Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Nghiên cứu lạm phát và một số giải pháp kiềm chế lạm phát ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 81 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

Học Viện Ngân Hàng

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt khóa học, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong
Học Viện Ngân Hàng đã truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết để hoàn
thành chuyên đề và phục vụ công việc sau này.
Em xin chân thành cám ơn!

Sinh viên:
Đỗ Khương Duy

SV: Đỗ Khương Duy

Lớp: NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp

Học Viện Ngân Hàng

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Ký hiệu
CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

NHNN


Ngân hàng nhà nước

NHTW

Ngân hàng trung ương

TCTK

Tổng cục thống kê

GDP

SV: Đỗ Khương Duy

Nguyên Từ

Tổng sản phẩm quốc nội

Lớp: NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp

Học Viện Ngân Hàng

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Đường Phillips.................................................................................12
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giỏ hàng hóa tiêu dùng 2009 – 2014................................16
Biểu đồ 2.2. Diễn biến CPI qua các tháng năm 2010:......................................25

Biểu đồ 2.3. Diễn biến CPI qua các tháng năm 2011:.....................................32
Biểu đồ 2.4. Diễn biến CPI qua các tháng năm 2012:......................................39
Biểu đồ 2.5. Diễn biến CPI qua các tháng năm 2013:......................................43
Biểu đồ 2.6. CPI từ 1/2010 đến 5/2013...............................................................44
45

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 12 năm 2010............................25
Bảng 2.2: Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 12 năm 2011:..........................33
Bảng 2.3: Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 12 năm 2012:..........................39
Bảng 2.4: Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 5 năm 2013:............................44

SV: Đỗ Khương Duy

Lớp: NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp

Học Viện Ngân Hàng

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1.............................................................................................................2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ LẠM PHÁT.................................2
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN...................................................................2
1.1.1. Khái niệm và phân loại lạm phát..........................................................................2
1.1.2. Các phương pháp đo lường lạm phát...................................................................4
1.1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát...............................................................................9
1.1.4. Mối quan hệ của lạm phát với chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác................................11


CHƯƠNG 2...........................................................................................................15
PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.......................................15
THỜI GIAN GẦN ĐÂY.......................................................................................15
2.1. TÌM HIỂU CƠ CẤU GIỎ HÀNG HÓA TIÊU DÙNG............................................15
2.2. DIỄN BIẾN LẠM PHÁT QUA CÁC NĂM............................................................16
2.2.1. CPI năm 2010.....................................................................................................16
2.2.2. CPI năm 2011:....................................................................................................26
2.2.3. CPI năm 2012:....................................................................................................33
2.2.4. CPI năm 2013.....................................................................................................40
2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT.......................................................................45
2.3.1. Xét theo khung lý thuyết về nguyên nhân của lạm phát....................................45
2.3.2. Một số nguyên nhân khác...................................................................................47
2.4. CÁC CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN
QUA.........................................................................................................................48

CHƯƠNG 3...........................................................................................................65
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM....................65
TRONG GIAI ĐOẠN TỚI..................................................................................65
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT.....................65
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015..................................................65
3.1.2. Dự báo về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 2011-2015......................................67
3.1.3. Xác định tỷ lệ lạm phát hợp lý 2011-2015.........................................................68
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHỐNG LẠM PHÁT....................................................69
3.2.1. Chống lạm phát bằng các giảm cầu....................................................................69
3.2.2. Chống lạm phát bằng cách tác động lên cung....................................................71
3.2.3. Chống lạm phát do quán tính.............................................................................72
3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM
PHÁT Ở VIỆT NAM...............................................................................................73


SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp

Học Viện Ngân Hàng

3.3.1. Đối tượng thực hiện các giải pháp......................................................................73
3.3.2. Điều kiện thực hiện các giải pháp......................................................................73

KẾT LUẬN...........................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................75

SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp

Học Viện Ngân Hàng

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 12 năm 2010............................25
Bảng 2.2: Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 12 năm 2011:..........................33
Bảng 2.3: Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 12 năm 2012:..........................39
Bảng 2.4: Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 5 năm 2013:............................44


SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp

1

Học Viện Ngân Hàng

LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát một yếu tố tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong
những năm gần đây ở Việt Nam lạm phát đang là bài toán lớn cho cả xã hội. Nó là
một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản và hết sức quan trọng mà mọi quốc gia đều phải
quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế vĩ mô. Lạm phát là một hiện tượng kinh
tế phức tạp gắn liền với sự tăng lên đồng loạt của giá cả và sự mất giá của tiền tệ.
Lạm phát xuất hiện khi nền kinh tế chứa đựng các dấu hiệu mất cân đối: mất cân đối
giữa cung - cầu tiền, mất cân đối giữa cung - cầu hàng hoá… và thường gây ra hậu quả
nghiêm trọng: làm rối loạn nền kinh tế, làm giảm sút mức sống của nhân dân và ở một
mức nào đó thì lạm phát có thể gây nên tình trạng rối ren về chính trị - xã hội. Ngăn
chặn lạm phát không phải dễ dàng mà đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ và khôn ngoan
của các nhà kinh tế, các nhà khoa học, các nhà chính trị và các nhà quản lý…
Trong những năm gần đây, lạm phát ở nước ta diễn ra rất phức tạp và
thường ở mức cao, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội.
Chính phủ và NHNN trong thời gian qua đã có những chính sách kiềm chế lạm phát
và các chính sách đẩy nhanh phát triển kinh tế một cách hệ thống. Lạm phát là một
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có mối quan hệ với rất nhiều các chỉ tiêu kinh tế khác như:
tăng trưởng kinh tế, tiền tệ- tín dụng, lãi suất, tỷ giá hối đoái…do vậy lựa chọn giải
pháp kiềm chế lạm phát, xác định tỷ lệ lạm phát ở mức độ hợp lý cần đặt trong mối

quan hệ tổng thể của các yếu tố trên.
Vấn đề lạm phát hiện nay rất quên thuộc với người dân trong cuộc sống hàng
ngày. Chỉ ngủ qua đêm và thức dậy tiền trong túi của họ đã bị vơi đi. Mỗi ngày ra
chợ tiền của họ lại mua được ít đồ hơn ngày hôm trước. Hàng loạt doanh nghiệp
vừa và nhỏ phá sản do tác động của lạm phát.
Với sự phát triển của lạm phát và những ảnh hưởng của lạm phát tới kinh tế
xã hội và cuộc sống của người dân hiện nay. Cùng với những thông tin được cập
nhật hàng ngày về vấn đề này. Em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu lạm phát
và một số giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay” để làm chuyên đề
tốt nghiệp.
SV: Đỗ Khương Duy

Lớp: NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp

2

Học Viện Ngân Hàng

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ LẠM PHÁT

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm và phân loại lạm phát

1.1.1.1. Khái niệm
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến
đời sống kinh tế xã hội. Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian

của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá
trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác
thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.
Lạm phát có thể được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung.
Điều này không nhất thiết có nghĩa là giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời
phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên. Một nền
kinh tế vẫn có thể trải qua lạm phát khi giá của một số hàng hóa giảm, nếu như giá
cả của các hàng hóa và dịch vụ khác đủ tăng mạnh.
Lạm phát còn được định nghĩa là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng
nội tệ. Trong bối cảnh lạm phát thì một đơn vị tiền tệ chỉ có thể mua được ngày càng
ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Hay nói một cách khác, khi có lạm phát, chúng ta sẽ phải
chi ngày càng nhiều đồng nội tệ hơn để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định.
Trường hợp ngược lại của lạm phát là giảm phát, diễn ra khi mức giá chung
giảm liên tục. Khi đó sức mua trong nước của đồng nội tệ liên tục tăng.
1.1.1.2. Phân loại lạm phát
Lạm phát thường được phân loại theo tính chất hoặc mức độ của tỷ lệ lạm
phát.Trong mục này chúng ta sẽ phân loại lạm phát theo mức độ của tỷ lệ lạm phát.

SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp

3

Học Viện Ngân Hàng

Theo tiêu thức này các nhà kinh tế thường phân làm ba loại: lạm phát vừa phải, lạm

phát phi mã và siêu lạm phát.
* Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể đoán trước
được. Đối với các nước đang phát triển lạm phát ở mức một con số thường được coi
là lạm phát vừa phải. Đó là mức lạm phát mà bình thường nền kinh tế trải qua và ít
gây tiêu cực đến nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, mọi người vẫn sẵn sàng giữ tiền để
thực hiện giao dịch và ký kết các hợp đồng dài hạn tính theo đồng nội tệ vì họ tin
rằng giá và chi phí của hàng hoá mà họ mua và bán sẽ không đi chệch quá xa.
* Lạm phát phi mã
Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ
số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát.
Ở mức phi mã, lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động
lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này dân tích trữ hang hoá, vàng
bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Loại
này khi đã trở nên vững chắc sẽ xảy ra những biến động kinh tế nghiêm trọng. Việt
Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực
hiện cải cách.
Nhìn chung lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những
biến động kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền bị mất giá nhanh, mọi
người có xu hướng tích trữ hàng hoá, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng
vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có
giá trị lớn và tích luỹ của cải.
* Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh
chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được
chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế người
SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8



Chuyên đề tốt nghiệp

4

Học Viện Ngân Hàng

Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31
ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi). Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên
với tốc độ cao, vượt nhanh lạm phát phi mã, tốc độ tiền tệ lưu thông tăng lên nhanh
một cách chóng mặt, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm
mạnh, tiền tệ bị mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị
trường bị biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. Siêu lạm
phát có thể phá huỷ cả nền kinh tế, hệ thống tài chính, và hơn nữa, nó có thể gây nên
sự mất ổn định của tình hình chính trị - xã hội. Tuy nhiên, siêu lạm phát ít khi xảy ra.
Theo thống kê, thì cho đến nay thế giới mới trải qua 15 cuộc siêu lạm phát.
Một trường hợp được ghi nhận chi tiết về siêu lạm phát là nước Đức sau chiến tranh
Thế giới thứ Nhất. Giá một tờ báo đã tăng từ 0,3 mác vào tháng 1 năm 1921 lên đến
70.000.000 mác chỉ trong đầy 2 năm sau đó. Giá cả của các thứ khác cũng tăng với
tốc độ tương tự. Từ tháng Giêng năm 1922 đến tháng 11 năm 1923, chỉ số giá đã
tăng từ 1 lên đến 10.000.000.000. Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tác động tiêu cực tới
nền kinh tế Đức đến mức nó thường được coi là một trong những nguyên nhân làm
nảy sinh chủ nghĩa Đức quốc xã và cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
1.1.2. Các phương pháp đo lường lạm phát

Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất
định, các nhà thống kê sử dụng chỉ tiêu tỷ kệ lạm phát được tính bằng phần trăm
thay đổi của mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát cho thời kỳ t được tính như sau:


π

t

=

P −P
P
t

t −1

× 100%

t −1

Trong đó:


π t: tỷ lệ lạm phát của thời kỳ t (có thể là tháng, quý hoặc năm)



Pt: mức giá của thời kỳ t



Pt-1: mức giá của thời kỳ trước đó

SV: Đỗ Khương Duy


LỚP NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp

5

Học Viện Ngân Hàng

1.1.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
CPI (CPI - Consumer Price Index) phản ánh tốc độ thay đổi giá của các mặt
hàng tiêu dùng chính của người tiêu dùng điển hình.
CPI là một chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá
bán lẻ hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình.
Bởi vậy, nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian.
Khi CPI tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng. Kết quả là người tiêu
dùng phải chi nhiều tiền hơn để có thể mua được một lượng hàng hoá và dịch
vụ như cũ nhằm duy trì.
Lạm phát trong điều kiện hiện đại bao gồm những đặc điểm sau:
+ Sự mất giá của các loại chứng khoán có giá.
+ Sự giảm giá của đồng tiền so với ngoại tệ và vàng.
+ Lạm phát còn thể hiện ở chỗ khối lượng tiền ghi sổ tăng vọt nhanh chóng.
+ Lạm phát trong điều kiện hiện đại còn là Chính sách của Nhà nước,
nhằm mục đích kích thích sản xuất, chống lại nạn thất nghiệp, bù đắp các chi
phí thiếu hụt của ngân sách.
Hiện nay, CPI được tính hàng tháng và công bố theo 4 gốc so sánh đó là: so
sánh với tháng trước của cùng năm, với cùng tháng năm trước, năm gốc (2009) và
so với tháng 12 của năm trước.
Cùng với số liệu CPI hàng tháng, TCTK cũng tính CPI bình quân hàng quý

và cả năm theo gốc so sánh là cùng kỳ năm trước để cung cấp theo yêu cầu của một
số đối tượng sử dụng.
Việc công bố CPI hằng tháng theo gốc so sánh tháng trước và cùng tháng
năm trước như hiện nay tiếp tục được duy trì để phục vụ điều hành kinh tế hằng
tháng của Chính phủ và một số yêu cầu phân tích kinh tế.

SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp

6

Học Viện Ngân Hàng

Hiện nay, khi nghiên cứu tốc độ tăng giá tiêu dùng năm báo cáo so với năm
trước thì cả người sử dụng thông tin lẫn các cơ quan Chính phủ đều nghiêng về việc
sử dụng CPI tháng 12 năm báo cáo so với tháng 12 năm trước, trong thời gian tới sẽ
xác định chỉ tiêu kế hoạch về tỷ lệ lạm phát theo nội dung của CPI cả năm so với
năm trước. Trên cơ sở đó, TCTK công bố CPI hằng quý và cả năm so với cùng kỳ
năm trước. Đây là giải pháp nhằm đồng bộ với các chỉ tiêu kế hoạch và nhiều chỉ
tiêu thống kê khác, CPI theo gốc so sánh này sẽ phù hợp hơn trong việc sử dụng để
loại trừ sự biến động giá đối với một số chỉ tiêu thời kỳ như tổng mức bán lẻ hàng
hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội, GDP, giá trị sản xuất...
 Phương pháp tính CPI
Để tính toán CPI người ta tính số bình quân gia quyền của giá cả của kỳ báo
cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm được điều đó phải tiến hành như sau:
t


• Cố định giỏ hàng hoá ( qi ): thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng
hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
t

• Xác định giá cả ( pi ): thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá
tại mỗi thời điểm.
• Tính chi phí mua giỏ hàng hóa cố định theo giá thay đổi ở các năm.
Chi phí giỏ hàng ở năm t =

∑p q
t
i

0
i

• Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính CPI bằng công thức sau:

CPI t

∑pq
=
∑p q

t 0
i i
0 o
i i


× 100

Và công việc cuối cùng giúp chúng ta tìm hiểu được ứng dụng của CPI
trong phân tích kinh tế, cụ thể là dùng CPI để tính lạm phát. Lạm phát là sự gia tăng
liên tục của mức giá chung. Do vậy, tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi của mức
giá chung so với thời kỳ trước đó, chỉ số này được tính theo công thức:

SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp

7

π

t

= CPI t

− CPI t −1

CPI

Học Viện Ngân Hàng
× 100%

t −1


Trong đó: CPIt: CPI thời kỳ t
CPIt-1: CPI thời kỳ t-1
Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán CPI bằng cách
điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ so với tổng
giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để tính CPI cho các thời kỳ sau. CPI
thường được tính hàng tháng và hàng năm. CPI còn được tính toán cho từng nhóm
hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng.
 Các vấn đề gặp phải khi tính toán CPI
Do sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề chính
dẫn đến hạn chế của CPI sau đây:
• CPI không phản ánh được độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố
định. Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì
người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ
mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI đã đánh giá
cao hơn thực tế mức giá.
• CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử
dụng giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị
tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản ánh được sự
gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế.
• Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá
của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm
chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn
chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.

SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8



Chuyên đề tốt nghiệp

8

Học Viện Ngân Hàng

1.1.2.2. Chỉ số điều chỉnh GDP
Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP) là thước đo giá cả của mọi hàng hoá được sản
xuất ở một quốc gia được tính vào GDP, nó tính đến sự thay đổi giá cả của hàng
đầu tư và chi tiêu của chính phủ nên một thước đo tốt hơn về giá của một đơn vị
GDP điển hình. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bằng tỷ số giữa GDP danh nghĩa
và GDP thực tế. Nó phản ánh mức giá hiện hành so với năm cơ sở. Chỉ số điều
chỉnh GDP ở những năm sau phản ánh sự gia tăng của GDP danh nghĩa so với năm
gốc, nó chỉ cho biết sự thay đổi sản lượng do giá thay đổi chứ không cho biết sự gia
tăng của GDP thực tế. Công thức tính chỉ số điều chỉnh GDP năm t là:
t
DGDP
=

GDPnt
× 100
GDPrt

Trong đó: GDPn: GDP danh nghĩa
GDPt: GDP thực tế
1.1.2.3. Chỉ số sản xuất (PPI)
Chỉ số giá sản xuất là giá trung bình của hàng hóa do người sản xuất bán ra
bao gồm một số hàng bán ra cho những người sản xuất khác chứ không phải bán
cho các hộ gia đình. Nó là chỉ số được xác định để tính mức giá chung cho lần bán
đầu tiên. Chỉ số này rất có ích vì nó được tính chi tiết cho sát với những thay đổi

thực tế.
* Chỉ số giá bán buôn (WPI)
* Chỉ số giá bán lẻ (RPI)
* Chỉ số lạm phát cơ bản
Thông thường người ta sử dụng chỉ số điều chỉnh GDP (D GDP) và CPI để đo
lường mức giá chung. Tuy nhiên, nếu mục tiêu là xác định ảnh hưởng của lạm phát
đến mức sống, thì rõ ràng CPI tỏ ra thích hợp hơn.Trong thực tế, các số liệu công bố
chính thức về lạm phát thường được tính trên cơ sở CPI. Mặt khác, chỉ số giá tiêu
dùng CPI phản ánh sát nhất tình hình đời sống của nhân dân theo sự biến động của
SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp

9

Học Viện Ngân Hàng

giá cả; sự thay đổi trong CPI có tác động trực tiếp đến mức sống và phúc lợi kinh tế
của mọi người dân trong xã hội. Phần sau của bài viết này, sẽ phân tích lạm phát
thông qua chỉ số giá tiêu dùng CPI.
1.1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát

1.1.3.1. Lạm phát do cầu
Lạm phát do cầu, còn được gọi là lạm phát cầu kéo (demand-pull inflation),
xảy ra khi tổng cầu tăng trong khi tổng cung không đổi hoặc tổng cung tăng chậm
hơn tổng cầu. Có nhiều nguyên nhân làm tăng tổng cầu:
- Do tăng chi tiêu của các hộ gia đình và tăng đầu tư của các doanh nghiệp.

Khi đó, có một lượng tiền lớn được tung ra mua hàng hoá và dịch vụ gây ra sự thừa
tiền trong lưu thông, dẫn đến việc đồng tiền bị mất giá.
- Do tăng cán cân thương mại, khiến cho nước ngoài tăng mua hàng trong
nước, còn người trong nước giảm mua hàng nước ngoài.
- Do Chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế. Nếu chính phủ tăng chi
tiêu của mình dành cho hàng hoá và dịch vụ, lượng tiền mà chính phủ chi mua
hàng hoá và dịch vụ sẽ được đưa trực tiếp vào nền kinh tế, làm tăng tổng cầu.
Nếu Chính phủ giảm thuế hoặc tăng chi chuyển nhượng thì sẽ làm tăng thu
nhập khả dụng, từ đó làm tăng tiêu dùng của hộ gia đình, tức là tăng cầu. Hiện
nay, nguyên nhân tăng chi tiêu của Chính phủ là một trong những nguyên nhân
chủ yếu gây ra tình trạng lạm phát cao.
- Do việc kiểm soát lượng cung tiền của ngân hàng trung ương còn hạn chế.
Ngân hàng trung ương không kiểm soát được lượng cung tiền hợp lí, cung tiền tăng
làm tăng lãi suất, kích thích tăng đầu tư tư nhân làm tăng cầu.
1.1.3.2. Lạm phát do cung
Lạm phát do cung, còn được gọi là lạm phát chi phí đẩy (cost-push
inflattion), xảy ra khi chi phí sản xuất gia tăng hoặc năng lực sản xuất của quốc gia
bị giảm sút, trong cả hai trường hợp đều tạo ra áp lực tăng giá.
SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp
Hàng

10

Học Viện Ngân


Chi phí sản xuất tăng có thể do các nguyên nhân sau: do gia tăng tiền lương
danh nghĩa, tăng giá nguyên-nhiên-vật liệu,... Do chi phí sản xuất tăng nên doanh
nghiệp buộc phải tăng giá sản phẩm nhằm bảo đảm lợi nhuận, cuối cùng, thị trường
cân bằng tại mức giá cao hơn ban đầu.
Năng lực sản xuất của quốc gia giảm có thể do các nguyên nhân như: giảm
sút nguồn nhân lực, do sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên, do sự biến động chính
trị, chiến tranh, thiên tai,... Do năng lực sản xuất suy giảm nên khả năng đáp ứng
nhu cầu giảm, gây khan hiếm hàng hoá và tăng giá cả.
Trong bối cảnh này, mọi biến số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đều biến
động theo chiều hướng bất lợi: sản lượng giảm, cả thất nghiệp và lạm phát đều tăng.
Vì vậy, loại lạm phát này còn được gọi là lạm phát kèm suy thoái.
1.1.3.3. Lạm phát do quán tính
Lạm phát do quán tính (inertial inflation) hay lạm phát dự kiến (expected
inflation) là loại lạm phát vừa phải, có xu hướng ổn định theo thời gian. Hàng năm,
mức giá tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định. Đây là loại lạm phát hoàn toàn được dự
tính trước. Lạm phát này làm cả đường tổng cung và tổng cầu đều tăng lên với tốc
độ như nhau; sản lượng luôn được duy trì ở mức tự nhiên, trong khi mức giá tăng
với một tỷ lệ ổn định theo thời gian. Tỷ lệ này được đưa vào các hợp đồng kinh tế,
các kế hoạch hay các loại thoả thuận khác.
Một ví dụ cụ thể của hiện tượng lạm phát do quán tính là khi nền kinh tế bị
lạm phát cao, mọi người có xu hướng chỉ giữ lại một lượng tiền mặt tối thiểu để chi
tiêu hằng ngày, họ đem tiền đổi lấy các đồng tiền mạnh khác, vàng hay các loại
hàng hoá để tích trữ giá trị, làm tăng lượng tiền lưu thông trên thị trường, càng làm
đồng tiền mất giá và tăng lạm phát.

SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8



Chuyên đề tốt nghiệp
Hàng

11

Học Viện Ngân

1.1.4. Mối quan hệ của lạm phát với chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác

1.14.1. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề lớn cơ bản của kinh tế vĩ mô
lạm phát và tăng trưởng kinh tế có một quan hệ chế ước lẫn nhau và lạm phát chỉ có
thể ở một mức nhất định mới phù hợp cho tăng trưởng kinh tế. Có thể nói, trong rất
nhiều các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế thì lạm phát giữ một vai trò rất
to lớn.
Lạm phát được coi là một hiện tượng tất yếu của các nền kinh tế đang tăng
trưởng trong khi phải đối phó với những mất cân đối trong cơ cấu. Các nhà cơ cấu
tin rằng giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát có mối quan hệ đánh đổi lẫn
nhau.Những nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát có xu hướng làm tăng thất nghiệp và
gây ra tình trạng đình trệ sản xuất, và do đó bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. Một xã
hội giành ưu tiên cho tăng trưởng thì phải chấp nhận lạm phát đi kèm với nó.
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai mặt của xã hội, là hai vấn đề trong
nền kinh tế. Lạm phát có thể coi là kẻ thù của nền kinh tế nhưng nó lại là hai vấn đề
luôn tồn tại song song với nhau.
Trong thực tế, không một quốc gia nào dù phát triển đến đâu cũng không
tránh khỏi lạm phát. Bất cứ một nền kinh tế của quốc gia nào đều cũng đã trải qua
các cuộc khủng hoảng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tăng với những quy mô khác nhau.
Tỷ lệ lạm phát tăng cao sẽ đẩy giá cả hàng hóa chung tăng lên mà tiền lương danh
nghĩa của các công nhân không tăng do đó tiền lương thực tế của họ sẽ giảm đi. Để
tồn tại các công nhân sẽ tổ chức đấu tranh, bãi công đòi tăng lương và làm cho sản

xuất đình trệ, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn… điều này khiến cho tốc độ tăng
trưởng kinh tế giảm. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, suy thoái sẽ làm thâm hụt ngân
sách và đó là điều kiện, nguyên nhân gây ra lạm phát.
Khi lạm phát tăng cao gây ra siêu lạm phát làm đồng tiền tệ trong nước mất
giá rất nhanh, khi đó người dân sẽ đồng loạt bán nội tệ và mua ngoại tệ. Tệ nạn
tham nhũng tăng cao, nạn buôn lậu phát triển mạnh, tình trạng đầu cơ trái phép
SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp
Hàng

12

Học Viện Ngân

tăng, trốn thuế và thuế không thu được đã gây ra tình trạng nguồn thu của nhà nước
bị tổn hại nặng nề làm cho thâm hụt ngân sách trầm trọng… và điều này lại làm cho
tỷ lệ lam phát tăng lên một cách khó có thể kiểm soát được.
1.1.4.2. Lạm phát và thất nghiệp
Vào năm 1985, nhà kinh tế A.W.Phillips đã phát hiện thấy mối tương quan
nghịch giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ lạm phát tiền lương. Mặc dù phát hiện của
Phillips dựa vào số liệu thực nghiệm của nước Anh, nhưng các nhà nghiên cứu đã
nhanh chóng mở rộng phát hiện của ông sang các nước khác. Họ lập luận mối tương
quan này nảy sinh là vì thất nghiệp thấp gắn với tổng cầu cao, đồng thời tổng cầu
cao lại tạo áp lực đẩy tiền lương và giá cả tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế.
Samuelson và Robert Solow đã gọi mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và thất
nghiệp là đường Phillips.

Biểu đồ 1.1: Đường Phillips
Tỷ lệ
lạm
phát

Đường Phillips

B

6

A

2
0
4

7

Tỷ lệ thất nghiệp U

Đường Phillips đem lại những bài học quan trọng cho các nhà hoạch định
các kết cục kinh tế có thể xảy ra. Bằng cách thay đổi chính sách tiền tệ và tài khoá
để tác động vào tổng cầu, các nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn một điểm
bất kỳ trên đường Phillips. Điểm A có thất nghiệp cao và lạm phát thấp (tương ứng
với chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt). Điểm B có thất nghiệp thấp và lạm phát
cao (tương ứng với chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng). Các nhà hoạch định có
thể muốn cả lạm phát và thất nghiệp đều thấp, nhưng đường Phillips chỉ ra rằng một
SV: Đỗ Khương Duy


LỚP NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp
Hàng

13

Học Viện Ngân

kết hợp như vậy không thể xảy ra. Điều này hàm ý các nhà hoạch định chính sách
phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Việc điều tiết tổng cầu
thông qua các chính sách tài khóa và tiền tệ đơn giản chỉ làm nền kinh tế trượt dọc
trên một đường Phillips xác định.
1.1.4.3. Lạm phát và tiền tệ
Về mặt lý thuyết các nhà kinh tế theo trường phái tiền tệ đã khẳng định tiền
tệ là yếu tố quyết định gây nên lạm phát, xem xét vấn đề tăng cung tiền có là tác
nhân quan trọng gây ra lạm phát hay không. Tư tưởng cơ bản của các nhà tiền tệ
cho rằng lạm phát về cơ bản là hiện tượng tiền tệ. Tuy nhiên, nhiều tác giả khác
nhau, ví dụ như Friedman đã đi xa hơn và đề ra một hình thái mạnh hơn của chủ
nghĩa tiền tệ. Họ đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa cung tiền và lạm
phát: “Lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ… và nó chỉ có thể xuất
hiện một khi cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng”.
Gọi Y là mức sản lượng mà nền kinh tế tạo ra trong một năm và P là giá của
một đơn vị sản lượng điển hình, khi đó số đồng được trao đổi trong năm bằng
PxY.Vì tiền trao tay khi giao dịch, chúng ta có thể sử dụng thong tin này để dự đoán
số lần mà một tờ giấy bạc điển hình trao tay trong năm. Nếu chúng ta kí hiệu V là
tốc độ chu chuyển, tức là số lần trung bình mà một tờ giấy bạc điển hình sử dụng để
mua hàng hóa và dịch vụ trong một năm, và M là cung tiền, thì số đơn vị tiền tệ trao
đổi trong năm cần phải bằng MxV. Do vậy, chúng ta có đồng nhất thức:

MxV = PxY
Đó là phương trình số lượng, bởi vì nó phản ánh mối quan hệ giữa lượng tiền
cung ứng (M) và GDP danh nghĩa (PxY). Phương trình số lượng cho thấy sự gia
tăng lượng tiền trong nền kinh tế được phản ánh ở một trong ba biến số khác: mức
giá phải tăng, sản lượng phải tăng, hoặc tốc độ chu chuyển tiền tệ phải giảm.
Nhìn chung, tốc độ chu chuyển tiền tệ tương đối ổn định theo thời gian. Khi
đó, lạm phát (P tăng) chỉ có thể xảy ra khi lượng tiền cung ứng (M) tăng nhanh hơn
sản lượng (Y): tốc độ tăng cung tiền càng cao thì tỷ lệ lạm phát càng cao (khi các
SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp
Hàng

14

Học Viện Ngân

nhân tố khác không thay đổi). Đồng thời, các biện pháp chính sách mà một nước
cần thực hiện để giảm lạm phát là cắt giảm tốc độ cung ứng tiền tệ. Như vậy, theo
quan điểm này, chính sách tiền tệ sẽ là chính sách then chốt nhằm kiểm soát lạm
phát; và chính sách tài khóa cũng có thể ảnh hưởng đến lạm phát bởi vì thâm hụt
ngân sách của chính phủ có xu hướng làm tăng cung tiền.
1.1.4.4. Lạm phát và lãi suất
Lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền gọi là lãi suất danh nghĩa
(nominal interest rate-i) và lãi suất đã trừ tỷ lệ lạm phát gọi là lãi suất thực tế (real
interest rate-r). Từ đó chúng ta có thể mô tả mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và
lãi suất thực tế dưới dạng công thức sau:

r=i- π
Như vậy, lãi suất thực tế là khoản chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ
lạm phát, biến đổi ngược chiều với lạm phát. Lãi suất danh nghĩa cho chúng ta biết
số đồng tiền tăng lên như thế nào cùng với tỷ lệ lạm phát hay nó biến đổi cùng
chiều với lạm phát. Theo đẳng thức trên, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế biến
đổi cùng chiều với nhau song trên thực tế, điều này không phải bao giờ cũng xảy ra.
Đó là tình huống lạm phát cao và lạm phát tăng đã làm giảm giá trị của khoản tiền
tiết kiệm nhanh hơn lãi suất danh nghĩa làm tăng giá trị của khoản tiết kiệm này.

SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp
Hàng

15

Học Viện Ngân

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM
THỜI GIAN GẦN ĐÂY

2.1. TÌM HIỂU CƠ CẤU GIỎ HÀNG HÓA TIÊU DÙNG
Để tính CPI, cần có hai yếu tố: giá bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng và
quyền số là cơ cấu chi tiêu cho đời sống tiêu dùng của dân cư.
Tính CPI cho giai đoạn 2009 – 2014, TCTK công bố cách tính CPI và rổ
hàng hàng hóa bao gồm 572 mặt hàng.

Cơ cấu quyền số (tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ so với
tổng giá trị chi tiêu) giữa các nhóm hàng hóa cũng có sự thay đổi để phản ánh sát
thực và chính xác hơn với xu hướng tiêu dùng hiện nay. Điều này được thể hiện rõ
nét nhất qua việc quyền số của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống ( thuộc nhóm
hàng cấp I ) giảm chỉ còn 39,93%, thay vì mức 42,85% trước đây. Nhóm hàng này
cũng được tách chi tiết thành 3 nhóm hàng gồm lương thực (8,18 %), thực phẩm
(24,35 %) và ăn uống ngoài gia đình (7,4 %). Các nhóm hàng hóa còn lại đều có cơ
cấu quyền số tăng lên trong rổ hàng hóa chung.
Theo ông Đỗ Thức, Tổng Cục trưởng TCTK, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư khẳng định: do mức sống của người dân có xu hướng ngày càng được cải
thiện, tỷ lệ tiêu dùng dành cho ăn uống có xu hướng giảm xuống.

SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp
Hàng

16

Học Viện Ngân

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giỏ hàng hóa tiêu dùng 2009 – 2014

(Nguồn: TCTK)
2.2. DIỄN BIẾN LẠM PHÁT QUA CÁC NĂM
Trong giai đoạn gần đây với sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu trong khi
nền kinh tế Mỹ chưa có dấu hiệu tăng trưởng thì liên minh kinh tế Châu Âu

khủng hoảng với vấn đề nợ công ở một số nước như: Hy Lạp, Tây Ban Nha,...
Nền kinh tế Việt Nam cũng như các nền kinh tế khác ở khu vực Châu Á gặp phải
rất nhiều khó khăn. Biến số biểu hiện rẽ thấy hiện nay là vấn đề lạm phát ngày
một phức tạp và khó kiểm soát hơn. Sau đây là diễn biến lạm phát thông qua CPI
từ năm 2010 đến tháng 5/2013.
2.2.1. CPI năm 2010

Năm 2010, kinh tế của Việt Nam có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Song lạm phát lại có những diễn biến phức tạp.
Từ đầu năm đến cuối tháng 8 CPI diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương
đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết.
Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt
đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11, CPI đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm
chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được.Với nối
tiếp đà tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 đã tăng 1,89% so với tháng 11 và đẩy
mức lạm phát của cả năm lên 11,57%. Sau đây là diễn biến CPI qua từng tháng:
SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp
Hàng

17

Học Viện Ngân

 CPI tháng 1/2010:
TCTK cho biết, CPI tháng 1/2010 đã tăng 1,36% so với tháng 12/2009, và

tăng 7.62% so với CPI tháng 1/2009
Trong các nhóm hàng hóa thì hàng ăn và dịch vụ ăn uống đang dẫn đầu về
tốc độ tăng giá với mức tăng 2.11% so với cuối tháng 12/2009
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng trong dịp tết là điều dễ hiểu và đã trở
thành quy luật nên không có gì bất ngờ. Đây cũng là động lực chính kéo chỉ số giá
tháng 1/2010 tăng lên mạnh mẽ. Bởi lẽ, ngoài mức tăng cao, nhóm hàng này còn
chiếm quyền số gần 40% trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI.
 CPI tháng 2/2010:
Theo TCTK, tháng 2/2010 CPI cả nước tăng 1,96%. So với tháng 12/2009,
CPI cả nước đã tăng 3,35%. 2 tháng đầu năm 2010 so với 2 tháng đầu năm 2009 chỉ
số giá tăng 8,04%.
Sự tăng giá của nhóm hàng dịch vụ ăn uống và thực phẩm đã đưa CPI tháng
2/2010 lên mức 1,96% so với tháng trước. Tăng giá mạnh nhất là nhóm hàng thực
phẩm và dịch vụ ăn uống có mức tăng trên 3%. Trong đó, thực phẩm tăng tới
3,46%, lương thực và dịch vụ ăn uống ngoài gia đình đã tăng giá trên 2%.Trong
tháng 10/11 nhóm hàng của rổ hàng hóa đều tăng từ gần 1% đến trên 3%, duy nhất
trong tháng nhóm hàng bưu chính viễn thông có mức tăng trưởng âm
 CPI tháng 3/2010:
TCTK cho biết CPI tháng 3/2010 tăng 0,75% so với tháng trước, đây là lần
thứ 2 trong vòng 5 năm trở lại đây, CPI tháng 3 tăng so với tháng 2. So với tháng
12/2009, chỉ số giá tháng 3 đã tăng 4,12%; so với cùng kỳ năm 2009 tăng 9,46%.
Với 11 nhóm hàng hóa dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, trong tháng 3, nhóm có
tốc độ tăng chỉ số giá cao nhất là nhà ở và vật liệu xây dựng (1,38%). Đây cũng là
nhóm “hứng chịu” nhiều nguyên nhân gây tăng giá nhất do là tập hợp của tiền thuê
nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng.
SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8



Chuyên đề tốt nghiệp
Hàng

18

Học Viện Ngân

Nhóm có quyền số cao nhất, hàng ăn và dịch vụ ăn uống, đi liền sau với mức
tăng 1,03%. Tuy có thấp hơn nhưng chiếm tới gần 40% quyền số trong rổ hàng hóa
tính CPI nên sức “áp đặt” lên chỉ số giá của nhóm này mạnh mẽ hơn.Trong nhóm,
duy nhất lương thực có chỉ số giá giảm 0,9%, thực phẩm đã tăng 1,5%, ăn uống
ngoài gia đình tăng 1,75%.Các nhóm còn lại, giao thông tăng 0,92%, liên quan đến
tăng giá xăng và nhu cầu đi lại những ngày sau Tết, thị trường du lịch cũng khởi
đầu mùa lễ hội. Ở động thái ngược lại, chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông giảm
0,2%. Các nhóm còn lại có mức tăng từ 0,15-0,56%.
 CPI tháng 4/2010:
Theo thông tin từ TCTK (CPI) của cả nước tháng 4/2010 chỉ tăng rất nhẹ
0,14% so với tháng trước, mức tăng thấp nhất kể từ sau tháng 3/2009. Bình quân 4
tháng đầu năm 2010, CPI tăng 8,69% so với 4 tháng đầu năm 2009. Mức tăng CPI
trong tháng 4 tăng 9,23% so với cùng kỳ năm trước và cũng chỉ tăng 4,27% so với
tháng 12/2009.
Đóng góp không nhỏ vào việc kiềm chế CPI trong tháng qua phải kể đến các
nhóm hàng: Ăn uống và dịch vụ ăn uống (lương thực và thực phẩm) và dịch vụ bưu
chính viễn thông.
So với tháng 3/2010, nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống đã giảm 0,63%
trong tháng 4. Trong đó, lương thực giảm 1,91% và thực phẩm giảm 0,53%. Tuy
nhiên, hàng ăn uống ngoài gia đình lại tăng 0,46% so với tháng trước
Tính cả 4 tháng đầu năm nay, nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống đã
tăng 9,24% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó riêng tháng 4 năm nay tăng 9,56%
so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, bưu chính viễn thông tiếp tục giảm giá với mức giảm 0,06% so
với tháng trước và giảm 4,09% so với cùng kỳ năm trước. Tỉnh cả 4 tháng đầu năm
nay, dịch vụ bưu chính viến thông giảm 3,95% so với cùng kỳ năm trước.

SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8


Chuyên đề tốt nghiệp
Hàng

19

Học Viện Ngân

 CPI tháng 5/2010:
Theo số liệu từ TCTK trong tháng 5/2010 CPI tăng là 0,27% so với tháng
4/2010 và 5 tháng đầu năm 2010 so với 5 tháng đầu năm 2009, CPI có mức tăng là
8,76%. So với tháng 12/2009, CPI tháng 5 tăng 4,55%.
Trong tháng này chỉ có nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng và nhóm hàng
hóa và dịch vụ khác có mức tăng trên 1% (tương ứng ở mức 1,46% và 1,34%).
Hầu hết các mặt hàng còn lại đều ở mức dưới 1 như đồ uống thuốc lá, may
mặc, mũ nón, giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình, thuốc và dịch vụ y tế, giao
thông...
Trong tháng, đáng chú ý nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng
trưởng âm 0,12% và nhóm bưu chính viễn thông -0,05%.
Như vậy, với 0,27% của tháng 5/2010, lo ngại về lạm phát năm 2010 được
phần nào giảm bớt và các Bộ, Ngành, địa phương càng tích cực và công cuộc kiềm
chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính Phủ.

 CPI tháng 6/2010:

TCTK cho biết CPI tháng 6/2010 tăng 0.22% so với tháng 5/2010, và tăng
4.78% so với tháng 12/1009 . So với cùng kỳ năm 2009 CPI tăng 8.69% , và bình
quân 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2009 tăng 8.75%.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0.37%. Chỉ số giá lương thực tháng
này giảm 0.83% và thực phẩm tăng 0.71%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0.59% . Việc
giảm giá của lương thực được giải thích do: so với tháng 5/2010 do các tỉnh phía Bắc
đang thu hoạch vụ Chiêm Xuân, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thu hoạch
vụ hè thu, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước vẫn ở mức thấp.
Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0.62% , đây là nhóm hàng có chỉ số tăng cao
nhất, thời tiết nắng nóng làm cho nhu cầu về các mặt hàng đồ uống tăng cao như
nước giải khát có gas tăng 0.68%, nước quả ép 0.9%, bia hơi tăng 1.92%; bia chai
tăng 1.66%.
SV: Đỗ Khương Duy

LỚP NHD-LTĐH8


×