Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Đặc điểm tiểu thuyết Trần Dần dưới góc nhìn diễn ngôn nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.68 KB, 117 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
Mở đầu.................................................................................................................3
NỘI DUNG........................................................................................................12
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.......................................................12
1.1. Tiểu sử và con người Trần Dần..........................................................12
1.2. Văn nghiệp của Trần Dần...................................................................19
1.3. Diễn ngôn............................................................................................29
Chương 2. DIỄN NGÔN KỂ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA.....................43
TRẦN DẦN...................................................................................................43
2.1. Khái quát về diễn ngôn kể..................................................................43
2.2. Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Trần Dần..................................45
2.3. Một số đặc sắc cơ bản của diễn ngôn kể trong tiểu thuyết của Trần
Dần.............................................................................................................50
....................................................................................................................72
Tiểu kết chương 2......................................................................................73
Chương 3. DIỄN NGÔN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TRẦN
DẦN...............................................................................................................74
3.1. Khái quát về diễn ngôn thoại..............................................................74
3.2. Hệ thống nhân vật trong diễn ngôn thoại...........................................78
3.3. Một số đặc điểm cơ bản của diễn ngôn thoại trong tiểu thuyết của
Trần Dần....................................................................................................80

1


2


Mở đầu


1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong quá trình nghiên cứu văn học, chúng ta đã chú trọng tới ngôn
ngữ nghệ thuật song chỉ chú ý tới tính thẩm mĩ của ngôn từ mà chưa
quan tâm tới mối liên hệ giữa ngôn từ và ý thức xã hội. Nghiên cứu ngôn
ngữ văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng cần đi sâu vào tìm hiểu đặc
điểm ngôn ngữ một tác phẩm trong hoàn cảnh xã hội nhất định. Để giải
quyết điều này, lí thuyết về diễn ngôn ra đời. Ở đó, ta không chỉ nghiên
cứu ngôn từ mà còn nghiên cứu các quy tắc tư tưởng xã hội chìm sâu chi
phối quá trình sáng tác của nhà văn. Khái niệm diễn ngôn đã làm thay
đổi cách nhìn về ngôn ngữ. Ngôn ngữ không chỉ là công cụ phản ánh mà
chính là nội dung. Bởi vì thực tiễn diễn ngôn “nói” như thế nào không
chỉ phụ thuộc vào ngữ học mà còn phụ thuộc vào hệ thống tri thức hợp
thức và tính quyền lực của tri thức đó. Văn học trong từng giai đoạn lịch
sử chỉ được kiển tạo theo những hệ tri thức nhất định. Tìm hiểu đặc điểm
văn bản nghệ thuật của một tác giả theo góc nhìn diễn ngôn là một
hướng tiếp cận vừa mang tính chuyên sâu vừa mang tính liên ngành,
hiện nay đang được vận dụng khá phổ biến. Sự lựa chọn đề tài nghiên
cứu của chúng tôi xuất phát từ định hướng khoa học đó.
1.2. Trần Dần là một trong những tác giả thể hiện được cốt cách của
mình trong cả đời sống và văn học nghệ thuật. Ông sống giữa đời thì
“cứng cỏi ngay thẳng, không khoan nhượng với thế tục” (Trần Văn
Toàn), sống trong nghệ thuật thì dấn thân theo cung cách của một nhà
tiên phong đích thực. Có lẽ cũng vì khí phách ấy mà cả con người lẫn tác
phẩm của ông đều chịu không ít những hệ lụy, đắng cay. Đến nay, khi
một phần tác phẩm của ông đã bước ra ánh sáng, những tranh luận về
3


ông vẫn chưa chấm dứt. Những tác phẩm gần nửa thế kỉ có số phận là
“bản thảo nằm”, “tác phẩm trong ngăn kéo” được xuất bản đã gây nên

một cơn sốt trong văn chương. Dù trải qua nhiều thăng giáng trong số
phận, nhưng theo thời gian, càng ngày người ta càng nhận ra vị trí quan
trọng của “vị thủ lĩnh trong bóng tối” trong nền văn học Việt Nam hiện
đại. Tác phẩm của ông đưa lại một nguồn mạch mới cho nền văn học
nước nhà. Chính cái nguồn mạch mới này là một trong những lí do thu
hút chúng tôi tìm hiểu đề tài này. Sinh thời, Trần Dần viết một số cuốn
tiểu thuyết: Người người lớp lớp (in ngay sau giải phóng Thủ đô 1954),
Sứa (1960, viết về xã hội loài kiến), Cổng tỉnh (1994), Những ngã tư và
những cột đèn (1965 - 2011). Những tác phẩm đều được đánh giá cao
tạo trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Nó thể hiện sự chuyển mình
và tìm tòi những hình thức nghệ thuật của tác giả. Đọc và hiểu được
Trần Dần thực sự là một thách thức. Đây cũng là một thử thách và động
lực hấp dẫn người viết tìm hiểu đề tài này.
1.3. Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu tiếu thuyết Trần
Dần đại trên các phương diện thi pháp học, tự sự học, ngôn ngữ, phong
cách... nhưng nghiên cứu diễn ngôn tiểu thuyết thì hầu như chưa có. Việc
nghiên cứu diễn ngôn tiểu thuyết Trần Dần giúp ta tìm hiểu phong cách
thời đại, ý thức xã hội, cơ chể văn hóa, môi trường văn hóa của thời kì,
những nguyên tắc chi phối sáng tác trong từng giai đoạn của thể loại tiểu
thuyết. Từ đó, ta không chỉ cho ta thấy vẻ đẹp của ngôn ngữ trong hành
chức của nó mà còn góp phần tìm hiểu những nỗ lực cách tân của tác giả
Trần Dần trong một thể loại quan trọng của nền văn học.
Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đặc điểm tiểu
thuyết của Trần Dần dưới góc nhìn diễn ngôn nghệ thuật” với mong

4


muốn góp phần giải mã một tác phẩm chứa đựng những điều mới mẻ
trên nhiều phương diện, trong đó có diễn ngôn.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về diễn ngôn
Việc nghiên cứu về diễn ngôn còn rất mới mẻ nhưng nó thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cả bên ngôn ngữ học và văn
học.
2.l.1. Những ý kiến bàn về diễn ngôn trong nghiên cứu ngữ học và
văn học
Quan niệm về diễn ngôn ở ta được giới thiệu sớm nhất trong lĩnh
vực ngữ học. Có thể kể đến các công trình sau: Hệ thống liên kết văn
bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt
của Diệp Quang Ban, Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản của Diệp
Quang Ban, Phân tích diễn ngôn- một số vấn đề lí luận và phương pháp
của Nguyễn Hòa… Bên cạnh các công trình biên soạn và nghiên cứu về
diễn ngôn của các nhà ngôn ngữ học nước ngoài đã được dịch ra tiếng
Việt như: Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan, Phân tích
diễn ngôn của Gillian Brown, George Yule… Nhìn chung, về cơ bản
trong ngôn ngữ học, nghiên cứu diễn ngôn chính là nghiên cứu ngôn ngữ
trong việc thực hành chức năng giao tiếp của nó, nghiên cứu ngôn ngữ
đang hoạt động, ngôn ngữ sử dụng, trong ngữ cảnh.
Quan niệm về diễn ngôn cũng được đề cập đến một cách rải rác
trong một số tài liệu của khoa nghiên cứu văn học. Đầu tiên phải kể đến
những ý kiến bàn về diễn ngôn của các nhà nghiên cứu văn học nước
ngoài đã được dịch, giới thiệu như: Những vấn đề thi pháp
DDosstoievxki và Lí luận thi pháp tiểu thuyết của M. Bakhtin, Độ không
5


của lối viết và Những huyền thoại của R.Barthes, Các khái niệm và thuật
ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ
20 của I.P.Lin, Logic học về các thể loại văn học của Kate Hambuger,

Thi pháp văn xuôi và Dẫn luận về văn chương kì ảo của Tz. Todorov…
Ngoài ra, cũng phải kể đến những công trình nghiên cứu về diễn ngôn
của các nhà nghiên cứu văn học trong nước, Ở mảng tư liệu này về cơ
bản, ta thấy chủ yếu là những bài viết nhỏ, lẻ giới thiệu quan điểm của
các nhà nghiên cứu diễn ngôn nước ngoài (chủ yếu là quan niệm của
M.Foucault) hoặc vận dụng quan điểm của tác giả đó để phân tích các
hiện tượng văn học. Chẳng hạn như bài viết : Bản chất xã hội- thẩm mĩ
của ngôn từ văn học của Trần Đình Sử, Những bậc tiên phong của tư
duy hậu hiện đại của Phương Lựu, Diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi
hư cấu Viêt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 của Trần Văn Toàn, Thứ
nhận diện diễn ngôn hậu thực dân qua thực tiễn văn học Việt Nam thời
kì đổi mới của Đoàn Ánh Dương…. Nhìn chung, những ý kiến bàn về
diễn ngôn này còn ở tình trạnh tản mạn hoặc chủ yếu ở dạng thực hành
phân tích.
Trong nghiên cứu diễn ngôn ở tiểu thuyết, bài và công trình nghiên
cứu chưa nhiều. Những bài viết về vấn đề diễn ngôn của tiếu thuyết hiện
nay thì lại quá ít ỏi nếu không muốn nói là chưa có. Có lẽ vì khái niệm
diễn ngôn (discourse) chưa được giới thuyết rõ ràng nên mỗi nhà nghiên
cứu văn học lại hiểu theo một cách khác nhau. Nhìn chung, ban đầu các
nhà nghiên cứu văn học Việt Nam chủ yếu hiểu khái niệm diễn ngôn như
là khái niệm lời văn. Chính vì thế, khi bàn về diễn ngôn tiểu thuyết Việt
Nam hiện nay, họ mới chỉ dừng lại nghiên cứu khía cạnh lời văn, khía
cạnh ngôn từ là chủ yếu Đáng chú ý là những ý kiến bản về ngôn từ
trong Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 - khảo
6


sát trên nét lớn của Nguyễn Thị Bình. Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt
Nam thời kì đổi mới của Bích Thu. Tiểu thuyết đương đại của Bùi Việt
Thắng, Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn

1986 - 2006 của Mai Hài Oanh...Cũng vì chỉ dừng lại ở chỗ hiếu diễn
ngôn là ngôn từ, là lời văn nên phần lớn những ý kiến bản về ngôn từ
tiểu thuyết hiện nay thường nghiêng về mô tả mà có phần coi nhẹ việc
kiến giải.
2.2. Về tác giả Trần Dần
Hành trình sáng tạo của Trần Dần là một con đường thăng trầm,
và bản thân lịch sử nghiên cứu hay chính xác hơn là lịch sử đọc - hiểu
Trần Dần không khác gì một cuộc phiêu lưu mà đích của nó dường như
vẫn còn xa vời. Việc nghiên cứu tác phẩm của Trần Dần đã được đặt ra
từ lâu và có tính lịch sử. Thời kì từ sau vụ Nhân văn Giai phẩm đến
trước ngày đổi mới, sáng tác của Trần Dần chủ yếu được nhìn nhận như
một hiện tượng tiêu cực. Với lối phê bình xã hội học thô thiển, lấy chính
trị làm thước đo, những cách tân của ông bị phủ nhận một cách bất công.
Đến thời kì đổi mới, tác phẩm của Trần Dần bắt đầu nhận được sự quan
tâm của giới phê bình. Tuy nhiên, từ 1989 đến 1995, những bài viết về
Trần Dần còn ít ỏi, do các nhà nghiên cứu e ngại động chạm đến chính
trị.
Thời kì từ 1995 đến nay, tác phẩm của Trần Dần mới thực sự được
khai mở trước ánh sáng. Năm 1995, Cổng tỉnh được nhận giải thưởng
Hội nhà văn. Tiếp sau đó, các tác phẩm của ông liên tiếp được xuất bản:
Mùa sạch (1998), Trần Dần - thơ (2007), Những ngã tư và những cột
đèn (2011). Giới nghiên cứu phê bình có điều kiện tiếp xúc với tác phẩm
của ông một cách có hệ thống và có nhiều trao đổi mạnh dạn, cởi mở
hơn. Trang www.tienve.org tập hợp khá phong phú những bài viết, tranh
7


luận xung quanh tác phẩm Trần Dần. Trong phạm vi luận văn của mình,
để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi dành sự quan tâm đặc biệt
cho những bài nghiên cứu tác phẩm từ góc độ diễn ngôn nghệ thuật.

Dương Tường trong Lời bạt Mùa sạch nhìn nhận Mùa sạch như
một bước ngoặt đánh dấu một độ chín mới trong phong cách đa bội Trần
Dần. Ông cho rằng một trong những điểm đặc sắc nhất của thi phẩm này
là tính chất ca dao - đồng dao như là vật liệu và cấu trúc nhạc giao hưởng
được thể hiện qua một tổ khúc lấy từ bốn từ “trong - sạch - sáng - mùa”
[11].
Như Huy với Tác phẩm Mùa sạch của Trần Dần qua góc nhìn
nghệ thuật ý niệm nhìn theo một hướng khác, khẳng định Mùa sạch là
một thi phẩm tiêu biểu của nghệ thuật ý niệm [23].
Trần Trọng Vũ trong Đau lòng Sổ bụi… những bức thư không gửi
không đi sâu vào một tác phẩm hay một nét phong cách sáng tạo đặc
trưng của Trần Dần, mà có cái nhìn khái quát toàn bộ sự nghiệp của ông
để thấy được tính tự sự qua “TÔI và CHO TÔI, THƠ và KHÁCH THƠ”,
quan niệm sáng tác mới của Trần Dần thể hiện qua “CHỮ và NGHĨA”,
“BÊN NÀY và BÊN KIA”. Bên cạnh việc nhận diện quan niệm sáng tạo
của Trần Dần, tác giả đi vào khám phá đời sống chiều sâu của NGƯỜI
THƠ, đưa đến những nhận định mang cảm thức nhân sinh sâu sắc [53].
Tháng 1/2011 tiểu thuyết “Những ngã tư và những cột đèn” chính
thức ra mắt độc giả sau 44 năm hoàn thành bản thảo. Tác phẩm ngay lập
tức được nhiều nhà nghiên cứu phê bình quan tâm. Dương Tường đọc
“Những ngã tư và những cột đèn” cứ tưởng đây là tác phẩm được viết
năm 2065 chứ không phải 1965 như tự thân nó vậy… Một tác phẩm thực
sự mới và lạ [51,4]. Xét về nghệ thuật văn bản, đây là một cuốn tiểu
thuyết gây sững sờ cho những độc giả có mối quan tâm và hỏi đòi về sự
8


kiếm tìm kỹ thuật. Phạm Xuân Nguyên đánh giá Những ngã tư và những
cột đèn là cuốn tiểu thuyết sau gần nửa thế kỷ mới được xuất bản, nhưng
đọc rất mới, đọc rồi đọc lại vẫn mới, vẫn bất ngờ trước từng trang, vẫn

không dễ nắm bắt nội dung [51,4]. Nguyễn Chí Hoan chú ý đến từ ngữ và
câu văn trong Những ngã tư và những cột đèn: từ vựng, đặc biệt từ vựng
thị dân cùng lối văn bạch thoại của Trần Dần trong cuốn sách này cho
thấy cuộc giao thoa ngôn ngữ thành thị giữa những lời ăn tiếng nói của
Hà Nội cũ và từ vựng, diễn ngôn cũng như khẩu khí mới mà cách mạng
và chế độ dân chủ cộng hòa đem đến… Từ phép đặt câu, hành văn xây
dựng các hình ảnh và đối thoại, cho đến cấu tạo tiểu thuyết, cuốn sách
này vừa tiếp tục dòng chảy “hiện thực phê phán” đầu thế kỷ vừa nhảy
một bước ngoạn mục “vị lai”: các dấu ngắt câu tạo nhịp điệu như thơ,
truyện kể nhiều giọng điệu với phức hợp các “hình thức của diễn đạt”
[51,4]. Đánh giá cao vai trò sáng tạo của Trần Dần, Hoài Nam nhìn nhận
Những ngã tư và những cột đèn là một cuộc thử nghiệm ngôn ngữ: Sự
lặp lại liên tục của các từ, các cụm từ, các cấu trúc câu đã tạo nên sự
cộng hưởng về âm cho đoạn văn, tạo nên nhịp điệu, tạo nên nhạc tính.
Những chỗ như vậy, dường như tác giả đã giảm thiểu chức năng trần
thuật của câu văn xuôi - nó không để kể hoặc tả một đối tượng cụ thểnhưng lại gia tăng sức biểu cảm cho cái điều mà không phải bao giờ và
không phải người viết nào cũng dễ dàng thể hiện: tâm trạng của nhân vật
trong những bối cảnh khác biệt [51,4].
Tóm lại, từ việc điểm qua một số ý kiến trên đây, chúng tôi nhận
thấy chưa có tác giả, công trình nào đặt ra và giải quyết trực tiếp vấn đề
diễn ngôn trong tiểu thuyết của nhà văn Trần Dần một cách thấu đáo.
Phần lớn tài liệu liên quan đến đề tài mà chúng tôi bao quát được mới chỉ
là những ý kiến nhỏ lẻ trong những bài báo, tham luận, một mục trong
9


chuyên luận…. Còn khi bản về diễn ngôn tiểu thuyết hiện nay, hầu hết
các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở phương diện lời văn, phương diện
ngôn từ của tiểu thuyết. Tuy nhiên, những tài liệu này đã cho chúng tôi
nhiều gợi ý quý báu giúp chúng tôi có bản lề để có thể mạnh dạn đi vào

triển khai hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ này. Xuất phát từ tình hình
đó, chúng tôi mạnh dạn đi vào khảo sát diễn ngôn trong tiểu thuyết của
Trần Dần để bổ sung thêm cái nhìn mới mẻ về đặc điểm tiểu thuyết của
ông, từ đó khám phá các bình diện phong phú của diễn ngôn tiểu thuyết.
3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trên cơ sở khảo cứu các quan niệm về diễn ngôn của các nhà
nghiên cứu, chúng tôi đã bước đầu đưa ra khái niệm diễn ngôn, diễn
ngôn văn học, diễn ngôn tiểu thuyết làm điểm tựa cho việc nghiên cứu
đề tài.
- Từ việc tìm hiểu về diễn ngôn, chúng tôi tiến hành khảo sát tiểu
thuyết của Trần Dần; nhận xét về cách sử dụng diễn ngôn giàu sáng tạo
của Trần Dần, trên cơ sở đó, đánh giá những nỗ lực cách tân của Trần
Dần trong tiểu thuyết, góp phần thúc đẩy sự đổi mới của thể loại này
trong văn học Việt Nam đương đại.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của công trình này là các lí thuyết về diễn
ngôn.
- Đối tượng nghiên cứu thứ hai là tiểu thuyết của Trần Dần, như:
Người người lớp lớp, Những ngã tư và những cột đèn, Cổng tỉnh,...
4. Phạm vi nghiên cứu

10


Phạm vi nghiên cứu là diễn ngôn trong tiểu thuyết của Trần Dần.
Trong đó, luận văn chỉ tập trung khảo sát những tiểu thuyết đương đại
của ông, như: Người người lớp lớp, Những ngã tư và những cột đèn,
Cổng tỉnh,...
5. Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp
sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại;
- Phương pháp phân tích diễn ngôn.
- Phương pháp so sánh.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn
được triển khai thành 3 chương:
Chương 1.

Khái quát về nhà văn Trần Dần và khái niệm về diễn

ngôn (30 trang)
Chương 2.

Diễn ngôn kể trong tiểu thuyết của Trần Dần (31

trang)
Chương 3. Diễn ngôn thoại trong tiểu thuyết của Trần Dần (37
trang)

11


NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Tiểu sử và con người Trần Dần
1.1.1. Tiểu sử Trần Dần
Trần Dần tên thật là Trần Văn Dần (23/08/1926 - 17/01/1997) là

một nhà thơ, nhà văn, một tài năng nhiều mặt. Ông sinh ra trong một gia
đình khá giả nhưng muộn con tại phố Năng Tĩnh, Nam Định. Cha Trần
Dần là một viên chức kho bạc Nam Định.
Ông học qua bậc Thành chung ở quê rồi lên Hà Nội học tiếp và đỗ
Tú tài Triết. Năm 1946, Trần Dần cùng Trần Mai Châu, Đinh Hùng, Vũ
Hoàng Địch, Vũ Hoàng Chương thành lập nhóm thơ tượng trưng Dạ đài
với tuyên ngôn: "Chúng tôi, một đoàn vong gia thất thổ, đã đầu thai
nhằm lúc sao mờ..." Đến ngày 19-12-1946, ông cùng nhóm Dạ đài ra số
báo Dạ Đài 2.
Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông trở về Nam Định tham
gia công tác thông tin tuyên truyền ở huyện Vụ Bản rồi làm việc ở Sở
Tuyên truyền Khu IV. Năm 1948, ông tham gia Vệ quốc quân, ở Ban
Chính trị Trung đoàn 148 Sơn La (nay thuộc Sư đoàn 316), làm công tác
tuyên truyền cùng Vũ Khiêu, Vũ Hoàng Địch, sau đó làm báo ở mặt trận
Tây Bắc và phụ trách văn công Trung đoàn 148 Sơn La. Trần Dần cùng
Trần Thư, Hoài Niệm tham gia sáng lập nhóm văn nghệ quân đội đầu
tiên - Nhóm Sông Đà. Thời gian này ông bắt đầu làm thơ bậc thang và
vẽ tranh lập thể, bị cho là khó hiểu. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản
Việt Nam (lúc ấy có tên là Đảng Cộng sản Đông Dương) từ năm 1949.
Năm 1954, cùng với Đỗ Nhuận, Tô Ngọc Vân, Trần Dần tham gia chiến
12


dịch Điện Biên Phủ và viết truyện dài “Người người lớp lớp”. Chiến
dịch kết thúc, ông được cử sang Trung Quốc viết thuyết minh phim
“Chiến thắng Điện Biên Phủ”. Tuy nhiên do bất đồng với người cán bộ
chính trị đi cùng nên ông "nhường" cho người này viết thuyết minh.
Tháng 03/1955: Ông tham gia phê bình tập thơ “Việt Bắc” của nhà
thơ Tố Hữu. Trần Dần nhận định tập thơ Tố Hữu nhỏ bé nhạt nhẽo trước
cuộc sống vĩ đại và mắc một sai lầm nghiêm trọng là sùng bái cá nhân,

thần thánh hoá lãnh tụ. Tháng 04/1955: Ông cùng Đỗ Nhuận, Hoàng
Tích Linh, Hoàng Cầm, Trúc Lâm, Tử Phác đệ trình Dự thảo đề nghị cho
một chính sách văn hoá với các đề nghị yêu cầu tự do sáng tác, trả quyền
lãnh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ, thủ tiêu hệ thống chính trị viên
trong các đoàn văn công quân đội, sửa đổi chính sách văn nghệ trong
quân đội. Ông cũng viết đơn xin giải ngũ và đơn xin ra khỏi Đảng, và
quyết định kết hôn với bà Bùi Thị Ngọc Khuê bất chấp sự phản đối của
các cấp lãnh đạo. Theo báo Nhân Dân, việc Trần Dần đòi ra Đảng đã làm
cho một số người đi theo. Ông lại vẫn giữ vững sáng tác, ông liên tiếp
cho ra đời các tác phẩm phê phán như "Lão rồng" và chuyện "Anh Cò
Lấm" phê phán cải cách ruộng đất để rồi sau đó bị bắt giam. Từ ngày
13/6 đến 14/9 cùng năm: Ông bị giam theo kỉ luật của quân đội để kiểm
thảo cùng với Tử Phác ở đơn vị. Tháng 2/1956: Trần Dần trở về Hà Nội.
Hội Văn Nghệ tổ chức hội nghị phê bình bài thơ "Nhất định thắng" với
150 văn nghệ sĩ tham dự. Ông bị kết án là đồ đệ của Hồ Phong, mất lập
trường giai cấp và đi ngược lại đường lối của Đảng và bị giam 3 tháng
tại nhà tù Hoả Lò, Hà Nội. Ngày mùng 7 tháng 3/1956: báo Văn Nghệ số
110 có đăng bài Vạch trần tính chất phản động trong bài thơ "Nhất định
thắng" của Trần Dần do Hoài Thanh viết. Ông phải đi lao động cải tạo ở
nhiều nơi cho đến năm 1960. Cùng với các nghệ sĩ tham gia Nhân Văn13


Giai Phẩm khác, ông nhận kết quả kỷ luật. Trần Dần bị khai trừ khỏi Hội
Nhà Văn và đình chỉ xuất bản trong thời hạn 3 năm. Sau đó, ông ốm
nặng và sống âm thầm tại Hà Nội bằng nghề dịch sách và tô ảnh màu,
đứng ngoài mọi sinh hoạt văn nghệ chính thống.
Trong thời gian này, Trần Dần ít khi buồn, không có một phàn nàn
và không bao giờ kể chuyện đời mình. Thậm chí, ông vẫn thầm lặng
sáng tác, từ năm 1954 đến 1989 vẫn đều đặn viết nhật ký, những số đầu
tiên có tựa là “Ghi vặt”, từ năm 1973 thành “Sổ thơ” và từ năm 1979

thành “Sổ bụi”. Nhận xét về giai đoạn này, ông có nói: Mình ngồi ba
chục năm quen rồi. Ngồi mà vẫn đi, vẫn ngao du. Mình có cuốn sổ
"bụi", sổ "ngao du". Mình đi chơi lang thang trong cuốn sổ này. Đây là
sổ để ghi tất cả những gì mới nghĩ ra. Có khi ngoài cả ý thức. Đó là
cách đi của mình [7]. Ông vẫn kiên trì công cuộc cách tân thơ của mình.
Ở “Sổ bụi” 1988 khi nói về Thơ mini ông có viết: “tôi thích viết cái chưa
biết, mặc các ông viết cái đã biết. 90 có hoàn thành không? có thành
công không để mà đốt đi? Tôi đã đốt tôi đi không phải chỉ đôi lần…cái
chưa biết- cái khó - thậm chí cái bất khả thu hút và đắm đuối tôi” [6].
Sổ bụi cuối cùng viết năm 1989, trước khi những năm cuối cuộc đời
bệnh tật đã cướp đi của ông trí nhỡ và sự minh mẫn. (Di chứng của
những lần xuất huyết não, lần đầu tiên ông bị là vào năm 1983) [6]. Đặc
biệt, Trần Dần không bao giờ mất lòng tin đến một ngày tác phẩm của
mình được xuất bản trở lại. Sau khi ông mất, trong di cảo của ông, các
con ông đã tìm thấy một tập bản thảo có ghi "Trần Dần tự xuất bản", hay
tập thơ "Bao giờ em đi lấy chồng" mà ông đã tự trình bày và minh họa
sẵn cách đấy 35 năm. [5]
Năm 1988 Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm,...được mời tham gia sinh
hoạt văn học trở lại. Tháng 5, Trần Dần vào Huế gặp gỡ đồng nghiệp và
14


bạn đọc. Đến thời kỳ Đổi mới, bước vào giai đoạn tác giả có thể bỏ tiền
tự in, tự phát hành với sự cấp giấy phép của Nhà xuất bản. Vài tác phẩm
của ông được xuất bản trở lại như trường ca "Bài thơ Việt Bắc" năm
1990 (cho dù chương 12 của bản trường ca phải bỏ) và tập thơ tiểu
thuyết “Cổng tình” năm 1994 - tác phẩm sau này đã đoạt giải thưởng của
Hội nhà văn. Ông mất tại Hà Nội năm 1997.
1.1.2. Con người Trần Dần
1.1.2.1. Một con người đa tài, có tư tưởng cách tân

Trần Dần là một người đa tài trong nhiều lĩnh vực khác nhau: thơ
ca, tiểu thuyết, hội hoạ…Mà tài nào cũng thành nghề đươc cả. Ông vẽ
được tranh trừu tượng ngay trong những ngày mọi người còn chưa biết
tranh trừu tượng là gì. Sau này ông sống bằng nghề vẽ ấy. Ông có sức
sáng tạo văn học “khủng khiếp”. Vì dù phải vất vả kiếm sống và chịu
mọi đắng cay, áp lực, ông vẫn đẻ lại gia tài văn học “khổng lồ”. Gia tài
ấy phong phú với cả thơ và tiểu thuyết, truyện dài, thậm chí còn có thể
loại đặc biệt là thơ tiểu thuyết. Với vốn liếng được học từ thuở Pháp, ông
còn dịch sách rất hấp dẫn, bản thân ông cũng sống bằng nghề dịch ấy.
Ông đã dịch nguồn sách ngoại văn khổng lồ của thư viện Quốc Gia. Trần
Dần chứng tỏ một khả năng ngoại ngữ cao khi ông dịch thành công các
tác phẩm lớn như: thơ Maiacopxki, “Tội ác và trừng phạt” của
Đoxtoiepxki, “Căn cứ nguyên tử” của Laxmex, truyện ngắn và một số
tiểu thuyết của Pháp.
Ông lại là người mang những tư tưởng cách tân mới lạ so với
nhiều người cùng thế hệ. Đến nay, ngẫm lại, ta vẫn thấy những tư tưởng
ấy đúng đắn, chẳng qua nó chưa phù hợp với tư tưởng chính trị của nước
ta thời đó. Có thể nói, tài năng đã giúp cho Trần Dần tìm và phát hiện ra
những quan niệm sáng tác mới mẻ, độc đáo. Tham vọng của một người
15


khao khát cách tân sẽ giúp cho sự cách tân của ông ráo riết hơn trên con
đường đi đến tận cùng của sự sáng tạo. Những tư tưởng ấy làm tác phẩm
của ông từ nội dung cho tới hình thức đều có một sức hấp dẫn lạ thường.
Ta ngỡ ngàng thán phục khi thấy ngay từ thời văn học kháng chiến, thơ
văn của tác giả đã xuất hiện những yếu tố hiện đại mà văn học đương đại
cả nước ta và thế giới đang theo đuổi. Đó là tiếng nói tự do, nhân văn
muôn đời đúng. Về hình thức, thơ văn của ông chịu ảnh hưởng lớn từ
văn học phương Tây. Do có điều kiện tiếp xúc với nguồn sách ngoại văn

cùng với tư duy sắc sảo, Trần Dần sớm tiếp thu được những thành tựu
của văn học thế giới, từ lối thơ bậc thang như sự phản kháng lại với thơ
truyền thống của Maiacopxki đến những ưu tư về chữ và những kĩ thuật
tự sự phương Tây trong các tiểu thuyết của ông. Từ những bài thơ ít
nhiều mang dáng dấp thơ mới (Hồn xanh dị kì, Chiều mưa - trước cửa),
ông chối bỏ duy cảm, hướng tới duy giác, thiết lập cấu trúc đa tuyến
tính, xứng đáng là thủ lĩnh thơ ca trong bóng tối. Trước những đỉnh cao
tưởng chừng không vượt qua của thơ mới, đã cùng những người bạn
đồng chí hướng cất lên bản phán quyết đầy tính chất gây hấn: chôn thơ
mới. Lối nói quyết liệt ấy là biểu hiện của một mong muốn mãnh liệt:
phải viết khác đi, phải cách tân, phải quên những thành tựu của tiền
chiến để sáng tạo nên những thành tựu mới, phải cướp được độc giả của
tiền chiến… như sau này ông từng giải thích: “Thơ nay hầu như vẫn đặt
nghĩa. Tôi đặt thơ là chữ. Con chữ làm nên nghĩa. Ông đòi hỏi nhà văn
phải là: Kẻ viết? đạp đổ chân trời? xổng xích các chân mây?” [22].
Trong văn xuôi, các tiểu thuyết của ông cũng ngày một tiến đến phá vỡ
khung tiểu thuyết truyền thống, hoài thai những bút pháp kĩ thuật hiện
đại, cái mà còn quá xa lạ với các cây bút tiểu thuyết và giới phê bình văn
học. Ông sáng tác thơ, tiểu thuyết, viết nhật kí và thậm chí trong những
năm tháng tham gia kháng chiến chống Pháp ông từ là người vẽ tranh
16


minh hoạ trên các tờ báo Sông Đà, Giải phóng Tây Bắc, Giải phóng
Biên Giới… Từ chối những đường viền kẻ sẵn (Nguyễn Hữu Hồng
Minh), khước từ những kinh nghiệm truyền thống, Trần Dần đã chấp
nhận một sự dấn thân mạo hiểm trong văn học. Dù thành công hay thất
bại thì ông cũng xứng đáng là vị thủ lĩnh trong bóng tối ngay từ những
ngày văn học Việt Nam mới nhen nhóm chữ “hiện đại”.
1.1.2.2. Một con người từng trải, chịu nhiều bất hạnh

Ông là con người sống trong những năm tháng thăng trầm nhưng
hào hùng nhất của đất nước ta. Ông đã từng nếm trải vị đắng của những
người thanh niên mất nước, song cũng từng thấy máu và mồ hôi rơi
trong những cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc. Rồi chính ông lại là
nhân chứng cho cái thời “dở dở ương ương” của dân tộc ta khi mới thoát
khỏi chiến tranh. Những người khác chỉ biết cúi đầu mà sống thì ông lại
soi rọi hết những cái lạc hậu của thời đại, để đưa tầm nhìn của nhìn lên
cao hơn hẳn mọi người.
Tuy vậy, bất hạnh của ông có lẽ là “sinh bất phùng thời”. Ông
hiện diện như một sự trêu ngươi của đinh mệnh. Dường như số phận
chưa bao giờ nương nhẹ ông trên cả cương vị một công dân và một
người nghệ sĩ. Ham muốn đưa thơ ca theo hướng mới và niềm khát khao
có một chính sách tự do cho văn nghệ đã khiến ông quyết liệt trong hội
nghị bàn tròn phê bình tập thơ Việt Bắc và sau đó bị kỉ luật. Trần Dần
chính thức bị khai trừ khỏi hội nhà văn, bị đưa đi lao động cải tạo. Ông
đã bị giam theo quân kỷ để kiểm thảo cùng với Tử Phác ở đơn vị. Tháng
2/1956: Trần Dần trở về Hà Nội. Hội Văn Nghệ tổ chức hội nghị phê
bình bài thơ "Nhất định thắng" với 150 văn nghệ sĩ tham dự. Cùng với
các nghệ sĩ khác, ông nhận kết quả kỷ luật, phải đi lao động cải tạo ở
nhiều nơi cho đến năm 1960 và bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn. Sau đó,
17


ông sống âm thầm tại Hà Nội. Gần 40 năm sau vụ án Nhân Văn, Trần
Dần sống và sáng tạo chủ yếu trong tình thế: người ngồi thì viết còn cái
được viết thì nằm [21]. Trần Dần sống trên 30 năm im lặng, chịu đựng sự
cô đơn, cô độc. Trong khoảng thời gian dài câm lặng đó, ông viết mà
không hề có sự phản hồi, thúc giục, xuất bản. Đó là một gánh nặng của
người sáng tác. Cuộc đời với những bão tố dữ dội cứ liên tiếp giáng
xuống con người có thân hình bé nhỏ, khắc khổ. Tất cả như định mệnh,

như là một sự trêu ngươi của số phận. Chỉ có những người trong cuộc,
gần gũi, gắn bó mới biết Trần Dần đã đi qua những năm tháng đó như
thế nào. Quả thực, người ta ngày càng nhắc nhiều đến ông không chỉ ở
những sáng tác độc đáo đến dị biệt, đầy tính tiên phong mà còn ở một
cuộc đời đầy biến cố và bi kịch.
1.1.2.3. Một con người đầy bản lĩnh
Sau Nhân Văn, có những con người mất lửa nhiệt huyết: Họ mãi
mãi chỉ dừng lại cột mốc và chỉ còn ngoảnh lại phía sau. Nhưng với Trần
Dần, cột mốc ấy, ngược lại, đánh dấu một sự lên đường quyết liệt hơn, là
thời gian sung sức nhất cho sáng tạo. Dù sống trong hoàn cảnh triệt tiêu
ông ngay từ trong tư tưởng, bị tuyên bố “treo bút” nhưng ông vẫn viết và
vẫn tin rằng tác phẩm của mình rồi sẽ được mọi người biết tới. Ông hiểu
rõ rồi xã hội sẽ thay đổi. Những tư tưởng của ông rồi sẽ được nhìn nhận
lại. Ông sống nhẫn nhịn song vẫn khẳng định tư tưởng, lối sáng tạo của
mình; vượt qua rào cản của thời đại, chính trị, vượt qua chính mình và
vượt qua cả thói quen ngại đổi mới của người Việt, của độc giả. Trong
những ngày tháng đi lao động cải tạo, chịu cảnh “tứ khổ”: khổ lao động
nặng, khổ đối xử, khổ nhớ, khổ nắng mưa bất nhất. Nhưng ông đã tìm
cách biến “tứ khổ” thành “tứ khoái”: khoái làm thơ, khoái thi tài liệu,
khoái dự định viết, khoái nhìn nghe ngẫm ngợi và hi vọng, sửa chữa
18


hoàn thành tác phẩm “Cổng tỉnh” (1959) [49]. Suốt 40 sau vụ Nhân Văn,
cuộc đời Trần Dần thưa vắng các sự kiện xã hội, ông không còn là người
dấn thân mà trở thành một kẻ ngoài lề. Nhưng con người ấy, với niềm
đam mê viết và sáng tạo không ngừng nghỉ đã liên tiếp cho ra đời các tác
phẩm tạo nên niên biểu của một nhà văn, thể hiện cách dấn thân của kẻ
ngoài lề. Nó thể hiện sự sáng suốt của một bản lĩnh phi thường. Nếu
không có một bản lĩnh đặc biệt, Trần Dần chắc đã buông xuôi tất cả,

không bao giờ sáng tác nữa. Vậy mà Trần Dần vẫn sống và sáng tạo.
Chính bản lĩnh và niềm tin này đã tạo nên sự quyết liệt, bền bỉ trong đổi
mới và sáng tạo của ông từ quan niệm đến hành trình sáng tạo nghệ
thuật. Đó là con người luôn luôn có tình yêu sự sống mãnh liệt, nó ngăn
không cho anh đến chỗ huỷ hoại cuộc đời còn rất trẻ của mình. Bản lĩnh
ấy hun đúc trong ông một niềm tin mãnh liệt vào sáng tạo và nghệ thuật.
Với ông, viết để được sống, viết là tồn tại. Không bao giờ ông mất niềm
tin một ngày tác phẩm được xuất bản trở lại: Thơ là mạng sống, là lí lịch
thật đời tôi. Thơ tôi có 30 năm đóng chai. Nó có thể chờ (Sổ bụi, 1988)
[49].
1.2. Văn nghiệp của Trần Dần
1.2.1. Vài nét về thơ của Trần Dần
1.2.1.1. Khái quát chung
Trần Dần đến với văn chương bắt đầu bằng thơ. Khi người thanh
niên Trần Dần bắt đầu làm thơ, thơ mới đã đạt đến thời kì rực rỡ với
những cái tên làm nên diện mạo thơ ca Việt: “Tiếng thu” của Lưu Trọng
Lư, “Tinh huyết” của Bích Khê, “Thơ say” của Vũ Hoàng Chương, “Lửa
thiêng” của Huy Cận… Trong cái hăm hở nhiệt huyết đến với thơ ca,
người thanh niên Trần Dần đã cho ra đời “Chiều mưa - trước cửa”
(1943), “Hồn xanh dị kì” (1944) - những tác phẩm ít nhiều mang hơi
19


hưởng của thơ mới. 19 tuổi, đam mê thơ ca và nhận thấy thơ mới đã đi
đến thoái trào của nó, Trần Dần cùng các thi sĩ tượng trưng Trần Mai
Châu, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Địch,Vũ Hoàng Chương lập ngôn để khai
mở một dòng thơ ca khác. Tạp chí Dạ Đài ra số 1 ngày 16/11/1946, đăng
bản tuyên ngôn của phái Tượng trưng do Trần Dần chấp bút. Trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, ông cũng để lại nhiều tác phẩm đặc sắc, như:
“Nhất định thắng”, “Trường ca Đi! Việt Bắc”; và sau này là “Cổng

tỉnh”, “Mùa sạch”, “Jờ Joacx”, “Thơ Mini”, “Thơ không lời”, “Mây
không lời”,…
Phong cách thơ nổi bật nhất của ông là sự cách tân. Ông được đánh
giá là người cách tân trong thơ cả về hình thức (với lối thơ bậc thang) lẫn
tư tưởng (đa diện, triết lý...) Ông chối bỏ kiểu thơ dòng nghĩa: “Thơ nay
hầu như vẫn đặt nghĩa. Tôi đặt thơ là chữ. Con chữ nó làm ra nghĩa”
[49]. Đây là cách ông gây hấn với lối thơ đã ngự trị, lên ngôi chính vị
không chỉ trong quá khứ văn học đến thời Trần Dần mà còn được nuôi
dưỡng đến tận hôm nay. Chối bỏ thơ dòng nghĩa cũng chính là chối bỏ
hệ hình tư duy cũ, lấy nghĩa của từ làm cứu cánh, mở ra một đời sống
mới cho con chữ. Đặt những sáng tác của Trần Dần trong lát cắt đồng đại
của văn học Việt Nam ta thấy một sự lệch chuẩn hoàn toàn với khung văn
học và kênh tiếp nhận. Ông không hề thoả hiệp với thời đại. Phải chứng
kiến những năm tháng Trần Dần đã đi qua ta mới thán phục, ngưỡng mộ
sức viết và khả năng sáng tạo của ông. Trần Dần sống và sáng tạo chủ yếu
trong tình thế: người viết thì ngồi, cái được viết ra thì nằm, mà cuộc sống
mưu sinh thì không dễ dàng gì. “Một tác giả không có triển vọng xuất bản
những tác phẩm của mình thì chẳng có gì thúc giục anh hoàn tất nó,
chẳng có gì ngăn anh ta tạm thời gạt nó sang một bên và chuyển sang
làm việc khác” [51;30] Vậy mà trong gần 40 năm, Trần Dần viết mà
20


không một phản hồi, thúc giục, xuất bản. Điều này chứng tỏ sức kiên định
phi thường của ông, điều mà hiếm nhà văn làm được, ngay cả những nhà
văn lớn trên thế giới.
Thơ Trần Dần có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Ngay sau phong
trào thơ mới, Trần Dần đã chủ trương làm thơ theo trường phái tượng
trưng cùng với nhóm Dạ đài. Theo nhà thơ Dương Tường: "Thơ Trần
Dần đương nhiên là khó hiểu. Nhưng chính ông ấy cũng nói về sự khó

hiểu một cách hết sức giản dị: "Tất cả mọi giá trị chân thiện mỹ đều là
khó hiểu"." [51; 9] Số 2 chưa kịp ra mắt thì kháng chiến bùng nổ. Đây là
bước ngoặt lịch sử quyết định khúc rẽ của mỗi cá nhân, Trần Dần cũng
không ngoại lệ. Con người thi sĩ khao khát lập ngôn Trần Dần tạm
nhường chỗ cho con người cách mạng làm công tác tuyên truyền. Sau thời
gian đó, ông có sáng tác nhiều nhưng thơ ông không được xuất bản. Sự
miệt mài theo đuổi con đường thơ của ông như để trải lòng mình mà
thôi.
Tác phẩm thơ chính, hiện còn lưu giữ của ông là:
• Chiều mưa trước cửa (Thơ - 1943);
• Hồn xanh dị kỳ (Thơ - 1944);
• Người người lớp lớp (Truyện dài - 1954);
• Nhất định thắng (Thơ - 1956);
• Cách mạng tháng Tám (1956);
• Jờ Joạcx (Thơ - 1963, xuất bản di cảo);
• Con trắng (Thơ - hồi ký - 1967);
• 177 cảnh (Hùng ca lụa - 1968);
• Động đất tâm thần (Nhật ký - thơ - 1974);
21


• Thơ không lời - Mây không lời (Thơ - họa - 1978);
• Bộ tam Thiên Thanh - 77 - Ngày ngày (1979);
• Bộ tam 36 - Thở dài - Tư Mã zâng sao (1980);
• Thơ mini (1988);
• Bài thơ Việt Bắc (Trường ca - Viết năm 1957, xuất bản năm
1990);
• Mùa sạch (Thơ - Viết năm 1964, xuất bản năm 1998);
• Trần Dần - Thơ (2008 - Giải Thành tựu trọn đời của Hội
Nhà văn Hà Nội).

1.2.1.2. Một số bài thơ tiêu biểu
a. Bài thơ Việt Bắc
Đây là tác phẩm do nhà xuất bản Hội Nhà văn in năm 1990. Đó là
tập thơ đầu tiên được in của Trần Dần sau thời Nhân văn Giai phẩm. Tên
gốc của tập thơ là “Ði! Ðây Việt Bắc!” - một trường ca sáng tác năm
1957, gồm 13 chương mà chương thứ 13 là bài “Hãy đi mãi” đã được
đăng trên báo Văn số 28 ra ngày 15/11/1957. Ở lần xuất bản năm 1990,
bài “Hãy đi mãi” vẫn bị loại bỏ và tập thơ được đổi tên là “Bài thơ Việt
Bắc”. Bài thơ toát ra hùng khí của một Trần Dần chiến sĩ với lối viết
tượng trưng, cách tân hình thức mới lạ. Âm điệu hùng tráng mà gần gũi,
trữ tình trong nội tâm của người lính "mỗi đêm từ biệt một quê hương"
[38]. “Người lính ấy mang tâm sự của người dân mất nước, nhưng còn
gánh cả những khổ đau của con người đói khát tự do. Người lính Dần có
ý thức về mình, người lính Dần đã vượt ra ngoài ý thức rập khuôn của
đám đông tập thể, người lính Dần không hô khẩu hiệu, không bị lóa mắt
vì hào quang hão huyền, người lính Dần nhìn thấy những khổ đau của

22


đồng đội, người lính Dần nhìn thấy những chết chóc của chiến tranh”
[38]:
“Ðây!
Việt Bắc
Sông Lô
nước xanh
tròng trành mảnh nguyệt!
Bình ca
sương xuống
lạc

con đò!
Ðáy dạ thời gian
còn đọng
những tên
Như
Nà Phạc
Phủ Thông
Ðèo gùng
Khau vác.”
Tác phẩm của Trần Dần đã “rửa tội cho những bài thơ kháng chiến
cùng thời: cho những lấm lem, gian dối, đối với những người đã chết.
Khâm liệm những lầm than đau khổ của những người còn sống. Đào
thải những hào quang bịa đặt, những giá trị khả nghi. Trần Dần vạch sự
thực trên thơ, về "10 cây số máu". Những chữ của Trần Dần vừa vẽ
chiến tranh, vừa đả đảo chiến tranh. Sau những lời hùng của người
23


chiến sĩ, lời bi hướng về người hấp hối, lời bàn về ngõ cụt của chiến
tranh, của những chiến thắng đắp trên xác chết” [49]. Lúc bài thơ ra
đời, tư tưởng này quả là có sức “khiêu khích” với tư tưởng “bưng bít”
gian khó chiến tranh của chính quyền. Nhưng giờ nhìn lại, ta thấy đó là
tư tưởng nhân văn và đúng đắn. Bài thơ của ông và bài “Tây tiến” của
Quang Dũng cùng chịu chung số phận và cùng được minh oan khi xã hội
thay đổi. Rõ ràng, cách nhìn của Trần Dần là cách nhìn vượt thời đại.
b. Cổng tỉnh
“Cổng tỉnh” là một bản trường ca, một cuốn tiểu thuyết hiện thực
xã hội được nhà xuất bản Hội Nhà Văn in năm 1994, 15 năm sau khi viết
xong. Thời điểm viết xong là lúc vụ Nhân Văn đang khiến các nhà thơ,
nhà văn rơi vào ngõ hẹp, bị nhấn xuống “bùn lầy". Tác phẩm được Trần

Dần viết trong thời kì tứ khổ khi ông đi lao động cải tạo ở Thái Nguyên.
Khoảng thời gian đặc biệt đó đã làm nên một tiểu thuyết thơ đầy giá trị
về sáng tạo nghệ thuật. “Cổng tỉnh” không nằm chung toạ độ với những
tác phẩm viết về kháng chiến cùng thời mà rất lỗi nhịp. Trần Dần cũng
nằm trong số phải chịu sự phê phán, cảo tạo từ chính quyền. Vị trí xã hội
bị mất, không được sáng tác, ông cảm thấy như mình không chỗ dung
thân. Ông trở về quê, bằng ký ức mở cửa cổng tỉnh, mở gan ruột mình,
cố xóa đi cái không khí đen tối, nặng nề của xã hội và cuộc đời. Ta nhận
thấy ở “Cổng tỉnh” sự trưởng thành về tư duy với những cách tân về mặt
nghệ thuật đã hiện lộ rõ nét hơn. Con người Trần Dần bộc bạch nhiều
hơn và đa dạng hơn.
Nội dung của “Cổng tỉnh” viết về một thời trong lịch sử cận đại:
thời Pháp thuộc và Cách mạng kháng chiến. Với những phận người,
phận vện, phận tỉnh, phận phố... khi vươn lên dũng tráng, bất khuất, như
những anh hùng, khi lếch thếch kéo nhau đi như lũ ăn mày, sinh ra trong
24


đói khát, dốt nát, bị trị, hết thực dân Pháp đến phát-xít Nhật. Cảnh quá
khứ Pháp thuộc, phản ánh hồi quang hiện tại 59-60: Bị trị hay độc lập:
thành phố vẫn bị cầm tù. Một chữ cổng đã nói lên kiếp tù trong tỉnh: Chỉ
đề lao mới cần cổng, chứ tỉnh nào lại có cổng, như tỉnh Nam của Trần
Dần thời 59-60. Nhưng qua tập thơ dạ khúc trường thiên này, ta thấy tác
giả đang lấy hoàn cảnh lịch sử để bày tỏ tình cảnh và tình cảm bản thân.
Có lúc dạ khúc ấy lại như khúc ca bi tráng của đời nghệ sĩ:
“Kỷ niệm! Ðưa tôi về chốn cũ
Ðừng ngại mây che từng cây số buồn rầu
Ðừng ngại mở trong lòng vài khung cửa nhớ thương.
Và cứ thế, nhà thơ và kỷ niệm âm thầm dẫn nhau đi, trong đêm, qua
cổng tỉnh, trở về đất cũ, chỗ nào không nhớ rõ, nhà thơ lại hỏi kỷ niệm:

Ðây có phải bụi Cửa Trường?
Một cuống nhau chôn trạnh lòng phố mẹ!...
Ðây có phải đường Hàng Song xanh lấm tấm sao chiều?” [10;9]
1.2.2. Vài nét về văn xuôi của Trần Dần
1.2.2.1. Khái quát chung
Trong văn nghiệp của Trần Dần không chỉ làm thơ mà còn viết
tiểu thuyết. Nếu thơ là mảng màu chính thì văn xuôi là mảng màu mới
mà Trần Dần muốn vẽ trong sự nghiệp văn học nghệ thuật của mình. Các
tiểu thuyết có đóng góp không nhỏ làm phong phú hơn cho sự nghiệp
sáng tác của ông. Sau khi kháng chiến thắng lợi (1954), ông đã viết cuốn
tiểu thuyết “Người người lớp lớp” về chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là
cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông. Sau đó, vì vụ Nhân Văn, hầu hết tất cả
sáng tác của ông đều bị cấm xuất bản. Phải mãi về sau, người ta mới tìm
25


×