Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Ôn thi công chức đề thi và đáp án môn chuyên ngành văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.61 KB, 16 trang )

Đề thi và đáp án môn chuyên ngành Văn hóa,
Thể thao và Du lịch thi công chức tỉnh Thừa Thiên
Huế 2013
ĐÁP ÁN
Môn thi viết: Chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Câu 1( 2 điểm)
Trình bày mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của Chiến lược
phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Có 2 ý lớn.
– Ý I, được 0,2 điểm.
– Ý II, có 3 ý,
+ Ý 1, có 6 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,125 điểm.
+ Ý 2, có 5 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,12 điểm.
+ Ý 3, có 4 ý nhỏ, ý 1 được 0,15, ý 2, 3, 4 mỗi ý được 0,1
điểm.

Ý I. Mục tiêu chung:


Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực
sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.
Ý II. Các mục tiêu cụ thể:
1. Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm
của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương,
đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng
giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội
xâm nhập vào gia đình.
– Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm
2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến, tuyên truyền và


cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp
luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực
gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.
– Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm
2020 đạt 95% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị
kiến thức cơ bản về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình.
– Chỉ tiêu 3: Hằng năm, trung bình giảm từ 10 – 15% hộ gia
đình có bạo lực gia đình.
– Chỉ tiêu 4: Hằng năm, trung bình giảm từ 10 – 15% hộ gia
đình có người mắc tệ nạn xã hội.
– Chỉ tiêu 5: Hằng năm, trung bình giảm 15% (khu vực khó
khăn và đặc biệt khó khăn giảm 10%) hộ gia đình có người kết hôn
dưới tuổi pháp luật quy định.
2. Mục tiêu 2: Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp
của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của


gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện đầy đủ các quyền và trách
nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em,
người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ.
– Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% trở lên (khu vực
khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt 70% trở lên) và đến năm 2020 đạt
85% trở lên (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt 75% trở lên)
hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
– Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt
95% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con, cháu, tạo
điều kiện cho con, cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo
đức và tinh thần, không phân biệt con, cháu là trai hay gái.
– Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt
95% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông, bà,

chăm sóc cha, mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ.
– Chỉ tiêu 4: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 95% và năm 2020 đạt
từ 98% trở lên hộ gia đình có người trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên
truyền và thực hiện đúng chính sách dân số và kế hoạch hóa gia
đình, không phá thai vì giới tính của thai nhi.
3. Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển
kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế; tạo việc làm,
tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính
sách, hộ nghèo và cận nghèo theo quy định.
– Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm
2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình được cung cấp thông tin về chính


sách, pháp luật phúc lợi xã hội dành cho các gia đình chính sách, gia
đình nghèo.
– Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm
2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo được cung
cấp kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với
thiên tai, khủng hoảng kinh tế.
– Chỉ tiêu 3: Hằng năm, tăng 10% hộ gia đình, thành viên trong
gia đình được thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục và dịch
vụ hỗ trợ gia đình, hỗ trợ thành viên gia đình.
Câu 2 (2 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày cơ hội và thách thức đối với sự phát
triển văn hoá nước ta được nêu trong Chiến lược phát triển văn hóa
Việt Nam đến năm 2020.
Có 7 ý,
– Ý 1 và 2, mỗi ý được 0,25 điểm.
– Các ý còn lại mỗi ý được 0,3 điểm.


Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển văn hoá nước ta:
Ý 1. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp xây dựng
và phát triển văn hoá, đã xác định vị trí và vai trò quan trọng của văn
hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã
hội.
Ý 2. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phấn đấu sớm đưa nước ta


ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, văn hoá nước nhà có
nhiều thời cơ, vận hội lớn, đồng thời cũng đứng trước những thách
thức mới gay gắt.
Ý 3. Việt Nam có một lịch sử lâu đời với những trang sử chói lọi
trong cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước, giành độc lập dân tộc,
tạo được sự ngưỡng mộ, khâm phục trong lòng nhân dân thế giới.
Sự thành công trong công cuộc đổi mới và những thành tựu to lớn
trong phát triển kinh tế – xã hội và sự ổn định chính trị của đất nước
đang tạo lập được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam
lại có nền văn hoá đa dạng, phong phú, nhân văn; mỗi loại tài sản
văn hoá đều tiềm ẩn những giá trị cao, cả về mặt văn hoá và tiềm
năng kinh tế, vẫn giữ được bản sắc độc đáo của văn hoá Việt Nam,
có sức hấp dẫn lớn… Tất cả những yếu tố đó tạo nên tiềm năng và
lợi thế to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và hội nhập quốc tế.
Ý 4. Từ mấy chục năm qua, được sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước, đã hình thành một đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ
quản lý đông đảo, luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng
và nhân dân, giàu năng lực sáng tạo, là một vốn quý. Nếu có một

chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, có thể phát huy
mạnh mẽ nguồn nhân lực quan trọng này đi vào nền “kinh tế tri thức”,
“tri thức phục vụ phát triển”, đáp ứng yêu cầu phát triển văn hoá
trong thời kỳ mới.


Ý 5. Trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế, với đường lối đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, văn hoá nước ta có cơ
hội thuận lợi để tiếp thu tri thức, các nguồn lực và kinh nghiệm quản
lý tiên tiến, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và sáng tạo những giá
trị văn hoá mới. Sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng, các phong
cách mới có khả năng tạo ra những biến đổi lớn về diện mạo, đặc
điểm, loại hình văn hoá, văn nghệ nước nhà, nhưng cũng đặt ra
nhiều thử thách gay gắt.
Ý 6. Cơ chế thị trường, một mặt huy động được sự tham gia
của các thành phần kinh tế vào sản xuất, phổ biến các sản phẩm văn
hoá, kích thích một số ngành sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực văn
hoá xuất hiện, mở ra khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập, tạo tiền đề cho việc phát triển “công nghiệp văn hoá” ở nước
ta; mặt khác, nảy sinh khuynh hướng thương mại hoá các hoạt động
văn hoá. Sản phẩm văn hoá độc hại không những có chiều hướng
gia tăng do nhập lậu từ nước ngoài, mà còn được sản xuất ngay
trong nước; lối sống chạy theo đồng tiền… ảnh hưởng đến sự phát
triển nhân cách của con người, đặc biệt là lớp trẻ, tác động xấu đến
truyền thống văn hoá của dân tộc.
Ý 7. Do ý đồ của một số cường quốc muốn áp đặt những giá trị
văn hoá cho các dân tộc khác dựa trên sức mạnh của công nghệ
thông tin, nên nguy cơ về sự đồng nhất hoá các hệ giá trị văn hoá
đang đe doạ, làm hạn chế khả năng sáng tạo, sự đa dạng của các
nền văn hoá; việc truyền bá lối sống bạo lực, phi luân, vô chính phủ,

đề cao dục vọng và chủ nghĩa cá nhân… đặt chúng ta trước những
thách thức không thể xem thường.


Câu 3 (2 điểm)
Anh (chị) hãy nêu nội dung quản lý nhà nước và những quy
định cấm được quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày
05/10/2012 của Chính phủ.

Có 2 ý lớn,
– Ý I, có 6 ý, mỗi ý được 0,15 điểm.
– Ý II, có 5 ý,
+ Ý 1, 4, 5 mỗi ý được 0,15 điểm
+ Ý 2, có 6 ý nhỏ, nêu đủ 6 ý được 0,4 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,1
điểm.
+ Ý 3, có 3 ý nhỏ, nêu đủ 3 ý được 0,25 điểm, thiếu mỗi ý trừ
0,1 điểm.

Ý I. Nội dung quản lý nhà nước
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách pháp
luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu
hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
2. Quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng,
phát triển nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhà nước
về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người
mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân
khấu.



3. Quản lý hợp tác quốc tế về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn
thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi
âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
4. Cấp, thu hồi giấy phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm,
ghi hình ca múa nhạc, sân khấu trên lãnh thổ Việt Nam hoặc từ Việt
Nam ra nước ngoài.
5. Thực hiện công tác khen thưởng đối với biểu diễn nghệ
thuật, tổ chức liên hoan, hội thi về biểu diễn nghệ thuật chuyên
nghiệp.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi
người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình
ca múa nhạc, sân khấu.

Ý II. Những quy định cấm
1. Vi phạm các quy định tại Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa
và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị
định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính
phủ.
2. Đối với tổ chức, cá nhân biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ
thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu:
a) Thay đổi nội dung, thêm động tác diễn xuất khác với nội
dung đã được phép biểu diễn;


b) Quảng cáo mạo danh nghệ sĩ, đoàn nghệ thuật; quảng cáo
người biểu diễn không đúng nội dung đã được cấp phép;
c) Sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù hợp với mục
đích, nội dung biểu diễn và thuần phong mỹ tục, truyền thống văn

hóa Việt Nam.
d) Sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu
diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn;
đ) Thực hiện hành vi thiếu văn hóa hoặc hành vi làm ảnh
hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại;
e) Tổ chức biểu diễn cho người đã bị cơ quan quản lý nhà
nước về văn hóa, thể thao và du lịch cấm biểu diễn.
3. Đối với tổ chức, cá nhân lưu hành, kinh doanh bản ghi âm,
ghi hình ca múa nhạc, sân khấu:
a) Thêm, bớt hình ảnh hoặc âm thanh làm thay đổi nội dung
bản ghi âm, ghi hình đang được phép lưu hành;
b) Nhân bản bản ghi âm, ghi hình cấm lưu hành hoặc đã có
quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;
c) Nhân bản bản ghi âm, ghi hình mà không được sự đồng ý
của chủ sở hữu bản quyền.
4. Phổ biến tác phẩm nghệ thuật có nội dung không phù hợp
với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc.
5. Vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả và
quyền liên quan.
Câu 4 (2 điểm)


Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trong lĩnh vực di sản văn hoá; thể thao thành tích cao và thể thao
chuyên nghiệp; du lịch tại Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLTBVHTTDL-BNV ngày 06/06/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch- Bộ Nội vụ được quy định như thế nào?

Có 3 ý,
– Ý 1, có 9 ý, nêu đủ 9 ý được 0,7 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,1
điểm.

– Ý 2, có 5 ý, mỗi ý được 0,1 điểm.
– Ý 3, có 10 ý, nêu đủ 10 ý được 0,8 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,1
điểm.
Ý 1. Về di sản văn hoá:
a) Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử
dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá tri di sản văn hoá tại
địa phương sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ
và phục hồi di tích thuộc địa phương quản lý sau khi được phê duyệt;
c) Tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ
di sản văn hoá phi vật thể thuộc địa bàn tỉnh;
d) Hướng dẫn thủ tục và cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di
sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh cho tổ chức, cá nhân nước
ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;


đ) Tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di
tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn tỉnh;
e) Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài
khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh có khả năng ảnh hưởng đến cảnh
quan, môi trường của di tích;
g) Tổ chức việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở địa phương theo
quy định của pháp luật;
h) Đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
trong phạm vi tỉnh; cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia thuộc bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân;
i) Quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy
giá trị di sản văn hoá, lễ hội truyền thống, tính gưỡng gắn vớí di tích,
nhân vật lịch sử tại địa phương.

Ý 2. Về thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện
vận động viên; kế hoạch thi đấu các đội tuyển thể thao của tỉnh sau
khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức thực hiện Đại hội Thể dục thể thao cấp tỉnh, các giải
thi đấu quốc gia, khu vực và quốc tế sau khi được cấp có thẩm
quyền giao và phê duyệt;
c) Tổ chức thực hiện chế độ đặc thù đối với huấn luyện viên,
trọng tài, vận động viên của tỉnh trong các hoạt động thi đấu thể dục,
thể thao sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định
của pháp luật;


d) Tổ chức kiểm tra các điều kiện kinh doanh của câu lạc bộ
thể thao chuyên nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể
thao; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể
thao cho câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và doanh nghiệp kinh
doanh hoạt động thể thao theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh và theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện quyết định phong cấp cho vận động viên, huấn
luyện viên, trọng tài thể thao thuộc thẩm quyền quản lý của Sở.
Ý 3. Về du lịch :
a) Tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt,
b) Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ
sở dữ liệu tài nguyên du lịch của tỉnh theo Quy chế của Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch;
c) Thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử
dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu
du lịch, điểm du lịch của tỉnh;
d) Tổ chức lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch địa

phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương; công bố
sau khi có quyết định công nhận;
đ) Cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép
thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài
đặt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo phân cấp,
uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;


e) Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép
kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
theo quy định của pháp luật.
g) Quyết định xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn, làng
du lịch, hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch; hạng
đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà
nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du
lịch khác;
h) Thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du
lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du
lịch, đô thị du lịch;
i) Tổ chức cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch;
cấp, thu hồi giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
k) Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và tổ chức
thực hiện chương trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo,
triển lãm du lịch của địa phương sau khi được phê duyệt.
Câu 5 (2 điểm)
Anh (chị) hãy nêu mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao
hiệu quả đào tạo tài năng thể thao, góp phần phát triển thể thao
thành tích cao trong Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 26/6/2012 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về tăng cường sự lãnh đạo

của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục – thể thao đến
năm 2020.
Có 2 ý,


– Ý 1, có 3 ý, mỗi ý được 0,2 điểm.
– Ý 2, có 8 ý, nêu đủ 8 ý được 1,4 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15
điểm.
Ý 1. Mục tiêu
– Hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất
lượng đội ngũ, tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất làm nền tảng để
phát triển mạnh mẽ, bền vững sự nghiệp thể dục thể thao của tỉnh.
– Phấn đấu đến năm 2020, có 40% dân số tham gia tập thể
dục thể thao; 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân
thể; 55 – 60% trường học có sân chơi, bãi tập; 80 – 90% huyện, thị
xã có sân vận động, nhà tập, bể bơi.
– Phấn đấu đưa thể dục – thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế luôn là
một trong những tỉnh nằm trong tốp đầu khu vực miền Trung và đạt
thứ hạng 15 – 20 của cả nước; thể thao thành tích cao nằm trong tốp
10 của cả nước.
Ý 2. Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo tài năng
thể thao, góp phần phát triển thể thao thành tích cao
– Xây dựng chiến lược phát triển thể thao thành tích cao đến
năm 2020 nhằm phát triển thể thao thành tích cao ổn định, vững
chắc; đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên có phẩm chất đạo đức,
có trình độ chuyên môn cao; phấn đấu đạt thứ hạng cao, là một trong
mười đơn vị dẫn đầu trong các kỳ Đại hội thể dục – thể thao toàn
quốc. Đóng góp nhiều vận động viên cho các đội tuyển quốc gia và
phấn đấu đạt thành tích cao tại các giải thể thao khu vực Đông Nam
Á, châu Á và quốc tế.



– Dành nguồn lực thích đáng để hoàn thiện hệ thống tuyển
chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp
kế cận làm tiền đề để duy trì, phát triển thành tích thể thao ở các bộ
môn có tiềm năng và lợi thế.
– Xây dựng Trung tâm huấn luyện, đào tạo vận động viên thể
thao thành tích cao cấp tỉnh. Củng cố phát triển các lớp năng khiếu
với quy mô phù hợp để phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu và tài
năng thể dục – thể thao.
– Tranh thủ sự giúp đỡ của các trung tâm huấn luyện thể thao
quốc gia, phối hợp với các tỉnh có thế mạnh từng môn thể thao để
đào tạo vận động viên.
– Cử các huấn luyện viên tham gia các khoá học, bồi dưỡng
nâng cao trình độ và cập nhật những kiến thức mới; tạo điều kiện
thuận lợi cho các huấn luyện viên, vận động viên có năng lực và triển
vọng ra nước ngoài học tập và tập luyện để nâng cao trình độ huấn
luyện và thành tích thi đấu.
– Có chính sách thu hút những huấn luyện viên, vận động viên
giỏi trong nước và nước ngoài cho các môn thể thao trọng điểm, có
thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là môn bóng đá.
– Xây dựng quy hoạch dài hạn phát triển bóng đá của tỉnh.
Tăng cường kinh phí đầu tư cho bộ môn bóng đá để duy trì thường
xuyên các tuyến U13, U15, U17, U19, U21 và đội bóng đá Huế.
Khuyến khích, vận động các doanh nghiệp tiếp nhận và đầu tư đội
bóng đá Huế theo hướng câu lạc bộ chuyên nghiệp để đội bóng sớm


thăng hạng, lên tham gia giải bóng đá hạng nhất trước năm 2015 và
giải bóng đá chuyên nghiệp chậm nhất vào năm 2020.

– Có chính sách về chế độ dinh dưỡng cho vận động viên thể
thao thành tích cao phù hợp với thực tiễn. Có chính sách ưu đãi về
lương, thưởng, học tập, bố trí việc làm, chữa trị chấn thương cho các
huấn luyện viên, vận động viên xuất sắc, tiêu biểu.



×