Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Ôn thi công chức Đề thi và đáp án môn chuyên ngành tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.62 KB, 14 trang )

Đề thi và đáp án môn chuyên ngành Tư pháp
thi công chức tỉnh Thừa Thiên Huế 2013
ĐÁP ÁN
Môn thi viết: Chuyên ngành Tư pháp
Câu 1 (2 điểm).
Lý lịch tư pháp là gì? Hãy nêu nguyên tắc quản lý, đối tượng
quản lý và trách nhiệm cung cấp thông tin lý lịch tư pháp quy định tại
Luật Lý lịch tư pháp năm 2009?
Có 4 ý,
– Ý I, được 0,25 điểm
– Ý II, có 3 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,25 điểm
– Ý III, có 3 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,25 điểm
– Ý IV, được 0,25 điểm
Ý I. Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án
bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức
vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp
doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Ý II. Nguyên tắc quản lý lý lịch tư pháp
1. Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định
hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; quyết định của Tòa án
tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đã có hiệu lực pháp
luật.


2. Bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân.
3. Thông tin lý lịch tư pháp phải được cung cấp, tiếp nhận, cập
nhật, xử lý đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại
Luật này. Cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp chịu trách nhiệm về tính
chính xác của thông tin trong Phiếu lý lịch tư pháp.
Ý III. Đối tượng quản lý lý lịch tư pháp


1. Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có
hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích
lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về
tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi
có lại.
2. Người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án
hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
3. Công dân Việt Nam , người nước ngoài bị Toà án Việt Nam
cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác
xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật.
Ý IV. Trách nhiệm cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan có
thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc
phòng và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp
thông tin lý lịch tư pháp đầy đủ, chính xác, đúng trình tự, thủ tục cho
cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật.
Câu 2 (2 điểm).


Luật Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định Phiếu lý lịch tư
pháp số 1, Phiếu lý lịch tư pháp số 2 có những nội dung gì?
Có 2 ý
– Ý I, có 3 ý
+ Ý 1, được 0,2 điểm
+ Ý 2, có 3 ý nhỏ, nêu đủ 3 ý được 0,5 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,2
điểm
+ Ý 3, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm
– Ý II, có 3 ý

+ Ý 1, được 0,2 điểm
+ Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm
+ Ý 3, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm
Ý I. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1
1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch,
nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người
được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Tình trạng án tích:
a) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”.
Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì
ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
b) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án
tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;


c) Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã
được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý
doanh nghiệp, hợp tác xã:
a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập,
quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản
thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh
nghiệp, hợp tác xã”;
b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý
doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi
chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý
doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì
nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
Ý II. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2

1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch,
nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha,
mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Tình trạng án tích:
a) Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;
b) Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được
xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng,
năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều


khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa
vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì
thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý
doanh nghiệp, hợp tác xã:
a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập,
quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản
thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh
nghiệp, hợp tác xã”;
b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý
doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi
chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý
doanh nghiệp, hợp tác xã.
Câu 3 (2 điểm).
Trình bày mục đích và nội dung kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010
của Chính phủ.
Có 2 ý:
– Ý I, được 0,4 điểm;

– Ý II, có 3 ý:
+ Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm
+ Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm
+ Ý 3, có 4 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm


+ Ý 4, được 0,2 điểm
Ý I. Mục đích kiểm tra văn bản
Việc kiểm tra văn bản được tiến hành nhằm phát hiện những
nội dung trái pháp luật của văn bản để kịp thời đình chỉ việc thi hành,
hủy bỏ, bãi bỏ, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất
của hệ thống pháp luật, đồng thời, kiến nghị cơ quan, người có thẩm
quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, người đã ban hành văn
bản trái pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Ý II. Nội dung kiểm tra văn bản
Nội dung kiểm tra văn bản là việc xem xét, đánh giá và kết luận
về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản theo các nội dung được quy
định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6
năm 2008 (sau đây gọi tắt là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật) và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004 (sau đây gọi
tắt là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân).
Văn bản hợp hiến, hợp pháp là văn bản bảo đảm đủ các điều
kiện sau đây:
1. Ban hành đúng căn cứ pháp lý.
a) Có căn cứ pháp lý cho việc ban hành;
b) Những văn bản làm căn cứ pháp lý đó đã được ký ban hành,
thông qua vào thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra.



2. Ban hành đúng thẩm quyền.
Thẩm quyền ban hành văn bản bao gồm: thẩm quyền về hình
thức và thẩm quyền về nội dung.
a) Thẩm quyền về hình thức là việc cơ quan, người có thẩm
quyền ban hành văn bản theo đúng hình thức đã được quy định tại
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
b) Thẩm quyền về nội dung là việc cơ quan, người có thẩm
quyền ban hành văn bản phù hợp với thẩm quyền của mình theo quy
định của pháp luật.
3) Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật.
a) Văn bản được ban hành theo thẩm quyền phải phù hợp với
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ ban hành và các văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên;
b) Văn bản quy phạm pháp luật không quy định lại các nội dung
đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác và bảo
đảm thống nhất giữa văn bản hiện hành với văn bản mới được ban
hành của cùng một cơ quan;
c) Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác
ban hành phải phù hợp với văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực đó;


d) Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân phải phù hợp với
nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Văn bản do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban
hành phải bảo đảm yêu cầu không làm cản trở việc thực hiện điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Văn bản được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thể thức và
kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật.
Câu 4 (2 điểm).
“Bản chính” và “Bản sao” được hiểu thế nào? Hãy nêu thẩm
quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ
bản chính, chứng thực chữ ký quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐCP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày
18/5/2012 của Chính phủ?
Có 3 ý:
– Ý I, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm
– Ý II, được 0,2 điểm
– Ý III, có 4 ý:
+ Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm
+ Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm
+ Ý 3, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm
+ Ý 4, được 0,2 điểm
Ý I. Giải thích từ ngữ:


1. “Bản chính” là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp
lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu và
chứng thực bản sao.
2. “Bản sao” là bản chụp, bản in, bản đánh máy, bản đánh máy
vi tính hoặc bản viết tay có nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc
hoặc bản chính.
Ý II. Thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc
Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách
nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc.

Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc
cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
Việc cấp bản sao từ sổ gốc các giấy tờ hộ tịch được thực hiện
theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12
năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
Ý III. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ
bản chính, chứng thực chữ ký
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi là Phòng Tư pháp cấp huyện) có thẩm quyền và trách
nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng
tiếng nước ngoài;
b) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn
bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng


nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng
nước ngoài;
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện thực
hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 1 Điều này và đóng
dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban
nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng
tiếng Việt;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng
Việt.
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện
chứng thực các việc theo quy định tại khoản 2 Điều này và đóng dấu
của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) có thẩm quyền và trách
nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng
tiếng Việt và tiếng nước ngoài;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng
Việt hoặc tiếng nước ngoài; chữ ký người dịch trong các bản dịch từ
tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước
ngoài.


Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao của Cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chứng thực các việc theo thẩm
quyền và đóng dấu của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
4. Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chữ ký quy
định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu
chứng thực.
Câu 5 (2 điểm).
Anh (chị) hãy nêu quy định tổ chức Pháp chế ở cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tiêu chuẩn, chế độ của
người làm công tác pháp chế được quy định tại Nghị định số
55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ ?
Có 2 ý:
– Ý I: có 3 ý
+ Ý 1: có 14 ý nhỏ, nêu đủ 14 ý nhỏ được 0,7 điểm, thiếu mỗi ý
nhỏ trừ 0,05 điểm
+ Ý 2 và ý 3 mỗi ý được 0,15 điểm
– Ý II: có 3 ý
+ Ý 1: có 3 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm

+ Ý 2 và ý 3 mỗi ý được 0,2 điểm
Ý I. Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh
1. Phòng Pháp chế được thành lập ở các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau đây:


a) Sở Nội vụ;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư;
c) Sở Tài chính;
d) Sở Công Thương;
đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
e) Sở Giao thông vận tải;
g) Sở Xây dựng;
h) Sở Tài nguyên và Môi trường;
i) Sở Thông tin và Truyền thông;
k) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
l) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
m) Sở Khoa học và Công nghệ;
n) Sở Giáo dục và Đào tạo;
0) Sở Y tế.
2. Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Phòng Pháp chế hoặc
quyết định việc bố trí công chức pháp chế chuyên trách ở các cơ
quan chuyên môn được thành lập theo đặc thù riêng của từng địa
phương và ở các cơ quan chuyên môn ngoài các cơ quan chuyên
môn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phòng Pháp chế, công chức pháp chế chuyên trách ở các
cơ quan chuyên môn chịu sự quản lý, kiểm tra về công tác pháp chế
của Sở Tư pháp và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ



trong công tác pháp chế của Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang
Bộ.
Ý II. Tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế
1. Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế
a) Công chức pháp chế quy định tại khoản 1 Điều 11 của Nghị
định này phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương,
có trình độ cử nhân luật trở lên.
Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 của Nghị định
này là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật
trở lên.
b) Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân
luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, căn cứ
vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định tại điểm
a và điểm b khoản này, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán
bộ pháp chế trong quân đội và công an nhân dân.
2. Công chức, cán bộ và viên chức pháp chế quy định tại
khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 11 được hưởng phụ cấp ưu đãi
theo nghề.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây
dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi
theo nghề đối với người làm công tác pháp chế.
3. Doanh nghiệp nhà nước có thể vận dụng tiêu chuẩn, chế độ
của người làm công tác pháp chế quy định tại khoản 1 và khoản 2


Điều này để lựa chọn, bố trí, sử dụng và quyết định chế độ đối với
nhân viên pháp chế.




×