Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
Nội dung tiểu luận: Đánh giá tài nguyên nước và các thách thức chủ yếu trong quản lý
tài nguyên nước tại địa phương. Thảo luận về các trở ngại chính khi triển khai
QLTHTNN tại địa phương.
Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1 – Cơ sở pháp lý quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố hồ chí minh:
-
Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc
cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
-
Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thi hành Nghị định 149/2004/NĐ-CP;
-
Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
-
Thông tư số 05/2005/TT-BTNMT ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP.
-
Quyết định số 157 ngày 1-12 - 2008 của Thủ tướng Chính phủ thành lập UB sông Đồng
Nai.
-
Quyết định số 187/2007/QĐ-TTg ngày 03-12-2007 phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường
lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
-
Quyết định số 69/2007/QĐ-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2007 về hạn chế khai thác nước
ngầm trên địa bàn một số quận của thành phố Hồ Chí Minh.
-
Quyết định số 17/2006/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2006 về ban hành Quy định
quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
-
Quyết định số 69/2007/QĐ-UBND ngày 03 tháng 05 năm 2007 về ban hành Quy định hạn
chế và cấm khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
-
Quyết định số 77/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 05 năm 2007 về Quy định giá tính thuế
tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
-
Quyết định số 96/2007/QĐ-UBND ngày 23 tháng 07 năm 2007 về ban hành mức thu phí
thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất.
-
Quyết định số 58/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2010 về việc bãi bỏ các văn bản
của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định thủ tục hành chính áp dụng tại Ủy
ban nhân dân quận – huyện, xã – phường – thị trấn trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên
nước.
-
Quyết định số: 729/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2012 của Thủ Tướng Chính Phủ phê
duyệt Quy hoạch cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.
-
Quyết định số: 24/QĐ - TTg ngày 06/01/2010 Quy hoặch xây dựng nhà máy xử lý nước
thải đến năm 2025.
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 1
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
1.2 - Điều kiện tự nhiên – Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.1
- Vị trí, địa hình:
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.
Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây.
Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình
thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông
Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32
mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông
Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung
tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyệnHóc Môn và quận 12 có độ cao trung
bình, khoảng 5 tới 10 mét.
Hình 1.1 Bản đồ vị trí Tp. HCM và các vùng lân cận
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 2
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:
Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.
Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.
Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
1.2.2
Địa chất, thủy văn:
Địa chất:
Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên
bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác
động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm
đất đặc trưng riêng: đất xám. Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất
xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và
hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc:
biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi... hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển
với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một
diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá
ở vùng đồi gò.
Thủy văn:
Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới
sông ngòi kênh rạch rất đa dạng.
Sông Ðồng Nai Bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực
lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³
nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố.
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí
Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu
lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới
20 m, sông Sài Gòn trở thành nguồn nước ngọt chính thứ hai của thành phố.
Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành
mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp
lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái.
Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn.
Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt:
Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè,
Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi... Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ
Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển
Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn
chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành, gây nên tình trạng ngập lụt.
Địa chất thủy văn:
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 3
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm
khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn,
nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự
tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích
Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào,
thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.
1.2.3
Khí hậu, thời tiết:
Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai
mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng
12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng,
nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố
có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt
1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào
năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng
từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố,
lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội
thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.
Khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Trung
bình tối 32
cao °C
(90)
(°F)
33
(91)
34
(93)
34
33 (91) 32 (90) 31 (88) 32 (90) 31 (88) 31 (88) 30 (86) 31 (88)
(93)
Trung
bình tối 21
thấp °C (70)
(°F)
22
(72)
23
(73)
24
25 (77) 24 (75) 25 (77) 24 (75) 23 (73) 23 (73) 22 (72) 22 (72)
(75)
Lượng
14
4
12
42
mưa mm
(0.6) (0.2) (0.5) (1.7)
(inch)
220
(8.7)
331
(13)
313
(12.3)
267
(10.5)
334
(13.1)
268
(10.6)
115
56 (2.2)
(4.5)
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và
Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa.
Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn
có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình
3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa,
độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%).
Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm.
1.2.4
Môi trường:
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức
một số người dân lại chưa tốt trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung... Vì vậy, Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn. Hiện
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 4
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở
sản xuất,bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo
động. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với
tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m³/ngày. Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu
do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần.
Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó một phần lượng rác
thải rắn không được thu gom hết. Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất...
còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn
đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên.
Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả trong mùa
khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km2 với 85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung
tâm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp và
thủy triều dâng cao. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam –
khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn.
1.2.5
Hành chính
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.
Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 19 quận và 5 huyện.
Quận (19): 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận,
Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức.
Huyện (5): Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè.
Toàn thành phố có 322 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn.
1.2.6
Diện tích – Dân số
Tổng diện tích: 2.095 km².
Dân số: Theo kết quả chính thức điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số thành phố là 7.162.864
người, mật độ 3.419 người/km². Lượng dân cư này tập trung chủ yếu trong nội thành, gồm
5.881.511 người, mật độ lên tới 11.906 người/km². Trong khi đó các huyện ngoại thành chỉ có
1.281.353 người, đạt 801 người/km².
1.2.7
Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện
tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất
công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000
lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc.
Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.800 USD/năm, cao hơn nhiều so với
trung bình cả nước, 1168 USD/năm. Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng (tính theo gía
thực tế khoảng 20,902 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%.
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông
nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố,
khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 5
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại,
công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã thu
hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư
hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng
trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD. Trong bảng xếp hạng về Chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ
20/63 tỉnh thành.
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa
dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay
vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại
xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh
cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao
dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập
vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại
chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ
đồng.
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn
thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ
sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến
thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật
sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã
hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố
hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
1.2.8
Cơ sở hạ tầng:
1.2.8.1 Giao thông vận tải:
Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao
thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và
còn là một cửa ngõ quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh kết nối với các tỉnh lân cận bằng hệ thống đường bộ, sôi động nhất là
quốc lộ 51 từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu; quốc lộ 1A, tỉnh lộ 50, 824 và 825 đi Long
An; tỉnh lộ 25B, quốc lộ 1A đi Đồng Nai; tỉnh lộ 824 và quốc lộ 13 đi Bình Dương; đường xuyên
Á - quốc lộ 22 hoặc theo đường Trung Lập Hạ đi Tây Ninh.
Mạng lưới đường trong thành phố được phân bố theo dạng hướng tâm gồm 12 trục chính theo các
hướng Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Chiều dài mạng lưới đường bộ do thành
phố quản lý khoảng 1.521 km. Mạng lưới đường trừ một vài khu có qui hoạch trước, còn đa số
đều phát triển tùy tiện từ kích thước, khổ đường, lộ giới, vĩa hè, nhiều hẻm chỉ còn lại 2m. Một số
đường bị gián đoạn ở các chỗ thắt nút hẹp, các dòng sông chắn ngang, các đầu mối giao thông,
chợ... là những điểm thường xuyên gây cản trở lớn cho giao thông nội bộ thành phố.
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 6
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường xá nhỏ...
khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. Thành phố có 239 cây cầu nhưng phần lớn
chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đường nên gây khó khăn cho các phương tiện giao thông.
Không những thế, một phần các cây cầu có trọng tải thấp hay đang trong tình trạng xuống cấp.
Tại các huyện ngoại thành, hệ thống đường vẫn phần nhiều là đường đất đá. Trong khi đó, hệ
thống đường trải nhựa còn lại cũng trở nên quá tải, cần sửa chữa. Để giải quyết vấn đề giao thông
đô thị, Thành phố Hồ Chí Minh đang đầu tư nhiều cho hệ thống giao thông công cộng. Đại lộ
đông tây hoàn thành đã làm giảm tình trạng ùn tắc giao thông trong nội thành. Hiện nay thành
phố có 3.250 xe buýt và 8.000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng 6,2% nhu cầu đi lại.
Vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ quan trọng. Tính riêng vận tải hàng hóa,
đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông khoảng chiếm 20% tổng khối lượng thông qua đầu
mối thành phố.
Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tại hàng hóa nhưng chiếm tới 85,6% vận tải hành khách.
Về giao thông đường không, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về
cả diện tích và công suất nhà ga.
Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyến nội ô và khu vực phụ cận - do Xí nghiệp Liên
hiệp đường sắt 3 quản lý, tuyến Bắc - Nam và một vài đoạn đường chuyên dụng, hiện hầu như đã
ngưng khai thác. Trong thành phố có hai nhà ga chính: Sóng Thần và Sài Gòn. Bên cạnh đó còn
có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp. Do mạng lưới đường sắt không
được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở đã cũ kỹ nên giao thông đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh
không phát triển, chỉ chiếm khoảng 6% khối lượng hàng hóa và 0,6% khối lượng hành khách.
Giao thông đường bộ, thành phố có 5 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ ra vào:
Miền Đông, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình - Tây Ninh, Ký Thủ Ôn. Mạng lưới khả năng tiếp
nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển gần 41.000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Cũng theo số liệu từ 1994, tổng lượng hành
khách liên tỉnh qua thành phố khoảng 106,4 triệu lượt người/năm, nhiều nhất qua quốc lộ 1A.
Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có bốn cảng biển chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân
Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước...
Ngoài ra còn có khoảng 50 bến đò phục vụ giao thông hành khách. Cảng Sài Gòn là một trong
những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 25% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng
biển cả nước. Cảng Bến Nghé nằm phía hạ lưu sông Sài Gòn, rộng 32 ha, tổng chiều dài cầu cảng
528 m, có thể cho tàu có tải trọng từ 15.000 - 20.000 tấn cập bến. Tuy năng lực của các cảng của
Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhưng việc chuyển tiếp giữa giao thông đường bộ, đường biển và
đường sông gặp khó khăn.
1.2.8.2 Quy hoạch và kết cấu đô thị:
Tuy nhiên hiện nay thành phố này có dân số kể cả số lượng khách vãng lai là 10 triệu người, kết
cấu đô thị đã quá tải. Sài Gòn từng là thành phố của cây xanh với không gian kiến trúc theo quy
hoạch của Pháp trước đây đã thay đổi với việc thu hẹp không gian xanh để xây dựng nhà cửa,
không gian kiến trúc thành phố này trở nên chật chội với nhiều công trình xây dựng hỗn độn
thiếu tính thống nhất.
Công tác quy hoạch có nhiều bất cập và yếu kém. Đến thời điểm đầu năm 2008 mới chỉ có 23%
khối lượng công tác quy hoạch 1/2000 được thực hiện. Quy hoạch cho hệ thống công trình ngầm
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 7
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
vẫn chưa được thực hiện xong. Công tác xây quy họach và xây dựng đô thị mới vẫn mang nặng
tư duy thời kỳ bao cấp. Trong 10 năm gần đây, khu vực đô thị mới để lại dấu ấn lớn trong quá
trình phát triển thành phố này là khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.
Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh tính tới thời điểm 2010 có khoảng trên dưới 600 dự án quy
hoạch tại 13 quận huyện.
Chiến lược quy hoạch của Thành phố hiện nay là tránh dồn ứ dân cư về nội thành, đồng thời phát
triển một số khu đô thị mới góp phần làm giảm mật độ dân số vốn đã quá cao như hiện nay.
1.2.8.3 Cấp nước:
• Nguồn cung cấp nước:
Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh sản xuất và cung cấp khoảng 1.250.000 m3/ngày đêm, bao gồm
các nhà máy:
Nhà máy nước Thủ Đức: Là nguồn cung cấp nước sạch chính cho thành phố hiện nay. Hiện
công suất của Nhà máy là 750.000 m 3/ngày đêm. Nước thô cung cấp cho nhà máy được lấy từ
sông Đồng Nai qua trạm bơm Hóa An. Đường ống chuyển tải nước thô về thành phố có đường
kính 1.800 mm, dài 10,8 km.
Nhà máy nước BOT Bình An: Công suất 100.000 m3/ngàyđêm, bắt đầu cấp nước từ tháng
8/1999. Nhà máy lấy nước thô từ sông Đồng Nai qua trạm bơm đặt tại chân cầu Đồng Nai (huyện
Thuận An, tỉnh Bình Dương) công suất 105.000 m 3/ngày đêm. Nhà máy xử lý đặt tại đồi Bình
An, huyện Thuận An - Tỉnh Bình Dương. Đường ống nước thô dài 3,2 km, đường kính 1.200 mm
bằng thép dẫn nước thô đến nhà máy xử lý. Đường ống nước sạch dài 6 km, đường kính
1.000mm bằng thép dẫn nước từ nhà máy xử lý đến bể chứa tại nhà máy nước Thủ Đức.
Nhà máy nước Tân Hiệp: Công suất 300.000 m3/ngđ, bắt đầu cấp nước từ 2004. Nguồn nước thô
lấy từ sông Sài Gòn, gần cầu Bình Dương.
Nhà máy nước ngầm Hóc Môn: Công suất 50.000 m3/ngày đêm, bắt đầu cấp nước vào tháng 8
năm 1995, cung cấp nước cho các quận Tân Bình, quận 6, quận 11, được nối với mạng lưới
đường ống hiện có thành một hệ thống liên hoàn hỗ trợ cho nhau.
Hệ thống giếng ngầm: Ngoài nhà máy nước Thủ Đức, Bình An và Hóc Môn, hệ thống cấp nước
thành phố còn được bổ sung nguồn nước từ hệ thống gồm 39 giếng do Công ty Cấp nước quản lý
bao gồm cụm giếng Tân Sơn Nhất, Gò Vấp, và các giếng khoan nằm rải rác trong thành phố.
Trong đó có 11 giếng được xây dựng sau năm 1975, 28 giếng cũ đã được sửa chữa phục hồi hiện
đang khai thác. Nước giếng bơm lên một số phải xử lý sắt mới hòa vào lưới phân phối để cung
cấp. Tổng công suất phát nước của hệ thống giếng này khoảng 40.000 m 3/ngày đêm. Ngoài ra còn
một số lượng lớn giếng ngầm của chương trình nước sạch nông thôn do UNICEF tài trợ hiện do
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý và khoảng 100.000 giếng do các đơn vị sản xuất dịch vụ và hộ dân tự khoan đang được sử dụng.
Trạm cấp nước Bình Trị Đông: Công suất 12.000 m3/ngđ, bắt đầu cung cấp nước từ tháng
2/1999.
• Mạng lưới chuyển tải và phân phối:
Mạng lưới chuyển tải nước sạch
Gồm 3 tuyến ống chính:
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 8
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
Tuyến thứ nhất từ nhà máy nước Thủ Đức về thành phố có đường kính 2000 mm, dài 12,4
km bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, có nòng thép. Năm 1991, Công ty Cấp nước đo kiểm định
hệ số dẫn nước C (hệ số HAZEN) chỉ còn 107,4 giảm rất nhiều so với khi mới xây dựng là 140.
Tuy nhiên chưa phát hiện dấu hiệu hư hại, do đó dự đoán khả năng vẫn có thể chuyển tải ở mức
750.000 m3/ngày đêm. Riêng đoạn ống đi ngầm qua đáy sông Sài Gòn ở độ sâu 21 m nên gặp khó
khăn khi xác định tính chất bảo đảm an toàn.
Tuyến thứ hai từ nhà máy nước Thủ Đức đến khu công nghiệp Biên Hòa cung cấp nước cho
khu công nghiệp có đường kính 600 mm dài 13,28 km bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, có nòng
thép, riêng đoạn qua cầu Đồng Nai là hai tuyến ống bằng thép 350 mm dài 450 m song song
nhau. Tuyến ống bắt đầu sử dụng từ năm 1967 và đến nay đã qua ba lần sửa chữa.
Tuyến thứ ba từ nhà máy nước ngầm Hóc Môn về Tân Hóa theo đường Cách Mạng Tháng
8 và Hương lộ 14 có đường kính 800 mm đến 1.000 mm dài tổng cộng 7 km bằng thép có lớp bảo
vệ chống ăn mòn hóa học bên ngoài và tráng xi măng bên trong, chuyển tải nước sạch từ nhà máy
qua Tân Bình về quận 11. Ống mới, còn sử dụng tốt, có khả năng chuyển tải 100.000 m 3/ngày
đêm.
Mạng lưới phân phối
Mạng lưới phân phối nước của thành phố rất phức tạp và đa dạng do việc phát triển không đồng
bộ qua nhiều thời kỳ khác nhau. Chủ yếu trên khu vực nội thành cũ với diện tích khoảng 140
km2, gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Ngoài ra mạng lưới
còn cung cấp nước cho khu chế xuất Tân Thuận, khu công nghiệp Hiệp Phước và một số khu vực
ở các quận mới. Các khu vực còn lại trong thành phố tuy có mạng lưới đường ống nhưng còn rất
hạn chế nên chỉ cung cấp nước cho một bộ phận dân cư.
-
Mạng cấp I: Chủ yếu để chuyển nước từ ống 2000 mm sang mạng cấp II, cấp III.
Mạng cấp II: tiếp nhận nước từ ống chuyển tải hoặc các ống cấp I để thông qua mạng cấp
III (có khi trực tiếp không qua mạng cấp III) cấp nước cho một hoặc nhiều địa bàn tiêu thụ.
Mạng cấp II, III tại thành phố thường là ống gang xám, ống gang dẻo, ống nhựa PE, ống
nhựa PVC. Trong đó, khoảng 9% chiều dài mạng lưới là ống gang cũ, đã sử dụng trên 50 năm,
nhiều đoạn đã bị ăn mòn, tập trung ở các quận trung tâm như quận 1, một phần quận 3 và quận 5.
Các tuyến ống đặt trong giai đoạn từ 1940-1960 với 50 % ống 80 mm, còn lại đa số là ống 150
mm và 250 mm, chủ yếu ở vùng phía đông quận 5 và phía nam quận 10, cũng bị mục bể nhiều.
Một số ống fibroximăng (abestos cement) có đường kính từ 80 mm đến 500mm với tổng chiều
dài khoảng 1.301 km, ngoài ra cũng còn tồn tại một số ít ống cỡ 40 - 60 - 80 mm ở các đường
nhỏ cụt làm nhiệm vụ như ống cấp III với tổng chiều dài khoảng 1.800 km. Hiện có khoảng 430
km ống cấp II - III có tuổi thọ trên 80 năm cần được cải tạo để giảm thiểu thất thoát nước, ngăn
ngừa nhiễm bẩn làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước.
1.2.8.4 Thoát nước:
Hệ thống thoát nước đô thị của thành phố cho đến nay đang có thay đổi lớn với các dự án xây
dựng mạng lưới thoát nước lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và Tàu Hủ - Bến Nghé, nhà máy xử lý
hỗn hợp nước thải sinh hoạt và công nghiệp Bình Hưng Hòa công suất 30.000 m 3/ngđ bằng công
nghệ hồ sinh học, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Bình Hưng công suất 141.000 m 3/ngđ. Hệ
thống thoát nước của thành phố là hệ thống thoát nước riêng một nửa, tức là vẫn áp dụng một
mạng lưới thoát nước chung cho cả nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nước mưa, nhưng sẽ tách
ra khi mưa lớn. Sự phân cấp quản lý và thực hiện duy tu sửa chữa, xây dựng các công trình thoát
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 9
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
nước theo địa bàn quản lý vẫn giữ nguyên như thời kỳ trước, chưa có sự thay đổi.
Trên địa bàn thành phố có khoảng 1.200 km kênh rạch, trong đó có 234 km do Công ty Thoát
nước đô thị quản lý dùng cho chức năng thoát nước. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chịu tác động
của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, nên gây khó khăn cho việc thoát nước của cả
hệ thống cống - kênh rạch - sông lớn. Lòng lạch bị bồi lắng, làm khả năng tiêu thoát nước tự
nhiên của hệ thống này bị giảm đi khoảng 50 - 60 %.
Mạng lưới cống ngầm được xây dựng từ 1890, sau đó được phát triển thêm vào cuối những năm
1960, vừa thu nước thải và vừa thu nước mưa, phát triển đến nay mang tính chắp vá và phân bố
không đều trên điạ bàn, tập trung ở các quận trung tâm. Hiện nay mạng lưới này đang được xây
mới. Khu vực các quận mới như quận 2, quận 9, quận 12 mạng lưới thoát nước còn rất ít. Nhiều
khu tập trung dân cư ở các quận ven, trong nội thành chưa có cống thoát nước. Nước thải được
thải trực tiếp xuống mặt đất, chảy tràn lan và tự thấm gây ô nhiễm môi trường. Theo số liệu thống
kê của Viện Qui hoạch, hiện trên địa bàn, các quận trung tâm có hệ thống thoát nước 100%
(quận1, 3, và 5), các quận mới và huyện có tỉ lệ được phục vụ thoát nước thấp, riêng Bình Chánh
chỉ có 0.3%. Diện tích phục vụ chung của mạng lưới thoát nước khoảng 12% trên tổng diện tích
lãnh thổ.
Mạng lưới cấp 1 là sông/kênh rạch chính tự nhiên. Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị
(UDC) quản lý các kênh rạch nhỏ trực tiếp nhận nước thải và làm nhiệm vụ thoát nước và Khu
Đường sông quản lý các kênh, sông rạch lớn làm nhiệm vụ vừa thoát nước, vừa phục vụ giao
thông vận tải đường thủy, tiếp nhận và pha loãng nước thải và thoát nước thải ra biển Đông. Như
vậy hệ thống kênh rạch tự nhiên đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong hệ thống
thoát nước so với hệ thống đường ống cống. Sau khi được nạo vét thông thoáng và cải tạo kênh
rạch sẽ tăng cường được nhiệm vụ thoát nước và phát triển giao thông vận tải đường thủy.
Ngoài ra, trên kênh Tàu Hủ, kênh Đôi, kênh Tẻ, cửa rạch Bến Nghé khu vực tập trung ghe
thuyền cũng được nạo vét phuc vụ cho việc cải tạo bến cảng và giao thông thủy.
Tổng chiều dài của tuyến cống thoát nước được tính từ cấp 2 đến cấp 4 chia theo 2 cấp quản lý:
tuyến cấp 2 và cấp 3 nhận nước mưa/nước thải từ tuyến cống cấp 3 và cấp 4 có đường kính từ
400 mm trở lên do Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị quản lý ước tính có chiều dài khoảng
516 km; tuyến cống cấp 4 do quận quản lý ước tính có chiều dài khoảng 415 km. Như vậy tổng
cộng có khoảng 931 km đường cống thoát nước, gần 200 cửa xả trên diện tích lãnh thổ khoảng
650 km2 cần phải phục vụ thoát nước (140 km 2 nội thành, và 510 km2 khu vực xung quanh nội
thành). Mật độ mạng lưới bình quân là 0,143 mét/ha lãnh thổ (số liệu tổng hợp từ Dự án
JICA,1999). Chất lượng cống rất kém do xây dựng từ lâu, hay bị tắc nghẽn, riêng các cống tròn
và cống hộp đa số mới xây dựng nên chất lượng còn khá tốt.
Tổng số trên toàn tuyến có 65.106 cái hầm ga. Hiện tại, khả năng hoạt động của các hầm ga chỉ
đạt 70 – 80%. Trong năm 1999 đã xây thêm gần 200 hầm ga, làm biển báo cửa xả 122 cái, giải
tỏa và nạo vét 65 cửa xả. Vấn đề tồn tại nghiêm trọng nhất hiện nay đối với thoát nước đô thị là
úng ngập. Có khoảng 28% dân số bị ảnh hưởng thường xuyên do bị ngập trong các mùa mưa.
Các dự án môi trường: (1) Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường (lưu vực Nhiêu Lộc – Thị
Nghè, do Ngân hàng Thế giới WB cho vay, (2) Dự án cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị lưu vực
Tân Hóa – Lò Gốm, do chính phủ Bỉ tài trợ, (3) Dự án cải thiện vệ sinh môi trường nước lưu vực
kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi – Tẻ, do JBIC tài trợ, và (4) Dự án thoát nước Hàng Bàng, do
Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ, đang làm thay đổi hệ thống thoát nước của Tp.Hồ Chí Minh.
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 10
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
Phần 2: Nội dung chính của tiểu luận
Đánh giá tài nguyên nước và các thách thức chủ yếu trong quản
lý tài nguyên nước tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1 Nhu cầu dùng nước tại Thành Phố Hồ Chí minh bao gồm các nhu cầu sau:
Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt.
Nhu cầu dùng nước cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Nhu cầu nước cho các dịch vụ khác: Tưới cây, xây dựng, thương mại, chăn nuôi, du lịch…
Nhu cầu dùng nước cho thủy lợi: Tiếu tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Nhu cầu dùng nước cho giao thông thủy.
• Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt – Sản xuất:
(Nguồn Quy hoạch cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 – Được Thủ Tướng Chính Phủ phê
duyệt theo quyết định số: 729/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2012).
Nhu cầu hiện tại tính tới năm 2010: 2.144.861 m3/ng.đ
Nhu cầu hiện tại tính tới năm 2015: 2.840.000 m3/ng.đ
Nhu cầu hiện tại tính tới năm 2025: 3.700.000 m3/ng.đ
Thành phố Hồ Chí Minh đã Quy hoạch cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 về nhu
cầu sử dụng nước và sử dụng nguồn nước cũng như các nhà máy sẽ được xây dựng mới. (Xem
thông tin tại bảng: 2.1).
Bảng 2.1: Nhu cầu dùng nước của thành phố Hồ Chí Minh các giai đoạn: 2010 – 2015 -2025
Công suất (m3/ngđ)
TT
Nhà máy nước
Hiện trạng năm Giai đoạn đến Giai đoạn đến
2010
năm 2015
năm 2025
I Nguồn sông Đồng Nai/Hồ Trị An
1 Nhà máy nước Thủ Đức
750.000
750.000
750.000
2 Nhà máy nước Thủ Đức II (BOO)
300.000
300.000
300.000
300.000
300.000
3 Nhà máy nước Thủ Đức III (năm 2012)
4 Nhà máy nước Thủ Đức IV (sau năm 2018)
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
300.000
Trang 11
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
5 Nhà máy nước Thủ Đức V (năm 2024)
6 Nhà máy nước Bình An
Tổng công suất
500.000
100.000
100.000
100.000
1.150.000
1.450.000
2.250.000
300.000
300.000
300.000
300.000
300.000
II Nguồn sông Sài Gòn/Hồ Dầu Tiếng
1 Nhà máy nước Tân Hiệp I
2 Nhà máy nước Tân Hiệp II (2015)
3 Nhà máy nước Tân Hiệp III (2020)
300.000
4 Nhà máy nước Kênh Đông I (năm 2012)
200.000
200.000
150.000
150.000
50.000
50.000
150.000
250.000
300.000
950.000
1.350.000
65.000
75.000
75.000
2 Các giếng lẻ nội thành
2.000
0
0
3 Nhà máy nước Gò Vấp
10.000
10.000
10.000
4 Nhà máy nước Bình Trị Đông
8.000
8.000
0
5 Nguồn xã hội hoá (nước ngầm)
3.000
2.000
0
15.000
15.000
+ Cấp cho nội thành
+ Cấp cho Củ Chi
5 Nhà máy nước Kênh Đông II (năm 2015 cấp cho
Củ Chi và Long An)
Tổng công suất
III Nguồn nước ngầm
1 Nhà máy nước Tân Bình
6 Nhà máy nước Bình Hưng
7 Công nghiệp (đã cấp phép)
350.861
190.000
0
8 Sinh hoạt/dân cư/hộ gia đình
256.000
140.000
0
694.861
440.000
100.000
2.144.861
2.840.000
3.700.000
Tổng công suất
Tổng cộng công suất toàn thành phố:
2.2 Tài nguyên nước của thành phố Hồ Chí Minh:
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 12
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
Tài nguyên nước Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay có các nguồn sau:
Tài nguyên nước mặt (nước ngọt).
Tài nguyên nước ngầm.
Tài nguyên nước mưa.
Tài nguyên nước lợ (Nước thủy triểu sâm nhập sâu của biển đông).
Tài nguyên nước thải.
2.2.1 - Tài nguyên nước mặt (nước ngọt):
Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống Sông Đồng Nai và Sông Sài Gòn.
Sông Ðồng Nai Bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực
lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³
nước, sông Đồng Nai trở thành một trong hai nguồn nước ngọt chính của thành phố.
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản – Bình Phước, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành
phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài
Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370
m, độ sâu tới 20 m, sông Sài Gòn trở thành một trong hai nguồn nước ngọt chính của thành phố.
2.2.1.1 - Lưu vực hệ thống Sông Sài Gòn - Đồng Nai:
Lưu vực hệ thống sông Sông Sài Gòn - Đồng Nai bao gồm 12 tỉnh, thành: Đồng Nai, Bình
Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT), Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Dăk Lăk, Dăk
Nông, Ninh Thuận, Bình Thuận và TP.HCM.
Hình 2.1 Lưu vực hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai
Tổng diện tích tự nhiên của lưu vực khoảng 43.450 km2 (không kể phần diện tích thuộc lãnh thổ
Campuchia) nằm trải ra trên toàn bộ địa giới hành chính của các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước,
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 13
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận,
Bình Thuận và một phần địa giới hành chính của các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông và Long An.
Vị trí địa lý: từ 105030'21'' đến 109001'20" kinh độ Đông và từ 10019'55" đến 12020'38" vĩ độ Bắc.
Chế độ mưa: mỗi năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Vì vậy các sông suối trong vùng
thường bị khô kiệt vào cuối mùa khô, giảm khả năng tự làm sạch của các dòng sông nhưng vào
mùa mưa thường xảy ra lũ lụt.
Là vùng tập trung phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đô thị hoá mạnh nhất trong số
các vùng kinh tế lớn của Việt Nam mà trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (bao gồm
thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu).
Lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai có hình nan quạt kéo dài từ cuối sườn Tây của dãy Trường
Sơn thuộc Nam Trung Bộ, qua hết vùng Đông Nam Bộ đến giáp vùng Đồng Tháp Mười thuộc
Đồng bằng sông Cửu Long. Dòng chính sông Đồng Nai phân bố theo trục Đông Bắc - Tây Nam
và các nhánh sông lớn quan trọng cùng đổ nước vào dòng chính là sông La Ngà (nằm bên trái
dòng chính theo hướng từ thượng nguồn ra cửa sông), sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ
(nằm bên phải). Toàn bộ hệ thống các sông suối trong lưu vực tập trung về các cửa chính là Gành
Rái và Soài Rạp. Điều kiện địa hình cũng hình thành nên các lưu vực sông ven biển khá độc lập.
Hình 2.2 Hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai
Một Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (Ủy ban sông Đồng Nai) đã
được thành lập theo Quyết định số 157 ngày 1-12 - 2008 của Thủ tướng Chính phủ, mà nhiệm vụ,
quyền hạn của ủy ban này là điều phối, giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 14
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
trong hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (Bao
gồm cả lưu vực sông Sài Gòn); chỉ đạo thực hiện Đề án Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai đã được phê duyệt theo quyết định 187/2007/QĐ-TTg ngày 03-12-2007.Ủy ban này
bao gồm các ủy viên là Lãnh đạo UBND của 12 tỉnh thành (là chủ tịch luân phiên 2 năm/nhiệm
kỳ; nhiệm kỳ đầu tiên 3 năm) và các Bộ ngành liên quan.
Ủy ban sông Đồng Nai là cơ quan điều phối và giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên
vùng trong hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
Ủy ban thông qua và chỉ đạo thực hiện các dự án thành phần, chương trình, kế hoạch hành động 5
năm và hàng năm thuộc Đề án sông Đồng Nai.
Hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển KT-XH bền
vững đối với 12 tỉnh, thành phố trên lưu vực gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình
Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Ninh Thuận và
Bình Thuận.
Chủ tịch Ủy ban sông Đồng Nai nhiệm kỳ đầu do Chủ tịch UBND TP.HCM đảm nhiệm
trong thời gian 3 năm. Các nhiệm kỳ tiếp theo với thời gian 2 năm do Chủ tịch UBND của một
trong số 12 tỉnh, thành phố trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đảm nhiệm thông qua hình thức
bỏ phiếu tín nhiệm.
2.2.1.2 - Thông tin tài nguyên nước lưu vực Sông Đồng Nai:
Sông Đồng Nai dài trên 550 km từ cao nguyên Lang Bian (Lâm Đồng) khí hậu ôn đới đến cửa Soài
Rạp (Tp.HCM), có tổng lượng nước hàng năm là 36.3 tỷ m3 (?) nước vượt trội về tiềm năng thủy
điện với công suất 2900 MW và 11500GWh; có hệ sinh thái đa dạng, với thảm rừng nguyên sinh,
rừng ngập mặn; vượt trội về tiềm năng du lịch bởi một quần thể liên hoàn giữa biển và cao nguyên ôn
đới; giao thông thuận lợi với cảng biển lớn nước sâu.
Lưu vực sông Đồng Nai và vùng phụ cận gồm các tỉnh Lâm Đồng - Bình Phước - Bình Dương Tây Ninh - Đồng Nai - TP. Hồ Chí Minh, Ninh Thuận và Bình Thuận - khống chế một diện tích
44.500 km2 với số dân 14.621 triệu người (17,6% cả nước). Là vùng kinh tế năng động nhất nước
ta, năm 2005 đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 64% cả nước, vốn đăng ký chiếm 55,7% cả nước,
giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 57,3% cả nước.
Là vùng mức đô thị hóa cao nhất nước, số lao động trong doanh nghiệp 2,3 triệu người (39,92%).
Mức độ đô thị hóa đạt 53,1%. Riêng 4 tỉnh công nghiệp (Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP.
Hồ Chí Minh) đạt tới 64,7%.
Tình hình khai thác tài nguyên nước (TNN) lưu vực sông Đồng Nai (LVSĐN) phát triển với tốc
độ nhanh mà 2 ngành sử dụng TNN nhiều nhất là thủy điện và thủy lợi đã đạt đến mức định hình
Hiện nay có 7 nhà máy thủy điện đã vận hành với công suất 1300MW và đạt sản lượng 5.500
GWH (54,5% tiềm năng) và đến năm 2010 căn bản hoàn thành bậc thang sông Đồng Nai với 12
nhà máy thủy điện đạt công suất 2150 MW và 8.500 GWH (86% tiềm năng). Tạo dung tích điều
tiết 6,3 tỷ m3 nước, trong đó chuyển gần 1 tỷ m3 nước ra ngoài lưu vực sang vùng khô hạn ven
biển Bình Thuận, Ninh Thuận.
Về tưới đạt 250 ngàn ha. Hồ Dầu Tiếng Tây Ninh có dung tích 1,5 tỷ m3 nước tưới cho 70 ngàn
ha, các hồ chứa lớn và vừa theo quy hoạch căn bản đã được xây dựng, các cánh đồng lớn đều
được tưới.
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 15
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
Cấp nước sinh hoạt đô thị và công nghiệp bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay,
vùng ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu còn thiếu nước nghiêm trọng, nhất là
cho nhu cầu phát triển du lịch.
Thành quả khai thác tài nguyên nước trên đây là rất to lớn góp phần quan trọng trong sự phát
triển của toàn lưu vực. Song sự khai thác cực đoan (tập trung cho thủy điện và thủy lợi) đã đẩy
tới sự mất cân bằng bởi nhiều lợi ích, tiềm năng chưa được đề cập đến như giao thông thủy vùng
trung và thượng lưu vực, phát triển du lịch, bảo vệ duy trì hệ thủy sinh, phát triển rừng gắn với tài
nguyên nước. Các tranh chấp lợi ích giữa các vùng và ngành về TNN nhất là trong mùa khô đã
trở nên gay gắt.
Trên lưu vực sông Đồng Nai có khoảng trên dưới 60 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt
động, tuy nhiên chỉ có khoảng trên 1/3 trong số này có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn
lại đều xả trực tiếp ra sông. Tại Đồng Nai, hiện chỉ có 9/19 khu công nghiệp có nhà máy xử lý
nước thải tập trung. Đây là một nguyên nhân chính gây ô nhiễm trầm trọng môi trường nước sông
Đồng Nai.
Theo tin từ Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện nay môi trường lưu vực
sông Đồng Nai (bao gồm các sông chính là Đồng Nai, sông Bé, Sài Gòn, Vàm Cỏ và Thị Vải)
đang ở mức báo động đỏ. Một trong những hạn chế lớn dẫn tới việc ô nhiễm nặng này là từ trước
tới nay vẫn chưa có sự hợp tác giữa các tỉnh thành về việc bảo vệ môi trường. Vấn đề ô nhiễm
sông Đồng Nai mang tính liên vùng, không thể giải quyết trong phạm vi một địa phương.
Theo Cục Bảo vệ Môi trường, vùng hạ lưu sông Đồng Nai đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng và
không thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu. Sông Sài Gòn bị ô nhiễm còn
trầm trọng hơn, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh (Coliform vượt 3 - 168 lần tiêu chuẩn cho
phép) và một số nơi ô nhiễm kim loại nặng. Đoạn sông Thị Vải từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả sông Thị Vải đến khu công nghiệp Mỹ Xuân dài hơn 10km đã có thời gian trở thành "sông chết",
là đoạn sông bị ô nhiễm nhất trong lưu vực.
Đồng thời việc xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt gần như chưa làm, đã đẩy tới xu thế ô
nhiễm ngày càng gia tăng có nơi nghiêm trọng, các hệ sinh thái thủy sinh bị tác động mạnh.
Tình hình khan hiếm nước trên lưu vực Sông Đồng Nai đã đến mức báo động khẩn cấp. Năm
2005 bình quân đầu người 2.486 m3/năm (100%) dưới ngưỡng 4.000 m3/người là mức thiếu
nước theo tiêu chuẩn Hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA). Theo dự báo phát triển dân số của
vùng thì năm 2010 chỉ còn ở mức 2.098 m3/người/năm (84%); năm 2020: 1.770 m3/người/năm
(71,2%); năm 2040: 1.475 m3/người/năm (59,3%) là mức khan hiếm nước.
Khan hiếm nước lại đặt trong bối cảnh vùng động lực phát triển lớn nhất cả nước, yêu cầu nước
sinh hoạt và công nghiệp ngày càng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng dùng nước lớn.
Nông nghiệp là ngành dùng nước lớn nhất nhưng vẫn duy trì kỹ thuật lạc hậu với các biện pháp
công trình và mức tưới rất tốn kém nước. Vận hành thủy điện theo yêu cầu điện chưa tính đến
điều tiết trên toàn lưu vực để đáp ứng lại các yêu cầu khác, môi trường nước biến động mạnh
nhất là vào các giai đoạn cực trị (lũ, hạn hán).
Đặc biệt là nhận thức của cộng đồng chưa thấy hết thực trạng và nguy cơ khan hiếm nước trong
lưu vực sông, hành động và sự phối hợp của chính quyền địa phương còn phụ thuộc, chưua có bộ
máy đủ hiệu lực để quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông quan trọng này.
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 16
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
Vấn đề Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (QLTHTNN) lưu vực sông Đồng Nai đã trở nên cấp
bách, khẳng định rằng thành quả đã đạt được về thủy điện và thủy lợi trên lưu vực sông Đồng Nai
là cơ hội để đẩy tới QLTHTNN lưu vực sông mặc dù còn có nhiều trở ngại, tạo tiền đề cho các
yêu cầu dùng nước khác phát triển lưu vực sông để tối ưu hóa đảm bảo hợp lý các lợi ích và công
bằng xã hội, bảo vệ tính bền vững các hệ sinh thái thiết yếu.
2.2.1.3 - Hồ Dầu Tiếng:
Tọa độ: 11°23′59″B 106°21′08″Đ.
Vị trí: Nằm trên thượng nguồn Sông Sài Gòn, Hồ Dầu Tiếng có khu đầu mối nằm tại huyện Dầu
Tiếng tỉnh Bình Dương và huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước song lưu vực chủ yếu nằm trên địa
phận huyện Dương Minh Châu và một phần nhỏ trên địa phận huyện Tân Châu, thuộc tỉnh Tây
Ninh nằm cách thị xã Tây Ninh 25 km về hướng đông, nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 100 km về hướng tây bắc với diện tích mặt nước là 270 km² và 45,6 km² đất bán ngập
nước, dung tích chứa 1,58 tỷ m³ nước. Được khởi công xây dựng vào ngày 29/4/1981 và hoàn
thành vào ngày 10/1/1985.
Với một đập xả lũ ra đầu nguồn sông Sài Gòn ngoài ra còn có hai kênh Đông và kênh Tây đã
cung cấp nước tưới cho nông nghiệp ở Tây Ninh và ở Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài
ra còn cung cấp nước cho nhà máy nước ở Tân Hiệp, Kênh Đông của Thành Phố Hồ Chí Minh và
đóng vai trò qua trọng để “đuổi mặn” tránh xâm nhập sâu vào hệ thống Sông Sài Gòn.
Trong chiến lược cấp nước an toàn cho Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Dầu Tiếng sẽ là một trong
những nguồn cung cấp nước chính của Thành Phố bằng các đường ống dẫn nước trực tiếp từ hồ
về các nhà máy xử lý nước của Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.2.1.4 Hồ thủy lợi Phước Hòa:
Hồ Phước Hòa nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80 km về hướng đông bắc. Là công
trình đầu mối và kênh dẫn Phước Hòa - Dầu Tiếng, được xây dựng trên sông Bé, một nhánh của
sông Đồng Nai, thuộc các huyện Bình Long và Chơn Thành tỉnh Bình Phước, các huyện Phú
Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương. Kênh chính và khu tưới Tân Biên thuộc các huyện
Tân Biên, Châu Thành tỉnh Tây Ninh. Kênh chính Đức Hòa đi qua các huyện Trảng Bàng tỉnh
Tây Ninh, Củ Chi Tp. Hồ Chí Minh (khu tưới Thái Mỹ bổ sung) và huyện Đức Hòa (khu tưới
Đức Hòa) tỉnh Long An.
Diện tích lưu vực: 5.193km², Dung tích hữu ích: 12,68x106m3, Dung tích toàn bộ: 33,75x106m3.
Mục tiêu đầu tư xây dựng công trình thủy lợi Phước Hòa lấy nước từ sông Bé cấp tại chỗ cho các
tỉnh Bình Dương, Bình Phước và chuyển về hồ Dầu Tiếng để cấp bổ sung cho các tỉnh Tây Ninh,
Long An và Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng vào các mục đích dân sinh kinh tế và cải thiện môi
trường. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng các hạng mục đầu mối, kênh chuyển nước Phước
Hòa - Dầu Tiếng để cấp nước cho Bình Dương, Bình Phước và chuyển nước bổ sung cho hồ Dầu
Tiếng; Xây dựng kênh chính và các kênh cấp 1, 2, 3 để tưới cho các khu tưới Tân Biên, Đức Hòa;
xây dựng các công trình phục vụ quản lý vận hành để thực hiện các nhiệm vụ:
- Cấp 38,0 m3/s nước thô cho nhu cầu công nghiệp và dân sinh, gồm cấp cho Bình Dương
15,0 m3/s, Bình Phước 5,0 m3/s, Long An 4,0 m3/s và cấp bổ sung cho Tây Ninh 3,5 m 3/s,
Thành phố Hồ Chí Minh 10,5m3/s;
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 17
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
- Tưới cho 29.980 ha đất nông nghiệp mới mở (khu tưới Tân Biên 11.520 ha, khu tưới Đức
Hoà 17.560 ha, khu tưới Thái Mỹ huyện Củ Chi 900 ha);
- Cấp nước cho nhu cầu tưới của Bình Dương 1.950 ha, cho 7.064 ha khu tưới mở rộng (dự
kiến) của Tây Ninh và cấp hỗ trợ để tưới cho 21.000 ha thiếu nước của khu tưới Dầu
Tiếng cũ;
- Xả cho hạ du sông Bé tối thiểu 14m 3/s, sông Sài Gòn tối thiểu 16,1 m3/s, góp phần đẩy
mặn, hỗ trợ tạo nguồn tưới cho 28.800 ha ven sông Sài Gòn và 32.317 ha ven sông Vàm
Cỏ Đông.
- Cải thiện môi trường và chất lượng nguồn nước vùng hạ du 2 sông Sài Gòn và Vàm Cỏ
Đông.
Trong chiến lược cấp nước an toàn cho Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Phước Hòa cũng sẽ là một
trong những nguồn cung cấp nước chính của Thành Phố bằng các đường ống dẫn nước trực tiếp
từ hồ về các nhà máy xử lý nước của Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.2.1.5 Hồ trị an:
Nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc, Hồ Trị An là một hồ nước nhân
tạo, nằm trên dòng sông Đồng Nai, thuộc tỉnh Đồng Nai, hồ là nơi chứa nước cung cấp cho nhà
máy Thủy điện Trị An.
Hồ Trị An được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 1987. Hồ có dung tích toàn
phần 2.765 km³, dung tích hữu ích 2.547 km³ và diện tích mặt hồ 323 km².
Là hồ chứa điều tiết hằng năm, mục đích để phát điện với mực nước dâng bình thường (HBT)
62m, mực nước chết (HC) 50m, mực nước chống lũ (HL) 63,9m.
Lưu lượng nước xả qua tràn xả lũ theo thiết kế là 18.450 m3/s.
Lưu lượng xả lớn nhất qua tua bin nhà máy thủy điện (Qmax) 900 m 3/s, lưu lượng xả đảm bảo
(Qmin) 220m3/s, chênh cao cột nước thủy điện là 52m. Nhà máy thủy điện được xây với tổng
công suất lắp máy 4 tổ x 100 MW = 400 MW, sản lượng điện hằng năm 1,76 MW.h. Lượng nước
được lấy từ hồ chứa cung cấp cho sinh hoạt và tưới 17 m3/s.
Phía thượng nguồn có rừng quốc gia Nam Cát Tiên, có nhiều thảm thực vật xanh quí còn sót lại
cuối cùng với bao loài động vật quí hiếm.
Đập chính là loại đất đá hỗn hợp. Chiều cao đập 40m, chiều dài 420m, chiều rộng đỉnh đập 10m.
Đập chính và các đập phụ tạo nên hồ chứa nước rộng 323 km2 với dung tích tổng cộng
2.765.109m3, dung tích hữu ích là 2.547.109m3, dung tích chết 0,218.109 m3.
2.2.2 - Tài nguyên nước ngầm:
Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm
khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn,
nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự
tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích
Miocen).
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 18
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường
được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.
Hiện nay, tổng trữ lượng khai thác nước ngầm của thành phố đạt trên 2,5 triệu m3/ngày. trữ
lượng khai thác an toàn là 800.000 m3/ngày.
Để bảo vệ tầng nước ngầm và tránh sụt lún nền đất thì theo quy hoạch thành phố sẽ không cấp
phép cho khai thác nước ngầm từ năm 2015 và tới năm 2025, tất cả các giếng khoan khai thác
nước ngầm của các khu công nghiệp và kể cả của các hộ gia đình sẽ phải ngưng hoại động. Trên
địa bàn thành phố chỉ khai thác nước ngầm cho sinh hoạt với công tổng cộng 100.000 m3/ng.đ tại
ba nhà máy: Nhà máy nước Tân Bình 75.000 m3/ng.đ, Nhà máy nước Gò Vấp 10.000 m3/ng.đ,
Nhà máy nước Bình Hưng 15.000 m3/ng.đ.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên & Môi trường (TNMT) TPHCM, hiện nay trong 10 năm qua,
số giếng khoan không ngừng tăng. (Nguồn Sở Tài nguyên & Môi trường TPHCM).
Tính đến cuối năm 2010, số giếng khoan tại TPHCM đã tăng gần 7 lần so với năm 2000
với tổng lưu lượng khai thác lên tới 550.000 - 600.000 m3/ngày, trong đó lưu lượng khai
thác được cấp phép chỉ chiếm khoảng 320.000 m3/ngày.
Theo các chuyên gia Sở TNMT, tuy lưu lượng khai thác hiện nay vẫn nằm trong giới hạn
cho phép (mức khai thác an toàn là 830.000 m3/ngày) nhưng đã xuất hiện tình trạng tận
dụng triệt để nguồn nước ngầm (thay vì sử dụng nước máy) để giảm chi phí.
TPHCM hiện có 14 khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN), trong đó chỉ có 3 KCN sử dụng
nước máy cho sản xuất. 7 KCN vừa sử dụng nước cấp, vừa sử dụng nước ngầm và có 4
KCN sử dụng hoàn toàn nước ngầm phục vụ sản xuất (các KCN Tây Bắc Củ Chi, Bình
Chiểu, Tân Thới Hiệp, Tân Phú Trung). Tại nhiều KCN, đường ống nước máy đã được đấu
nối vào tận nhà máy nhưng doanh nghiệp (DN) vẫn lén lút khai thác nước ngầm để… khỏi
trả tiền.
Do khai thác tràn lan, vượt tầm kiểm soát nên ở nhiều vùng xuất hiện tình trạng sụt lún mặt
đất (ống giếng khoan trồi lên khỏi mặt đất), trong đó có nơi bị lún đến 309mm.
Theo báo cáo của Sở TNMT, lún mặt đất diễn ra tập trung tại các KCN như Tân Bình, Tân
Tạo, Vĩnh Lộc... Do khai thác nước ngầm tập trung với lưu lượng lớn, hiện nay, trữ lượng
khai thác an toàn nhiều nơi bị khai thác cạn kiệt, gây mất cân bằng nước.
Trong khi đó, tình trạng bê tông hóa ở nhiều nơi đang có tốc độ đô thị hóa nhanh hạn chế khả
năng hấp thụ nước tự nhiên bổ sung trữ lượng các tầng nước ngầm, mặt khác hiện nay nước tại
các kênh rạch và và các vùng đồng trũng bị ô nhiễm nghiêm trọng do vấn đề môi trường suy
thoái: Nước thải sinh hoạt, bệnh viện, thương mại, nước thải sản xuất… và rác thải không được
xử lý… lại là nguồn bổ cập cho nước ngầm dẫn đến chất lượng nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm.
Thực trạng khai thác và chất lượng nước ngầm tại TP.HCM:
Hiện nay, nước ngầm được khai thác cho các mục đích khác nhau với tổng số giếng nước khai
thác là 257.479 giếng, trong đó số giếng trong hộ dân và các tổ chức khai thác quy mô nhỏ là
256.131 giếng; tổng lưu lượng khai thác nước trên toàn TP khoảng 606.992 m 3/ngày. Với khối
lượng khai thác này, gần tiệm cận với trữ lượng khai thác an toàn và có nguy cơ thiếu an toàn, có
thể dẫn đến giảm sút về chất lượng
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 19
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
Kết quả nghiên cứu về chất lượng nước ngầm ở TP HCM của Đại học Quốc gia thành phố cho
thấy: hàm lượng arsen ở khu vực Bình Mỹ (huyện Củ Chi) và một vài khu vực khác khá cao, với
tỉ lệ 30,74 – 43,1ppb (mức cho phép là 10ppb). Ngoài ra cũng tại khu vực Bình Mỹ (Củ Chi), bãi
rác Đông Thạnh nguồn nước ngầm cũng bị nhiễm chì ở nồng độ cao.
Một nghiên cứu khác của Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên TP HCM phát hiện thành phần
hóa học của nước ngầm ở một số điểm ngẫu nhiên được lấy mẫu vượt quá tiêu chuẩn nước ăn
uống, sinh hoạt theo quy định của nước ta. Hầu hết các giếng đều bị ô nhiễm vi sinh trầm trọng
như khu vực nghĩa trang Phú Thọ, bãi rác Đông Thạnh, khu dân cư Tân Thới Hiệp (Hóc Môn).
Những cuộc khảo sát độc lập của Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn
TPHCM cũng cho thấy, nước ngầm tại nhiều nơi ở các quận 9, Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà
Bè, Bình Chánh đã bị nhiễm vi sinh nặng nề.
Kết quả thu được từ các cuộc thăm dò, khảo sát vừa được Sở TN-MT tiến hành cho thấy chất
lượng nước ngầm, chính xác là nước ở tầng nước ngầm thứ hai trên địa bàn thành phố đã có biểu
hiện suy giảm đáng ngại. Tại nhiều vị trí khảo sát, hàm lượng nitơ (NO 3- ) hiện diện ở mức cao
đột ngột, đặc biệt nước ngầm ở các khu vực các quận 9, 10, 11, 12, các quận Gò Vấp, Thủ Đức,
Tân Bình, Bình Tân, Bình Phú… Trong số này, mức độ suy giảm nước ngầm khu vực quận Gò
Vấp hàm lượng amoniac là 9,5mg/l (tiêu chuẩn phải nhỏ hơn 1,5mg/l), các chất hữu cơ, nitrat
xuất hiện ngày càng nhiều ở khu vực gần bãi rác, nghĩa địa.
Các nguyên tố vi lượng trong nước ngầm ở một số khu vực vượt chuẩn cho phép như: có hàm
lượng Mn (mangan) lên đến 9,84mg/l (hàm lượng tiêu chuẩn 0,5mg/l), Hàm lượng Nitơ (Ni)
trong nước ngầm một số khu vực lên đến 188,17mg/l (chuẩn cho phép là 20mg/l), hàng lượng
thủy ngân (Hg) trong nước ở một số vùng cũng vượt quá tiêu chuẩn.
2.2.3 - Tài nguyên nước mưa:
Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, một năm ở thành phố có trung bình 159
ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6
và 9. Với lượng mưa như vậy, trữ lượng nước mưa rất lớn khoảng 4,1 tỷ m3/năm.
Tuy nhiên hiện nay tài nguyên nước mưa vẫn chưa được khai thác sử dụng, chỉ dừng lại ở các hộ
gia đình ở khu vực ngoại thành vùng sâu vùng xa lưu trữ nước mưa cho mục đích sinh hoạt và sử
dụng cho tưới tiêu vào mùa mưa.
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh không có các hồ chứa nước mưa, nước mưa chảy tràn bề mặt, ra các
sông, rạch và thoát ra biển. Đây là một lãng phí rất lớn mà hiện nay Thành Phố Hồ Chí Minh
cũng chưa có chính sách hay dự án nào để khai thác sử dụng nguồn nước này.
Đây là nguồn nước có thể khai thác tại chỗ, rất phù hợp cho nhu cầu cấp nước tại chỗ hoặc phân
tán đối với các khu vực mà nước máy thành phố chưa thể cung cấp tới. Khi lưu trữ và khai thác
tại chỗ nên chi phí sẽ thấp hơn khi mua nước máy thành phố được sản xuất và vận chuyển từ xa
mang lại và giảm tải được áp lực khai thác nước giếng khoan cũng như của ngành cấp nước.
Một điều rất quan trọng và thiết thực là hiện nay do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh nên mặt phủ bị
bê tông hóa gia tăng, điều đó dẫn tới nguồn bổ cập nước mưa cho nước ngầm nhiều khu vực bị
hạn chế và ô nhiễm do các kênh rạch tăng cao nhiều khu vực nguồn bổ cập cho nước ngầm lại
chính là nguồn nước ô nhiễm này, thành phố chưa có chủ trương chính sách và hướng dẫn cho
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 20
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
nhân dân, các doanh nghiệp khai thác sử dụng nước ngầm biết cách thu gom lưu trữ, sử dụng
nước mưa cho mục đích sinh hoạt sản xuất của mình và dùng các giếng khoan hiện có để bổ sung
nước mưa trong mùa mưa cho trữ lượng nguồn nước ngầm.
2.2.4 - Tài nguyên nước lợ (Nước thủy triểu):
Thành Phố Hồ Chí Minh có địa hình tương đối thấp. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và
một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông
Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét.
Đồng thời Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy
triều thâm nhập sâu vào trong đất liền. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường
thủy nội địa và các vùng lân cận và xây dựng các bến cảng nằm sâu trong nội địa, cũng như góp
phần pha loãng và tự làm sạch một phần lớn nước thải trên các Sông Rạch nội thành. Ngược lại
đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu
vực nội thành cũng như làm mất an toàn các điểm lấy nước của nhà máy cấp nước.
Theo thông tin số liệu quan trắc trong các năm gần đây, do biến đổi khí hậu, mùa khô khi lượng
nước trên sông Sài Gòn ở thượng lưu chảy về ít thì mặn đã sâm nhập lên tới khu vực Hóc Môn,
nơi có nhà máy nước Tân Hiệp công suất giai đoạn I: 300.000 m3/ng.đ . (Ngày 21-3, lãnh đạo
Nhà máy nước Tân Hiệp cho biết trong mấy ngày qua, độ mặn tại khu vực lấy nước thô trên sông
Sài Gòn diễn biến phức tạp. Đã có lúc, độ mặn vượt ngưỡng 250mg/lít nên nhà máy buộc phải
ngưng lấy nước, chuyển sang sử dụng nguồn nước dự trữ. Để cứu nguy cho nhà máy, hồ Dầu
Tiếng đã xả nước xuống sông Sài Gòn, nhằm đẩy mặn ra khỏi khu vực lấy nước – Nguồn báo
tuổi trẻ ngày 22.03.2011).
Việc xâm nhập mặn cũng dẫn tới trong quy hoặch cấp nước của thành phố tới năm 2025 phải
nghiên cứu sử dụng nguồn nước trực tiếp từ các hồ Dầu Tiếng, Trị An, Phước Hoà đáp ứng yêu
cầu sản xuất và cấp nước an toàn, hiệu quả cho thành phố. Các dự án ưu tiên về nguồn nước thô
trong giai đoạn 2010 - 2015:
- Dự án 1: Nghiên cứu khả năng và quy mô khai thác nguồn nước từ hồ Trị An, hồ Dầu
Tiếng, hồ Phước Hoà thay thế cho nguồn nước sông Đồng Nai và sông Sài Gòn (trong
trường hợp sông Đồng Nai và sông Sài Gòn bị ô nhiễm và nhiễm mặn) để cung cấp nước
cho thành phố Hồ Chí Minh.
- Dự án 2: Xây dựng hệ thống chuyển tải nước thô từ hồ Trị An cung cấp nước cho các nhà
máy nước sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai.
- Dự án 3: Xây dựng hệ thống chuyển tải nước thô từ hồ Dầu Tiếng đến cung cấp nước cho
các nhà máy nước sử dụng nguồn nước sông Sài Gòn.
2.2.5 - Tài nguyên nước thải:
Đối với nước thải tại Thành Phố Hồ Chí Minh hiện tại vẫn chưa được xem xét là một nguồn tài
nguyên, do hiện tại nước ngọt trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai vẫn dồi dào và đáp ứng
được nhu cầu dùng nước của thành phố. Tuy nhiên với sự biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến
phức tạp thì vấn đề tiếp cận tới nước thải là một nguồn tài nguyên cần phải được nêu ra và xem
xét một cách nghiêm túc.
Theo Quy hoạch thoát nước và xây dựng các nhà máy xử lý nước thải Tp.Hồ Chí Minh tới năm
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 21
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
2025, thành phố sẽ hoàn tất xây dựng 12 nhà máy xử lý nước thải với quy mô công suất xử lý đạt
2.930.000 m3/ng.đ (Đây là một nguồn nước rất lớn mà có thể khai thác tái sử dụng tại chỗ, không
tốn kém nhiều chi phí xây dựng tuyến ống chuyển tải và năng lượng vận chuyển).
Bảng 2.2: QUY HOẠCH XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐẾN 2025
(Theo QĐ số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010)
Stt
LƯU VỰC
1
Lưu vực 1 (Tàu Hủ Bến Nghé – Đôi – Tẻ)
2
Lưu vực 2 (Tây Sài
Gòn)
3
Địa bàn QuậnHuyện
HT thu gom
C/s NMáy
(m3/n.đ)
Vị trí nhà máy
(Dự kiến)
Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8,
Cống chung và
10, Q.Tân Bình,
riêng
H.Bình Chánh
512.000
Bình Hưng, Bình
Chánh
Quận 12, Q.Tân Phú,
Cống chung và
Q.Tân Bình, Q.Gò
riêng
Vấp, Q.Bình Tân
180.000
Gần công viên
Tân Thắng, TPhú
Quận 6, 8, 11, Q.Tân
Lưu vực 3 (Tân Hóa – Bình, Q.Tân Phú, Cống chung và
Lò Gốm
Q.Bình Tân, H.Bình
riêng
Chánh
300.000
Xã Tân Nhựt,
H.Bình Chánh
4
Lưu vực 4 (Nam Sài
Gòn)
Quận 7, Nhà Bè
Cống riêng
200.000
Xã Phước Kiển,
Nhà Bè
5
Lưu vực 5 (Đông Sài
Gòn)
Quận 2, Thủ Thiêm
Cống riêng
350.000
Cát Lái, Q.2
6
Lưu vực 6 (Bắc Sài
Gòn 2)
Quận 9
Cống riêng
130.000
P. Long Trường,
Q.9
7
Lưu vực 7 (Bắc Sài
Gòn 1)
Thủ Đức
Cống riêng
170.000
P.Trường Thọ,
Thủ Đức
8
Lưu vực 8 (Tham
Lương Bến Cát)
250.000
P. An Phú Đông,
Quận 12
12, Bình Thạnh, Gò Cống chung và
Vấp
riêng
9
1,3,10,Bình Thạnh,
Lưu vực 9 (Nhiêu Lộc
Gò Vấp, P. Nhuận,
– Thị Nghè)
TBình
Cống chung
500.000
Xã Nhơn Đức,
Huyện Nhà Bè
10
Lưu vực 10 (Bình Tân)
Bình Tân
Cống riêng
110.000
Gần khu vực
Kênh Đen
11
Lưu vực 11 (Rạch Cầu
Dừa)
12, Hóc Môn
Cống riêng
100.000
Cạnh Rạch Dừa
12
Lưu vực 12 (Tây Bắc)
Củ Chi, Hóc Môn
Cống riêng
130.000
Cạnh Kênh Xáng
2.3 Các thách thức chủ yếu trong quản lý tài nguyên nước tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 22
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
Như các số liệu về tài nguyên nước phần trên chúng ta nhận thấy rằng hiện nay Thành phố Hồ
Chí Minh đang khai thác hai nguồn nước: Nước mặt (nước ngọt) và nước ngầm cho các nhu cầu
sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi và tưới tiêu nông nghiệp. Nguồn nước mặt trong đó bao gồm cả
nước lợ thì phục vụ cho giao thông thủy, du lịch, nuôi trồng thủy sản…
2.3.1 Đối với nước ngầm:
Khả năng khai thác tối đa dự báo 2,5 triệu m3/ngày, khả năng khai thác an toàn 800.000 m3/ngày.
Tuy nhiên hiện nay đã khai thác tới ngưỡng an toàn cho phép, số liệu thống kê năm 2010 tổng
lưu lượng khai thác lên tới 550.000 - 600.000 m 3/ngày. Tốc độ đô thị hóa tăng mạnh hiện nay,
nhiều khu dân cư, khu đô thị đã phát triển mạnh ra ngoại thành, nơi mà hệ thống cấp nước từ
nguồn nước máy của thành phố không vươn tới, do vậy tính tới thời điểm hiện nay 2012, lượng
nước ngầm khai thác có thể đã vượt ngưỡng khai thác an toàn 800.000 m3/ngày. Với tốc độ đô thị
hóa tăng cao hiện nay thì khả năng khai thác nước ngầm (mặc dù thành phố có chủ trương hạn
chế cấp phép) vẫn sẽ tiếp tục tiếp diễn và gia tăng. Tình trạng người dân thành phố phải khai thác
nước ngầm nhiều như vậy một phần là do hệ thống nước máy chưa phủ kín địa bàn, nước sạch
chưa đến tay người có nhu cầu. Thống kê của ngành cấp nước thành phố cho thấy, hiện tại ngành
cũng chỉ có khả năng cung cấp trên dưới 1,2 triệu m³ nước sạch/ngày, trong khi nhu cầu của
thành phố 8 triệu dân tính ra phải từ 1,7 triệu m³/ngày trở lên.
Một phần do nguồn ngân sách đầu tư mới hệ thống mạng lưới phân phối nước bị hạn chế, dẫn tới
khả năng đầu tư phủ kín mạng lưới cấp nước cho toàn thành phố là công việc rất khó khả thi, mặt
khác tốc độ dãn dân và đô thị hóa tăng cao, hạ tầng cấp nước không thể theo kịp.
Ngoài việc khai thác nước ngầm cho sinh hoạt, sản xuất… nước ngầm còn được bà con ngoại
thành khia thác cho tưới cây ở các vùng trồng rau, hoa kiểng và chăn nuôi gia súc, gia cầm và
nuôi trồng thủy sản.
Mặc khác, khai thác nước ngầm là hình thức khai thác tại chỗ rất linh hoạt và chi phí thấp. Đặc
biệt lại phù hợp với người dân có thu nhập thấp và các cơ sở sản xuất kinh doanh có giá trị thặng
dư trên sản phẩm thấp. Ngay cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện,
trường học hay các trung tâm thể thao có sử dụng nước… trong nội thành nơi có nguồn nước máy
thành phố cung cấp tới nơi vẫn lén lút khoan giếng không phép để sử dụng vì lợi ích kinh tế của
mình.
Việc khai thác nước ngầm không đúng kỹ thuật khi triển khai thi công các giếng nước, hay khi
không có phương án kỹ thuật phù hợp để lấp các giếng khoan khi không có nhu cầu sử dụng nữa,
đồng thời ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, dẫn tới chất lượng nước ngày càng bị tổn
thương suy thoái. Các quan trắc cho thấy tầng nước thứ hai ở độ sâu 60–90 m ngày càng bị tổn
thương nhanh vì ô nhiễm hữu cơ: amoniac, NO 3- và ô nhiễm Coliform tăng cao. Điều này dẫn tới
quản lý về chất lượng nước ngầm càng khó khăn đối với công tác quản lý nhà nước.
Việc khai thác nước ngầm với lưu lượng lớn, mà việc bổ cập nguồn nước không kịp do bê tông
hóa mặt phủ, thành phố không có các hồ chứa nước mưa để lưu trữ bổ cập cho nước ngầm, dẫn
tới nền đất sẽ bị sụt lún. Trước đây vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành
phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét bao gồm các quận 2, quận 7,
huyện nhà bè, cần giờ là khu vực lưu trữ thoát nước mưa và thủy triều dâng, hiện nay do áp lực
về quỹ đất cho đô thị hóa, các khu vực này đã hình thành lên các đô thị và không còn là nơi tiêu
thoát lưu trữ nước của thành phố. Thời điểm hiện tại, đỉnh triều cường khi cao nhất đã lên tới
1,55 mét, với diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu dự đoán đến cuối thế kỷ 21 thủy triều có thể
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 23
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
dâng cao thêm 0,75 mét, việc này kết hợp với khai thác nước ngầm làm cho nền đất sụt lún thì sẽ
trở thành thảm họa với thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai. Vấn đề này trở thành một thách
thức rất lớn đối với việc quản lý đô thị của thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận thức được nguy cơ của việc khai thác nước ngầm tùy tiện trên địa bàn, UBND TPHCM đã
ban hành Quyết định số 69/2007/QĐ-UBND quy định khá chi tiết về việc hạn chế và tiến tới cấm
khai thác nước dưới mặt đất tại một số khu vực. Thế nhưng hiện nay việc khai thác nước ngầm
trái phép vẫn diễn ra âm thầm và xem ra càng lúc càng diễn biến phức tạp.
2.3.2 Đối với nước mặt (Nước ngọt).
Nước ngọt tại thành phố Hồ Chí Minh được khai thác với nhiều mục đích kinh tế khác nhau.
Nguồn nước khai thác hiện nay là hạ lưu sông Sài Gòn, Đồng Nai và nước Kênh Đông từ hồ Dầu
Tiếng chảy về.
Do nằm ở dưới hạ lưu các con sông có lưu vực là vùng kinh tế phát triển mạnh và các vấn đề về
môi trường phát sinh ra ở các đô thị, khu công nghiệp của các tỉnh trên thượng nguồn và ở ngay
thành phố Hồ Chí Minh không được quan tâm giải quyết, dẫn đến ô nhiễm ở những dòng sông
này càng trở nên nghiêm trọng, ngoài các dự đoán về quy hoặch trước đây, việc ô nhiễm này
đang de dọa nghiêm trọng tới việc cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt khác do biến đổi khí hậu mực nước biển dâng cao, đe dọa sâm nhập mặn cao tại các điểm lấy
nước của các nhà máy nước tại thành phố mà khả năng xả nước đuổi mặn của các hồ chứa nước
cũng không đáp ứng được vào mùa khô, vì nhu cầu chia sẻ và dùng nước mùa khô của các thành
phần kinh tế khác như tười tiêu nông nghiệp, thủy điện… ở các tỉnh thượng nguồn cũng ngày
càng tăng cao.
Trong quy hoạch cấp nước tới năm 2025 của thành phố hồ chí minh, phương án cấp nước an toàn
sẽ phải sử dụng lấy nước trực tiếp tại hồ Dầu tiếng, hồ Phước Hòa và hồ Trị An bằng các đường
ống dẫn nước về các nhà máy hiện tại và các nhà máy quy hoạch mới tại thành phố.
Việc phải sử dụng các nguồn nước an toàn ở xa dẫn về cung cấp cho thành phố mà không thể
khai thác tại chỗ, dẫn tới chi phí sản xuất nước và giá thành lại tăng cao. Điều này lại trở thành
một khó khăn khi quản lý nguồn nước ngầm của thành phố.
Quản lý tài nguyên nước trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai lúc này không còn là vấn đề riêng
của thành phố hồ chí minh, mà trở thành một vấn đề liên vùng của 12 tỉnh, thành phố trên lưu vực
gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh,
Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Ninh Thuận và Bình Thuận. Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực
hệ thống sông Đồng Nai (Ủy ban sông Đồng Nai) đã được thành lập theo Quyết định số 157 ngày
1-12 - 2008 của Thủ tướng Chính phủ, mà nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban này là điều phối, giải
quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng trong hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (Bao gồm cả lưu vực sông Sài Gòn); chỉ đạo thực hiện
Đề án Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đã được phê duyệt theo quyết định
187/2007/QĐ-TTg ngày 03-12-2007. Ủy ban này bao gồm các ủy viên là Lãnh đạo UBND của
12 tỉnh thành (là chủ tịch luân phiên 2 năm/nhiệm kỳ; nhiệm kỳ đầu tiên 3 năm) và các Bộ ngành
liên quan.
Việc quản lý tài nguyên nước trên hai lưu vực của dòng sông trở thành một thách thức liên vùng:
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 24
Trường Đại Học Xây Dựng – Khoa Sau Đại Học
Môn học: Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước
Thách thức về quyền lợi và nhu cầu dùng nước cho các ngành nghề, của tầng tỉnh thành
tăng cao: Thủy điện, thủy lợi tưới tiêu, nước cho nuôi trồng thủy sản, nước cho hệ sinh
thái…
Thách thức về môi trường do phát triển đô thị, công nghiệp, tưới tiêu, sản xuất nông
nghiệp, khai thác khoáng sản bouxit trên cao nguyên ở Lâm Đồng, Đắc Nông… mà việc xử
lý về môi trường không đáp ứng được.
Thách thức về vấn đề kinh tế do phải tạo ra các vùng rừng hệ sinh thái đầu nguồn lưu vực
để dự trữ nước vào mùa mưa và bổ sung cho các dòng sông, các hồ chứa vào mùa khô.
Trong khi đó các tỉnh thượng nguồn ngày càng khai phá rừng nhanh chóng để trồng cà phê,
cao su, tiêu, bông… mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương. Diễn biến của biến đổi khí hậu
phức tạp, làm cho mùa khô kéo dài, mùa mưa thì lượng nước nhiều mà không có vùng đện
hệ sinh thái phù hợp để lưu giữ nước.
Theo thông tin từ tham luận tại “Đối thoại suy thoái TNN trên LVS – Nguyễn Ty Niên - Mạng
lưới cộng tác vì nước của Việt Nam – VNWP”: Tình hình khan hiếm nước trên lưu vực Sông
Đồng Nai đã đến mức báo động khẩn cấp. Năm 2005 bình quân đầu người 2.486 m 3/năm (100%)
dưới ngưỡng 4.000 m3/người là mức thiếu nước theo tiêu chuẩn Hội Tài nguyên nước Quốc tế
(IWRA). Theo dự báo phát triển dân số của vùng thì năm 2010 chỉ còn ở mức 2.098
m3/người/năm (84%); năm 2020: 1.770 m 3/người/năm (71,2%); năm 2040: 1.475 m 3/người/năm
(59,3%) là mức khan hiếm nước.
So sánh với số liệu trung bình của Việt Nam, bình quân đầu người vào năm 2010 là
9.600m3/người/năm; năm 2050: 7.600 m3/người/năm. Như vậy ta thấy đây là các số liệu rất đáng
quan tâm và là một thách thức thật sự đối với quản lý tổng hợp tài nguyên nước của khu vực phát
triển năng động nhất Việt Nam hiện nay.
2.3.3 Đối với nước nước lợ (Nước thủy triểu):
Nằm sát biển, nhiều khu vực vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có
độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét thấp hơn mức đỉnh triều hiện tại đỉnh
triều cường khi cao nhất đã lên tới 1,55 mét. Với diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu dự đoán
đến cuối thế kỷ 21 thủy triều có thể dâng cao thêm 0,75 mét, dẫn tới rất nhiều khu vực của thành
phố sẽ bị ngập.
Thủy triều sâm nhập sâu và tăng cao giúp cho việc pha loãng và tự làm sạch của các kênh rạch
được cải thiện, tuy nhiên đe dọa tới anh sinh của người dân thành phố, đồng thời đe dọa tới cấp
nước an toàn tại các nhà máy nước của các thành phố hiện nay.
Việc đối phó với thủy triều dâng cao hiện nay quả thực là một thách thức nghiêm trọng của thành
phố Hồ Chí Minh. Thách thức nằm ở chỗ các giải pháp kỹ thuật để đối phó với biến đổi khí hậu
thủy triều dâng cao và nguồn tài chính để giành cho việc thực hiện các giải pháp kỹ thuật đó.
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Việt Nga
Học viên thực hiện
: Phạm Đăng Khôi
Lớp 11CT001 Cao học Ngành Cấp Thoát Nước
Trang 25