Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Những hình ảnh thường gặp trong ca dao Nam Bộ trong đối sánh với Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.54 KB, 87 trang )

Chương 1
Nhìn chung về ca dao Nam Bộ
1.1. Nhìn chung về ca dao
1.1.1. Định nghĩa ca dao
Theo” Lịch sử văn học Việt Nam” của Bùi Văn Nguyên: ca dao là
những bài có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân
tộc (thường là lục bát), để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm.
Trong ca dao, đại đa số là tác phẩm trữ tình. Ðối tượng của nó là những
sáng tác phản ánh hiện thực đời sống không phải thông qua cốt truyện, sự
xung đột của hành động nhân vật màì thông qua sự thể hiện tâm trạng các
nhân vật trữ tình. Ví dụ:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta…”
“Bướm vàng đậu đọt mù u
Lấy chồng càng sớm, tiếng ru càng buồn.”
“Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng.”
“Thân cò lặn lội bờ song
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non ...”
1.1.2. Nội dung ca dao
Ca dao là những bài ca về lịch sử. Tác giả dân gian đã có sự gắn kết
các câu ca dao vào từng thời kỳ, sự kiện, nhân vật lịch sử. Chẳng hạn:
“Tưởng là chị ngã em nâng
1


Chẳng hay chị ngã em mừng em lo.”
được tác giả coi là nói về việc Trịnh Tùng tranh cướp lấn quyền của anh là
Trịnh Cối sinh ra hiềm khích đánh nhau.
Ca dao lịch sử không phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá trình diễn
biến của nó, mà chỉ nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm


nhân dân. Nhân dân nói về sự kiện Bà Triệu khởi nghĩa chống lại ách thống
trị của quân Ngô xâm lược hồi thế kỷ III:
“Ru con con ngủ cho lành
Ðể mẹ gánh nước rửa bành cho voi.
Muốn con lên núi mà coi,
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.”
Hay: “Vạn Niên là Vạn Niên nào,
Thành xây xương lính, hào đào máu dân.”
Câu ca dao là lời ta thán của nhân dân khi phải chịu cảnh phu phen tạp
dịch nặng nề để xây lăng Vạn Niên cho vua Tự Ðức.
Ca dao còn phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống
Những phong tục, tập quán truyền thống trong các lĩnh vực sinh hoạt vật
chất, tinh thần của nhân dân được thể hiện rất phong phú trong ca dao. Ðây
là những tập quán trong lao động nông nghiệp, ngư nghiệp:
“Người ta đi cấy lấy công,
Còn tôi đi cấy còn trông nhiều bề,
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
2


Trông cho chân cứng, đá mềm,
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng.
Nhưng đại đa số các bài ca dao phản ánh đời sống tình cảm nhân dân
Ca dao trước hết là tiếng hát về tình yêu đất nước. Những thắng cảnh thiên
nhiên mọi miền đất nước, những công trình văn hóa từ bao đời ... được
khắc họa như một bức tranh rộng lớn trong ca dao, thể hiện sự nhận thức về
cương vực tổ quốc, lòng yêu mến, tự hào về đất nước, con người.
“Nhất cao là núi Ba Vì,
Thứ ba Tam Ðảo, thứ nhì Ðộc Tôn.”

“Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay.
Mã Vĩ, hàng Ðiếu, hàng giày,
….
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.”
Tiếp theo, ca dao trữ tình còn nói về tình yêu nam nữ. Nó phản ánh mọi
biểu hiện của tình cảm lứa đôi trong tất cả những chặng đường của nó: giai
đoạn gặp gỡ, ướm hỏi nhau, giai đoạn gắn bó trao gửi những lời thề
nguyền, giai đoạn hạnh phúc với những niềm ước mơ, những nỗi nhớ
nhung hoặc nỗi đau khổ với những lời than thở, oán trách ...
“Hôm qua tát nước đầu đình,
3


Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà.

Giúp em qua tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau”
Một bộ phận bài ca này còn mang thêm ý nghĩa xã hội, những bài ca
nói đến sự trắc trở trong tình yêu đôi lứa:
“Hai ta là bạn thong dong,
Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng.
Bởi chưng thầy mẹ nói ngang,
Cho nên đũa ngọc, mâm vàng xa nhau.”
Ca dao trữ tình thể hiện rất phong phú những biểu hiện của tình cảm

gia đình: tình cảm vợ chồng, tình cảm cha mẹ và con cái, tinh cảm anh
em ... phản ánh nhiều mặt đời sống tình cảm của nhân dân.
“Gừng cay chín tháng gừng hãy còn cay,
Ðạo nghĩa cang thường chớ đổi đừng thay,
Dẫu có làm nên danh vọng, rủi có ăn mày ta cũng theo nhau.”
Xét bề rộng, ca dao còn phản ánh đời sống xã hội cũ với những tâm
trạng đau khổ, chua xót, uất ức, thái độ phản kháng của nhân dân chống ách
thống trị phong kiến.
“Gánh cực mà đổ lên non,
4


Còng lưng mà chạy, cực còn chạy theo.”
“Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa lại quét lá đa,
Bao giờ dân nổi can qua,
Con vua thất thế lại ra quét chùa.”
Ca dao phản ánh khá nổi bật đời sống, tâm trạng người phụ nữ trong xã
hội cũ. Ðây cũng là những tâm trạng uất ức, đau khổ trước những bất công
xã hội áp đặt đối với người phụ nữ.
“Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.”
Những bài ca về người lính và người vợ lính phản ánh sự phản kháng
mạnh mẽ của nhân dân trước những cuộc chiến tranh phong kiến xảy ra
liên miên suốt bốn thế kỷ từ đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX. Ðây là
bài ca về người lính thú với tâm trạng u uất, buồn khổ:
“Ba năm trấn thủ lưu đồn,
Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan.
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
, Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai !

Miệng ăn măng trúc, măng mai,
Những giang cùng nứa biết ai bạn cùng ?”
Ca dao còn chứa đựng tiếng cười trào phúng. Các hiện tượng trái tự
nhiên, không bình thường có thể trở thành đối tượng của nó.

5


“Chồng còng mà lấy vợ còng,
Nằm phản thì chật, nằm nong thì vừa.”
Bằng tiếng cười trào phúng, nhân dân phê phán, đả kích giai cấp thống
trị, những hiện tượng không bình thường, phi lý, những tệ trạng ... thể hiện
khát vọng của nhân dân về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những bài thách
cưới có tính chất trào phúng phê phán những tục lệ thách cưới, nộp cheo, là
những hủ tục trong chế độ hôn nhân xưa:
“Em về thưa với mẹ cha,
Bắt lợn đi cưới bắt gà đi cheo.
Ðầu lợn lớn hơn đầu mèo,
Làng ăn không hết làng treo cột đình.
Ông quan đánh trống thình thình,
Quan viên mũ áo ra đình ăn cheo.”
1.1.3. Nghệ thuật ca dao
Ca dao sử dụng nhiều thể thơ khác nhau song phổ biến nhất là thể lục
bát gồm câu sáu, câu tám. Sở dĩ dùng nhiều vì thể thơ lục bát diễn tả được
nhiều tư tưởng tình cảm của nhân dân. Ngoài ra ca dao cũng sử dụng hợp
thể là thể thơ gồm từ bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể.
“Anh nói với em,
Như dao chém xuống đá,
Như nhựa chém xuống đất,
Như mật rót vào tay.


6


Bây chừ anh đã nghe ai,
Bỏ em giữa chốn thuyền chài rứa ri.”
Về cấu tứ, ca dao khá phong phú song cấu tứ theo lối đối thoại khá phổ
biến trong ca dao.
“Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”
Cấu tứ theo lối phô diễn về thiên nhiên là một kiểu cấu tứ quen thuộc
trong ca dao.
“Một đàn cò trắng bay tung,
Bên nam bên nữ ta cùng hát lên.”
Về ngôn ngữ, ca dao ưa sự giản dị, cụ thể.
“Nước ròng bỏ bãi xa cừ,
Gặp em hỏi thử sao từ ngỡi nhân ?”
“Em ơi chua ngọt đã từng,
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.”
Thứ 4, ta xét tới thời gian và không gian nghệ thuật. Thời gian nghệ
thuật trong ca dao là thời gian hiện tại.
“Bây giờ ta gặp nhau đây,
Như con cá cạn gặp ngày trời mưa.”

7


Không gian nghệ thuật trong ca dao là không gian có tính hiện thực, xác

định.
“Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp,
Em qua không kịp tội lắm anh ơi,
Bấy lâu ni mang tiếng chịu lời,
Dẫu xa nhau chăng nữa cũng tại trời mà xa”
Thứ năm, ta xét tới biện pháp tu từ. So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, chơi chữ,
ngoa dụ ... là những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu trong ca dao.
“Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.”
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”
1.2. Nhìn chung ca dao Nam Bộ
1.2.1. Vài nét về mảnh đất Nam Bộ
1.2.1.1. Thiên nhiên
Nam Bộ là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một chế độ nhiệt độ
cao quanh năm ít biến động. Có hai mùa: mùa mưa và mùa nắng. Sự phân
hóa các mùa khí hậu thể hiện sự tương phản của hai mùa gió. Mùa mưa
trùng với gió mùa Tây Nam, mùa khô trùng với gió mùa Đông Bắc. Thời
tiết nói chung rất thuận lợi cho việc sản xuất, ít có diễn biến đột ngột thất
thường.
Các sông lớn và hệthống sông rạch chằng chịt tạo cho vùng có một
nguồn nước dồi dào quanh năm phục vụsản xuất nông nghiệp. Nó cung cấp
cho một nguồn thủy sản phong phú. Với hệ thống sông dày đặc, Nam Bộ
8


thuận lợi trong việc phát triển giao thông đường thủy nhất là khi hệthống
giao thông đường bộchưa được mở mang.
Thảm thực vật ở Nam Bộ rất phong phú và đa dạng, gồm có quần thể
thực vật trên các bãi lầy ven biển (với các cây mắm trắng, bần đắng, vẹt,

đước, sú, cóc kèn, ô rô…), quần thể thực vật ven sông rạch (với các loài
cây nhưdừa nước, bần chua, mướp xác, quao nước, trâm bầu, cà na,
lau, sậy, dây lùn…);…Loài động vật sống trên không như chim thì khá
phong phú về chủng loại. Nam Bộ có sân chim Vàm Hồ, Cồn Đất,… Nhóm
động vật sống dưới nước ở Nam Bộ rất phong phú do sự chi phối của sông
và biển. Đáng chú ý nhất là các loài cá. Điều kiện tự nhiên như trên tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân Nam Bộ làm ăn sinh sống. Nam Bộ có
đồng bằng song Cửu Long, là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiều
nhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực,
vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, chúng cũng tạo ra
những bất lợi, nhất là sự hạn chế trong giao thông đường bộ do sự
1.2.1.2. Con người
Người miền Nam sống với thiên nhiên bao la, lại giàu có song đó là
thiên nhiên còn mang tính hoang dã. Do chịu tác động của điều kiện tự
nhiên và môi trường sống nên con người nơi đây rất chân chất, bộc trực,
cởi mở và hào hiệp. Họ là những con người tự lực, tự cường, thông minh
vượt khó, chinh phục miền đất hoang vu từ buổi đầu khai thiên lập địa.
Hơn nữa đây là vùng khai phá muộn, lại trải qua nhiều biến đổi. Tuy
các vua Nguyễn muốn xây dựng thành vùng dân trí cao như ngoài Bắc song
vấp phải sự xâm lược của thực dân Pháp, nền học cũ bị bỏ, trong khi cái
mới thì còn khá nhập nhèm và chỉ phát triển ở Hà Nội. Vì vậy, đại đa số
người dân miền Nam thiếu học, lại mất đi nguồn bổ sung nhân lực chính là
các binh lính từ các phiên trấn thuộc chính quyền trung ương, sinh hoạt văn
9


hóa thông thường và dễ dãi của người bình dân là hát hò với nhau. Với sự
hình thành cư dân như vậy, ta có thể giải thích được tại sao văn hóa miền
Nam không bị gò bó vào khuôn mẫu và có tính cách thuần nhất như ở miền
Bắc. Người bình dân, lính thú... thiếu học, đơn giản, sống tương đối rải rác

sẽ khó có thể có những sinh hoạt văn hóa dựa trên chữ viết, sân khấu... mà
sinh hoạt truyền miệng, phóng khoáng hơn, dễ dãi hơn được phát tirển
mạnh. Họ không có khả năng ngâm vịnh, sáng tác. Tinh thần văn hóa ở
phần đất này có những độc đáo, tự nhiên, bình dị và đôi khi đi đến sỗ sàng,
trong khi tinh thần văn hóa ở phần đất thuộc Đàng Ngoài (thuộc chúa
Trịnh) đã đạt đến mức tinh luyện, khuôn mẫu, nghiêm túc.
1.2.2. Đặc điểm ca dao Nam Bộ
1.2.2.1. Nội dung ca dao Nam Bộ
Là một bộ phận ca dao cả nước, ca dao Nam Bộ phản ánh cuộc sống,
sinh hoạt và cả tập quán của nhân dân Nam Bộ trong hàng trăm năm. Nó là
những suy nghĩ, mơ ước về tình bạn, tình yêu, tình vợ chồng, là nhận thức
về thế giới xung quanh như cỏ cây, sông núi, đất trời.... Chính yếu tố bình
dị, nghĩ sao nói vậy, mộc mạc, dễ hiểu đã làm cho ca dao miền Nam có sức
sống rất mạnh, được quần chúng chấp nhận dễ dàng và do đó làm ảnh
hưởng đến sự sinh hoạt và tư tưởng của quần chúng.
Đầu tiên, ca dao Nam Bộ phản ánh sinh động cảnh quan thiên nhiên.
Nó là tấm gương phản ánh chân thật, sinh động nhất về vùng đất và con
người nơi đây.
“ Quê em ba dãy cù lao
Có dừa ăn trái, có cau ăn trầu”.
“ Bến Tre ba đảo dừa xanh
Quê hương Đồng Khởi mát lành phù sa”.

10


Thiên nhiên ấy còn là thiên nhiên mang đầy nét vẻ hoang sơ. Nét
hoang sơ của thiên nhiên Nam Bộ buổi đầu khai phá thể hiện ở môi trường
khắc nghiệt “rừng thiêng nước độc”::
“Rừng thiêng nước độc thú bầy

Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”
-“Tháp Mười nước mặn, đồng chua
Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng”
Nổi bật hơn hết ở nội dung ca dao Nam Bộ là sự phản ánh về về con
người, về những sự kiện lịch sử, sự kiện trong đời sống thường ngày. Đầu
tiên, đó là tâm trạng, suy nghĩ của những nhười đi khai hoang. Trụ lại ở
vùng đất mới,lưu dân bắt đầu cuộc sống mới :
Trai tứ chiếng, gái giang hồ
Gặp nhau ta nổi cơ đồ cũng nên.
Những con người của “tứ chiếng giang hồ” nghĩa là của mọi miền quê
tụ về đây. Câu ca dao trên là một lời nhận định, một kết luận khái quát, xác
lập với lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ. ca dao Nam bộ đã ghi lại được
hình ảnh của người đi khai phá đất mới. Đôi khi họ như những người lính
ra đi không trở lạivì “Rừng thiêng nước độc, thú bầy “. Nhưng nét nổi bật
của họ không phải là nỗi buồn nhớ mang mác mà là ý chí vượt gian nan,
dũng cảm, gan góc với biết bao nhiêu cực nhọc nguy hiểm để làm công
việc “khai son phá thạch:, biến mảnh đất này từ hoang sơ trở thành nơi trù
phú.
Con người Nam Bộ mang nét tính cách riêng. Đó là sự trọng nghĩa.
Họ mang tinh thần của những con người nghĩa khí, những con người sẵn
sàng xả thân mình để cứu người, để làm những việc mà họ cho là hợp với
đạo lý và lòng trung thành.. Tác giả ca dao Nam Bộ thường xuyên nói về
chữ nghĩa cũng trên tinh thần đó. Trọng nghĩa gắn với khinh tài. Nếu người
11


xưa đã từng cay đắng nhận rằng "nén bạc đâm toạc tờ giấy" hoặc chua chát
"có tiền mua tiên cũng được" thì tác giả ca dao Nam Bộ khẳng định:
Tiền tài như phấn thổ,
Nghĩa trọng tợ thiên kim

Con le le mấy thuở chết chìm
Người bạc tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi.
Lối sống ngang tàng là hệ quả của tinh thần nghĩa khí hào hiệp trong
con người Nam Bộ. Những con người tứ chiếng từ những huyện phủ khác
nhau về vùng đất mới mang trong mình nhiều chất phản kháng, ít chịu sự
ràng buộc của lễ giáo, không bao giờ bị khuất phục. Họ chấp nhận mọi
hiểm nguy, mọi thử thách (nắng mai - mưa chiều) thậm chí trong những
hoàn cảnh nhất định, họ đã phải liều:
Ra đi là sự đánh liều,
Nắng mai không biết, mưa chiều không hay.
Hình ảnh con người Nam Bộ còn thể hiện ở tình yêu nam nữ. Ta ít
gặp cái e dè, ý nhị như ở Bắc. Những người con gái, con trai Nam Bộ bạo
dạn hơn rất nhiều trong lời tỏ tình, đùa vui:
“ Hủ qua (khổ qua) xanh, hủ qua trắng
Hủ qua mắc nắng hủ qua đèo
Thương em, thì anh làm giấy giao kèo
Lăn tay điểm chỉ mới thiệt con mèo của em”
“Thấy em gò má hồng hồng
Phải chi em đừng mắc cỡ, anh bồng anh hun”
Họ là những người lao động chân chất, nên cũng bày tỏ tình cảm với nhau
bằng thứ khẩu ngữ thường ngày không chưng diện, màu mè, tuy vậy, cái
tình trong đó cũng mãnh liệt và sâu sắc. Đây là lời tâm sự của một anh
chàng đêm hôm khuya khoắt lặn lội đi thăm người yêu:
12


“Thương em nên mới đi đêm
Té xuống bờ ruộng đất mềm hổng đau
May đất mềm nên mới hổng đau
Phải mà đất cứng ắt xa nhau phen này”

Chàng thật thà chất phác, nhưng mà cũng có chút ranh ma đấy chứ? Chất
hóm hỉnh đã toát ra từ cái ‘thật thà tội nghiệp’. Nhưng phần lớn vẫn là sự
hóm hỉnh mang tính chất đùa nghịch. Một chàng trai đã phóng đại nỗi nhớ
người yêu của mình bằng cách so sánh ví von trào lộng:
“Vắng cơm ba bữa còn no
Vắng em một bữa giở giò không lên”
1.2.2.2. Nghệ thuật ca dao Nam Bộ
Về thể thơ, ca dao Nam Bộ sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc
như thể lục bát và song thất lục bát nhưng mức độ ít hơn so với ca dao Bắc
bộ. Xu hướng mà ca dao Nam Bộ chiếm lĩnh là các biến thể của lục bát và
song thất lục bát. Nhưvậy, dù có ý thức sử dụng thể thơ truyền thống của
dân tộc nhưng do nhu cầu giãi bày nỗi lòng nên người lao động không rập
khuôn theo những quy tắc. Thể hỗn hợp có nhưng số lượng không nhiều.
Ngôn ngữ ca dao Nam Bộ là ngôn ngữ đời thường, đậm nét phương
ngữ. Chất đời thường thể hiện qua văn phong nói hằng ngày như dùng khẩu
ngữ, kiểu nói tách tư, dùng phương ngữ Nam bộ, đặc biệt là sử dụng đại từ
xưng hô "tui". Chất phóng túng biểu hiện ở cách dùng hình ảnh có sức gợi
tả và cách dùng tính từ, trong đó mỗi một tính từ đều nói lên một mức độ
cụ thể hiện tượng.
Về kết cấu, ca dao Nam Bộ cũng có hai kiểu nổi bật: kết cấu đối thoại
và kết cấu miêu tả thiên nhiên ở phần đầu. Cả hai kết cấu này đều là kết cấu
phổ biến của các bài hát dân gian. Kết cấu đối thoại là sản phẩm của hình
thức trao gởi tình cảm của nam và nữtừlúc gặp gỡ đến khi thành vợchồng.
13


Họ đối đáp với nhau hay có khi chỉ là hát đơn phương để bộc lộ nỗi lòng.
Kết cấu miêu tả thiên nhiên ởphần mở đầu cũng đáng chú ý. Việc thiên
nhiên xuất hiện ởphần mở đầu của bài hát dân gian làmcho bài hát trở nên
giàu hình ảnh, phản ánh sự gắn bó của người lao động với thiên nhiên vì

đây là môi trường họ giao tiếp nhiều hơn giao tiếp với xã hội.
TIỂU KẾT
Trong chương 1, chúng ta đi tìm hiểu chung về ca dao cả nước, đặc
biệt ca dao Nam Bộ. Ta nhận thấy, bằng các biện pháp nghệ thuật giản dị
mà tinh tế, ca dao đại đa số phản ánh đời sống tình cảm nhân dân. Đầu tiên
là tiếng hát về tình yêu đất nước. Những thắng cảnh thiên nhiên mọi miền
đất nước, những công trình văn hóa từ bao đời ... được khắc họa như một
bức tranh rộng lớn trong ca dao, thể hiện sự nhận thức về cương vực tổ
quốc, lòng yêu mến, tự hào về đất nước, con người. Sau đó, ca dao còn
phản ánh mọi biểu hiện của tình cảm lứa đôi trong tất cả những chặng
đường của nó: giai đoạn gặp gỡ, ướm hỏi nhau, giai đoạn gắn bó trao gửi
những lời thề nguyền, giai đoạn hạnh phúc với những niềm ước mơ, những
nỗi nhớ.
Cùng trong dòng chảy của ca dao, tuy vậy, ca dao Nam Bộ mang một
số nét riêng biệt. Vì sinh thành trong thời kì, người dân Nam Bộ còn đang
phải khai phá thiên nhiên, điều kiện học hành ít nên lời ca không mang tình
bác học khuôn mẫu. Người dân có gì nói nấy, thậm chí có chỗ còn bả lả,
sống sượng mà ngoài Bắc chưa bao giờ gặp. Song trên hết, ta vẫn thấy lời
ca của họ cất lên những suy nghĩ, mơ ước về tình bạn, tình yêu, tình vợ
chồng, là nhận thức về thế giới xung quanh như cỏ cây, sông núi, đất trời....

14


Về nghệ thuật, ca dao Nam Bộ cũng phóng túng như nội dung. Dù có
ý thức sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc nhưng do nhu cầu giãi bày
nỗi lòng nên người lao động không rập khuôn theo những quy tắc. Xu
hướng mà ca dao Nam Bộ chiếm lĩnh là các biến thể của lục bát và song
thất lục bát. Ngôn ngữ ca dao Nam Bộ là ngôn ngữ đời thường, đậm nét
phương ngữ. Người bình dân dùng nhiều khẩu ngữ, kiểu nói tách tư, dùng

phương ngữ Nam bộ như chính lời nói hàng ngày. Chính yếu tố bình dị,
nghĩ sao nói vậy, mộc mạc, dễ hiểu đã làm cho ca dao miền Nam có sức
sống rất mạnh, được quần chúng chấp nhận dễ dàng và do đó làm ảnh
hưởng đến sự sinh hoạt và tư tưởng của quần chúng.

Chương 2
Những hình ảnh thường gặp trong ca
dao Nam Bộ trong sự đối sánh với
ca dao Bắc Bộ
2.1. Hình ảnh về thiên nhiên, sự vật
2.1.1. Hình ảnh một vùng sông nước
Nam Bộ là một vùng sông nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt. Ở
Nam Bộ, sông là đặc điểm nổi bậc của môi trường thiên nhiên. Trong sách
“Gia Định thành công chí” (Nhà văn hoá xuất bản. 1972), Trịnh Hoài Đức
đã miêu tả: “Ở Gia Định, sông suối dọc ngang chằng chịt”, “Đất Gia Định
nhiều sông, kênh, cù lao và bãi cát...”, “Ở Gia Định, chỗ nào cũng có ghe
15


thuyền hoặc dùng thuyền làm nhà ở, hoặc để đi chơi, đi thăm người thân,
chở gạo củi, buôn bán,....”. Theo một số tài liệu xưa, những kênh đào Nam
Bộ có tổng chiều dài khoảng 2500 km và các sông rạch tự nhiên khoảng
2400 km. Trong quyển “Thiên nhiên Việt Nam”(NXB KHKT. 1989) của Lê
Bá Thảo cũng ghi nhận có 4900km kênh đào. Như vậy, chỉ với khoảng
40.000km2, Nam Bộ có tổng chiều dài kênh rạch đến gần 5000km. Kênh
rạch chằng chịt, cắt xẻ ăn sâu khắp bề mặt vùng đất, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển nông nghiệp và giao thông đường thuỷ. Làng xóm Nam
Bộ thường lấy sông ngòi làm ranh giới địa phương, bên này sông là một địa
phương và bên kia sông là một địa phương khác. Từ nhỏ, họ đã được tắm
mình giữa trời nước bao la rồi khi lớn lên họ phải đi qua những chiếc cầu

tre nối nhịp đôi bờ, những khi buông câu, thả lưới, những lúc chở hàng
bông ra chợ... họ cũng gắn chặt cuộc đời mình với dòng nước bao la. Dòng
sông dọc ngang chằng chịt như những mạch máu lớn nhỏ trong “cơ thể
Nam Bộ”. Người Nam Bộ ví sông ngòi như máu nuôi cơ thể mình.
Cho nên từ lâu hình ảnh chiếc ghe, con đò, dòng sông, chiếc cầu... là
hình ảnh hết sức quen thuộc với người dân nơi đây. Không phải ngẫu nhiên
mà hình ảnh thuyền (ghe, tàu, đò, xuồng) xuất hiện với tần số dày đặc trong
ca dao Nam bộ. Sự xuất hiện của chúng bắt nguồn từ thực tế ứng xử của
người Việt Nam bộ với môi trường sông nước. Nói khác đi, đó là chứng
tích của một nền văn minh sông nước trong ca dao, bởi vì con thuyền, chiếc
ghe, chiếc xuồng… từ bao đời nay đã gắn chặt với đời sống miền sông
nước, chúng đi vào tiềm thức con người và xuất hiện trở lại trong ca dao.
Tương tự như vậy, hình ảnh cá, câu-cá trong ca dao Nam bộ cũng là biểu
hiện của nền văn minh kinh rạch. Ngay cả hình ảnh phổ biến trong lời của
những điệu hò chèo ghe nói chung vẫn là cảnh trăng sao, mây nước, con
thuyền, dòng sông, mái chèo,…:
16


-Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê.
-Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi
Kẻo khúc sông này bờ bụi tối tăm.
-Sông bến tre nhiều hang cá ngát.
Đường kho bạc lắm cát dễ đi.
-Tây ninh có núi điện bà
Có sông Vàm Cỏ có toà Cao Sơn.
-Rạch gầm soài mút tăm tăm
Xê xuống chút nữa tới vàm Mỹ Tho…
Nếu so sánh với Bắc Bộ ta sẽ thấy rõ điểm chung và sự khác biệt. Ca

dao Bắc Bộ và Nam Bộ giống nhau cùng phản ánh thiên nhiên tươi đẹp,
môi trường lao động cũng là môi trường nảy sinh, nuôi dưỡng tình yêu của
các chàng trai, cô gái mang sắc thái địa phương riêng. Nhưng hình ảnh
thiên nhiên không giống nhau. Cùng nằm trong cái nôi văn hóa của quê
hương, ca dao dân ca Nam bộ đã mang đến cho kho tàng văn học dân gian
những hình ảnh thiên nhiên khác hẳn Bắc Bộ. Ca dao đồng bằng Bắc Bộ
xuất hiện nhiều hình ảnh nằm trong tổng thể hình ảnh làng xã như giếng
nước, cây đa, lũy tre, sân đình…, thiên nhiên trong ca dao Nam Bộ hiện lên
đậm đặc hình ảnh của miệt vườn, sông nước, tôm cá… Hình ảnh sông nước
trong ca dao Bắc Bộ thường nhỏ bé, yên bình gắn với làng quê cụ thể như
bến nước, ao làng, giếng khơi trong khi ca dao Nam Bộ lại mênh mông,
chằng chịt kênh rạch, với sự trù phú của các sản vật sông nước. Ca dao
miền Bắc hay có hình ảnh về cái ao nhỏ nhỏ trước nhà, cái ao thả cá trong
khi miền Nam hoàn toàn không có:
“ Tiếc công anh đào ao nuôi cá,
Năm bảy tháng trời, người lạ tới câu”
17


Đặc biệt, vì địa hình đại đa số bằng phẳng nên hình ảnh núi ở Nam Bộ
cũng không thấy xuất hiện, trong khi miền Bắc lại rất nhiều:
“ Núi cao chi lắm núi ơi,
Che khuất mặt trời, không thấy người yêu.”
Ca dao Nam Bộ đã hóa thành những bức tranh chân thực về thiên
nhiên vùng sông nước mà không nơi nào trên nước ta có, đặc biệt là của
nguời dân vùng đồng bằng Nam Bộ. Từ đó, nó góp phần làm phong phú
bức tranh thiên nhiên phong phú, tươi đẹp của Tổ quốc.
Ở đây, chúng tôi xin thống kê một số hình ảnh thiên nhiên, sự vật tiêu
biểu thường xuất hiện trong ca dao Nam Bộ.
2.1.1.1. Hình ảnh cái ghe

Hiện nay chiếc ghe vẫn còn là phương tiện lưu thông trong hệ thống
sông ngòi chằng chịt cho đa số dân Nam Bộ. Chiếc ghe không những chỉ
là một dụng cụ cần thiết về giao thông, mà còn là nơi cư trú cho một số dân
Đồng Nai - Cửu Long. Do đó hình ảnh sông nước và chiếc ghe (chèo xuôi
theo, hay ngược dòng nước) và hệ thống các sông rạch lớn nhỏ, với nước
ròng, nước lớn, đã đi vào ca dao của miền Nam.
Chiếc ghe đầu tiên là hình ảnh gắn liền với vẻ đẹp mênh mang vời vợi
của một vùng sông nước. Nói tới vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ phải nói
tới vẻ đẹp của những ghe thuyền lướt trên dòng sông.
Chiếc ghe cũng là hình ảnh của cuộc sống buôn bán khá vất vả trên
sông nước. Đôi khi thuyền có chức năng như một ngôi nhà di động, chứa
bao nhiêu nông sản và con người. Cứ thế, chiếc ghe vào từng con kinh, con
rạch, hết nơi này đến nơi khác. Có lúc những chiếc ghe họp thành một chợ
nổi, sầm uất, náo nhiệt mà ai đã tới một lần không thể quên.
“ Dời chưn bước xuống ghe buôn,
Sóng bao nhiêu gợn dạ buồn bấy nhiêu.”
18


Bước xuống ghe buồn cũng đồng nghĩa với việc xa nhà, phải đối mặt
với cuộc sống cô đơn, một mình mình đối diện với sông nước đêm đen.
Ngoài ra trong chuyến đi này, không biết buôn bán ra sao, lời lãi thế nào.
Nhưng trên hết là nỗi nhớ nhà da diết, nhớ vợ, nhớ con... còn buồn nào hơn
nỗi buồn chia ly. Ở đây tác giả so sánh nỗi lòng của mình với sóng nước.
Sóng có bao nhiêu gợn thì lòng mình cũng buồn bấy nhiêu, nhưng gợn
sóng là vô vàn, không sao đếm được. Cho nên tấm lòng của họ nhớ nhà,
đau đáu chờ mong, buồn man mác cũng bấy nhiêu, không sao nói hết được.
Rồi chẳng mấy chốc, chiếc ghe thành biểu tượng cho con người. Con
người cũng sống trôi nổi cùng chiếc ghe. Ghe vất vả hay chính con người
vất vả. Ghe trông ngóng hay chính con người cũng đang trong trạng thái

chờ đợi.
Người Nam bộ đã mượn hình ảnh chiếc ghe để nói lên nỗi lòng của
mình, nói lên sự trông ngóng, khấp khởi chờ mong người yêu đến thăm
mình:
Ghe ai đỏ mũi xanh lườn,
Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em.
Ở đây người con gái nhận dạng chiếc ghe của người yêu mình. Chiếc
ghe của người yêu cô có đặc điểm: "đỏ mũi, xanh lườn" nên khi thấy chiếc
ghe có đặc điểm này thì cô gái mừng thầm, đinh ninh là ghe của người yêu
xuống thăm mình. “Nhưng cô gái ở đây vẫn cẩn trọng, không hấp tấp vội
vã. Vì cả vùng sông nước này có biết bao chiếc ghe có cùng đặc điểm đó,
không khéo sẽ bị hớ. Nên cô gái mới đặt lời ướm hỏi. Từ "phải" là một từ
để hỏi nhưng ở đây là dạng hỏi tu từ. Không cần người đáp. Hỏi để rào
trước đón sau mà thôi. Có phải thì hãy đến nơi hẹn, hãy thẳng nơi mà đến.
Còn không phải thì chỉ việc đi ngang qua.” []

19


Chiếc ghe còn thể hiện cho nỗi nhớ của con người, nhất là người vợ có
chồng đi xa. Vì cuộc sống mưu sinh mà vợ chồng phải xa cách, vắng nhau
bao ngày là bao nỗi lòng nhung nhớ. Về nhà chưa được bao lâu, lửa nồng
chưa ấm anh đã vội ra đi. Người chồng đi buôn bán xa, vài ba ngày mới về
một lần. Cho nên trông chồng cũng là hình ảnh chiếc ghe và nhớ chiếc ghe
cũng là nhớ chồng:
Ghe lui khỏi vịnh, em thọ bịnh liền,
Không tin anh hỏi xóm giềng mà coi.
Chiếc ghe ấy còn là chứng nhân cho những lời tỏ tình yêu thương của
con người Nam Bộ. Và có khi họ nên duyên cũng từ đó:
“Bớ chiếc ghe sau, chèo mau anh đợi

Qua khỏi chỗ này lùm bụi tối tăm.”
“Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi,
Kẻo giông khói đèn bờ bụi tối tăm”
Giữa một đêm trăng thanh gió mát, chàng trai Nam Bộ bắt gặp chiếc
ghe của cô gái chở hàng bông ra chợ đang chèo tới ở phía sau anh ta liền
buông mấy lời chọc ghẹo. Song đó không phải lời bỡn cợt mà là cách thể
hiện sự quan tâm lo lắng của chàng trai với cô gái. Giữa trời nước bao la
mà chỉ có một mình cô gái chèo ghe chở hàng ra chợ. Anh lo lắng cho cô
gái bảo cô chèo mau lên nếu không giông đến thổi tắt đèn mà cô thì có môt
mình biết phải làm sao. Cô gái cũng cảm thấy ấm lòng khi giữa đêm khuya
thanh vắng mà lại có người quan tâm đến mình, nên cô cũng hò đáp lại:
“Nhứt nhựt tiểu thân chứ nhà của anh đâu mà em không biết,
Chứ gặp anh giữa đường, cái quyết chí mà thương anh.”
Chiếc ghe, chiếc xuồng, dòng sông cũng là những hình ảnh được người
dân Nam bộ gởi gắm vào đó những nỗi niềm tâm sự, những cảm nhận của
cuộc đời, than thân trách phận, nói lên cuộc sống nghèo khó của mình:
20


“Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi !
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê.”
“ Không xuồng nên phải lội sông,
Đói lòng nên phải ăn ròng bè môn”.
Câu đầu tiên là lời than, than cho việc buôn bán ế ẩm. Sự ngao ngán của
cô gái đến vì không có người mua nên phải chèo mãi, chèo đến mỏi mêt mà
vẫn không bán được hàng. Bìm bịp là loài chim rất quen thuộc ởNam bộ,
hễ nó kêu là nước lớn, cho nên tiếng bìm bịp kêu cũng là lời dự báo cho
con nước sắp lên. Lời than của cô gái ở đây phải chăng ngụ ý trong từng
tiếng kêu của con bìm bịp. Bìm bịp kêu nước lớn rồi nước ròng, rồi bìm bịp
kêu : nước lớn... cứ thế hết ngày mà bán buôn chẳng được gì.

Tác giả của câu ca dao thứ hai thì có lẽ do quá nghèo túng, nghèo đến
nỗi không có chiếc xuồng để đi, mọi việc di chuyển chỉ bằng cách lội sông.
Mà không có xuồng cũng có nghĩa là thiếu phương tiện đánh bắt nên phải
ăn " ròng bè môn".
So sánh với ca dao Bắc Bộ, ta thấy ca dao hai miền đều có hình ảnh
phương tiện trên sông nước song ca dao Nam Bộ nhiều hơn cả. Bắc Bộ ít
hơn và thường mang tính biểu tượng cao cho anh và em, cho mình và ta,
cho người chờ đợi - người ra đi trong mối duyên tình. Hơn nữa, trong ca
dao Bắc Bộ, phương tiện ấy được định danh là chiếc thuyền.Ví như:
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”
Thường là chiếc “thuyền câu bé tẻo teo” cho phù hợp với cái diện tích
“xinh xắn của ao làng”.
2.1.1.2. Hình ảnh cái cầu
Vì sông ngòi chằng chịt, văn hóa sông nước in đậm vào tư duy và sản
phẩm nghệ thuật của người dân Nam Bộ nên chiếc cầu là hình ảnh thân
21


thuộc, gần gũi trong đời sống sinh hoạt, lao động, tình cảm. Ở ca dao Bắc
Bộ, hình ảnh chiếc cầu cũng xuất hiện nhiều. Đây là giao điểm chung trong
ca dao hai miền song ca dao miền Bắc thích hình ảnh lãng mạn, tinh tế như
cầu cành hồng, cầu dải yếm còn ca dao Nam Bộ thì hay lấy cầu khỉ, cầu tre.
Chiếc cầu khỉ, cầu tre đã thành hình ảnh đẹp của quê hương. Nghe điệu
hát ru nói về cầu khỉ, cầu tre lắc lẻo mà ta bồi hồi nhớ về hình ảnh quê
hương – hình ảnh đã in đậm trong tâm trí bao người:
“Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó qua.”
Bên cạnh đó hình ảnh của cầu ván, cầu tre, các phương tiện đánh bắt
cũng được người dân ở đây mượn làm phương tiện để nói nên nỗi lòng của

mình:
“Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi.
Ví dầu mẹ chẳng có chi,
Chỉ con với mẹ chẳng khi nào mòn.”
Cầu tre, cầu ván là hai hình ảnh rất quen thuộc đối với người
dân Nam bộ. Nó thường được bắc qua những con kinh, con rạch, sông nhỏ.
Ở đây, người phụ nữ mở đầu bằng một hình ảnh rất quen thuộc này như là
một lời tâm sự của mình đối với con về tình mẫu tử thiêng liêng. Có thể
người phụ nữ này đã bị chồng phụ bạc nên cô rất đau buồn, coi như là mất
tất cả, cô chẳng còn thiết sống nữa. nhưng may còn được đứa con, nó là
nguồn an ủi vô giá đối với cô, níu chân cô lại trên cõi đời này. Vì vậy, mọi
tình yêu cô đều dành cho nó, xem như là nguồn an ủi duy nhất trong cuôc
đời mình.
“Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi
22


- Cầu cao ván yếu,
Con ngựa nhỏ xíu nó kiệu tứ linh
Em đi đâu tăm tối một mình
Hay là em có tư tình với ai?”
Đã từ lâu, cây cầu là sợi dây tình cảm xóa đi sự xa cách giữa nhà
"bậu", nhà "qua", giữa "mình" và "ta". Và nơi đây đã sản sinh biết bao câu
ca dao, dân ca mang hình bóng cây cầu theo các điệu hò Cần Thơ, Đồng
Tháp, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.” [] Hãy nghe lời một người mẹ ru
con:
Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.

Nhưng người mẹ vẫn dặn con:
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học mẹ đi trường đời.
hoặc:
Khó đi bậu vẫn cứ đi,
Mượn ly uống rượu, mượn đờn đánh chơi.
Chiếc cầu ấy còn nói lên tình cảm chân chất, mộc mạc của con
người nơi đây. Nó bắc qua con mương, cái lạch, dòng sông, nối liền đôi bờ,
thành nơi gặp gỡ, hò hẹn, đón đưa. Bên cạnh chiếc cầu bình thường đó còn
có chiếc cầu trừu tượng nối những tấm lòng, những trái tim. Từ chiếc cầu
thực, tác giả dân gian sử dụng phương thức ẩn dụ, mượn chiếc cầu trừu
tượng để giãi bày tình cảm của mình. Qua đó ta thấy quan niệm của người
bình dân xưa: Tình yêu gắn với hôn nhân. Và đây là lời một cô gái chủ
động bắc một cây cầu có mười hai tấm ván thật chắc để đợi người yêu. Con
số 12 cũng là biểu trưng mười hai bến nước cuộc đời mà cô gái sẽ chọn
một bến nước trong, bến có anh:
23


Bên này sông em bắc cầu mười hai tấm ván.
Bên kia sông em lập cái quán hai tầng,
Ba nơi đi nói, không ưng,
Bán buôn nuôi mẹ, cầm chừng đợi anh.
(hò Sóc Trăng)
Thì ta chẳng còn thấy cái khó, cái khổ đâu nữa mà chỉ thấy cái chí, cái
tình, cái vui. Đó chỉ là "ví dầu" thôi, chứ thực ra chẳng có cầu nào ngăn
được lòng người. Cũng vì chiếc cầu tre "lắc lẻo" mà chàng trai bộc lộ một
nỗi lo:
Cầu tre lắc lẻo anh thắt thẻo ruột gan.
Sợ em đi chửa quen đàng,

Rủi em có mạnh hệ, lỡ làng duyên anh...
(hò Cần Thơ)
Cầu tre đã yếu, đã khó đi còn những cầu ván mỏng, ván yếu, ván oằn thì
sao? Ta hãy lắng nghe ước mơ của một cô gái:
Anh về xẻ ván cho dày,
Bắc cầu sông cái cho thầy mẹ sang.
Các cô gái đôi khi mượn cớ cầu chênh vênh để được người yêu dắt
qua:Cầu cao ván yếu gió rung,
Em không đi được cậy cùng có anh.
(hò Trà Vinh)
Một chàng trai bộc lộ nỗi ngờ vực đối với bạn tình:
Cầu cao ván yếu, con ngựa nhỏ xíu, nó chạy tứ linh.
Em đi đâu tăm tối một mình,
Hay là em có tư tình với ai?
(hò Kiên Giang)

24


Chàng trai trong điệu hò Cần Thơ lại liên tưởng giữa "miếng ván con
vòng" và tính "ham mê cờ bạc" của em để có một lời khuyên:
Bước lên cầu ván mỏng, miếng ván cong vòng,
Thấy em mê cờ bạc, trong lòng hết thương.
Nhưng nếu em là người anh ưng, anh cất công tìm kiếm, thì cầu gì anh
cũng chẳng ngại:
Xa nhau anh muốn lại gần,
Cầu không tay vịn, anh lần anh qua.
(hò Bạc Liêu)
Cho dù "cầu ván đóng đinh" thật vững, nhưng nỗi đau, nỗi bực dọc
của chàng trai nghèo xa xứ không tiền cưới vợ cứ ám ảnh:

Bước xuống cầu, cầu oằn, cầu oại,
Bước xuống tàu, tàu chạy, tàu nghiêng.
Em thương anh bóp bụng đừng phiền,
Đợi anh về xứ kiếm tiền cưới em.
(hò Long An)
Hai câu đầu của giọng hò đối nhau chan chát với cách ngắt nhịp ngắn
3/2/2 diễn tả một tâm trạng, một chí hướng của chàng trai. Thế mới biết sức
mạnh của tình yêu!
Có khi lời nói của chàng mộc mạc thẳng thắn, tuy có pha chút dỗi hờn:
Cầu cao ván yếu, gió rung,
Em thương anh thì thương đại, ngại ngùng thì đừng thương.
(hò Cà Mau)
Điệu "Lý qua cầu" cứ văng vẳng khắp miền sông nước, trên ghe, trên
xuồng. Các chàng trai cô gái tỏ tình, giận hờn, nguyện ước, chia tay bên
những cây cầu. Con người Nam Bộ luôn mang trong mình chất "dõng dã",

25


×