Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

MỘT số kết QUẢ NGHIÊN cứu THỰC NGHIỆM máy TRỒNG KHOAI mì MTKM – 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.16 KB, 9 trang )

Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MÁY TRỒNG KHOAI MÌ
MTKM – 2
RESULTS OF EXPERIMENTAL STUDIES OF CASSAVA PLANTING MACHINE
MTKM – 2
Nguyễn Thị Kiều Hạnh1a, Nguyễn Thị Bình Minh1b, Khúc Đình Nam1c,
Trần Thị Thanh1d, Nguyễn Như Nam1e
1
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
a
; ;
c
; ;
TÓM TẮT
Máy trồng khoai mì MTKM – 2 là sản phẩm khoa học của đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Thành phố: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy trồng khoai mì 2 hàng MTKM – 2”. Mục
đích nghiên cứu nhằm xác định một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của máy trồng khoai mì
MTKM – 2 làm cơ sở đánh giá khả năng ứng dụng vào sản xuất. Phương pháp đo đạc các chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật thực hiện bằng khảo nghiệm và được xử lý bằng phương pháp thống kê.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm máy trồng khoai mì MTKM – 2 cho thấy máy đạt năng suất
từ 0,67 ha. h–1 0,73 ha.h–1, chiều dài hom trồng từ 175 mm  185 mm, tỉ lệ cây mọc và phát
triển từ 91,8  99,4 %, suất tiêu thụ nhiên liệu 7,35  7,85 kg.h–1, chi phí trồng 572.980 đ. ha–
1
, chi phí lao động 4,29 người.h. ha–1.
Từ khóa: máy trồng khoai mì MTKM – 2, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, khả năng ứng dụng
vào sản xuất, xử lý bằng thống kê, nghiên cứu thực nghiệm.
ABSTRACT
The cassava planting machine MTKM – 2 is the product of City scientific research
project: "Research, design, manufacturing cassava planting machine with 2 rows MTKM – 2".
The research aims to determine economic – technical indicators of cassava planting machine


MTKM - 2 as a basis for assessing the application into production. Methods for measuring
economic – technical indicators implemented by the experiments are solved by statistics. The
results of empirical research of the cassava planting machine MTKM – 2 show the machine
has the capacity from 0.67 ha.h–1 to 0,73 ha.h–1, the length of the cutting plant is from 175 mm
to 185 mm, the ratio of developed tree is from 91.8% to 99.4%, the fuel consumption is from
7.35 kg.h–1 to 7.85 kg.h–1, the expense for planting is 572.980 VND.ha–1, the labor cost is 4.29
people.h.ha–1.
Keywords: the cassava planting machine MTKM – 2, economic – technical indicators,
the application into production, solved by statistics, empirical research.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong canh tác khoai mì ở nước ta hiện nay, việc trồng khoai mì chủ yếu bằng phương
pháp thủ công qua các công đoạn: lên luống, rạch hàng, rải phân bón lót, cắt hom, đặt hom,
lấp hom. Thời vụ trồng khoai mì không chỉ trùng vào thời vụ thu hoạch mà còn trùng vào thời
điểm trồng và thu hoạch nhiều loại cây trồng khác, nên tạo ra sự “căng thẳng” nhu cầu lao
động, máy móc. Do đó việc cơ giới hóa canh tác khoai mì, đặc biệt là khâu trồng có nhu cầu
cấp bách, mang tính cấp thiết. Ở trong nước đã có nhiều đề tài khoa học các cấp kề cả cấp nhà
nước nghiên cứu cơ giới hóa canh tác khoai mì, trong đó có nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy
trồng khoai mì [1]. Tuy nhiên sản phẩm máy trồng khoai mì của các đề tài đã thực hiện có
714


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
mức độ cơ giới hóa thấp như: phải chuẩn bị hom; việc thả hom trồng xuống rãnh bằng tay nên
năng suất thấp; chi phí trồng cao, nên không ứng dụng được vào sản xuất.
Dựa theo mô hình máy trồng mía cũng là loại máy trồng bằng hom, một số cơ sở cơ khí
ở tỉnh Tây Ninh đã chế tạo thành máy trồng khoai mì sau khi thiết kế lại bộ phận cắt cho phù
hợp với kích thước hom và mật độ trồng. Tuy nhiên do yêu cầu kỹ thuật nông học của mía và
khoai mì khác nhau, nên máy trồng khoai mì chép mẫu từ máy trồng mía không đảm bảo
đúng yêu cầu kỹ thuật nông học cho trồng khoai mì như: kích thước hom trồng; độ sâu trồng
và lấp đất; kích thước luống trồng; độ chặt của lớp đất trên hom sau khi trồng;…Vì vậy, các

máy trồng khoai mì này chưa phổ biến được vào sản xuất.
Đã có một số đơn vị và cá nhân nhập máy trồng khoai mì do Trung Quốc sản xuất. Các
máy trồng khoai mì này có thiết kế xuất xứ từ Braxin [1]. Tuy nhiên do máy có giá nhập khá
cao (từ 8.300 – 8.552 USD cho phiên bản máy 2AMSU và 12.000 USD cho phiên bản máy
2BMSU), lại chưa thích ứng với điều kiện canh tác khoai mì của Việt Nam nên chi phí trồng
cao, một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chưa thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật nông học và thiếu tính
chủ động trong quá trình vận hành sử dụng.
Máy trồng khoai mì MTKM – 2 là sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành
phố: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy trồng khoai mì 2 hàng MTKM – 2” được đặt ra nhằm góp
phần giải quyết tính cấp thiết của tình trạng trên. Vì vậy việc xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật của máy nhằm đánh giá tính ứng dụng của máy có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Máy trồng khoai mì MTKM – 2
Máy trồng khoai mì MTKM – 2 thực hiện đồng thời các công việc trong quá trình trồng
khoai mì sau: lên luống, rạch hàng, cắt và rải hom, bón phân, lấp và nén đất, vun luống. Máy
có cấu tạo như hình 1 với sơ đồ nguyên lý cấu tạo như hình 2.
Đặc tính kỹ thuật của máy trồng khoai mì MTKM – 2 như sau:
+ Máy trồng khoai mì từ cây hom: mã hiệu MTKM – 2;
+ Số hàng trồng 2 và khoảng cách hàng trồng 1.000 mm;
+ Khoảng cách hom trên luống trồng điều chỉnh từ 600  850 mm;
+ Điều kiện đồng ruộng: làm đất theo yêu cầu nông học; chiều dài thửa ruộng từ 15 m
trở lên;
+ Kích thước phủ bì (Dài x Rộng x Cao): 1.500 mm x 2080 mm (khi góc chứa hom ở vị
trí làm việc là 3.020 mm) x 2.030 mm.
+ Trọng lượng toàn bộ không có cây hom và phân bón: 493 kg;
+ Sự di chuyển: kiểu liên kết treo với máy kéo bánh bơm có công suất từ 50 HP trở lên;
tốc độ di chuyển cực đại trên đường 15 km/h;
+ Cơ cấu định lượng hom trồng: nguồn động lực điều khiển cơ cấu định lượng hom
trồng từ bánh đồng máy trồng; cơ cấu cấp cây hom thả tự do bằng tay kết hợp cuốn hom tự
động kiểu 2 trục cuốn với chùm ống cao su; cơ cấu cắt hom kiểu 2 trống dao với lưỡi dao cắt

thẳng, hướng tâm;
+ Cơ cấu định lượng phân bón: nguồn động lực điều khiển cơ cấu định lượng phân bón
từ bánh đồng máy trồng; cơ cấu định lượng kiểu vít tải;
+ Bộ phận chứa cây hom: số lượng 2 giàn đỡ hom kiểu nhịp cầu; dung tích chứa mỗi
giàn với chiều dài hom từ 11,5 m là 0,40 m3;
+ Thùng chứa phân: số lượng 1 thùng; dung tích 0,21 m3;
715


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
+ Bộ phận rạch hàng: loại 2 đĩa kép; đường kính đĩa  420; góc tiến 350; góc nghiêng
00; khả năng đào rãnh sâu điều chỉnh được từ 50200 mm;
+ Bộ phận gạt hom vào rãnh và lấp đất: kiểu bánh xe lấp đất bị động; đường kính rãnh
trống 200; chiều dài rãnh trống 50 mm; đường kính vành bánh xe 280; góc nghiêng vành
bánh xe 300; chiều dài trống 130 mm;
+ Bộ phận lấp hom kết hợp tạo luống trồng: kiểu chảo bừa có cắt tai khế; đường kính
chảo 420; góc nghiêng chảo lấp điều chỉnh từ  = 0150; góc tiến chảo lấp điều chỉnh từ
30450;
+ Cơ cấu rạch vết kết hợp tạo rãnh luống: kiểu lưỡi xới vun với góc doãng 600; dạng
rãnh hình thang cân với đáy là bề rộng rãnh 200 mm; độ sâu rãnh điều chỉnh từ 200250 mm;
+ Bánh đồng: dạng ống 76 cuốn vành tròn có đường kính 700; số lượng mấu bám 15
cái; bề rộng mấu bám 12 cm; chiều cao mấu bám 40 mm;
+ Cơ cấu treo: loại cơ cấu treo 3 điểm;
+ Khung máy: kiểu khung phẳng với các thanh khung dạng thép hộp vuông 60mm x
60mm, dày 4 mm ghép bằng hàn;
+ Tốc độ làm việc danh nghĩa: tốc độ làm việc danh nghĩa 0,81,7 m.s–1;
+ Năng suất thiết kế (không tính thời gian dừng máy do nguyên nhân kỹ thuật và quay
vòng đầu bờ): 1 ha.h–1.

Hình 1. Máy trồng khoai mì MTKM – 2

1. Khung chính; 2. Cơ cấu treo; 3. Bộ phận
bón phân; 4. Nắp bộ phận nạp cây mì vào
cắt hom; 5. Ống nạp cây hom; 6. Bộ truyền
động xích từ trục bánh xe tới trống cắt; 7.
Ghế ngồi; 8. Thanh treo đàn hồi; 9. Khung
của bộ phận lấp đất; 10. Khung lắp chảo lấp
đất; 11. Thanh bắt chảo lấp đất; 12. Chảo
lấp đất; 13. Bánh xe lấp và đè hom; 14. Tấm
chặn kết hợp chuyển đất của bộ phận rạch
hàng; 15. Bánh xe đỡ tựa; 16. Đĩa rạch
hàng; 17. Tấm chặn kết hợp chuyển đất của
bộ phận lên luống; 18. Lưỡi lên luống.

Hình 2. Sơ đồ cấu tạo máy trồng khoai mì MTKM – 2
2.2. Bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn.
716


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật xác định theo [4].
Lượng cung cấp phân hay mức bón phân thực tế (QP):
QP = 10000.mP/(2.l) [kg.ha–1]

(1)

Với mP – khối lượng phân đã bón trên một đường trồng (hay 2 hàng trồng), [kg];
2 – bề rộng làm việc của máy trồng khoai mì MTKM – 2, [m];
l – chiều dài một đường trồng, [m].

Độ đồng đều rải phân (P) xác định thông qua hệ số biến động:
P = 100.SP/QPTB [%]

(2)

Với: SP – độ lệch tiêu chuẩn mức bón phân thực tế, [kg.ha–1];
QPTB – mức bón phân thực tế trung bình.
Tỉ lệ sai lệch mức bón SBPi ở đường máy trồng thứ i:
SBPi = 100.(Q Pi - Q PB )/Q PB = Q Pi - 1000)/10

[%]

(3)

Với: QPB – mức bón phân đã qui định, QPB = 1000 kg.ha–1.
Độ ổn định chiều dài hom cắt (h) xác định thông qua hệ số biến động:
h = 100.Sh/LhTB [%]

(4)

Với: Sh – độ lệch tiêu chuẩn chiều dài hom cắt, [mm].
Tỉ lệ cây mọc (Cmi) so với hom đã trồng ở đường máy trồng thứ i:
Cmi = 100.E/(N+E) [%]

(5)

Với: E – số lượng hom đã mọc cây trên đoạn dài 10 m khảo sát của cả 2 hàng trồng cho mẫu
khảo sát thứ i, [cái]; N – số lượng hom trồng không mọc ở vị trí lấy mẫu khảo sát thứ i, [cái].
Năng suất giờ thuần túy (Nt):
Nt = m/Tl [ha.h–1]


(6)

Với: m – diện tích trồng được trong kíp, [ha];
Tl – thời gian làm việc thuần túy trong kíp, [h].
Năng suất giờ làm việc kíp (NK):
NK = m/TK [ha.h–1]

(7)

Với: m – diện tích trồng được trong kíp, [ha];
TK – thời gian làm việc chung trong kíp, [h].
Suất tiêu thụ nhiên liệu (G):
G = Q/m [kg.ha–1]

(8)

Với: Q – lượng nhiên liệu tiêu thụ trong kíp, [kg];
m – diện tích trồng được trong kíp, [ha].
Hệ số sử dụng thời gian làm việc:
K = Tl/TK = Tl/8

(9)

Với: Tl – tổng số thời gian làm việc thuần túy, [h];
TK – tổng số thời gian làm việc trong kíp, TK = 8 [h].
717


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV

Chi phí lao động (H) cho liên hợp máy trồng:
H = A/NK [người.h.ha–1]

(10)

Với: A – số lao động làm việc, [người];
NK – năng suất giờ làm việc kíp, [ha.h–1].
2.4. Dữ liệu tính giá thành
nth – tuổi thọ máy trồng MTKM – 2, nth= 1.500 [h];
Tnăm – số giờ làm việc trong năm, Tnăm= 300 [h.năm–1];
lcnKT – lương công nhân kỹ thuật lái máy kéo, lcnKT = 450.000 [đ.8h.người–1];
lcnPT – lương công nhân phổ thông, lcnPT = 180.000 [đ.8h.người–1];
gdĐ – giá dầu điesel, gdĐ = 18.000 [đ.kg–1].
2.5. Cơ cấu giá thành
Cơ cấu giá thành trồng khoai mì bằng máy trồng khoai mì MTKM – 2 xác định theo [4]
như bảng 1.
Bảng 1. Cơ cấu giá thành trồng khoai mì bằng máy trồng khoai mì MTKM – 2
STT Thành phần, đvt

Công thức và kết quả tính

Ghi chú

Chi phí cố định hàng năm
1

Khấu hao
[đ.năm–1]

K, K = (P – Đ) / N

= 9.000.000 [đ.năm–1]

P – giá mua, P = 50.000.000 [đ];
Đ – giá đào thải, Đ = 0,1.P =
5.000.000 [đ]; N – tuổi thọ tính
theo năm, N = 5 [năm].

2

Tiền
lãi
[đ.năm–1]

L, L= [(P + S)/2].[r/100]
= 5.500.000 [đ.năm–1]

(P + S)/2 – vốn đầu tư trung
bình, [đ.năm–1]; r – tỷ lệ lãi, r =
20 [%].

3

Bảo hiểm
[đ.năm–1]

B, B=[(P + S)/2].[i/100]
= 2.750.000 [đ.năm–1]

I – tỷ lệ lãi, i = 10 [%].


4

Thuế Th, [đ.năm– Th=P.t/100=1.000.000 [đ.năm–1]
1
]

5

Khấu hao nhà cửa Knh = P.h/100= 500.000 [đ.năm–1] H – tỉ lệ khấu hao nhà cửa, h = 1
Knh, [đ.năm–1]
[%].

6

Sửa chữa,
dưỡng
[đ.năm–1]

T – tỉ lệ thuế, t = 2 [%].

bảo SB=P.a/100=4.000.000 [đ.năm–1] A – tỉ lệ chi phí cho sửa chữa và
SB,
bảo dưỡng, a = 8 [%].

Tổng chi phí cố định CCĐnăm =K+L+B+Th+Knh+SB=
hàng
năm
CCĐnăm, 22.750.000 [đ.năm–1]
–1
[đ.năm ]

Tổng chi phí cố định cho CCĐh=CCĐnăm/Tnăm= 74.500 [đ.h–1] Tnăm – số giờ làm việc trong năm
giờ làm việc CCĐh, [đ.h–
Tnăm= 300 [h.năm–1]
1
]
Tổng chi phí cố định cho CCĐha = CCđh/NK = 74500/NK NK – năng suất giờ làm việc kíp xác
1 ha CCĐha, [đ.ha–1]
[đ.ha–1]
định bằng thực nghiệm, [ha.h–1]
718


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
Chi phí thay đổi để trồng 1 ha khoai mì bằng máy trồng MTKM – 2
1

Chi phí nhiên liệu Cnl = G.gdĐ = 18000.G [đ.ha–1]
Cnl, [đ.ha–1]

G – suất nhiên liệu xác định bằng
thực nghiệm, [kg.ha–1]; gdĐ – giá
nhiên liệu, gdĐ = 18.000 [đ.kg–1].

2

Chi phí dầu mỡ Cdm = 0,1. Cnl = 1800.G [đ.ha–1]
bôi trơn Cdm,
[đ.ha–1]

Chi phí dầu mỡ bôi trơn tính

bằng 10 % chi phí nhiên liệu

3

Chi phí lao động Clđha=Clđh/NK=(mKT.lcnKT+mPT.
Clđha, [đ.ha–1]
lcnKT)/NK = 101250/NK [đ.ha–1]

mKT – số lượng công nhân kỹ
thuật; lcnKT – lương công nhân kỹ
thuật,
lcnK
=
450.000
[đ.8h.người–1]; mPT – số lượng
công nhân công nhân phổ thông;
lcnPT – lương công nhân phổ
thông,
lcnPT
=
180.000
[đ.8h.người–1]

Tổng chi phí thay đổi để CTĐha = 19800.G+ (101250/NK)
trồng 1 ha khoai mì [đ.ha–1]
CTĐha, [đ.ha–1]
Giá thành trồng 1 ha khoai mì (Cha) bằng máy trồng khoai mì MTKM – 2 là:
Cha= CMK + CMT = CMK + CCĐha+ CTĐha = (TMKh/NK) + (74500/NK) + 19800.G + (101250/NK)
=(120000/NK) + (74500/NK) + 19800.G + (101250/NK) = (295750/NK) + 19800.G


(11)

–1

Với: TMKh – chi phí thuê máy kéo trong 1h, TK=120.000 [đ.h ];
NK – năng suất giờ làm việc kíp xác định bằng thực nghiệm, [ha.h–1];
G – suất nhiên liệu xác định bằng thực nghiệm, [kg.ha–1].
2.6. Xử lý thống kê kết quả thực nghiệm
Xử lý thống kê kết quả thực nghiệm theo [3]:
n

Số đo trung bình cộng: x   x i /n

(12)

i 1

n

Độ lệch tiêu chuẩn: Sx =

 (x i  x) 2 /(n  1)

(13)

i 1

Hệ số biến động: V = 100.Sx/ x [%]
Khoảng tin cậy khi n30: [ x – t/2.Sx/


(14)

n ; x – t/2.Sx/

n]

(15)

Trong đó: x – đại lượng quan trắc; i – mẫu quan trắc thứ i; n – số lượng mẫu quan trắc;
t/2 – phân vị mức /2 của phân bố Student;  – mức nghĩa,  = 0,05.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo nghiệm xác định mức bón phân thực tế
Kết quả khảo nghiệm xác định mức bón phân thực tế khi trồng khoai mì bằng máy trồng
khoai mì MTKM – 2 trình bày như bảng 2.

719


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
Bảng 2. Kết quả khảo nghiệm xác định mức bón phân thực tế khi trồng khoai mì

Lượt
khảo sát

bằng máy trồng khoai mì MTKM – 2
Chiều dài
Khối
Mức bón
Diện tích
đường

lượng
phân QPB,
khoai mì
chạy l,
phân đã
[kg.ha–1]
trồng, [ha]
[m]
bón, [kg]

Mức bón
phân thực
tế QP,
[kg.ha–1]

Tỉ lệ sai
lệch mức
bón SBP,
[%]

1

1.000

148,5

0,0297

28,9


973

2,70

2

1.000

148,0

0,0296

29,5

997

0,30

3

1.000

147,5

0,0295

30,8

1.044


4,40

4

1.000

147,0

0,0294

28,2

959

4,10

5

1.000

146,5

0,0293

29,9

1.020

2,00


Trung
bình

1.000

147,5

0,0295

29,46

998,6

2,70

Độ lệch
tiêu chuẩn

-

-

-

-

34,4

1,67


Từ số liệu thực nghiệm ở bảng 2 tính được:
Khoảng tin cậy mức bón phân QP thực tế tính theo công thức (15): (956 1041) [kg.ha–1].
(16)
Độ đồng đều rải phân P tính theo công thức (14) là: 3,44 [%].

(17)

3.2. Kết quả khảo nghiệm xác định chiều dài hom và tỉ lệ cây mọc
Kết quả khảo nghiệm xác định chiều dài hom, khoảng cách giữa các hom trồng trên
luống và tỉ lệ cây mọc khi trồng khoai mì bằng máy trồng khoai mì MTKM – 2 trình bày như
bảng 3.
Bảng 3. Kết quả khảo nghiệm xác định chiều dài hom, khoảng cách giữa các hom trồng
trên luống và tỉ lệ cây mọc khi trồng khoai mì bằng máy trồng khoai mì MTKM – 2
Lượt
Số lượng hom trồng
Chiều dài hom
Khoảng cách các
Tỉ lệ
khảo sát
trên 10 m đường
trồng Lh, [mm]
hom Sh, [mm]
cây mọc
trồng, [cái]
Cm, [%]
Số lượng
Số lượng Lhmin Lhmax LhTB Shmin Shmax ShTB
hom mọc hom không
cây E
mọc cây N

1

22

1

162

192

178

699

785

744

95,65

2

21

2

165

193


179

711

791

755

91,30

3

22

0

173

198

185

712

783

748

100,00


4

22

1

160

186

174

716

798

759

95,65

5

21

1

168

190


182

709

789

752

95,45

Trung
bình

21,6

1,0

166

192

180

709

789

752

95,61


Độ lệch
tiêu chuẩn

0,6

0,7

5,1

4,4

4,2

6,3

5,8

5,9

3,08

720


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
Từ số liệu thực nghiệm ở bảng 3 tính được:
Khoảng tin cậy chiều dài hom cắt Lh tính theo công thức (15) là: 175 185 [mm].

(18)


Độ ổn định chiều dài hom cắt h tính theo công thức (4): 2,33 [%].

(19)

Khoảng tin cậy khoảng cách giữa các hom trồng Sh trên luống tính theo công thức (15)
là: 745  759 [mm].
(20)
Khoảng tin cậy tỉ lệ cây mọc Cm tính theo công thức (15) là: 91,8  99,4 [%].

(21)

3.3. Kết quả khảo nghiệm xác định năng suất và các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của quá
trình trồng khoai mì bằng máy trồng MTKM – 2
Kết quả khảo nghiệm xác định năng suất cùng các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của quá
trình trồng khoai mì bằng máy trồng MTKM – 2 trình bày như bảng 4.
Bảng 4. Kết quả khảo nghiệm xác định năng suất cùng các chỉ tiêu chất lượng cơ bản
của quá trình trồng khoai mì bằng máy trồng MTKM – 2
Kíp Thời gian Thời gian Hệ số Diện tích Lượng
Năng
Năng
Suất
làm
làm việc
làm việc
sử
trồng
nhiên suất giờ suất giờ tiêu thụ
việc thuần túy
chung

dụng trong kíp liệu tiêu thuần làm việc nhiên
trong kíp trong kíp
thời
m, [ha]
thụ
túy Nt, kíp NK, liệu G,
Tl, [h]
TK, [h] gian K
trong
[ha.h–1] [ha.h–1] [kg.ha–
1]
kíp, [kg]
1

5,38

8

0,67

5,54

42,6

1,03

0,69

7,69


2

5,25

8

0,66

5,67

43,1

1,08

0,71

7,60

3

5,43

8

0,68

5,81

42,5


1,07

0,73

7,31

4

5,21

8

0,65

5,31

41,8

1,02

0,66

7,87

5

5,29

8


0,66

5,61

42,3

1,06

0,70

7,54

Trung
bình

5,31

8

0,66

5,59

42,5

1,05

0,70

7,60


Độ
lệch
tiêu
chuẩn

0,091

-

0,011

0,184

0,472

0,026

0,026

0,205

Từ số liệu thực nghiệm ở bảng 4 tính được:
Khoảng tin cậy năng suất giờ thuần túy Nt tính theo công thức (15) là: 1,021,08 [ha.h–1]. (22)
Khoảng tin cậy năng suất giờ làm việc NK tính theo công thức (15) là: 0,670,73 [ha.h–1]. (23)
Khoảng tin cậy suất tiêu thụ nhiên liệu G tính theo công thức (15) là: 7,357,85 [kg.ha–1]. (24)
Chi phí lao động H tính theo công thức (10) là: H = 3/0,7 = 4,29 [người.h.ha–1]

(25)


3.4. Tính toán giá thành trồng 1 ha khoai mì
Giá thành trồng 1 ha khoai mì (Cha) bằng máy trồng khoai mì MTKM – 2 tính theo công
thức (11) và số liệu thực nghiệm theo bàng 4 là:
Cha = (295750/0,7) + 19800.7,6 = 572.980 [đ.ha–1]

(26)

3.5. Thảo luận
Kết quả khảo nghiệm cho thấy sử dụng máy trồng khoai mì MTKM – 2 để cơ giới hóa
trồng khoai mì có những ưu điểm so với trồng bằng thủ công hay bán thủ công như sau:
721


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
1) Do hom được cắt tốt, ít bị hư hại trước khi đặt hom xuống rãnh cũng như việc tạo
rãnh, lấp hom đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nông học tốt hơn nên đạt tỉ lệ cây hom sống và phát
triển cao hơn so với trồng bằng thủ công hay bán thủ công chỉ đạt từ 80  85 % (theo [1]).
2) Năng suất cao, chi phí lao động cùng các chi phí trồng khác thấp hơn so với phương
pháp trồng thủ công hay bán thủ công nên cho giá thành trồng chỉ tới 572.980 đ. ha–1 , thấp
hơn nhiều so với phương pháp trồng thủ công hay bán thủ công có chi phí từ 2.200.000đ. ha–1
 2.800.000 đ. ha–1 (theo [1]). Chi phí thấp này giúp cho việc thu hồi vốn đầu tư nhanh, khả
năng ứng dụng, triển khai vào sản xuất tốt.
3) Chi phí lao động thấp cùng năng suất cao góp phần giải quyết tốt bài toán lao động
thời vụ hiện nay ở những vùng chuyên canh cây khoai mì.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Máy trồng khoai mì 2 hàng MTKM – 2 có hình dáng, mẫu mã đẹp. Kết quả khảo
nghiệm cho thấy máy làm việc đạt độ tin cậy cao, đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, và
yêu cầu kỹ thuật nông học.
4.2. Kiến nghị

Triển khai ứng dụng vào sản xuất để có các đánh giá sát với thực tiễn sản xuất hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Kiều Hạnh, Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy trồng khoai mì 2 hàng MTKM
– 2. Báo cáo giám định đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố, 2015.
[2] Hoàng Kim, Nguyễn Đăng Mãi, Sắn Việt Nam: Hiện trạng, định hướng và giải pháp phát
triển những năm đầu thế kỷ 21, VNCP-IAS-CIAT-VEDAN, Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Hà Nội, 2001.
[3] Đặng Hùng Thắng, Thống kê và ứng dụng, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1999.
[4] Trung Tâm Giám Định Máy Móc Thiết Bị Cơ Điện Nông Nghiệp, Hệ thống các tiêu
chẩn khảo nghiệm, giám định chất lượng máy kéo, máy canh tác dùng trong sản xuất
nông lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1998.
THÔNG TIN LIÊN HỆ TÁC GIẢ
1.

Nguyễn Thị Kiều Hạnh, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Email: , điện thoại: 0983035396.

2.

Nguyễn Như Nam, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh,
Email: , điện thoại: 0909364205.

722



×