Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HAI LOẠI THỨC ĂNNURI VÀ LAONE TRONG QUY TRÌNH NUÔI TÔM THẺCHÂN TRẮNG (Penaus vannamei) THƯƠNG PHẨMTẠI CÔNG TY TNHH THÔNG THUẬN - PHƯỚC THỂ -TUY PHONG - BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
==========

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HAI LOẠI THỨC ĂN
NURI VÀ LAONE TRONG QUY TRÌNH NUÔI TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG (Penaus vannamei) THƯƠNG PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH THÔNG THUẬN - PHƯỚC THỂ TUY PHONG - BÌNH THUẬN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Người thực hiện:

Đoàn Quốc Hưng

Người hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Thức Tuấn

VINH - 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận này tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
quý báo của nhiều tập thể và cá nhân.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ThS. Nguyễn
Thức Tuấn. Người đã định hướng đề tài và trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi
hoàn thành tốt khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn anh chị cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp sản xuất
tôm thương phẩm núi Tào của Công ty TNHH Thông Thuận đã tạo mọi điều


kiện về sinh hoạt và cơ sở vật chất để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, người thân đã nhiệt tình ủng hộ, đóng góp ý
kiến và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Vinh, tháng 5/2012
Sinh viên
Đoàn Quốc Hưng

i


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................
MỤC LỤC........................................................................................................
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................
1.1.1. Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái của tôm thẻ chân trắng.........
b. Hình thái và cấu tạo......................................................................................
1.1.2 .Đặc điểm phân bố và vòng đời của tôm thẻ chân trắng..........................
1.1.3. Môi trường sống của tôm thẻ chân trắng................................................
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng và tập tính ăn của tôm thẻ chân trắng..................
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng...................
1.1.6. Đặc điểm sinh sản.................................................................................
1.2. Tình hình sản xuất tôm he chân trắng thương phẩm................................
1.2.1. Trên thế giới..........................................................................................
1.2.2. Ở việt nam.............................................................................................
1.3. Tình hình nghiên cứu về thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng.......................
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước...........................................
1.3.2. Tình hình sản xuất thức ăn công nghiệp ở Việt Nam............................

1.4. Thông tin về hai loại thức ăn được sử dụng.............................................
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..............................................................................
2.1. Thời gian và địa điểm..............................................................................
2.2.Đối tượng nghiên cứu...............................................................................
2.3. Vật liệu nghiên cứu..................................................................................
2.4. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................

ii


2.5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................
2.5.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu...........................................................
2.5.3. Theo dõi tốc độ tăng trưởng và ước lượng tỉ lệ sống............................
2.5.4. Phương pháp đánh giá sự đồng đều của tôm(Cv%)..............................
2.5.5. Hệ số tiêu tốn thức ăn(FCR).................................................................
2.5.6. Hiệu quả kinh tế....................................................................................
2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.....................................................
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................
3.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường...................................................
3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng của 2 loại thức ăn công nghiệp đối với
tỷ lệ sống và tăng trưởng...............................................................
3.2.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ sống....................................................................
3.2.2. Kết quả theo dõi sự tăng trưởng cùa tôm nuôi......................................
3.2.3. Sự đồng đều của tôm trong ao ( khi thu hoạch)....................................
3.2.4. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) giữa các công thức sử dụng các
loại thức ăn công nghiêp khác nhau..............................................
50
3.3. Kết quả sản xuất.......................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Tôm thẻ chân trắng (L. vannamei).....................................................
Hình 1.2. Hình thái, cấu tạo tôm thẻ chân trắng (L. vannamei)........................
Hình 1.3. Vòng đời của tôm he (Penacidae).....................................................
Bảng 1.1. Điều kiện môi trường thích hợp đối với tôm chân trắng..................
Bảng 1.2: Sản lượng tôm của Việt Nam trong những năm gần đây...............
Bảng 1.3 . Thông số thức ăn nuri....................................................................
Bảng 1.4 . Thông số cho ăn thức ăn nuri........................................................
Bảng 1.5. Thông số thức ăn laone...................................................................
Bảng 1.6. Thông số cho ăn thức ăn laon.........................................................
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm.....................................................................
Bảng 2.1 :Phương pháp xác định các yếu tố môi trường................................
Bảng 3.1. Diễn biến môi trường trong 2 công thức........................................
Bảng 3.2 Theo dõi tỷ lệ sống..........................................................................
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ sống của các công thức nuôi........................
Bảng 3.3 Biểu diễn sự tăng trưởng về khối lượng..........................................
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn sự tăng trưởng về khối lượng thân của các
công thức nuôi...............................................................................
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn sự tăng trưởng về khối lượng thân của các
công thức nuôi...............................................................................
Bảng 3.4 Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng...................................
Bảng 3.5 Sự tăng trưởng chiều dài..................................................................
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn sự tăng trưởng về chỉ số dài thân của tôm
nuôi................................................................................................

Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng trưởng trung bình ngày về chiều
dài của Tôm...................................................................................

iv


Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài.....................................
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn sự đông đều của tôm lúc thu hoạch ở các
công thức nuôi...............................................................................
Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) của các công
thức nuôi........................................................................................
Bảng 3.7. Kết quả thu hoạch tôm....................................................................
Bảng 3.8. Hoạch toán kinh tế vụ nuôi.............................................................

v


MỞ ĐẦU
Như chúng ta dã biết thức ăn là cơ sở để cung cấp chất dinh dưỡng cho
quá trình trao đổi chất của động vật thủy sản. Nếu không có thức ăn thì không
có trao đổi chất. Khi đó động vật sẽ chết. Thức ăn có vai trò quyết định đến
năng suất, sản lượng, hiệu quả của nghề nuôi tôm. Tùy theo điều kiện nuôi mà
có mức độ đầu tư khác nhau.
Trong các điều kiện nuôi tôm nói chung, thức ăn chiếm tỷ lệ cao
trong tổng chi phí chung (50 - 80%). Đây là vấn đề cần được quan tâm, sử
dụng hợp lý cho nghề nuôi tôm. Sử dụng và chế biến thức ăn cho tôm cần
được kết hợp với nhiều nghề khác như chăn nuôi, chế biến bột cá, chế biến
phụ phẩm nông nghiệp, chế biến thực phẩm... Đồng thời khi cho tôm ăn, cần
đủ lượng và chất mới nâng cao được năng suất cá nuôi, mới giảm được giá
thành sản phẩm.

Trong cùng điều kiện nuôi (môi trường, đối tượng nuôi, các biện pháp
kỹ thuật được áp dụng...) thì thức ăn có vai trò quyết định đến tốc độ tăng
trưởng, đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Ở chừng mực nhất định, thì “ hiệu
quả của thức ăn và chế độ nuôi dưỡng còn mạnh hơn giống và tổ tiên con vật”.
Những năm gần đây tôm thẻ chân trắng đã được nuôi thương phẩm đại
trà ở nước ta. Tôm thẻ là đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế, ít gặp rủi ro. Để
có một vụ nuôi thành công cần một điều không thể thiếu là thức ăn tốt có
thành phần ding dưỡng cao.
Trong quá trình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng, thương gặp rủi
ro, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và chất lượng tôm nuôi. Các nhà
nghiên cứu thủy sản đã nghiên cứu rất nhiều để tìm ra loại thức ăn phù hợp
nhất cho tôm thẻ chân trắng. Loại thức ăn được sử dụng để nuôi thương phẩm
hiện nay là TACN . Nhưng có nhiều nhãn hiệu giữa các loại thức ăn với nhau.

1


Mổi nhãn hiệu thắc ăn khác nhau nó cho kết quả khác nhau, cụ thể là tỷ lệ
sống và tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi.
Tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc chế biến thức ăn cho tôm chưa
được áp dụng rộng rãi. Một số sử dụng thức ăn tinh hiện nay là dùng thức ăn
khô (bột cá, bột đậu nành, bắp, cám...) rãi trên mặt nước ao. Như vậy thức ăn
sẽ bị lãng phí nhiều, làm giảm hiệu quả cho ăn, rất dể dàng gây ô nhiểm môi
trường nước.
Xuất phát từ vấn đề trên trong quá trình thực tập tại công ty TNHH
Thông Thuận và cũng tại vùng nuôi này chủ yếu sử dụng 2 loại thức ăn công
nghiệp là NuRi và Laone nên tôi đã quan tâm và thực hiện chuyên đề “Đánh
giá hiệu quả sử dụng hai loại thức ăn Nuri và Laone trong quy trình nuôi
tôm thẻ chân trắng (Penaus vannamei) thương phẩm tại Công ty TNHH
Thông Thuận - Phước Thể - Tuy phong - Bình Thuận”.

Thực hiện đề tài này tôi muốn tìm ra loại thức ăn công nghiệp phù hợp
nhất, nhằm nâng cao tỷ lệ sống, mức độ tăng trưởng và chất lượng tôm thẻ
chân trắng trong quá trình nuôi thương phẩm.
Một trong những mục đích kỹ thuật của nuôi thuỷ sản là nâng cao sức
sản xuất một cách có hiệu quả kinh tế trong một thời gian ngắn. Sức sản xuất
liên quan đến tỉ lệ đầu tư vào (ví dụ như đất, nước, lao động, con giống và
thức ăn...) và sản phẩm thu được (cá, tôm, nhuyễn thể). Một trong những giới
hạn chính để nâng cao sản lượng là chi phí của thức ăn (chiếm 50- 75 % trong
tổng chi phí lưu động). Giảm chi phí thức ăn thường phụ thuộc vào hiệu quả
sử dụng các dưỡng chất của động vật nuôi. Điều này rất quan trọng trong
việc phát triển bền vững trong nghề nuôi thuỷ sản.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm của tôm thẻ chân trắng
1.1.1. Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái của tôm thẻ chân trắng
a. Hệ thống phân loại
Loại tôm he chân trắng ( Penaeus Vanamei) thuộc họ tôm he
(Penacidea) có nhiều tên gọi khác nhau. Tên tiếng anh là White Leg shrimp,
tên điại phương là tôm thẻ chân trắng.
Ngành:

Arthropoda

Lớp:

Crustacea


Bộ:

Decapoda

Họ chung:
Họ:

Penaeidea
Penaeus Fabricius

Giống:

Penaeus

Loài: Penaeus vannamei, (Boone 1931).

Hình 1.1 Tôm thẻ chân trắng (L. vannamei)

b. Hình thái và cấu tạo
Cũng giống như một số loài tôm he khác, cấu tạo của tôm chân trắng
gồm các bộ phận sau:

3


Hình 1.2. Hình thái, cấu tạo tôm thẻ chân trắng (L. vannamei)

Chuỷ có 2-4 (đôi khi có 5-6) răng cưa ở phía bụng. Vỏ giáp có gai gân
và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi, không có rãnh sau mắt. Không

có rãnh tim mang. Có 6 đốt bụng, 3 đôi mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc
không có, gai đuôi không phân nhánh. Râu không có gai phụ và chiều dài râu
ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp. Con đực khi thành thục có bộ phận giao phối
đực cân đối, nửa mở, không có màng che. Không có hiện tượng phóng tinh,
có gân bụng ngắn. Túi chứa tinh hoàn chỉnh, bao gồm ống chứa đầy tinh dịch
và có cấu trúc gắn kết riêng biệt với sự sinh sản cũng như với các chất kết
dính. Con cái khi thành thục có túi “ thụ tinh” mở và đốt sinh dục thứ 14 gợn
lên thành mấu lồi, thành lỗ hoặc khe rãnh.
1.1.2 .Đặc điểm phân bố và vòng đời của tôm thẻ chân trắng
a. Phân bố
Tôm thẻ chân trắng xuất xứ từ Châu Mỹ bên bờ Thái bình dương thuộc
vịnh Mexico. Hiện nay được nuôi rất nhiều trên thế giới như: Đài Loan,
Trung Quốc, Việt Nam...
Hiện nay có 8 loài tôm He được nuôi phổ biến trên thế giới. Trong đó
tôm Sú, tôm Nương, tôm he chân trắng là 3 đối tượng nuôi chính, có sản
lượng cao. Ở Việt Nam thì sự phát triển của tôm He được phân bố theo vùng

4


lãnh thổ: ở các tỉnh miền trung và miền bắc thì chủ yếu là nuôi tôm Thẻ Chân
Trắng còn các tinh Nam Trung Bộ và các tinh phía Nam thì phù hợp cho sự
phát triển của tôm Sú hơn.
Các loài thuộc giống Panaeus phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới khắp
thế giới từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam, trong 8 đối tượng nuôi chính có
loại: P.vannamei và P.stylirostris phân bố ở bờ Đông Thái Bình Dương. 6 loài
còn lại, bao gồm P.monodon, P.japonicus, P.chinensis, P.merguiensis,
P.indicus và M.ensis phân bố ở vùng Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương.
Mỗi loài có vùng phân bố địa lý khác nhau, tùy theo yêu cầu về điều
kiện môi trường sống của chúng. P.chinensis thích nghi với nhiệt độ thấp và

phân bố nhiều ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Phân bố của P.monodo rộng hơn
về mặt địa lý. Tôm trưởng thành thích sống ở các vùng nước xa bờ, có độ
trong cao. Trong điều kiện môi trường như vậy chúng có tập tính vùi mình
vào ban ngày để tránh kể thù. Tôm thẻ P.megruiensis phân bố nhiều ở gần cửa
sông nhiều phù sa, độ đục cao, chất đáy có bùn mềm. Vào mùa nước trong khi
độ đục giảm, tôm Thẻ kết đàn rất đông, làm xáo trộn bùn đáy, gây đục môi
trường để tự vệ ( Lucas 1975, trích từ Bailey 1992).
Một số loài tôm He được di nhập vào các quốc gia chúng không phân bố
tự nhiên. Tôm Thẻ( P.megruiensis) được đưa sang French Polysiana. New
Caledonia, Fij để nuôi thử nghiệm. Tôm He chân trắng được đưa sang nuôi ở
Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Israel, Thái Lan….Tôm Sú( P.monodon)
được nhập vào Pháp. Tôm He Nhật Bản được di nhập vào nuôi ở Italia…. ự
phân bố của tôm He cũng thay đổi theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng
và đầu postlarvae ( P5) tôm sống trôi nỗi ở tầng mặt và tầng giữa, từ cuối giai
đoạn Post - larvae tôm bắt đầu chuyển sang gia đoạn sống đáy. Ở P.monodon,
giai đoạn ấu niên và thiếu niên tôm sống ở độ sâu không quá 6m, đến giai đoạn

5


tiền trưởng thành tôm có xu hướng di chuyển ngày càng xa bờ, sống ở vùng
triều và ngoài khơi. Độ sâu tối đa bắt gặp tôm He phân bố là 180m.
Ở Việt Nam, Tôm He ( P.monodon) phân bố chủ yếu ở ven biển và
các tỉnh miền trung từ Quảng Bình đến Vũng Tàu. Trước đây ở miền
Nam chỉ thấy tôm He ở vùng biển Kiên Giang. Trong những năm gần
đây do sự di chuyển giống từ miền Trung vào nuôi ở miền Nam làm xuất
hiện tôm He trong các vùng nước tự nhiên với số lượng khá nhiều. Hai
loài tôm Bạc ( P.merguiensis) và tôm He Ấn Độ ( P.indicis) phân bố ở cả
3 miền . P.merguiensis có nhiều ở miền Bắc và P.indicis có nhiều ở miền
Nam, tập trung nhiều tại các cửa sông. Tôm Đất (Metapeneus ensis)

thích nghi được với nhiều loại đất đáy, khả năng chống chịu với môi
trường khắc nghiệt cao nên chúng phân bố rộng rãi khắp nơi.
Hiểu rõ được đặc điểm phân bố, điều kiện môi trường sống của các loài
chúng ta có thể quy hoạch, lựa chọn dối tượng nuôi phù hợp cho từng vùng ,
từng mùa, hay chọn địa điểm, mùa vụ khai thác giống tự nhiên một cách hợp lý.
b. Chu kỳ sống
Quá trình phát triển tôm thẻ chân trắng từ trứng đến giai đoạn
Postlarvae trải qua 6 giai đoạn Nauplius kéo dài 1,5 ngày, 3 giai đoạn Zoea
kéo dài khoảng 5 ngày và 3 giai đoạn Mysis kéo dài khoảng 3 ngày. Trứng nở
thành ấu trùng Nauplius sau 14-15 giờ. Tuy nhiên thời gian biến đổi qua các
giai đoạn ấu trùng phụ thuộc vào nhiệt độ nước.

6


Cửa sông

Biển khơi

Trưởng thành

Hình 1.3. Vòng đời của tôm he (Penacidae)

Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những
vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26 - 280c, độ mặn khá cao (35 ‰).
trứng nở ra ấu trùng và vẫn loanh quanh ở khu vực sâu này. tới giai đoạn
potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông
cạn. nơi đây điều kiện môi trường rất khác biệt: đồ ăn nhiều hơn, độ mặn
thấp hơn, nhiệt độ cao hơn ... sau 1 vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng
bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm chọn chu

kỳ. Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng
trưởng 3g với mật độ 100 con/m 2 tại hawai không kém gì tôm sú, sau khi đã
đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn
nhanh hơn tôm đực.
1.1.3. Môi trường sống của tôm thẻ chân trắng
Bảng 1.1. Điều kiện môi trường thích hợp đối với tôm chân trắng

7


Yếu tố môi trường

Chỉ số thích hợp

Nền đáy
Đáy cát, cát bùn
Độ sâu
1 - 1.5m
Nhiệt độ
25 - 320C
Độ mặn
28 - 34‰
pH
7,7 - 8,5
Độ trong
30 ~ 40 cm
Độ kiềm
100 ~ 120 ppm
Nguồn:Trần Minh Anh(1983) ), Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi Tôm He,
Tôm chân trắng có sự thích nghi rất mạnh đối với sự thay đổi đột ngột

của môi trường sống. Chúng chịu đựng được ngưỡng oxy thấp (thấp nhất là
1,2mg/l); thích nghi tốt với thay đổi độ mặn (tốt nhất ở 28 - 34‰); có giới
hạn nhiệt độ rộng (150C - 350C). Nuôi trong phòng thí nghiệm rất ít thấy
chúng ăn thịt lẫn nhau.
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng và tập tính ăn của tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp,thiên ăn về các loài động vật, thức ăn
chính là các giáp xác và nhuyễn thể, mùn bã hữu cơ. Ngoài tự nhiên tôm bắt
mồi liên tiếp trong ngày, cường độ bắt mồi tăng khi thời tiết ổn định, thủy
triều cao.
Trong vòng đời tặp tính ăn thay đổi theo giai đoạn phát triển, giai đoạn
Naupllius dinh dưỡng bằng noãn hoàng dự trữ,chưa ăn thức ăn ngoài và đến
cuối N6 hệ tiêu hóa bắt đầu có sự chuyển động nhu động.
Giai đoạn Zoea ăn lọc thức ăn chủ yếu là thực vật nổi tảo khuê, tảo
silic như skeletonema costatum, chaetoceros, cosinodiscus…ở giai đoạn này
ấy trùng lọc mồi liên tục, thức ăn trong ruột không ngắt quãng đuôi phân dài
cho nên mật độ thức ăn có trong môi trường nước phải mức độ đủ cho Zoea
có thể lọc mồi liên tục suốt giai đoạn. mật độ thức ăn yêu cấu ngày càng
tăng từ Z1 - Z3.ngoài hình thức ăn lọc là chủ yếu, ở giai đoạn này ấu trùng
còn có khả năng bắt mồi chủ động. khả năng này tăng dần từ Z1 - Z3, đặc

8


biệt từ cuối Z2 trở đi. ấu trùng zoea có khả năng ăn một số động vật nổi kích
thước nhỏ: luân trùng, nauplius của copepoda, ấu trùng động vật thân mềm,
nauplius của artemia…
Giai đoạn Myisis và giai đoạn Potslarvae bắt mồi chủ động thức ăn
chủ yếu là động vật phù du( Actermia, Copepoda......) và thức ăn tổng hợp.
Thời kỳ ấu niên tôm thể hiện tính ăn của loài (ăn tạp thiên về ăn động vật ).
thức ăn của tôm là các loài động vật khác nhau như giáp xác, động vật thân

mềm, giun nhiều tơ, cá nhỏ, một số loài rong tảo, mùn xác hữu cơ.
Vì vậy trong quá trình nuôi việc sử dụng các loại thức ăn viên đủ chất
lượng là rất quan trọng nó quyết định đến năng suất của cả vụ nuôi. Thúc ăn
phải đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng về hàm lượng protêin, lipit,
hydratcacbon, hàm lượng chất khoáng, các acid thiết yếu khác... tùy vào giai
đoạn phát triển của tôm để sử dủng các loại thức ăn phù hợp đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng cho tôm nuôi.
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt ở 2 tháng
nuôi đầu tiên, mỗi tuần có thể tăng 3g với mật độ nuôi 100 con/m2 tại hawaii.
Do đó trong quá trình nuôi cần tăng lượng thức ăn cho tôm ngay từ đầu để tận
hết khả năng lớn nhanh của tôm, rút ngắn thời gian nuôi. sau khi đạt cỡ tôm
bắt đầu lớn chậm lại khoảng 1 g/ tuần. tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm
đực. theo viện hải dương học tại hawaii (1992), trong điều kiện nuôi thương
phẩm với mật độ nuôi 100 con/m2 sau 60 ngày nuôi có thể đạt 23g/con.
Tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển thông qua quá trình lột
xác, chu kỳ lột xác phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi. tốc
độ tăng trưởng của tôm chân trăng tương đối nhanh. tôm non có tốc độ tăng
trưởng nhanh. càng về sau tốc độ tăng trưởng giảm dần. ở giai đoạn tôm nuôi
đạt kích cỡ nhỏ hơn 20gam/cá thể thì mức tăng trưởng là 1,5 gam/tuần (tôm

9


sú là 1,0 gam/tuần). Thời gian nuôi tôm he chân trắng thường từ 75 - 90 ngày,
từ khi thả giống p10 - 12, với mật độ nuôi vừa phải, quy trình chăm sóc quản
lý tốt thì tôm nuôi có thể đạt trọng lượng từ 10 - 12 gam/cá thể. Tuổi thọ trung
bình của tôm he chân trắng ít nhất là 32 tháng tuổi.
1.1.6. Đặc điểm sinh sản
Tôm thẻ chân trắng là loài thụ tinh ngoài, chúng có thể thành thục và đẻ

trứng quanh năm, các giai đoạn phát triển của ấu trùng cũng giống như tôm
sú. trong tự nhiên tôm trưởng thành sống và sinh sản ở vùng biển có độ sâsâu
72m, đáy bùn cát có độ mặn 35‰, nhiệt độ nước 26 - 28oc. mùa vụ sinh sản
của tôm he chân trắng có thể chênh lệch theo từng vùng, tuỳ vĩ độ như ở ven
biển phía bắc equado tôm đẻ từ tháng 3 đến tháng 8 nhưng đẻ rộ vào tháng 4
đến tháng 5. ở pêru mùa tôm đẻ chủ yếu vào tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Giao vĩ: tôm he chân trắng có túi tinh hở. tôm đực và tôm cái thường
tìm nhau giao vĩ sau khi hoàng hôn, tôm đực phóng các túi tinh từ cơ quan
giao cấu cho dính vào đôi chân bò thứ 3 đến thứ 5 của con cái, trong điều kiện
nuôi tỉ lệ giao vĩ có kết quả thấp.
Sau khi trứng thụ tinh trứng có đường kính trung bình 0,22mm. trứng
được thụ tinh sau 14 - 16h trứng nở ra nauplius.
+ nauplius trải qua 6 giai đoạn biến thái.
+ zoea có 3 giai đoạn biến thái thành mysis.
+ mysis trải qua 3 giai đoạn biến thái thành post-larvae.
+ post-larvae sống ở cửa sông có độ mặn thấp, sau vài tháng tôm
trưởng thành bơi ra biển và tiến hành đẻ trứng.
So với tôm sú tôm he chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh thành
thục sớm. tôm cái có trọng lượng 30 - 45g có thể tham gia sinh sản; sức sinh
sản thực tế khoảng 10 - 20 vạn trứng/tôm mẹ.

10


Trong điều kiện nuôi nhốt tôm thẻ chân trắng cũng có thể thành thục và
đẻ trứng vì vậy hiện nay trên thế giới đã có nhiều công ty, xí nghiệp chuyên
sản xuất, gia hóa nhằm nâng cao chất lượng tôm bố mẹ phục vụ cho nhu cầu
sản xuất giống. trong sinh sản nhân tạo người ta đã sản xuất được đàn tôm bố
mẹ thuần chủng sạch bệnh và có sức đề kháng bệnh tốt.
1.2. Tình hình sản xuất tôm he chân trắng thương phẩm

1.2.1. Trên thế giới
a. Tình hình nuôi tôm he chân trắng tại các nước Châu Mỹ
Tôm he chân trắng là một trong 3 loài tôm được phổ biến nhất trên thế
giới. Sản lượng tôm he chân trắng chỉ đứng sau sản lượng tôm sú và là đối
tượng nuôi chính trong các loại tôm he ở Nam Mỹ (chiếm hơn 70%) (Wedner
và Rosenberry, 1992). Các quốc gia châu Mỹ như Equađo, Mehico, Panama...
là những nước nuôi tôm he chân trắng phát triển từ đầu những năm 90.
Equađo là nước đứng đầu về sản lượng tôm he chân trắng tại Nam Mỹ,
năm 1991 đạt sản lượng 103.000 tấn, chủ yếu là nuôi bán thâm canh năng suất
trung bình đạt 700 - 800 kg/ha. Năm 1993 do gặp dịch bệnh (hội chứng
Taura), sản lượng giảm chỉ còn 1/3 sau đó bắt đầu khôi phục lại và đạt sản
lượng 120.000 tấn (1998), rồi 130.000 (1999). Sau đó tiếp tục bị đại dịch đốm
trắng và sản lượng chỉ còn 35.000 tấn (2000). Đứng thứ 2 là Mehico với sản
lượng 24.000 tấn (2000) và Panama đứng thứ 3 với sản lượng 10.000 (1999).
Từ đầu những năm 1970, tôm he chân trắng được đưa tới các đảo trên
Thái Bình Dương để nghiên cứu về tập tính sinh sản và khả năng nuôi thương
phẩm. Đến cuối những năm 1970, chúng được giới thiệu đến Hawaii và bờ
biển Đông Thái Bình Dương, từ bang Shouth Carolina và Texas ở miền Bắc
đến vùng Trung Mỹ và Brazin (Nam Mỹ), trở thành đối tượng nuôi chủ yếu
trong 20 - 25 năm qua. Tổng sản lượng tôm he chân trắng đã đạt khoảng
213.800 tấn, trị giá 1,1 tỷ đôla năm 2005.
11


Trước đây thông tin về các đợt dịch bệnh (đặc biệt là hội chứng Taura)
làm sản lượng giảm sút nghiêm trọng ở các quốc gia Châu Mỹ, gây tâm lý e
ngại cho các nhà quản lý quốc gia có ý định nhập nội thử nghiệm và phát triển
nghề tôm he chân trắng.
Tuy nhiên với khả năng có thể kết hợp nuôi thương phẩm với sản xuất
tôm bố mẹ trong một ao nuôi quy mô lớn, cho phép thuần hoá và chọn giống

để tạo ra những dòng tôm có đặc tính tốt hơn, tốc độ sinh trưởng cao, khả
năng kháng bệnh tốt hơn. Bằng biện pháp này, nước Mỹ đã thuần hoá tạo ra
những nguồn tôm giống không có tác nhân gây bệnh đặc hữu - Specific
Pathogen (SPF) và tôm giống có sức đề kháng tác nhân gây bệnh đặc hữu
Specific Pathogen Resist (SPR) ở quy mô thương mại. Điều này mở ra triển
vọng cho việc duy trì và phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng nói riêng và
nghề tôm biển nói chung ở các vùng sinh thái trên thế giới.
b. Tình hình nuôi tôm he chân trắng ở các nước Châu Á
Tôm he chân trắng có nguồn gốc ở Nam Mỹ là một trong 3 loài tôm
chiếm sản lượng cao nhất trên thế giới (cùng với tôm sú P.monodon và tôm
he Trung Quốc P.chinensis). Vào những năm 1988 - 1989 loài tôm này được
di giống vào Châu Á và đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến đặc biệt phát
triển nhanh tại Trung Quốc và Thái Lan. Tôm he chân trắng lần đầu tiên được
đưa vào Philippin vào những năm 1978 - 1989 và ở Trung Quốc năm 1988.
Tuy nhiên việc di giống chỉ thành công ở Trung Quốc và trở thành đối tượng
nuôi phát triển ở nước này sau những năm 1996 - 1997 và nhanh chóng có
mặt ở Thái Lan, Đài Loan, Malaixia, Ấn Độ, Philippin, Inđônêxia, Việt
Nam... Sản lượng tôm he chân trắng ở các nước Châu Á năm 2002 là 316.000
tấn (chiếm 27% sản lượng tôm nuôi) và năm 2003 đạt 500.000 tấn giá trị đạt 4
tỷ đôla năm 2003, sản lượng tôm he chân trắng ở Trung Quốc đạt 300.000 tấn

12


(chiếm 71% tổng sản lượng tôm của nước này), Thái Lan 120.000 tấn (chiếm
40% sản lượng tôm của cả nước).
Trung Quốc: Trung Quốc là nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới với
37% sản lượng trong khi đó Thái Lan chỉ chiếm 16%, Việt Nam: 11%.
Sản lượng tôm nuôi của Trung Quốc tăng nhanh chóng, đặc biệt là năm
2007 sản lượng tôm chân trắng đã tăng 8 lần, tôm sú tăng 1,2 lần. Tổng sản

lượng tôm ước tính đạt khoảng 1,265 triệu tấn.
Trong giai đoạn 1995 - 2004, sản lượng tôm chân trắng của Trung
Quốc đã tăng từ 15% lên tới 57% nhưng sản lượng tôm sú của nước này lại
giảm mạnh từ 62% xuống còn 29%.(Theo FAO)
Trong 3 năm 2008- 2010 sản lượng của Trung Quốc có phần giảm nhẹ
và chững lại, năm 2008 là 1,286 triệu tấn, 2009 là 1,18 triệu và 2010 là
899,6 nghìn tấn. Song hiện đang có một dấu hiệu đáng mừng là, theo diều
tra của Tổ chức nuôi trồng thủy sản và thực phẩm thuộc Liên Hợp Quốc thì
sản lượng tôm nuôi tại Trung Quốc năm nay có thể đạt 962.000 tấn, tăng
6,9% so với năm 2010. Sản lượng của nước này trong năm 2012 được dự
báo là 1048.000 tấn.
Thái Lan: Xuất khẩu tôm của Thái Lan tăng ít nhất 8% trong năm
2010, do sản lượng tôm của Braxin và Inđônêxia giảm mạnh vì dịch bệnh,
trong lúc lượng tôm cá đánh bắt ở Mỹ thấp hơn dự báo do ảnh hưởng của sự
cố tràn dầu ở Vịnh Mêhicô. Lượng tôm năm 2011 ước tính đạt khoảng
553.200 tấn, tăng 0,8% so với năm trước đó. Tổ chức dự báo lượng tôm của
nước này trong năm kế tiếp là 591.500 tấn.
Năm 2011giá tôm trên thế giới có thể tăng 10% sau thảm họa sóng
thần. Báo Wall Street Journal (Mỹ) ngày 11-1 đăng bài viết nhận định rằng
ngành nuôi tôm của Thái Lan và Ấn Độ, hai nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế

13


giới, bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt sóng thần vừa qua. Nhiều trại ươm
giống và nuôi ấu trùng tôm ở ven biển hai nước này bị phá huỷ hoàn toàn.
Chủ tịch Hiệp hội tôm của Thái Lan Somsak Paneetassayasai cho rằng
phải mất 6 tháng các trại nuôi ấu trùng tôm ở nước này mới có thể hoạt động
bình thường trở lại. Điều đó có nghĩa là sản lượng tôm của Thái Lan và Ấn
Độ sẽ bị giảm sút trong thời gian tới và giá tôm xuất khẩu sẽ tăng.

Theo dự đoán của ông Somsak, giá tôm xuất khẩu sẽ tăng khoảng 10%,
trong khi một chuyên gia khác về tôm cũng cho rằng mức tăng này có thể là 15%.
Giá tôm tăng sẽ tác động mạnh nhất tới thị trường Mỹ, nơi trung bình
mỗi người dân trong năm 2003 tiêu thụ tới 2 kg tôm và cua, trong khi ngành
tôm nội địa của Mỹ đang bị suy yếu nghiêm trọng với lượng cung cấp mỗi
năm vào khoảng 100.000 tấn, chỉ đáp ứng chưa đầy 15% nhu cầu của thị
trường.(Theo FAO)
Hiện nay giá trị xuất khẩu tôm he chân trắng trị giá khoảng 8 USD/kg.
Ngoài ra nhược điểm lớn nhất của tôm he chân trắng là vấn đề dịch bệnh, đặc
biệt là hội chứng Taura. Đây cũng là mối lo ngại của các nước đang nuôi và
các nước có ý định nuôi loài tôm này.
1.2.2. Ở việt nam
Diện tích mặt nước đưa vào trong nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam
năm 2005 dự kiến nuôi là 1 triệu ha, nhưng trong thực tế năm 2003 chúng ta
đã sử dụng được 0,97 triệu ha. Riêng nuôi tôm 46.000 ha, góp phần quan
trọng nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2003 gần 2,3 tỷ USD. Tuy
diện tích tăng rất nhanh nhưng sản lượng và năng suất chưa cao, chưa tương
xứng với tiềm năng của đất nước, chính vì vậy mà nhà nước cần có những
chính sách để phát triển nghề nuôi tôm.
Gần đây được sự cho phép của Bộ Thuỷ sản, một số địa phương ở nước ta
đã du nhập tôm he chân trắng để nuôi thử nghiệm. Những thử nghiệm nuôi tôm

14


he chân trắng tại Quảng Ninh, Phú Yên và Bạc Liêu cũng như việc sản xuất tôm
giống của các công ty như: Công ty TNHH Long Sinh nhập 20 vạn con giống
vào tháng 3/2001, Công ty Duyên Hải Bạc Liêu nhập 1 triệu con giống vào
tháng 4/2001, Công ty Asia Hawaii Phú Yên nhập và sản xuất 90 vạn con giống
vào tháng 7/2002... Tất cả đều cho kết quả bước đầu tương đối khả quan. Tôm

he chân trắng thích nghi cả nước mặn, nước lợ và cả nước ngọt, điều này là triển
vọng cho những vùng không có nước mặn cũng có thể nuôi. Năm 2004 Công ty
Duyên Hải Bạc Liêu mỗi ngày có thể sản xuất được 3 triệu con giống để cung
ứng cho người nuôi, hiện nay chính công ty cũng nuôi gần 1000 ha tôm thương
phẩm với năng suất 3 - 5 tấn/ ha. Tại huyện Hoành Bồ Quảng Ninh, Công ty
Công nghệ Việt Mỹ (American Technology Inc. Vietnam) đã nuôi và đạt năng
suất 8,4 - 11,8 tấn/ ha. Đặc biệt tỉnh Tiền Giang đã thử nghiệm nuôi tôm he chân
trắng trong ao nước ngọt đạt năng suất 1,7 tấn/ ha.
Tổng sản lượng tôm he chân trắng nước ta năm 2002 là 10.000 tấn
(chiếm 6% tổng sản lượng tôm nuôi cả nước) và năm 2003 ước đạt 30.000 tấn
(chiếm khoảng 15% tổng sản lượng tôm nuôi cả nước).
Nhìn chung ở nước ta việc nuôi tôm he chân trắng bước đầu có những
kết quả rất khả quan, góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi và tạo thêm công
ăn việc làm cho người dân. Nếu đàn tôm thương phẩm có chất lượng tốt thì có
thể phát triển nguồn giống bố mẹ ngay tại ao nuôi. Khác với tôm sú, tôm he
chân trắng có thể tận dụng được nguồn thức ăn trong ao nuôi làm giảm được
chi phí sản xuất. Thời gian nuôi ngắn 3 - 3,5 tháng nên hạn chế được rủi ro,
năng suất khá cao có thể đạt từ 6 -7 tấn/ ha. Tuy nhiên tôm he chân trắng
không những mắc những bệnh của tôm sú mà con mắc thêm hội chứng Taura
gây nên dịch bệnh lớn mà còn lây sang các đối tượng tôm khác làm thiệt hại
nghiêm trọng đến sản xuất thuỷ sản và tới môi trường tự nhiên. Bộ Thuỷ sản
cho biết tôm he chân trắng tuy có những ưu điểm như thời gian nuôi ngắn,

15


năng suất tương đương tôm sú nên được các hộ nuôi chấp nhận và đầu tư trên
diện rộng, song như vậy không phải đối tượng này không có những khó khăn
như quy trình sản xuất tôm giống đòi hỏi kỹ thuật sản xuất cao, sức sinh sản
của tôm he chân trắng thấp hơn nhiều so với tôm sú cho nên phải đòi hỏi một

lượng lớn tôm mẹ. Mặc dù được thừa nhận là đối tượng có sức kháng bệnh
cao nhưng trong thực tế tôm nuôi với mật độ cao thì tôm vẫn bị bệnh và chết
hàng loạt do virus Taura gây nên.
Nhìn chung sau khi du nhập vào Việt Nam sự phát triển của nghề nuôi
tôm chân trắng đã được Bộ Thủy sản kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên kể từ
ngày 25/1/2008, tôm chân trắng được phép nuôi tại các ao thâm canh.

16


Bảng 1.2: Sản lượng tôm của Việt Nam trong những năm gần đây

Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

Sản lượng (triệu tấn)
281,800
327,200
354,500
388,400
413,100
302,400
357,700
Nguồn: Tổng Cục thống kê 2011


Qua bảng 1.1 ta thấy được trong những năm gần đây, nghành thuỷ sản
Việt Nam đang có những tiến bộ vượt bậc. Sản lượng năm sau luôn cao hơn
năm trước. Góp phần lớn vào tổng thu nhập quốc doanh của đất nước.
Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu tôm vào 82 thị trường trong đó 10 thị
trường đầu tiên chiếm hơn 80% cả về khối lượng lẫn giá trị gồm Nhật Bản,
Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Trung Quốc, Australia, Canađa, Anh và Bỉ.
Hiện nay Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III là đơn vị duy nhất
được Bộ Thuỷ sản chỉ định nghiên cứu "Áp dụng kỹ thuật sản xuất giống và
cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm he chân trắng". Hy vọng
rằng đề tài này sẽ mở ra những hướng mới cho việc phát triển nuôi tôm he
chân trắng ở nước ta.
1.2.2.1. Tình hình sản xuất tại Bình Thuận
Trong những năm qua đối tượng nuôi chính tại Bình thuận nói chung
và ở xã Phước Thể nói riêng đối tượng nuôi chính vẫn là tôm sú, loài tôm cho
sản lượng và giá trị kinh tế cao, đem lại nhiều lợi nhuận cho chủ nuôi. Tuy
nhiên khoảng 3 năm trở lại đây đối tượng nuôi nay vẫn có nhiều hạn chế do
nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do dịch bệnh và do môi
trường bị ô nhiễm. Dần thay vào đó là tôm thẻ chân trắng, loài tôm có nhiều
17


ưu điểm vượt trội và cho giá trị và sản lượng cao. Dần dần các ao nuôi tôm sú
đã bị thay thế bởi tôm thẻ chân trắng. Loài tôm này có khả năng gây bệnh
virus Taura rất nguy hiểm, chúng có thể lây tràn lan trên một diện tích rộng
lớn và gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Chính vì vậy ở Bình Thuận chỉ
đưa vào nuôi chỉ mang tính chất thử nghiệm và có sự quy hoạch của nhà nước
trước khi đưa vào sản xuất đại trà. Được nuôi ở một số công ty lớn như: Công
ty TNHH Thông Thuận, Công ty Vinashin. Bước đầu đã đạt được sản lượng
cao điển hình ở Công ty TNHH Thông Thuận đã cho sản lượng 22 tấn/ ha và

có thể nuôi 3 vụ/ năm.
1.2.2.2. Vài nét cơ bản về huyện Tuy Phong - Bình Thuận
Do là xã ven biển nên nó mang đầy đủ các tính chất đặc trưng của khí
hậu vùng duyên hải Nam Miền Trung.
Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước với 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Nhiệt độ cao đều, trung bình trong năm là 26 - 27 0C, tổng tích ôn
tương đối lớn 6800 - 99000C/năm; độ ẩm trung bình 75 - 85%; lượng mưa
trung bình 800 - 2000 mm/năm, phân hóa theo mùa và khu vực theo hướng
tăng dần về phía Nam.
Vùng ven biển phía Đông, phạm vi bao gồm toàn huyện Tuy Phong,
Đông Nam huyện Bắc Bình, huyện Hàm Thuận Bắc và Đông Bắc thành phố Phan
Thiết. Đây là vùng chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu ven biển Nam Trung Bộ,
lượng mưa ít, thiếu ẩm và khô hạn nhất tỉnh, đất đai kém dinh dưỡng, thực vật
nghèo nàn, có khoảng 70.000 ha đất cát ven biển khô hạn thiếu nước... nhưng là
vùng dồi dào năng lượng bức xạ, chứa đựng tiềm năng lớn về một vùng chuyên
canh cây trồng và vật nuôi có năng suất cao khi giải quyết được nguồn nước tưới.
(Theo sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Thuận).

18


Chế độ thuỷ triều ở vùng biển Bình Thuận là bán nhật triều không đều.
Hàng tháng có 2 kỳ nước lớn và 2 kỳ nước ròng trong ngày, các ngày này thường
xẩy ra nước triều kém; triều dâng nhanh, thời gian triều dâng không quá 10 giờ,
tốc độ nước dâng 0,2 - 0,25m/h; thời gian triều rút kéo dài 14giờ. Mức triều cao
nhất 1,9m, mức triều thấp nhất là 0,5m. Kỳ triều cường thường xẩy ra vào đầu
hoặc cuối tháng. Cứ 10 - 12 ngày lại có một kỳ sinh con nước. Biên độ triều lớn
nhất là 2,3 - 2,4m.

1.3. Tình hình nghiên cứu về thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Antoine Lavoisier (1743-1794), nhà hoá học lớn người Pháp được xem
như là người có công gây dựng nên ngành khoa học Dinh Dưỡng. Tiếp theo
các nghiên cứu đầu tiên về dinh dưỡng học, quá trình phát triển của ngành này
rất chậm ở thế kỷ 19. Kiến thức về dinh dưỡng được phát triển mạnh vào
khoảng thập niên 1920 khi một vài vitamin đầu tiên được phát hiện ra. Thời
gian đó có rất nhiều khám phá về vai trò của vitamin, các acid amin, acid béo
thiết yếu, các chất khoáng đại lượng và vi lượng, sự trao đổi năng lượng, nhu
cầu dưỡng chất..
Tuy nhiên, dinh dưỡng học thuỷ sản chỉ mới phát triển gần đây. Những
nghiên cứu đầu tiên về nhu cầu dinh dưỡng được thực hiện tại Corlan (Ohio,
Mỹ) vào nhũng năm 40 và bắt đầu từ thập niên 60 các nghiên cứu về dinh
dưỡng thuỷ sản phát triển rất nhanh. Thức ăn nhân tạo thuỷ sản đầu tiên do sự
phối trộn các thành phần nguyên liệu chỉ bắt đầu từ thập niên 50. Cuối thập
niên 50 loại thức ăn viên được dùng phổ biến tại Mỹ và Châu Âu.
Cùng với sự phát triển của nghề nuôi tôm, việc nghiên cứu và sản xuất
các loại thức ăn công nghiệp phục vụ cho nuôi tôm thương phẩm ngày càng
nhận được nhiều sự quan tâm của tác giả trong và ngoài nước. Năm 1985,
Shigueno đã chỉ ra yêu cầu phát triển thức ăn dùng cho nuôi Tôm Thẻ trong

19


×