Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGHIÊN cứu DÒNG PHUN DUNG DỊCH GIẢM lực cản SURFACTANT tác ĐỘNG VUÔNG góc lên bề mặt PHẲNG ỨNG DỤNG TRONG làm mát CHU TRÌNH kín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.64 KB, 8 trang )

Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV

NGHIÊN CỨU DÒNG PHUN DUNG DỊCH GIẢM LỰC CẢN SURFACTANT
TÁC ĐỘNG VUÔNG GÓC LÊN BỀ MẶT PHẲNG ỨNG DỤNG TRONG
LÀM MÁT CHU TRÌNH KÍN.
STUDYING ON THE SURFACTANT JET IMPINGEMENT ON SURFACE FOR
CLOSED RECIRCULATING COOLING SYSTEM
Nguyễn Hữu Tuấn1a, Nguyễn Ngọc Minh1b, Nguyễn Văn Lập1c, Nguyễn Anh Tuấn1d
1
Khoa Cơ khí - Trường ĐH Thủy Lợi, Hà Nội, Việt Nam
a
b
; ; ;
TÓM TẮT
Cấu hình dòng phun các chất lỏng hoặc khí từ vòi phun tác động lên bề mặt được sử
dụng rất thông dụng trong các ứng dụng sấy hoặc làm mát trong công nghiệp do khả năng
truyền nhiệt lớn. Sự tiêu thụ năng lượng thường rất lớn trong các hệ thống làm mát tuần hoàn
cho các linh kiện điện tử trong các CPU máy chủ của các trung tâm dữ liệu. Hiện tượng giảm
lực cản bằng các chất hoạt tính bề mặt surfactant hiện đang được quan tâm rất rộng rãi vởi vì
hiện tượng này giúp tiết kiệm năng lượng rất hiệu quả. Việc ứng dụng dung dịch giảm lực cản
surfactant sẽ hứa hẹn giúp tiết kiệm năng lượng trong các ứng dụng làm mát cho CPU máy
chủ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát dòng chất lỏng surfactant trong cấu hình dòng
phun tác dụng vuông góc lên bề mặt phẳng trong các ứng dụng làm mát cho CPU máy chủ
trong các trung tâm dữ liệu. Kết quả mô phỏng được so sánh với kết quả thực nghiệm.
Từ khóa: giảm lực cản, dòng phun vuông góc với bề mặt, hoạt chất bề mặt surfactant.
ABSTRACT
The impinging jet of liquid or air on a surface is widely being used in heating or cooling
applications in industries because of large heat transfer ability. The large energy consumption
is usually occurred in the closed recirculating cooling system of CPU server in data
centers.The drag reduction phenomenon by adding a small surfactant additive has been
received much interests of researchers because the phenonmenon helps saving a notable


energy. The use of drag reducing surfactant solution is promising to save notable energy in
cooling system for CPU servers. In the present study, we investigate the flow structures of
surfactant solution in the jet impingement on a surface for cooling system of CPU server in
data centers. The simulating results will be compared with that of experiments.
Keywords: drag reduction, impinging jet, surfactant.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Cấu hình dòng phun vuông góc với thành tường “impinging jet flow” được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau: làm mát cánh tuabin khí, làm nguội trong sản xuất thép,
làm mát linh kiện điện, điện tử, CPU máy tính (trong các trạm máy chủ). Trong quân sự, cấu
hình dòng phun vuông góc với thành tường được sử dụng để làm mát bệ phóng tên lửa, sàn tàu
sân bay, trong y tế nó được dùng để làm mát thiết bị chụp X-quang, sấy khô giấy, vải và ủ thủy
tinh. Cấu hình dòng phun vuông góc với thành tường có thể tạo ra được tốc độ truyền nhiệt/khối
lượng cao. Hơn nữa, ưu điểm của cấu hình dòng phun vuông góc với thành tường là nó có khả
năng điều chỉnh và kiểm soát hiệu suất truyền nhiệt. Khả năng truyền nhiệt có thể được kiểm
soát bằng cách điều chỉnh các thông số thiết kế như biên dạng bề mặt tường phun, tốc độ
phun, khoảng cách từ vòi phun tới bề mặt tác dụng và chất lỏng sử dụng.

608


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
Một ứng dụng rất quan trọng của cấu hình dòng phun vuông góc với thành tường là
trong hệ thống làm mát CPU của các trạm máy chủ. Việc làm mát các bộ vi xử lý CPU quyết
định đến khả năng làm việc, hiệu quả xử lý của trạm. Hoạt động để làm mát các trạm máy chủ
có thể chiếm đến 45% [8] tổng năng lượng tiêu thụ nếu sử dụng công nghệ làm mát cũ (làm
mát bằng khí). Ở Mỹ lượng điện tiêu thụ vào việc làm mát các máy chủ này là khoảng 45 tỷ
kWh tương ứng với số tiền khoảng 3,3 đến 4 tỷ USD bao gồm cả thuế môi trường. Vấn đề
này ngày càng trầm trọng do số lượng các trạm máy chủ tăng khoảng 10 đến 20% hàng năm.
Riêng ở Mỹ sự gia tăng tiêu thụ điện cho công tác làm mát các trạm xử lý trung tâm là khoảng
1,5%, nếu với tốc độ này thì đến năm 2030 các trạm máy chủ này sẽ tiêu thụ hết toàn bộ sản

lượng điện làm ra.
Hiện nay các trạm xử lý trung tâm hầu hết đều sử dụng công nghệ làm mát bằng khí.
Tuy nhiên, chất khí lại kém hiệu quả trong làm mát vì nó có khả năng truyền nhiệt thấp, mật
độ nhỏ. Việc sử dụng các hệ thống làm mát bằng khí cũng sẽ không thể đảm bảo khi mà công
suất của các bộ vi xử lý của các trạm ngày càng tăng lên. Trong tương lai, những bộ vi xử lý
yêu cầu làm mát đến với thông lượng nhiệt 100W/cm2 không còn quá xa. Trong khi đó thông
lượng nhiệt lớn nhất mà không khí có thể truyền được chỉ là 37W/cm2.Để giải quyết vấn đề
này, hiện nay người ta đã sử dụng các phương pháp làm mát trực tiếp CPU trong các trạm
máy tính trung tâm bằng dòng chất lỏng. Các báo cáo gần đây chỉ ra bốn công nghệ làm mát
CPU trực tiếp như: dòng chất lỏng một pha qua vi kênh, chất lỏng qua cấu trúc tổ ong, sử
dụng cấu hình dòng phun vuông góc với thành tường và dòng chất lỏng hai pha qua vi kênh.
Leonard và Philip [1] đã chỉ ra rằng các công nghệ làm mát CPU này có thể tiết kiệm năng
lượng tiêu thụ trên 60%. Đối với phương pháp sử dụng cấu hình dòng phun vuông góc với
thành tường trong hệ thống tuần hoàn kín người ta sử dụng các dung dịch giảm lực cản có
hoạt tính bề mặt surfactants để giảm lực cản ma sát bề mặt, tăng lưu lượng dòng, và qua đó
giảm năng lượng tiêu thụ của hệ thống.
Ở Việt Nam tuy các trạm máy tính trung tâm còn chưa nhiều nhưng với tốc độ phát triển
của nước ta như hiện nay thì trong tương lai gần các trạm máy tính trung tâm sẽ được xây
dựng để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Do vậy, việc giảm năng lượng tiêu thụ cho
công tác làm mát các trạm xử lý trung tâm là vô cùng bức thiết, nó không những góp phần
làm giảm ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến kinh tế và an ninh năng lượng
của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong tương lai.
Hiện tượng giảm lực cản xảy ra khi thêm một lượng rất nhỏ (vài phần triệu) phụ gia có
hoạt tính bề mặt surfactant vào dòng chất lỏng chảy rối thì lực cản ma sát với thành ống giảm
đi đáng kể. Ưu điểm của chất giảm lực cản surfactant là không bị thoái biến trong vùng có lực
cắt cao. Với ưu điểm này surfactant làm cho nó có tính ứng dụng rất lớn đặc biệt là trong các
hệ tuần hoàn kín.

Hình 1. Cấu hình dòng phun vuông góc tường phẳng trong làm mát CPU
Cấu hình của một dòng phun tác động vuông góc với thành tường rất phức tạp, khả năng

truyền nhiệt phụ thuộc rất nhiều vào chất lỏng sử dụng và cấu trúc dòng chảy. Cấu hình dòng
609


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
phun tác động trực giao trên bề mặt nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu vì nó là
tổ hợp của nhiều bài toán dòng như dòng phun tự do, dòng lớp biên. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi tiến hành quan sát dòng phun vuông góc với thành tường ứng dụng trong làm mát chu
trình kín sử dụng chất lỏng giảm lực cản surfactants. Chúng tôi cũng mô phỏng dòng phun
vuông góc với thành tường phẳng sử dụng dung dịch giảm lực cản surfactant 500ppmx1 sử
dụng mô hình Herschel – Buckley và so sánh kết quả mô phỏng với kết quả quan sát trực tiếp.
Bảng 1. Các ký hiệu
Ký hiệu
d
H
p
Re w
r, x
v
V
ρ
γ
η

Diễn giải
Đường kính trong của ống (m)
Khoảng cách từ lối ra của vòi phun đến tường va đập (m)
Áp suất (Pa)
Số Reynold của dung môi hòa tan
Các thành phần của hệ tọa độ trụ

Vận tốc (m/s)
Vận tốc trung bình trong ống tròn (m/s)
Khối lượng riêng (kg/m3)
Tốc độ cắt (s-1)
Độ nhớt (kg/m-s)

2. THIẾT LẬP CÁC THÍ NGHIỆM
Dung dịch thí nghiệm và đo độ nhớt
Trong thí nghiệm này chúng tôi sử dụng surfactant ion dương Ethoquad 0/12 sản suất
bởi công ty Lion Corp., Tokyo. Muối organic Salicylate (NaSal) sản xuất bởi công ty Wako
Pure Chemiscals Industries Ltd được sử dụng làm đối ion (counter-ion). Nồng độ Surfactant
là 500ppm. Nồng độ của đối ion được cân bằng phân tử với nồng độ surfactant. Sau khi pha
chế, hỗn hợp dung dịch thí nghiệm surfactant và đối ion được giữ ổn định 24h để cân bằng lý
hóa trước khi thí nghiệm. Sau đây hỗn hợp dung dịch thí nghiệm được ký hiệu là 500ppmx1.
100
Surfactant 500ppmx1

η (mPa.s)

Herschel-Buckley model

10

1
10

100

1000


10000

Tốc độ cắt (s-1)

Hình 2. Độ nhớt của dung dịch surfactant 500ppmx1
Độ nhớt của dung dịch surfactant được đo bằng máy đo độ nhớt StressRheometer
Haake RS-600. Trong suốt quá trình đo độ nhớt, dung dịch surfactant 500ppmx1 được duy
trì ở nhiệt độ 20±10C. Hình 2 biểu diễn độ nhớt của dung dịch surfactant 500ppmx1 là hàm
của tốc độ cắt. Khi tốc độ cắt tăng thì độ nhớt của dung dịch surfactant 500ppm x1 giảm
(shear-thinning behavior)
610


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
Thí nghiệm đo hệ số ma sát dòng trong ống.
Thí nghiệm đo giảm lực cản của dung dịch surfactant 500ppmx1 được thực hiện trên
một mạch kín dùng để tuần hoàn dung dịch thí nghiệm. Các thiết bị của mạch tuần hoàn kín
này bao gồm 01 bơm li tâm, thiết bị đo lưu lượng, sensor đo áp suất, và bể ổn định nhiệt độ
của dung dịch thí nghiệm. Dung dịch thí nghiệm luôn được duy trì ở nhiệt độ 20±10C.
Quan sát trực tiếp cấu trúc dòng phun vuông góc với tường phẳng
Việc quan sát dòng phun vuông góc tường chắn thực hiện trongmạch thí nghiệmđược
mô tả như hình 3. Dung dịch thí nghiệm được luân chuyển tuần hoàn sử dụng mạch tuần hoàn
như thí nghiệm đo hệ số ma sát. Ống có đường kính trong 10mm và tường va đập là một tấm
kính được đặt ngập trong bể chứa có dung tích 100 lít dung dịch thí nghiệm. Khoảng cách từ
miệng ra của ống đến tường va đập bằng đường kính trong của ống 10mm. Chúng tôi sử dụng
laser để quan sát dòng phun vuông góc với tường. Chùm tia laser được mở rộng bằng một
thấu kính phân kỳ trước khi vào bể thí nghiệm. Các hạt hình cầu có đường kính 30µm được
cho vào dung dich thí nghiệm để phản chiếu ánh sáng khi tia laser được chiếu vào dòng chất
lỏng. Các hạt này sẽ chuyển động cùng với dung dịch được tuần hoàn trong mạch thí nghiệm.
Hình ảnh phản chiếu của các hạt trong dòng phun sẽ được chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số

Cannon D100. Các hình ảnh này cho ta thấy được cấu trúc của dòng phun.

Hình 3. Sơ đồ thí nghiệm quan sát dòng
3. MÔ PHỎNG DÒNG PHUN VUÔNG GÓC VỚI BỀ MẶT PHẲNG
1

22

Phương trình chủ đạo đối với dòng phun vuông góc với bề mặt phẳng đối xứng
trong hệ tọa độ trụ:
- Phương trình liên tục
∂v
1 ∂
0
( rvr ) + x =
r ∂r
∂x

(1)

- Phương trình động lượng



τ
∂v r
∂v 
∂τ
∂p  1 ∂
+ vx r  =

− −
( rτ rr ) − θθ + rx 
r
∂r
∂x 
∂r  r ∂r
∂x 

(2)




∂v x
∂v 
∂τ
∂p  1 ∂
+ vx x  =
− −
( rτ rx ) + xx 
∂r
∂x 
∂x  r ∂r
∂x 

(3)

ρ  vr

ρ  vr


Trong đó: v i và τ ij với i, j = (r, θ, x) là các thành phần vận tốc và các tensor ứng suất
thành phần trong tọa độ trụ, p là áp suất, và ρ là khối lượng riêng của chất lỏng.
Tensor ứng suất được xác định từ phương trình trạng thái rheology cho mô hình chất
lỏng nhớt phi Newton.
611


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
𝜏𝜏𝑖𝑖𝑖𝑖 = 𝜂𝜂(𝛾𝛾̇ )𝐷𝐷𝑖𝑖𝑖𝑖

(4)

Tốc độ cắt được xác định từ bất biến thứ 2 của 𝐷𝐷𝑖𝑖𝑖𝑖
𝛾𝛾̇ = �2𝐷𝐷𝑖𝑖𝑖𝑖 𝐷𝐷𝑖𝑖𝑖𝑖

(5)

Mô hình Herschel – Buckley được dùng để mô tả loại chất lỏng chỉ chảy khi có ứng
suất cắt lớn hơn giá trị giới hạn nhất định nào đó. Nếu ứng suất cắt nhỏ hơn ứng suất giới hạn
nhất định thì dung dịch sẽ không thể chảy. Chính vì đặc trưng này, mô hình Herschel –
Buckley có thể dùng để mô phỏng dòng phun vuông góc với tường chắn của dung dịch
surfactant 500ppmx1. Độ nhớt của các dung dịch tuân theo mô hình Herschel – Buckley được
mô tả như sau.
Khi tốc độ cắt γ < γc thì:

τ 0 ( 2 − γ / γc )

γ 
+ k  ( 2 − n ) + ( n − 1) 

γc
γc 


=
η

(6)

Khi tốc độ cắt γ > γc thì:

 γ 
τ
η= 0 + k  
γ
 γc 

n −1

(7)

Trong đó: γ : tốc độ cắt; γc : tốc độ cắt tới hạn; η : độ nhớt dung dịch; n: chỉ số Power; k:
chỉ số độ sệt; τ o : ứng suất cắt tại giá trị tốc độ cắt bằng không
Chúng tôi sử dụng kết quả đo độ nhớt ở hình 2 để xác định các thông số của mô hình
Herschel – Buckley cho dung dịch surfactant 500ppm x1. Cụ thể các thông số của mô hình là:
γc = 550 s-1; n = 0,95; k = 0,002 kg/m-s; τ o = 0,8 Pa.
Mô hình bài toán và điều kiện biên
Hình 4 mô tả miền tính toán và các điều kiện biên. Miền tính toán có các thông số sau:
R D = 8H = 80mm, X D =6H = 60mm. Các phương trình tổng quát được giải bằng phương pháp
phần tử hữu hạn, và miền tính toán được chia thành 22162 phần tử và 22835 nút mạng. Các

tính toán được thực hiện bằng phần mềm Ansys Fluent 15.0.
InFlow

H

X D = 6H

Axis of symmestry

Wall

OutFlow

x
r
R D = 8d

Hình 4. Mô hình bài toán
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Hệ số ma sát của dòng trong ống:
Hình 5 cho thấy hệ số ma sát của dung dịch surfactant là hàm của số Reynolds, ở đây số
Reynolds được lấy theo số Reynolds của nước. Dung dịch surfactant 500ppm x1 bắt đầu xuất
hiện sự giảm hệ số ma sát thành ống ở tại giá trị số Re khoảng 5000 và hệ số ma sát thành ống
612


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
giảm lớn nhất tại Re = 10000. Khi số Re >10000, dung dịch surfactant 500ppmx1 cho thấy hệ
số ma sát trong ống giống như của nước.


Hình 5. Giảm lực cản của dung dịch surfactant 500ppmx1 với dòng chảy trong ống tròn
Dòng lớp biên chảy tầng
Hình 6 biểu diễn hình ảnh quan sát trực tiếp của dòng phun tác dụng vuông góc lên mặt
phẳng của dung dịch surfactant 500ppm x1 ở các số Re=1000 và Re=3000. Ở số Re=1000,
dòng chất ra khỏi vòi phun và tiếp tục phát triển đập vào thành tường chắn. Tuy nhiên nó
không phát triển thành dòng lớp biên trên thành tường chắn (hình 6a). Khi số Reynolds tăng
lên 3000, dòng chất lỏng sau khi va chạm với tường chắn bị chuyển hướng và phát triển thành
dòng lớp biên trên bề mặt. Nhưng nó bị hạn chế ở khoảng cách hướng kính bằng 2 lần đường
kính vòi phun tính từ tâm của vòi phun (hình 6b).
Các hình 7, 8 là kết quả mô phỏngtrường vận tốc dòng phun vuông góc với bề mặt
phẳng cho các chất lỏng là nước và dung dịch surfactant 500ppmx1. Đối với chất lỏng là
nước, dòng phun va đập thành tường rồi phát triển thành dòng lớp biên chảy dọc trên tường
chắn đến cửa ra mà không bị hạn chế (hình 8a). Đối với dung dịch surfactant 500ppmx1,mô
hình Herschel – Buckleyđược sử dụng để mô phỏng với số Reynolds được xác định tại cửa
vào của vòi phun là 1000 và 3000. Kết quả mô phỏng sử dụng mô hình Herschel –
Buckleycho thấy dòng chất lỏng sau khi ra khỏi vòi phun tác động vuông góc lên tường chắn
và phát triển thành dòng lớp biên chảy dọc theo tường chắn. Tuy nhiên dòng lớp biên này bị
hạn chế tại khoảng cách bằng 2 lần đường kính vòi phun (tính từ tâm) khi Re=1000 (hình 8a)
và khoảng cách bằng 3 lần đường kính vòi phun khi Re=3000 (hình 8b)

b) Re=3000

a) Re=1000

Hình 6. Kết quả quan sát trực tiếp dòng impinging jet sử dụng surfactant 500ppmx1
So sánh kết quả phương pháp mô phỏng số và phương pháp quan sát trực tiếp
Như đã thảo luận ở trên, hình ảnh quan sát trường vận tốc của dung dịch này cho thấy
dòng chảy bị hạn chế và không phát triển thành dòng lớp biên khi Re=1000. Kết quả mô
phỏng (với Re=1000) đã thể hiện dòng chất lỏng khi ra khỏi vòi phun đã phát triển thành
dòng lớp biên trên thành tường chắn. Tuy nhiên, kết quả mô phỏng cho thấy dòng lớp biên

mỏng hướng kính trên thành tường chắn và bị hạn chế tại khoảng cách khoảng 2 lần đường
613


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
kính vòi phun tính từ tâm vòi phun. Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau giữa dòng trong
cấu hình vòi phun khác với dòng trong thiết bị đo độ nhớt để xác định các thông số của mô
hình Herschel – Buckley. Hơn nữa, dòng chất lỏng surfactant 500ppmx1 là một chất lỏng
phức tạp, nên mô hình Herschel – Buckley có thể chưa phù hợp để mô tả.
Khi Re = 3000 hình ảnh quan sát trực tiếp cho thấy dòng chất lỏng sau khi va chạm với
thành tường chắn bị chuyển hướng và phát triển thành dòng lớp biên trên thành tường chắn,
nhưng nó bị hạn chế ở khoảng cách hướng kính bằng 2 lần đường kính vòi phun tính từ tâm
của vòi phun. Nhưng kết quả mô phỏng cho thấy dòng chảy lớp biên dọc theo thành tường và
bị hạn chế ở khoảng cách 3 lần đường kính vòi phun tính từ tâm của vòi phun. Kết quả này đã
có sự phù hợp về mặt định tính.

a) Nước, độ nhớt hằng số ở nhiệt độ 200C

b) 500ppmx1, Herschel-Buckley model

Hình 7. Trường vận tốc với Re=1000

a) Re=1000

b) Re=3000

Hình 8. Trường vận tốc, dung dịch surfactant 500ppmx1, Herschel-Buckley model
5. KẾT LUẬN
Trong bài báo này chúng tôi đã quan sát trực tiếp trường dòng chảy của cấu hình dòng
phun vuông góc với bề mặt phẳng với các chất lỏng là nước và dung dịch surfactant

500ppmx1. Bài báo này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cấu trúc dòng phun vuông góc thành
tường ở trường hợp dòng chảy tầng. Ở số Reynolds là 1000 dòng phun tác dụng vuông góc
lên bề mặt phẳng với dung dịch surfactant 500ppmx1 không phát triển thành dòng lớp biên
trên thành tường chắn. Khi số Reynolds được tăng lên 3000, dòng chất lỏng sau khi va chạm
với thành tường chắn bị chuyển hướng và phát triển thành dòng lớp biên trên thành tường
chắn, nhưng nó bị hạn chế ở khoảng cách hướng kính bằng 2 lần đường kính vòi phun tính từ
tâm của vòi phun. Mô hình Herschel- Buckleyđược dùng để mô phỏng dòng chất lỏng
surfactant 500ppmx1. Khi so sánh giữa hình ảnh quan sát trực tiếp với kết quả mô phỏng, đã
có sự phù hợp định tính giữa hình ảnh quan sát trực tiếp và kết quả mô phỏng với số Reynolds
là 3000.Ở số Re=1000 có sự khác biệt giữa hình ảnh quan sát trực tiếp và kết quả mô
614


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
phỏng.Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau giữa dòng trong cấu hình vòi phun khác với
dòng trong thiết bị đo độ nhớt để xác định các thông số của mô hình Herschel – Buckley. Hơn
nữa, dòng chất lỏng surfactant 500ppmx1 là một chất lỏng phức tạp, nên mô hình Herschel –
Buckley có thể chưa phù hợp để mô tả. Một mô hình phù hợp hơn để mô tả dòng chất lỏng
surfactant 500ppmx1 trong cấu trúc dòng phun vuông góc với tường chắn nên được tiếp tục
nghiên cứu.
* Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED) trong đề tài mã số 107.03-2014.12.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tạp chí/Tuyển tập:
[1] Leonard, P.L. and Phillips, A.L., 2005. “The Thermal Bus Opportunity, “A Quantum
Leap in Data Center Cooling Potential”, in ASHRAE Transactions, Denver, CO.
[2] Tuan NA, Hiroshi Mizunuma, Laminar and Turbulent Impinging Jet In Drag Reducing
Surfactant Solution, Nihon Reoroji Gakkaishi Vol.41, No.2, 67~73 (2012).
[3] Mizunuma H, Kobayashi T, Tominaga S, Drag reduction and heat transfer in surfactant
solutions with exess counterion, J Non-Newtonian Fluid Mech, 165, 292 (2010).

[4] Nguyen Anh Tuan and Hiroshi Mizunuma, Influence of Counter-Ion Concentration on
the Impinging Jet of Surfactant Solutions, ASME-JSME-KSME 2011 Joint Fluids
Engineering Conference, Hamamatsu, Japan, July 24–29, 2011
[5] J.L.Zakin
and
J.Myska,"NewLimitingDragReduction
andVelocityProfileAsymptotesfornon-PolymericAdditives Systems," AIChE J., 42, 35443546 (1996).
[6] Y.Qi,
L.K.Weavers,
J.L.Zakin,
“Enhancing
heat
-transfer
abilityofdragreducingsurfactantsolutionswithultrasonic energy”, J. Non-Newtonian Fluid
Mech. 116 (2003) 71-93
[7] Y. Qi, Y. Kawaguchi, Z. Lin, M. Ewing, R.N. Christensen, J.L. Zakin, “Enhanced heat
transfer of drag reducing surfactant solutions with fluted tube-in-tube heat exchanger”,
Int. Journal of heat and mass Transfer 44 (2001) 1495-1505.
Web site:
[8] Koomey, J.G., 2007. “Estimating Total Power Consumption by Servers in the U.S. and
the World”, Analytics Press, Oakland, CA, February 15 ( />THÔNG TIN TÁC GIẢ
1.

Nguyễn Hữu Tuấn, Trường Đại học Thủy Lợi, , 098 9890 36 74

2.

Nguyễn Ngọc Minh, Trường Đại học Thủy Lợi, , 0983 666 765

3.


Nguyễn Văn Lập, Trường Đại học Thủy Lợi, , 0976821915

4.

Nguyễn Anh Tuấn, Trường Đại học Thủy Lợi, , 0918891809

615



×