Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận về chữ quốc ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.49 KB, 17 trang )

Đề bài: Nêu những điểm bất hợp lí của chữ quốc ngữ và nêu giải pháp
khắc phục.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kh«ng ph¶i níc nµo còng cã ng«n ng÷ riªng, nh Singapho ph¶i dïng
tiÕng Anh vµ Trung Quèc. V× vËy, chóng ta tù hµo khi cã ng«n ng÷ riªng,
®ã lµ tiÕng ViÖt. Góp phần quan trọng làm nên giá trị tinh thần vô giá của
dân tộc là ngôn ngữ, là tiếng nói mang màu sắc của dân tộc. Tiếng Việt
có nguồn gốc rất cổ xưa và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài,
đầy sức sống. Sức sống đó biểu hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ và sáng
tạo của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh anh dũng vì tiền đồ của
đất nước, trong sự phấn đấu bền bỉ để xây dựng và phát triển một nền
quốc ngữ, quốc văn, quốc học Việt Nam.
Đặc biệt, tiếng Việt của dân tộc ta lại tìm được một kí tự ghi chép rất
hữu dụng, đó là chữ quốc ngữ. Nói về vai trò của chữ quốc ngữ với lịch
sử và sự phát triển dân tộc, các nhà biên soạn SGK Ngữ văn 10 đã nói:
“Chữ quốc ngữ là một hệ thống chữ viết ưu việt nhất hiện nay, có vai trò
quan trọng trong đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước ta hiện
nay.”. Và nói như Nguyễn Văn Vĩnh đã nói “chữ Việt còn thì nước ta
còn”. Ngày nay không ai có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng
ta không có chữ quốc ngữ.
Tuy nhiên, không phải nó không có nhược điểm. Tìm hiểu những
nhược điểm này để đưa cách khắc phục, làm chữ quốc ngữ dễ viết, dễ sử
dụng hơn. Từ đó, góp phần đưa tiếng Việt đóng góp tích cực hơn vào
công cuộc xây dựng đất nước và được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Bài
viết sẽ đi sâu vào các điểm bất hợp lí của chữ quốc ngữ và cách khắc
phục nó.

1



B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái quát về chữ quốc ngữ
- Nguồn gốc
Vào nửa đầu thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã dựa vào bộ
chữ cái La-tinh để xây dựng một thứ chữ mới ghi âm TV, nhằm phục vụ
cho việc truyền giảng đạo Thiên chúa, sau này được gọi là chữ quốc ngữ.
Chữ quốc ngữ ở thời kỳ đầu còn chịu nhiều ảnh hưởng của cách ghi âm
theo tiếng nước ngoài. Trong vòng 2 thế kỉ tiếp theo, chữ quốc ngữ được
cải tiến từng bước và cuối cùng đã đạt tới hình thức ổn định và hoàn thiện
như ngày nay.
- Chữ cái
Theo từ điển wikipedia.org, chữ quốc ngữ có 29 chữ cái là:
AĂÂBCDĐEÊGHIKLMNOÔƠPQRSTUƯVXY
a ă â Bc d đ Eê GHIk l m n Oô Ơpq Rs t u ư v x y
Mỗi chữ cái đều có hai hình thức viết lớn và viết nhỏ. Kiểu viết lớn
gọi là "chữ hoa", khi dùng ở dạng viết tay còn được gọi là "chữ viết hoa",
khi dùng ở dạng chữ in còn được gọi là "chữ in hoa". Kiểu viết nhỏ gọi là
"chữ thường".
Chữ quốc ngữ có 11 chữ cái ghép do hai hay ba chữ cái tạo thành
dùng để ghi lại các phụ âm của tiếng Việt. 11 chữ cái ghép của chữ quốc
ngữ bao gồm:


10 chữ cái ghép đôi do hai chữ cái tạo thành: ch, gh, gi, kh, ng, nh,
ph, qu, th, tr



1 chữ cái ghép ba do ba chữ cái tạo thành: ngh
Bốn chữ cái "f", "j", "w" và "z" không được dùng để ghi lại âm vị


nào của tiếng Việt, nhưng chúng có thể xuất hiện khi biểu hiện nguyên

2


mẫu danh từ riêng chỉ tên người và danh từ chung chỉ địa danh của tiếng
dân tộc khác không phải dân tộc Kinh (kể cả tiếng nước ngoài) và tên viết
tắt từ tiếng nước ngoài.
Có sáu nguyên âm đơn chính: A, E, I, O, U, Y nhưng chỉ tính là năm
(I và Y phát âm gần giống nhau và có thể thay thế nhau trong một số
trường hợp) và sáu nguyên âm biến thể do được thêm dấu là Ă, Â, Ê, Ô,
Ơ và Ư. Như vậy, có 11 nguyên âm đơn.
Ngoài các nguyên âm đơn, trong tiếng Việt còn có: 32 nguyên âm
đôi, còn gọi là trùng nhị âm (AI, AO, AU, ÂU, AY, ÂY, EO, ÊU, IA,
IÊ/YÊ, IU, OA, OĂ, OE, OI, ÔI, ƠI,OO,ÔÔ, ƠU,UA, UĂ, UÂ, ƯA, UÊ,
UI, ƯI, UÔ, UƠ, ƯƠ, ƯU, UY) và 19 nguyên âm ba hay trùng tam âm
(IÊU/YÊU, OAI, OAO, OAY, OEO, UAI, UAO, UAU, UÂU, UAY,
UÂY, UEO, UÊU, UÔI, ƯƠI, ƯƠU, UYA,UYÊ, UYU).
- Thanh điệu: Tiếng Việt là ngôn ngữ thanh điệu, mọi âm tiết của
tiếng Việt đều luôn mang một thanh điệu nào đó: ngang, huyền, sắc, hỏi,
ngã, nặng.
- Dấu câu: Dưới đây là các dấu câu được dùng trong chữ quốc ngữ:


Dấu chấm, còn gọi là dấu chấm câu:.



Dấu phẩy", còn gọi "dấu phết":,




Dấu hỏi, còn gọi là dấu chấm hỏi, dấu hỏi chấm: ?



Dấu chấm than, còn gọi là dấu cảm thán: !



Dấu chấm lửng, còn gọi là dấu ba chấm, dấu tỉnh lược: có hai
dạng là "…" và "..."
Dấu dẫn: có hai loại là




Dấu dẫn đơn: có hai dạng là dấu dẫn đơn kiểu Anh Mỹ (' '),

còn gọi là dấu nháy đơn, và dấu dẫn đơn kiểu Pháp Nga (‹ ›), còn gọi là

3


dấu ngoặc nhọn. Ngoài chỉ dấu dẫn đơn kiểu Pháp Nga, tên gọi "dấu
ngoặc nhọn" còn được cũng được dùng để chỉ phù hiệu "⟨ ⟩" và "< >".


Dấu dẫn kép, còn gọi là dấu ngoặc kép: có hai dạng là dấu

dẫn kép kiểu Anh Mỹ (" "), còn gọi là dấu nháy kép, và dấu dẫn
kép kiểu Pháp Nga (« »).



Dấu chấm phẩy,còn gọi là" chấm phết : ;



Dấu hai chấm::



Dấu ngoặc, còn gọi là dấu ngoặc ôm: có ba loại là


Dấu ngoặc tròn, còn gọi là dấu ngoặc đơn: ()



Dấu ngoặc vuông: [ ]



Dấu ngoặc xoắn: { }
Dấu gạch ngang: có ba loại là





Dấu liên tự: -



Dấu liên tiếp: –



Dấu phá chiết: —

2. Các điểm bất hợp lí của chữ quốc ngữ

Không ai nghi ngờ gì về những ưu điểm của hệ thống chữ viết kí
âm dựa theo bảng chữ cái Latin này. Nhưng nói thế không phải là hệ
thống chữ viết này đã hoàn hảo. Nó được tạo ra từ nhiều nguồn tri thức
bản ngữ khác nhau nên nó đã có một số khuyết điểm tự thân cần phải
khắc phục để được nhất quán.
2.1. Về hệ thống phiên âm vị học
2.1.1. Về mối quan hệ giữa chữ viết và âm đọc
Theo Đoàn Xuân Kiên trong bài “Chữ quốc ngữ qua những biển
dâu” có thể phân các bất hợp lí của chữ quốc ngữ thành hai phần:
2.1.1.1. Những sự thay đổi tự nhiên qua thời gian khiến cho chữ
viết không còn ghi đúng nội dung âm thanh tiếng nói

4


Kiểu nói phân biệt /d/ và /gi/ này đã dần dần biến mất, mà có
khuynh hướng đồng hoá. Nhưng chữ viết vẫn không thay đổi theo.
Hình thức viết gi và d hiện nay vẫn là theo mẫu mực của thế kỉ XVII.

Nếu không dựa vào lịch sử phát âm như thế, khó có thể hiểu tại sao lại
viết giản dị mà không thể viết dản dị được.
Hiện tượng chữ PH cũng đáng chú ý. Chúng ta không bao giờ có
P đứng đầu các chữ. Chỉ có PH. Hiện giờ, chữ F và PH đang có cách
đọc giống nhau (khi phát âm chữ này, môi cử động rất nhẹ và hơi rít
cũng chỉ qua loa), vì thế phải chăng nên xếp hai chữ ấy làm một.
2.1.1.2. Những hiện tượng đi lạc ra ngoài nguyên tắc “mỗi kí hiệu
chuyên chở một đơn vị âm thanh của ngôn ngữ”.

Bộ chữ cái Latin dùng để ghi âm tiếng Việt tất nhiên là cũng theo
nguyên tắc chung của một hệ thống chữ viết ghi âm: mỗi chữ cái là
một kí hiệu ghi lại một âm thanh. Thế nhưng trong chữ quốc ngữ của
chúng ta, không phải lúc nào cũng có sự trùng khít giữa chữ cái và nội
dung các âm thanh. Cụ thể:
- Không phải chữ cái nào cũng biểu thị một âm vị duy nhất. Có những
chữ cái biểu thị nhiều âm vị khác nhau của tiếng Việt. Nhất là nguyên
âm, một nguyên âm có thể biểu thị cho vài cách phát âm khác nhau, tùy
theo nó nằm trong nguyên âm đơn, đôi hay ba. Đã rắc rối vậy rồi mà khi
đem những chữ cái ấy đặt trong tiếng để đánh vần, ta còn thấy nảy sinh
nhiều cách đọc khác nữa, mà cũng không lí giải được.
Ví dụ 1 là trường hợp có những chữ cái biểu thị nhiều âm vị khác
nhau của tiếng Việt: Trừ ba chữ cái "đ" (đờ), "k" (ca) và "q" (quy, cu,
quờ) ra thì tất cả các chữ cái quốc ngữ biểu thị phụ âm khác đều có hai
kiểu tên gọi: kiểu thứ nhất là bắt nguồn từ tên gọi của nó trong tiếng
Pháp, kiểu thứ hai là ghép phụ âm mà nó biểu thị với nguyên âm "ơ" và
thanh huyền.

Ví dụ như chữ "c" có hai tên gọi là "xê" và "cờ", trong đó
5



"xê" bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái "c" trong tiếng Pháp là "cé" [se].
Khi đánh vần từ tiếng Việt người ta sẽ dùng kiểu tên gọi thứ hai, không
dùng kiểu tên gọi thứ nhất, ví dụ như từ "cá" được đánh vần là "cờ a cá
sắc cá", không được đánh vần là "xê a ca sắc cá". Nhưng hiện nay trừ
trường hợp đánh vần tiếng Việt đã nêu ở trên ra và ba chữ cái "d", "k",
"q" thì người ta thường gọi tên các chữ cái biểu thị phụ âm bằng kiểu thứ
nhất, ví dụ như "VAT" (tên gọi tắt theo tiếng Anh của thuế giá trị gia
tăng) được đọc là "vê a tê", không gọi là "vờ a tờ".
Ví dụ thứ 2 là sự thay đổi âm đọc của nguyên âm khi ghép nguyên
âm đôi, ba. Tiêu biểu là ă đọc là / á/. Nhưng khi ghép vần với n /n/, đọc

là /á – n à ăn/, chúng ta không hiểu sao không thấy dấu sắc / ’/ nữa.
Nếu theo trực quan phải là / á – n à án / nhưng vì ă khi kết hợp với n
thì bị thay đổi âm đọc nên ta mới có cách đọc trên.
Ví dụ 3: đây là trường hợp một âm ghi bằng một con chữ song lại
đánh vần khác nhau. Con chữ “giê” (g) trong “gà” là: gờ-a-ga-huyềngà. Song con chữ “giê”(g) trong “giết” là: giờ-iêt-sắc-giết.
- Cũng không phải âm vị nào cũng được biểu thị bằng một cách duy
nhất. Có một số âm vị của tiếng Việt được ghi lại bằng nhiều cách khác
nhau.

Ví dụ 1 là hiện tượng c, k, qu. Cả ba chữ đều đọc là /k/ song cách
viết lại khác nhau, cách kết hợp với nguyên âm cũng khác. Chữ C chỉ
ở vị trí đầu các tiếng có nguyên âm A, Ô, Ơ, U, Ư; còn K chỉ đứng với
nguyên âm Ê và I, chẳng hạn: kẻ, kĩ…Điều này gây ra nhiều nhầm
lẫn, không lí giải được.
Ví dụ 2 là: ng và ngh cùng âm đọc là /ng/ song cách viết khác
nhau. Điều này làm các học sinh tiểu học rất hay mắc lỗi chính tả. Các

6



em được dạy ng đọc là /ngờ/ nên cứ yên trí là ngề ngiệp đúng chính tả,
như ngọc ngà vậy thôi.
Ví dụ thứ 3 là y và i. Hai chữ viết khác nhau song cùng âm đọc là /i/,
vì vậy nó có thể dùng thay cho nhau trong nhiều trường hợp. Đã có quyết
định của Bộ Giáo dục Việt Nam vào năm 1984, quy định dùng i thay
cho y. Quy chuẩn này không áp dụng cho các nguyên âm đôi và nguyên
âm ba, cũng như ngoại trừ tên riêng; nhưng vẫn có hạn chế trong việc
thực thi trong cuộc sống. Trường hợp các từ có phụ âm đầu là qu, sử dụng
vần y thì sẽ đúng hơn.

2.1.2. Về vấn đề sử dụng kí tự
2.1.2.1. Về chữ
- Những trường hợp viết thiếu nhất quán mà không có quy tắc là:
viết phân biệt – i và – y; kèm theo đó viết âm đệm /w/ bằng con
chữ u và o.
Chữ quốc ngữ đã dùng con chữ I vừa để viết nguyên âm /i/ (trong bi,
in, it,v.v…), vừa để viết bán nguyên âm /j/ (trong ai, oi, ui,v.v…). Trong
tiếng Việt, bán nguyên âm /j/ chỉ xuất hiện ở vị trí cuối âm tiết, ghép sau
một nguyên âm, ở vị trí này không thể có nguyên âm /i/. Như vậy, hai âm
vị này không bao giờ xuất hiện ở cùng một vị trí trong cấu tạo âm tiết,
cho nên, để tiết kiệm số lượng kí hiệu trong bộ kí hiệu, có thể ghi bằng
cùng một kí hiệu I. Nhưng bất hợp lí ở đây là điều này đã không được áp
dụng một cách nhất quán: trong một số trường hợp, lại dùng Y thay cho I,
và đã hình thành các quy tắc phức tạp sau đây:
+ Nguyên âm /i/ một mình làm thành âm tiết: viết Y: Y (học), Ỷ
(lại).

7



+ Nguyên âm /i/ ở đầu âm tiết, trong âm tiết có hai âm vị: viết I: IN,
IT, INH, IU, IA (nguyên âm đôi ia (/

/ coi như là một tổ hợp hai âm

vị).
+ Nguyên âm /i/ ở đầu âm tiết, trong âm tiết có ba âm vị: viết Y:
YÊU, YÊN, YÊT (thật ra, đây là tổ hợp nguyên âm đôi /

/ với một

phụ âm cuối hoặc bán nguyên âm cuối).
+ Nguyên âm /i/ ở vị trí thứ hai trong cấu tạo âm tiết, sau một phụ
âm đầu: viết I: BI, TIN, TIÊU, NHIÊN.
+ Nguyên âm /i/ sau bán nguyên âm /w/: viết Y: UY, TUY,
HUYNH, QUYÊN.
+ Bán nguyên âm /j/:
. Viết I: AI, OI, ÔI, ƠI, UÔI, ƯI, ƯƠI;
. trừ hai trường hợp sau đây (sau một nguyên âm ngắn) viết Y: AY,
ÂY (thật ra có thể viết ĂI, ÂI).
Những người sáng chế ra chữ quốc ngữ đã lúng túng trước yêu cầu
phải viết phân biệt /wi/ với /uj/. Nhưng đáng lẽ nên viết phân biệt bán
nguyên âm /w/ với nguyên âm /u/, vì bán nguyên âm /w/ được sử dụng
khá rộng rãi, và viết, chẳng hạn, WI, phân biệt với UI, thì họ đã chọn giải
pháp viết phân biệt bán nguyên âm /j/ với nguyên âm /i/, và viết UY, UI.
Tóm lại, Y dùng thay cho I trong ba trường hợp: khi đứng một mình:
Y; khi đứng ở đầu âm tiết mà theo sau lại có hai con chữ nữa: YÊU,
YÊN, YÊT (nhưng viết INH, ICH, vì NH, CH coi như là những con chữ

kép); và trong các tổ hợp UY, AY, ÂY.
Điều này làm rắc rối thêm là dần dần lại đã hình thành những lỗi
chính tả làm thành những ngoại lệ cho các quy tắc đã quá phức tạp nói ở
trên:
8


+ Khi đứng một mình, có thể vẫn viết I, chứ không viết Y, nhưng chỉ
trong một số trường hợp, thường là với những từ gọi là thuần Việt: (sức)
Ì, Ì (ạch), (trẻ) Ị (nhưng nhiều người vẫn chỉ viết (lợn) Ỷ).
+ Riêng /kwi/ có thể viết QUY hoặc QUI, và /kwit/ thường chỉ viết
QUIT, không viết QUYT.
+ Điều đặc biệt là chỉ riêng với mấy âm tiết hi, ki, li, mi, ti (và trong
một thời kì cả si), tuỳ từng từ, tuỳ từng hình vị mà nguyên âm /i/ được
viết bằng I hay Y: LI (bì), LI TI, nhưng (biệt) LY, LY (rượu); HỈ (mũi),
nhưng lại (báo) HỶ. Đây là kết quả của một thói quen không rõ từ đâu,
bắt đầu hình thành từ cuối thế kỉ XIX. Đầu thế kỉ này, người ta đã có
nhận xét về "cái thói quen dùng Y thay cho I trong một số trường hợp"
này, và cho đó là một "sự thay thế hoàn toàn không có lí do". Thật vậy,
trong Từ điển A. de Rhodes, thế kỉ XVII, nguyên âm /i/ trong những âm
tiết này cũng chỉ viết I, không hề viết Y. Trong từ điển Taberd (1838),
thấy xuất hiện cách viết LY, nhưng chỉ trong mấy từ: (họ)Lý, hương lý,
đạo lý; trong Từ điển Legrand de la Liraye (1868)m bên cạnh LY còn
thấy thêm KY: ký, kỳ, kỷ. Dần dần, không phải chỉ có LY, KY bên cạnh
LI, KI, mà còn có thêm HY, MY, TY, và cả SY (một dạo nhiều người
quen viết (bác) SỸ), bên cạnh HI, MI, TI, SI. Điều này tạo ra một bất hợp
lí hoàn toàn không có quy tắc, và một sự lộn xộn thấy rõ khi so sánh,
chẳng hạn, cách viết một số từ trong bốn quyển từ điển tiếng Việt xuất
bản trong vòng ba mươi năm lại đây (Từ điển Việt Nam phổ thông của
Đào Văn Tập, viết tắt ĐVT; Từ-điển Việt-Nam của Thanh Nghị:

TN; Việt-Nam Tự-Điển của Lê Văn Đức: LVĐ; và Từ điển tiếng Việt,
Văn Tân chủ biên: VT):
ĐVT
TN
LVĐ
VT
KÌ cọ KỲ cọ KÌ/KỲ cọ KỲ cọ
KÌ kèo KÌ kèo KÌ/ kèo
KỲ kèo

9


HY sinh HY sinh HI/HY sinh HI sinh
MỴ dân MỊ dân MỊ dân
MỊ dân

- Một vấn đề gây tranh cãi khá náo nhiệt trong những năm gần đây
là nên chuyển các tên riêng nước ngoài (chủ yếu là nhân danh, địa danh)
vào văn bản tiếng Việt như thế nào. Sở dĩ gây tranh cãi, chỉ là vì có
những chủ trương đưa ra theo kiểu loại trừ, chỉ thế này mà không được
như thế kia. Họ chia làm hai nhóm: một nhóm chỉ chấp nhận để nguyên
dạng (hoặc chuyển tự), một nhóm khác chỉ chấp nhận phiên âm (trong
nhóm này còn có bất đồng về vấn đề viết liền, viết cách có dấu nối hay
không có dấu nối…). Mặc dù chữ viết đòi hỏi phải được thống nhất cao
độ, song một khi đụng chạm đến sự phân biệt các phong cách ngôn từ và
môi trường sử dụng khác nhau của ngôn ngữ, thì chữ viết phải thể hiện
cho được sự phân biệt này.
- Theo Lê Thời Tân, trong bài viết Chữ cái La tinh - phiên âm Hán
ngữ và chữ Quốc ngữ của ta, việc viết tắt từ ngữ và tạo lập tên gọi bằng

các tắt tố theo chữ cái là một hiện tượng khá nổi bật trong các loại văn
bản tiếng Việt hiện nay. Dễ dàng nhận thấy sự cần thiết của những đơn vị
từ ngữ viết tắt như vậy, do chỗ chúng thực hiện nguyên tắc tiết kiệm
trong tạo lập và sử dụng ngôn từ.
Ðiều khiến nhiều người quan tâm là đây đó, nhất là trên báo chí, đã
có sự lạm dụng các định danh tắt, có sự lộn xộn gây trở ngại cho việc tiếp
nhận văn bản.
2.1.2.2. Về dấu trong chữ, tiếng
Có quá nhiều dấu phụ để ghi thanh điệu và các mũ chữ như: I, ê, â,
ă, ư, ơ, ô,…Điều này gây khó khăn lớn cho người tập viết và đặc biệt là
việc in ấn. Đối với người nước ngoài thì dấu phụ này quả là một mê hồn
trận.

2.2. Về mặt ngữ nghĩa
10


GS Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp,
ngữ nghĩa - NXB Giáo Dục, TP Hồ Chí Minh, 1998 đã nhận xét: Chữ
quốc ngữ “có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước
nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy
lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong trường hợp các từ đồng âm vốn có rất
nhiều trong tiếng Việt.”
3. Cách khắc phục

Những hạn chế này của tiếng Việt là chuyện bình thường với
những con người đang sử dụng ngôn ngữ dân tộc hàng ngày như chúng
ta nhưng đối với trẻ con ở hải ngoại, những vướng víu như vậy sẽ nổi
lên rất rõ, có thể đến mức gây thành ấn tượng không hay ho gì cho
tiếng nói và ngôn ngữ dân tộc. Chúng ta cần có sự cải cách chữ quốc

ngữ để làm nâng cao vị thế, giá trị của thứ chữ này trên thế giới và
cũng là để thuận tiện hơn trong việc sử dụng trong nước.
Xin đề xuất một số cách khắc phục như sau:
3.1. Về mặt kí tự và âm đọc
3.1.1. Về chữ cái tiếng Việt và âm đọc
- Cách ghi chữ cái trong nước và âm đọc
Theo Vũ Bá Hùng, chúng ta nên nên tập trung vào một số trường
hợp cụ thể sau đây:
a/ Bỏ con chữ y, nhất loạt viết i trong tất cả các vị trí.
b/ Dùng con chữ W (v kép) thay con chữ u và o để ghi âm đệm /W/.
Hai điểm cái tiến này có liên quan chặt chẽ với nhau.
c/ Dùng con chữ z thay cho con chữ d, và gi để ghi âm /z/.
d/ Dùng con chữ f thay cho tổ hợp con chữ ph để ghi âm /f/.
đ/ Dùng con chữ d thay cho con chữ đ để ghi âm /d/.
f/ Bỏ h trong các tổ hợp con chữ ngh và gh.
11


Có thể bổ sung thêm ý kiến của Trương Văn Trình. Với trường hợp
thay y bằng i, ta sẽ gặp khó khăn trong đọc những chữ này: hai – hay, tai
– tay,... Rõ ràng, nghĩa của hai từ trong các cặp đó khác hẳn nhau, mà chỉ
do thay đổi i – y. Vậy nên, cần bổ sung thêm việc thay đổi các tiếng
không chuyển y thành i được. Ví dụ vần ay, ây sẽ thay bằng ăi, âi; hay
thành hăi; hây thành hâi.
Về trường hợp dùng con chữ z thay cho con chữ d, và gi để ghi âm
/z/, thầy Đoàn Thiện Thuật cũng cho rằng những âm mà tiếng Hà Nội
không còn phân biệt thì có thể nhập làm một để tránh lãng phí. Nhưng
việc đó là khó thực hiện, một là vì nhiều địa phương còn phân biệt, làm
vậy sẽ có thể phá hoại hệ thống ngữ âm địa phương, mất đi một di sản
ngôn ngữ quý giá của tiếng Việt, đó là tiếng địa phương; hai là vì hệ

thống chính tả đã ổn định, việc cải cách phải làm rất lâu dài và được sự
ủng hộ cao độ của xã hội. Tôi nghĩ, trong tiếng Việt, chúng ta đã có chữ r
với âm đọc phân biệt rõ với d và gần giống gi. Vậy nên, ở ngôn ngữ địa
phương có thể dùng r thay cho gi. Điều này không có ảnh hưởng gì cả.
Còn việc cải cách đương nhiên là lâu dài rồi, tuy vậy ta áp dụng dần dần
ở lớp mẫu giáo thì chỉ một lứa học sinh ra trường là đã có thể thay đổi
được cách sử dụng cũ.
- Về phiên âm tiếng nước ngoài
Theo Lê Thời Tân, trong bài viết Chữ cái La tinh - phiên âm Hán
ngữ và chữ Quốc ngữ của ta ở viện Ngôn ngữ học, ta thấy vấn đề này
không thể cứng nhắc chấp hành theo một kiểu được. Với các văn bản
tiếng Việt thuộc các phong cách nghệ thuật, báo chí, hành chính (là
những loại văn bản có tính đại chúng cao), thì trên đại thể có thể và cần
thiết dùng tên riêng nước ngoài theo cách phiên âm (tốt nhất là với dấu
nối các âm tiết, cho dễ đọc). Còn với các văn bản khoa học, đặc biệt là
khoa học chuyên sâu, thì để nguyên dạng hay chuyển tự là cách lựa chọn
thích hợp nhất. Ðiều này gắn liền với tính chính xác của ngôn từ khoa
12


học, lại cũng giúp cho việc tra tìm những thông tin liên quan với tên
riêng được nhắc tới. Vì vậy mà các hệ thống tra tìm thông tin (như ở thư
viện chẳng hạn) cũng nên theo cách để nguyên dạng (hoặc chuyển tự)
các tên riêng. Ngay cả ở các văn bản báo chí hay truyền thông, đôi khi
vẫn có thể cần phải theo cách để nguyên dạng hoặc chuyển tự theo sự đòi
hỏi phải kịp thời và trung thực, hoặc vì một lí do tế nhị nào đó trong ứng
xử xã giao.
Riêng với quy tắc phiên âm, sẽ có không ít vấn đề cần phải xử lí, bởi
vì không dễ gì có thể xác lập và nắm vững được các quy tắc phiên chuyển
từ một thứ ngoại văn nào đó sang tiếng Việt và chữ Việt, và vì vậy khó

lòng có thể đạt tới sự thống nhất thực sự trên chữ viết. Trong vấn đề này,
và có lẽ trong nhiều vấn đề chính tả khác nữa, điều quan trọng trước hết
là bảo đảm cho được sự nhất quán trên một văn bản, trong một loại phong
cách ngôn từ.
- Về việc viết tắt
Theo Lê Thời Tân, trong bài viết Chữ cái La tinh - phiên âm Hán
ngữ và chữ Quốc ngữ của ta, đối với tắt tố và tên tắt ngoại nhập thì nên
theo tên gọi chữ Việt (như WTO nên đọc là "vê-kép tê ô"), nhưng không
loại trừ không ít trường hợp vẫn nên tôn trọng thói quen quốc tế.
Viết tắt từ ngữ không phải thích ứng như nhau đối với mọi phong
cách ngôn từ. Sự khác biệt dễ thấy nhất là giữa phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật (mật độ tên tắt thấp) với phong cách báo chí thông tấn (mật độ
tên tắt cao).
Bên cạnh đó lại có vấn đề xác lập các tắt tố. Trong chuyện này
không thể đòi hỏi chỉ dùng một tắt tố ổn định cho một nguyên dạng có
trước. Chẳng hạn, Việt Nam trên thực tế đã được tắt hoá thành VN (như
trong VNÐ), VINA (như trong VINAMILK), VI (như trong VISSAN),
VIET (như trong VIETCOMBANK).

13


Trong thành phần các tên tắt đó, nhiều khi không chỉ là thuần Việt,
mà có thể chấp nhận những tắt tố ngoại lai, như -IM (nhập), -EX (xuất),
v.v.
3.1.2. Về dấu trong chữ, tiếng
Đây là vấn đề khó vì bỏ dấu sẽ làm thay đổi cả cách phát âm tuy vậy
ta thấy để nhiều dấu như vậy không ổn. Dần dần, ta sẽ bỏ bớt các dấu mũ
đi. Tuy nhiên, đây mới là ý tưởng, còn cụ thể ra sao thì cần một quá trình
nghiên cứu.

3.2. Về ngữ nghĩa
Hiện tượng đồng âm khác nghĩa khá thú vị trong tiếng Việt nên ta
không nên thay đổi từ ngữ, chữ viết để tạo thành tiếng khác. Chỉ lưu ý
trong một số trường hợp văn bản khoa học, văn bản Việt dùng ở nước
ngoài hoặc văn bản quan trọng thì cần chú thích cho người đọc hiểu được
ý nghĩa của từ đồng âm trong văn bản đó. Còn với người Việt, ngay từ
khi học trung học, ta đã được hướng dẫn cách hiểu nghĩa từ đồng âm là
phải đặt trong văn cảnh rồi. Vì vậy, việc sử dụng các từ đồng âm khác
nghĩa cũng không phải vấn đề lớn.

C. KẾT LUẬN

14


Chữ quốc ngữ ra đời là cột mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trong sự
phát triển của đất nước ta cũng như quá trình hiện đại hóa nền văn hóa –
văn học nước ta. Sự ra đời chữ quốc ngữ, đã đưa nước ta gia nhập vào
khối cộng đồng lớn của những nước dùng chữ Latinh trên sách báo, giấy
tờ và biển hiệu. Vì thế, đây là một thuận lợi lớn cho Việt Nam chúng ta
trong quá trình hội nhập với thế giới. Đặc biệt, từ cuối thế kỷ XVIII trở
về sau, nền văn hóa –văn học Việt Nam đã hội nhập và phát triển, có thể
sánh vai với các nền văn hóa –văn học của các nước trên thế giới.
Song bên cạnh đó cũng cần bình tĩnh quan sát xem những mặt có thể
gọi là hạn chế trong chữ quốc ngữ hiện nay. Hạn chế này trên nhiều
phương diện: cả kí tự, âm đọc, ngữ nghĩa. Chúng ta cần có sự cải cách

chữ quốc ngữ để làm nâng cao vị thế, giá trị của thứ chữ này trên thế
giới và cũng là để thuận tiện hơn trong việc sử dụng trong nước.
Tuy chưa phải cái nhìn toàn diện song bài viết đã đưa ra một số

biện pháp để khắc phục những hạn chế này. Trong đó đi sâu vào mặt
thay đổi kí tự cho phù hợp với sự thay đổi âm đọc hiện nay và bỏ bớt
một số kí tự quá thừa. Việc này làm gọn bảng chữ cái của ta, giúp việc
đọc chuẩn hiện nay không còn phức tạp nữa. Riêng về phần dấu, tôi chỉ
đưa ra tư tưởng thay đổi, mong các nhà nghiên cứu khác sẽ tìm ra giải
pháp cụ thể. Với vấn đề về ngữ nghĩa, tôi nghĩ không cần thay đổi mà
chỉ cần đọc nhiều, học nhiều sẽ không bị nhầm lẫn. Với văn bản mang
tính quốc tế và văn bản quan trọng thì có thêm chú thích nghĩa là ổn.
Có thể vững tin rằng dù còn hạn chế song trải qua những cải cách,
chữ quốc ngữ sẽ ngày càng hoàn thiện. Nó góp phần thể hiện bản sắc dân
tộc, thể hiện nội lực mạnh mẽ, bảo đảm cho dân tộc và ngôn ngữ của
mình phát triển lành mạnh và trường tồn cùng đất nước, đúng như Lưu
Quang Vũ đã nói trong bài thơ “Tiếng Việt”:

15


“Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình...”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

16


1. Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987.
2. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ

học và tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội,
1992.
3. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, Dẫn
luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995.
4. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng – Quyển I,
Nxb KHXH, Hà Nội, 1991.
5. Hoàng Tất Thắng, Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 2003.
6. Lê Quang Thiêm, Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1989.
7. N. V. Xtankêvich, Loại hình ngôn ngữ, Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội, 1982.
8. Lê A, Đỗ Xuân Thảo, Giáo trình tiếng Việt 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
2002.
9. Đỗ Quang Chính,1972 - Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659, Sài gòn,
Nxb : Ra khơi
Tài liệu tham khảo từ các trang web điện tử
1/ Http://www.dunglac.org
2/ Http://www.bbc.co.uk

17



×