Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Quy trình nghi lễ trong hôn nhân của người Mông ở Mường La, Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.15 KB, 87 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………2
PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………9
Chương 1: Tổng quan về người Mông ở Sơn La………………9
1.1 Địa bàn cư trú…………………………………………………9
1.2 Lịch sử tộc người và đặc điểm dân cư………………………..9
1.3 Văn hóa đảm bảo cuộc sống…………………………………14
1.4 Thiết chế xã hội (dòng họ, gia đình)………………………...18
1.5 Các thực hành tôn giáo tín ngưỡng…………………………..24
Chương 2: Quy trình nghi lễ hôn nhân trong xã hội cổ truyền của người
Mông……………………………………………………….32
2.1 Quan niệm về các nguyên tắc trong hôn nhân của người
Mông………………………………………………………………32
2.2 Quy trình nghi lễ hôn nhân………………………………….36
Chương 3: Vai trò, chức năng văn hóa - xã hội và sự biến đổi của các
nghi lễ trong hôn nhân………………………………………64
3.1 Chức năng văn hóa - xã hội của các nghi lễ trong hôn
Nhân………………………………………………………………64
3.2 Sự biến đổi trong các nghi lễ hôn nhân và các vấn đề đặt ra……..75
PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………….84
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………..87
PHỤ LỤC…………………………………………………………..90
1


Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Trong tác phẩm nổi tiếng "Các nghi lễ chuyển đổi" (Rite the
passage) xuất bản đầu tiên vào năm 1909 của nhà nhân học người Pháp
Arnold van Gennep, nghi lễ trong hôn nhân, cùng với các nghi lễ trong


chu kỳ đời người khác là sinh đẻ, thành đinh và tang ma, được coi là một
trong những loại nghi lễ quan trọng nhất trong chu kỳ một con người.
Ảnh hưởng hướng tiếp cận cấu trúc chức năng của người chú, đồng thời
cũng là nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp Emile Durkheim, các nghi
lễ trong hôn nhân, theo tác giả, có chức năng hết sức quan trọng trong
việc chuyển đổi vị thế của một cá nhân, cụ thể là cô dâu và chú rể, sang
một giai đoạn khác của cuộc đời. Thông qua hàng loạt các quy trình nghi
lễ khác nhau được thực hiện dưới sự chứng giám của thần linh, của ông
bà tổ tiên, cùng với sự tham gia của các thành viên trong dòng họ và
cộng đồng, các cá nhân được hòa nhập vào một gia đình, một nhóm xã
hội mới.
Không chỉ có chức năng trong việc "chuyển đổi" vị thế của một cá
nhân, các nghi lễ trong hôn nhân cũng tạo ra các mạng lưới xã hội mới,
đặc biệt là các mối quan hệ thông gia giữa nhóm xã hội này và xã hội
khác trong và ngoài cộng đồng.
Dân tộc Mông là một dân tộc thiểu số cứ trú chủ yếu ở vùng miền
núi phía Bắc nước ta. Giống như ở các truyền thống văn hóa khác, hôn
nhân của người Mông cũng gắn liền với một hệ thống các nghi lễ phức
tạp như nghi lễ kéo vợ, nghi lễ dạm ngõ và các nghi lễ trong đám cưới.
Do áp đặt cách nhìn từ bên ngoài, nhiều tập tục trong hôn nhân của
2


người Mông ở Mường La, Sơn La nói riêng và người Mông ở Việt Nam
nói chung thường được hiểu một cách sai lệch, bị coi là "cổ hủ", "lạc
hậu" và do đó bị cấm hoặc tuyên truyền để xóa bỏ. Cách nhìn áp đặt,
mang tính định kiến này không chỉ xuất hiện trong các công trình nghiên
cứu, trên báo chí truyền thông mà còn được thể chế hóa. Điển hình là
Nghị định hướng dẫn thực hiện luật hôn nhân và giađình được Chính
phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2014. Trong Nghị định này, nhiều

nguyên tắc và nghi lễ quan trọng nhất trong hôn nhân của người Mông
như tục "kéo vợ", "thách cưới" và tục kết hôn sớm (thường được gọi là
tảo hôn) bị coi là "hủ tục" và vì vậy được khuyến khích xóa bỏ và cấm
thực hành.
Là một người hoạt động trong ngành văn hoá tại địa bàn, chúng
tôi thấy rằng các Nghị định, chính sách dựa trên các cách hiểu sai lệch về
hôn nhân của người Mông và các thực hành văn hoá khác nói chung đã
có khá nhiều tác động tiêu cực đến cuộc đời sống văn hoá xã hội của tộc
người. Vì vậy, việc hiểu đúng về giá trị và chức năng của nghi lễ trong
hôn nhân của người Mông nói riêng và thực hành văn hoá khác nói
chung, đặc biệt là từ quan điểm của người trong cuộc, là một việc làm
hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Xuất phát từ lý do này, chúng tôi chọn vấn đề "Quy trình nghi lễ trong
hôn nhân của người Mông ở Mường La, Sơn La" làm đề tài luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến ba mục đích:
1. Thông qua tư liệu điền dã và tư liệu của các công trình nghiên cứu có
liên quan, mô tả và trình bày chi tiết các nghi lễ trong hôn nhân của
người Mông.
3


2. Phân tích chức năng và giá trị của các nghi lễ này trong đời sống văn
hóa - xã hội của người Mông ở Sơn La từ quan điểm người trong cuộc.
3. Tìm hiểu sự biến đổi trong nghi lễ hôn nhân và xem xét sự tác động của
sự thay đổi này đối với cuộc sống văn hóa - xã hội của các cá nhân và cộng
đồng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là quy trình nghi lễ
hôn nhân của người Mông ở xã Chiềng Công, huyện Mường La, tỉnh

Sơn La.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã dân tộc
học, kết hợp giữa quan sát tham gia và phỏng vấn sâu, và phương pháp
phân tích, tổng hợp tư liệu.
- Phương pháp điền dã dân tộc học kết hợp giữa quan sát tham gia
và phỏng vấn sâu:
Với phương pháp này chúng tôi tham gia trực tiếp và đám cưới của
người Mông ở cả gia đình nhà nghèo, nhà có điều kiện và nhà theo đạo
với mục đích thu thập thông tin trực tiếp từ những người trong cuộc về
quan điểm, cách đánh giá và nhìn nhận của họ về đám cưới của người
Mông xưa và nay.
Chúng tôi tiến hành các cuộc phỏng vấn Chủ tịch xã, trưởng bản, đàn
ông và phụ nữ ở các độ tuổi khác nhau để có cái nhìn đa chiều về vấn đề
nghiên cứu của luận văn đặt ra.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tư liệu.

4


Chúng tôi tiến hành tổng hợp các tài liệu trong nước và nước ngoài
để làm cơ sở lý luận cho quá trình nghiên cứu. Tài liệu chủ yếu lấy từ
nguồn tư liệu của thư viện quốc gia Việt Nam, thư viện Sơn La, sở Văn
hóa tỉnh Sơn La và bảo tàng Dân tộc học Việt Nam,...Đây là các tài liệu
có độ xác thực, tin cậy cao, liên quan tới phong tục cưới hỏi của người
Mông.
Sau đó, chúng tôi thống kê, phân loại phân tích các tài liệu nhằm
làm sáng rõ từng luận điểm, khái quát thành đặc điểm cơ bản của tục
cưới hỏi của người Mông.
5. Lịch sử nghiên cứu

Người Mông ở Việt Nam, giống như nhiều tộc người thiểu số
khác, đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học Việt
Nam và quốc tế. Bên cạnh các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí
chuyên ngành về một thực hành văn hoá, xã hội cụ thể còn có các công
trình nghiên cứu mang tính khái quát về người Mông. Điển hình trong số
này là cuốn sách Người Mông ở Việt Nam của hai tác giả Hoàng Nam và
Cư Hoà Vần xuất bản năm 1994 và cuốn Người Hmông của tác giả Chu
Thái Sơn, xuất bản năm 2005. Dựa vào nguồn tư liệu lịch sử và dân tộc
học, các cuốn sách này đã giới thiệu một cách khái quát mọi mặt đời
sống xã hội của các nhóm Mông ở Việt Nam, từ lịch sử di cư, điều kiện
kinh tế cho đến các thực hành văn hoá và xã hội truyền thống.
Về nghi lễ hôn nhân của người Mông, ngoài các phần viết ngắn
trong các cuốn sách này còn có các công trình nghiên cứu chuyên khảo
về hôn nhân của của người Mông như: "Quan hệ hôn nhân của người
Mông ở Mường Lạn (Sốp Cộp, Sơn La)" của Giàng Bá Tủa, "Hình thức
cướp vợ trong hôn nhân của người Mông ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào
Cai" hay "Thực trạng kết hôn sớm của các dân tộc thiểu số tại Hà Giang"
5


của Hoàng Thị Tây Ninh. Tuy nhiên, do có cách nhìn khá định kiến, các
công trình nghiên cứu chuyên khảo này chưa cung cấp cho người đọc
một các mô tả và diễn giải sâu từ người trong cuộc về các thực hành nghi
lễ, mà chủ yếu phê phán các nghi thức quan trọng như "tảo hôn" và
"cướp vợ" của họ.
Ngoài tìm hiểu về lễ cưới của người Mông, chúng tôi còn điểm
luận về các công trình nghiên cứu về lễ cưới của nhiều dân tộc khác để
làm nền tảng lý luận cho luận văn của mình. Trong các bài viết này, có
thể nhắc đến một số công trình cũng có hướng nghiên cứu về nghi lễ hôn
nhân như:"Nghi lễ cưới xin của người Mơ nông Gar - truyền thống và

biến đổi" của Lê Thị Việt Anh, hay "Biến đối trong hôn nhân của người
Chăm Hồi giáo tỉnh An Giang" của Đoàn Việt, "Hôn nhân và cưới xin
của người Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái" của
Trần Thị Thảo. Đây đều là những công trình nghiên cứu về truyền thống
và biến đổi trong hôn nhân của những tộc người tuy nhiên trong những
đám cưới của những tộc người này thì các nghi lễ cưới xin của họ không
bị cấm đoán như của người Mông hiện nay. Vì vậy mà lý do nghiên cứu
của họ không đi lý giải chức năng và giá trị của quy trình nghi lễ để xóa
bỏ những định kiến về những tục cưới hỏi.
Như vậy, qua việc tìm hiểu các công trình, bài viết về người Mông,
chúng tôi khẳng định: hiện giờ chưa có công trình nào đi sâu vào tìm
hiểu về nghi lễ cưới xin của người Mông ở Sơn La. Xuất phát từ đó,
chúng tôi chọn vấn đề "Quy trình nghi lễ trong hôn nhân của người
Mông ở Mường La, Sơn La" để mong đưa ra cái nhìn toàn diện về nghi
lễ đặc biệt này của người Mông Sơn La.
5. Kết cấu của luận văn
6


Chương 1: Tổng quan về người Mông ở Sơn La.
1.1 Địa bàn cư trú.
1.2 Lịch sử tộc người và đặc điểm dân cư.
1.3 Văn hóa đảm bảo cuộc sống.
1.4 Thiết chế xã hội (dòng họ, gia đình).
1.5 Các thực hành tôn giáo tín ngưỡng.
Chương 2: Quy trình nghi lễ hôn nhân trong xã hội cổ truyền của
người Mông
2.1 Quan niệm về các nguyên tắc trong hôn nhân của người Mông.
2.2 Quy trình nghi lễ hôn nhân.
2.2.1 Giai đoạn 1: Tìm hiểu, "đưa vợ" về nhà.

2.2.2 Giai đoạn 2: Dạm ngõ, ăn hỏi.
2.2.3 Giai đoạn 3: Lễ cưới, rước dâu.
Chương 3: Vai trò, chức năng văn hóa - xã hội của các nghi lễ
trong hôn nhân
3.1 Kéo vợ.
3.2 Thách cưới.
3.3 Thông gia.
3.2 Sự biến đổi trong các nghi lễ hôn nhân và các vấn đề đặt ra.
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MÔNG Ở SƠN LA

1.1 Địa bàn cư trú
8


Người Mông ở Sơn La thường cư trú trên các vùng núi cao nên giao
thông đi lại khó khăn. Tuy nhiên, đây là vùng giáp ranh tuyến biên giới
Việt - Lào nên vùng đất này giữ vị trí địa lý quan trọng về an ninh, quốc
phòng. Đồng thời do tập quán canh tác trên đất dốc ở vùng núi cao nên
vị trí cư trú này càng thích hợp với người Mông. Nó làm người Mông có
những nét đẹp riêng trong bản sắc văn hóa, phong tục tập quán mà không
dân tộc nào có được.
Huyện Mường La của Sơn La là một địa bàn cư trú tiêu biểu của
người Mông. Huyện nằm ở vùng có độ cao bình quân tới 500–700 m.
Thêm vào đó là nhiều dãy núi hiểm trở và cao. Huyện còn có con sông

Đà chảy qua. Ngoài ra, hệ thống sông suối lớn nhỏ chằng chịt, khác
nhau như Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai,..cũng làm địa hình huyện trở
nên phức tạp. Trên địa bàn huyện còn có thủy điện Sơn La. Đây là công
trình nhân tạo nhưng góp phần làm thay đổi địa hình của vùng khá nhiều.
Nó chiếm một phần không nhỏ diện tích toàn huyện. Trong các xã của
huyện, có nhiều xã được coi là nóc nhà của Sơn La, như xã Chiềng
Công. Đây là một xã vùng 3, một xã cao nhất huyện Mường La với khí
hậu quanh năm sương mù lạnh, khung cảnh đầy thử thách với những ai
muốn khám phá những nẻo đường của Tổ quốc. Xã cách trung tâm
huyện khoảng 35km về phía nam. Địa bàn của xã có nhiều đồi, núi, dông
khe chia cắt tạo thành nhiều dãy núi với nhiều đỉnh cao từ khoảng
1500m so với mặt nước biển.
1.2 Lịch sử tộc người và đặc điểm dân cư
Lịch sử di cư của người Mông đến Việt Nam kéo dài từ thế kỷ
XVII đến đầu thế kỷ XX [3,16]. Trong đồng bào còn lưu truyền nhiều
câu chuyện rằng Việt Nam là nơi nhiều đất đai màu mỡ, dễ làm ăn, nơi
có quả bí to như cái vạc mà lợn rừng có thể khoét lỗ chui vào đó để đẻ,
9


làm tổ và lấy đó làm thức ăn nuôi sống lợn mẹ lợn con. Do vậy, người
Mông đã tìm đến đây và xây dựng buôn làng với đời sống văn hóa phong
phú, kinh tế ổn định cho con cháu mai sau tiếp tục sinh cơ lập nghiệp.
Bàn về nguồn gốc dân tộc Mông, cho đến nay còn nhiều ý kiến
trái ngược nhau. Một số tác giả người Phương Tây, mà đại diện tiêu biểu
là Savina trong “Lịch sử dân tộc Mèo” cho rằng "dân tộc Mông có lịch
sử hình thành từ phương Bắc, nền văn minh của dân tộc này là văn minh
di cư từ phương Bắc, không phải là văn minh bản địa" [9,4]. Nhưng
nhóm tác giải Cư Hòa Vần và Hoàng Nam trong “Dân tộc Mông ở Việt
Nam” lại cho rằng "dân tộc Mông có nguồn gốc từ phương Đông thuộc

nhân chủng Mongoloit" [7,8].
Người Mông ở Việt Nam là một trong những dân tộc sinh sống
sớm nhất ở vùng núi cao. Lịch sử thiên di của người Mông vào Việt Nam
gắn liền với quá trình đi tìm nơi sinh sống ổn định. Theo các nhà dân tộc
học, người Mông di cư vào Việt Nam có 3 đợt thiên di lớn: Đợt thiên di
đầu tiên của người Mông đến Hà Giang có khoảng 80 gia đình vào
khoảng cuối thế kỷ 18. Đợt thiên di thứ 2 và thứ 3 xảy ra vào cuối thế kỷ
19 cho đến đầu thế kỷ 20 [7,12]. Trong những năm gần đây, do chính
sách định canh định cư của Nhà nước cùng với sự hỗ trợ của các ban
ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương thì đời sống của người Mông
đã được tăng lên nên tình trạng di chuyển cư tự do đã có phần hạn chế,
đời sống của ngừoi Mông đã ổn định hơn so với trước đây. Hiện nay,
trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam là một quốc gia có số người
Mông sinh sống đông nhất và tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc.
Dân tộc Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao với nhiều nhánh
được gọi tên là: Mông Hoa(Mông Lềnh), Mông Đỏ (Mông Sí), Mông
Trắng( Mông Đơ), Mông Đen(Mông Du), Hiện nay, người Mông là dân
10


tộc có dân số đứng thứ 3 ở Sơn La, sau dân độc Thái và dân tộc Kinh
(Thái 54,76%, Kinh 18,42%, Mông 13%). Dân số người Mông có trên
182.220 người có mặt ở 600 bản, trên 122 xã, 11 huyện, thành phố ở tỉnh
Sơn La. Các bản của người Mông thường cư trú ở vùng cao (800m 1000m so với mực nước biển) quy mô bản nhỏ từ 20 - 50 hộ/ bản.
Tên của người Mông qua các thời kì và ở nhiều quốc gia khác nhau,
có nhiều tên gọi khác nhau về tộc người Mông, như: Miêu, Mèo, Mẹo,
HMong, Mông. Người Mông ở Việt Nam tự gọi dân tộc mình bằng tiếng
Mông là người Mông. Không bao giờ họ tự gọi mình là dân tộc HMong.
Tên dân tộc gọi theo tên mà dân tộc đó thường tự gọi và thừa nhận là
đúng nhất. Tại hội nghị Cốt cán dân tộc Mông năm 1978 do Ủy ban dân

tộc của Chính phủ chủ trì đã kiến nghị và được chấp nhận gọi là dân tộc
Mèo là dân tộc Mông.
Dân tộc Mông được coi là một cộng đồng đặc biệt với nhiều nét đặc
thù từ lịch sử tộc người cho đến nền văn hóa phát triển phong phú đạt
được nhiều dấu ấn và thành tựu. Trải qua nhiều thế kỷ gắn bó với đất
nước ta, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của người Mông đã
có một vị trí rất quan trọng trong việc giữ gìn truyền thống của dòng họ,
cố kết cộng đồng và đóng góp chung vào sự phát triển của nền văn hóa
Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Dân tộc Mông có nền văn hóa tinh
thần rất phong phú, nhất là văn hóa nghệ thuật đặc sắc, hiện nay văn hóa
ấy lại được bổ sung thêm yếu tố mới do không ít người theo đạo Tin
Lành. Ví dụ như xã Chiềng Công, đây là xã mới xuất hiện người theo
đạo với 122 hộ và 658 nhân khẩu chủ yếu là đạo Tin Lành. Tuy xã chỉ
có hai dân tộc nhưng văn hóa thì vô cùng đa dạng và phong phú, gìn
giữ và lưu truyền được nhiều nét văn hóa từ xưa . Thứ ba, ta phải nói
tớisinh hoạt văn hóa truyền thống của người Mông, sinh hoạt này thường
11


gắn liền với nội dung tín ngưỡng và góp phần củng cố quan hệ cộng
đồng, dòng họ dân tộc Mông. Ý thức về dòng họ là thể hiện đặc trưng
tính cách cộng đồng người Mông. Ý thức cộng đồng ấy cùng với vai trò
của trưởng tộc là điều kiện thuận lợi để phát huy sức mạnh cộng đồng
trong thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với
miền núi và dân tộc Mông.
Người Mông là một trong những dân tộc cư trú lâu đời trên đất
nước Việt Nam và trong suốt những năm tháng du nhập và tồn tại trên
đất nước Việt Nam dân tộc Mông đã thực sự để lại dấu ấn không hề mờ
nhạt trong ấn tượng của những con người dù chỉ một lần đặt chân tới
miền đất rừng thiêng nước độc Tây Bắc này. Có thể nói sự đặc biệt đến

từ ngay trang phục dân tộc, đây là những tác phẩm được se và thêu lên từ
những đôi bàn tay khéo léo của những nguời phụ nữ cần cù, chịu thương
chịu khó quanh năm gắn mình với bếp lửa và sau từ 2 - 3 năm khi sự cần
cù đó thành phẩm là những chiếc áo váy đẹp tuyệt được ví như là bản đồ
sống của người Mông những cánh bướm sặc sỡ trên những mỏm đá vùng
cao đã để lại những ấn tượng và những ấn tượng này cũng chính là hình
ảnh gắn liền khi nhắc đến nguời dân tộc Mông. Tiếp đến là âm nhạc của
người Mông được biết đến rõ nét nhất qua nhạc cụ khèn, khèn là một
nhạc cụ không thể thiếu của những chàng trai tài năng, muốn thể hiện
mình với những cô gái hay đơn giản chỉ là góp vui với đám hội. Chiếc
khèn với sự đặc biệt của mình từ cấu tạo, cách sử dụng và âm thanh phát
ra hòa quyện cùng với điệu múa khèn đặc trưng của người Mông đủ cho
thấy sự khác biệt và nét riêng của văn hóa tộc người,...
1.3 Văn hóa đảm bảo đời sống
1.3.1 Hoạt động kinh tế
12


Nhìn chung người Mông còn khó khăn, họ phổ biến đi theo kinh tế tự
nhiên, tự cung, tự cấp. Người mông Sơn La có câu châm ngôn: Mùa trí
pùa, pùa trí tùa (giàu có di cư thì nghèo, nghèo khó di cư thì chết). Họ là
chủ nhân của nền văn minh trồng trọt trên đất dốc và vùng núi cao, với
khi hậu ẩm, nhiệt đới ôn hòa. Trồng lúa nương đã trở thành nghề chính
của đồng bào Mông, người Mông đã mang kỹ thuật làm lúa nước vùng
thấp lên vùng cao, để hạn chế sự bào mòn của nước mưa, nhằm giữ
nước, tăng vụ, trên những sườn đồi. Điều kiện địa lý tự nhiên toàn núi
non hiểm trở, đất canh tác dốc, giao thông đi lại khó khăn ở đây đồng
bào Mông coi nông nghiệp nương rẫy làm nền tảng kinh tế vô cùng quan
trọng để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực chủ yếu nhất. Kinh tế
nương rẫy vừa bảo đảm nguồn cung cấp lương thực vừa đáp ứng các nhu

cầu về thực phẩm và vải lanh để mặc. Công cụ sản xuất chủ yếu trên
nương của đồng bào Mông là cái lưỡi cày và con dao phát, chiếc cuốc
xới, con trâu, con bò. Phương tiện vận chuyển hàng hóa chủ yếu là con
ngựa và cái lú cở. các giống cây, giống con được đồng bào Mông lựa
chọn kỹ lưỡng để bảo tồn giống từ năm này qua năm khác (ví dụ như
ngô giống treo thanh gác trong nhà, thành xà ngoài hiên và trên gác bếp)
bảo đảm tự cung tự cấp tại chỗ và luôn đạt chuẩn giống tốt. Nền kinh tế
tự cung tự cấp này đã biến mỗi gia đình trở thành một đơn vị kinh tế độc
lập trừ dầu hỏa và muối ăn phải trao đổi, mua bán mỗi gia đình Mông đã
nổi tiếng từ lâu với nhiều nghề thủ công như sáp ong, rèn đúc mang đậm
tính nghệ thuật và bản sắc văn hóa độc đáo.
Công đồng người Mông trong xã cũng giống như những cộng đồng
người Mông khác có kỹ thuật rèn dao, búa, cuốc, cào cỏ rất sắc bén và
kỹ thuật khoan nòng súng kíp rất khéo léo, dùng được lâu và nhiều người
yêu thích.
13


Do nhu cầu của đời sống kinh tế cũng như tín ngưỡng, tôn giáo chăn
nuôi gia súc là ngành rất phát triển của dân tộc Mông ở đây, nhất là kinh
nghiệm lựa chọn và chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà. Người Mông ăn nhiều
thịt mỡ lợn ( trong các đám tang, đám cưới thịt lợn là món ăn chủ đạo và
thường thịt mỡ nhiều hơn phần thịt nạc. Do một phần không khí lạnh nên
ăn mỡ sẽ giúp họ tích ấm). Ngoài ra, họ thường dùng rượu để cưới xin,
tang mà và tình cảm nhưng ít khi say (do họ thường hay uống đồng thời
tửu lượng tốt).
Sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động kinh tế và văn hóa được thể hiện
rất sinh động ở chợ phiên, nhất là ngày Tết Độc lập 2-9 hằng năm. Ngày
này được cộng đồng người Mông xã Chiềng Công cũng như cộng đồng
người Mông ở Sơn La rất mong đợi và yêu thích.

Nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương,
chính sách, nhiều chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa miền
núi. Nhờ vậy cuộc sống vật chất, tinh thần của đồng bào Mông được
nâng lên rõ rệt. Trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế ở dân tộc Mông
dần dần chuyển từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa và xuất hiện
những mô hình tốt như mô hình buôn bán váy, áo, vải bằng việc sản xuất
số lượng lớn và nhanh hơn họ đã dùng một máy chuyên dụng là máy
khâu thay cho khung dệt trước đây để đáp ứng nhu cầu mua bán số
lượng lớn và nhanh hơn trước đây.
1.3.2 Ẩm thực
Người Mông thường ăn ngày hai bữa, ngày mùa ba bữa. Bữa ăn
với các thực phẩm truyền thống có mèn mén (bột ngô đồ) hay cơm, rau
xào mỡ và canh. Mèn mén và Nậm pịa là hai món ăn đặc trưng nhất của
người Mông, tuy nhiên Mèn mén thì ăn quanh năm suốt tháng, là món
14


ăn dân dã, thường nhật chỉ là bằng gạo được đồ lên rồi giã nát sau đó để
lên gác bếp, khi ăn có thể đem xuống đồ lên cho nóng hoặc nướng lên,
còn Nậm pịa chỉ được chế biến khi mà gia đình có khách hoặc có việc,
món ăn này được nấu. Phụ nữ khéo léo làm các loại bánh bằng ngô bột,
gạo vào những ngày tết, ngày lễ. Vì bận công việc nương rẫy, hơn nữa
làm mèn mén mất nhiều thời gian nên người Mông thường đổ một chõ
đầy, đủ ăn cả ngày. Bình thường không có khách cả nhà người Mông
ngồi ăn chung, nếu có khách thì đàn ông và khách ăn trước ngồi trên
nhà chính, phụ nữ và trẻ em ăn sau ngồi ăn dưới bếp, vị trí này thể hiện
tôn ti trật tự trong gia đình, người phụ nữ quanh năm ngồi bên bếp lửa
làm những việc gia đình, còn việc lớn trong gia đình là việc của đàn
ông vì vậy mà chỗ ngồi trong nhà chính tương đương với tầm quan
trọng của người đàn ông, còn bếp là nơi gian phụ, cửa sau giành cho

phụ nữ làm những việc nhỏ nhặt. Người Mông còn có một món ăn
trong các phiên chợ, ngày hội, đó là món thắng cố, là món thịt thái to,
cả xương, lòng gia súc, thịt dê hoặc thịt bò hầm nhừ trong chảo ăn
nóng. Người Mông quen uống rượu ngô, rượu gạo, hút thuốc bằng điếu
cày. Đưa mời khách chiếc điếu do tự tay mình nạp thuốc là biểu hiện
tình cảm quý trọng.
1.3.3 Trang phục
Về mặc thì trang phục của người Mông rất sặc sỡ, đa dạng giữa
các nhóm: phụ nữ Mông Trắng trồng lanh, dệt vải lanh, váy màu trắng,
áo xẻ ngực, thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau. Cạo tóc, để chỏm, đội
khăn rộng vành; phụ nữ Mông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in
hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu,
để tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả; phụ nữ Mông Đen mặc váy bằng vải
chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực; phụ nữ Mông Xanh mặc váy
15


ống, phụ nữ Mông Xanh đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng
lược, trang trí trên y phục chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu
chủ yếu hình con ốc, hình vuông, hình quả trám, hình chữ thập. Trang
phục của người phụ nữ Mông thể hiện sự điệu đà, tinh tế nhưng cũng
không kém phần kín đáo. Bộ trang phục chỉ để hở duy nhất khuôn mặt
và đôi bàn chân, cổ tay và bắp chân đều được bó chặt vừa khít do khí
hậu ở vùng cao luôn khắc nghiệt với gió lạnh, sương mù cấu tạo trang
phục như vậy sẽ giúp họ giữ ấm được hai bộ phận luôn đón gió đầu tiên
trên cơ thể, đồng thời là hai bộ phận phải lao động nhiều nhất, họ nói
rằng "nó vất vả, phải bảo vệ và thương lấy nó, nó mà cứng mà đau thì
không làm việc được". Nam giới cũng như nữ giới mặc gọn nhẹ, riêng y
phục nữ giới có phần thêu, ghép vải cầu kì, có cả áo ngắn và áo dài, váy
màn xòe rộng tôn được vẻ đẹp của người phụ nữ tạo nên thẩm mỹ độc

đáo của dân tộc Mông.
Mái tóc người phụ nữ khi đã đi lấy chồng được cuộn tròn lên cùng
với sợi lanh là loại cây mà ta có thể dễ dàng bắt gặp trên đôi tay của
người phụ nữ Mông, họ se rồi lăn, rồi vê thành những lọn nhỏ để cuốn
cùng với tóc. Hoa tai, vòng cổ, vòng tay, đồng xu trang trí ở áo và váy là
sự thể hiện điều kiện kinh tế gia đình, gia đình càng có điều kiện thì hoa
tai, vòng cổ, đồng xu càng được họ trang trí lên cơ thể và trang phục
nhiều.
Trong những ngày lễ tết hay đám cưới, đám vui, ngày hội nào thì
trang phục để người Mông gồm cả nam lẫn nữ diện trên người chính là
trang phục đẹp nhất, thậm chí là trang phục mới đến với địa điểm đó, sự
thể hiện trang phục này có ý nghĩa rất lớn đối với không chỉ bản thân
những người tham gia mà còn với cả gia chủ (trong đám cưới) hay đối
với những người cùng tham gia. Ở đây, trang phục mới, tươi màu có ý
16


nghĩa vui vẻ, màu mỡ và ấm áp cho những người tiếp nhận nó chính vì
vậy mà không chỉ sự góp mặt, sự tham gia hay chúc tụng đem lại niềm
vui cho những người tiếp nhận ý nghĩa này mà bản thân cả cộng đồng
người Mông cùng cộng hưởng với nhau để không khí nơi mà họ có mặt
lúc nào cũng vui vẻ và ấm áp, để biết rằng cuộc sống của mọi người
quanh họ đang rất tốt.
1.3.4 Về nhà ở
Người Mông quần tụ trong từng bản vài chục nóc nhà.Cách xây
dựng nhà của người Mông tương đối đống nhất, nhà trệt ba gian hai trái,
có từ hai đến ba cửa nhưng đa số là mỗi nhà thường có 3 cửa trong đó 1
cửa ở giữa cửa này nhà nào cũng phải có, còn 2 của ở hai đầu hồi,
thường ngày mọi người trong gia đình chỉ đi hai cửa phụ đầu hồi, phụ nữ
"ở cữ" không đi qua gian đặt bàn thờ và cửa chính giữa. Gian giữa đặt

bàn thờ. Nhà khá giả thì cột gỗ, kê trên đá, mái lợp ngói, sàn gác lát ván.
Phổ biến nhà ở của người Mông bưng ván hay vách nứa, mái tranh.
Lương thực được cất trữ trên sàn gác. Một số nơi có nhà kho chứa lương
thực ở ngay cạnh nhà. Nền nhà không phải bằng gỗ như nhà sàn người
Thái hay xi măng của người Kinh mà phần lớn trên nền đất. Gỗ và đá là
hai nguồn tài nguyên quý đồng thời đây cũng là hai sản vật biểu trưng
cho sự hùng vĩ và phồn thịnh của núi rừng vì vậy mà người Mông dùng
hai biểu tượng này để đánh dấu sự phồn thịnh của gia đình mình và
không biết đã từ bao giờ, hình ảnh của chiếc cột gỗ và đá kê chân gỗ đã
trở thành gianh giới phân biệt giữa giàu và nghèo trong xã hội người
Mông. Trong một ngôi nhà truyền thống Mông, người Mông tâm niệm
gồm 7 vị thần thường trú trong nhà. Đó là: Thần Buồng ngủ (Đaz trôngx
peiv), Thần Bếp lò ( Đaz kror txok), Thần Cột chính (Ndêx đaz), Thần
Thổ địa (Xơv caz, yênhx caz), Thần Bếp phụ (Đaz kror chuz), Thần Cửa
17


trái (Đaz kror trôngx txuôk), Thần Cửa giữa (Đaz kror trôngx tas). Nhà
cửa là nơi để sinh hoạt ăn uống và hội họp gia đình, nhà của các trưởng
dòng họ là nơi bàn bạc mọi vấn đề quan trọng của dòng họ và của cả
bản. Đại đa số gia đình dân tộc Mông phòng ngủ của ông bà, bố mẹ, con
cái được bố trí riêng. Dân tộc Mông rất khắt khe nơi ngủ của con dâu,
em dâu. Ông, bố chồng, anh chồng không được vào phòng ngủ của con
dâu, em dâu ngược lại con dâu, em dâu cũng không được vào phòng ngủ
của ông, bố chồng, anh chồng. Đó là lời răn dạy của dân tộc Mông từ xa
xưa đến nay nhằm nhắc nhở các thành viên lớn trong gia đình sống trong
nguyên tắc lành mạnh, biết phân biệt ngôi thứ trong cùng một gia đình
hoặc một dòng họ.
4.1 Thiết chế xã hội
4.1.1 Dòng họ

Từ lâu đời, tâm lý cư trú theo dòng họ luôn là một đặc điểm văn
hóa của người Mông và địa vực cư trú chung là một yếu tố tạo nên sự cố
kết trong mối quan hệ kinh tế - xã hội của mỗi dòng họ Mông. Những
người đứng đầu dòng họ cùng các gia đình trong dòng họ "cùng mà nhà"
đã lựa chọn vùng đất làm ăn và sinh sống, tiến hành "khai sơn phá thạch"
vùng đất đai sinh sống của mình. Trong chế độ phong kiến đế quốc và áp
bức dân tộc, việc cư trú theo dùng họ là nhu cầu cần thiết để nương tựa
vào nhau, giúp đỡ và bảo vệ nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn. Mối quan
hệ cố kết dòng họ đó trong cư trú có ý nghĩa rất quan trọng với cuộc
sống vật chất và tinh thần của mỗi dòng họ Mông, giúp những người
cùng huyết thống quây quần với nhau và cùng nhau phát triển đúng
hướng đã và đang là yếu tố văn hóa để đảm bảo đoàn kết chặt chẽ và ổn
định cộng đồng trong điều kiện phát triển mới. Các dòng họ Mông cư trú
theo địa vực, nhưng dòng họ không có đất đai chung, không có ruộng đất
18


công, ruộng đất dành cho các chức danh như ta thấy ở nhiều dân tộc
khác.Và có một quy ước rất quan trọng mà họ phải kiêng kỵ rất chặt chẽ
đó là họ Giàng thì kiêng kỵ với quả tim của các loài động vật, họ Ly
kiêng kỵ với lá lách của mọi con vật, họ Lầu kiêng không ăn chim Đa
Lâu, họ Vàng Kiêng ăn quả xanh dùng cơm trong bữa cơm, họ Vàng quy
định con dâu không được ăn cơm cùng bố chồng, anh chồng và không
được vào buồng ngủ của bố mẹ chồng, họ Sùng quy định con dâu không
được trèo lên gác xép,..Người Mông có quan hệ dòng họ gần và dòng họ
xa tức cùng tên họ nhưng khác ma, nhưng vẫn coi là anh em cùng một tổ
tiên và có trách nhiệm thực hiện các hoạt động thờ cúng tổ tiên. Trong
dòng họ Thào ở Long Hẹ, ai cũng kể về ông tổ của mình là "ông Lử cõng
trâu" và "ông bẫy sư tử".
Trong dân tộc Mông, địa vực cư trú phổ biến chỉ có một dòng họ từ

ban đầu và về sau địa vực đó được mở rộng bởi các gia đình khác họ có
quan hệ thông gia cũng đến cộng cư nên mỗi Jao ( chòm xóm ) khi ổn
định thường có vài dòng họ cùng cơ trú với sự cố kết khá chặt chẽ theo
người già có uy tín và tổ chức chính trị - xã hội mà họ là thành viên. Để
duy trì sinh hoạt của Jao theo địa vực cư trú và tự quản, các dòng họ cử
một người có khả năng là Trưởng Jao và xây dựng quy ước chung dựa
trên các luật tục của dòng họ. Từ rất lâu, ý thức về tín ngưỡng thần
quyền, kinh tế, xã hội và nguồn gốc lịch sử ở cộng đồng các dòng họ
Mông đã được hình thành và phát triển tạo nên sự cố kết tự nhiên giữa
các dòng họ Mông để tồn tại. Ở các Jao Mông, luôn có mối quan hệ thân
thiện giữa các dòng họ và mọi thành viên đều có quyền sở hữu chung
mọi tài nguyên trong địa vực cư trú. Một trong những yếu tố quan trọng
tạo nên mối quan hệ thân thiết giữa các gia đình và giữa các dòng họ ở
dân tộc Mông là quan hệ hôn nhân. Khi đã có quan hệ thông gia, con trai
19


Mông gọi họ hàng bên mẹ và bên vợ mình là NeenhxxTsa (thân thích),
nếu rể tốt sẽ được NeenhxxTsa và dâu tốt sẽ được anh em dòng họ.
Cộng đồng láng giềng giữa các dòng họ Mông ở cùng một địa vực
cư trú, cùng một Jao đã góp phần quan trọng tao dựng, xây đắp khối đại
đoàn kết người Mông từ đời này qua đời khác. Để duy trì sinh hoạt của
jao theo địa vực cư trú và tự quản, các dòng họ cử một người có khả
năng làm Trưởng Jao (chòm xóm) và xây dựng quy ước chung dựa trên
các luật tục của dòng họ và hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở của các tổ
chức dòng họ. Dòng họ thực sự là một đơn vị xã hội có tổ chức tự quản
chặt chẽ trong nội bộ dòng họ với những luật tục quy định rõ quyền lợi
và trách nhiệm của các thành viên, là yếu tố quan trọng cấu thành nên xã
hội Jao ở người Mông và là một đặc điểm văn hóa hiếm thấy ở các dân
tộc khác, là một tín hiệu để mỗi thành viên cả dân tộc Mông nhận biết

nhau và tìm thấy những người thân thiết cùng tổ tiên trong mọi hoàn
cảnh sống.
Quan hệ dòng họ của người Mông được phân ra bốn loại là quan
hệ của những người cùng dòng họ nhưng khác ma; quan hệ của những
người cùng họ, cùng ma; quan hệ cùng chung huyết thống; quan hệ dòng
họ thông gia. Quan hệ những người cùng dòng họ nhưng khác ma đó là
những người cùng họ, khác nhau về cách bày bàn thờ, quản người chết
trong nhà, ma cửa, ma bò, cách bố trí mộ người chết...nhưng vẫn được
coi là dòng họ, coi là anh em cùng một tổ tiên.
Quan hệ của những người cùng họ, cùng ma rất chặt chẽ. Những
người này coi nhau là ruột thịt (từ cách bày bàn thờ cho đến các thủ tục
ma chay, bố trí mộ người chết đều giống nhau). Khi cưới xin, ma
chay..họ luôn tận tình giúp đỡ, họ còn đại diện cho nhau trong những vấn
đề có thương lượng, đền bù. Với họ gần của dân tộc Mông, chị em mang
20


thai ở khác nhà trong dòng họ hoặc có anh em chẳng may bị ốm nặng
không qua khỏi(chết) được phép đẻ và tổ chức đám tang trong nhà không
kiêng kỵ, không sợ tổ tiên trách cứ. Dân tộc Mông luôn coi trọng dòng
họ, trưởng dòng họ. Vì vậy, nếu muốn thay đổi trong các thủ tục ma
chay, cưới xin (bỏ cái này, thêm cái kia) thì phải chờ có thay đổi lớn
trong gia tộc chứ không tùy tiện thay đổi. Tóm lại đối với dân tộc Mông
những người cùng họ nhưng khác ma và dòng họ cùng họ, cùng ma, dân
tộc Mông quan niệm đã là dòng họ (kể cả họ xa, họ gần) dù ở bất cứ đâu,
xa mấy đời thì đều coi là anh em, nhưng không được thông gia với nhau,
đó là điều cấm kỵ được truyền từ xưa tới nay.
Quan hệ cùng chung huyết thống: là quan hệ giữa ông bà, bố mẹ,
chú bác, anh em ruột thịt trong gia đình cùng một cặp ông bà sinh ra.
Dân tộc Mông đã từ lâu có tập quán sống chung một gia đình có nhiều

các thế hệ theo kiểu "chế độ phụ quyền". Vì phụ nữ người Mông đã số là
hiền lành, ít nói, ít tiếp xúc xã hội và ít hiểu biết về mọi mặt (đặc biệt là
việc thờ cúng, quyết sách những vấn đề lớn trong gia đình) có phần hạn
chế nhất định so với nam giới nhưng cuộc sống vợ chồng lại rất tình cảm
gắn bó bên nhau, ít khi ly hôn.
Quan hệ dòng họ thông gia: là một quan hệ luôn được người
Mông duy trì, trân trọng và đề cao trong cuộc sống hàng ngày, người
Mông quan niệm dù khác họ, khác ma (tức là khác tổ tiên) nhưng nó
đóng vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu được nhằm thúc đẩy tình
cảm giữ hai bên nội, ngoại ngày càng khăng khít, gắn bó hơn. Quan hệ
thông gia không những chỉ lợi trước mắt mà còn duy trì sự sống còn về
giống nòi mãi mãi cho con cháu các thế hệ sau. Quan hệ này còn thể hiện
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã thân sinh ra ông bà, bố mẹ,
vợ hoặc các chú thím, chị dâu, em dâu và cháu dâu.Khi họ nhà gái đến
21


thăm nhà trai (bất cứ là ai trong nhà trai) phải chào đón niềm nở và tiếp
đón đàng hoàng, tử tế hơn hẳn những người bên nội.
4.1.2 Gia đình
Theo luật tục của người Mông, đất đai sản xuất lương thực, thực
phẩm luôn thuộc quyền sở hữu của từng gia đình. Đất sản xuất sẽ được
chia đều cho bố mẹ và từng người con trai khi các con trai trưởng thành
và được bố mẹ chấp nhận ra ở riêng. Trong thời gian các con còn nhỏ và
chưa có vợ, bố mẹ là người gánh vác mọi công việc và quản lý mọi gia
sản, còn con trai trưởng sau khi lấy vợ sẽ ở với bố mẹ đến khi các em
trưởng thành và có vợ. Người con trai út sẽ thừa hưởng toàn bộ gia sản
của bố mẹ và có trách nhiệm lớn nhất trong việc chăm sóc bố mẹ lúc tuổi
già. Trong quan hệ gia đình Mông và dòng họ Mông, mối quan hệ anh
em cùng cha mẹ cũng như anh em cùng một thế hệ chiếm một vị trí quan

trọng đặc biệt và ai nhìn thấy mặt trời trước thì người đó là anh, không ai
có thể quên cái gốc "cùng ma" của gia đình và dòng họ, tất cả đều phải
nghe lời anh cả và yêu thương người em út. Quan hệ đó được người
Mông đúc kết thành một câu châm ngôn nổi tiếng "anh chị như bố mẹ,
bố mẹ như trời đất" và "sống là người cùng dòng họ, chết là ma của dòng
họ, sống phải bảo vệ nhau, chết phải chôn cất cho nhau". Trong gia đình
mặc dù cùng sống chung nhiều thế hệ nhưng luôn đoàn kết, tôn trọng lẫn
nhau, ít tị nạnh trong công việc chung của gia đình. Mọi quyết định lớn
trong gia đình thuộc về ông ( nếu còn minh mẫn ), hoặc thuộc về bố
nhưng bình đẳng và được thông qua các thành viên trong gia đình. Gia
đình của nguyên tắc có tôn tri trật tự rất chặt chẽ trên, dưới rõ ràng.
Gia đình theo quan niệm của người Mông là những người thân
gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống cùng sống chung
dưới một nóc nhà. Và dưới mỗi nóc nhà của người Mông có thể có từ
22


một, hai, ba hoặc bốn thế hệ cùng chung cùng chung sống với nhau.
Trong xã hội Mông, con trai luôn là niềm tự hào, niềm tin của cha mẹ,
luôn là nguồn lao động chính đảm đương những công việc sản xuất nặng
nhọc nhất, còn phụ nữ và người già cao tuổi, trẻ em thì đảm nhận những
việc nhẹ nhàng hơn về sản xuất và nội trợ.
Người Mông có luật tục nghiêm khắc về hôn nhân, ốm đau và
chết, cụ thể là những người có quan hệ họ hàng gần và họ hàng xa thì
không được kết hôn, người khác dòng họ kể cả các chị em gái đã đi lấy
chồng không bao giờ được đẻ con và chết ở nhà mình. Đối với người
Mông, dòng họ cư trú tới đâu luật tục dòng họ quản đến đó, thể hiện sự
ràng buộc rất chặt chẽ của những người "cùng mà nhà". Sự cố kết đó ở
dòng họ người Mông vượt qua sự phân tán về địa bàn cư trú, sự chia cắt
bởi ranh giới về hành chính và lãnh thổ. Gia đình, dòng họ và quan hệ

dòng họ trong dân tộc Mông là một đơn vị xã hội thể hiện đầy đủ quyền
lợi và nghĩa vụ một cách tự nhiên của các thành viên kể cả khi vui, buồn.
5.1 Tín ngưỡng, tôn giáo
5.1.1 Một số thực hành tín ngưỡng tiêu biểu
Ở nước ta, hơn 90% dân số dân tộc Mông theo tín ngưỡng nguyên
thủy,đa thần, chịu ảnh hưởng của đạo giáo ngành phù thủy, trong đó đặc
biệt coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những người thân đã khuất,
những vị thần bản mệnh của cá nhân,của dòng họ và dân tộc Mông. Tín
ngưỡng, tôn giáo truyền thống có vai trò rất quan trọng trong sự cố kết
cộng đồng dòng họ nói riêng và cả dân tộc Mông nói chung. Thờ cúng tổ
tiên và một số vị thần (thần núi, thần mưa, thần hoả, thần cây, thần thủy,
v.v.) có ý nghĩa rất thiêng liêng, đặc biệt quan trọng để bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Mông. Tết Nguyên Đán của
23


người Mông được tổ chức sau 360 ngày là ngày lễ tết tổ tiên lớn nhất, là
dịp báo đáp công ơn đối với thần tổ tiên và sùng bái tổ tiên, là tập quán
đã trở thành giá trị văn hóa bền vững của dân tộc Mông. Người Mông có
những quan niệm triết học rất đặc biệt về thế giới và con người, về tổ
tiên và các ông tổ của mình. Người Mông có truyền thuyết về những vị
thần tạo nên thế giới, tổ tiên của loài người và tổ tiên của dân tộc Mông,
những vị thần đã dạy cách "làm ăn, làm uống" và "đường lý đường lẽ"
dẫn dắt dân tộc Mông. Tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống đó phản ánh
rất đậm nét mối quan hệ đồng tộc, dòng họ trong dân tộc Mông.
Trong các thực hành tín ngưỡng của người Mông nổi bật là thực
hành tín ngưỡng trong tang ma.Người Mông cho rằng, có hai thế giới
trong vũ trụ là thế giới trên mặt đất nơi con người sinh sống và thế giới
nơi ông Trời cùng các vị thần, trong đó có tổ tiên của Mông. Theo quan
niệm của người Mông, ông Chầy và bà Chầy đã tạo nên bầu trời và trái

đất, còn người Mông và loài người được sinh ra từ lòng đất. Người
Mông vốn là một dân tộc sống hạnh phúc vĩnh viễn ở trên đời, biết làm
ăn làm uống, có ruộng có nương, có người đứng đầu rất anh minh và tài
giỏi lãnh đạo đất nước. Cuộc sống hạnh phúc, vĩnh hằng đó đã làm cho
ông trời tức giận và quyết định đem đến người Mông và loại người bệnh
tật, ốm đau, già yếu, chết, khi chết xác về lòng đất, hồn vía về thần tiên,
người hiền tài thì được đầu thai sống tiếp kiếp mới. Trong quan niệm của
người Mông, người chết là do linh hồn đã rời bỏ thể xác và phần hồn là
quan trọng nhất nên lễ tang ma của người Mông luôn được tiến hành rất
nghiêm trang. Sự sống và cái chết tét thì theo quan niệm của người
Mông là một huyền thoại đã lý giải một phần cuộc đấu tranh của người
Mông đối với một thế lực siêu nhiên vô cùng mạnh mẽ và vì sao người
Mông không thờ cúng ông Trời. Cũng như quan niệm của nhiều dân tộc
24


khác, người Mông cho rằng khi chết có nghĩa người đó đã hoàn thành
phận sự ở thế giới mặt đất và được trở về với thế giới của tổ tiên. Tùy
tuổi tác, người hiền tài, người có công lao, khi chết sẽ được hội đồng
dòng họ quyết định thời gian để tang và số lượng trâu, bò, lợn được trao
tặng để dắt về với tổ tiên. Khi có người chết thì phải tổ chức lễ thức tang
ma, đánh trống thổi kèn suốt ngày đêm tỏ lòng thương tiếc và để người
đã chết được siêu độ. Theo luật tục người Mông, trong lễ tang ma của
người Mông thì "lễ chỉ đường" đưa người chết đi theo một con đường
với những địa danh cụ thể để từ đó lên với tổ tiên đang ở nơi thần tiên
trên trời là nghi lễ quan trọng nhất, mà giá trị của nó đã vượt qua cả yếu
tố tín ngưỡng, tôn giáo, trở thành câu chuyện thể hiện nhân sinh quan và
vũ trụ quan trong tang ma của dân tộc này. Sau khi thổi ba hồi tù hoặc ba
phát sung báo hiệu có người đã tắt thở, gia chủ của người chết phải thắp
ngay một nén hương lên bàn thờ tổ tiên biết là gia đình có một người với

tên họ cụ thể sẽ nhập về nơi tổ tiên và xin tổ tiên hãy đón người đó.
Người thầy khèn được hội đồng dòng họ lựa chọn sẽ tiến hành
thổi kèn làm "lễ chỉ đường" với 36 bài cúng để đưa hồn người chết về
với tổ tiên. "Lễ chỉ đường" là nghi thức rất quan trọng, rất đau buồn và
xúc động đối với gia đình người mất và dòng họ, cộng đồng. Bài cúng
"lễ chỉ đường" là lời diễn giải cho người đang sống và người đã chết
hiểu rõ vì sao có trái đất và có mặt trời, vì sao có loài người và có người
Mông sinh ra rồi lại chết đi, xác về lòng đất và linh hồn về với tổ tiên.
Sau lễ chỉ đường là các lễ treo trống tang, lễ đuổi giặc, lễ viếng, lễ đưa
người chết đi chôn cất...Thầy cúng sẽ mổ một con gà trống để "dẫn
đường" cho hồn người chết, dặn người chết cách trả lời khi gặp thần nhà
trời và nhờ thần nhà trời chỉ giúp đường về nơi tổ tiên đang cư trú là nơi
có cuộc sống vĩnh hằng. Trong một ngày, ban tổ chức tang lễ cúng ba lần
25


×