Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ tác ĐỘNG của SÓNG VIBA TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN hóa BIODIESEL BẰNG CARBON HOẠT hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.71 KB, 8 trang )

Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV

NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA SÓNG VIBA TRONG QUÁ TRÌNH
CHUYỂN HÓA BIODIESEL BẰNG CARBON HOẠT HÓA
IMPROVEMENT OF MICROWAVE EFFECT ON
BIODIESEL TRANSESTERIFICATION PROCESS BY USING ACTIVATED CARBON
Nguyễn Vũ Lân1a, Hsiao Ming Chien2b
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
2
Trường Đại học Côn Sơn
a
b
;
1

TÓM TẮT
Việc kích hoạt hỗ trợ phản ứng tổng hợp dầu diesel sinh học (biodiesel) bằng sóng viba
đã và đang được sử dụng rộng rãi. Trong nghiên cứu này, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả
tác động của sóng viba, một lượng vừa đủ carbon hoạt hóa được đưa thêm vào hệ phản ứng.
Nhờ sự có mặt của hoạt chất này hệ thống phản ứng hấp thụ sóng viba tốt hơn và hiệu suất
chuyển hóa đạt mức 97,8% chỉ trong khoảng thời gian 120 giây với các điều kiện phản ứng
bao gồm: tỷ lệ rượu methanol: dầu ăn phế thải là 7:1; nồng độ khối xúc tác carbon hoạt hóa là
1,0%; nồng độ khối xúc tác xút NaOH là 1,0%; nhiệt độ hệ phản ứng là 65oC và công suất
sóng viba là 200W. Ngoài ra, trong giải pháp này, việc sử dụng nguồn nguyên liệu ban đầu là
dầu ăn phế thải giúp tạo được giá trị kinh tế đồng thời giảm thiểu được lượng chất thải khó
phân hủy này bị xả ra môi trường, đặc biệt là nguồn nước.
Từ khóa: hiệu ứng kích hoạt viba, tổng hợp biodiesel, carbon hoạt hóa, dầu biodiesel.
ABSTRACT
The use of microwave to assist biodiesel transesterification process has been well
known. In this research, in order to effectively increase the influence of microwave in the
reaction system, an appropriate additional amount of activated carbon was added to system.


The appearance of activated carbon did help raise microwave absorptivity of the whole
reaction system and thus the conversion rate rose up to 97.8% within only 120 seconds in the
following reaction condition: methanol to oil ratio was 7:1; added NaOH concentration was
1.0wt%; added active carbon amount was 1.0wt%; reaction temperature was 65oCand
microwave power was 200W. Besides, the use of waste cooking oil as the input raw material
here would help create economical added-value to and reduce the amount of this waste to be
discarded into environment as usual, especially the water circulation system.
Keywords: microwave irradiation, transesterification, activated carbon, biodiesel.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiên liệu hóa thạch là hữu hạn và được quốc tế dự báo đang trên đà cạn kiệt. Vì vậy,
những nguồn nhiên liệu tái tạo trong đó có dầu diesel sinh học (biodiesel) ngày càng đóng vai
trò thay thế quan trọng. So với dầu mỏ, biodiesel là nhiên liệu sạch với những ưu điểm như:
1) có thể dùng thay thế trong các hệ thống sử dụng dầu mỏ; 2) có thể điều chế tại từng địa
phương và do vậy giảm được chi phí nhập khẩu, vận chuyển từ nước ngoài; 3) không độc hại
và có thể phân hủy sinh học; 4) quá trình phân hủy không tạo ra các thành phần thải không
chứa lưu huỳnh và hợp chất thơm, do đó không gây hiệu ứng nhà kính và độc tố SO x ; 5) giúp
giảm tải nhu cầu nhiên liệu cho xe cộ; 6) đất nông nghiệp bỏ hoang có thể được dùng để trồng
cây làm nguyên liệu sản xuất biodiesel; 7) giúp nâng cao tuổi thọ máy móc; và 8) gia tăng
hiệu quả đốt nhiên liệu nhờ chỉ số Octane cao và dễ bắt lửa [1-3].
666


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
Có nhiều phương pháp điều chế biodiesel khác nhau trong đó phản ứng ester hóa được
sử dụng rộng rãi hơn cả. Đó là phản ứng điều chế ester dưới sự tác động của xúc tác (kiềm
hoặc axit) giữa hợp chất triglyceride và rượu tạo ra biodiesel (ví dụ như các methyl ester của
axit béo) and glycerol. Trong quá trình phản ứng ở môi trường kiềm, tỷ lệ thành phẩm
biodiesel sạch thu được đạt mức cao sau 30 đến 60 phút [4–6] và glycerol là một sản phẩm
phụ [7,8]. Các quy trình sản xuất biodiesel công nghiệp hầu hết dùng chất xúc tác kiềm. Tuy
nhiên, phản ứng phải tiêu thụ một lượng lớn năng lượng thúc đẩy và phải dùng nhiều nước để

rửa sạch thành phẩm, kéo theo sự khó khăn trong việc tái thu hồi sản phẩm phụ glycerol.
Ngoài ra, nồng độ axit béo dư sau phản ứng nếu vượt quá 0.5% sẽ dẫn đến hiện tượng xà
phòng hóa. Trong trường hợp đó, người ta có thể chuyển sang dùng xúc tác có tính axit
[9,10,11]. Khi đó, phản ứng ester hóa tạo ra các FAMEs và gia tăng tỷ lệ thành phẩm
biodiesel. Tuy nhiên, phản ứng cần thời gian rất dài (từ 48 đến 96 giờ) ngay cả khi tỷ lê mol
methanol: dầu ở mức cao từ 30:1 đến 150:1 với nồng độ acid cao [12–14]. Để rút ngắn đáng
kể thời gian phản ứng, người ta có thể dùng đến phương pháp điều chế 2 giai đoạn [15].
Sóng viba giúp hoạt hóa những phân tử và ion trong hợp chất phản ứng bao gồm dầu ăn,
xút và rượu methanol. Các phân tử bị phân cực và tương tác với các ion khiến chúng giao
động mạnh mẽ và giúp phản ứng diễn ra dễ dàng hơn trong thời gian ngắn. Khi phản ứng
được tiến hành dưới tác động của sóng viba, quá trình chuyển hóa tổng hợp biodiesel cho ra
nhiều thành phẩm hơn với mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn [16-20]. Theo Hsiao et.al [18],
việc kết hợp trộn đều hệ phản ứng bằng sóng siêu âm trong vòng 1 phút trước khi đưa vào
môi trường sóng viba trong 2 phút tiếp theo sẽ giúp gia tăng đáng kể tỷ lệ thành phẩm.Những
vật liệu tương tác với sóng viba tạo ra nhiệt được gọi là vật liệu hấp thụ sóng viba [21]. Than
chì và đặc biệt là than chì hoạt hóa có thể phản xạ mạnh với sóng viba và tạo ra hiệu quả tác
động của vi sóng trong môi trường phản ứng cao hơn [22].
Trong các nghiên cứu trước đây, các tham số như tỷ lệ methanol/dầu [6,8,23–27,29],
nồng độ xúc tác [6,8,23,24,26,28,29], nhiệt độ phản ứng [6,8,23,24,26,28,29] và thời gian
phản ứng [6,8,29] là các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu suất phản ứng điều chế biodiesel.
Do đó, các thông số này cũng sẽ được kiểm nghiệm và đánh giá trong nghiên cứu này.
2. NGUYÊN LIỆU VÀ TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
Mẫu dầu ăn phế thải được lấy từ các nhà hàng ăn có các chỉ số axit, chỉ số xà phòng
[KOH mg/g] và khối lượng mol [g] lần lượt là 0.67, 208.91 và 805.75. Xút có độ tinh khiết
99% và rượu methanol có độ tinh khiết 99.8%. Máy tạo vi sóng là loại Milestone ETHOS 900
có tần số 2.45GHz với công suất đầu ra từ 0 đến 900W. Một hệ khống chế ổn định nhiệt độ và
định thời gian để thiết lập chính xác nhiệt độ và thời gian phản ứng. Máy phân tích phổ Perkin
Elmer GC Clarus được dùng để phân tích thành phẩm thu được sau phản ứng.
Bình phản ứng dạng cầu có dung tích 250ml được giữ ở áp suất khí quyển chứa 100g dầu
ăn phế thải, rượu methanol, xúc tác NaOH, carbon hoạt hóa ở tỷ lệ thích hợp. Toàn bộ hệ phản

ứng được khuấy đều bằng máy khuấy từ trường với tốc độ 350 vòng/phút sau đó được đặt trong
lò sóng viba. Lần lượt thực hiện phản ứng với các mức độ dài thời gian phản ứng lần lượt là 30,
60, 90, 120 và 150 giây; các mức tỷ lệ methanol: dầu 5:1, 6:1, 7:1, 8:1 và9:1; các mức nồng độ
khối xúc tác NaOH lần lượt là 0,5, 1,0, 1,5, 2,0 và 2,5%; các mức nồng độ khối carbon hoạt hóa
lần lượt là 0,5, 1,0, 1,5, 2,0 và 2,5%; các mức công suất sóng viba lần lượt là50, 100, 200, 300,
400, 500, 600 và 700W; và các mực nhiệt độ phản ứng lần lượt là 50, 55, 60, 65 và 70oC. Sau
mỗi phản ứng, thành phẩm biodiesel FAMEs được lắng đọng, rửa sạch bằng nước ít nhất 3 lần
trước khi sấy khô ở nhiệt độ 105±3 oC. Lấy 0,5g mẫu thành phẩm phân tích bằng máy phổ Perkin
Elmer GC Clarus 600. Hiệu suất chuyển hóa η(%) được tính theo tỷ lệ tổng diện tích phổ (A o )
các thành phẩm trên tổng diện tích phổ nguyên liệu trước phản ứng (A i ) như ở phương trình (1).

η (%) =

Ao
× 100(%)
A1
667

(1)


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH
Xuất phát từ điều kiện thí nghiệm ban đầu gồm: tỷ lệ methanol so với dầu ăn phế thải là
7:1; nồng độ khối xút xúc tác là 1,0%; nồng độ khối carbon hoạt hóa là 1,0%; công suất sóng
viba là 600W; nhiệt độ phản ứng là 65oC và thời gian phản ứng 120 giây, để đánh giá tác động
của từng thông số lên hiệu suất chuyển hóa, tác giả thay đổi thông số tương ứng đó trong giải
giá trị khảo sát trong khi duy trì các thông số còn lại. Hình 1 là kết quả thực nghiệm phản ánh
ảnh hưởng của tỷ lệ mol methanol: dầu lên hiệu suất chuyển hóa biodiesel. Ở các tỷ lệ thấp
hơn 7:1 (như 5:1 và 6:1), hiệu suất chuyển hóa sau 120 giây phản ứng gần như tỷ lệ tuyến tính

với mức tăng của tỷ lệ methanol: dầu và đạt tối đa là 88.93%. Trong khi đó, ở mức tỷ lệ cao
hơn 7:1 (như 8:1 và 9:1), hiệu suất lại có xu hướng giảm thấp hơn giá trị cực đại kể trên do
lượng methanol dư thừa trong hệ phản ứng đã vô tình cản trở sự tiếp xúc giữa dầu và chất xúc
tác. Như vậy tỷ lệ methanol: dầu phù hợp nhất nên là 7:1.

Hình 1. Tác động của tỷ lệ methanol : dầu lên hiệu suất chuyển hóa
Để đánh giá tác động của lượng phụ gia carbon hoạt hóa lên hiệu suất quá trình chuyển
hóa, hỗn hợp phản ứng với tỷ lệ methanol: dầu ở mức 7:1 được thí nghiệm với các điều kiện
phản ứng kể trên, ngoại trừ nồng độ khối carbon biến thiên từ 0,5% đến 2,5%. Đồ thị kết quả
ở Hình 2 cho thấy hiệu suất chuyển đổi có sự tăng giảm ở hai phía và đạt cực đại duy nhất ở
nồng độ 1,0%. Như vậy, carbon hoạt hóa thực sự đem lại hiệu quả hấp thụ năng lượng sóng
viba của hệ phản ứng. Nhìn chung sự tăng hiệu quả hấp thụ này tỷ lệ thuận với lượng than
hoạt hóa được thêm vào. Tuy nhiên, nếu lượng than hoạt hóa được đưa vào quá nhiều thì mức
tăng không những không tăng thêm mà giảm xuống bởi lúc này chính thành phần phụ gia này
choán quá nhiều chỗ trong hệ phản ứng và gây cản trợ sự tiếp xúc giữa các hợp chất phản ứng
trong hệ. Do vậy, nồng độ thành phần than hoạt hóa tốt nhất nên được đưa thêm vào là 1,0%
khối lượng và được duy trì ở mức này trong tất cả các thí nghiệm khảo sát tác động của các
tham số khác lên hệ phản ứng.
Kết quả tương tự cũng được thể hiện trong kết quả của các thí nghiệm trong đó chỉ có
thông số về lượng chất xúc tác NaOH thay đổi (Hình 3). Hiệu suất chuyển hóa biodiesel cũng
đạt cực đại duy nhất tại giá trị nồng độ xút xúc tác khoảng 1,0% khối lượng và giảm về hai
phía xung quanh giá trị này khi ta tăng hay giảm mật độ NaOH trong hệ phản ứng. Khi nồng
độ nhỏ hơn 1,0%, lượng xúc tác chưa đủ để phát huy hết khả năng tương tác và kết nối các
hợp chất phản ứng trong hệ và do đó phản ứng đòi hỏi thời gian diễn ra lâu hơn. Trong khi đó,
nếu lượng xúc tác quá dư thừa sẽ dẫn đến việc phát sinh phản ứng xà phòng hóa, biến hệ phản
ứng thành dạng huyền phù, gây khó khăn, cản trở sự di chuyển và tương tác trực tiếp của các
hợp chất trong hệ. Không những thế, lượng nước dùng để rửa sạch thành phẩm lẫn trong
668



Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
huyền phù cũng bị tăng đáng kể, kéo theo chi phí điều chế tăng cao. Vì vậy, nồng độ khối xút
xúc tác 1,0% là giá trị phù hợp hơn cả.

Hình 2. Tác động của lượng phụ gia carbon hoạt hóa lên hiệu suất chuyển hóa

Hình 3. Tác động của nồng độ xúc tác NaOH lên hiệu suất chuyển hóa

Hình 4. Tác động của nhiệt độ phản ứng lên hiệu suất chuyển hóa
669


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV

Hình 5. Tác động của công suất sóng viba lên hiệu suất chuyển hóa

Hình 6. So sánh tác động của sóng viba lên hiệu suất chuyển hóa khi có và không có
carbon hoạt hóa

Hình 7. Tác động của thời gian phản ứng lên hiệu suất chuyển hóa
670


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
Thông thường ở nhiệt độ càng cao các hợp chất phản ứng càng trở nên hoạt động hơn.
Tuy nhiên, nhiệt độ chuyển đổi pha của hợp chất phản ứng là một giá trị ngưỡng quan trọng
ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng. Khi thực nghiệm với các giá trị nhiệt độ phản ứng từ 50oC
đến 70oC, hiệu suất phản ứng đạt cực đại 97,8% ở chính giá trị nhiệt độ chuyển pha của rượu
methanol (65oC). Nguyên nhân là do ở nhiệt độ tới hạn này, methanol vừa đủ sôi ở dạng lỏng
và bắt đầu sủi tăm ở dạng khí. Quá trình này khiến hệ phản ứng được khuấy động mạnh hơn

khi methanol chỉ ở dạng lỏng (dưới 65oC) và kích thích phản ứng hóa học diễn ra nhanh hơn,
hiệu suất cao hơn. Nhưng nếu nhiệt độ tăng cao hơn ngưỡng này, thì methanol sẽ chuyển sang
dạng hơi, sủi bọt và thoát ra ngoài quá nhanh sẽ dẫn đến sự suy giảm tương tác với dầu ăn phế
thải và vì vậy hiệu suất bị giảm. Đồ thị kết quả ở Hình 4 chứng minh cho nhận định này. Như
vậy nhiệt độ phản ứng tốt nhất là 65oC.
Giá trị công suất viba tối ưu được xác định thông qua chuỗi kết quả thí nghiệm ở các
mức công suất biến thiên từ 50W đến 700W với tỷ lệ methanol: dầu, mật độ than hoạt hóa,
nhiệt độ phản ứng tối đa và nồng độ khối xút xúc tác được giữ ở các giá trị tối ưu như đã xác
định ở trên. Sau khoảng thời gian 120 giây, mẫu thành phẩm được mang đi xác định và nhận
được các kết quả tương ứng thể hiện trên Hình 5. Giá trị hiệu suất chuyển hóa cực đại đạt
được là 97,8% ứng với công suất viba ở mức 200W. Nguyên nhân là do nếu công suất viba
quá lớn (trên 200W) thì hệ phản ứng tăng từ nhiệt độ phòng lên 65oC quá nhanh. Cần lưu ý
rằng, để giữ nhiệt độ hệ phản ứng ở mức tối đa 65oC thì thiết bị phát sóng viba sẽ ngừng hoạt
động ngay khi hệ phản ứng đạt đến mức nhiệt độ này. Vì vậy nếu thời gian đạt được nhiệt độ
này càng ngắn thì thời gian tác động càng ngắn và do đó ý nghĩa kích hoạt phản ứng của sóng
viba bị rút ngắn và suy giảm so với dự kiến. Vậy giá trị công suất viba chỉ cần ở mức 200W là
phù hợp.
Kết quả so sánh sự chênh lệch về giá trị hiệu suất chuyển hóa khi có và không có mặt
than hoạt hóa ở các mức công suất viba khác nhau được thể hiện ở Hình 6. Xu thế chung là
khi có than hoạt hóa thì hiệu suất phản ứng được nâng lên do hệ phản ứng hấp thụ sóng viba
tốt hơn. Tuy nhiên, mức độ tăng sẽ không đáng kể khi công suất viba càng cao. Điều này được
lý giải là do khi áp công suất viba cao vào hệ thống (600W) thì nhiệt độ hệ tăng lên mức 65oC
quá nhanh (sóng viba ngay lập tức bị tắt khi đã đạt đến nhiệt độ này), kéo theo hậu quả như đã
mô tả ở Hình 5. Một khi sóng viba đã bị loại bỏ thì việc có hay không có mặt than hoạt hóa
không còn ý nghĩa tích cực cho hệ phản ứng nữa. Do vậy, hiệu suất phản ứng gần bằng nhau.
Ngược lại, ở mức công suất 200W, sự khác biệt này được ghi nhận lên đến 18,33% khi dùng
carbon hoạt hóa. Như vậy, việc đưa carbon hoạt hóa vào hệ phản ứng vừa giúp giảm được
mức công suất cần thiết của sóng viba, vừa tăng đáng kể nhất hiệu suất của phản ứng.
Độ dài của thời gian phản ứng cũng được chứng minh là có một giá trị ngưỡng phù hợp
nhất. Khi tiến hành phản ứng tổng hợp với các thông số tối ưu kể trên, hiệu suất đạt được giá

trị tối đa sau 120 giây. Tiếp tục kéo dài thời gian phản ứng thì hiệu suất không những không
tăng mà giảm do tính chất thuận nghịch của phản ứng tổng hợp (Hình 7).
4. KẾT LUẬN
Những kết quả phân tích cho thấy bằng việc kết hợp sử dụng sóng viba và than hoạt hóa
để kích thích phản ứng, tỷ lệ biodiesel thành phẩm tăng cao mà không đòi hỏi tiêu tốn nhiều
năng lượng. Trong khi đó, nếu chỉ sử dụng sóng viba mà không có carbon hoạt hóa thì mức
công suất tiêu thụ cho sóng viba sẽ cao hơn nhiều. Như vậy, cách kết hợp này giúp tiết kiệm
năng lượng trong quá trình điều chế biodiesel. Đồng thời phản ứng tổng hợp biodiesel dưới
tác động kết hợp này sẽ có hiệu suất lên tới 97,8%, cao hơn so với hiệu suất của phương pháp
tổng hợp thông thường. Điều kiện phản ứng tối ưu được xác định là: tỷ lệ mol methanol: dầu
ăn là 7:1; nồng độ khối xút xúc tác là 1,0%; nồng độ khối carbon hoạt hóa là 1,0%; công suất
sóng viba là 200W; nhiệt độ phản ứng là 65oC và thời gian phản ứng 120 giây.

671


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lopez DE, Goodwin JG,Bruce DA., Transesterification of triacetin with methanol on
solid acid and base catalysts. Applied Catalysis A: General 2005; 295: 97-105.
[2] Vicente G, Martınez M, Aracil J., Integrated biodiesel production: a comparison of
different homogeneous catalysts systems. Bioresource Technology 2004; 92: 297-305.
[3] Y. Zhang, M. A. Dube, D. D. McLean, and M. Kates, “Biodiesel Production from Waste
Cooking Oil: 1. Process Design and Technological Assessment,”Bioresource Technology,
2003, 89: 1–16.
[4] Vicente G, Martınez M, Aracil J. Integrated biodiesel production: a comparison of
different homogeneous catalysts systems. Bioresource Technology 2004; 92: 297-305.
[5] Ghadge SV, Raheman H., Process optimization for biodiesel production from mahua
(Madhuca indica) oil using response surface methodology. Bioresouce Technology 2006;
97: 379-384.

[6] Wang Y, Ou S, Liu P, Xue F, Tang S., Comparison of two different processes to synthesize
biodiesel by waste cooking oil. Journal of Molecular Catalysis A: Chemical 2006; 252:
107-112.
[7] Zhang Y, Dube MA, McLean DD, Kates M., Biodiesel production from waste cooking
oil: 1. process design and technological assessment. Bioresource Technology 2003; 89:
1-16.
[8] Bournay L, Casanave D, Delfort B, Hillion G, Chodorge JA. New heterogeneous process
for biodiesel production: a way to improve the quality and the value of the crude glycerin
produced by biodiesel plants. Catalysis Today 2005; 106: 190-192.
[9] Singh AK, Fernando SD, Hernandez R., Base-catalyzed fast transesterification of
soybean oil using ultrasonication. Energy & Fuel 2007; 21: 1161-1164.
[10] Reis SCM, Lachter ER, Nascimento RSV, Rodrigues JrJA, Reid MG. Transesterification
of Brazilian vegetable oils with methanol over ion-exchange resins. Journal of the
American Oil Chemists' Society 2005; 82: 661-665.
[11] Lotero E, Liu T, Lopez DE, Suwannakarn K, Bruce DA, Goodwin JrJG., Synthesis of
biodiesel via acid catalysis. Industrial & Engineering Chemistry Research 2005; 44:
5353-5363.
[12] Vicente G, Martınez M, Aracil J., Integrated biodiesel production: a comparison of
different homogeneous catalysts systems. Bioresource Technology 2004; 92:297-305.
[13] Marinkovic SS and Tomasevic A. Transesterification of sunflower oil in situ. Fuel 1998;
12: 1389-1391.
[14] Xie W, Huang X, Li H., Soybean oil methyl esters preparation using NaX zeolites loaded
with KOH as a heterogeneous catalyst. Bioresource Technology 2007; 98: 936-939.
[15] Wang Y, Ou S, Liu P, Xue F, Tang S., Comparison of two different processes to synthesize
biodiesel by waste cooking oil. Journal of Molecular Catalysis A: Chemical 2006; 252:
107-112.
[16] N. Azcan, and A. Danisman, “Alkali Catalyzed Transesterification of Cottonseed Oil by
Microwave Irradiation,” Fuel, 2007, 86: 2639–2644.
[17] J. Hernando, P. Leton, M. P. Matia, J. L. Novella, and J. Alvarez-Builla, “Biodiesel and
FAME Synthesis Assisted by Microwaves: Homogeneous Batch and Flow Processes,”

Fuel, 2007, 86: 1641–1644.
672


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
[18] Hsiao, M. C., Lin, C. C., Chang, Y. H., Chen, L. C. (2010), “Ultrasonic mixing and closed
microwave irradiation-assisted transesterification of soybean oil”, Fuel, 89, 3618–3622.
[19] Leadbeater, N. E., Stencel, L. M. (2006), “Fast, Easy Preparation of Biodiesel Using
Microwave Heating”, Energy Fuels, 20, 2281-2283.
[20] Hsiao, M.C., Lin, C.C., Chang, Y.H., 2011. Microwave irradiation-assisted
transesterificationof soybean oil to biodiesel catalyzed by nanopowder calcium oxide.
Fuel. 90, 1963-1967.
[21] A. Zlotorzynski, The application of microwave radiation to analytical andenvironmental
chemistry, Crit. Rev. Anal. Chem. 25 (1995) 43–76.
[22] J.A. Menéndez, A. Arenillas, B. Fidalgo, Y. Fernández, L. Zubizarreta, E.G. Calvo, J.M.,
Bermúdez Microwave heating processes involving carbon materials Fuel Processing,
Technology 91 (2010) 1–8
[23] Hanh HD, Dong NT, Okitsu K, Nishmura R, Maeda Y. Biodiesel production through
transesterification of triolein with various alcohols in an ultrasonic field. Renewable
Energy 2009;34 (3): 766-768.
[24] Colucci JA, Borrero EE, Alape F., Biodiesel from an alkaline transesterification reaction
of soybean oil using ultrasonic mixing, Journal of the American Oil Chemists’ Society
2005; 82: 525-530.
[25] Barnard TM, Leadbeater NE, Boucher MB, Stencel LM, Wilhite BA. Continuous-flow
preparation of biodiesel using microwave heating. Energy & Fuel 2007; 21: 1777-1781.
[26] Hanh HD, Dong NT, Starvarache C, Okitsu K, Maeda Y, Nishimura R., Methanolysis of
triolein by low frequency ultrasonic irradiation. Energy Conversion and Management
2008; 49: 276-280.
[27] Tan KT, Lee KT., Production of FAME by palm oil transesterification via supercritical
methanol technology.,Biomass Bioenergy 2009; 33: 1096-1099.

[28] Koc AB., Ultrasonic monitoring of glycerol settling during transesterification of soybean
oil, Bioresource Technology 2009; 100: 19-24.
[29] Satyanarayana M, Muraleedharan C., A comparative study of vegetable oil methyl esters
(biodiesels). Energy 2011; 36: 2129-2137.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
1.

Nguyễn Vũ Lân
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Email:
Tel: +84 913522142

2.

Hsiao Ming Chien
Trường Đại học Côn Sơn
Email:
Tel: +886 62051203

673



×