Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

TÀI LIỆU MÔN MỸ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.11 KB, 44 trang )

Xuan Viet Vu – 3802

Contents

Hội họa hiện thực
I. Lịch sử hình thành và phát triển chủ nghĩa hiện thực ở Pháp xuất hiện sau cuộc Cách mạng
năm 1848. Tại Pháp nó thể hiện một biểu hiện cho sự dân chủ. Đồng thời trong các nghệ sĩ
nước Anh - hiện thực đã đến trước công chúng với các phản ứng chống lại các vật Victoria và
các công ước của Học viện Hoàng gia ở London. Khi đến Nga, nghệ thuật Hiện thực trở thành
một phương tiện hữu hiệu cho các họa sĩ trường họa Lưu động, khi hướng nghệ thuật về đời
sống nhân dân Nga. Còn ở Ý, chủ nghĩa hiện thực ra đời từ phong trào Hội hoạ tiền phục hưng
Ý, gắn liền với phong trào Hội họa phục hưng, khi mà các hoạ sĩ bắt đầu chú ý đến những chi
tiết hiện thực của đời sống hàng ngày. Những truyện tích không chỉ được miêu tả một cách
mạnh mẽ và rõ ràng, mà còn được minh hoạ bằng những cảnh đời thường sống động. Bắt đầu
từ đây, người hoạ sĩ không còn tự thoả mãn được với những tiểu xảo cho phép mình trình bày
những nhân vật trong các tích truyện một cách chung chung, rập theo những khuôn mẫu cũ
mòn, quen thuộc nữa, mà họ phải quan sát và thể hiện một cách tỉ mỉ các hiện tượng thiên
nhiên, cũng như các nhân vật, dựa theo những mẫu người thật và vật thật. Chủ nghĩa Hiện thực
trong nghệ thuật nói chung, hội họa nói riêng như một ngôi đền thiêng của nhiều nghệ sỹ. Ngôi
đền ấy thường hay bị các anh chàng trẻ “xúc phạm”, chính bởi giới hạn khá mông lung cũng
như các tiêu chuẩn không rõ ràng vì có thể hiểu chúng theo nhiều cách khác nhau.Song có một
thời, nghệ thuật Hiện thực được quan niệm một cách cực đoan người ta coi xã hội này là quá
tuyệt đẹp, đến mức nghệ thuật chỉ làm mỗi việc là phản ánh nó sao cho thật giống. Cái giống tự
nhiên trở thành tiêu chuẩn của nghệ thuật Hiện thực và chết nỗi cái giống ở đây được giới hạn
trong một số khu vực nhất định, ngoài khu vực đó ra hình như không được công nhận là hiện
thực. Trên thực tế, không nghệ sĩ nào có thể làm việc máy móc như thế. Tả thực chỉ là bài học
đầu tiên của nghệ thuật, không phải là cái đích cuối cùng, và có thể đi đến hiện thực bằng
nhiều con đường, thay cho một sự duy nhất đúng.
Khi thời của chủ nghĩa đề tài qua đi, hội họa Hiện thực không hề mất giá trị, nó mở ra nhiều
chiều, nhiều mặt hơn nữa. Họa sỹ không phải là cái máy ảnh vụng về, hiện thực không phải là
sự đồng nhất với đời sống, hiện thực bao gồm cả những nhận thức nhiều chiều về nó, có cả sự


phê phán và phủ nhận với ý nghĩa một hiện tượng có thể có nhiều cách quan sát và trình bày
khác nhau.
II- Những đặc trưng cơ bản của trường phái hiện thực trong hội họa
1. Nội dung trường phái hội họa hiện thực: Hội họa hiện thực có hai hạt nhân. Và hai tế bào
mầm giống này cứ sinh sôi nảy nở suốt trong lịch sử mỹ thuật tạo ra nhiều bậc thầy vĩ đại của
1


Xuan Viet Vu – 3802
lịch sử. - Xu hướng chăm chú vào đời sống thực tại. Sự chăm chú và đề cao đời sống của thế
giới bên này - chứ không phải nhằm vào thiên đường hay cảnh "bờ xôi ao mật" trong tưởng
tượng - làm cho chủ nghĩa hiện thực mở rộng tầm mắt vào cái kề cận chúng ta nhất. - Bằng
việc khẳng định giá trị của đời sống không bằng cách làm cho nó hấp dẫn hơn mà bằng cách
phơi bày nó trần trụi nhất, bình dị nhất, chủ nghĩa hiện thực mang nội dung nhân đạo sâu sắc.
Tính nhân đạo là tế bào mầm giống thứ hai của chủ nghĩa hiện thực. Từ các tranh hang động,
tượng của các bộ lạc dã man, đến các bậc thầy của hội họa hiện thực sau này, ta luôn thấy thái
độ đề cao con người, khẳng định con người ở trạng này hay dạng khác. Tuy nhiên việc đề cao
con người, cái con người của chủ nghĩa hiện thực không khi nào ràng buộc họ trở thành anh
hùng, siêu nhân hay những người được tuyển lựa. Hướng về con người bình thường, vào đời
sống bình thường tự tại, vào những khát vọng và mơ ước bình thường của họ là bản chất nhân
đạo của chủ nghĩa hiện thực. Xuất phát từ những cao vọng, lấy một cái gì đó ngoài đời sống
bên này làm cứu cánh, lấy một cái siêu nhiên hay một đám người cô đơn, được tuyển lựa làm
điểm tựa là chiều đi của nghệ thuật phi hiện thực. Phơi bày cái xấu xa hay đen tối của con
người để hiểu biết nó, để biến cải nó là hiện thực chủ nghĩa. Chính ở chỗ này ta thấy chủ nghĩa
hiện thực không hạn hẹp và không gắn với hình thức hữu hiệu cụ thể nào. Ở mỗi thời hai tế bào
giống nói trên kết hợp với nhau và sinh ra các hình thức khác nhau, phong cách và xu hướng
khác nhau. Những kẻ hẹp hòi gạt bỏ ước mơ và khát vọng của con người ra khỏi chủ nghĩa
hiện thực và quên mất rằng giấc mơ, những mơ ước hão huyền nhất, bầu trời tầng sao và nỗi
đau vũ trụ của nó cũng là một phần của đời sống hiện thực. Những kẻ tầm thường lại gắn chủ
nghĩa hiện thực với một thứ tự nhiên chủ nghĩa tầm thường và thực chất là suy đồi và hàn lâm

lạc hậu. Lối quan niệm này kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực một cách tai hại làm cho tác phẩm dính lưng với những biểu hiện bề mặt, tản mạn, tủn mủn và vô hồn - làm cho
tác phẩm lạch bạch trên mặt đất thấp lè tè, nhốt chủ nghĩa hiện thực vốn rộng rãi và cao cả vào
những khuôn sáo, sơ đồ cứng nhắc. Một quan niệm nữa tai hại không kém là coi chủ nghĩa
hiện thực ngày nay là kẻ kế thừa trực tiếp xu hướng hiện thực thế kỷ 19. Quan niệm này dẫn
đến việc mô tả tầm thường không đạt tới đỉnh cao như các bậc thầy kể trên vì nhiệm vụ của
nghệ thuật, thực tại đời sống đã đổi khác.
Đề tài
Tất cả những gì có trong cuộc sống, người phụ nữ, phong cảnh thiên nhiên, phong cảnh thành
phố, trường học, những bức tượng trong khuôn viên, những đồ vật giản dị… được khắc họa
bằng cảm giác về vật chất trong tĩnh vật và sự thay đổi của nó trong ánh sáng. Nét bút tạo mây
mưa, cây cỏ, hơi nước, ánh sáng trong tranh phong cảnh. Đương nhiên sau đó là tâm trạng của
nghệ sĩ hàm chứa trong từng nhát bút.Đề tài của hội họa hiện thực chính là yếu tố quan trọng
nhất phân biệt hội họa hiện thực với các trường phái khác
Kỹ thuật
Đường nét: Chú ý đến từng chi tiết nhỏ của vật thể hiện trên tranh, họa sĩ chăm chút các đường
nét trong bức vẽ. Màu sắc: + Thường dùng quy luật vẽ màu ấm lên nền xanh thẫm để làm nổi
bật những vật thể hay con người trong tranh.+ Coi trọng hiệu ứng sáng- tối tạo bố cục cân đối;
trung thực với màu sắc tự nhiên.
2


Xuan Viet Vu – 3802
4. Giá trị Người ta thường bảo : người Ai Cập cổ vẽ cái mà họ biết là đúng, như trong thực tế ;
người Hy Lạp cổ vẽ cái mà họ nhìn thấy . Các họa sĩ hiện thực phát hiện ra cái trước đây chưa
được coi là đẹp nay được nâng lên thành cái đẹp. Nâng chính chúng lên chứ không phải tô vẽ
thêm hoặc mở rộng thêm cho đôi giày rách, cái cửa sổ cũ, cái bình vỡ, cái mũi to, làn da nhăn
nheo của một ông già, cái nạng gỗ của bọn què cụt… trở thành "đẹp". Chính những cái xấu xí
đó được nhìn nhận là đẹp. Chủ nghĩa hiện thực có công nhất ở chức năng "biết cái xấu thành
cái đẹp" . Điều này làm cho các bậc thầy theo chủ nghĩa hiện thực hay dùng hình thức "của
chính đời sống" với tư cách là phương tiện mô tả.

III- Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu
1. Gustave Courbet (1819 - 1877) Là họa sĩ Pháp - người tiên phong của trường phái Hiện
thực, nhằm thay đổi tính lý tưởng hóa, luôn quay lưng với quá khứ Hy - La của nghệ thuật Cổ
điển và sự hư tưởng thái quá của nghệ thuật Lãng mạn. Đối với ông, không có gì mà mắt nhìn
thấy không phải là hiện thực và không đáng vẽ. Ông quan niệm: "Hội họa cơ bản là một nghệ
thuật cụ thể và hội họa phải dùng để thể hiện những vật có thật và hiện đang tồn tại"
Tác phẩm tiêu biểu:
2. Jean-François Millet (4/10/1814 – 20/01/1875) là một họa sĩ người Pháp, một trong những
họa sĩ thành lập nên trường phái Barbizon.Những bức tranh của ông thường miêu tả những
người nông dân trên đồng ruộng.Jean-François Millet thường được xếp vào trường phái hiện
thực, nhưng đôi khi cũng thuộc trường phái tự nhiên. Millet là người gợi nguồn cảm hứng cho
Vincent Van Gogh sau này.
Tác phẩm
a) The gleaners: Đây là một trong những bức tranh nổi tiếng của Millet nằm trong đề tài người
phụ nữ nghèo và trẻ em của ông. Một ánh sáng vàng ấm áp cho thấy một cái gì đó thiêng liêng
và vĩnh cửu trong cảnh này hàng ngày mà cuộc đấu tranh để tồn tại diễn ra. Trong những
nghiên cứu của mình, Millet luôn dự tính làm thế nào để chuyển tải ý nghĩa của sự lặp lại và
mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày của nông dân. Đường truy tìm ra mỗi người phụ nữ trở lại
dẫn đến mặt đất và sau đó trở lại trong một chuyển động lặp đi lặp lại giống hệt với chuỗi ngày
không ngừng lao động của họ. Dọc theo đường chân trời, mặt trời lặn bóng trên các trang trại
phong phú cây trồng. Các vệt váy đen tối của các gleaners cắt giảm các hình thức mạnh mẽ với
trường vàng, tạo cho mỗi người phụ nữ một sức mạnh cao cả.
b) Kinh Truyền Tin, 1857-1859
c) The Sower, 1850
3. Thomas Eakins
3


Xuan Viet Vu – 3802
Thomas Cowperthwait Eakins (25/07/1844 – 25/6/1916) là một họa sĩ hiện thực, nhiếp ảnh

gia , nhà điêu khắc và nhà giáo dục nghệ thuật người Mỹ.
Ông được biết đến là một trong những nghệ sĩ quan trọng nhất trong lịch sử hội họa hiện thực.
Đối tượng của ông là những người dân quê hương của ông ở Philadelphia. Ông đã vẽ hàng
trăm bức chân dung thông thường về bạn bè, các thành viên gia đình, hoặc những người nổi
tiếng trong nghệ thuật, khoa học, y học, và giáo sĩ. Đồng thời, Eakins sáng tác ra một số bức
tranh lớn, đã trở thành hình mẫu điển hình trong phòng khách và vào văn phòng, đường phố,
công viên, sông, nơi thi đấu… Những địa điểm hoạt động ngoài trời là cảm hứng chủ đạo cho
ông, ngoài ra còn có những bức tranh khỏa thân. Eakins có niềm đam mê đối với tính chính xác
và độ chính xác kỹ thuật . Eakins cái nhìn thoáng qua các u sầu ở đằng sau mỗi con người.
Nhiều khách hàng phàn nàn rằng ông làm cho họ trông già hơn họ. Trong thực tế, Eakins vẽ rất
chậm và có xu hướng không nói chuyện nhiều trong khi bức tranh . Ông tiếp cận chân dung với
tư cách một nhà giải phẫu học.
TÁC PHẨM Miss Amelia Van Buren, ca. 1891 , Max Schmitt in a single scull (1871); The
Swimming Hole, 1884-5
Henry Ossawa Tanner (21/06/1859 – 25/05/1937) là một nghệ sĩ nổi tiếng người Mỹ gốc Phi
với phong cách của mình trong hội họa. Ông là người đầu tiên họa sĩ người Mỹ gốc Phi đã đạt
được sự ca ngợi quốc tế . Tanner làm việc không giới hạn và không cụ thể hóa một cách tiếp
cận để vẽ tranh. tác phẩm của ông thay đổi từ sự quan tâm tỉ mỉ đến từng chi tiết trong một số
bức tranh, biểu cảm ở nét vẽ. Thường thì cả hai phương pháp được sử dụng đồng thời. Sự kết
hợp của hai kỹ thuật thể hiện một sự cân bằng bậc thầy khéo léo và chính xác biểu hiện mạnh
mẽ. Tanner cũng quan tâm đến các hiệu ứng màu sắc có thể có trong một bức tranh. Đa số các
bức tranh của ông nhấn mạnh một khu vực cụ thể của gam màu sắc. Sáng tác với gam màu
nóng như "Sự Phục Sinh của của Lazarus" (1896) và "Truyền Tin" (1898) chảy ra cường độ và
ngọn lửa của những khoảnh khắc tôn giáo.Họ mô tả những hứng khởi giữa Thiên Chúa và nhân
loại. Bức tranh khác nhấn mạnh sự tươi mát, màu xanh. Ông vẽ các tác phẩm như "The Good
Shepard" (1903) và “Sự trở lại của các phụ nữ Thánh Linh" (1904) gợi lên một cảm giác ảm
đạm, mộ đạo. Tanner thường thử nghiệm với tầm quan trọng của ánh sáng trong một thành
phần. Các nguồn và cường độ của ánh sáng và bóng tối trong các bức tranh của ông tạo ra một
sự gần gũi, hữu hình vật chất không gian và bầu không khí trong khi thêm cảm xúc và tâm
trạng với cuộc sống xung quanh.

Tác phẩm
a) Bài học Banjo, năm 1893. Sơn dầu trên vải : Bức tranh này cho thấy một người đàn ông da
đen cao tuổi đang dạy cho cháu trai của ông cách chơi đàn banjo.Hai nhân vật tập trung chăm
chú vào các nhiệm vụ trước họ. Họ dường như không biết gì về phần còn lại của thế giới; The
Annunciation, 1898.
IV - Đánh giá về vai trò của trường phái này đối với nghệ thuật và cuộc sống. * Vai trò của
trường phái hiện thực trong hội họa nói chung và trong nghệ thuật nói riêng: Hiện thực trong là
4


Xuan Viet Vu – 3802
một trong những trường phái cơ bản va quan trọng trong hội họa, nó mang đến sự đa dạng và
phong phú, có cái gì đó mang tính đơn giản nhưng rất ấn tượng. Nhiều trường phái nghệ thuật
mang quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” nhưng trường phái Hiện thực lại mang quan điểm
“nghệ thuật vị nhân sinh” trong mình, tạo nên một vẻ đẹp khác biệt mà gần gũi trong lĩnh vực
hội họa. * Vai trò của trường phái hiện thực trong hội họa đối với cuộc sống và tâm hồn con
người: Trường phái hiện thực trong hội họa giúp cho người ta nhìn thấy sự chi tiết và có thể
cảm thụ được nó. Đó có thể là một bức tranh chân thực về cuộc sống của họ, con người họ, và
đôi khi cả tâm hồn họ cũng hiện hữu. Ngày nay trong cuộc sống người ta có thể chụp ảnh để
lấy sự giống hoàn toàn, nhưng chỉ có hội họa mới có thể giúp người ta có thể cảm nhận suy
nghĩ của họ.

Giới thiệu nghệ sĩ piano V.Horowitz và bản nhạc giấc mơ
(traumerei) của R.Schumann”.
MỞ ĐẦU
Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc có
thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: Giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, vơi đi
những hờn giận vu vơ, đưa người về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu dấu, nghe lòng bồi hồi xao
xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê cha, sống dậy long tự hào dân tôc, khát vọng tìm
về chân lí… Ngay từ thời thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và

sản xuất của các cộng đồng người nguyên thủy. Kể từ đấy, âm nhạc đã không ngừng được phát
triển và hoàn thiện cùng năm tháng. Trong các dòng nhạc có lẽ sức sống của nhạc cổ điển là
lâu dài, bền vững nhất. Nó truyền cho ta cảm xúc qua những âm điệu xao xuyến. Để hiểu hơn
về dòng nhạc này, em xin chọn đề bài: “ Giới thiệu nghệ sĩ piano V.Horowitz và bản nhạc
giấc mơ ( traumerei) của R.Schumann”.
NỘI DUNG
I
Vladimir Horowitz Samoylovich
(1903-1989)
1 Tiểu sử của Vladimir Horowitz Samoylovich

5


Xuan Viet Vu – 3802
Vladimir Horowitz (tên đầy đủ: Vladimir Samoylovich Horowitz ) là một nghệ sĩ dương
cầm người Nga gốc Do Thái, sau nhập tịch Mỹ. (ông sinh năm 1903 tại Kiev, Ukraina và mất
năm 1989 tại New York).
Horowitz nhận được hướng dẫn đàn piano từ khi còn nhỏ, ban đầu từ người mẹ, người
đã cho mình một nghệ sĩ dương cầm. Năm 1912 ông vào viện Kiey , nơi ông được dạy bởi
Vladimir Puchalsky, Sergei Tarnowsky, và Felix Blumenfeld. Buổi biểu diễn solo đầu tiên của
mình đang Kharkiv vào năm 1920.
Nổi tiếng Horowitz của tăng trưởng, và ông đã sớm bắt đầu tham quan Nga , nơi ông
thường trả với bánh mì, bơ và sô cô la chứ không phải là tiền bạc, do khó khăn kinh tế của đất
nước do các cuộc nội chiến. Trong mùa 1922-1923, ông đã thực hiện 23 buổi biểu diễn của
mười chương trình khác nhau trong Petrograd một mình. Mặc dù thành công ban đầu của mình
như là một nghệ sĩ dương cầm, Horowitz cho rằng anh muốn trở thành một nhà soạn nhạc và
đã thực hiện một sự nghiệp như là một nghệ sĩ piano duy nhất để giúp gia đình mình, những
người đã mất đi tài sản của họ trong Cách mạng Nga.
Trong tháng 12 năm 1925, Horowitz vượt qua biên giới vào phương Tây, bề ngoài là để

nghiên cứu với Artur Schnabel tại Berlin. Tư nhân có ý định không trở lại, nghệ sĩ dương cầm
22 tuổi đã nhồi đô la Mỹ và các ghi chú bảng Anh vào đôi giày của mình để tài trợ cho buổi
hòa nhạc đầu tiên của ông
1

Thành tựu

Kỹ thuật, sắc thái và sự sôi động trong lối chơi của Horowitz được xem như huyền thoại.
Ông được tôn vinh là một trong những nghệ sĩ piano xuất chúng nhất của thế kỷ 20 cùng với
Sviatoslav Teofilovich Richter và Arturo Benedetti Michelangeli.
Ở độ tuổi 21, ông đã có 70 buổi trình diễn, trong đó là 23 buổi độc tấu ở Leningrad, và
biểu diễn tất cả trên 200 tác phẩm.
Năm 1986, Horowitz được trao giải thưởng Huân chương vì Hoà Bình (giải thưởng cao
nhất có thể trao tặng cho một công dân Mỹ). Và vào chính năm đó, ông có một hành động vĩ
đại trong sự nghiệp của mình: quay trở lại liên bang Nga, lần đầu tiên sau 61 năm. Hàng loạt
những buổi biểu diễn của ông đều bán hết vé.
2 Đánh giá.
“Nói về Horowitz? bạn sẽ được nghe những từ như: thiên tài, ma thuật, vị chúa của cây đàn
piano. Ông đã tạo nên chuẩn mực cho tài nghệ bậc thầy, chuẩn mực cho những biến tấu trên
những âm thanh đầy màu sắc của cây đàn piano, để nói lên rằng, bạn có thể làm gì với thanh
âm của một chiếc dương cầm … Horowitz có thể thành chơi thạo đến mức, dường như ông
đang chơi phức hợp một lúc trên nhiều chiếc piano. Nhưng ông ấy không phải một gã nện
những ngón tay chết tiệt lên phím đàn. Horowitz làm nên danh tiếng của mình với tiếng đàn
giản dị, tĩnh lặng và kín đáo.” - Miles Hofmann
II
S.Chumann.

6



Xuan Viet Vu – 3802

Robert Alexander Schumann
(1810- 1856)
1

Tiểu sử.

Tháng 9 năm 1831, Chopin đến Paris, ở đây, ông đã nhận thấy mình không đủ sức chịu
đựng để tranh tài với các nhạc sĩ bậc thầy về diễn tấu (virtuoso) như Franz Liszt và Sigismund
Thalberg, vì vậy Chopin đã dồn thời gian vào việc sáng tác âm nhạc. Nhà soạn nhạc này đã
đóng cửa, ở trong nhà nhiều ngày để dạo đàn và viết ra các nhạc phẩm mà công chúng đều
khen ngợi.
Năm 1848, Chopin sang nước Anh, tại đây Chopin đã trình diễn âm nhạc nhiều lần và đã
biểu diễn trước Nữ Hoàng Victoria của nước Anh. Ngày 16-11-1848, ông đã biểu diễn các
nhạc phẩm của mình tại Thính Đường Guildhall để gây quỹ cứu trợ cho những người tị nạn Ba
Lan
Frederic Chopin qua đời vì bệnh lao phổi vào ngày 17-10-1849 tại thành phố Paris.
2 Thành tựu
Ông là một nhà soạn nhạc và phê bình âm nhạc nổi tiếng của Đức. Ông là một trong những
nhà soạn nhạc lãng mạn lừng danh nhất thế kỷ 19.
Các tác phẩm đầu tiên của ông là các bản piano và lieder; sau đó ông soạn nhạc cho piano
và dàn nhạc, thêm vào đó các tác phẩm lieder (những bài hát cho giọng ca và piano), bốn
bản giao hưởng, một bản opera và các bảnorchestra, thánh ca và thính phòng. Các bài viết của
ông về âm nhạc xuất hiện chủ yếu trên Die neue Zeitschrift für Musik (Tạp chí mới cho âm
nhạc), một tạp chí ở Leipzig mà Schumann đồng sáng lập.
3 Đánh giá.
Ông là một nhạc sĩ cách tân, Schumann kế tục khuynh hướng dân chủ của âm nhạc lãng
mạn Đức. Những đặc tính của âm nhạc Schumann là tác phẩm có tiêu đề, sự bộc bạch tâm lý
7



Xuan Viet Vu – 3802
sâu sắc những tình cảm con người kết hợp với sự say mê sôi nổi, bồng bột và mơ mộng lãng
mạn. Trong các tác phẩm của ông, nổi bật nhất là các bài ca, đặc trưng cho âm nhạc thời lãng
mạn và các tiểu phẩm cho dương cầm, trong đó nổi bật nhất là sonat và etudes. Ông còn sáng
tác nhiều giao hưởng, concerto, oratoria và cả opera.
III
Vị trí của tác phẩm Giấc mơ trong sáng tác của S.Chumann
Robert Schumann sáng tác Kinderszenen ("Thời thơ ấu"), Opus 15, năm 1838, để hồi tưởng lại
thời thơ ấu của mình. Tác phẩm này gồm 13 đoạn viết cho đàn piano. Lúc đầu ông viết tới 30
đoạn
nhưng
cuối
cùng
lựa
ra
chỉ
13
đoạn
để
xuất
bản.
Trong 13 đoạn này, đoạn thứ 7, Träumerei, là đoạn hay nhất. Có thể nói đoạn này là một trong
những bài cho piano nổi tiếng nhứt từng được sáng tác trong nhạc cổ điển. Nhiều pianist danh
tiếng chơi bài này trong encore, điển hình là Vladimir Horowitz.
IV
Cảm nhận về bản nhạc Giấc mơ.

8



Xuan Viet Vu – 3802

Bản nhạc với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng khiến người ta có cảm nhận như đang đi vào
chốn mơ mòng làm sống dậy những giác quan nhạy cảm.Bản nhạc có những nốt cao bất
thường làm điểm nhấn.
Đây là một bản nhạc buồn, đầy xúc cảm với những tâm tư của chính cõi lòng tác giả
cũng như cám xúc chân thật của người chơi đàn.
KẾT LUẬN
9


Xuan Viet Vu – 3802
Cuộc sống mà không có âm nhạc thì cuộc sống sẽ trở nên rất tẻ nhạt và trầm lắng. Sôxta-cô-vits từng nói: “Âm nhạc nâng con người lên, làm con người cao quí hơn, củng cố phẩm
chất, củng cố niềm tin vào sức mạnh bên trong của bản thân, vào sứ mệnh lớn lao của mình”.
Bản nhạc Giấc mơ của R.Chumann dưới sự thể hiện của V.Horowitz đã chúng ta thấy được vẻ
đẹp của âm nhạc, truyền cho chúng ta những cảm xúc mới lạ. Điều này khẳng định vai trò của
âm nhạc trong đời sống.

Thể loại tổ khúc - Srul Irving Glick
 Thể loại tổ khúc ( suite )
Tổ khúc (Suite) là một bộ các tác phẩm khí nhạc được sắp xếp theo thứ tự nhằm để biểu
diễn riêng một mạch. Trong thời kỳ Baroque, tổ khúc là một thể loại khí nhạc bao gồm một số
chương có cùng điệu thức, một vài hay tất cả dựa trên các hình thức và phong cách vũ khúc
(các thuật ngữ khác dành cho nhóm các vũ khúc thời Baroque gồm có Partita, Overture, Ordre
và Sonata da camera).
 Tác giả : Srul Irving Glick
 Srul Irving Glick sinh ngày 8/9/1934 mất 17/4/2002. Ông sinh ra tại Toronto, Ontario
Canada và có bằng cử nhân âm nhạc của đại học Toronto năm 1955 và tiến sĩ âm nhạc

năm 1993. Ông là nhà soạn nhạc, chủ nhiệm đài radio, người chỉ huy dàn nhạc và là giáo
viên người Canada. Ông tiếp tục sự nghiệp học nhạc ở Pháp một cách chuyên nghiệp
như Darius Milhaud, Louis Saguer and Max Deutsch. Ông còn dạy nhạc lý và sáng tác
nhạc ở Royal Conservatory of Music and York University.
 Nộidung tác phẩm
Tựa đề tác phẩm đã trực tiếp cho thấy nó chịu ảnh hưởng từ thành phố quê hương
Toronto nhưng không phải Toronto ngày nay mà là Toronto trong quá khứ. Với thể Klezmer,
Glick đã đặt tác phẩm trong một cấu trúc âm nhạc Do Thái phương Tây truyền thống. Thể này
đã trở thành phổ biến ở Bắc Mỹ vì sự phục hưng gần đây của nó tại nước Mỹ. Thể Klezmer
gần giống âm nhạc dân gian Do Thái tuy nhiên nó tuyệt vời hơn với nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn.
Chữ Klezmer(Klezmorim) nguồn gốc từ Do Thái cổ Klezemer (vessels of song) là thể
Yiddish (tiếng Đức cổ của người Do Thái ở Trung và Đông Âu) được những nhà soạn nhạc Do
Thái biểu diễn ở cộng đồng Do Thái phương Tây trước năm 1939. Klezmorim được phổ biến
rộng rãi đặc biệt qua vùng phía Bắc vùng Pale Settlement (Bessarabia, Moldova, Bắc Ukraina
và Bucovina Rumania). Qua thời gian, dần dần truyền thống dân gian ở Ai Cập, Hy Lạp,
Romania cũng bị ngấm ảnh hưởng từ những điệu nhảy Do Thái. Klezmorim được xem như 1
phần di truyền trong giới quý tộc chiếm một vị trí nhỏ trong xã hội Yiddish.
Tổ khúc “suite” sử dụng trong ngữ cảnh này bao hàm một thể đặc biệt của tác phẩm
trong truyền thống nhạc cổ điển phương Tây. Kể từ thời Baroque, tổ khúc đã được sử dụng để
đề cập tới 3 hoặc nhiều hơn 3 chương được nhóm vào cùng nhau để thể hiện cùng một series
chủ đạo. Sáng tác dưới hình thức này, Glick đã nhấn mạnh trung tâm của một tác phẩm nghệ
thuật phải ở bên trong hệ tư tưởng của âm nhạc phương Tây.

10


Xuan Viet Vu – 3802
Qua sự lựa chọn tiêu đề Glick đã cho thấy được cái cốt lõi trong tác phẩm của mình.
Cách đặt như vậy là sự hòa trộn của nghệ thuật âm nhạc Do Thái, phương Đông và phương
Tây. Hơn nữa, nó đại diện cho các truyền thống dân gian, nghi thức tế lễ, và thể cổ điển trong

âm nhạc, những thứ bao bọc lấy Glick trong suốt thời ông còn trẻ, hòa trộn trong ký ức của ông
về Toronto. Có một câu hỏi cái gì đã cấu thành nên “Old Toronto” trong Glick? Tác phẩm của
Glick theo phong cách tự truyện phản ánh cuộc sống ở Toronto trong suốt thời ấu thơ của
mình. Qua sự hồi tưởng của Glick, có một số sự kiện hay địa điểm then chốt được nổi bật lên
và chắc chắn nó có ý nghĩa đặc biệt đối với ông.
Chương I :KENSINGTON MARKET
Khu chợ Kensington là một nơi lý tưởng để khởi đầu bởi nó là trung tâm thành phố của
người Do Thái và cũng là nơi Glick ở trong suốt thời ấu thơ. Từ nơi đây có thể mua đủ mọi thứ
thực phẩm, sách báo, những vật phẩm liên quan đến tôn giáo và tham gia vào các hoạt động xã
hội, chính trị Do Thái. Có những vùng khác trong thành phố tập trung nhiều nhân công, học
sinh,… hơn nhưng chỉ ở khu chợ này người ta mới thấy được tính tập thể và vẻ đẹp truyền
thống của nó. Rõ ràng ý đồ của Glick khá tinh tế khi ông bắt đầu bằng cách tạo ấn tượng tổng
quát của toàn vùng sau đó mới tập trung vào từng sự kiện từng nơi ỏ trong khu chợ
Kensington.
So với khu phố phía Bắc Dundas và phía Tây Spadina Avenue, khu chợ Kensington rất
đông đúc, chen chúc với vô số dân nhập cư. Các quầy thịt, tiệm bánh, nhà ở, trụ sở đã tạo nên
một nền kinh tế trên khu phố Do Thái. Hơn thế Kensington tập trung tất cả các tôn giáo, nền
văn hóa và cộng đồng Cơ đốc chính thống bao gồm các hội và giáo đường Do Thái, các trường
tôn giáo, các quầy thịt ăn kiêng, tiệm bánh, hiệu sách đều của người Do Thái.
Chương II : THE ROSELAWN CEMETERY
Chương 2 đề cập tới nghĩa trang Roselawn, nó được xây vào năm 1906. Theo truyền
thống, thành viên nào trong cộng đồng chết đi, họ sẽ được an táng ở vùng đất cúng xung quanh
giáo đường. Tuy nhiên, dân nhập cư tới Canada tăng nhanh dẫn đến những người Do Thái qua
Toronto vào cuối thế kỷ 19 không còn đất an tang. Vấn đề này đã được giải quyết bằng cách
quyên góp cho ra đời nghĩa trang Roselawn.
Sau khi thăm những người Do thái bị chết trong vụ tai nạn và được an tang tại nghĩa
trang Christian, Samuel Weber, một thành viên sùng đạo của Goel Tzedec, đã lập ra hội
Hebrew Free Burial Society. Sau đó ông đã mua nhiều mảnh đất , bây giờ được cắt ra thành đại
lộ Roselawn, và từ thiện biến chúng thành nghĩa trang. Dưới sự chỉ thị của Rabbi Jacob
Gordon, những nạn nhân vụ tai nạn được an táng lại trong khu nghĩa trang mới. Từ nay về sau,

quỹ Hebrew Free Burial Society đảm bảo rằng tất cả những người Do thái chết ở Toronto
không cần có tiền hay phải theo đạo Do Thái vẫn được sát nhập vào khu an táng.
Dường như đây là sự trọn vẹn đối với Glick khi bao gồm cả hai khía cạnh cuộc sống và
cái chết trong tác phẩm của ông cũng như chúng là điều không thể tránh khỏi đối với bất cứ
cộng đồng tôn giáo nào. Mặt khác, ông củng cố sức mạnh cộng đồng trên cả 2 cấp độ địa
phương và cộng đồng Do Thái lớn hơn. Một cộng đồng tôn giáo phải quan tâm đến bất cứ ai
dù là bạn bè hay người lạ mặt. Và một nguyên nhân tạo nên chương 2 này đó là, một lần trong
khi đi bộ qua nghĩa trang (lối đi tắt từ trường về nhà của ông), Srul đã bắt gặp một tấm bia với
dòng chữ: We will never forget you Henry, dear. Died 14 July 1921, age 7 Henry Glick
11


Xuan Viet Vu – 3802
Chương III : THE UNITED BAKER’S
DAIRY RESTAURANT
Chương 3: Tiệm bánh bơ sữa là nơi gặp mặt giữa những người trong cộng đồng Do Thái
ở Toronto. Nó được thành lập năm 1912 ở phố Dundas. Năm 1920 cửa hàng chuyển tới đại lộ
Spadina cho đến năm 1986 lại chuyển một lần nữa. Mặc dù những sự di chuyển này cửa hàng
vẫn hầu như không hề thay đổi. Nơi mà người chủ và công nhân nói chuyện và tranh cãi với
nhau. Những bà mẹ cùng đứa con, chủ cửa tiệm, công nhân nhà máy,… tất cả tầng lớp xã hội
gặp nhau ở đây và các cá nhân, những người không biết nhau đã biết nhau. Srul Irving Glick đã
sống trong một môi trường như thế.
Ông đã vô tình phát hiện ra đó là anh trai của ông, người mà cha mẹ ông không bao giờ
nhắc đến. Anh trai ông đã mất 10 năm trước khi ông ra đời năm 1934. Việc phát hiện ý nghĩa
này đã tạo nên một chương nhạc vô cùng sâu sắc.
Cộng đồng Do Thái Toronto vẫn nằm trong khuôn khổ của nó, trải qua một thập kỷ hoạt
động mạnh mẽ và đã tự phát triển quỹ vào năm 1920. Những kiến trúc sư Do Thái bắt đầu thiết
kế những hội và giáo đường Do Thái lần đầu tiên trong lịch sử Toronto. Tòa Agudath Israel
Anshei Sepharad xây vào năm 1914 và được xây lại theo phong cách vòng cung ở đại lộ
Palmerton vào năm 1925, là một trong số ít những giáo đường được kiến tạo vào đầu thế kỷ

19.
Chương IV : THE RABBI’S WEDDING AT
THE PALMERSTON SHUL
Chương cuối là chương duy nhất phản ánh một con người và một sự kiện đồng thời cũng
là một địa điểm. “The Rabbi’s Wedding at the Palmerston Shul” ám chỉ tòa giáo đường xây
vào năm 1914. Bằng việc tạo nên đám cưới của giáo sỹ Do Thái, Glick đã nhấn mạnh tầm quan
trọng của nhân vật này trong xã hội Do Thái. Giáo sỹ là nhân vật khá được quan tâm mặc dù
nhiều cộng đồng không đủ nguồn tài chính để giữ một trong số họ là của riêng. Họ không chỉ
là người dẫn đầu tinh thần của dân Do Thái mà còn là sứ giả hợp pháp cho nhiều vấn đề trong
cộng đồng.
Thêm vào đó tựa đề của chương phản ánh sự thật các đám cưới là cơ sở chính của
klezmorim, những người mà xuất phát phần lớn từ các buổi diễn của họ ở các lễ hội, đám rước
và điệu nhảy tại đám cưới Ashkenazi. Có thể đây cũng là ý nghĩa để củng cố tầm quan trọng
của đám cưới và gia đình trong văn hóa Do Thái. Cả sự sống và cái chết đã được phản ánh
trong tác phẩm thông qua 2 hình ảnh đám cưới và nghĩa trang. Glick đã cho thấy được vòng
tuần hoàn của cuộc đời con người.
 Nghệ thuật
Ở chương I, Glick đã thể hiện một không khí bận rộn, dân cư đông đúc tấp nập qua việc
sử dụng những tầng lớp nhạc tố chồng chất. Sự lặp lại hàng chuỗi nốt móc đôi đã tạo ra ấn
tượng không ngừng của chương nhạc. Theo như Glick thì nên chơi chương nhạc với tốc độ
nhanh, tươi sáng, thể hiện sự hân hoan vui mừng thậm chí khôi hài một cách tự nhiên
Nhạc công biểu diễn chương II, The Roselawn Cemetery, được hướng dẫn chơi thật
chậm, thanh nhã và bí ẩn ma mị. Những nốt đen của double bass gợi những tiếng bước chân
12


Xuan Viet Vu – 3802
nặng nhọc bước qua nghĩa trang. Một chủ đề chính ở (measure 3-14) mở đầu với cello và viola.
Nó làm nền cho đoạn solo sau này dựa theo. Bằng cách đó, Glick đã làm nổi bật giai điệu thê
lương. Sau đó là một đoạn bass cho các soloists. Những soloist trình diễn các âm thanh khác

nhau, đúng hơn là sự vang dội của những tiếng than khóc khi bước qua nghĩa trang.
Đoạn violin solo (measures 15-22) đặc biệt xuất hiện để bổ sung cho nhiều nhân tố đặc
trưng của âm nhạc dân gian Yiddish. Qua việc sử dụng các nốt duyên dáng, Glick đã khai tâm
cho ý tưởng bắt và trượt nốt tạo ra sự ấn tượng khi mô tả tiếng khóc của người phụ nữ. Hòa âm
đoạn measures 23-25 như an ủi những người đang khóc trong khi âm vang sâu đậm của tiếng
cello solo (measures 28-31) vang dội miêu tả nỗi buồn phảng phất. Mặc dù về tổng quan vẻ
đẹp của đoạn hòa âm tiếng than vãn nhưng sức mạnh của chương này nằm trong những hợp âm
nghịch cuối đoạn, để lại một nỗi băn khoăn, không yên lòng; chúng dường như không bị mất đi
cho đến khi chương III thực sự bắt đầu.
Trong United Baker’s Dairy Restaurant Glick đã tận dụng khía cạnh các thức truyền
thống của hội Do Thái để thêm chút vị Ashkenazic vào trong chất lãng mạn ở chương này.
Chương III khá giống một bản waltz, một thể loại được phát triển trong cuối thế kỷ 18 thuộc
cuối thời kỳ cổ điển đầu thời kỳ lãng mạn. Điệu nhảy dành cho các cặp đôi đã trở thành biểu
tượng cổ điển và đầy tính thanh lịch, tuy nhiên ở đây, công thức cổ điển này có một bước ngoặt
trong việc giới thiệu thức ngâm tụng, kết quả của sự sáng tạo một chuỗi giai điệu du dương bất
ngờ.
Trong 6 measures đầu The Rabbi’s Wedding at the Palmerston Shul, double bass thể
hiện giai điệu đơn tự do. Những âm thanh sâu và tối khiến liên tưởng đến người điều khiển ca
đoàn hay giáo sỹ đang cầu nguyện tại đám cưới. Những đặc trưng riêng lẻ này chưa khẳng định
được Glick đang sử dụng lối tụng ngâm Ashkenazic. Cần phải khám phá nhiều hơn về sự thống
nhất trong lối ngâm tụng và phần đầu của chương.
Qua việc khám phá Askenazic và đoạn đầu chương IV, cho thấy bằng chứng lối tụng
ngâm truyền thống được sử dụng thống nhất với phần này của tác phẩm. Sự hòa hợp giữa các
đặc trưng trong thánh ca Do Thái với nhân tố cổ điển đã đạt được kết quả đáng ngạc nhiên tạo
nên niềm xúc động sâu sắc và đó chính là sự thành công trong việc hòa âm 2 thể loại nhạc
truyền thống.
• ĐẶC ĐIỂM
o
Cách phối hợp màu sắc, ánh sáng thông minh hài hòa với sự chọn lựa phông nền độc
đáo làm cho đối tượng được thể hiện trong tranh trở lên sống động, có hồn khiến người

xem thấy gần gũi, dễ hiểu, quen thuộc với cuộc sống, với thế giới xung quanh mình hơn
o
Cách phối hợp màu sắc, ánh sáng thông minh hài hòa với sự chọn lựa phông nền độc
đáo làm cho đối tượng được thể hiện trong tranh trở lên sống động, có hồn khiến người
xem thấy gần gũi, dễ hiểu, quen thuộc với cuộc sống, với thế giới xung quanh mình hơn
o
Vẻ đẹp của con người và cuộc sống được tôn lên nhờ ánh sáng và bóng tối, nhờ ngày
và đêm, quá khứ và hiện tại, cái thiện và cái ác cũng như những giá trị tư tưởng được
nhận ra giữa ranh giới chiến tranh và hòa bình.
• Painter Studio
- Hoàn thành năm 1855
- Loại dầu trên vải
13


Xuan Viet Vu – 3802
- Kích thước 361 cm x 598 cm (142 × 235 ở trong)
- Trưng bày tại bảo tàng Orsay, Paris
- Bắt đầu vào cuối năm 1854, ông đã hoàn thành nó trong sáu tuần. Những hình ảnh trong
bức tranh là đại diện ngụ ngôn của những ảnh hưởng khác nhau về đời sống nghệ thuật
của Courbet. Bên trái là hình người từ tất cả các tầng lớp xã hội. Ở trung tâm, Courbet
hoạt động trên một cảnh quan, trong khi quay lưng lại với một người mẫu nude là người
một biểu tượng của nghệ thuật. Bên phải là bạn bè và cộng sự của Courbet
- Đươc coi là tuyên ngôn của trường phái hiện thực
• CHÂN DUNG CỦA JULIETTE COURBET NGỦ TRE EM (1841)
• Người đàn ông bị thương (1844-1854)
• Mùa thu vàng của Levitan
- vẽ năm 1895 Hoàn thành năm 1879
- Loại tranh sơn dầu
- hiện được lưu tại Bảo tàng nghệ thuật Tretyakov, Moscow, Nga

- Mùa thu vàng, là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sỹ phong cảnh Nga
thế kỷ XIX Isaac Levitan. Với bút pháp hiện thực tinh tế và ít nhiều lãng mạn, bức tranh
như mang chở cả tâm hồn Nga. Ở đó những âm điệu bạch dương như cất lên những âm
thanh đầy xúc cảm.
- Quang cảnh làng quê Nga được vẽ ra với nền trời xanh thắm, những vầng mây lơ lửng
như đem lại cảm xúc bâng khuâng vô định. Bên hai bờ sông uốn khúc là những hàng
dương ngả màu vàng báo hiệu mùa thu đến. Ánh nắng yếu ớt trải dài trên thảm cỏ. Sắc
xanh lam của nền trời lại in bóng trên mặt nước bàng bạc của dòng sông nhỏ phẳng lặng,
yên bình. Một phong cảnh mà người ta có thể đọc ra nhiều dự cảm với tấm lòng trắc ẩn.

Đề bài số 06
Khái niệm
“ hình tượng nghệ thuật” và những nét đặc trưng của nó
• Nội dung
• Nguồn gốc khái niệm hình tượng nghệ thuật
 Xuất hiện cách đây hơn hai nghìn năm, hình tượng nghệ thuật được hiểu đơn giản là
cách mô phỏng thế giới khách quan. Các nhà triết học cổ đại Hi Lạp – tiêu biểu là Platon
và Aristotle đã chú ý đến tính chất nổi bật này của tạc phẩm nghệ thuật. Họ gọi nghệ
thuật là sự “mô phỏng tự nhiên”. “Tự nhiên” được hiểu là toàn bộ thế giới thực tại gồm:
tự nhiên và xã hội, còn “mô phỏng” là khả năng của nghệ thuật trong việc tái tạo lại các
hiện tượng riêng lẻ ấy bằng các loại hình nghệ thuật. Điều đó cho thấy, ở thời cổ đại,
mặc dù chưa có khái niệm hình tượng, song trên thực tế ta đã hiểu rằng nghệ thuật tái
hiện, tái tạo cuộc sống bằng hình tượng.
14


Xuan Viet Vu – 3802
 Sau này, Hegel – nhà triết học người Đức, người sang lập ra chủ nghĩa suy tâm Đức,
cũng chia nhận thức của con người ta ra làm ba nhóm: triết học nhận thức bằng khái
niệm: tôn giáo nhận thức bằng biểu tượng còn nghệ thuật nhận thức bằng hình tượng

• Nguồn gốc khái niệm hình tượng nghệ thuật
 Còn Beilinski – nhà tư tưởng Nga nổi tiếng thế kỷ 19 thì phân biệt cụ thể hơn, ông cho
rằng: “nhà triêt học nói bằng phép tam đoạn luận, nhà thơ nói bằng các hình tượng và
bức tranh… Nhà kinh tế chính trị được võ trang bằng các số liệu thống kê để tác động
đến trí tuệ người đọc và người nghe […] Nhà thơ được trang bị bằng sự miêu tả sinh
động, đậm nét về hiện thực, tác động vào trí tưởng tượng các độc giả của mình, phơi bày
trong một bức tranh […] người này chứng minh, người kia phơi bày và cả hai đều thuyết
phục, chỉ có điều người này thì bằng các luận chứng logic, còn người kia lại bằng những
bức bức tranh”.
 Cho đến nay, tư tưởng ấy vẫn giữ nguyên được tính đúng đắn của nó và thực tế đã chứng
minh: tính hình tượng được xem là nét đặc trưng, đặc trưng chủ yếu của tất cả các loại
hình nghệ thuật.
• Khái niệm “hình tượng nghệ thuật"
• Khái niệm hình tượng nghệ thuật nói chung
 Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật nhằm phản ánh cuộc sống
một cách sáng tạo, bằng những hình thức sinh động, cảm tính, cụ thể như bản thân đời
sống, thông qua đó nhằm lí giải, khái quát về đời sống gắn liền với một ý nghĩa tư tưởng,
cảm xúc nhất định, xuất phát từ lí tưởng thẩm mỹ của nghệ sĩ.
 Mỗi hình tượng là một tế bào góp phần làm nên tác phẩm nghệ thuật, trong đó chứa
đựng nội dung cuộc sống những thông tin về đời sống, những quan niệm, tư tưởng, cảm
xúc của tác giảHình tượng nghệ thuật chính là sự biểu hiện những quan niệm khái quát
về cuộc sống dưới hình thức cụ thể, cảm tính như cảm hình thức của bản thân đời sống.
• Khái niệm hình tượng nghệ thuật nói chung
 hình tượng nghệ thuật là một khách thể tinh thần được thù bởi nó tồn tại độc lập với ý
thức chủ quan của nhà văn, độc lập với ý muốn của người đọc, nhằm thỏa mãn nhu cầu
tinht hần của con người. Hình tượng nghệ thuật gợi ra một thực thể toàn vẹn, sống động
như thật, có diện mạo riêng, cá biệt, đặc thù, không giống nhau. Hơn thế nữa, hình tượng
nghệ thuạt là một quan hệ xã hội thẩm mĩ với tính tạo hình và biểu hiện tính nghệ thuật.
 Tìm hiểu về hình tượng nghệ thuật, trước hết phải hiểu hình tượng nghệ thật bắt nguồn
từ một loại tư duy đặc biết: tư duy hình tượng – một trong ba loại tư duy : tư duy hành

động – trực quan: tư duy khái niệm – logic và tư duy hình tượng – cảm tính.
• Khái niệm hình tượng nghệ thuật nói chung
 Tư duy hình tượng – cảm tính: nảy sinh trên cơ sở tiếp xúc trực tiếp với đối tượng. Nó
tái hiện đối tượng một cách toàn vẹn nhưng không thoát li đối tượng mà gắn liền với
những đặc điểm cụ thể, cá biệt, sinh động về đối tượng để qua đó mà bộc lộ cái khái
quát. Loại tư duy này bao hàm cả thái độ đánh giá chủ quan của chủ thế. Nghệ thuật tái
hiện và khái quát cuộc sống dựa trên cơ sở của loại tư duy này.
 Nói một cách cụ thể, nghệ sĩ xây dựng nên hình tượng nghệ thuật dựa trên cơ sở các loại
tư duy hình tượng – cảm tính, và hình tượng nghệ thuật chính là sự biểu hiện những
quan niệm khái quát về cuộc sống dưới hình thức cụ thể, cảm tính như cảm hình thức
của bản thân đời sống.
15


Xuan Viet Vu – 3802
• Khái niệm hình tượng nghệ thuật trong mĩ học
 Nghĩa rộng: chỉ đặc điểm chung về phương thức phản ánh đời sống của tất cả các loại
hình nghệ thuật, để phân biệt nghệ thuật với khoa học và các hình thức xã hội khác.
 Nghĩa hẹp: Khái niệm hình tượng được dùng trong phạm vi tác phẩm. Chủ yếu là hình
tượng cụ thể về một con người: một tập thể người: một con vật, đồ vật hay một cảnh sắc
thiên nhiên, một cảnh sinh hoạt lao động thường ngày,… Tất cả mọi thứ dù tầm thường
nhất khi đi vào nghệ thuật đều có thể trở thành hình tượng một khi nó mang trong mình
những quan niệm sống, những trải nghiệm cuộc đời, những triết lý nhân sinh sâu sắc.
• Nét
đặc
trưng
của
hình tượng nghệ thuật
a. Hình tượng nghệ thuật gắn liền với đời sống
 Nghệ thuật luôn gần gũi với cuộc đời, sống trong cuộc đời, phát triển theo nhịp sống

của cuộc đời như một người bạn đồng hành tận tụy, một người thư kí trung thành của
thời đại.
 Hình tượng nghệ thuật tái hiện cuộc sống nhưng lại không đơn thuần là sao chép y
nguyên những hiện tượng có thật mà tái hiện một cách có chọn lọc, sáng tạo thông qua
tài năng và trí tưởng tượng của nghệ sĩ, bằng sự khéo léo và tinh tế của mình, họ biến
những sự vật dù tầm thường nhất cũng có thể trở thành những hình tượng đẹp có sức
truyền cảm mạnh mẽ, mang những ấn tượng sâu sắc đến với người cảm thụ.
• b. Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa hai mặt chủ quan và khách quan

Nghệ thuật phản ánh thế giới khách quan qua cái nhìn chủ quan của người nghệ sĩ.
Nghệ thuật là hình ảnh của cuộc sống khách quan được phản chiếu qua đôi mắt chủ quan
của cuộc đời nghệ sĩ đa cảm, tinh tế, sâu sắc. Trong nghệ thuật, yếu tố chủ quan chi phối
đến cả quá trình sáng tạo của tác giả, hơn thế tính chất chủ quan còn in dấu rõ nét trên
mỗi tác phẩm nghệ thuật, và chính đó làm nên phong cách riêng của người nghệ sĩ.

Như vậy, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ đặt tình cảm chủ quan
của bản thân vào trong chính hình tượng mình xây dựng. hình tượng nghệ thuật do đó
không chỉ phản ánh hiện thực mà còn biểu hiện thái độ chủ quan của người nghệ sĩ đối
với hiện thực ấy. đó chính là điểm làm nên sự khác biết giữa nghệ thuật và khoa học.
• c. Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa lí trí và tình cảm
 Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí trí và tình cảm là nhân tố đưa các tác phẩm nghệ thuật
trở thành những kiệt tác trường tồn cùng thời gian. Một tác phẩm càng chứa đựng nhiều
cung bậc cảm xúc thì càng đễ đi vào lòng người vì vậy mà càng dễ chiến thắng cái khắc
nghiệt của không gian và thoát khỏi quy luật bào mòn của thời gian.
 Lí trí là những nhận thức đúng đắn, sáng suốt về cuộc sống, về thực tại. Lí trí là định
hướng cho con người nghệ sĩ, giúp họ không đi trệch khỏi quỹ đạo “nghệ thuật gắn liền
với đời sống” trong quá trình sáng tạo của mình. Tình cảm dù có mãnh liệt đến đâu cũng
sẽ không đem lại giá trị cho hình tượng nếu nó không được đặt dưới sự kiểm soát của lí
trí, không đi theo sự chỉ dẫn của lí trí. Sự chi phối của yếu tố lí trí bộc lộ năng lực ở nắm
bắt, phát hiện bản chất của cuộc sống ở tầm khái quát, thể hiện trong việc lựa chọn

những chi tiết quan trọng và chủ yếu để xây dựng hình tượng. Hơn nữa nó còn chi phối
cả hoạt động hư cấu và tưởng tượng của người nghệ sĩ.
• d. Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất của cái cụ thể, cá biệt, cảm tính với cái
khái quát
16


Xuan Viet Vu – 3802
 Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều tồn tại ở dạng riêng biệt, là một cá
thể độc lập, cụ thể. Ngay chính bản thân con người cũng tồn tại là những cá nhân cụ thể,
độc đáo, không lặp lại. Song không phải vì thế mà chũng sống tách rời, riêng rẽ, mọi sự
vật hiện tượng chỉ có tồn tại được khi chũng được đặt trong mối quan hệ với sự vật, hiện
tượng khác xung quanh, nó mang những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, không lặp lại ở những
hiện tượng khác, lại vừa mang những đặc điểm bản chất đại diện cho những hiện tượng
cùng loại, điển hình cho loại của mình.
 Một người nghệ sĩ xuất sắc hay một nhà bác học tài năng cũng đều phải biết nắm bắt
những gì chủ yếu thuộc về bản chất của sự vật, hiện tượng, để biết tập trung sự chú ý của
mình vào những sự kiên, những quá trình của sự vật, hiện tượng mà trong đó bộc lộ đầy
đủ nhất ý nghĩa cảu đối tượng mình khám phá và nghiên cứu. Cảm giác này thể hiện rõ
hơn trong những loại hình nghệ thuật mà hình tượng giàu tính tạo hình, có khả năng tác
động trực tiếp vào giác quan người thưởng thức: hội hoại, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh.
• e. Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ
 Bằng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, người nghệ sĩ có thể thỏa sức sáng tạo.
 Nghệ thuật tái hiện cuộc sống một cách có chọn lọc, có sáng tạo bằng hoạt động hư cấu
thông qua trí tưởng tưởng của nghệ sĩ. Kết quả của quá trình đó là những hình tượng
nghệ thuật mang tính ước lệ. Người nghệ sĩ thực sự tài năng là người có thể mang cả cái
hơi thở phập phồng của sự sống vạn vật vào trong tác phẩm của mình. Xuất hiện khá
nhiều và trở thành nét điển hình không thể thiếu, tính ước lệ của hình tượng nghệ thuật
trở thành một được điểm nổi bật trong văn học cổ Việt Nam. Người xưa thường dùng
hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt, cây,cỏ,… để diễn tả ngoại hình, dáng vẻ, cốt cách,

phẩm giá của con người..
 Nhờ tính ước lệ mà hình tượng nghệt thuật mang tính hàm xúc cao, nó có thể truyền đạt
được những nội dung cuộc sống phong phú trong một bức tranh, một pho tượng, một vở
kịch, một bản nhạc, một bộ phim, hay chỉ trong một câu chuyện ngắn,…
• f. Hình tượng nghệ thuật mang tính đa nghĩa
 Một hình tượng nghệ thuật có thể đem đến cho người thưởng thức những cách nhìn
nhiều chiều, những cách lí giải ở nhiều góc độ khác nhau. Đó chính là tính đa nghĩa của
hình tượng nghệ thuật. Tính đa nghĩa cũng là một tronh những đặc điểm nổi bật làm nên
tính khác biệt giửa hình tường nghệ thuật với các khái niệm khoa học
 Theo thời gian, hình tượng có thể cũ mì nhưng ý nghĩa của nó thì luôn phát triển theo
nhịp sống và ngày càng trở nên phong phú, mới mẻ hơn. Điều đó lý giải vì sao có những
tác phẩm nghệ thuật cứ trường tồn mãi cùng thời gian mà vẫn không đánh mất đi cái giá
trị lớn lao của mình.
• Bài thơ “Tre Việt Nam” – Nguyễn Duy
Tre
xanh
xanh
tự
bao
giờ?
Chuyện
ngày
xưa
đã

bờ
tre
xanh...
Thân
gầy

guộc,

mong
manh

sao
lên
lũy
lên
thành
tre
ơi!

đâu
tre
cũng
xanh
tươi
Cho

đất
sỏi,
đá
vôi
bạc
màu


đâu,



đâu
Mỡ
màu
ít
chất
dồn
lâu
hóa
nhiều
17


Xuan Viet Vu – 3802
Rễ
siêng
không
ngại
đất
nghèo
Tre
bao
nhiêu
rễ
bấy
nhiêu
cần

Vươn
mình

trong
gió
tre
đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
• Tre Việt Nam
 Việt nam là xứ nhiệt đới gió mùa nên “xanh muôn ngàn cây lá khác nhau” (Thép Mới).
Từ núi cao cực Bắc tới sông nước Cà Mau, mỗi vùng sinh thái đều tươi xanh những loài
thảo mộc, hoa trái đặc trưng. Nhưng thân thương xiết bao, khi đâu đâu cũng bốn mùa
xanh những lũy tre tươi tốt. Từ Bắc chí Nam, trên núi trên đồi bạt ngàn tre nứa giang
vầu… Đồng bằng thì làng quên nào cũng lũy tre bao bọc, bờ đê nào cũng tre xanh chắn
sóng và ngăn lũ, nên sông quê “nước gương trong soi tóc những hàng tre” (Tế Hanh).
 Chọn hình tượng cây tre Việt Nam làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những
phẩm chất tốt đẹp, quí báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết
tinh trong suốt chiều dài lịch sử là một phát hiện độc đáo. Trong thế giới tự nhiên bao la
có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con
người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức Việt Nam
tự bao đời. Không kiêu hãnh cô độc như tùng bách, không kiêu sa như các loài hoa
hương sắc, không thấp thỏi, khiêm nhường như cỏ, loài tre mộc mạc.
• Tre Việt Nam
 Tre là bạn đồng hành thủy chung, thân thiết của người từ thuở xa xưa gian lao suốt nhiều
thế kỷ khai hoang mở đất để rồi dựng nước. Những làng xã định cư với lũy tre xanh bao
bọc ngăn gió bão, từ ấy không chỉ là đặc trưng sinh tồn của làng, mà còn là đặc trưng
văn hóa – thẩm mỹ riêng của làng quê Việt Nam ta.
 Trong sâu xa tâm thức con người Việt từ thuở ấy, đã bình yên và xanh mát bóng tre. Tre
“ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”, “sống có nhau, chết có nhau chugn thủy”. Tre “mộc
mạc”, “nhũn nhặn” mà nhẫn nại không chê đất cằn sương gió. Tre “ngay thẳng, thủy
chung, can đảm”, giàu lòng vị tha, bao dung, đùm bọc. Tre “thanh cao, giản dị, chí khí
như người”. “Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
• Tre Việt Nam

 Có thể nói rằng cây tre là biểu tượng cho phẩm chất đặc sắc nhất của con người Việt
nam ta: đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất. Là đức tính kiên cường ẩn sâu trong
khả năng thích ứng dẻo bền vô hạn trước mọi tai họa thiên nhiên cũng như mọi bão táp
và bi kịch của lịch sử. Tre xanh hiên ngang, cứng cáp mà dẻo bền vô hạn xứng đáng là
biểu tượng của cốt cách và các phẩm chất đặc sắc của con người và văn hóa Việt Nam
ta.
 Trong các loại hình nghệ thuật, cây tre luôn được tôn vinh như một biểu tượng đẹp của
dân tộc Việt Nam. Chất liệu tre đã đi vào thơ ca, âm nhạc điêu khắc, hội họa... như một
biểu tượng nghệ thuật độc đáo. Dường như hình tượng cây tre là nguồn cảm hứng bất
tận để giới nghệ sĩ gửi gắm tâm hồn và tư duy sáng tạo trong nghệ thuật.
• BÀI
MÔN MỸ HỌC

TẬP



18

NHÂN


Xuan Viet Vu – 3802

Giới thiệu nghệ sĩ Yo – Yo Ma và bản nhạc Humoresque Op. 101,
No. 7 của A.Dvorak
• Sinh ngày 7 tháng mười 1955 tại Paris, Pháp - là một nhạc sĩ đàn violoncelle quốc tịch
Mỹ
gốc
trung

hoa.
Yo-Yo Ma sinh tại Pháp bởi cha mẹ người hoa kiều, Marina Lu ca sĩ và Hiao-Tsiun Ma
nhạc sĩ, Yo-Yo Ma bắt đầu học chơi đàn violoncelle lúc 4 tuổi với người cha sau đó theo
học trường âm nhạc ở Saint Germain-en-Laye (Yvelines), ngoại ô Paris với bà Lepinte
Bèche mà bà ta là học trò của thầy Paul Bazelaire.
Yo-Yo Ma -馬友友

• Sau buổi trình diển âm nhạc đầu tiên ở Paris lúc 6 tuổi, Yo-Yo Ma theo cha mẹ đi định
cư ở New York, Hoa Kỳ - nơi anh ta theo học với Leonard Rose tại Juilliard School.
Anh ta khởi đầu nghiệp nhạc sĩ violoncelle dưới sự điều khiển của Leonard Bernstein và
đã trở về Pháp làm việc một thời gian với dàn nhạc Orchestre National de France và
Orchestre de Paris dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Myung-Whun-Chung.



Năm 2004, Yo-Yo Ma đã ra mắt một album nhạc dành cho đàn violoncelle về những bài
nhạc phim của Ennio Morricone dưới sự điều khiển của chính Ennio, người nhạc sĩ ý
sáng tác rất nhiều nhạc đệm cho các bộ phim nổi tiếng.
• Yo-Yo Ma trình diễn tại White House trước TT Ronald Reagan và phu nhân cùng
Hoàng Tử Nhật Bản Akihito và Công Chúa Michiko

• Yo-Yo Ma cũng mở rộng việc tìm kiếm và khám phá những dạng nhạc khác ngoài
những hoà tấu khúc cổ điển, như Jazz và Tango cũng như các loại nhạc cổ truyền dân
tộc, đã có lần anh ta phối nhạc với nhóm bộ lạc Kalahari ở Phi Châu. Anh cũng đã làm
việc và công tác nhiều lần với nhạc sĩ sáng tác nhạc cho phim ảnh John Williams (7 năm
ở Tibet, Ký ức của một Geisha - Seven Years in Tibet, Memoirs of a Geisha).
Anh ta đã đở đầu trong những năm đầu tiên của dàn nhạc Do thái - Ả rập Orchestre
Divan occidental-oriental dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Daniel Barenboim (là
chồng của nhạc sĩ hồ cầm quá cố Jacqueline du Pré mà cây đàn Davidov Stradivarius bà
ta thường trình diễn ngày nay đã được Yo-Yo Ma sử dụng).

• Yo- Yo Ma đã gặt hái được rất nhiều thành công, với hơn 50 album và giành tới 15 giải
Grammy, ra mắt khán thính giả với trên 116 albums nhạc (cassettes, VHS, CD Music và
DVD ). Ông cũng đã từng biểu diễn cùng rất nhiều các nghệ sĩ tên tuổi khác trong dòng
nhạc cổ điển.
19


Xuan Viet Vu – 3802
• Yo-Yo Ma có phong cách biểu diễn mang nhiều ấn tượng của sự tìm tòi, khám phá, thả
hồn vào tác phẩm với sức biểu cảm rất cao.
• Với Yo Yo Ma, âm nhạc cổ điển không phải là một nghệ thuật quá cao sang, xa xỉ mà
giống như “một chuyến xe chuyển tải các ý tưởng, sự đa văn hoá khắp thế giới” tới tất cả
cộng đồng. Không nằm ngoài mục đích đó, Ma đã thành lập dự án Silk Road (Con
đường tơ lụa) để xúc tiến việc nghiên cứu văn hoá, nghệ thuật truyền thống và trí tuệ của
người xưa, mang những kiến thức và tình yêu âm nhạc cổ điển đến với tất cả mọi người,
đặc biệt là giới trẻ. Với những cống hiến của mình, ông đã được quốc tế công nhận như
một vị đại sứ của âm nhạc cổ điển.
• Giải thích thể loại Humoresque và giới thiệu bản Humoresque Op. 101, No. 7 của
A.Dvorak.
• Humoresque là một trong những thể loại tiểu phẩm (có thể được viết lại cho
• nhiều loại nhạc cụ khác nhau). Với đề tài chính của tác phẩm là dựa trên chủ
• đề con người, với những quãng thời thơ ấu, tuổi trẻ, khi về già với những
• giai điệu biểu đạt khác nhau.
• Theo đó, bản Humoresque Op 101, No 7 của Dvorak cũng bao gồm ba
phần chính. Phần đầu giọng sol giáng trưởng với kỹ thuật ngắt đặc trưng tạo
nên giai điệu vui tươi, tinh nghịch để miêu tả thời thơ ấu, trẻ thơ của cuộc đời.
Phần thứ ba giọng chuyển thành fa thăng thứ, mang âm hưởng hoài niệm dùng biểu thị
cho tuổi già, đoạn cao trào của phần này bản nhạc sẽ chơi cao hơn 1 quãng 8 để nối với
phần hồi ức tiếp theo. Hồi ức thực chất là sự lặp lại của phần 1, và phần 2 với một chút
biến tấu để kết thúc. Tuy nhiên, cách xử lý của người biểu diễn phải thay đổi để đoạn hồi

ức mang tính hoài niệm, nuối tiếc về quãng thời gian thơ ấu êm đềm và thời tuổi trẻ yêu
đương hạnh phúc.
Phần thứ hai giai điệu chuyển sang mềm mại, trữ tình, dùng để biểu trưng cho thời tuổi
trẻ với tình yêu trong sáng của lứa đôi
Hoàng trung thành
Mssv: 380255
Sinh 21/3/1685 tại Eisenach, miền Thuringia nước Đức. Ông là một nhạc sĩ organ xuất sắc,
một bậc thầy về sáng tác âm nhạc, một người đứng đầu về bộ môn đối điểm của thời đại đó và
cũng là một nhà giáo dục âm nhạc có tài.
J.S.Bach
không chỉ là một nhà giáo dục âm nhạc có tài mà còn là một tín đồ đạo Lutheran thuần thánh,
có cảm xúc tôn giáo biểu hiện rất rõ qua các sáng tác âm nhạc của mình.
Phong cách âm nhẠc cỦa Bach lẬp nỀn trên kỸ năng cỦa ông trong sáng tẠo đỐi âm
và kiỂm soát nhẠc tỐ, sỰ tinh tẾ cỦa ông trong nhỮng đoẠn ngẪu hỨng, khẢ năng tiẾp cẬn
vỚi âm nhẠc Pháp, Ý BẮc và Nam ĐỨc, cũng như niỀm đam mê tẬn hiẾn dành cho giáo
nghi Lutheran.
Phong cách âm nhạc của Bach
NhỮng sáng tác cho đàn organ
20


Xuan Viet Vu – 3802
Trong giai đoạn sáng tác đỉnh cao của mình (1708-14), Bach sáng tác những đôi prelude và
fugue cũng như toccata và fugue. một tuyển tập chưa hoàn tất gồm 46 khúc dạo đầu ngắn thể
hiện kỹ thuật sáng tác trên nền hòa âm hợp xướng.
Về sau, Bach dành nhiều thời gian cho việc tư vấn các đề án về organ, thử những chiếc đàn
organ mới, và trình diễn đàn organ trong những buổi độc tấu.
NhỮng sáng tác khác cho bỘ gõ
Bach có nhiều sáng tác cho đàn harpsichord, trong đó có một số có thể trình bày với đàn
clavichord. Phần nhiều những sáng tác cho bộ gõ của ông là những hợp tuyển bao gồm toàn bộ

hệ thống lý thuyết theo phong cách bách khoa toàn thư.
1,The Well-Tempered Clavier, Quyển 1 và 2 (BWV 864 – 893).
2,15 Invention và 15 Sinfonia (BWV 772-801).
3, Ba tuyển tập dance suites: English Suites (BWV 806-811), French Suites (BWV 812-817),
và Partiatas cho bộ gõ (BWV 825-830).
4, Những khúc biến tấu Goldberg (BWV 988) là một aria với 30 biến tấu.
5, Những sáng tác đa dạng khác như Overture in the French Style (French Overture, BWV
831), Chromatic Fantasia and Fugue (BWV 903), và Italian Concerto (BWV 971).

NhẠc Giao hưỞng và Thính phòng
Tác phẩm giao hưởng nổi tiếng nhất của Bach là Brandenburg Concertos.
Những concerto khác của Bach còn lưu giữ đến ngày nay có hai concerto violin (BWV
1041 và BWV 1042), một Concerto cho hai Violin Rê thứ (BWV 1043) thường được gọi là
concerto “đôi” của Bach và những concerto cho từ một đến bốn đàn harpsichord.
Đơn ca và HỢp xưỚng
Ông viết hơn 300 cantata cho những ngày lễ tôn giáo, trong số đó còn khoảng 200 bản
được lưu giữ.
Bach còn viết một số cantata thế tục, thường là cho những sự kiện dân sự như lễ nhậm
chức của hội đồng thành phố, hoặc cho hôn lễ.
ĐẶc điỂm sáng tác chính.
J.S.Bach không quan tâm soạn thảo các lý thuyết âm nhạc cũng không thí nghiệm các
thể loại nhạc mới mà chỉ dùng các hình thức âm nhạc đương thời, ngoại trừ thể loại nhạc kịch
(opera)
Bach cố gắng diễn tả cảm xúc của bản nhạc, cho rằng mục đích của âm nhạc là tạo nên
một thứ ảnh hưởng tác dụng.
Air on the G string
Air on the G string là bản biến tấu cho đàn dây solo của August Wilhemlj từ nguyên bản
chương 2 tổ khúc cung rê trưởng cho dàn nhạc của Bach (đây là tổ khúc số 3, gồm 5 chương).
Bản nhạc có giọng gốc là rê trưởng nhưng được viết lại dưới giọng đô trưởng.
21



Xuan Viet Vu – 3802

TỔ

KHÚC

(SUITE)

Tác giả: Charles Camille Saint-Saëns

NỘI DUNG
 1.
Vài
nét
về
tác
giả
Charles Camille Saint-Saëns
• Sinh vào ngày 9/10/1835 và mất ở Paris tại "Rue du Jardin“
• Mất ngày 16/12/1921.
• cậu bé Charles biết chơi piano từ khi mới lên 2 và khi ấy đã cho thấy thiên tư âm nhạc
mạnh mẽ cũng như của Mozart và Mendelssohn
• lâu cậu học piano dưới sự hướng dẫn của Camille Stamaty và Alexandre Boëly, học hoà
âm do Pierre Malede dạy
• thời điểm 4 tuổi 7 tháng cậu bé Charles đã chơi được một phần trong Violin sonata của
Beethoven
 1.
Vài

nét
về
tác
giả
Charles Camille Saint-Saëns
 năm tuổi thì sáng tác “Le Soir“
 năm lên 10 cậu bé đã có thể chơi tất cả 32 sonata của Beethoven hoàn toàn theo trí nhớ
 6/5/1864 giao hưởng đầu tiên được ra đời và giành giải "Societe Sainte Cecile"
 1.
Vài
nét
về
tác
giả
Charles Camille Saint-Saëns
• Trong suốt cuộc đời:
• ông đã viết tất cả 10 concerto
• 20 concertante nhỏ
• Trong số đó, Concerto giọng Son thứ là một trong những bản concerto dành cho
piano nổi tiếng nhất mọi thời đại.
 Khái niệm tổ khúc
 Tổ khúc (Suite) là một bộ các tác phẩm khí nhạc được sắp xếp theo thứ tự nhằm để biểu
diễn riêng một mạch
 2. Giới thiệu về tổ khúc Le Carnaval des Animaux (Ngày hội của muông thú)
 Ra đời vào tháng 2 năm 1886 ở một làng nhỏ thuộc nước Áo, Camille
 Dành cho những bữa tiệc vui vẻ cuối tuần
 mô tả các loại động vật rất sáng tạo song lại rõ đặc trưng, như những tiếng gần như khàn
khàn, đục đục của những chú gà hay đinh tai the thé của những con lừa.
 Le Carnaval des Animaux (Ngày hội của muông thú)
 2. Giới thiệu về tổ khúc Le Carnaval des Animaux (Ngày hội của muông thú)

 Đây là một tác phẩm vui nhộn, thỏa mãn được tính cách hóm hỉnh tinh nghịch của nhà
soạn nhạc
 Le Carnaval des Animaux (Ngày hội của muông thú)
22


Xuan Viet Vu – 3802
 2. Giới thiệu về tổ khúc Le Carnaval des Animaux (Ngày hội của muông thú)
Bao gồm 14 khúc:
 I. - Introduction et marche royale du Lion (Introduction và Hành khúc hoàng gia
của sư tử)
 Phần introduction bắt đầu bằng 2 piano chơi tremolo đậm nét, các đàn dây tham gia vào
bằng một chủ đề trang nghiêm.
 Sau đó piano trình bày một chủ đề hành khúc trong suốt phần còn lại của chương nhạc.
Các đàn dây trình bày giai điệu và đàn piano thỉnh thoảng chạy những quãng tám thấp
hoặc ostinato cao
 . Chương nhạc kết thúc bằng một nốt fortissimo ở tất cả các nhạc cụ.
 II- Poules et Coqs (Lũ gà mái và gà trống)
 Có sự tham gia của các đàn dây trừ double-bass; 2 piano và clarinet.
 Chương nhạc này gợi nên hình ảnh một đàn gà với những tiếng gáy, tiếng mổ hạt.
 Clarinet chơi những đoạn solo âm lượng nhỏ khi các nhạc cụ còn lại tạm nghỉ.
 III- Hémiones, animaux véloces (Những con lừa; những con thú nhanh nhẹn)
 Có sự tham gia của 2 piano.
 Các con vật được mô tả ở đây rõ ràng là đang chạy và hình ảnh được gợi nên bằng
chuyển động lên xuống nhanh nhẹn luống cuống không ngớt của cả hai piano chơi các
gam quãng tám.
 IV- Tortues (Những con rùa)
 Có sự tham gia của các đàn dây và 1 piano.
 Một chương nhạc hơi trào phúng mở đầu bằng piano rồi các đàn dây thể hiện một cách
chậm rãi đến khó chịu điệu “Can-Can” nổi tiếng

 V- L'Éléphant (Con voi) - Allegro Pomposo
 Có sự tham gia của double-bass và 1 piano.
 Đây là bức tranh biếm họa hoàn hảo về một con voi. Double-bass ậm ừ trên nền nhịp
valse của piano.
 Giống như chương “Những con rùa”, chương nhạc này khá hài hước - chất liệu chủ đề
được lấy từ nhạc nền cho vở kịch Giấc mộng đêm hè của Felix Mendelssohn và Dance
of the Silphs (Vũ khúc Silphs) của Hector Berlioz.
 VI- Kangourous (Những con kăng-gu-ru)
 Có sự tham gia của 2 piano.
 Những cú nhảy quãng cách nhanh nhẹn và duyên dáng trên đàn phím miêu tả những con
kăng-gu-ru.
 VII- Aquarium (Bể nuôi cá)
 Có sự tham gia của các đàn dây trừ double-bass, 2 piano, flute và glass harmonica.
 Đây là một trong những chương giàu tính âm nhạc nhất. Flute rồi đến các đàn dây chơi
giai điệu trên nền âm thanh gợn sóng lăn tăn được piano và glass harmonica thể hiện.
 VIII- Personnages à longues oreilles (Những nhân vật với đôi tai dài)
 Có sự tham gia của 2 violin.
 Đây là chương ít tính trữ tình nhất trong tác phẩm.
 Hai đàn violin luân phiên nhau tạo nên những tiếng rít cao chói tai và những nốt
thấp rì rầm khó có thể nghe ra giai điệu.
 IX- Le coucou au fond des bois (Chim cu trong rừng sâu)
23


Xuan Viet Vu – 3802


























 Có sự tham gia của 2 piano và clarinet.
 Piano chơi những hợp âm rộng mềm mại trong khi clarinet chơi ostinato hai nốt
Đô và La giáng lặp đi lặp lại, bắt chước tiếng kêu của một tổ chim cu.
X- Volière (Chuồng chim)
Có sự tham gia của các đàn dây, 2 piano và flute.
Các đàn dây giọng cao đảm nhận bè đệm, tạo ra tiếng rì rầm như tiếng động trong rừng,
cello và double-bass chơi điểm nhịp dẫn vào hầu hết các ô nhịp.
Flute đóng vai trò tiếng chim với giai điệu trill trải rộng trong tầm âm của nó.
Hai piano thi thoảng tạo ra những tiếng chát chúa hay trill của những con chim khác.
Chương nhạc kết thúc một cách lặng lẽ sau một tiếng vút cao của flute.

XI- Pianistes (Những nghệ sĩ piano)
Có sự tham gia của các đàn dây và 2 piano.
Saint-Saëns để chính các nghệ sĩ piano tham gia cùng bầy thú, mô phỏng những giờ tập
gam của họ bằng một đoạn trải ra như bài thực hành đàn phím chán ngắt.
XII- Fossiles (Những hóa thạch)
Có sự tham gia của các đàn dây, 2 piano, clarinet và xylophone
. Tại đây Saint-Saëns đã bắt chước sáng tác của chính mình, bản Danse Macabre (Vũ
khúc ma quỷ). Xylophone được sử dụng nhiều để gợi nên hình ảnh những bộ xương
đang nhảy múa va đập vào nhau lách cách.
Các chủ đề âm nhạc trong Danse Macabre cũng được trích dẫn; xylophone chơi phần
lớn giai điệu và được piano và clarinet thay phiên. Bè piano ở đây đặc biệt khó với các
quãng tám. Có thể nghe thấy các đoạn giai điệu trong ca khúc thiếu nhi “Twinkle
Twinkle Little Star” và aria “Una Voce Poco Fa” trích từ opera Il Barbiere di
Sivigliacủa Rossini.
XIII- Le Cygne (Thiên nga)
Đây là khúc nhạc nổi tiếng nhất trong tổ khúc, được viết cho 2 piano và 1 cello nhưng
cũng thường được sử dụng để phô diễn kĩ năng trình tấu của nghệ sĩ cello.
Giai điệu được cello chơi trên nền hòa âm của hai đàn piano. Một piano thể hiện tiếng
mặt nước lao xao, một piano thể hiện tiếng sóng cuồn cuộn.
XIV- Finale
Có sự tham gia của tất cả các nhạc cụ.
Phần Finale mở đầu bằng những nốt chạy tremolo ở đàn piano như trong phần
Introduction. Những nhạc cụ hơi, harmonica và xylophone mau chóng tiếp viện. Dàn
dây tạo nên sự căng thẳng bằng những nốt thấp dẫn vào phần glissando của piano, rồi
tạm dừng trước khi giai điệu chính sôi động được trình bày.
Mặc dù giai điệu khá đơn giản nhưng những hòa âm đệm theo được trang hoàng theo
phong cách sáng tác cho piano của tác giả, những gam chói lọi, những nốt vuốt
(glissando) và nốt láy (trill).
Nhiều chương nhạc trước được trích dẫn tại đây : Introduction, Những con lừa, Gà mái
và kăng-gu-ru. Tác phẩm kết thúc bằng một nhóm hợp âm Đô trưởng mạnh mẽ.


24


Xuan Viet Vu – 3802

CANON IN D
- Johann bachelbel sinh ngày 28 tháng 8 năm 1653 mất ngày 06 tháng 03 năm 1706.
- Là một nhà soạn nhạc người Đức kiêm nghệ sĩ organ thời kì baroque và là một giáo viên
người đã đưa nền âm nhạc organ truyền thống miền nam nước Đức lên thời đỉnh cao.
-Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thánh ca và những đóng góp của ông cho dòng nhạc thánh ca
và tẩu pháp đã giúp ông trởi thành một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thời trung
baroque.
-Các tác phẩm của johan bachelbel giành được tiếng tăm lớn ở thời đại của ông. Ông có rất
nhiều học trò và âm nhạc của ông đã trở thành hình mẫu cho các nhà soạn nhạc Miền Nam và
Trung nước Đức. Ngày nay ông được biết đến nhiều nhất với nhạc phẩm bất hủ canon, nhạc
phẩm canon duy nhất mà ông sáng tác.
- Ngoài ra ông còn có các tác phẩm nổi tiếng khác như: chaconne in F minor, the toccata in E
minorcho đàn organ, the Hexachordum apollinis cho thể loại dùng làm bàn phím.
- Các tác phẩm âm nhạc của j. bachelbel chịu ảnh hưởng của các nhà soạn nhạc đức ( johann
jakob froberger, johann kaspar kerll), các nhà soạn nhạc Ý như Girolamo Frescobaldi và
alessan dro poglietti), các nhà soạn nhạc pháp và các nhà soạn nhạc của âm nhạc truyền thống
vùng Nurnberg.
- Canon theo định nghĩa của nhạc cổ điển là luân khúc, hay còn gọi là bè đuổi trong đó
không có một nhạc cụ nào đóng vai trò chính, giai điệu được xướng lên bởi một nhạc cụ
sau đó một thời gian điều đó trong khi các nhạc cụ khác vẫn tiếp tục đi.
- Giai điệu chính đóng vai trò chủ đạo trong canon gọi là lãnh xướng ( hợp âm chính) còn
những giai điệu mô phỏng theo lãnh xướng hoặc phải như là một phần chuyển tiếp trung
gian. Canon loại đơn giản trong đó có những âm thanh lặp đi lặp lại giống nhau gọi là
round. Canon bổ trợ là canon có kèm theo 1 hoặc nhiều đoạn nhạc bổ sung độc lập

không lặp lại
- Canon cung rê trưởng (tên gốc Kanon und Gigue in D-Dur für drei Violinen und Basso
Continuo, nghĩa là Bản luân khúc cung Rê trưởng cho ba đàn vĩ cầm và bè trầm đánh
số; còn được biết đến trong tiếng Việt qua các tên Canon hay Canon in D) là một trong
những bản nhạc nổi tiếng nhất của Johann bachelbel . Nó được viết vào khoảng năm
1680, thời kỳ Baroque, như là một bản nhạc giao hưởng dành cho ba đàn vĩ cầm và bè
trầm đánh, nhưng sau đó được hòa âm nhiều kiểu dành cho đồng diễn. Canon bản
nguyên thủy được viết thành một đôi với một điệu jic cùng nốt, mặc dù bản này không
được công diễn và ghi âm thường xuyên hiện nay.
- - canon cung rê trưởng nghĩa là nó chơi ở tông rê (trưởng). Có thể hiểu đơn giản tên bài
này là Luân khúc cung rê trưởng, gọi là luân khúc vì nó "chạy" qua tất những gam của
cung này. Bản nhạc này đc xếp vào thể loại cổ điển thính phòng, tuy vậy nhưng nó có
sức hút và lôi cuốn cảm tình với người nghe nó.
- Canon in D là một tác phẩm giữ kỉ lục về số lượng các phiên bản được phối và chơi
lại ở nhiều phong cách bởi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế giới. Tác phẩm đặc biệt
này có thể viết lại cho nhiều nhạc cụ và không ít nhạc sĩ sử dụng một phần giai
điệu để viết thành các ca khúc riêng.
- canon luôn đem đến cho người nghe cảm giác thư thái nhẹ nhàng như một dòng
suối mát chảy róc ráchgiữa trưa hè nóng nực hay thanh thản và tự do như buổi
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×