Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

văn hóa tinh thần của người sán dìu ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (1945 - 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 142 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM







HOÀNG LIÊN GẤM




VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI SÁN DÌU
Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN (1945-2010)











LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ










THÁI NGUYÊN, NĂM 2012



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM






HOÀNG LIÊN GẤM




VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI SÁN DÌU
Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN (1945-2010)




Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc La






THÁI NGUYÊN, NĂM 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo - TS. Hoàng Ngọc La, đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ, động viên
và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá của Hội đồng
khoa học bảo vệ luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cơ quan, đơn vị, những
người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành

khóa học và bảo vệ thành công luận văn này!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012
Người thực hiện



Hoàng Liên Gấm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Người thực hiện



Hoàng Liên Gấm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆM ĐÔNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN (1945- 2010) 6

1.1. Nguồn gốc tộc người. 6

1.2. Địa bàn cư trú 8

1.3. Hoạt động kinh tế của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ(Thái Nguyên) (1945-2010) 10

Tiểu kết chương 1 25

Chương 2. VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN
ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN 27

2.1. Tổ chức xã hội 27

2.1.1. Cộng đồng làng bản - Dòng họ. 27

2.1.2. Gia đình và hôn nhân 29

2.2. Các tập quán liên quan đến chu kỳ đời người 31

2.2.1. Tập quán sinh đẻ, nuôi dạy con cái. 31

2.2.2. Nghi lễ đám cưới. 37


2.2.3. Nghi lễ tang ma. 58

2.2.3.1. Quan niệm về hồn, ma, cõi sống và cõi chết của người Sán
Dìu ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên. 58

2.2.3.2. Nghi lễ tang ma. 60

2.3. Tôn giáo, tín ngưỡng. 78

2.3.1. Các hình thức tín ngưỡng liên quan đến gia đình, cộng đồng 78

2.3.2. Các nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp 81

2.3.2.1. Lễ Đại phàn (thai phan - tả thai phan): 81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii

2.3.2.2. Lễ Cơm mới: 86

2.4. Văn nghệ dân gian 89

2.5. Lễ hội và trò chơi dân gian. 91

2.5.1. Lễ hội 91

2.5.2. Trò chơi dân gian 94

Tiểu kết chương 2 95


Chương 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI SÁN
DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN 97

3.1. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi văn hóa tinh thần của người Sán Dìu
ở Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. 97

3.1.1. Yếu tố nội sinh: 97

3.1.2. Yếu tố ngoại sinh 98

3.2. Những biến đổi của văn hóa tinh thần 105

3.2.1. Những biến đổi về tổ chức xã hội 105

3.2.2. Biến đổi của các tập tục lễ nghi liên quan đến chu kỳ đời
người. 110

3.2.3. Biến đổi trong tín ngưỡng dân gian và lễ hội của người Sán
Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 113

Tiểu kết chương 3 117

KẾT LUẬN 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO 123

PHỤ LỤC 127




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Mỗi một dân tộc đều xây dựng hình thành cho mình những bản sắc
văn hóa riêng. Trong quá trình phát triển, giao lưu, hội nhập, văn hóa các
dân tộc đều chịu sự tác động lẫn nhau, bổ xung cho nhau. Người Tày chịu
ảnh hưởng văn hóa Việt, người Sán Dìu chịu ảnh hưởng văn hóa Việt, văn
hóa Tày Nùng…
Đối với người Việt Nam từ xưa tới nay, từ khi đời sống vật chất còn khó
khăn thì văn hóa tinh thần đã đi vào nếp sống sinh hoạt của mỗi người dân, trở
thành nhu cầu tất yếu. Một yếu tố không thể thiếu trong lao động, học tập, lễ hội,
tang ma, cưới hỏi… của các dân tộc.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc) cùng nhau sinh sống.
Dân tộc Sán Dìu có nét văn hóa đặc thù riêng, bên cạnh những nét chung của
cộng đồng dân tộc Việt. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, giao lưu hội
nhập văn hóa tinh thần của người Sán Dìu có những nét biến đổi, thậm chí
mai một hoặc biến mất. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Văn hóa tinh thần của
người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2010)” làm đề
tài nghiên cứu khoa học với mong muốn có thể tìm thấy nét đặc sắc trong đời
sống tinh thần của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa tinh thần
của người Sán Dìu trước hết có thế nhắc đến cuốn “Người Sán Dìu ở Việt
Nam của tác giả Ma Khánh Bằng” (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1983)
Trong tác phẩm này tác giả đã nghiên cứu khái quát về văn hóa vật chất, tinh
thần của người Sán Dìu ở Việt Nam.
Cuốn “Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Đăng Duy (NXB Văn hóa thông tin 2001) đã trình bày khá đầy đủ về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2

tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc, nội dung của các hình thái dân gian đặc
trưng ở một số vùng miền, một số dân tộc ít người, trình bày nguồn gốc và
những giáo lý cơ bản của các loại hình tôn giáo trong đời sống hiện nay.
Cuốn “Lý luận về tôn giáo về tình hình tôn giáo ở Việt Nam” của
Đặng Nghiêm Vạn (NXB chính trị Quốc gia năm 2001) đã nêu lên những
khái niệm chung về tôn giáo, xu thế chung của tôn giáo, đời sống tôn giáo
trong nhân dân.
Cuốn sách đề cập khá toàn diện về lễ hội của người Sán Dìu là tác
phẩm “Lễ hội các dân tộc Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam” của tác giả Diệp Trung
Bình (NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2002) trong tác phẩm này tác giả đã
khảo tả về một số lễ hội tiêu biểu của người Sán Dìu ở Việt Nam như: Lễ
Tháo khoán, lễ Kỳ yên, lễ Đại phàn, lễ Cấp sắc… Thông qua tác phẩm này
người đọc có cái nhìn chung nhất về lễ hội của hai dân tộc Hoa và Sán Dìu
Năm 2005, tác giả Vũ Diệu Trung trong bài viết “Lễ cấp sắc của người
Sán Dìu ở Thái Nguyên” (Thông báo khoa học - NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội). Tác giả đã bước đầu tìm hiểu về lễ cấp sắc của người Sán Dìu trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên.
Tác giả Diệp Trung Bình có cuốn viết về tập tục chu kỳ đời người của
người Sán Dìu ở Việt Nam năm 2005 “Phong tục và nghi lễ chu kỳ đời người
của người Sán Dìu ở Việt Nam” NXB Bộ văn hóa thông tin - 2005.
Năm 2006, tác giả Tống Thị Quỳnh Hương có bài nghiên cứu “Một số
nét văn hóa truyền thống của dân tộc Sán Dìu ở huyện Vân Đồn tỉnh Quảng
Ninh” (Thông báo khoa học - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội).
Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Quế Loan trong luận án tiến sĩ “Tập
quán ăn uống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên” đã đề cập tới đặc trưng
trong văn hóa ẩm thực của dân tộc này
Nhìn chung, các công trình trên do mục đích nghiên cứu khác nhau đã

tìm hiểu về văn hóa của người Sán Dìu dưới nhiều góc độ: Ẩm thực, tôn giáo,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3

tín ngưỡng…. tuy nhiên việc nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa tinh thần của
người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trong lịch sử và hiện tại
vẫn chưa được các tác giả đi sâu. Vì vậy trên cơ sở kế thừa các nguồn tư liệu
đã được công bố và hệ thống các tư liệu chúng tôi thu thập được trong quá
trình đi thực tế chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Văn hóa tinh thần của
người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2010)” với
mong muốn góp phần bổ sung làm rõ hơn văn hóa tinh thần của người Sán
Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa tinh thần của người Sán Dìu
ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập chung nghiên cứu điều kiện tự nhiên, dân tộc, hoạt động kinh
tế, văn hóa tinh thần của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên,
trọng tâm của đề tài là nghiên cứu về văn hóa tinh thần huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên trong lịch sử và hiện tại.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài:
Tìm hiểu về địa bàn cư trú, về văn hóa vật chất của người Sán Dìu.
Nhiệm vụ chính của đề tài là tìm hiểu văn hóa tinh thần của người Sán
Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong lịch sử và những biến đổi về
văn hóa tình thần của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa tinh thần
của người Sán Dìu.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
Để tìm hiểu về hoạt động văn hóa tinh thần của người Sán Dìu tác giả

tham khảo, sưu tầm các sách tham khảo, báo, tạp chí, bài viết có liên quan
hoặc đề cập đến vấn đề nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4

Để tìm hiểu về văn hóa tinh thần của người Sán Dìu huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên, luận văn sử dụng một số phương pháp: Phương pháp lịch
sử đi sâu nghiên cứu từng vấn đề liên quan đến văn hóa tinh thần kết hợp với
phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phân tích….
5. Đóng góp của đề tài.
Đề tài góp phần nghiên cứu bản sắc văn hóa tinh thần của người Sán
Dìu ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế, tác giả luận
văn mong muốn đóng góp làm rõ thêm các giá trị văn hóa tinh thần của người
Sán Dìu trong đời sống …
6. Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài
được cấu trúc làm ba chương.
Chương 1: Khái quát về người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên (1945- 2010).
Chương 2: Văn hóa tinh thần của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên (1945- 2010)
Chương 3: Những biến đổi văn hóa tinh thần của người Sán Dìu ở Đồng
Hỷ Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH
THÁI NGUYÊN (1945- 2010)

1.1. Nguồn gốc tộc người.
Vấn đề nguồn gốc dân tộc Sán Diù từ lâu đã được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm tìm hiểu. Trong tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” Lê Quý Đôn có
nói tới tám chủng Man ở miền Bắc nước ta là: Sơn Trang, Sơn Tử, Cao Lan,
Sơn Man, Sơn Bán, Sơn Miêu, Hán Văn và Bảo Toàn. Trong đó tên Sơn Man
đáng để chúng ta chú ý. Như ta biết, dưới thời phong kiến, nhiều dân tộc thiểu
số được gọi là Mán, Man. Nhưng có thể khẳng định tất cá các nhóm Dao ở
nước ta đều được gọi là Man. Như vậy, có thể Man chính là Dao, Sơn Man
tức là Sơn Dao, hay cũng chính là Sán Dìu.Tác giả Bùi Đình, trong công trình
“Tìm hiểu đồng bào miền núi Việt Nam” cũng khẳng định “Quần cộc từ
Quảng Đông di cư sang nước ta được độ ba bốn năm trăm năm nay, còn có
tên là Sơn Dao” (26,tr.78).
Hiện nay, đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng người Sán Dìu
là một bộ phận cửa người Dao. Mặc dù có nguồn gốc là người Dao, nhưng do
sống cách biệt với các nhóm Dao khác trong một thời gian dài, người Sán Dìu
đã không sử dụng ngôn ngữ Dao mà chuyển sang sử dụng ngôn ngữ khác.
“Từ xa xưa, người Dao bị bọn phong kiến phương Bắc thống trị đã “bóp vụn”
thành nhiều nhóm nhỏ, khiến cho mỗi nhóm phiêu bạt một nơi. Người Sán
Dìu có thể là một trong những nhóm đó, nhưng đã sống lâu đời bên cạnh
người Hán ( phương Nam) nên dần dần quên tiếng mẹ đẻ ( tiếng Dao), để tiếp
thu một thổ ngữ Hán Quảng Đông”(18,tr.15).
Trong quá trình khảo sát thực tế tại các xã Nam Hòa, Linh Sơn, Minh
Lập huyện Đồng Hỷ chúng tôi thấy, tất cả những văn tự, lời kể của người Sán
Dìu khi nói về nguồn gốc của mình đều nhắc tới các địa danh như: Tân Châu,
Quý Châu, Dương Châu, Hồ Nam…thuộc Trung Quốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

Để giải thích về nguồn gốc của dân tộc mình, người Sán Dìu ở Đồng
Hỷ còn lưu truyền một số truyện thơ bằng chữ Hán như: “Vũ Nhi”, “Vua
Cóc”…. Những nhân vật cũng như các địa danh trong những câu chuyện trên
cũng xuất phát tư Trung Quốc.
Như vậy, căn cứ vào các tài liệu đã công bố cũng như các tài liệu điền
dã dân tộc học, căn cứ vào những câu chuyện kể trong dân gian, cũng như các
ghi chép trong các gia phả, sách cúng hương hỏa … có thể khẳng định , người
Sán Dìu là một nhánh của người Dao ở Trung Quốc, do điều kiện chiến tranh
loạn lạc, đã di cư vào Việt Nam cách ngày nay khoảng 300-400 năm.
Thái Nguyên là tỉnh có đông người Sán Dìu sinh sống nhất ở nước ta
(chiếm khoảng 29,59%). Theo số liệu thống kê năm 2009 người Sán Dìu ở
Đồng Hỷ có 16.322 người, họ có mặt ở khắp các xã và thị trấn. Người Sán
Dìu tập trung đông nhất ở các xã: Nam Hòa, Tân Lợi, Linh Sơn, Minh Lập
đặc biệt Nam Hòa có tời 5.923 người (2009). Từ lâu Nam Hòa đã được coi là
nơi tập trung cư dân Sán Dìu ở Thái Nguyên.
Người Sán Dìu có có mặt tại Việt Nam khoảng 300 năm, tổ tiên của họ
ở Quảng Đông (Trung Quốc). Theo gia phả của gia đình ông Ân Quang Liên
ở xóm Ao Lang xã Linh Sơn huyện Đồng Hỷ tổ tiên của họ xưa kia có nguồn
gốc tại thôn Phong Lưu, xã Bách La, huyện Phương Thành, tỉnh Quảng Đông
(Trung Quốc). Đến Đông Triều Quảng Ninh là điểm đến đầu tiên sau đó là
Phấn Mễ (Phú Lương, Thái Nguyên) đến đời ông (là đời thứ 4) chuyển đến
Linh Sơn, Đồng Hỷ, Thái Nguyên (Ân Quang Liên - xóm Ao Lang xã Linh
Sơn, Đồng Hỷ, Thái Nguyên).
Về tên gọi, măc dù tộc người Sán Dìu không phân thành nhiều nhóm
nhưng lại có rât nhiều tên gọi khác nhau. Người Sán Dìu không phân thành
nhiều nhóm nhuung lại có rất nhiều tên gọi khác nhau. Người Sán Dìu tự gọi
mình là Déo Nhín, theo âm Hán Việt là Sơn Dao Nhân, tức người Dao ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

núi. Các dân tộc xung quanh lại gọi họ với nhiều tên gọi khác nhau dựa vào
đặc điểm canh tác, nhà ở, đặc điểm y phục, như: Trại Đất (người trại ở nhà
đất), Trại Ruộng để phân biêt với Trại Cao ở nhà sàn - người Cao Lan, Mán
Quần Cộc, Mán Váy Xẻ, Sán Nhiều, Slán Dao…. Những tên gọi trên vẫn còn
tồn tại, nhưng tên chính thức trên các văn bản nhà nước của tộc người này là
Sán Dìu.
1.2. Địa bàn cư trú.
Đồng Hỷ là một huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3km về
phía Tây Bắc. Theo “Đại nam nhất thống trí” vào đời Lê, năm Hồng Đức 21
(1490) huyện Đồng Hỷ thuộc xứ Thái Nguyên. Đến năm Minh Mệnh thứ 16
(1835) Đồng Hỷ có 9 tổng 33 xã, trang phường. Huyện lỵ đặt ở xã Huống
Thượng (15, Tr.931).
Năm 1957 theo quyết định của thủ tướng chính phủ, xã Mỏ Sắt thuộc
huyện Yên Thế (Bắc Giang) sát nhập vào Đồng Hỷ, huyện Đồng Hỷ lúc này
có 29 xã. Năm 1958 Chính phủ quyết định lấy một phần của xã Đồng Bẩm,
Cao Ngạn, Hóa Thượng để thành lập thị trấn Núi Voi và tiểu khu Chiến
Thắng thuộc thị xã Thái Nguyên. Năm 1985 Hội đồng Bộ trưởng (sau này là
chính phủ) ra quyết định về điều chỉnh địa giới một số huyện, thành phố thuộc
tỉnh Bắc Thái. Theo đó Đồng Hỷ bàn giao cho thành phố Thái Nguyên 7 xã:
Phúc Hà, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, Thịnh Đức, Thịnh Đán, Tích
Lương; giao cho huyện Phổ Yên 2 xã Bình Sơn, Phúc Tân. Đồng Hỷ tiếp
nhận lại của thành phố Thái Nguyên xã Đồng Bẩm và tiểu khu Chiến Thắng,
thị trấn Núi Voi, thị trấn Trại Cau và tiếp nhận từ huyện Võ Nhai 4 xã: Tân
Long, Vân Lăng, Hòa Bình, Quang Sơn. Năm 2008 theo quyết định của thủ
tướng Chính phủ Đồng Hỷ cắt 2 xã Đồng Bẩm, Cao Ngạn cho thành phố Thái
Nguyên. Đến này huyện Đồng Hỷ có 18 đơn vị hành chính trong đó có 15 xã
và 3 thị trấn. Đồng Hỷ hiện nay có 3 thị trấn: Chùa Hang, Trại Cau, Sông Cầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

và 15 xã: Tân Long, Vân Lăng, Hòa Bình, Minh Lập, Quang Sơn, Hóa Trung,
Hóa Thượng, Hợp Tiến, Cây Thị, Tân Lợi, Nam Hòa, Huống Thượng, Linh
Sơn, Văn Hán, Khe Mo. Tổng cộng có 18 đơn vị hành chính cấp xã.(37).
Huyện Đồng Hỷ về phía đông bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp
huyện Phú Lương và tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp thành phố Thái Nguyên và
huyện Phú Bình, phía bắc giáp huyện Võ Nhai.
Đồng Hỷ có địa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây nam với độ cao
trung bình 80m so với mực nước biển. Phía bắc và đông bắc có địa hình núi
cao, chia cắt phức tạp, có nhiều khe suối với độ cao trung bình là 120m. Vì
vậy giao thông có nhiều khó khăn song lại tạo điều kiện cho phát triển nghề
rừng và trồng cây công nghiệp. Vùng giữa huyện có địa hình thấp mang tính
chất của địa hình trung du, các vùng đồi sen kẽ là những cánh đồng rộng
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Về khí hậu, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên cơ cấu
cây trồng vật nuôi cũng mang tính chất thời vụ và có tính phân mùa rõ rệt.
Sông suối của Đồng Hỷ nhìn chung đều bắt nguồn từ khu vực núi cao
phía bắc và đông bắc chảy vào sông Cầu. Mật độ sông suối bình quân là
0,2km/km
2
. Sông Cầu là sông lớn nhất chảy theo hướng bắc nam, nằm ở phía
tây huyện Đồng Hỷ chảy qua địa bàn huyện với chiều dài 47km. Đây chính là
một trong những nguồn cung cấp nước cho huyện Đồng Hỷ, tạo điều kiện
khai thác vận tải đường thủy với các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh….
Ngoài ra huyện còn có nhiều suối như suối Thác Rạc, Khe Mo, Ngàn Me…
và nhiều hồ nước nhỏ để phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
Về tài nguyên thiên nhiên, Đồng Hỷ nằm trong vành đai sinh khoáng
Đông Bắc Việt Nam thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên tài
nguyên khoáng sản rất phong phú. Từ xa xưa, Đồng Hỷ đã được đánh giá là

vùng đất giàu tài nguyên khoáng sản. Về khoáng sản Đồng Hỷ có các loại:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10

Vàng, đồng, sắt, kẽm, chì… Ngoài ra các tài nguyên thiên nhiên khác cũng rất
phong phú như các loại: mây, sa nhân, gỗ sến… những tài nguyên trên cung
cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp khai khoáng và phát triển sản
xuất phục vụ đời sống…
Nhìn chung nhờ vị trí và điều kiện tự nhiên trên nên Đồng Hỷ có những
điều kiện cơ bản để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhất là kinh tế nông nghiệp
nhiệt đới, bên cạnh đó còn đẩy mạnh sự giao lưu kinh tế văn hóa giữa các
vùng. Từ đó tạo điều kiện đảm bảo đời sống vật chất cho nhân dân.
Đến Đồng Hỷ Thái Nguyên ngưuời Sán Dìu sinh sống (cư trú) chủ yếu ở
các xã: Nam Hòa (5.923 người), Tân Lợi (2.835 người), Linh Sơn (2.828 người),
Minh Lập (1.376 người). (phòng thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2009).
Về đặc điểm địa lý, tự nhiên ở các xã này chủ yếu là đồi núi thấp, xen kẽ
là những khu ruộng thuận lợi cho sản xuât nông nghiệp; bên cạnh ngành trồng
trọt vói địa hình vùng núi đồi xen kẽ với ruộng đồng cũng rất thuận lợi cho
ngành chăn nuôi phát triển. Từ hoạt động kinh tế nông nghiệp là cơ bản, nhưng
với điều kiện tự nhiên thuận lợi nên người Sán Dìu ở Đồng Hỷ đã phát triển
thêm được nhiều ngành kinh tế khác phục vu nhu cầu thiết yếu để phát triển. Với
tất cả những yếu tố trên mà các xã: Nam Hòa, Tân Lợi, Linh Sơn, Minh Lâp của
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là nơi hội tụ rất đông người Sán Dìu.
1.3. Hoạt động kinh tế của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên) (1945-2010).
Tập quán, hoạt động kinh tế của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ Thái Nguyên.
Có thể nói cũng như các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay… sinh
sống ở Đồng Hỷ cộng đồng người Sán Dìu đã biết dựa vào thiên nhiên, khai
thác tự nhiên để duy trì sự sống và phát triển cộng đồng của mình. Địa hình,
đất đai, khí hậu, chế độ mưa, nắng… của vùng miền núi trung du, các hoạt
động mưu sinh của họ có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn,

thách thức. Trong hoàn cảnh sống như vậy, với tập quán mưu sinh cổ truyền,
người Sán Dìu đã tạo dựng được cuộc sống vật chất ổn định, mặc dầu chưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11

hẳn tất cả đã là no ấm. Trải qua hàng trăm năm khai thác tự nhiên ở Đồng Hỷ,
cộng đồng người Sán Dìu đã xây dựng đời sống kinh tế mang dấu ấn của vùng
miền núi trung du nhưng cũng rất phong phú những nét truyền thống tộc người.
Trồng trọt: Cũng như các cộng đồng láng giềng khác, nguồn sống chính
của đại đa số các gia đình người Sán Dìu ở Đồng Hỷ là trồng trọt các loại cây
lương thực, trong đó chủ yếu là lúa. Đại bộ phận người Sán Dìu vẫn sống
trong hoàn cảnh một nền kinh tế tự cấp tự túc, bởi thế nông nghiệp trồng trọt
vẫn giữ vai trò hạt nhân trong hệ thống các hoạt động mưu sinh của họ. Mọi
hoạt động đều xoay quanh nông nghiệp, điều đó thể hiện trong nông nghiệp
hàng năm của người Sán Dìu.
Các loại cây trồng: Để tận dụng việc khai thác đất đai, phát triển trồng
trọt nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, rau cho các bữa ăn hàng ngày; thức ăn
để chăn nuôi, nguyên liệu dùng trong các ngành nghề khác, để dệt may,
nhuộm vải… người Sán Dìu đã sử dụng nhiều loại cây trồng. Ngoài một vài
yếu tố có tính tộc người không rõ nét lắm, bộ giống cây trồng của họ gần
tương tự như các tộc người láng giềng khác. Bao gồm: các loại lúa (vó), hoa
mầu (ngô đỏ - hông mạc, ngô trắng - tạc mạc, ngô nếp - nộ máy mạc, khoai
lang - hông dzi, khoai sọ trứng - xí hủ, sắn trắng - pạc mộc suy, sắn đỏ - hông
mộc suy….), cây lấy rau (bầu, bí, cải, rền, cà ghém - khê, hành - sổng, tỏi -
tôn…), cây nguyên liệu (mía - chộc trạ, trè, bông, chàm, chẩu, mây, tre…),
cây ăn quả (nhãn, mít, chuối, cam, quýt…)… với bộ giống cây trồng này, họ
có đủ những loại thích hợp để canh tác vào mùa mưa - nóng và mùa khô -
lạnh; ruộng nước, ruộng ngập thụt … và ruộng khô, soi, bãi nương, đồi…
cũng là lúa nhưng với ruộng lầy thụt, ruộng nước, họ canh tác những giống
lúa ăn nhiều nước; trên nương hoặc bãi khô, họ trồng lúa lốc…. So với các

dân tộc khác trong vùng, người Sán Dìu ít trồng lúa mố đây là đặc điểm đáng
lưu ý ở họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12

Giải pháp đất trồng Đồng Hỷ thuộc vùng miền núi trung du, địa hình ở
đây bao gồm những đặc điểm của vùng đồi núi, đất bằng ven đồi, vùng trũng
chân núi…. Đất đai ở vùng này tương đối đa dạng về loại hình. Theo kinh
nghiệm cổ truyền, người Sán Dìu phân đất đai canh tác ra làm nhiều loại.
Ngoại trừ các loại đất rừng, theo họ đất canh tác bao gồm các loại sau đây
- Ruộng lầy thụt (xim phang thén): (gọi là ruộng chằm hay ruộng lầy
thụt) thường là những chân ruộng trong những thung lũng hẹp. ruộng lúc nào
cũng có nước nên lầy, không thể dùng trâu cầy, người ta phải dùng cuốc, rồi
lấy chân dẫm hoặc dùng trâu quần cho nhuyễn rồi cấy.
- Ruộng rộc (loc luống thén): Trên cánh đồng tương đối bằng phẳng
chủ yếu là cấy lúa nước, song loại ruộng này lại không có bao nhiêu. Ruộng
cấy được một vụ còn vụ kia trồng hoa mầu vì thiếu nước tưới.
- Ruộng bậc thang (cao thén): là những trân ruộng được san từ trên các
quả đối thấp, hay từ những sườn đồi mà khả năng kỹ thuật cho phép. Những
trân ruộng đó có độ cao khác nhau, bao quanh các sườn đồi. Loại ruộng này
thường hẹp nhưng dài, có những thửa ruộng rộng không quá 2 - 3 đường bừa
nhưng lại dài hàng trăm mét, ít có điều kiện làm thủy lợi, thường là ruộng chờ
mưa cấy một vụ còn vụ kia trồng hoa mầu.
- Ruộng cạn (sa thén), soi, bãi (phô): loại ruộng này đã được người Sán
Dìu đặc biệt quan tâm. Đây là loại hình canh tác được hình thành cùng với sự
hình thành địa bàn cư trú của dân tộc này. Những đồi thấp bằng phẳng được
khai thác triệt để hơn vì đất ít bị rửa trôi sói mòn chỉ ở mức độ trung bình.
Những đồi tương đối dốc cũng được khai thác, nhưng về sau này người ta
gieo trồng chủ yếu ở mạn sườn, còn trên đỉnh và chân đồi thì bỏ hoang.
Trên nương đồi, soi, bãi người ta cũng trồng lúa thường là giống lúa

lốc, ít trồng lúa mố như những cư dân làm nương rẫy khác. Lúa lốc có khả
năng chịu hạn cao và gạo khá ngon. Đất sau khi được chuẩn bị chu đáo, người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13

ta vãi hạt giống, rồi bừa lấp với một lớp đất mỏng để trách chim chóc và kiến
phá hoại.
Hoa mầu gồm có ngô, khoai lang, sắn… ít khi trồng riêng từng thứ, mà
được trồng xen canh, gối vụ cho năng suất cao.
Để giải quyết các khâu kỹ thuật canh tác trên các loại hình ruộng khác
nhau và các giống cây trồng khác nhau, người Sán Dìu cũng phải tạo cho
mình một nông cụ hoàn chỉnh.
Để cầy bừa, người Sán Dìu có chiếc cầy (láy) chắc và nhẹ, phù hợp với
các chân ruộng bậc thang và trên nương dốc…
Bừa có 3 loại: Bừa 1 (tan phá), bừa đôi (sông phá), bừa bàn. Bừa 1 có
11 hoặc 13 răng do 1 trâu hay bò kéo, bừa đôi có 16 răng do 2 trâu kéo. Răng
bừa bằng gỗ hay bằng tre già.
Ở người Sán Dìu đã có trục lăn bằng đá hoặc bằng gỗ (môc lôc) hình
trụ để nghiền nhỏ đất, năng suất cao mà không mất nhiều sức lao động. Người
Sán Dìu có nhiều loại cuốc, cào với kích thước to nhỏ khác được dùng vào
những công việc nhất định. Cái cào bàn (thui phá) là một công cụ rất tiện
dụng trong việc vun luống. Sử dụng loại cào này chỉ cần 2 người, người kéo
dây, người xúc đất vun thành luống, nhẹ nhàng không tốn sức, năng suất gấp
nhiều lần so với vun bằng cuốc.
Để cắt, gặt lúa người Sán Dìu có vằng (vố lém) và hái nhắt, gần đây có
thêm liềm. Vằng là một loại hái có lưỡi lắp ở phía lưng để quèo hái. Còn hái
nhắt về hình thức cũng không khác gì cái hái nhắt của cư dân làm nương rẫy.
Để vò lúa người ta dùng trục lăn bằng đá hay gỗ. Bằng phương tiện vận
chuyển người Sán Dìu có xe quyệt (phong), nhờ có loại xe đặc biệt này nên
đồng bào đỡ phải mang vác vất vả. Người Sán Dìu sử dụng nhiều loại gầu tát

nước, nhưng quan trọng hơn trong kỹ thuật thủy lợi của họ đã biết đào
mương, làm phai ngăn suối thành ao hồ, chủ động trong việc tưới tiêu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14

Để tăng năng suất cây trồng, đồng bào Sán Dìu đã sớm biết tận dụng
nhiều nguồn phân bón, chủ yếu là phân chuồng (trâu, bò, lợn, gà), phân xanh,
bùn ao hồ, phân hun (cành, rễ và lá cây khô đốt thành phân chộn với đất ải)…
Tập quán gieo trồng: Nếu xem xét ở góc độ nước tưới, các loại cây
trồng của người Sán Dìu có thể phân ra làm 2 loại: cây trồng dưới nước và
cây trồng trên cạn. Ngoại trừ lúa nước (vó), tất cả các loại cây trồng khác đều
thuộc loại cây trồng cạn. Chính vì thế mà tập quán gieo trồng của họ cũng có
thể phân ra làm 2 mảng: trồng trọt ruộng nước và trồng trọt trên cạn.
Lúa nước, được người Sán Dìu canh tác trên các cánh đồng bằng
phẳng, ruộng lầy, ruộng bậc thang, trên nương tương đối nhiều. Đại đa số
ruộng đất họ đều nhờ vào nước mưa nên chỉ gieo trồng một vụ, hàng năm họ
thường bắt đầu chu kỳ canh tác lúa nước vào tháng ba, tháng tư âm lịch, thời
kỳ mở đầu mùa mưa. Họ gieo mạ mùa vào cuối tháng ba đầu tháng tư. Những
năm mưa muộn họ có thể gieo mạ ở các ao, đầm, hồ cạn. Kỹ thuật làm mạ của
người Sán Dìu tương tự người Tày, Nùng, Kinh… trong vùng.
Khâu làm đất trồng lúa ở người Sán Dìu chủ yếu do nam giới đảm
trách. Công cụ làm đất là cầy, cuốc, bừa… và dùng trâu làm sức kéo. Đất
ruộng cấy lúa được đồng bào rất chăm chút từ khâu cầy bừa, được bón lót các
loại phân. Mỗi loại ruộng họ có phương thức làm đất riêng. Cùng với làm đất
là phát cỏ, rọn và đắp lại bờ ruộng.
Cấy là công việc do phụ nữ Sán Dìu đảm trách. Những năm làm ăn
trong các hợp tác xã nông nghiệp họ thường cấy thẳng hàng. Kỹ thuật này tạo
thuận lợi cho khâu chăm bón, làm cỏ cho lúa sau này. Theo tập quán họ
thường đổi công giữa các gia đình khi cấy lúa. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho
lúa phát triển đều, chín đều, thuận lợi khi thu hoạch và đảm bảo năng suất.

Đối với các loại cây trồng trên đất khô, ruộng cạn, hàng năm người Sán
Dìu có thể gieo trồng nhiều vụ, tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của các
loại cây trồng. Các loại cây trồng trên ruộng cạn hay nương đất dốc thường
bao gồm: Ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, vừng, bầu, bí, các loại rau…, các loại cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15

lấy gỗ…. Tùy từng loại mà họ có lịch gieo trồng cụ thể. Các loại rau đậu ngắn
ngày, họ thường gieo trồng vào đầu mùa xuân; ngô, khoai, sắn… thường gieo
sau khi ăn tết Nguyên đán; cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây nguyên liệu… cũng
được họ gieo trồng vào dịp đầu xuân…. Điều đáng lưu ý là đối với người Sán
Dìu, các loại hoa mầu, rau, đậu, mía…. Họ đều gieo trồng trên luống cao
khoảng 15 - 25 cm. Tùy từng loại cây trồng mà họ cuốc hốc, hoặc đánh rãnh,
bón lót phân chuồng, sau đó mới đặt cây giống, hạt giống. Như vậy kỹ thuật
gieo trồng của họ đã phát triển, đạt trình độ thâm cạnh tương đối cao.
Ngoài các loại cây trồng trên đây, người Sán Dìu còn trồng các loại cây
lấy trái, cây nguyên liệu, cây lấy gỗ…. Nhìn chung, kỹ thuật gieo trồng các
loại này không có gì khác biệt lắm so với các loại cây đã nêu ở trên.
Giải pháp nước tưới, phân bón, chăm sóc và thu hoạch: Canh tác cây
trồng ở địa bàn miền núi trung du, người Sán Dìu gặp phải không ít khó khăn
về nước tưới cho cây trồng. Ngoài những bất lợi về địa hình, những khó khăn
về địa điểm canh tác manh mún, lẻ tẻ, không tập trung… cũng làm tăng thêm
khó khăn về nước tưới cho cây trồng. Để thích ứng với những khó khăn do tự
nhiên mang lại, người Sán Dìu đã sử dụng đa số những giống cây trồng có
khả năng chịu hạn, thích hợp với đất đai khô cạn. Trong bộ giống cây trồng
của họ, có lẽ chỉ có lúa nước là loại cây trồng ít chịu được hạn. Cũng để thích
ứng với môi trường tự nhiên, xưa kia họ thường chỉ canh tác các loại cây
trồng về mùa mưa - nóng, còn mùa khô - lạnh là thời gian nông nhàn được họ
sử dụng vào việc xây dựng nhà cửa, cưới xin, lo việc mồ mả, thăm hỏi người
thân và tổ chức các lễ hội, các hoạt động cộng đồng.

Tuy vậy, qua điều tra ở Đồng Hỷ cho thấy người Sán Dìu ở địa phương
này có rất nhiều kinh nghiệm về giải pháp nước tưới cho cây trồng. Dựa và
địa hình núi đồi trung du, họ cùng với bà con các cộng đồng láng giềng đắp
đập ngăn khe tạo nên các hồ chứa nước và nuôi cá. Đây là nguồn dự trữ nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16

quan trọng, điều tiết nước tưới cho các loại cây trồng ở những nơi không
thuận tiện cho việc xây dựng hồ chứa nước, họ đắp đập, làm phai ngăn cho
nước dâng cao để dẫn vào mương về các khu ruộng. Tại nhiều nơi, để dẫn
nước vào ruộng người Sán Dìu đã làm những con mương dài hàng km. Có thể
nói các công trình hồ, đập, mương máng… của họ nhằm phục vụ cho việc dẫn
thủy nhập điền là sự kết tinh kinh nghiệm của nhiều thế hệ, về giải pháp nước
tưới cho cây trồng trên miền đất núi đồi trung du Đồng Hỷ.
Ngoài hệ thống thủy lợi dẫn nước tự chảy về các chân ruộng, người Sán
Dìu ở Đồng Hỷ còn sử dụng các loại gầu tát nước (tẹo tán), gầu vẩy (dùi tói),
để tát nước từ thấp lên ruộng cao. Các loại gầu tát nước đều được những
người đàn ông Sán Dìu đan bằng các loại tre, giang…. Về loại hình cũng như
chức năng, chúng có nhiều nét gần giống như gầu tát nước của người Tày,
người Nùng… trong vùng.
Đối với ruộng bậc thang, ngoài việc nhờ vào nước mưa, khi khai phá điều
quan trọng đầu tiên đối với họ là khu đất đó phải gần khe nước. Từ nguồn nước
trong khe họ đào rãnh, đào mương dẫn nước vào ruộng cao nhất, sau đó tháo
tràn xuống ruộng thấp.
Đối với tất cả các loại ruộng, theo kinh nghiệm người Sán Dìu đều cố
gắng đảm bảo đủ nước trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Đến khi lúa
vào mẩy họ tháo hết nước trên ruộng. Như thế sẽ tạo điều kiện cho lúa nhanh
chín, ruộng khô dễ thu hoạch, đất trên ruộng khô thích hợp cho việc trồng hoa
mầu vụ đông.
Làm cỏ vun gốc cho các loại cây trồng là một trong các khâu canh tác

không thể thiếu của người Sán Dìu. Trong một vụ lúa bao giờ họ cũng làm cỏ
sục bùn (tảo vô xảo) ít nhất là hai lần. Lần thứ nhất vào khoảng ngày thứ 35
sau khi cấy. Kết hợp với làm cỏ lần này, họ dùng phân xanh (thân lá, cây lạc,
đậu tương…băm nhỏ) bón thúc cho lúa. Lần làm cỏ thứ hai vào lúc lúa chuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17

bị làm đòng. Kết hợp với làm cỏ, sục bùn, lần này họ dùng phân chuồng (u
hụn) ủ mục bón thúc cho lúa.
Đối với các loại hoa mầu: Ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, vừng… người Sán
Dìu đều trú trọng khâu làm cỏ, vun xới. Ngô trên nương hay trên ruộng, bãi,
soi … họ đều làm cỏ, vun gốc, bón thúc ít nhất là hai lần. Lần thứ nhất vào
lúc cao chừng 30 - 40cm; lần thứ hai khi ngô đã trổ bắp, đang vào hạt. Cùng
làm cỏ, vun gốc, ở lần hai họ còn cắt bớt lá tạo điều kiện cho ngô tập trung
dinh dưỡng nuôi hạt. Khoai lang, sắn… đều được họ làm cỏ, vun gốc, gon
luống hai lần trong một vụ. Đối với mía ngoài việc vun gốc chăm bón, người
Sán Dìu còn rất trú trọng việc tỉa lá, bóc bẹ, chống đỡ cho mía không đổ,
không nghiêng. Theo tập quán họ hay dùng tre, nứa… làm nạng để đỡ xung
quanh giữ cho mía đứng thẳng.
Xưa kia người Sán Dìu canh tác các loại cây trồng vào mùa mưa là
chính, nên mùa thu hoạch các loại cây lương thực (lúa, ngô, sắn…) của họ
thường diễn ra vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 1 âm lịch.
Người Sán Dìu thu hoạch lúa chiêm vào tháng 4 và tháng 5, lúa mùa
vào tháng 9, tháng 10 âm lịch. Theo tập quán của họ, đây là công việc của cả
gia đình, không phân biệt nam nữ, già trẻ. Thời gian trước khi bước vào mùa
thu hoạch, trong các gia đình thường tiến hành công việc chuẩn bị: liềm, hái,
quang gánh, sọt,….
Ngoại trừ thu hoạch lúa, ngô, lạc, đậu tương… các loại hoa mầu khác
đều do phụ nữ trong các gia đình thu hái theo kiểu tranh thủ sau những buổi
làm đồng. Bởi việc gieo trồng các loại rau, đậu… với diện tích không nhiều

nên việc thu hoạch các loại này không đại trà, đều kéo dài hàng tháng. Vì vậy
tranh thủ thu hái là giải pháp ưu việt nhất.
Chăn nuôi: ở người Sán Dìu khá phát triển, đồng bào nuôi trâu, bò, lợn,
gà, ngan, ngỗng. Nhiều người còn thành thạo nghề chăn vịt đàn, ngoài ra họ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18

còn biết đào ao thả cá. Nơi gần rừng hoặc nơi có đồi cây ăn quả họ còn có
nghề nuôi ong lấy mật.
Tại Đồng Hỷ so với các tộc người khác người Sán Dìu nuôi trâu bò
tương đối nhiều. Việc nuôi trâu bò để đáp ứng nhu cầu sức kéo cho việc làm
đất trồng trọt, vận chuyển gỗ, củi và các loại hàng hóa khác. Ngoài ra người
Sán Dìu còn nuôi trâu bò để lấy thịt.
Từ xa xưa người Sán Dìu đã có giống lợn đen chân cao, mình thon dài,
tai to, mõm bẹ, ăn sốc… họ là một trong số các tộc người trú trọng việc nuôi
lợn nái để tạo nguồn giống lợn nuôi lấy thịt.
Trong số các tộc người ở Đồng Hỷ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng
lúa trên các cánh đồng thì người Sán Dìu là cộng đồng có truyền thống nuôi
vịt đàn tương đối sớm. Nhiều gia đình có đàn vịt vài ba trăm con. Thời gian
chăn nuôi vịt đàn hàng năm thường bắt đầu từ khi lúa trên đồng đứng cây (hai
tháng sau khi cấy), cho đến khi vào vụ cấy mới. Sở dĩ như vậy bởi việc chăn
nuôi vịt đàn của họ hoàn toàn dựa vào thức ăn sẵn có trên đồng ruộng. Nhiều
gia đình người Sán Dìu có nguồn thu nhập đáng kể từ việc chăn nuôi vịt đàn.
Ngoài việc chăn thả trên các cánh đồng, họ còn tận dụng và chế biến các loại
khoai, sắn, ngô… làm thức ăn cho vịt khi nhốt tại chuồng trại.
Thủ công gia đình: Làm nghề nông là chính, nhưng người Sán Dìu
cũng còn làm một số nghề phụ khác: Đan lát, dệt vải, nghề mộc, nghề rèn….
Sản phẩm thủ công chủ yếu phục vụ sinh hoạt và sản xuất của từng gia đình,
đôi khi được bán hoặc trao đổi hàng hóa trong vùng. Những lúc nông nhàn
người Sán Dìu còn khai thác lâm thổ sản: gỗ tre nứa lá, các loại vỏ ăn trầu,

nấm rừng, mộc nhĩ, mây… các loại có tinh dầu và cây dược liệu quý. Đồng
thời đồng bào Sán Dìu cũng rất ham săn bắn vào mùa khô ráo sau vụ gặt mùa
hoặc từ cuối thu sang đầu xuân vừa để giải trí, vừa kiếm thức ăn và cũng là
một biện pháp bảo vệ mùa màng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19

Dệt vải (phỏng men): Làm sợi, dệt vải xưa kia đã từng khá phổ biến
trong các gia đình người Sán Dìu. Khung dệt truyền thống xưa kia của người
Sán Dìu làm bằng gỗ hoặc tre. Về kiểu dáng và cấu tạo, khung dệt của họ gần
giống khung dệt của người Tày, Nùng… trong vùng. Với bộ khung dệt của
người Sán Dìu thường dệt loại vải có khổ rộng khoảng 30cm. Vải dùng để
làm khăn, may áo trẻ em họ dệt khổ rộng 15 - 20cm; vải để may quần, áo, váy
người lớn họ dệt khổ rộng 30cm. Xưa kia để có đủ vải đáp ứng nhu cầu may
mặc trong gia đình, người phụ nữ Sán Dìu thường phải tranh thủ mọi thời
gian ở nhà để làm sợi, dệt vải.
Làm giấy gió: xưa kia người Sán Dìu dùng giấy gió đóng thành quyển,
viết bằng bút lông, mực Tầu, chữ Nôm Sán Dìu để ghi chép gia phả, văn mo,
lịch (xem giờ ngày tháng năm, xem tướng số), truyện cổ tích, thơ ca, bài hát, sớ
và làm tiền, vàng mã…. Để có giấy sử dụng trong việc cúng bái thường diễn ra
vào cuối năm và có giấy dùng trong tết Nguyên đán, các gia đình Sán Dìu
thường làm giấy vào khoảng tháng 8 - 9 âm lịch hàng năm. Nguyên liệu làm
giấy là nứa, tre, vầu, giang non… các loại nguyên liệu được chặt ngắn, trẻ nhỏ,
ngâm trong nước vôi khoảng 1 tuần. Sau đó vớt ra rửa sạch cho vào cối giã
nhuyễn, cho vào thùng quấy đều với nước lã, lọc lấy bột. Cách thức xeo giấy
của người Sán Dìu tương đối đơn giản. Họ dùng tấm vải dúng nước, căng lên
khung gỗ, dùng chổi đót sạch nhúng vào hồ giấy, quét đều lên mặt vải. Làm
như thế hai lần là được. Khi giấy trên mặt vải đã ráo nước, úp lên tấm ván phơi
đến khi khô hẳn. Trong các gia đình Sán Dìu, sử dụng giấy là các ông chủ,
nhưng làm giấy đa số là phụ nữ. Bởi nó diễn ra trong thời gian dài; đòi hỏi phải

tỷ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo.
Rèn nông cụ: Cũng như người Dao, Nùng… xưa kia, trong hoàn cảnh
nền kinh tế tự cấp tự túc, việc tự tạo ra nông cụ và sửa chữa nông cụ trước khi
vào mùa canh tác là một hoạt động không thể thiếu trong các nông trại, gia
đình Sán Dìu. Trong mỗi nông trại người Sán Dìu ở Đồng Hỷ xưa kia thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×