, hay anh em họ hàng khi gia đình có việc lớn: cưới xin, tang ma… Đóng
góp với số lượng nhiều hay ít là tùy thuộc vào mối quan hệ họ hàng hoặc tùy vào
điều kiện hoàn cảnh các gia đình trong họ.
2.2.2. Các món ăn hàng ngày.
Tuy sống gần kề với nhiều dân tộc, tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa của các
dân tộc anh em song việc ăn uống của người Sán Dìu cũng có những nét riêng biệt.
Nếu như đa phần cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều lấy cơm làm món ăn chính
thì ở người Sán Dìu ngoài cơm còn phải kể đến cháo loãng. Ăn cháo đi đôi với cơm
chứ không phải vì đói mà ăn cháo hoặc thay cơm. Trên bếp của mỗi nhà thường
xuyên có một nồi cháo loãng. Nước cháo cũng được coi như một thứ nước giải khát
của dân tộc Sán Dìu.
Trong ngày thường người Sán Dìu ăn ba bữa, hai bữa chính (trưa từ 11h 12h, chiều từ 18h - 19h) và một bữa phụ sáng. Bữa sáng thường ăn khoai, sắn hoặc
cháo loãng, bữa trưa và bữa chiều có cơm, cháo, rau, cà, tương… Thức ăn hàng
ngày của người Sán Dìu rất đạm bạc, món ăn chủ yếu vẫn là rau xanh, củ luộc hay
xào mỡ. Tùy từng mùa, mỗi mùa lại có những món rau ,củ riêng, vào mùa hè người
ta sử dụng nhiều loại rau như: mồng tơi, rau đay, mướp, rền, rau muống… Thu
đông có các loại rau cải, xà lách, xu hào… Ngoài ra để bổ trợ cho các loại rau ở
vườn nhà là vô số các loại rau hoang dại như: rau bợ, măng,… Mùa hè thời tiết
nóng bức người ta thường luộc hoặc nấu canh ăn lẫn với cà muối và chấm tương.
Mùa đông thời tiết lạnh nhu cầu của các món rán, rang, xào tăng. Các gia vị cay,
nóng của gừng, ớt…được sử dụng nhiều hơn. Trong khẩu phần ăn uống của người
Sán Dìu thức ăn từ nguồn động vật như: thịt, cá cũng có nhưng không phải là
thường xuyên.
Phương thức chế biến món ăn của người Sán Dìu chủ yếu là chế biến qua
lửa, không qua lửa. Nhưng thực tế đi sâu vào tìm hiểu ta sẽ thấy được sự khác
nhau, nét độc đáo và sáng tạo trong cách chế biến món ăn cũng như khẩu vị mang
nét đặc trưng của dân tộc mình.
Các món ăn được chế biến qua lửa: các món nướng (các loại thịt nướng, cá
nướng…), vùi (ngô, khoai, củ từ…), rán (khoai, thịt, nem…), xào, rang (thịt lơn,
thịt gà, rau…).
Các món được chế biến không qua lửa như: sang hoét (tiết sống), làm gỏi,
làm mẻ, làm chua, nôm, muối sổi…
Cách chế biến một số món ăn hàng ngày và truyền thống của người Sán Dìu
như:
• Cháo loãng: Thông thường đồng bào ăn cháo trong tất cả các bữa ăn,
uống cháo loãng như một thứ nước như giải khát làm mát cơ thể sau
những giờ lao động mệt mỏi. Cách nấu món cháo loãng rất đơn giản,
nguyên liệu gồm có gạo và nước, khi nấu người ta đổ gạo và nước
vào nồi rồi đặt lên bếp lửa đun đến khi nào nhừ thì thôi. Món cháo
loãng không cho thêm gia vị gì cả, thường khi ăn cháo loãng người
ta ăn thêm với cà muối…
• Cơm nắm: Cơm nắm của người Sán Dìu thường được dung cho
người dân khi đi làm trên nương, món này được làm khá đươn giản,
sau khi nấu cơm thì người ta cho cơm vào khăn nắm chặt rồi bỏ vào
lá chuối đã được hơ qua lửa. Cách làm này làm cho món cơm nắm
thêm mùi thơm và có thể để lâu được. Khi ăn có cảm giác ngon
miệng không cần tới thức ăn hoặc có thể chấm với muối vừng.
• Tương sống: Đồng bào Sán Dìu làm tương rất ngon. Nguyên liệu
gồm có gạo nếp, đậu tương rang vàng, xay vỡ. Gạo nếp được đồ xôi
chín, để nguội sau đó đem ủ với lá cong cốc má dep, là thứ lá tỏa
nhiệt cao để tạo ra mốc từ đen chuyển sang vàng rồi cuối cùng là đỏ,
đem mốc rửa sạch rồi đổ vào chum sành cùng với nước tương rang,
thêm muối, bịt kín, ngâm khoảng một tuần. Đỗ tương rang vàng xay
vỡ cho vào chum, ngâm từ 3 đến 4 ngày sau đó là công đoạn ngả
tương tức là hòa chum mốc đã ngâm lẫn với đỗ tương ngâm để tạo
thành tương. Khi pha mốc với tương đồng bào thường pha vào buổi
sáng sớm, lúc mặt trời chưa mọc , theo kinh nghiệm nếu mặt trời
mọc thì tương sẽ bị chua. Để có tương với độ mặn vừa phải, ngon,
người ta làm công thức cứ chín bát nước thì hai bát muối. Tương để
càng lâu thì càng ngon.
• Gỏi cá: Các loại cá để làm gỏi thường là cá mè, trắm to, cá quả…
Được làm sạch , lọc lấy thịt bỏ xương, không được dùng nước rửa
mà phải dung giấy bản thấm khô thịt cá sau đó thái lát mỏng, trộn
với thính gạo rang là ăn được. Khi ăn thường ăn kèm với nhiều loại
rau thơm như: húng chó, mùi tàu, tía tô… Ngày nay món cá gỏi ít
được dùng bởi bà con ý thức được rằng ăn gỏi (ăn sống) là không
đảm bảo vệ sinh.
• Các loại dưa chua: Cải bẹ, cải bắp, là sắn, hành, cà… tất cả rửa sạch,
bỏ rễ, bỏ lá (nếu là hành), thái nhỏ (nếu là cải bẹ, cải bắp), bỏ cuống
(nếu là cà bát, cà pháo), cho vào vại, thêm muối trắng, nước lã đổ
vừa ngập, dùng tấm phên nén xuống sau đó trẹn hòn đá cuội trên mặt
rồi đậy kín, sau vài ngày là ăn được.
• Tiết canh (thuân): Phổ biến nhất là tiết canh lợn. Khi chọc tiết lợn,
họ hứng lấy tiết vào một chiếc bát to có pha sẵn tỷ lệ muối, khuấy
đều liên tục theo một chiều cho đến khi tiết nguội để khỏi đông lại.
Nhân tiết canh chủ yếu được làm từ xương sườn, cuống họng, phổi
băm, cơ hoành đem luộc hoặc thui qua lửa băm nhỏ, rang vàng. Khi
hãm người ta cho nhân vảo bát con sau đó múc tiết chế nước sôi để
nguội đánh đều đổ vào bát nhân sao cho khi thêm tiết vào sẽ đầy bát.
Ngoài tiết canh lợn, người Sán Dìu còn đánh tiết canh gà, vịt, ngan,
nhân thường là cổ cánh băm nhỏ, rang vàng. Cách chế biến như tiết
canh lợn.
• Cơm lam (chôc thòng phan): Lam là một động từ chỉ việc nướng
chín thức ăn trong ống nứa tươi. Vì vậy khi đi rừng, đi săn, làm
nương xa trong điều kiện không có dụng cụ nấu ăn, người Sán Dìu
không chỉ nấu cơm lam mà còn có thịt lam, cá lam, bí lam… Ống
nứa được chọn làm cơm lam thường là nứa phấn hoặc tre bánh tẻ
tươi để khi lam thì chỉ cháy ở phần ngoài và nước ngọt thấm vào
thức ăn, khi lam cơm người ta nướng phần ống có nút lá trước, vừa
nướng vừa xoay đến cuối ống cho cơm chín đều.
• Món canh hoa chuối (cheo lúi cang): Hoa chuối thái ngang, nhỏ, bóp
muối cho bớt vị chát, cho vào chảo mỡ đảo đều, thêm nước đun đến
sôi là được.
• Món canh rau lang (suy dep cang): Ngọn và lá rau lang hái về rửa
sạch, cho mỡ vào chảo đun già lửa rồi cho rau vào đảo đều thêm vài
nhánh tỏi giã nhỏ, đổ nước đun đến khi sôi là được.
• Món canh cà bát (cà hoa) (fa khuế chúy cang): Quả cà thái lát miếng
mỏng, ngâm nước để hết chat, cho vào chảo mỡ đảo đều, cho nước
đun sôi chín, thêm ít mùi tàu, tía tô là được.
Như vậy, trong hai cách chế biến thức ăn nói trên thì người Sán Dìu thiên
về cách chế biến qua lửa, trong đó phổ biến là luộc và nấu canh. Thông qua việc ăn
uống trong ngày thường, ngày mùa hoặc bữa ăn có sự tham gia của cộng đồng ta
thấy cơ cấu bữa ăn của người Sán Dìu thay đổi một cách khéo léo cho phù hợp với
hoàn cảnh kinh tế, thói quen cũng như tập quán của dân tộc.
2.2.3. Các món ăn trong ngày lễ tết.
Người Sán Dìu ở các địa phương đều thống nhất trong việc tổ chức các
ngày lễ tết cổ truyền, họ là tộc người được coi là có nhiều tết trong năm. Cũng
giống như người Kinh, người Sán Dìu ăn tết theo lịch âm trùng với hầu hết các
ngày tết lớn với người kinh và nhiều dân tộc anh em khác. Trong một năm, nếu chỉ
kể các tết chính thì người Sán Dìu có tới sáu cái tết đó là: Tết Nguyên Đán ( sêch
sin nén); tết Thanh Minh; tết mồng năm tháng năm; tết tháng Bảy; tết Cơm Mới; tết
Đông Chí.
• Một số món ăn trong ngày tết:
Nem chua: Là món ăn phổ biến trong các ngày lễ tết. Để làm được món này
cần có thịt nạc sống, bì lợn luộc thái mỏng, nêm muối rang trộn với thính gạo rang
thêm chút rượu gạo, dùng ống nứa hoặc tre bánh tẻ nhồi toàn bộ thịt đã trộn vào
đầy ống sau đó dung lá ổi nút miệng ống lại, dựng ngược miệng ống ngâm trong
nước sau một tuần là ăn được. Nem chua ăn sống, có vị chua và mùi thơm của
thính, khác với các loại nem chua của người kinh và một số dân tộc khác.
Lạp xường: Lòng non lợn được tuốt nhiều lần cho sạch, mỏng. Thịt nạc vai,
thịt ba chỉ bỏ bì thái mỏng, băm nhỏ, ướp rượu, muối, gừng vừa đủ, cho thêm hồ
tiêu rồi nhồi chặt vào lòng non. Sau đó cho lên xào, ngày thì phơi nắng, tối thì sấy
trên gác bếp cho tới khi bì lạp xường khô mọng, trong suốt, nhìn thấy thịt đỏ au là
có thể ăn được. Thông thường lạp xường được rán hoặc hấp trước khi ăn, nhưng
cũng có thể đem thái mỏng ăn ngay. Lạp xường của người Sán Dìu có màu hồng,
dậy mùi thơm của rượu, vị cay của hồ tiêu và vị ngon của thịt ướp.
Khau Nhục: Được chế biến từ thịt lợn ba chỉ nhưng khau nhục (nhiều nơi
gọi là khao nhục) lại khiến người ăn không thấy ngấy, mỡ mà lại có mùi vị rất độc
đáo, bổ dưỡng... Khau nhục là một món ăn tiếp nhận kỹ thuật của người Hoa, chế
biến rất công phu, tuân theo quy trình, bí quyết riêng. Từ lâu, món ăn đã trở thành
một món đặc sản dùng trong cỗ bàn sang trọng, tiếp đón khách quý hoặc mỗi dịp lễ
Tết của người dân tộc Sán Dìu..
Các món ăn trong ngày lễ tết không thể thiếu các loại bánh:
Bánh chưng: Là loại bánh không thể thiếu trong dịp tết Nguyên Đán, với
người Sán Dìu ngoài tết Nguyên Đán họ còn làm trong dịp tết mồng năm tháng
năm, tết Thanh Minh. Bánh chưng của dân tộc Sán Dìu được gói giống như hình
trụ tròn, mỗi đầu bánh được gấp thành ba góc, buộc cuốn lạt giang tước mỏng từ
hai đầu góc giữa, đây cũng là một đặc điểm khác so với bánh chưng vuông hoặc trụ
tròn của dân tộc kinh. Bánh có nhân thịt mỡ và đỗ xanh. Nguyên liệu gồm có gạo
nếp loại ngon, đỗ xanh, thịt mỡ khổ, muối, lá dong, lá chíp, lạt giang. Gạo nếp giã
trắng, ngâm khoảng mười giờ liên tục, đãi sạch để dáo nước; đỗ xanh vỡ đôi, ngâm
nước làm tróc vỏ, đãi sạch, trộn muối trắng; thịt mỡ khổ thái chỉ bằng ngón tay út,
ướp muôi; lá dong được rửa sạch; lạt bánh là lạt giang. Bánh chưng được gói theo
thứ tự, lá dong loại to thì đặt một tàu, lá nhỏ thì đặt hai tàu, tiếp là chip xếp xen
vào, sau đó múc một bát rưỡi gạo dải một lượt theo chiều dài của lá, dải đỗ, đặt thỏi
thịt vào giữa theo chiều dài của bánh, phủ tiếp lượt đỗ lên láp kín thịt, rồi dải tiếp
một bát rưỡi gạo để lấp kín đỗ, sau đó gói thành hình trụ tròn dài như chiếc bánh
tét, ở hai đầu bánh gấp lại tạo thành mỗi đầu ba góc, dùng lạt cuốn quanh theo hình
xoắn ốc từ hai góc vào giữa. Sau đó cho bánh vào nồi đồng hoặc nhôm to, trước khi
xếp bánh người ta lót một lớp lá dong ở đáy nồi. Khi xếp bánh đầy nồi đổ nước
ngập trên bánh, miệng nồi được biệt lá dong, sau đấy mới đậy vung. Nồi bánh đun
khoảng mười giờ liên tục, thỉnh thoảng kiểm tra nếu thấy cạn nước thì phải đỏ thêm
nước sôi vào đầy nồi. Sau khi vớt bánh người ta lăn bánh để bánh dền chọn bánh
đẹp đặt lên bàn thờ thắp hương báo tổ tiên.
Bánh trôi: Với bánh trôi được làm từ bột nếp sống, nhào nước lăn thành
thỏi bột, cắt từng đầu mẩu cho vào lòng bàn tay lăn thành hình tròn to hơn trứng
chim cút, sau đó cho vào nồi nước đang sôi, đến khi bánh chín nổi trên mặt nước
thì vớt ra bát đĩa, sau đó rắc lên trên ít đường phên. Bánh trôi có mùi thơm của
đường ăn rất ngon.
Bánh tro: Với bánh tro nguyên liệu là gạo nếp ngon ngâm với nước tro lọc.
Điều khác biệt của bánh tro Sán Dìu là nước tro lấy từ tro của một trong các thân
cây rừng đốt tươi trong đó tốt nhất là cây “má láo suy”. Trước kkhi gói bánh từ
mười đến mười lăm ngày, người ta lấy một chiếc thạ lót lá chuối khô rồi đổ cho vào
đầy thạ, ấn nhẹ tay xuống cho tạo thành chỗ trũng để đổ nước, phía dưới được hứng
bằng một chiếc vại để lấy nước lọc qua tro. Sau khi có nước lọc tro người ta lại pha
chế với nước vôi trong để được nước ngâm gạo. nước tro có độ mặn của tro và độ
nồng của nước vôi. Nước tro màu vàng khi ngâm gạo làm cho gạo chuyển màu
vàng và khi bánh chín có màu vàng trong suốt. Bánh tro gói bên ngoài là lá dong,
bên trong lá chíp hình tròn dài, hai đầu bánh gấp lại thành sáu góc, cuốn lạt xung
quanh như bánh chưng, khi ăn chấm với mật mía. Bánh tro của người Sán Dìu có
hương vị ngày tết ngày tết Nguyên Đán, tết Đoan Ngọ thêm phần phong phú.
Bánh oản (món thói): Nguyên liệu là gạo nếp ngon nấu hoặc đồ xôi, nếu
nấu thì không phải ngâm còn nếu là đồ xôi thì gạo được ngâm một đêm, sau đó đãi
sạch đem đồ. Sau khi nấu hay đồ xôi chín, cơm nếp được đóng thành oản. Bánh
oản (có nơi gọi là xôi oản) được sử dụng làm vật phẩm cúng bái, trong các đám: ký
yên, dâng sao giải hạn, cấp sắc, ma chay…
Bánh dầy: của người Sán Dìu được làm từ gạo nếp nguyên chất giã bằng
cối đá. Trước khi giã bánh dày người ta thái chuối giã nhiều lần cho sạch lòng cối.
Sau đó, xôi trong chõ được xúc đổ vào cối, phải hai đến ba người cùng nhau giã,
khi giã nhuyễn người ta dùng mỡ gà hoặc mỡ lợn hơ nóng xoa tay vào chày để
chống dính. Bánh dầy của người Sán Dìu thường nhồi nhân đỗ xanh trộn đường
phên, hay nhân đỗ xanh xào mỡ. Bánh có hình tròn dẹt. Người Sán Dìu, lót lá chuối
vào mẹt, dần sang, rồi xếp từng lượt bánh vào. Mùa giã bánh dầy của người Sán
Dìu khoảng tháng 10 âm lịch, sau vụ thu hoạch lúa nếp mới.
Bánh chay (bánh chấy): Cách chế biến như bánh trôi, bột nếp sống nhào
nước lăn thành quả bột, cắt từng cục bột vê tròn dài bằng ngón tay cái, sau đó cắt
từng chiếc to bằng đầu ngón tay, dung hai lòng bàn tay lăn thành những miếng
bánh hình tròn để xuống nia. Sau đó, thả tất cả bánh vào nồi nước đang sôi đến khi
bánh chín, nổi trên mặt nước thì vớt ra bát rồi cho đường phên thái vụn hoặc đường
hoa mai, rồi lấy chính nước luộc bánh đó chan. Loại bánh này ít làm trong các ngày
thường để ăn mà chỉ làm khi cũng tổ tiên.
2.2.4. Gia vị, nước chấm.
Gia vị thường được người dân tộc Sán Dìu sử dụng trong bữa ăn như: vị chua,
cay, mặn, ngọt… Song song với nó là các loại rau gia vị thông dụng như: sông
(hành), hẹ, slọn thoi (tỏi), tía tô, lat chấy (ớt), rau răm, mùi tàu, koong (nghệ), lạt
koong (gừng), koong thòi (riềng)…
Tương là nước chấm thông dụng nhất của người Sán Dìu , và trong mỗi gia đình
hầu như không thể thiếu được chum tương.
2.2.5. Cách bảo quản thực phẩm truyền thống.
Trong ngày lễ tết số lượng thịt có nhiều hoặc những khi săn bắn, hái lượm dư
thừa, người Sán Dìu đã dùng nhiều cách bảo quản nguồn thực phẩm để ăn dần. Có
những cách bảo quản phổ biến như: Slại chao (làm khô) Dẹp phi nhộc (muối thịt
mỡ) Nhộc trụ chạo (thịt thính).
2.2.6. Đồ uống. đồ hút.
Về thức uống: người Sán Dìu thường uống rượu được đồng bào tự nấu bằng
gạo nếp và men thường làm các thứ lá cây rừng. Rượu được uống trong các ngày lễ
tết, khi có khách và là thức uống để thờ cũng tổ tiên, thánh thần. Hàng ngày cháo
loãng được coi là thức ăn nhưng cũng đồng thời là đồ uống thường xuyên trong gia
đình người Sán Dìu. Khi đi làm đồng về khát nước người ta múc bát cháo uống.
Người Sán Dìu quan niệm, uống nước cháo loãng vừa mát, vừa bổ lại tăng cường
sức lực cho con người. Cũng từ lâu người Sán Dìu cũng biết hái các loại lá đun
nước uống như: là vối, lá chè, đinh lăng, nhân trần… Uống nước lá không những
giúp con người thỏa mãn cơn khát mà còn có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Về đồ hút: Từ xa xưa người đàn ông dân tộc Sán Dìu thường hút thuốc lào
trong nhà nào nhà nấy cũng có sự xuất hiện của chiếc điếu cày, tẩu, bát hút. Nó
được hình thành như những nét truyền thống của người đàn ông thời xưa. Ngày nay
người Sán Dìu còn biết tới hút thuốc lá được bán rộng rãi trên thị trường. Nhưng
theo thời gian người dân tộc nơi đây cũng dần bỏ đi thói quen, quan niệm xấu này
bởi lẽ họ đã biết tới tác hại của thuốc lào, thuốc lá.
Như vậy trong bản sắc văn hóa ẩm thực của mình, người Sán Dìu ở huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã góp phần làm phong phú trong kho tàng văn hóa ẩm
thực của người Sán Dìu Thái Nguyên nói riêng và sự đa dạng của văn hóa ẩm thực
người Sán Dìu Việt Nam nói chung. Đó sẽ mãi là hình ảnh đẹp của người Sán Dìu
trong cộng đồng 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, nó mãi được phát huy
và bảo tồn theo dòng chảy của thời gian.
2.3. Hệ thống công cụ mưu sinh.
2.3.1. Công cụ sản xuất nông nghiệp và hệ thống thủy lợi.
2.3.1.1. Công cụ sản xuất nông nghiệp.
Đồng Hỷ là một huyện thuộc trung du miền núi phía Bắc nơi có điều kiện tự
nhiên khá thuận lợi cho sinh hoạt sản xuất nông nghiệp. Trong huyện có nhiều
thành phần dân tộc sống xen cư tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc có thể học
hỏi các kinh nghiệm trong sản xuất kinh tế, trong văn hóa tinh thần từ đó làm
phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc.
Công cụ làm đất:
Cày : Người sán dìu có cày chìa vôi.
Bừa : có 3 loại bừa : bừa một ( tan phá) , bừa đôi ( sông phá), bừa bàn.
Cào bàn( thui pha) là một cong cụ rất tiện dụng trong việc vun trồng.
Để cắt, gặt lúa người Sán Dìu có vằng và hái ( vô lem) gần đây có thêm
liềm.
Công cụ làm cỏ và thu hoạch:
Đối với việc làm cỏ, vun gốc cho cây trồng và các loại hoa màu (ngô, khoai,
sắn, đậu...) được người Sán Dìu rất chú trọng, công cụ họ thường sử dụng để là cỏ
và vun gốc là cái cào hay liềm.
Cái cào: được người dân tự chế làm bằng gỗ có khoảng từ 4- 5 răng cưa. Chiếc
cào làm cỏ của người Sán Dìu gần giống như chiếc nạo cỏ của người kinh bây giờ
nhưng có kích thước nhỏ hơn.
Cái liềm: Phần lớn là dùng liềm lưỡi thẳng, một số ít biết sử dụng liềm lưỡi
cong. Lưỡi được cấu tạo bằng sắt có tra cán gỗ hoặc tre.
Công cụ chặt phát:
Người Sán Dìu ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên thường sử dụng dao khi đi lên rừng
để chặt phá cây, làm nương rẫy, khai hoang trồng các loại cây lương thực...
Dao được làm bằng sắt, cán dao được làm bằng gỗ, tre…
Công cụ gieo hạt:
Gậy chọc lỗ: Cũng như các dân tộc thiểu số khác, người Sán Dìu xưa khi làm
nương rẫy đã sử dụng gậy chọc lỗ làm công cụ để gieo trồng, đặc biệt là trồng lúa
nương, ngô... Gậy chọc lỗ được người Sán Dìu gọi là “cụn”: được làm bằng gỗ,
người ta chọn những cây gỗ chắc, vừa cầm, đặc biệt người dân thường sử dụng cây
gỗ kẹn, vì gỗ kẹn rất bền, dai và không bị mọt, nó dài khoảng 80- 100 cm được vót
nhọn một đầu. Trước khi tra hạt người dân dùng gậy chọc xuống đất sâu khoảng 35cm sao cho vừa đủ cho hạt bắt rễ.
Cuốc: Từ xưa người Sán Dìu đã biết dùng cuốc để làm công cụ sản xuất.
Cuốc là nông cụ có lưỡi, dùng để đào, xới, bổ, trộn và di chuyển đất. Nó thường
được dùng trong làm nông và làm vườn.
2.3.1.2. Hệ thống thủy lợi.
Người Sán Dìu chủ yếu là làm nông nghiệp vì vậy hệ thống thủy lợi từ xưa tới
nay đều được người dân nơi đây rất chú trọng. Người Sán Dìu đã biết sử dụng
những loại gầu tát nước, nhưng quan trọng hơn cả là họ đã biết áp dụng các biện
pháp khác nhau như: đào mương, cọn nước ...
Mương: Họ biết tự tay đào đắp những con mương bằng đất dẫn nước từ những
con sông , con suối về tới ruộng của mình. Kinh tế ngày càng phát triển những con
mương đập thay dần bằng xi măng, gạch. Như vậy chưa đủ vì còn bị đọng ở mức
lên xuống của sông suối, nên người ta đã biết lợi dụng những lũng hẹp có khe suối
chảy qua, đắp đập ngăn thành ao, hồ vừa chứa được nhiều nước vừa chủ động trong
việc tưới tiêu.
Cọn nước: Đồng bào đã biết làm các cọn nước để dẫn nước vào ruộng, nó có
tác dụng quan trọng trong việc giải quyết nước tưới cho sản xuất. “Cọn nước hoàn
toàn được làm bằng tre, nứa, gỗ mây. Đó là những chiếc bánh xe rộng hẹp khác
nhau trên dưới chục mét tùy theo sự cao thấp của mặt ruộng so với mặt nước của
song hay suối. Bánh có những cánh quạt cản nước vào các ống bương đựng nước
buộc chếch ở ngoài vành bánh xe, nước chảy đầy bánh quay đưa nước vào ống
bương và khi ống bương quay lên phía trên tự đổ vào máng dẫn nước đặt ngang và
nước theo ống máng nối liền với ruộng”. [6, tr.44].
Gầu: Ngoài ra người Sán Dìu còn sử dụng gầu để tát nước. Những ruộng cao
nước không tới được thì người dân phải dùng gầu tát nước lên ruộng của mình, gầu
được sử dụng khá phổ biến không chỉ ở người Sán Dìu mà ở các dân tộc khác cũng
có. Gầu được phân ra làm hai loại là: gầu đôi và gầu đơn.
Gầu đôi được đang bằng tre, nứa và mây. Gầu có miệng loe, đáy bẹp và có
bốn chiếc thừng nối vào miệng và đáy ở hai phía. Khi tát nước, hai người
đứng bên. Mỗi người nắm một phía thừng, điều khiển chúng nhịp nhàng, lúc
khom người thả dây chùng để miệng gầu vục xuống một phía múc nước, lúc choãi
người ra sau, căng dây, nâng gầu lên, rồi hất dây ở đáy gầu để đổ nước sang phía
kia. Ngày xưa, gầu đan xong được gác lên gác bếp bắt bồ hóng cho bền,
cho khỏi mối mọt nên gầu thường có màu nâu sậm. Ngày nay, sau khi gác lên gác
bếp, còn có thể dùng sơn phủ lên cho bền và đẹp hơn. Dây gầu có thể là dây thừng
hay dây ni-lon. Do có hai đôi dây rất dài, gầu đôi có thể vục nước ở nơi sâu để đổ
lêncácruộngcao.
Gầu đơn cũng được đang bằng tre hay nứa, và có dạng chiếc máng đựng nước.
Máng này được gắn với một cán cầm bằng tre. Gầu và cán được một sợi dây thừng
treo trên một cái đế 3 chân cũng bằng tre. Khi tát nước, chỉ cần 1 người điều khiển
máng vục xuống múc nước ở một phía, rồi chao lên đổ nước sang phía bên kia. Gầu
đơn không thể đổ nước lên cao như gầu đôi.
2.3.2. Công cụ săn bắt và hái lượm.
Ngoài kinh tế sản xuất, kinh tế chiếm đoạt vẫn còn có vai trò quan trọng trong
đời sống kinh tế và sinh hoạt của người Sán Dìu. Mặc dù việc săn bắt, hái lượm là
công việc không thường xuyên nhưng đây cũng là biện pháp tích cực để bảo vệ gia
súc và mùa màng, đồng thời cũng là nguồn cung cấp thức ăn cho đời sống của
người dân nơi đây.
Để việc săn bắt, hái lượm đạt được kết quả thì gắn liền với nó là các công cụ hỗ
trợ như: súng kíp, lao... ngoài ra còn rất nhiều loại bẫy. Các công cụ này mang tính
chất thô sơ, tự chế, thường do những người đi săn bắt tự tạo trong quá trình săn bắt:
Nỏ: Loại đơn giản là một cánh cung nằm ngang trên một cái báng có rãnh. Cái
báng có thể làm bằng gỗ hay kim loại. Có một cơ chế máy móc đơn giản để khi nạp
mũi nỏ vào thì nó sẽ đứng yên tại vị trí ấy mà không cần giữ tay. Nỏ sẽ chỉ được
bắn ra chừng nào bóp cò; cò thường ở gần tay cầm, dưới báng. Cơ cấu cò (lẫy nỏ)
chính là tiền thân của cò các loại súng sau này.
Súng kíp: súng kíp được dùng để chỉ các loại súng tự tạo có nòng dài. Người
Sán Dìu ở Đồng Hỷ biết làm súng kíp nhưng rất thô sơ,đa số họ mua súng của
người Tày – Nùng. Trước đây, để làm nòng súng họ phải mất cả hàng năm trời miệt
mài khoan lỗ, làm nòng súng từ những đoạn sắt tròn đặc.
Lao: Lao được làm bằng gỗ, vót nhọn một đầu, có chiều dài khoảng 1m –
1m20. Sau này, người ta đã biết chế tạo lao bằng cán gỗ, đầu nhọn của lao được
thay thế bằng sắt.
Ngoài các công cụ săn bắt nêu trên, thì trong quá trình đi hái lượm các loại
rau, củ trên rừng thìn người dân dùng tay là chủ yếu để thu hái. Bên cạnh đó họ còn
dùng dao, rổ... để giúp cho quá trình hái lượm.
2.3.3. Đồ dùng vận chuyển.
Ngay từ thời xa xưa người Sán Dìu đã thiết kế ra những phương tiện vận tải
chuyên chở hàng hóa cho phù hợp với đặc điểm, với địa bàn cư trú nơi đây.
Xe Quyệt: thường được làm bằng tre, gỗ một đầu hơi nâng lên bởi hai cái càng
quyệt do một trâu kéo. Có chốt ở giữa hai càng nối vai trâu với hai càng quyệt làm
cho xe có thể vận chuyển dễ dàng. Nó có thể sử dụng trên mọi địa hình: bờ ao,
ruộng thấp, trên đồi, dưới hẻm.
Sọt: Khi chuyên chở thóc, hàng hóa thì họ đan một cái sọt bằng nứa kích thước
to hơn bề mặt của xe một chút, họ để sọt (gần giống bồ đựng thóc của người kinh)
thành sọt thấp lên xe quệt lót bao tải, nilong để thóc lúa chất thành hàng lên sọt.
Khi chở phân ra đồng họ cũng đan sọt cho phân vào sọt đặt lên xe và kéo ra đồng,
lên nương. Những khi vào rừng lấy củi thì bỏ sọt, củi được bó thành từng bó đặt
trực tiếp lên xe và kéo về. Như vậy từ xưu người Sán Dìu đã biết thiết kế ra xe quệt
đó là một phương tiện chuyên chở vận tải hàng hóa công dụng và tiện lợi.
Quang Gánh: Ngoài xe quyệt ra người Sán Dìu ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên còn
sử dụng quang gánh do người dân tự chế được làm từ dây rừng, đặc biệt được làm
từ dây trần rất bền và dai ở dưới có khung tròn để néo các dây ở trên tạo thành cái
quang, đế tròn ở dưới được làm bằng dây khúc khắc vì loại dây này cũng rất bền và
dai. Quang có độ dài từ 80 – 100 cm. Ngoài đôi quang ra phải có đòn gánh, đòn
gánh được làm bằng tre, người ta thường chọn cây tre bánh tẻ vì khi đó tre có độ
bền và dẻo thích hợp cho viêc sử dụng. Tre được lấy từ rừng về trẻ đôi, gọt vót
khéo léo và uốn vào cây cho thẳng. Quang Gánh là công cụ được sử dụng khá phổ
biến đặc biệt là các chị, các mẹ. Đến giờ vẫn được sử dụng nhưng đã được thay đổi
đi nhiều.
Đòn sóc: cũng là một công cụ để vận chuyển thóc lúa, củi... của người dân Sán
Dìu. Đòn sóc được làm bằng gỗ, tre vót nhọn hai đầu, chiều dài khoảng từ 1m50 –
2m dùng để vận chuyển trực tiếp sản phẩm…
2.3.4. Phương tiện truyền thông âm thanh
Trống, Kẻng: Họ đã quen với những hình ảnh chiếc trống hay kẻng đặt ở
đầu làng hoặc nhà trưởng thôn, những tiếng trông dồn dập mỗi khi trong làng có
chuyện vui, buồn, cưới xin, tang ma, trong làng có cướp… nó như một nét văn hóa
độc đáo mà chúng ta dễ dàng có thể nhìn thấy ở các làng bản của các dân tộc khác.
Ngoài phương tiện báo hiệu người Sán Dìu còn có các phương tiện của thầy
cúng khi hành lễ gắn với đời sống văn hóa tinh thần của họ.
Não Bạt ( xẩm xuê ): Não bạt là một nhạc cụ của dân tộc thuộc bộ gõ. Được
làm bằng đồng thau, hình tròn. Kích thước: rộng 25 cm, nặng 0,5 kg/1 chiếc.
Sỏng Sảnh ( léng tao ): được làm bằng sắt gồm một tay cầm và một vòng
tròn chứa các đồng xu ở xung quanh. Có mười đồng xu được xâu quanh vòng tròn
ấy.
Tù Và :Được làm từ sừng trâu, sừng bò, ngà voi.Tù Và ngoài là dụng cụ để
báo hiệu ở làng quê, vùng nông thôn thì còn là một công cụ của thầy cúng khi hành
nghề.
Ngoài những công cụ này thầy cúng mỗi khi hành lễ phải mặc áo dài riêng .
Tiểu kết chương I
Sống ở vùng trung du, người Sán Dìu đã biết tận dụng những sản phẩm sẵn có
trong tự nhiên làm phong phú thêm bữa ăn của mình. Bên cạnh đó, các hoạt động
kinh tế như trồng trọt, chăn nuôi hay trao đổi sản phẩm đã mang lại cho họ nguồn
lương thực, thực phẩm nuôi sống bản thân và nó tác động trực tiếp đến đặc điểm
cũng như cơ cấu ăn uống truyền thống của người Sán dìu ở Đồng Hỷ ( Thái
Nguyên).
Với phương thức chế biến món ăn hợp với khẩu vị và thói quen của dân tộc
mình, người Sán Dìu đã tự tạo ra những đặc trưng riêng trong cách chế biến món
ăn. Qua những cách thức chế biến món ăn truyền thống mà chúng tôi đã nêu ở
chương này có thể thấy, cách chế biến món ăn của người Sán Dìu có phần đơn giản
hơn các dân tộc khác. Sự đơn giản đó theo chúng tôi nguyên nhân trước hết là do
điều kiện kinh tế.
CHƯƠNG III: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA
NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ SAU
NĂM 1986 ĐẾN NAY.
3.1. Biến đổi trong văn hóa ẩm thực.
Cũng như các thành tố văn hóa khác, ẩm thực không đứng yên, vĩnh cửu mà
nó cũng thay đổi, biến chuyển qua không gian và thời gian, chỉ có điều sự biến đổi
đó nhanh hay chậm tùy thuộc nhiều vào hoàn cảnh lịch sử.
3.1.1. Nguồn nguyên liệu chế biến món ăn.
Khi nguồn thức ăn từ thiên nhiên trở nên cạn kiệt thì người Sán Dìu đã tìm
cách bù đắp sự thiếu hụt của lương thực, thực phẩm bằng cách xóa bỏ dần dần tập
quán canh tác lạc hậu, đem khoa học kĩ thuật vào đồng ruộng, vào chăn nuôi theo
hướng thâm canh tăng năng suất, tăng giá trị thu nhập. Hàng loạt giống mới được
đưa vào sản xuất đại trà như: lai hai dòng, khang dân, ngô DK999, lợn nái ngoại, gà
tam hoàng, những giống cây ăn quả: vải thiều… các loại rau củ: xu hào, bắp cải,
súp lơ, xà lách, khoai tây được đưa vào gieo cấy đại trà. Những giống lúa xưa như:
ba giăng, lúa sớm, lúa câu…được đồng bào cấy trồng từ lâu đến nay không còn
nữa, nguyên nhân là do năng suất kém.
3.1.2. Sự thay đổi trong cách chế biến món ăn.
Về cơ bản người Sán Dìu vẫn duy trì nhiều món ăn riêng biệt, độc đáo, đặc
biệt là món cháo loãng, nem chua… Song chúng ta thấy xuất hiện nhiều món ăn
mới trong bữa ăn ngày thường, ngày lễ tết hay dịp đình đám như: giò chả, thịt bò
hun khói… Những ứng xử trong ăn uống, những hủ tục trong đám cưới, đám ma đã
bị hủy bỏ. Việc cưới, việc tang, lễ hội được tỏ chức theo nếp sống mới tiết kiệm và
nghiêm trang.
3.2. Hệ thống công cụ mưu sinh.
Ngày xưa nếu như những chiếc xe Quyệt, những chiếc cào ba răng… là
những công cụ không thể thiếu trong hoạt động kinh tế nông nghiệp cũng như
trong sinh hoạt đời sống hàng ngày thì ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật đã dần thay thế cho những công cụ lỗi thời. Theo dòng thời gian chiếc xe quệt
được thay thế bằng xe cải tiến và bây giờ là máy kéo. Cày bừa bằng trâu bò cũng
dần được thay thế bằng máy cày. Một số công cụ mưu sinh khác như dao của người
Kinh… được sử dụng phổ biến. Những cái hái, thui pha, nạo cỏ đã không còn được
sử dụng mà thay vào đó là những chiếc liềm, máy gặt… Nhờ chính sách của Đảng
và nhà nước thì hệ thống thủy lợi cũng được hiện đại hóa.
3.3. Nguyên nhân của sự biến đổi trên
3.3.1. Sự ra đời của một số chính sách.
Một số chương trình, mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa của
Đảng và nhà nước đã tạo những bước phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa – xã
hội ở vùng nông thôn, miền núi và vùng dân tộc. Trong đó, các chính sách tác động
mạnh nhất là sự ra đời của: hợp tác xã nông nghiệp với quy mô rộng lớn từ bậc
thấp đến bậc cao; huy động một bộ phận dân cư miền xuôi, vùng đồng bằng lên
trung du, miền núi khai hoang phát triển kinh tế - văn hóa; chính sách đất đai;
chương trình 135… những chính sách đó đã tạo nên sự giao thoa văn hóa tộc
người, trong đó có văn hóa ẩm thực.
3.3.2. Sự phát triển kinh tế.
Từ một nền kinh tế tự cung, tự cấp, khép kín, nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất
phụ thuộc vào thiên nhiên và dựa vào thiên nhiên, thì hiện nay ở vùng người Sán
Dìu với nhịp điệu kinh tế phát triển ngày càng bền vững, từ chương trình ứng dụng
tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất như kiên cố hóa kênh mương, áp dụng
cây trồng mới cho năng suất cao và nhất là việc chuyển dịch cơ cấu giống cây
trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế hàng hóa đã tạo ra
nhiều làng xóm người Sán Dìu khá trù phú, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 24% (năm
2006). Đó là yếu tố quan trọng tạo nên sự biến đổi mọi mặt của đời sống xã hội,
trong đó có tập quán ăn uống. Kinh tế phát triển tạo ra nhiều của cải vật chất cần
thiết cho bữa ăn hàng ngày, làm cho nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, dễ mua,
dễ bán; các loại chất đốt; các loại dụng cụ chế biến ngày càng hiện đại, thuận tiện
và có sẵn.
3.3.3. Sự giao lưu, hội nhập và phát triển về văn hóa – xã hội.
Từ những thập niên 60, nhất là từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay sự
giao lưu, hội nhập, tiếp biến văn hóa giữa người Sán Dìu với các dân tộc khác sống
xen cư và cận cư, rồi nhu cầu giao tiếp hàng ngày diễn ra rất mạnh mẽ thông qua
nhiều hình thức khác nhau. Các bậc học từ mẫu giáo, trung học cơ sở, phổ thông
trung học đã phát triển nhanh ở vùng Sán Dìu, con em họ đến trường ngày càng
nhiều, làm cho trình độ học vấn của đồng bào ngày càng được nâng lên. Các
chương trình truyền thông y tế, sức khỏe cộng đồng; Chương trình nước sạch nông
thôn, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới… đã làm cho quá trình
biến đổi văn hóa truyền thống, trong đó có tập quán ăn uống diễn ra mạnh mẽ hơn.
3.4. Những giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực của văn hóa
vật chất.
Mỗi con người, mỗi nhóm người, mỗi địa phương và mỗi dân tộc đều có
cách thức ăn uống riêng, sở trường riêng, khẩu vị riêng. Những yếu tố đó tạo nên
những đặc trưng khác biệt giữa các nhóm tộc người và góp phần tạo nên bản sắc
văn hóa riêng của mỗi dân tộc. Vì vậy việc duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa ẩm thực là rất cần thiết, nhất là trong thời kỳ mở của, giao lưu và hội nhập
hiện nay.
Cũng như những hoạt động văn hóa khác, sinh hoạt ăn uống truyền thống
của mọi dân tộc đều chứa đựng cái tích cực và cái tiêu cực, lạc hậu cổ hủ. Đó là
tính tất yếu của sự phát triển. Đương nhiên trong thời đại mới, muốn duy trì những
gì thuộc về thời đã qua thì người ta phải xem xét, chắt lọc lấy những cái hay, cái
tích cực. Đây là vấn đề rất phức tạp, cần phải có những con người, những tổ chức
hay những cơ quan chuyên môn nhìn nhận và đánh giá.
Việc bảo tồn văn hóa truyền thồng nói chung và bảo tồn văn hóa ẩm thực
nói riêng là trách nhiệm của các tổ chức, các cơ quan chức năng. Song sẽ không
thành công nếu việc làm đó không được nhân dân ủng hộ. Vì thế công việc của một
bộ phận các tổ chức, các cơ quan chức năng này phải tuyên truyền, giáo dục văn
hóa truyền thống cho cộng đồng, tạo nên ý thức giữ gìn di sản văn hóa cho mỗi
người. Từ đó người dân tự thấy việc bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống là
trách nhiệm của mình và tự nguyện duy trì và phát huy trong đời sống hàng ngày.
Ngày nay cùng với sự nhập ngoại ồ ạt của các loại văn hóa, thì vấn đề ăn
uống từ đồ ăn đến cách ăn đã “tây hóa” và “kinh hóa”. Ở thành thị, những món ăn
như bơ, sữa, lạp xường, xúc xích, bánh tây, kẹo tây, rượu tây đến cách dung thìa,
dùng dao đĩa… đã trở thành sinh hoạt ăn uống hàng ngày trong các gia đình. Họ đã
lãng quên dần những món ăn của dân tộc, đến chiếc đũa cả để xới cơm, ống tăm
tre, chiếc rế nồi nấu cơm…
Thế nhưng hiện nay ở các vùng nông thôn , vùng trung du miền núi thì văn
hóa truyền thống còn tồn tại khá bền vững, có lẽ đây là một trong những môi
trường tốt cho việc giáo dục ý thức, gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống trong
nhân dân được thông qua các cuộc thi “làng vui chơi, làng ca hát” như thi giã gạo,
thi nấu cơm, thi làm bánh. Thông qua những hình thức sinh hoạt này, đồng bào tự
hiểu, tự trân trọng chính mình, giữ gìn vốn văn hóa và bài trừ hủ tục. Có như vậy
thì văn hóa truyền thống mới tiếp tục tồn tại trong môi trường xã hội mà nó nảy
sinh và nó tiếp tục vận động, biến đổi và phát triển.
Bảo tồn văn hóa ẩm thực trong đời sống xã hội của mọi cộng đồng là cách
bảo tồn hay nhất, vì chỉ có sống trong cuộc sống cộng đồng thì văn hóa ẩm thực
truyền thống mới thực sự được phát huy.
Tiểu kết chương III
Với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ thì văn hóa của
người Sán Dìu cũng có sự biến đổi. Đặc biệt trong những năm gần đây được sự
quan tâm của Đảng và nhà nước tới sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa – xã
hội ở nông thôn, miền núi và dân tộc. Trong đó có một số chính sách như 135… đã
tạo điều kiện mạnh mẽ cho sự giao thoa văn hóa tộc người trong đó có văn hóa ẩm
thực.
Bên cạnh đó sự phát triển của khoa học kĩ thuật cũng làm cho đời sống,
lao động sản xuất phát triển. Những giống cây trồng mới và năng suất như: lúa,
ngô, khoai… đã được đưa vào trồng với sản lượng cao, các công cụ sản xuất tiên
tiến đã dần thay thế cho các công cụ thô sơ lạc hậu… điều đó đã làm cho đời sống
của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Dù có sự giao lưu và ảnh hưởng văn hóa của các dân tộc lân cận như Tày
– Nùng, Kinh nhưng không vì thế mà người Sán Dìu đánh mất đi nét đặc sắc trong
văn hóa của dân tộc mình. Nhưng đâu đó là một số nét đặc trưng đang bị mai một
thậm chí bị biến mất vì vậy cần có sự bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực của
văn hóa vật chất đó. Việc bảo tồn văn hóa truyền thống nói chung và văn hóa vật
chất nói riêng là trách nhiệm của các cơ quan tổ chức và các cơ quan chức năng.
Song sẽ không thành công nếu như không có sự ủng hộ của nhân dân. Một số giải
pháp được đưa ra như: tuyên truyền, khôi phục lại những nền văn hóa đang dần mai
một.
KẾT LUẬN
Có thể nói văn hóa vật chất của người Sán Dìu đặc biệt là văn hóa ẩm thực là
một nét độc đáo trong văn hóa Việt Nam. Mặc dù theo thời gian có nhiều yếu tố
biến đổi nhưng nó vẫn khẳng định bản sắc của mình không lẫn với bất cứ một dân
tộc nào
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật mà đời sống của nhân dân
cũng thay đổi theo hướng tích cực, những công cụ sản xuất tiên tiến đã dần thay thế
cho những công cụ lạc hậu thô sơ. Bên cạnh đó nền kinh tế tự cung tự cấp dần được
phá vỡ thay vào đó là nên kinh tế hàng hóa, giao lưu bên ngoài.