Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Nâng cao hiệu quả NK hàng hóa tại Cty TNHH sản xuất và TM Viễn Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.73 KB, 78 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Đề tài:
Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách
nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại
Viễn Đông
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN THƯỜNG LẠNG
Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ HỒNG KHÁNH
Lớp : KINH TẾ QUỐC TẾ B
Khóa : 48
Hà Nội, 05/2010
LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo khoa
Thương mại và kinh tế quốc tế đã trang bị kiến thức cho em trong
suốt quá trình học tập. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới
thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, người đã tận tình hướng dẫn
em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề thực tập cuối khóa này.
Em cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty trách
nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông, những người đã
giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập tại Công ty.
Hà Nội, ngày 05/05/2010
Sinh viên
Lê Thị Hồng Khánh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Thị Hồng Khánh , sinh viên lớp Kinh tế quốc tế 48B, khoa
Thương mại và kinh tế quốc tế. Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập cuối
khóa được thực hiện với sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự


hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng và sự giúp đỡ của các anh
trong công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông. Tôi xin cam đoan
các số liệu trong chuyên đề là trung thực. Tôi không sao chép các bài luận văn
tốt nghiệp của khóa trước. Nếu vi phạm lời cam đoan trên, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm với nhà trường và khoa Thương mại và kinh tế quốc tế.
Sinh viên
Lê Thị Hồng Khánh
MỤC LỤC
2.1 Chính sách quản lý nhập khẩu cuả Nhà nước đối với công ty Viễn Đông ........................................................... 16
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2 APEC Asia-Pacific Economic Co-operation Tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á Thái Bình Dương
3 CP Chi phí
4 CPNK Chi phí nhập khẩu
5 CPKDNK Chi phí kinh doanh nhập khẩu
6 DT Doanh thu
7 EC European Commission Ủy ban châu Âu
8 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
9 KDNK Kinh doanh nhập khẩu
10 NK Nhập khẩu
11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
11 VLĐBQ Vôn lưu động bình quân
12 VNĐ Việt Nam đồng
13 XNK Xuất nhập khẩu
14 USD

United States of Dollar
Đô la Mỹ
15 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giớ
i
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
Hình
Trang
Hình 1.1
Bộ máy tổ chức của công ty TNHH sản xuất
và thương mại Viễn Đông
6
Hình 1.2
Biểu đồ thu nhập bình quân của người lao động năm
2006-2009
8
Hình 2.1
Quy trình kinh doanh nhập khẩu
20
Hình 2.2 Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2006-2009
23
Hình 2.3
Biểu đồ cơ cấu kim ngạch NK theo từng thị thị trường năm
2009
25
Hình 2.4
Biểu đồ tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh nhập khẩu
qua các năm 2007- 2009
26
Hình 2.5 Biểu đồ kết quả KDNK hàng hóa của công ty các năm 2006- 2009
28

Hình 3.1
Phòng Marketing trong tương lai
42
Bảng
Bảng 1.1 Thu nhập bình quân của người lao động năm 2006-2009
8
Bảng 2.1
Kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2006-2009
22
Bảng 2.2
Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị thị trường năm
2009
24
Bảng 2.3
Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh nhập khẩu qua các
năm 2007- 2009
25
Bảng 2.4
Bảng kết quả KDNK hàng hóa của công ty các năm 2006-
2009
27
Bảng 2.5
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí các năm 2006 -2009
29
Bảng 2.6 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu các năm 2006 -2009 30
Bảng 2.7 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 31
Bảng 3.1 Kim ngạch nhập khẩu của công ty các năm 2006-2009
38
Bảng 3.2 Dự báo kim ngạch nhập khẩu của công ty từ năm 2010 – 2015
39


Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu
Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa đời sống kinh tế
thế giới của thế kỷ 21, mỗi quốc gia tồn tại và phát triển ổn định
không thể tách rời hoạt động thương mại quốc tế. Giữa các quốc gia sự
trao đổi của thương mại quốc tế thông qua hành vi mua bán hay là
hành vi kinh doanh xuất nhập khẩu; hành vi mua bán này phản ánh
mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Thương
mại quốc tế mang tính chất sống còn cho mỗi quốc gia vì nó mở rộng
khả năng tiêu dùng của một nước; phát huy được lợi thế so sánh của
một quốc gia so với các nước khác. Thương mại quốc tế tạo tiền đề
cho quá trình phân công lao động xã hội một cách hợp lý và tạo nên sự
chuyên môn hoá trong nền sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả của nhiều
ngành.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến
khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập
khẩu. Song song với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu,
hoạt động nhập khẩu cũng được xác định có vai trò hết sức quan trọng
được Đảng và Nhà nước quan tâm, hướng mục tiêu phục vụ cho sự
phát triển thị trường nội địa, cho sự nghiệp công nghiệp hóa; hiện đại
hóa đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Lĩnh
vực kinh doanh hàng hóa nhập khẩu đã làm thay đổi cơ cấu vật chất
sản phẩm và làm thay đổi lượng hàng hoá lưu thông trong một quốc
gia.
Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông
là một công ty tư nhân mới thành lập, hoạt động trong lĩnh vực kinh
1

Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
doanh nhập khẩu. Trong thời gian qua, công ty đã phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các công ty quốc doanh hay
công ty liên doanh với nước ngoài cùng hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh nhập khẩu hàng hóa với số vốn lớn và nguồn tài trợ từ bên
ngoài.
Trong thời gian thực tập,em đã cố gắng tìm hiểu thực trạng hiệu
quả nhập khẩu của công ty. Mặc dù, những năm qua công ty đã không
ngừng vươn lên để hoạt động có hiệu quả, tạo được chỗ đứng trên thị
trường trong nước và trở thành bạn hàng tin cậy với các đối tác nước
ngoài nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại khiến công ty vẫn
không đạt được hiệu quả cao trong hoạt động nhập khẩu của mình.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng
hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn
Đông”
2. Mục đích
Chuyên đề đánh giá hiệu quả nhập khẩu, từ đó đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công ty
trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách
nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu hiệu quả nhập khẩu hàng hóa của công ty
trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông từ năm 2006
đến năm 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
2
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh

Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong quá trinh xây dựng đề tài
này là: phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh.
Số liệu dựa trên những báo cáo của công ty về tình hình hoạt
động kinh doanh trong các năm gần đây.
5. Kết cấu đề tài
Nội dung của đề tài ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục chuyên đề được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất
và thương mại Viễn Đông
- Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu
quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại
Viễn Đông
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông.
3
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
Chương 1: Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu
hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty
Khi nền kinh tế mở cửa và nhận thức của người dân cũng được
nâng cao. Nếu như trước đây việc tiêu dùng sản phẩm của người dân
chỉ dừng lại ở chỗ đáp ứng được nhu cầu của mình là đủ, những sản
phẩm giá rẻ, chất lượng thấp , thì ngày này việc chọn mua một sản
phẩm lại có rất nhiều tiêu chí như chất lượng, kiểu cách, mầu sắc, giá
cả...Với lý do muốn mang đến cho người tiêu dùng trong nước có thêm
sự lựa chọn trong việc mua sắm, Công ty TNHH sản xuất và thương
mại Viễn Đông đã ra đời với phương châm là đem lại cho khách hàng
những lựa chọn tốt nhất.
Công ty được thành lập chính thức theo giấy phép kinh doanh số
0102029909 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Theo

giấy phép kinh doanh thì công ty có những đặc điểm sau:
Tên giao dịch: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông
Tên giao dịch quốc tế: FAR EAST co.,ltd
Trụ sở giao dịch chính: N2B, Hoàng Minh Giám, Thanh Xuân,
Hà Nội
Địa chỉ email:
Vốn điều lệ: 1.200.000.000 VND, trong đó:
+Tài sản lưu động: 1.200.000.000 VNĐ
+ Tài sản cố định: 80.000.000 VNĐ
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
1.2.1 Chức năng của công ty
4
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
- Là trung gian kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng;là
một mắt xích quan trọng trong mạng lưới phân phối nên công ty còn
có chức năng giao tiếp - phối thuộc giữa công ty với các nhà cung cấp
và các bạn hàng của mình; từ đó liên kết giữa các bên trong quá trình
mua và bán, tư vấn cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.
- Được tự kinh doanh; tìm kiếm bạn hàng; tự hạch toán kinh
doanh và đảm bảo kinh doanh có lãi.
- Phải tạo lập tốt các mối quan hệ hợp tác kinh doanh làm ăn lâu
dài, đảm bảo tăng trưởng vốn và cải thiện đời sống cho cán bộ công
nhân viên.
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch kinh doanh
trong đó có kế hoạch nhập khẩu theo đúng chức năng mà mình đã đăng
ký.
- Tự tạo nguồn vốn để đảm bảo tự trang trải về mặt tài chính,
bảo toàn vốn, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế và nhập khẩu
của đất nước, quản lý và sử dụng theo đúng chế độ và có hiệu quả các

nguồn vốn đó.
- Tiếp cận thị trường trong nước, nghiên cứu về nhu cầu của thị
trường, tìm kiếm các nguồn hàng mới, mẫu mã mới để tăng năng lực
canh tranh cho hàng hóa và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong
nước
- Tìm mọi biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa,
tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
- Tuân thủ các chế độ, chính sách, luật pháp quy định liên quan
đến hoạt động của Công ty.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng ngoại thương.
5
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
- Tuân thủ sự quản ký của cấp trên thực hiện đúng nghĩa vụ với
cơ quan cấp trên với nhà nước.
- Không ngừng cải thiện điều kiện lao động nhằm nâng cao năng
suất lao động từ đó nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và
có hiệu quả kinh tế.
1.3 Bộ máy tổ chức
 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban là:
 Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ
hoạt động của công ty, đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi
của cán bộ nhân viên công ty theo quy định. Giám đốc là người chịu
phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo các công việc sau:
+ Tổ chức nhân sự, sử dụng các quỹ công ty
+ Định hướng kinh doanh và quyết định các chủ trương lớn về
phát triển kinh doanh trong và ngoài nước.
+ Quản lý xây dựng cơ bản và đổi mới điều kiện làm việc, điều
kiên kinh doanh.
+ Ký kết hợp đồng kinh tế
+ Ký duyệt phiếu thu chi, thanh toán theo định kỳ

Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của công ty TNHH sản xuất và thương mại
Viễn Đông

Nguồn tác giả tự tổng hợp
6
Giám đốc
Phòng
kế toán
Phòng
kinh
doanh
Bộ
phận
văn
phòng
Kho và
phòng
mẫu
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
 Phòng kế toán 2 nhân viên: giúp đỡ giám đốc công ty quản lý sử
dụng vốn, xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng
năm, hàng quý.
 Phòng kinh doanh 7 nhân viên: có chức năng giúp giám đốc từ
chuẩn bị đến triển khai các hợp đồng kinh tế, khai thác nguồn hàng
gắn với địa điểm tiêu thụ.
+Tổ chức công tác tiếp thị Marketing quảng cáo.
+ Phát triển mạng lưới bán hàng của công ty.
+ Triển khia công tác kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.
+ Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để giúp ban giám đốc đưa
ra những quyết định kinh doanh đúng đắn

+ Tổ chức khai thác nguồn hàn nhằm tìm kiếm nguồn hàng tốt
nhất, phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất
 Bộ phận văn phòng 2 nhân viên: tổ chức mua sắm phương tiện
làm việc, văn phòng phẩm phục vụ cho quá trình làm việc của các
phòng ban
+ Tồng hợp truyền đạt các quyết định của giám đốc cho các
phòng ban
+ Chuẩn bị thông báo các cuộc họp cho các bộ phận trong công ty
+ Chuẩn bị tiếp đón khách
 Kho và phòng mẫu 3 nhân viên:
+ Kho: cất trữ hàng hóa và sản phẩm của công ty
+ Phong mẫu: trưng bày hàng hóa
 Bộ phận vận chuyển 2 nhân viên: giao hàng đến cho khách hàng
1.4 Thu nhập của người lao động
7
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
Công ty làm ăn có hiệu quả thì thu nhập của người lao động mới
được ổn định và đảm bảo. Đời sống vật chất và tinh thần của người lao
động mới được đáp ứng đầy đủ.
Bảng 1.1 : Thu nhập bình quân của người lao động năm 2006-2009
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Thu nhập BQ

của người

VNĐ 2.745.783 3.407.546 3.612.453 3.845.367
Nguồn báo cáo kế toán
Qua bảng số liệu trên nhìn chung đây là mức lương khá cao so với
các đơn vị trong cùng ngành. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009
đã là 3.845.367 VNĐ
Hình 1.2: Biểu đồ thu nhập bình quân của người lao động năm
2006-2009
Đơn vị : VNĐ
Nguồn báo cáo kế toán
Với mức thu nhập này đảm bảo cho công nhân viên của Công ty có
đời sống ổn định, tạo niềm tin và thúc đẩy sự nhiệt tình trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực khác. Ngoài ra trong thu
8
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty còn có các khoản trợ
cấp, tiền thưởng theo % theo doanh số. Chẳng hạn như nhân viên kinh
doanh ngoài mức lương chính còn được nhận các khoản trợ cấp xăng
xe, tiền điện thoại tạo điều kiện nâng cao năng suất làm việc cho cán
bộ kinh doanh, tiền thưởng theo doanh số từ các hợp đồng kinh doanh
mà mỗi cán bộ kinh doanh có được.
Ngoài ra, Công ty còn tổ chức cho cán bộ công nhân viên trong
Công ty các cuộc tham quan, du lịch, nghỉ mát nhằm tạo động lực cho
họ làm việc hiệu quả hơn.
1.5 Môi trường kinh doanh của công ty
Môi trường kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương
mại Viễn Đông bao gồm môi trường kinh doanh quốc tế và môi trường
kinh doanh trong nước.
1.5.1 Môi trường kinh doanh quốc tế

Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế
trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta lần lượt tham gia vào các khu
vực kinh tế như ASEAN, APEC. Điều này tạo ra cơ hội cho người tiêu
dùng trong nước có thêm nhiều sự lựa chọn. Việt Nam gia nhập WTO
đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, các sản phẩm của
Công ty đã và đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong
nước do sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh cũng kinh doanh mặt
hàng giống như công ty. Các sản phẩm của Công ty phải chịu sự cạnh
tranh cả về chất lượng và giá cả, bên cạnh đó các sản phẩm của công ty
cũng phải chịu sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường do có
nhiều mặt hàng được nhập lậu, hàng giả, hàng nhái....gây ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động kinh doanh, tiếp thị sản phẩm trên thị trường trong
nước.
1.5.2 Môi trường kinh doanh trong nước
* Môi trường kinh tế quốc dân:
9
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á với số dân
hơn 86 triệu người. Nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh
trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên
7%, đưa đời sống của người dân ngày càng cao, gia tăng các nhu cầu về
sử dụng các thiết bị điện dân dụng, thiết bị vệ sinh, các sản phẩm trang
trí nhà cửa nhập khẩu. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển nhanh đi kèm
với lạm phát và trượt giá. Các sản phẩm bán ra với giá thành cao hơn
nhưng không kiếm được nhiều lợi nhuận do tình hình kinh tế thế giới
diễn biến phức tạp.
* Môi trường chính trị và pháp luật: nhìn chung môi trường chính trị và
luật pháp của nước ta có nhiều sự phát triển của công ty.
Sự ổn định về chính trị: đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước cho phép mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, khuyến khích

xuất nhập khẩu hàng hóa để phát triển đất nước. Hệ thống luật pháp và
hệ thống thuế ngày càng được hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp với đầu
tư nước ngoài sửa đổi năm 1996, luật thuế giá trị gia tăng,.. tất cả
những điều này có tác dụng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của ngành nghề kinh tế, khơi dậy mọi tiềm năng, năng lực
thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Ngoài ra các nhân tố môi trường văn hóa xã hội, môi trường khoa
học công nghệ, môi trường tự nhiên cũng tạo thuận lợi cho sự phát triển
của công ty.
1.6. Đặc điểm kinh doanh của công ty
Theo giấy phép kinh doanh, Công ty TNHH sản xuất và thương
mại Viễn Đông được phép kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng
trên thực tế công ty chỉ tập trung hoạt động trên lĩnh vực nhập khẩu
hàng hóa. Chủng loại mặt hàng chính là sàn gỗ, giấy dán tường,thiết
bị nội thất phòng tắm và điện dân dụng.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty được thực hiện với
nhiều đối tác nước ngoài khác nhau như Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc,
10
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
Italia. Các mặt hàng này công ty nhập khẩu và thực hiện phân phối cho
thị trường nội địa dưới hình thức đại lý ký gửi hoặc đại lý hoa hồng.
Trong qua trình kinh doanh của mình, công ty luôn tìm kiếm những
nguồn hàng mới để đa dạng hóa chủng loại, đảm bảo tốt hơn nguồn
cung ứng hàng hóa để hoạt động kinh doanh có thể tiến hành liên tục
và thông suốt.
1.7 Mặt hàng kinh doanh của công ty
1.7.1 Mặt hàng kinh doanh của công ty
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông với phương
châm đem lại cho khách hàng những lựa chọn tốt nhất. Chính vì vậy
công ty luôn có sự đa dạng hóa, mở rộng mặt hàng kinh doanh, ban

đầutừ chỗ chỉ kinh doanh các loại thiết bị vệ sinh như sứ vệ sinh, sen
vòi, cho tới nay đã mở rộng ra với nhiều chủng loại hàng hóa khác
nhau:
 Nhóm sản phẩm điện dân dụng nhập khẩu từ Trung Quốc
+ Máy hút khói, khử mùi
+ Quạt thông gió
 Nhóm sản phẩm thiết bị vệ sinh nhập khẩu từ Italia
+ Bình nóng lạnh
+ Sứ vệ sinh
+ Bồn tắm
+ Chậu Inox
+ Sen vòi
 Giấy dán tường nhập khẩu từ Hàn quốc
+ Best of classic
+ Vân nổi labelle eropa
11
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
+ Sweet Little world
+ Vân nổi Memory
 Sàn gỗ nhập khẩu từ Đức
+ Glomax classic
+ Glomax tropical
+ Glomax premium
1.7.2 Đặc điểm hàng hóa kinh doanh:
- Nhóm sản phẩm giấy dán tường và sàn gỗ là những nhóm hàng
mà những năm gần đây, tại thị trường Việt Nam đã được người
tiêu dùng biết đến như một loại vật liệu cao cấp, thích nghi và
thuận lợi hơn để tô điểm cho các không gian nội thất.
+ Về sàn gỗ là một sản phẩm của thiên nhiên, sàn gỗ Glomax tạo
nên môi trường phù hợp đối với người sử dụng có các tính năng như

không bạc màu, giữ nguyên độ sáng bóng sau nhiều năm sử dụng, chịu
được các loại hóa chất nhẹ, độ hút ẩm thấp, dễ lau chùi,...
+Về giấy dán tường: thích hợp sử dụng cho phòng khách, phòng
sinh hoạt chung, phòng karaoke,..phòng cho trẻ em, nhà hàng, khách
sạn,..sản phẩm có thể tự dán, tự trang trí, tự thay đổi sắc diện các
không gian nhà cửa, việc làm mới một bức tường không bề bộn, không
bụi bặm, không vương vãi như sơn và kỹ thuật không phức tạp.
- Nhóm sản phẩm điện dân dụng và thiết bị vệ sinh là nhóm sản
phẩm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, bền và được bảo hành, có
giá cả phù hợp với người có mức thu nhập cao và trung bình, và nhu
cầu tiêu dùng cho mỗi gia đình là từ 1- 3 sản phẩm cho một hộ.
1.8. Cơ cấu vốn của doang nghiệp:
Khi mới bắt đầu đi vào hoạt động số vốn điều lệ của công ty
TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông là 1200000000 VNĐ trong
12
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
đó 80% là tài sản lưu động tồn tại dưới dạng là tiền mặt hoặc hàng
hóa. Sau 4 năm hoạt động, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã
tăng lên đến 3253746921VNĐ( tăng khoảng 271%).
Năm 2009, tổng nguồn vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh của
công ty là 13.739.626.150 VNĐ và chủ yếu được huy động từ các
nguồn sau:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu :3.253.746.921 VNĐ chiếm 23,68%
+ Nguồn vốn từ các khoản vay ngân hàng: 9.357.652.702 VNĐ, chiếm
68,11%
+ Các khoản tín dụng của người bán: 387.276.227 VNĐ, chiếm 2,82%
+ Các khoản nợ khác: 740950303VNĐ, chiếm 5,39 %
Như vậy trong tổng số nguồn vốn của công ty Viễn Đông,
nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 23,6%, nguồn vốn từ các khoản vay từ
ngân hàng chiếm 68,11%, các hoản tín dụng của người bán chiếm

2,82%, các khoản nợ như ngân sách Nhà nước,các khoản trả trước của
người mua, nợ công nhân viên... chiếm 5,39%. Chi phí sử dụng vốn
của công ty là khá lớn, chủ yếu là chi phí sử dụng vốn vay.
1.9 Một số kinh nghiệm và bài học đối với công ty
Hiện tại trên thị trường Việt Nam có rất nhiều công ty hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu. Nhiều công ty đã có bề dày
trong lĩnh vực này việc học tập các kinh nghiệm của công ty đó sẽ tạo
điều kiện cho Viễn Đông hoàn thiện và phát triển hơn nữa công việc
kinh doanh của mình.
1.9.1 Kinh nghiệm nghiên cứu thị trường:
* Nghiên cứu thị trường trong nước
- Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu
- Nghiên cứu cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
13
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
- Nghiên cứu giá hàng
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
* Nghiên cứu thị trường nước ngoài
- Nghiên cứu khả năng cung ứng của thị trường nươc ngoài
- Nghiên cứu các nhân tố thuộc môi trường kinh tế- chính trị- luật
pháp- văn hóa và phong tục tập quán của mỗi quốc gia
- Nghiên cứu giá cả hàng hóa quốc tế
1.9.2 Kinh nghiệm đàm phán ký kết hợp đồng
Đàm phán đóng vai trò quan trọng trong mọi công việc trong
đời sống xã hội đặc biệt là trong hoạt động kinh tế. Những vướng mắc
trong khâu này không chỉ công ty gặp phải mà hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam khi đàm phán thường ở thế yếu hơn so với bên nước
ngoài. Điều kiện này chỉ có thể hạn chế bớt chứ không thể giải quyết
ngay được. Công ty cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng về phương pháp
và nghệ thuật đàm phán.

-Chuẩn bị đàm phán: công ty cần phải xác định mục tiêu của cuộc
đàm phán, thường là 3 mức độ: mỹ mãn,tốt đẹp, chấp nhận được.Chọn
nơi gặp gỡ đàm phán phù hợp cho cả hai bên. Tính toán các khả năng
có thể xảy ra trong đàm phán, tìm ra các cách giải quyết hợp lý
nhất.Tìm hiểu sở trường, sở đoản của đối phương trên cơ sở đó công
ty đưa ra cách thức chi phối và thuyết phục đối tác. Lựa chọn thành
viên trong đàm phán với cơ cấu và năng lực phù hợp. Chuẩn bị tinh
thần và lựa chọn nghệ thuật đàm phán cho tưng đối tượng.
-Trong quá trình đàm phán: đối với những vấn đề còn đang bàn
cãi, công ty nên có sách lược tháo dỡ dần, không nên vội vàng vì nếu
không sẽ không nắm được toàn bộ vấn đề không đủ thời gian suy nghĩ
thấu đáo, đãn đến những thỏa thuận không khai thác được hết lợi thế.
14
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
Tuy nhiên, người đàm phán cũng không nên quá cứng rắn, cố chấp bảo
vệ những quyền lợi của mình đã tinh toán từ trước mà nên có những
nhượng bộ nhất định để cả hai bên đêu thắng trong cuộc đàm phán.
1.9.3 Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng
+ Tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa về tiêu chuẩn kỹ thuật có
thể do ngưởi của công ty hoặc bằng cách sử dụng các dịch vụ kiểm
định chất lượng hàng hóa
+ Cần phải hoàn thiện khâu thông quan: Việc khai báo hải quan phải
được diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác, người khai cần phải
trung thực và có trình độ chuyên môn tốt.
+ Nhân viên công ty nên có mối quan hệ tốt với các cơ quan cũng như
cán bộ hải quan nhằm tránh bị nhiễu sách bởi thủ tục khai báo nhập
khẩu, quá trình kiểm hóa nhiều lần làm tăng chi phí bốc dỡ hàng, thời
gian lưu bãi.
1.9.4 Bài học kinh nghiệm đối với côn ty Viễn Đông
+ Tìm hiểu kỹ khách hàng trong và ngoài nước

+ Có sự phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ giữa trong và ngoài nước
+ Trong cơ chế thị trường phải nắm vững luật pháp và nắn bắt được
thông tin cập nhật để vận dụng có hiệu quả
+ Chọn cán bộ kinh doanh nhanh nhẹn, có trách nhiệm
+ Trang bị đầy đủ kiến thức để giành thắng lợi trong đàm phán và ký
kết hợp đồng
+ Nên sử dụng các dịch vụ như dịch vụ thông tin thị trường, dịch vụ tư
vấn về các vấn đề liên quan đến XNK, các dịch vụ về tài chính, dịch
vụ vận tải,dịch vụ kiểm định và chứng nhậ chất lượng hàng hóa XNK
15
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả nhập khẩu hàng
hóa tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại
Viễn Đông
2.1 Chính sách quản lý nhập khẩu cuả Nhà nước đối với công ty
Viễn Đông
2.1.1 Thuế nhập khẩu
Trong những năm vừa qua thuế nhập khẩu luôn được coi là công cụ
hữu hiệu trong việc thực hiện chính sách quản lý hàng nhập khẩu, góp phần
tăng thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước và thuế quan còn là công cụ quan
trọng trong việc thực hiện công tác đối ngoại của một quốc gia. Thực hiện
chính sách đổi mới; hội nhập kinh tế quốc tế, từ năm 1986 đến nay chính sách
thuế nhập khẩu của Việt Nam không ngừng đổi mới:
Thời hạn nộp thuế: Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng tiêu dùng thì
phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng, trường hợp có bảo lãnh về số tiền
thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh nhưng không quá 30
ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan..
2.1.2 Giấy phép nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường nước ngoài vào trong nước ngoài việc
quản lý bằng giấy phép của Bộ Thương mại; thì một số hàng hóa đặc thù khác

vẫn phải quản lý thông qua hệ thống giấy phép của các Bộ chuyên ngành.
Nghị định số 89/CP có 7 quy định nhóm hàng do 7 cơ quan chuyên ngành cấp
Bộ và tương đương cần phải quản lý.
Từ sau năm 2001, danh mục quản lý theo cơ quan chuyên ngành được áp
dụng theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg. Mặc dù số lượng hàng hóa quản
lý vẫn khá dày đặc nhưng có sự cải cách đáng kể bằng việc quy định rõ hình
thức quản lý. Tiếp đó Nghị định 12/2006/NĐ-CP đã tiếp tục quy định cụ thể
16
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
hơn về danh mục và hình thức quản lý bằng giấy phép của các bộ chuyên
ngành.
2.1.3 Rào cản kỹ thuật
2.1.3.1 Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm
Hiện nay hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Việt
Nam bao gồm:
Tiêu chuẩn Việt Nam là văn bản kỹ thuật được xây dựng do yêu cầu quản
lý nhà nước về chất lượng và thương mại, được áp dụng thống nhất trong
phạm vi cả nước.
Tiêu chuẩn ngành là văn bản kỹ thuật được xây dựng do nhu cầu quản lý
của nhà nước về chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa chưa xây dựng
được Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.
Tiêu chuẩn cơ sở là văn bản kỹ thuật do Thủ tướng đơn vị cơ sở ban hành
để áp dụng trong cơ sở.
2.1.3.2 Các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa
Các loại hàng hóa sản xuất tại nước ngoài được nhập khẩu vào thị trường
Việt Nam đều phải ghi nhãn hàng hóa theo quy chế ghi nhãn hàng hóa bao
theo Quyết định số 178/1999/QĐ- TTg: ghi phần nhãn nguyên gốc các thông
tin thuộc nội dung bắt buộc (tên hàng hóa, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu, chất
lượng chủ yếu…) bằng tiếng Việt Nam hoặc làm nhãn phụ ghi những thông
tin bắt buộc bằng Tiếng Việt.

Theo Nghị định 89/2006/NĐ-Cp nhãn gốc không phù hợp với quy định
thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định trước khi đưa
ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
2.1.4 Biện pháp quản lý hành chính
Luật hải quan có hiệu lực từ năm 2002 đã tạo cơ sở cho việc thực hiện
hiện đại hóa hoạt động quản lý hải quan, từng bước chuyển dần từ phương
17
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
thức quản lý thủ công sang phương thức quản lý hiện đại dựa trên ứng dụng
công nghệ thông tin.
Luật hải quan đã được sửa đổi, bổ sung (có hiệu lực từ năm 2006) nhằm
đáp ứng yêu cầu của việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh
vực hải quan theo hướng đảm bảo minh bạch hơn về hồ sơ; về thủ tục hải
quan; về thông quan hàng hóa,;để vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập
khẩu, vừa tăng cường trách nhiệm của hải quan trong công tác phòng chống
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Ngày 20/6/2006, tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng đã triển khai
thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Việc thực hiện thủ tục hải quan
điện tử đã đạt được một số kết quả và có tác động tích cực đến hoạt động của
cơ quan hải quan; cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.
2.1.5 Biện pháp dán tem hàng nhập khẩu
Trong thời điểm hiện nay, việc dán tem đối với hàng nhập khẩu vẫn được
xem là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế nạn hàng nhái; hàng
giả và hàng không có nguồn gốc xuất xứ tiêu thụ trên thị trường.Tuy nhiên
thời gian qua, trong quá trình thực hiện, việc dán tem nhập khẩu cũng đã nảy
sinh bất cập, nhiều loại hàng hoá không còn phù hợp cho việc dán tem.
Ngày 14.8.2007, Bộ Tài chính quy định không thực hiện dán tem hàng
nhập khẩu đối với 16 mặt hàng nhập khẩu kể từ ngày 1.9.2007; bao gồm các
mặt hàng sau: xe đạp nguyên chiếc, quạt điện các loại, máy thu hình nguyên
chiếc (cũ và mới), tủ lạnh nguyên chiếc dùng trong gia đình, máy điều hòa

không khí (loại lắp vào cửa sổ hoặc lắp vào tường, gồm cũ và mới), động cơ
nổ (cũ và mới), sứ vệ sinh (bệ xí), sứ vệ sinh (chậu rửa), gạch ốp lát các loại
nguyên bao bì (bao gồm cả gạch ốp tường và lát nền), máy bơm nước các
loại; bếp ga các loại; nồi cơm điện các loại; động cơ nổ cùng với máy công
tác thành máy hoàn chỉnh đồng bộ.
18
Chuyên đề thực tập cuối khóa Lê Thị Hồng Khánh
2.2 Tổ chức kinh doanh nhập khẩu hàng hóa ở công ty
2.2.1 Loại hình kinh doanh nhập khẩu
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông đang sử dụng
hình thức kinh doanh nhập khẩu đa dạng hóa với bốn nhóm hàng chính
là thiết bị vệ sinh, điện dân dụng, giấy dán tường và sàn gỗ. Với loại
hình kinh doanh này lợi thế của công ty:
- Công ty nắm vững được thông tin về người tiêu dùng, các nhà cung
cấp sản phẩm trên thị trường; tình hình hàng hóa và dich vụ, đối thủ
cạnh tranh.
- Khả năng đào tạo được những cán bộ kinh doanh, nhân viên nhập
khẩu giỏi; có chuyên môn cao; trình độ hiểu biết về hàng hóa kinh
doanh chuyên sâu hơn.
- Vì việc kinh doanh ít chủng loại mặt hàng nên có thể giảm thiểu
được rủi ro trong kinh doanh, ứ đọng hàng hóa, quay vong vốn nhanh.
2.2.2 Quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa
Quá trình kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất và
thương mại Viễn Đông được thực hiện đồng thời ở cả thị trường trong
nước và ngoài nước. Song song với việc tiến hành các nghiệp vụ thực
hiện hợp đồng nhập khẩu, công ty cũng thực hiện các hoạt động tìm
kiếm đầu mối tiêu thụ, quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến tay người
tiêu dùng tại thị trường trong nước.
19

×