Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Phân tích nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố qua đó hiểu thêm về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.1 KB, 48 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực
phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn,
Việc làng, Tập án cái đình, Lều Chõng. Phong Lê, trên Tạp chí Sông
Hương tháng 12 năm 2003, gọi những tác phẩm viết về nông thôn của
Ngô Tất Tố là "một nhận thức toàn diện và sâu sắc, đầy trăn trở và xúc
động về cảnh ngộ và số phận người nông dân Việt Nam" .
Tiểu thuyết Tắt đèn là tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn
Ngô Tất Tố . Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) từng khen ngợi Tắt
đèn là "một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê,
một áng văn có thể gọi là kiệt tác.” Tác phẩm nói về cuộc sống khốn khổ
của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ 20 dưới ách đô hộ của thực
dân Pháp, xoanh quanh nhân vật chính là chị Dậu và gia đình chị. Tắt đèn
phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến đương thời đầu thế kỉ 20.
Trong tác phẩm Tắt đèn có một nhân vật ta không thể nào quên, đó
là chị Dậu – một chân dung vừa gây sự thương cảm với số phận người
nông dân trong xã hội xưa, vừa gây sự căm phẫn với bọn thực dân phong
kiến nhưng đồng thời lại làm ta tin tưởng vào những phẩm chất tốt đẹp
của người phụ nữ Việt Nam.
Từ hình ảnh chị Dậu, ta nghĩ tới chân dung biết bao người phụ nữ
trong xã hội cũ. Thời xưa, dưới chế độ phong kiến suy tàn, mục nát, số
phận người phụ nữ luôn bị vùi dập vào vũng lầy đau khổ, luôn bị trói
buộc bởi xã hội bất công, nam quyền độc đoán, một xã hội “trọng nam
khinh nữ”, một chế độ đa thê…. Họ gặp nhiều đau khổ, lận đận, tình
duyên trắc trở, chịu cuộc đời làm lẽ, số phận hẩm hiu, éo le. Tuy nhiên,
1


họ toát lên vẻ đẹp đáng quý. Đó tấm lòng thủy chung, son sắc, quyết gìn
giữ không để hoàn cảnh xã hội lam hoen ố, là niềm tự hào, lòng kiêu


hãnh và hãnh diện về chính mình; là sự thương yêu chồng con, luôn hi
sinh vì gia đình. Dù là phái yếu, họ vẫn ẩn tàng nguồn sức mạnh ghê gớm
vượt trên mọi khó khăn, lấn át cả kẻ thù.
Vì điều này nên tác phẩm Tắt đèn đã được đưa vào chương trình
SGK lớp 8 với trích đoạn “Tức nước vỡ bờ”. Trong đó, chúng ta đi sâu
vào phân tích hình ảnh chị Dậu. Như vậy, ảnh hưởng của tác phẩm không
chỉ với bạn đọc các thế hệ mà còn ảnh hưởng lớn tới việc giáo dục nhân
cách cho các HS THCS trên cả nước. Việc tìm hiểu hình ảnh chị Dậu qua
đó hiểu thêm về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ sẽ giúp các em
thêm cảm thông với số phận bất hạnh của người phụ nữ và trân trọng họ.
Ngoài ra, các em sẽ học tập được những phẩm chất tốt đẹp từ chân dung
chị Dậu cũng như người con gái Việt Nam xưa nay.
Tuy vậy, tôi nhận thấy, từ trước tới nay, chưa có bài khóa luận nào
phân tích sâu vào chân dung chị Dậu. Đây là điều bỏ sót đáng tiếc của các
bài nghiên cứu.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “" Phân tích nhân vật chị Dậu
trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố qua đó hiểu thêm về hình ảnh
người phụ nữ trong xã hội cũ". Tôi mong đề tài sẽ giúp ích cho chúng ta,
nhất là các giáo viên, học sinh trong trường THCS trong việc tìm hiểu về
chân dung chị Dậu cũng như toàn bộ tác phẩm Tắt đèn.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố
qua đó nói lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ

2


3. Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố và hình
ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ

4. Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu đi vào tìm hiểu tác
phẩm Tắt đèn cũng như tìm hiểu về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời
xưa. Có thể kể ra một số tác phẩm như sau:
Hồ Giang Long trong Giọt nước mắt chị Dậu trong tác phẩm Tắt
đèn in trên tạp chí PTTH, số 23, 9/1998 đã phân tích sâu vào những giọt
nước mắt chị Dậu để chỉ ra nỗi khổ cũng như vẻ đẹp của chị.
Trong Ngô Tất Tố tác gia – tác phẩm, NXB Giáo dục, 2000 do

Minh Hương tuyển chọn, biên soạn, chúng ta thấy soạn giả đã tập hợp
được nhiều bài viết nói về Tắt đèn, trong đó có hai bài phân tích chị Dậu
tuy nhiên nó chỉ mang tính khái quát. Dung lượng còn khá ít.
Tắt đèn – Tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, H., 2002 do Tuấn
Thành – Anh Vũ tuyển chọn cũng vậy. Tác phẩm chủ yếu đi vào giới
thiệu về các giá trị của Tắt đèn chứ chưa đi sâu phân tích hìh ảnh chị Dậu.
Nhóm 3 lớp 06V1 trường ĐH Xã hội và nhân văn có viết bài tiểu
luận “Bình luận về Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng của Ngô Tất Tố”, bài
viết có cái nhìn khái quát và hệ thống về Tắt đèn song một lần nữa ta
chưa thấy rõ nét về chị Dậu.
Tóm lại, đa số các tác phẩm đều phân tích Tắt đèn nói chung chứ ít
bài viết về chị Dậu. Có một số bài viết song chưa chi tiết và hệ thống ý
chưa rõ ràng. Vì thế khóa luận của tôi mong muốn đóng góp một chuyên
luận về hình ảnh chị Dậu qua đó nhìn rõ hơn số phận – vẻ đẹp của người
phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa.

3


5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương

pháp sau:
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sử dụng phương pháp này nhằm giải mã văn bản ngôn từ nhằm
chỉ hình ảnh chị Dậu được thể hiện trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất
Tố.
5.2. Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại
So sánh đồng đại để làm nổi bật nét tương đồng khác biệt, đồng
thời so sánh lịch đại để thấy được sự tiếp nối và đổi mới trong việc xây
dựng hình ảnh người phụ nữ của nhà văn Ngô Tất Tố với các nhà văn
khác.
5.3. Ngoài những phương pháp trên luận văn còn sử dụng một
số phương pháp liên ngành khác như: văn hóa, phân tâm học…để khám
phá một cách thấu triệt nhất vấn đề con người của tác giả.
6. Cấu trúc đề tài
Đề tài có kết cấu gồm các phần: Phần mở đầu, chương 1, chương 2,
chương 3, kết luận. Nội dung chính tập trung trong ba chương là:
Chương 1: Nhìn chung về tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”
Chương 2: Hình ảnh chị Dậu qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố
Chương 3: Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ

4


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Nhìn chung về tác giả Ngô Tất Tố
và tác phẩm “Tắt đèn”
1.1. Tác giả Ngô Tất Tố
1.1.1. Cuộc đời
Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ
Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà

Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy
anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng
một nền giáo dục Nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy
vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng.
Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu
tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình nhà
Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ
nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên
được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là
khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Kì. Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị
hỏng ở kỳ đệ nhị.
Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết cho tờ An Nam
tạp chí. Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngô Tất Tố
cùng với Tản Đà đã vào Sài Gòn. Mặc dù không thật sự thành công trong
cuộc thử sức ở Nam Kì, nhưng tại đây, Ngô Tất Tố đã có cơ hội tiếp cận
với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đất khi đó là thuộc địa chính thức
của Pháp cũng như theo đuổi nghề báo để chuẩn bị sau này trở thành một
nhà báo chuyên nghiệp. Trong thời kỳ này, ông viết với các bút danh Bắc
Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân...
5


Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục
sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: An Nam tạp chí, Thần chung,
Phổ thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo, Thực nghiệp, Con ong,
Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba, Tương lai, Công dân, Đông Pháp thời báo,
Thời vụ, Hà Nội tân văn... với 29 bút danh khác nhau như : Thục Điểu,
Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân
Trào, Hy Cừ... Trong thời gian những năm 1936-1939, Ngô Tất Tố viết
nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại tham nhũng phong kiến. Hà Văn Đức,

trong bài viết Ngô Tất Tố - Nhà văn tin cậy của nông dân (báo Nhân dân,
ngày 10 tháng 6 năm 1997), cho biết năm 1935, Ngô Tất Tố từng bị
chánh sở mật thám Hà Nội gọi lên "để mua chuộc", nhưng ông từ chối.
Ngoài ra, nhiều lần Ngô Tất Tố bị cấm viết báo và bị trục xuất khỏi Hà
Nội, Hải Phòng, Nam Định. Năm 1939, chính quyền thuộc địa ra lệnh
cấm tác phẩm Tắt đèn. Nhà Ngô Tất Tố ở Bắc Ninh bị nhà chức trách
khám xét và ông bị bắt giam ở Hà Nội vài tháng.
Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ngô Tất Tố tham gia
vào ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông. Ngô Tất Tố là đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng chưa rõ ông gia nhập đảng năm nào.
Năm 1946, Ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia
kháng chiến chống Pháp. Thời gian này, Ngô Tất Tố đảm nhiệm cương vị
Chi hội trưởng chi hội văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin khu
XII, tham gia viết các báo Cứu quốc khu XII, Thông tin khu XII, tạp chí
Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương... Ngoài ra, ông còn viết văn. Ngô
Tất Tố được bầu vào vị trí ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt
Nam tại đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất (1948).
Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang.

6


1.1.2. Sự nghiệp văn thơ
1.1.2.1. Thành tựu chính
Ngô Tất Tố là nhà văn và là một nhà báo nổi tiếng. Các tác giả
nghiên cứu Di sản báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối
với sự nghiệp phát triển báo chí thủ đô do Hội nhà báo thành phố Hà Nội
thực hiện năm 2004 với người đứng đầu là giáo sư, nhà phê bình văn học
Phan Cự Đệ cho biết họ tìm thấy 1.350 tác phẩm (gần 4.500 trang) đã
đăng báo của Ngô Tất Tố với 26 bút danh khác nhau. Năm 2005, tại hội

thảo Những phát hiện mới về thân thế và tư cách nhà văn hóa của Ngô
Tất Tố, một thống kê khác được công bố cho biết trong 28 năm làm báo,
Ngô Tất Tố đã viết gần 1.500 bài (mới tìm thấy 1.360 bài) cho 27 tờ báo
và tạp chí với 29 bút danh.
Về thơ văn, khối lượng tác phẩm của ông cũng rất đồ sộ


Ngô Việt Xuân Thu (dịch, 1929)



Hoàng Hoa Cương (dịch, 1929)



Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (truyện ký lịch sử,
1935)



Đề Thám (truyện ký lịch sử, viết chung, 1935)



Tắt đèn (tiểu thuyết, báo Việt nữ, 1937), (Mai Lĩnh xuất bản, 1939)



Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, báo Thời vụ, 1939-1944), (Mai
Lĩnh xuất bản, 1952)




Thơ và tình (dịch thơ Trung Quốc, 1940)

7




Đường thi (sưu tầm, chọn và dịch, 1940)



Việc làng (phóng sự, báo Hà Nội tân văn, 1940-1941), (Mai Lĩnh
xuất bản, 1941)



Thi văn bình chú (tuyển chọn, giới thiệu, 1941)



Văn học đời Lý (tập I) và Văn học dời Trần (tập II) (trong bộ Việt
Nam văn học) (nghiên cứu, giới thiệu, 1942)



Lão Tử (biên soạn chung, 1942)




Mặc Tử (biên soạn, 1942)



Hoàng Lê nhất thống chí (dịch, tiểu thuyết lịch sử, báo Đông Pháp,
1942)



Suối thép (dịch, tiểu thuyết, 1946)



Trước lửa chiến đấu (dịch, truyện vừa, 1946)



Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946)



Duyên máu (dịch, truyện ngắn, 1946)



Doãn Thanh Xuân (dịch, truyện ngắn, 1946-1954)




Địa dư các nước châu Âu (biên soạn chung với Văn Tân, 1948)



Địa dư các nước châu Á, châu Phi (biên soạn chung với Văn Tân,
1949)



Địa dư Việt Nam (biên soạn, 1951)



Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (kịch bản chèo, 1951).
8




Đóng góp (kịch, 1951)



Kinh dịch (chú giải, 1953)



Ngô Tất Tố và tác phẩm (tuyển tập, 2 tập, Nhà xuất bản Văn học,
1971, 1976)




Ngô Tất Tố - Toàn tập (5 tập, Nhà xuất bản Văn học, 1996)



Ngô Tất Tố - Toàn tập, bộ mới (dự kiến 30 tập, Nhà xuất bản Hội
nhà văn - Công ty văn hóa Phương Nam, 2005)
Chính vì những đóng góp này, ông đã được trao giải thưởng Hồ
Chí Minh (đợt 1).
1.1.2.2. Phong cách nghệ thuật của tác giả
- Chủ nghĩa hiện thực về người nông dân
Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực

phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn,
Việc làng, Tập án cái đình.
Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) từng khen ngợi Tắt đèn là
"một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng
văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy". Phong Lê, trên Tạp
chí Sông Hương tháng 12 năm 2003, gọi những tác phẩm viết về nông
thôn của Ngô Tất Tố là "một nhận thức toàn diện và sâu sắc, đầy trăn trở
và xúc động về cảnh ngộ và số phận người nông dân Việt Nam" đạt đến
"sự xúc động sâu xa và bền vững".
“Ấn tượng bao trùm về Tắt đèn là một bức tranh đời sống sắc sảo,
góc cạnh và chi tiết trên tất cả mọi chân dung và đối thoại, không trừ ai,
9


trong số mấy chục nhân vật có tên hoặc không tên, xoay quanh một hình

tượng trung tâm là chị Dậu. Nhịp điệu của Tắt đèn là một hơi văn mạnh
mẽ và rắn rỏi từ đầu đến cuối.
Còn thiên phóng sự Việc làng được coi là một trong những tác
phẩm báo chí toàn diện và chi tiết nhất về bộ mặt nông thôn Việt Nam
trước năm 1945. Phong Lê, trong bài đã dẫn, cho rằng Việc làng phản ánh
"tận chiều sâu những cội rễ của cả hai mặt phong tục và hủ tục, nó tồn tại
dai dẳng đến thế, không chỉ đến thời Ngô Tất Tố viết Việc làng, mà cả
cho đến hôm nay".” [18,tr109

]

- Ngô Tất Tố là nhà văn giao thời
Ngô Tất Tố là một nhà nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, từng
mang lều chõng đi thi, từng đỗ đạt. Trong hồi ký Bốn mươi năm nói láo,
nhà văn Vũ Bằng (1913-1984), có thời gian cùng làm việc với Ngô Tất
Tố, từng kể lại là ở ông có chất thầy đồ cổ lỗ đến như thế nào. Tuy nhiên,
Ngô Tất Tố không hoàn toàn là một người lạc hậu, nhất là trong những
tác phẩm của ông. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét: "Trong khi về
mặt tính cách, người ta thấy Ngô Tất Tố gắn liền với lớp người trưởng
thành từ đầu thế kỷ (thế kỷ 20) (những Phan Kế Bính, Nguyễn Trọng
Thuật, Phạm Duy Tốn...) thì tác phẩm của ông lại thường được xếp cạnh
tác phẩm Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng nghĩa là
thuộc về một giai đoạn chín đẹp của thế kỷ này, những năm 30 huy
hoàng".
Tính chất giao thời trong ngòi bút của Ngô Tất Tố thể hiện rõ nét
trong tác phẩm Lều chõng. Tiểu thuyết này được đăng tải dần trên báo
Thời vụ từ năm 1939 và sau đó được xuất bản thành sách năm 1941. Lều
chõng ra đời trong bối cảnh đang dấy lên phong trào phục cổ, kêu gọi trở
10



lại với nền văn hóa giáo dục cũ, những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự
của giáo lý Khổng Mạnh, những tập tục cũ ở nông thôn, trên quan trường
và ở các gia đình phong kiến.
Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét về sự thay đổi ở Ngô Tất Tố:
"ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và
được người ta kể vào hạng nhà nho có óc phê bình, có trí xét đoán có tư
tưởng mới".
Tóm lại, qua những trang viết của mình, Ngô Tất Tố cho thấy ông
là đại diện tiêu biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong
giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.

1.2. Tác phẩm “Tắt đèn”
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác
1.2.1.1.

Khái quát hoàn cảnh lịch sử

Ngô Tất Tố viết Tắt đèn năm 1937, vào năm này lụt lội xảy ra liên
miên gây nên mất mùa đói kém, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, bế tắc
đặc biệt là người nông dân. Vì vậy, vấn đề nông dân đấu tranh chống lại
chính sách sưu thuế, áp bức bốc lột của bọn thực dân, quan lại, địa chủ,
cường hào, đòi cải thiện đời sống cho người dân cày là một vấn đề lớn,
trọng tâm của cách mạng. Đó là một đề tài lớn, phổ biến của văn học, nơi
để lại những thành tựu nghệ thuật sáng giá trong văn nghiệp của những
nhà văn tên tuổi: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan…tuy vậy, không
một cây bút nào đề cập đến vấn đề nông dân một cách thiết tha, tập trung
như Ngô Tất Tố. Lòng yêu nước, thương dân, tình cảm gắn bó với số
phận người nông dân lao động vốn như một nội lực của ngòi bút Ngô Tất
Tố.


11


1.2.1.2.

Khái quát văn học hiện thực phê phán giai đoạn

1930-1945 của Việt Nam
Văn học 1930 – 1945 phát triển với nhịp độ phát triển đặc biệt
mau lẹ và phân hóa phức tạp thành nhiều xu hướng văn học, trong đó có
xu hướng văn học hiện thực phê phán.
Các tác phẩm hiện thực đã đề cập đến những vấn đề chính trị xã
hội quan trọng, đã tố cáo những thủ đoạn áp bức bóc lột, chính sách mỹ
dân giả dối và nói lên nỗi thống khổ của công-nông.
Nguyễn Công Hoan là tác giả tiêu biểu với những tác phẩm như:
Ngựa người người ngựa, Kép Tư Bền. Tiểu phẩm của Ngô Tất Tố thì lại
lật mặt trái của bọn thực dân, phong kiến. Vũ Trọng Phụng viết 3 cuốn
tiểu thuyết lớn như Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê. Nguyên Hồng mới xuất hiện
đã tỏ ra sung sức với tiểu thuyết Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu,…Nam Cao đã
đưa văn học hiện thực lên đỉnh cao. Truyện của Nam Cao hầu hết là
những tấm bi kịch của những người nông dân nghèo khổ và người trí thức
nghèo, tiêu biểu như Sống mòn, Đời thừa, Trăng sáng,…
Tóm lại, văn học hiện thực không chỉ đáp ứng những nhu yêu cầu
của cuộc đấu tranh xã hội trong một thời kỳ lich sử sôi động mà còn phản
ánh quá trình vận động của các hệ tư tưởng. Nó đã kế thừa và phát triển
những truyền thống văn học hiện thực trong các thế kỷ trước, khắc phục
những nhược điểm của các nhà văn quá khứ. Tác phẩm Tắt đèn của Ngô
Tất Tố cũng thuộc xu hướng văn học hiện thực phê phán trên.
1.2.2.


Giá trị nội dung và nghệ thuật

1.2.2.1.

Giá trị nội dung

- Tóm tắt
Tắt đèn là một tác phẩm chân thực mà cảm động về gia đình chị
Dậu - một gia đình nông dân nghèo đang sống dưới tầng đáy của xã hội
lúc bấy giờ. Họ bị thực dân phong kiến đày đọa, chèn ép đến bần cùng
hóa, tưởng chừng như không còn lối thoát. Chúng không những bắt gia
12


đình chị Dậu nộp sưu thuế của anh Dậu mà chúng còn bắt nộp sưu thuế
cho người em chồng đã chết từ năm ngoái. Không xoay đủ tiền sưu thuế
cho bọn chúng đúng thời hạn, anh Dậu đã bị bắt giải lên đình đánh đập.
Là vợ, chị Dậu rất thương chồng. Chị đã phải bán đứa con mà mình đã
dứt ruột sinh ra, đứa con mà chị luôn yêu thương, luôn hiếu thuận với cha
mẹ. Nhưng chúng lại không trả đủ tiền cho chị nên chị đã phải đi làm vú
nuôi cho một gia đình nọ. Vào một đêm tối chị bị lão chủ nhà mò vào
phòng. Chị đã quá bức bối không thể chịu được nữa, nên đã chạy ra
ngoài. Hình ảnh người phụ nữ nông dân chạy ra ngoài trong đêm đại diện
cho hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng tám phải sống trong
khổ cực thiếu vắng bóng chân lý.
- Giá trị hiện thực
“Tác phẩm tố cáo nạn sưu thuế ở nông thôn Việt Nam thời xưa.
Bởi nó mà những người nông dân Việt Nam nói chung, cũng như gia đình
chị Dậu nói riêng lâm vào cảnh bước đường cùng. Nó là công cụ đắc lực

cho bọn cường hào trực tiếp và gián tiếp lộng hành. Mỗi lần sưu thuế là
mỗi lần bọn quan lại, cường hào sâu mọt tìm cách đục khoét, hà hiếp,
đánh đập. Người nông dân bị đánh đập tàn bạo, bóp chẹt từng xu, từng
hào. Qua đó, mà làm nổi lên bộ mặt của bọn địa chủ gian ác, góp phần
cho lời lên án tố cáo cả một bộ máy thống trị ở nông thôn lúc bấy giờ:
quan lại, nghị viên, địa chủ, cường hào gian ác dâm dục.” [7,tr3]
Nghị Quế nhân vật điển hình cho địa chủ của nông thôn Việt Nam
trước Cách mạng. Là tên địa chủ dốt nát, bủn xỉn, luôn chờ cơ hội đục
nước thả câu. Lời lẽ thì đay nghiến, độc ác, xem mạng người dân không
bằng con chó. Ngoài giai cấp địa chủ, tay sai đắc lực, bức tranh xã hội
Viêt Nam trước Cách mạng sẽ thiếu hoàn thiện nếu không nhắc đến
những quan phụ mẫu, tổng lý, cai lệ,…Chúng đều là thứ rắn hổ mang, rắn
cạp nong có hai đầu và đầu nào cũng đốt chết người cả.

13


Cuốn tiểu thuyết Tắt đèn thật sự thành công khi giá trị hiện thực của
nó đạt đến đỉnh cao là lời phê phán một xã hội đen tối trước Cách mạng.
- Giá trị nhân đạo
+ Thương xót cho cùng quẫn của người nông dân
Trong tác phẩm ngoài tố cáo tội ác của bọn quan lại thực dân phong
kiến thì Ngô Tất Tố còn miêu tả cuộc sống cùng quẫn của người nông
dân Việt Nam lúc bấy giờ. Mỗi lân sưu thuế, là mỗi lần bọn quan lại tìm
mọi cách đục khoét, hà hiếp, là mỗi lần người nông dân lại lâm vào cảnh
cùng quẫn hơn. Mở đầu tác phẩm, Ngô Tất Tố miêu tả cảnh những người
nông dân làng Đông Xá bị phong tỏa không cho ra đồng. Lý do được đưa
ra là do quan trên chưa thu đủ thuế thân. Mặc cho sự van xin năn nỉ,
chúng vẫn không mở cổng làng. Tình cảnh khốn khổ của những người
nông dân cũng được Ngô Tất Tố đã miêu tả sâu sắc qua nhân vật chị Dậu.

Từ đó chúng ta thấy tấm lòng nhân đạo của ông.
+ Tắt đèn đồng thời khẳng định phẩm giá tốt đẹp, tình cảm nhân
hậu, biết đùm bọc chở che của người nông dân trong cảnh khốn cùng.
Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những
phẩm chất tốt đẹp. Tắt đèn còn cho thấy khả năng phản kháng tiềm tàng ở
người nông dân. Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ chị Dậu đã vùng lên
bảo vệ chồng. Chẳng thế mà có người đã đưa ra nhân xét vô cùng xác
đáng “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi
loạn” (Nguyễn Tuân).
1.2.2.2. Giá trị nghệ thuật
- Kết cấu
Tắt đèn là một trong những thành tựu đặc sắc của tiểu thuyêt Việt
Nam trước cách mạng.kết cấu tắc phẩm chặt chẽ liền mạch giàu kịch tính.
“Trong Tắt đèn của NTT lại chỉ chứa đựng thời gian rất ngắn và không
gian rất hẹp. Một sự dồn nén cao độ về không gian và thời gian; các biến
14


cố, sự kiện bị dồn nén , hết sức căng thẳng. Trong không gian và thời
gian nghệ thuật được dồn nén cao độ này, NTT đã tập trung phản ánh sâu
sắc mâu thuẩn, xung đột gay gắt trong lòng nông thôn Việt Nam trước
Cách Mạng tháng Tám.” [7,tr8]
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Tắt đèn là một tiểu thuyết có giá tri nghệ thuật cao,thể hiện nghệ
thuật tự sự già dặn của Ngô Tất Tố, nhà tiểu thuyết đã chọn được những
tình tiết đặc sắc, những chi tiết tiêu biểu có ý nghĩa điển hình đồng thời tổ
chức ,sắp đặt chúng hợp lý mạch lạc và chặt chẽ.

15



KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê
phán ở Việt Nam trước 1945. Tác phẩm tiêu biểu của ông là Tắt đèn. Đây
là một bản tố khổ chân thực sâu sắc, chan hòa nước mắt và lòng căm
phẩn của hàng triệu nông dân nghèo bị bóc lột. Giá trị của Tắt đèn không
chỉ là tiểu thuyết hiện thực phê phán tố cáo xã hội mà Tắt đèn còn thấm
thía tinh thần nhân đạo sâu sắc của Ngô Tất Tố. Ông đã nhìn thấy sự
khốn cùng của nhân dân, ông đồng cảm và thương xót cho họ. điều này
được thể hiện một cách rõ nét qua tình cảm ông dành cho nhân vật chi
Dậu trong tác phẩm. Bằng Tắt đèn, tác giả đã thay lời của nhân dân để
kêu lên tiếng kêu thống thiết đòi một hướng giải thoát trong đêm “trời tối
đen như mực ấy”.

16


Chương 2: Hình ảnh chị Dậu qua tác phẩm “Tắt đèn”
của Ngô Tất Tố
2.1. Chị Dậu – chân dung đại diện cho nỗi thống khổ của
người nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến nửa thực dân
Đọc Tắt đèn, qua cuộc đời chị Dậu, ta hiểu biết được khá sâu sắc
cuộc sống của nhân dân ta, của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước
đây dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Nguyễn Tuân cho rằng: “Chị
Dậu là tất cả Tắt đèn, chị Dậu là đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn.”. “Nếu ví
toàn truyện Tắt đèn là một khóm cây thì chị Dậu là cả gốc cả ngọn cả
cành và chính chị Dậu đã nổi gió rung cho cả cái cây dạ hương Tắt đèn
đó lên” [18,tr256 ]. Hình tượng chị Dậu với những nét điển hình về nỗi
khổ sở chung của người nông dân Việt Nam. Nếu đem so sánh với giữa
chị Dậu với Chí Phèo, ta thấy chân dung chị phổ biến hơn ở làng quê Việt

Nam.
2.1.1. Nỗi khổ về vật chất
Trong tác phẩm Tắt đèn, trước khi chị Dậu đi lấy chồng, gia đình
của chị thuộc loại khấm khá, chị cũng được cưng chiều như các tiểu thư
con nhà đài các. Cuộc đời của chị thực sự thay đồi sau khi chị đi lấy
chồng, chị lấy được một tấm chồng như ý, yêu thương chị và lo làm ăn,
cuộc sống ban đầu không khó khăn lắm, gia đình sống hoà thuận và rất
hạnh phúc. Không biết tự lúc nào, cuộc sống của chị lâm vào cảnh túng
thiếu, cơm có bữa no bữa đói, đói nhiều hơn no, con của chị phải thường
xuyên đào lấy củ khoai, củ sắn ở trong vườn mà ăn, ăn cho qua cơn đói,
ăn để sống tiếp phần đời còn lại.
Chị cần cù làm ăn hết năm này sang năm khác, cùng chồng đấu tắt
mặt tối, không dám chơi ngày nào, mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không
đủ mặc. Gia đình ở trong một căn nhà chật hẹp mà chủ nợ còn doạ cắm
17


làm chuồng xí. Với chúng, ngôi nhà ngoài giá trị ấy ra không còn giá trị
nào khác. “Nếp nhà tranh lủn củn nấp dưới rặng tre là ngà, lặng lẽ úp lấy
khu đất dề thành và kín đáo náu trong một con xóm cuối làng Đông xá,
đứng xa ngó lại, có thể lầm với nơi nhốt lợn hay chứa tro, đó là nhà của
Nguyễn Văn Dậu.” [8,tr6]. Trong nhà chỉ có “ngoài chiếc giường tre gẫy
giát, kê giáp bức bụa, trong này có một chum mẻ, vại hàn, chen nhau
đứng bên cạnh đống đất hang chuột.” [8,tr6]
Anh chị quanh năm làm lụng vất vả, làm mấy cũng không đủ cho
bọn cường hào ác bá bấy giờ bóc lột, chúng tự xem mình là người đứng
ra bảo vệ chính nghĩa, thử hỏi chính nghĩa ở đâu khi chúng đưa ra các
suất thuế đánh vào người dân để vơ vét của cải, làm giàu cho bản thân.
Thuế thân,hai tiếng vừa cất lên đã khiến nhiều người phải rùng mình.Nhà
chị Dậu cũng hãi hùng khi nghe đến hai từ kinh sợ ấy. Nhà chị nghèo lại

kèm năm sáu miệng ăn. Ở trong cái làng Đông Xá ấy có đi làm thêm cả
cái nghề kẻ cướp cũng chẳng đủ ăn chứ nhà chị làm ăn hiền lành thì khổ
lắm. Mùa sưu thuế đến,nhà chị bán sạch sành sanh cũng chẳng đủ một
suất thuế thân. Anh Dậu chồng chị vì thế mà bị bọn nha dịch lôi ra đình
đánh cho nhừ tử. Chị không còn một tài sản nào có thể bán để nộp sưu,
ngoài mấy đứa con, đàn chó, hai gánh khoai ... Chị phải một mình lo việc
đóng góp, chi tiêu cho một gia đình 5 miệng ăn, phải lo suất sưu cho
chồng, cho cả người em chồng đã chết năm ngoái. Để có tiền, người đàn
bà nghèo khổ phải sạc người đi, phải bán cả con, cả chó nhưng cũng
không thể giúp anh Dậu ra khỏi cảnh tù tội.
2.1.2. Nỗi khổ về tinh thần
- Đau xót vì phải nhìn đám con ngồi mót khoai, nhưng đã đói vàng
cả mắt không nhặt được nữa:
“Thằng Dần với bộ mặt thìu thịu, bỏ đống rễ khoai đứng dậy lùng
bùng:
- Nhặt mãi từ sáng đến giờ mới được ba mẫu khoai ranh! Con không
18


phải tội mà bới nữa. U đi mua gạo mau lên! Hàng xóm nấu cơm trưa rồi,
nhà ta vẫn chưa ăn cơm sáng! Chúng con đói quá!
Ngó con một cách đau đớn, chị Dậu ngọt ngào:
- Con hãy cố nhặt thêm vài chục mẫu nửa, rồi chị nó luộc cho ăn, chứ u
làm gì có tiền đông gạo?” [8,tr7]
Đau khổ nhất là thấy mình không chăm lo được cho con, để con
phải khổ. Có người mẹ nào muốn thế đâu. Vì thế khi nghe những lời nói
của thằng Dần, chị thấy đau xót vô cùng. Nỗi đau ấy làm khuôn mặt chị
rầu rĩ. Nó là biểu hiện cảu bao nhiêu nỗi buồn đau, ẩn ức từ cảnh nghèo
này. Đến khi con Tý nói hộ chị lí do không có tiền mua gạo là do phải
nộp sưu, nỗi đau khổ ấy đã tìm được sự thông cảm nhưng lại làm bùng

lên sự tủi thân của người phụ nữ phải một ình gánh vác gia đình: “Câu
nói nghĩa lý của con bé bảy tuổi, hình như có một sức mạnh thần bí,
khiến cho chị Dậu hai hàng nước mắt chạy quanh. Uể oải, chị bế cái Tỉu
lên sườn và lừ thừ đi ra ngoài cổng, để ngóng xem chồng đã về chưa.”
[8,tr8].
Dù buồn đau chị vẫn phải cố giấu đi, sợ các con buồn: “Chị Dậu
tuy vẫn ngồi im không nói, nhưng ở khóe mắt, nước mắt lại cứ chan chứa
chảy ra. Chừng như không muốn để cho các con thấy sự đau lòng của
mình, chị vờ ngảnh mặt nhìn vào trong vách.” [8,tr8]
- Tiền nộp sưu không có,cứ thế là những đợt roi thước lại đổ liên
hồi trên cái bộ xương của anh Dậu.Ôi! Còn cái đau dớn nào hơn với một
người vợ khi cứ nhìn tận mắt cái cảnh chồng mình bị hành hạ đến chết
mòn. “Anh Dậu ngả đầu vào bức chấn song, mắt nhắm nghiền, miệng há
hốc ra và thở hổn hển, mười đầu ngón tay xuống máu xưng lớn bằng
mười quả chuối.
Chị Dậu rụng rời nổ đốt, sụt sùi :
- Khốn nạn! Nào tôi có tiếc gì đâu? Trông thấy chồng con thế kia dầu
có ruột gan là sắt cũng phải đau đớn. Nhưng vay chưa được, bán chưa
19


kịp, các bác ạ!
Vừa nói, chị Dậu vừa nước mắt giàn giụa, ngồi xuống, chị sè sẽ vỗ vai
chồng :
- Thầy em! Thầy em ơi! Tỉnh dậy cái nào!” [8,tr26]
- Đau xót vì bán con
Tý là đứa con gái hiếu thảo song vì cảnh quá bần cùng, chị phải bán
nó cho nhà Nghị Quế.
Khi nghe anh Dậu nói phải bán cái Tý, “Chị Dậu cũng nước mắt
chảy qua gò má dòng dòng. Chị cứ cúi gầm mặt xuống, không biết trả lời

ra sao.”. Nhất là khi đứa con gái van xin đừng bán con “anh Dậu cũng
như chị Dậu, ai nấy sè sẽ gạt thầm nước mắt và cũng giả cách làm thinh”.
Đó là cái làm thinh trong đau đớn, đường cùng.
Chứng kiến sự hiếu thảo của cái Tý mà chị đau đớn lòng: “Những sự
hiếu thảo, ngoan ngoãn của hai đứa trẻ ngây thơ vô tình lộ ra từ nãy đến
giờ, hình như đều là những lưỡi dao găm cắt từng khúc ruột chị Dậu.
Càng nhìn chúng nó, chị càng nước mắt ngắn dài.”. Cái quyết định bán
con ấy thật khó khăn, nó làm chị sầu thảm tới mức: “Chị Dậu chỉ thổn
thổn thức thức không nói thêm được câu gì. Bộ mặt sầu thảm dần dần ngã
xuống, đối thẳng với mặt con bé đương bú. Bên đám lông mày cong
rướm, mấy sợi tóc mai thả rủ xuống, hình như làn khói thuốc lá phớt phơ
bay trước khuôn gương. Và trên cái gò má đỏ bừng, vài dòng nước mắt
thánh thót đuổi nhau, chẳng khác hạt sương buổi mai lánh đọng trong
cánh hoa hồng mới nở.”. Đặc biệt là những lời nói van xin con của chị
Dậu. Ai chẳng đau xót khi đọc đến đoạn này: “Chị Dậu lại lã chã hai
hàng nước mắt.
- U van con, lạy con, con có thương thầy thương u, thì con cứ đi với u,
đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm. Công u nuôi con sáu, bẩy năm trời,
tốn kém bao nhiêu tiền của! Bây giờ phải đem con đi bán, u đã chết từng
khúc ruột rồi đây con ạ. Nhưng mà tiền sưu không có, thầy con đau ốm là
20


thế, vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kia... Nếu không bán
con, thì lấy tiền đâu nộp sưu? Để cho thầy con khổ sở đến nước nào nữa?
Thôi u van con, u lạy con, con có thương thầy thương u, thì con cứ đi với
u!
Cái Tý vẫn khóc rưng rức. Chị Dậu cũng vừa đội rổ chó con vừa khóc
nức nở, nhưng vẫn cố kiếm lấy những lời thấm thía xót xa để khuyên
con.” [8,tr24]. Mẹ mà phải đi lạy con. Đó là cái lạy của người mẹ rơi vào

tận cùng bế tắc, biết mình có lỗi với con lắm nhưng không thể làm khác
được. Câu lạy, van xin ấy là tiếng kêu thống thiết đau đớn của người
nông dân trong xã hội cũ. Nó có giá trị tố cáo nạn sưu thuế bất công đang
làm bần cùng hóa, làm tan nát gia đình của bao nhiêu người.
Khi tới nhà Nghị Quế bán con, chứng kiến sự độc ác đến mức coi
“nuôi chó còn hơn nuôi người”, chị vô cùng đau lòng. Từng lời cả giá
ngặt nghèo của Nghị Quế làm chị tuôn rơi nước mắt. Xa con đã khổ mà
giờ chị lại còn phải chứng kiến cảnh tượng đáng thưong tâm khi người
chủ nó xem nó còn không bằng con chó, bắt nó ăn cơm cùng chó. Thế thì
cuộc sống của con bé làm sao sung sướng được.
- Đau xót vì phải bỏ cả gia đình, làng mạc lên tỉnh đi ở vú ...
Nộp thuế cho chồng xong, chị lại còn phải nộp cho em chồng mình
đã chết năm ngoái, bọn quan lại nói rằng, tại trước lúc chết, trong sổ chưa
gạch tên của anh ta, nên bắt buộc nguời thân phải nộp thế, có chết chị
không chứ, chạy vạy mãi mới đủ tiền nộp cho chồng, bây giờ lòi ra một
người nữa. Như thế đó, cuộc đời của chị cứ loanh quanh, luẩn quẩn trong
cảnh nghèo túng, hết lo chuyện này đến lo chuỵện khác, chị đã đến lúc
sức cùng lực kiệt, nhưng bọn chúng đâu có buông tha, cuộc đời của chị
vô cùng tăm tối, chị chẳng biết phải bước tiếp thế nào, chẳng có một tia
ánh sáng nào soi chiếu và cho chị một niềm hi vọng vào ngày mai tươi
đẹp hơn. Chị đành bỏ cả con bé, gia đình làng mạc để đi ở vú ở tỉnh lấy
tiền nộp sưu và nuôi gia đình. Tâm trạng chị lúc ấy cũng đau đớn như lúc
21


phải từ biệt cái Tý: “Trong lúc bồng con trao sang tay người, chị không
khỏi thánh thót hai hàng nước mắt. Và những giọt nước mắt ấy cứ kế tiếp
nhau tưới mãi xuống gò má chị, rồi nó trào ra như suối, khi chị giã chồng,
giã con, giã cái lầu tranh ở xó lũy tre mà theo mụ Cửu ra ga đi xe lửa lên
tỉnh Trung sơn để bước vào một cuộc đời mới.” [8,tr40]

- Đau xót, tủi nhục khi phải đối mặt với bọn quan lại dâm ô.
Chị đã hai lần trong phòng không một ánh sáng nào soi sáng, bọn
quan lại muốn có được chị, với sức lực của một người nông dân, trong
đêm chị vùng vẫy và thoát ra khỏi cái nơi tội lỗi, một lòng son sắt, chung
thuỷ với người chồng mặc dù bị xã hội đùn đẩy vào chốn này. Câu văn
cuối cùng của tác phẩm mô tả cảnh trời tối như mực khi chị chạy thoát
khỏi tên dê cụ cũng cho thấy một tương lai ảm đạm đen tối trong cuộc đời
chị Dậu. Tác phẩm kết lại như một nốt trầm buồn.
- Hình ảnh dòng nước mắt của chị
Chị khóc tới 20 lần, hình ảnh dòng nước mắt của chị được miêu tả
trực và gián tiếp tới 60 lần. “Có thể nói mỗi trang sách Tắt đèn đều thấm
đẫm nước mắt của nhân vật, không chỉ của chị Dậu mà của chồng chị,
con chị.”. Nó giúp chúng ta hiểu về hoàn cảnh đầy bi đát của chị Dậu, là
sự kết tụ của cuộc đời đầy khổ đau, của một tình thương sâu sắc trong
một tâm hồn nhạy cảm. Nhưng không phải lúc nào nhân vật cũng khóc.
Trong cảnh Tức nước vỡ bờ dù có gặp phải cảnh đánh đập của tên cai lệ,
chị cũng không rơi nước mắt. Như vậy, nước mắt của chị không phải là
do yếu mềm, cam phận mà là nước mắt của tình thương. Trong đó, chỉ có
2 lần chị khóc cho mình còn lại chị dành thương chồng con. Quả thật,
mỗi giọt nước mắt ở đây là mỗi giọt châu. Qua đó mà ta hiểu được phẩm
chất tốt đẹp của chị Dậu.
2.2. Chị Dậu – chân dung mang vẻ đẹp đáng quý của người
phụ nữ Việt Nam

22


Ngô Tất Tố đã phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp của chị Dậu từ vẻ đẹp
hình thức tới vẻ đẹp tâm hồn.
2.2.1. Vẻ đẹp ngoại hình

Chị Dậu có nét đẹp ưa nhìn: “Trong tay bồng đứa con gái hai tuổi,
chị Dậu thơ thẩn ngồi trên chiếc chõng long nan. Cái nhanh nhảu của đôi
mắt sắc ngọt, cái sinh sắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da
đen giòn và cái nuột nà của người đàn bà hai mươi bốn tuổi, vẫn không
đánh đổ những cái lo phiền buồn bã trong đáy tim.” [8,tr7]. Ngay cả khi
chị buồn khổ, vẻ đẹp ấy cũng không mất đi: “Bên đám lông mày cong
rướm, mấy sợi tóc mai thả rủ xuống, hình như làn khói thuốc lá phớt phơ
bay trước khuôn gương. Và trên cái gò má đỏ bừng, vài dòng nước mắt
thánh thót đuổi nhau, chẳng khác hạt sương buổi mai lánh đọng trong
cánh hoa hồng mới nở.” [8,tr7]. Tác giả đã giành những câu văn đầy tính
gợi cảm để miêu tả chân dung chị Dậu, trong đó xiết bao sự trân trọng,
yêu thương.
2.2.2. Vẻ đẹp tâm hồn
Chị Dậu là người phụ nữ đẹp người đẹp nết mà cuộc đời gặp nhiều
oan trái, hết hạn nọ đến nạn kia bị xã hội trà đạp xuống tận bùn đen,
nhưng chính trong cảnh cực khổ cùng đường trong gian truân hoạn nạn
vẻ đẹp tâm hồn của chị lại càng ngời sáng.về phương diện này chị Dậu rất
tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nông dân việt
nam trước cách mạng.
- Lòng vị tha, tình yêu thương, sự hi sinh cho chồng con
Phẩm chất căn bản của chị Dậu là lòng yêu thương đằm thắm, là
tính vị tha đức hi sinh là tấm lòng yêu thương chồng con tha thiết. Đức
tính hi sinh của chi Dậu là một nét điển hình của người phụ nữ nông dân
Việt Nam. Tình yêu thương ấy đã giúp chị chống trả lại thách thức của
hoàn cảnh dù bi đát đến đâu.

23


Khi thấy chồng bị trói bị đánh, chị Dậu đã nhìn ông cai lệ bằng “đôi

con mắt đỏ ngầu:
- Thôi, tôi cũng lạy ông nữa! Chẳng qua nay mai đủ thuế thì thôi, làm
gì ông phải hành hạ chồng tôi quá vậy? Có đánh thì ông cứ đánh tôi này.
bao nhiêu tội tôi xin chịu cả. Chồng tôi đau ốm chẳng làm nên tội.”
[8,tr27 ]. Cái chị lo lắng nhất không phải đòn roi của lí trưởng mà là tính
mạng của chồng.
Chị vượt qua cả sợ hãi khi bước vào sân đình để thăm anh Dậu. Mặc
kệ mọi sự thét dọa của các tên cai lệ, chức dịch, chị an ủi anh, lấy nước
cho anh uống. Khi bị tên cơ vu vạ, chị vẫn bình tĩnh xin: “Thôi, em xin
ông quyền. Nhà em đau yếu, ông tha cho! Có phải đơn kiện đơn tong gì
đâu? Đây ông coi, cái văn tự của em bán con bé cháu để lấy tiền nộp sưu
cho nhà em đấy mà.” Thương xót anh, ở nhà, chị đã lo toan kiếm đủ tiền
đóng sưu cho anh.
Việc bán cái Tý cũng là việc bán cái Tý và nó là do gợi ý từ anh
Dậu, chị Dậu chẳng hề muốn chút nào. Nó được bàn đi bàn lại mãi.
Chúng ta cần hiểu việc bán con cho một người giàu trong làng là việc
bình thường ở làng quê Việt Nam nên không thể lấy việc này ra để chê
trách chị Dậu được. Chị vẫn tin khi nào khấm khá sẽ chuộc con về.
Trong cái đêm dù đã bán con, bán cho nhưng vẫn chưa đủ siêu cho
chồng, chị không phải lo cho sự vất vả đau khổ của mình mà chị lo lắng
nhiều cho chồng con: “Bây giờ chỉ vì một xuất tiền sưu, đã phải rứt ruột
đem nó đi bán, lại đèo thêm hai gánh khoai và năm con chó nữa, cũng
vẫn chưa đủ. Chồng vẫn bị đánh bị trói suốt ngày suốt đêm. Không biết
trong lúc đau ốm, lại bị hành hạ như thế, anh ấy có thể sống được đến mai
hay không. Và ngày mai chạy đâu cho ra hai đồng bảy bạc để chuộc
chồng về? Nếu không lo đủ được số tiền ấy, số phận anh ấy sẽ ra sao? Vả
lo được đủ tiền chuộc được chồng về đi nữa, cũng đã thiệt mất một đứa
con rồi, sau này còn có ngày nào đem được nó về nhà nữa không? Từ
24



chiều đến giờ nó ăn với ai, nó ngủ với ai?... Thế rồi chị trở vào thềm, rũ
rượi ngồi tựa cột hiên, nước mắt rơi xuống lã chã.” [8,tr31]
Nỗi nhớ con cứ theo suốt chị nhiều đêm dài: “Đến lượt cái Tý làm
tội mẹ nó. Mọi đêm, cứ đến gà gáy một tiếng, chị Dậu trở dậy sắp sửa nấu
cơm, con bé ấy đã đon đả đón lấy cái Tỉu, nó dụ, nó hát, nó nói thỏ thẻ
với em những câu ngây thợ Bây giờ vắng nó, trong nhà tẻ ngắt như nhà
có tang. Nào nó có tội tình gì. Chẳng qua vì một suất sưu của bố, khiến
cho nó phải lìa bố, lìa mẹ, lìa các em, đem thân đánh đổi lấy một đồng
bạc. Tội nghiệp cái thân con trẻ nhà nghèo, làm tôi một nhà giàu có, hách
dịch như nhà Nghị Quế, còn khi nào được một câu ỏ ê của chủ nhà! Khốn
nạn thân nó, đêm nay nó ở bên ấy, ngoài một con chó cái và bốn con,
không còn ai là bạn quen. Nước mắt theo sự nghĩ ngợi chảy ra như mưa,
chị Dậu tự thấy trong ngực nóng như lửa đốt.” [8,tr34]
Ngay cả khi chị đi ở vú, sống cảnh sung sướng hơn, chị vẫn chỉ luôn
nghĩ về chồng con: “Những giọt mưa ngâu rả rích như khêu cơn buồn cho
kẻ xa nhà. Cảnh khổ cực của chồng và con tự nhiên kéo đến đầy trước
mắt chị. Đứng không yên, ngồi không yên. Buồn bã, chị giở gói áo xin
được của các cô thải ra, cắt lại và may lại, để khi được phép về chơi nhà
thì đem về cho các con.” [8,tr60]
- Trung hậu đảm đang tháo vát, là cái cột cái của gia đình trong cơn
hoạn nạn
Gia đình anh Dậu liên tiếp xảy ra hai cái tang, sau đó anh Dậu lại
ốm đau không làm được gì. Vì vậy, gần ba tháng trời, những sự đóng góp
chi tiêu của một gia đình năm miệng ăn, hết thảy trông vào hai bàn tay
trắng của người đàn bà con mọn là chị Dậu. Nuôi con đã vất vả, chị còn
phải gánh thêm lo kinh tế và chăm sóc chồng. Chị là chỗ dựa cho cả gia
đình, từ vật chất tới tinh thần. Nguyễn Tuân đã nói: “Trên cái tối giời tối
đất của đồng lúa ngày xưa thấy sừng sững cái chân dung lạc quan của chị
Dậu”.

25


×