Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Hành vi phạm tội của Lê Bá Tuấn thuộc trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.23 KB, 5 trang )

Tình huống
Sáng ngày 04/12/2011, Lê Bá Tuấn (sinh năm 1985) gọi một chiếc
taxi do anh Đặng Thanh Toàn lái. Chạy được khoảng 10km thì Tuấn
kêu anh Toàn dừng lại. Khi anh Toàn dừng xe lại, Tuấn dùng gậy đập
vào đầu anh để cướp chiếc xe. Anh Toàn tông cửa xe chạy ra ngoài kêu
cứu. Tuấn ngồi vào ghế của tài xế và lái xe chạy bạt mạng để trốn. Cảnh
sát đã phối hợp với người dân bắt giữ Tuấn. Tuấn phạm tội cướp tài sản
quy định tại khoản 2 Điều 133 BLHS.
Hỏi:
1. Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại
tội phạm đối với tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) (2 điểm)
2. Khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong trường
hợp này là gì? Hãy giải thích. (2,5 điểm)
3. Trường hợp phạm tội của Tuấn thuộc cấu thành tội phạm cơ
bản, cấu thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ?
Tại sao? (2,5 điểm)

1


1. Phân loại tội phạm đối với tội cướp tài sản
Khoản 3 điều 8 Bộ luật hình sự quy định: “tội phạm ít nghiêm trọng là
tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến 3 năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy
hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là
đến 7 năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười
lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gấy nguy hại đặc
biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là
trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Theo đó các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi dấu hiệu về


mặt nội dung chính trị, xã hội và dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý.
Xét về mặt nội dung chính trị xã hội là xét về tính nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm. Nguy hiểm cho xã hội là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt
hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tính nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm có tính khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của nhà làm luật. Tội cướp tài sản theo quy định tại điều 133 Bộ luật hình
sự. “cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không
thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”. Hành vi cướp tài sản gây nguy
hại lớn cho xã hội, có tính chất chiếm đoạt, xâm phạm đến quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ được xác định tại khoản 1 điều 8 BLHS, mà cụ thể
là xâm hại quyền sở hữu tài sản.
Xét về mặt hậu quả pháp lý: điều 133 BLHS quy định:
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có
hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự
được nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm:
a)Có tổ chức;
b)Có tính chất chuyên nghiệp;
c)Tái phạm nguy hiểm;
d)Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ)gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ
lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e)Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai
trăm triệu đồng;
g) gây hậu quả nghiêm trọng.
Ta có thể thấy được mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
cướp tài sản theo khoản 1 điều 133BLHS là đến mười năm tù. Mức cao nhất
2



của khung hình phạt đối với tội cướp tài sản theo khoản 2 điều 133BLHS là
đến 15 năm tù. Như vậy, căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS thì ta xác định
được loại tội của tội cướp tài sản quy định tại khoản 1 và 2 điều 133BLHS
thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng.
Mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội cướp tài sản quy định
tại khoản 3 điều 133BLHS là đến hai mươi năm tù. Mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội cướp tài sản quy định tại khoản 4 điều 133BLHS là tử
hình.
Như vậy, căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS thì ta xác định được loại
tội của tội cướp tài sản quy định tại khoản 3 và 4 điều 133 BLHS là tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.
2. Xác định khách thể và đối tượng tác động.
a, Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm được hiểu là quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ
được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã
được xác định tại khoản 1 điều 8 BLHS bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa.Tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng
vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm
vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trong tình huống trên dựa trên tình tiết của vụ án ta thấy Hành vi của
Tuấn đã xâm phạm tới quan hệ xã hội được nhà nước bảo vệ là quan hệ nhân
thân và quan hệ tài sản và được luật hình sự bảo vệ nói chung là sức khỏe và
tài sản của con người.

Như vậy khách thể trong trường hợp này là quan hệ nhân thân và quan
hệ sở hữu.
b. Đối tượng tác động
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội
phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. bất cứ tội phạm
nào cũng đều tác động làm biến đổi tình trạng của những đối tượng tác động
cụ thể, sự làm biến đổi tình trạng nàylà phương thức gây thiệt hại cho quan
hệ xã hội. Luật hình sự Việt Nam bảo vệ các quan hệ xã hội thông qua việc
đảm bảo tình trạng bình thường cho các bộ phận cấu thành của các quan hệ
xã hội đó.

3


Trong ý trên ta đã xác định được khách thể trong trường hợp này là
quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Quan hệ nhân thân là quan hệ xã hội
mà chỉ có thể bị gây thiệt hại khi có sự biến đổi tình trạng bình thường của
con người, quan hệ sở hữu là quan hệ xã hội mà chỉ có thể bị gây thiệt hại
khi có sự biến đối tình trạng bình thường của tài sản.
Như vậy đối với trường hợp trên đối tượng tác động là con người và
tài sản mà cụ thể là anh Đặng Thanh Toàn và chiếc xe taxi.
3. Hành vi phạm tội của Lê Bá Tuấn thuộc trường hợp cấu thành
tội phạm tăng nặng
CTTP là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại
tội phạm được quy định trong luật hình sự. Dựa theo tính chất và mức độ
nguy hiểm của tội phạm, luật hình sự phân CTTP thành: CTTP cơ bản (là
CTTP chỉ bao gồm những dấu hiệu định tội); CTTP tăng nặng(là CTTP
ngoài dấu hiệu định tội còn chứa những dấu hiệu khác làm tính chất và mức
độ nguy hiểm của tội phạm tăng lên); CTTP giảm nhẹ(là CTTP mà ngoài

dấu hiệu định tội còn chứa những tình tiết làm tính chất và mức độ nguy
hiểm của tội phạm giảm đi). Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự(TNHS) được quy định trong điều 48 BLHS 1999 sử đổi bổ sung năm
2009. Như vậy dấu hiệu bắt buộc để phân loại cấu thành tội phạm cơ bản,
tăng nặng hay giảm nhẹ la các dấu hiệu định khung.
Khoản 1 điều 133 BLHS là CTTP cơ bản vì chỉ bao gồm dấu hiệu
định tội: “người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có
hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống
cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
Ta có thể thấy được hành vi của tuấn trong trường hợp trên ngoài các tình
tiết định tội của tội cướp tài sản thì còn có tình tiết tăng nặng là “sử dụng vũ
khí, phương tiện hoặc thỉ đoạn nguy hiểm” (tuấn dùng gậy đập vào đầu anh
toàn để cướp chiếc xe). Điều này phản ánh mức độ của tính nguy hiểm tăng
lên rõ rệt so với các trường hợp cướp tài sản quy định tại khoản 1 điều 133
BLHS.Những dấu hiệu có thêm trong trường hợp CTTP đối với hành vi của
Tuấn cho phép chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung hình phạt
bình thường (mức cao nhất là đến mười năm tù – theo khoản 1 điều
133BLHS) lên khung tăng nặng (mức cao nhất là đến mười lăm năm tù –
theo khoản 2 điều 133BLHS).
Như vậy ta có thể khẳng định hành vi phạm tội của Tuấn thuộc cấu
thành tội phạm tăng nặng.

4


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
•Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Tập 1
•Bộ Luật hình sự

Từ viết tắt

BLHS
CTTP
TNHS

Bộ luật hình sự
Cấu thành tội phạm
Trách nhiệm hình sự

5



×