Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bài giảng kiến tạo chương oxi-lưu huỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.14 KB, 8 trang )

CHƯƠNG VI:

OXI – LƯU HUỲNH

BÀI 41:

OXI

I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
Học sinh biết :
- Cấu tạo phân tử oxi.
- Tính chất vật lý, ứng dụng và phương pháp điều chế oxi trong phòng

thí nghiệm, trong công nghiệp.
Học sinh hiểu :
- Tính chất hóa học cơ bản của oxi là tính oxi hóa mạnh.
2. Kĩ năng :
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra nhận xét về tính chất và phương
pháp điều chế.
- Viết ptpư minh họa tính chất của oxi.
- Giải được một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
3. Thái độ :
- Yêu thích bộ môn, hứng thú học tập bộ môn.
- Ý thức bảo vệ môi trường: bảo vệ bầu không khí trong lành, tránh ô
nhiễm, trồng cây xanh, bảo vệ rừng.
* Trọng tâm :
- Cấu tạo phân tử oxi và tính chất hóa học (tính oxi hóa mạnh).
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của GV
- Xác định kiến thức của HS đã có: vị trí của oxi trong tuần hoàn; cấu


hình electron và đặc điểm lớp electron ngoài cùng; cấu tạo của phân tử oxi; tính
chất vật lý.
- Chuẩn bị phương tiện dạy học trong bài học mới:
+ Chuẩn bị phiếu điều tra : nhằm xác định những nội dung HS đã biết
hoặc chưa biết đầy đủ và nhu cầu muốn biết thêm về O2.
+ Trên cơ sở kết quả điều tra, GV cần xác định : những kiến thức GV
cần thông báo, bổ sung cho HS; những kiến thức sẽ tổ chức cho HS tự xây
dựng, tìm tòi.


+ Xây dựng các tình huống và dự kiến tiến trình dạy học; chuẩn bị máy
vi tính, projector, các phiếu học tâp, bài kiểm tra đánh giá kết quả.
+ Chuẩn bị các thí nghiệm để xây dựng các tình huống học tập cho HS
thực hiện kiến tạo kiến thức
 Thí nghiệm 1: Tác dụng với kim loại ( tác dụng với sắt).
 Thí nghiệm 2: Tác dụng với phi kim ( tác dụng với lưu huỳnh).
 Thí nghiệm 3: Tác dụng với hợp chất ( tác dụng với ancol etylic).
+ Dự kiến và phân tích các câu trả lời của HS có thể xảy ra trong giờ
học: để điều chế được O2 sử dụng hợp chất nào là tối ưu nhất,Ag dùng lâu ngày
bị xỉn màu có phải do Ag tác dụng với O2 không.
- Chuẩn bị các thí nghiệm để xây dựng tình huống học tập cho HS thực
hiện việc kiến tạo kiến thức : chuẩn bị dụng cụ, hóa chất
+ Dụng cụ : ống nghiệm, lọ, ống hút, kẹp gỗ, đèn cồn.
+ Hóa chất : Fe, lưu huỳnh, que đóm, dung dịch rượu etylic.
2. Chuẩn bị của HS
- Chuẩn bị kĩ nội dung bài học ở SGK và các nội dung tiết trước có liên
quan.
III. Phương pháp :
- Khám phá có hướng dẫn, đàm thoại.
- Thảo luận nhóm theo hình thức trao đổi, thảo luận bình đẳng.

- Thí nghiệm nghiên cứu, kĩ thuật các mảnh ghép.
IV. Điều tra kiến thức đã có của HS liên quan đến nội dung bài học :
- Bước 1: Chuẩn bị phiếu điều tra
Nội dung:
• O2 có ở đâu? Tồn tại ở trạng thái nào?
• Công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất và ứng dụng của O2
trong thực tiễn?
• Vai trò của O2 đối với đời sống?
• Em muốn biết thêm điều gì về O2?
- Bước 2: Phát phiếu cho HS
Phát phiếu cho từng cá nhân HS, thời gian hoàn thành phiếu học tập
khoảng 10 phút vào buổi học trước đó.
- Bước 3: Thu thập, phân tích thông tin phản hồi của HS từ phiếu điều
tra.
V. Xây dựng kịch bản tổ chức hoạt động dạy học :


- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và ổn định lớp học ( 5 phút).

- Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (vòng chuyên gia) (15 phút).
GV: Dẫn dắt vào bài, giới thiệu về các nội dung trong bài học. Sau
đó,GV phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, sử dụng kỹ thuật khăn trải
bàn (GV hướng dẫn cho HS thực hiện).
• Nhóm 1, 2 : tìm hiểu về Cấu tạo phân tử Oxi và Tính chất hóa học
(sử dụng thí nghiệm nghiên cứu).
• Nhóm 3, 4 : tìm hiểu về Tính chất vật lý, Trạng thái tự nhiên và
Điều chế, Ứng dụng.
HS: làm việc nhóm theo sự phân công của GV.
GV: giám sát, hỗ trợ,hướng dẫn và điều chỉnh quá trình làm việc của các
nhóm.

- Hoạt động 3: Vòng mảnh ghép ( 25 phút)
GV: Yêu cầu các nhóm 1 và 3, 2 và 4 trao đổi thành viên để thành lập 4
nhóm mới với đầy đủ nội dung bài học, ra nhiệm vụ mới: yêu cầu các nhóm
trình bày kết quả thảo luận ra bảng phụ một cách ngắn gọn.
HS: làm theo hướng dẫn của GV.Các câu trả lời và thông tin của vòng 1
được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.( 10 phút)
GV: yêu cầu các nhóm treo bảng phụ lên góc học tập và cử đại diện báo
cáo trước lớp (có yêu cầu tiến hành thí nghiệm), các nhóm còn lại theo dõi và
bổ sung.
HS: báo cáo kết quả.(15 phút)
GV: nhận xét, bổ sung, điều chỉnh và yêu cầu các nhóm chỉnh sửa nội
dung hoàn chỉnh.
- Hoạt động 4: Củng cố bài học và hướng dẫn HS học ở nhà. ( 5 phút)
GV củng cố kiến thức theo trọng tâm của bài học.
GV cho bài tập củng cố.
Hướng dẫn HS đọc sách chuẩn bị bài học mới Ozon và Hidropeoxit.
Bài tập củng cố:
Câu 1: Cho các hợp chất sau: KMnO4 , KClO3 ,H2O2 với cùng số mol, chất nào
điều chế ra lượng khí O2 lớn nhất?
A. KMnO4
B. KClO3
C. H2O2
D. 3 chất như nhau


Câu 2: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với O2 ?
A. Fe, Cu, Cl2 , C6H6.
B. CO, Mg, C, C2H5OH.
C. K, C2H4, S, Ag.
D. Au, Pt, CO2, CH4.



BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG NHÓM 1+2
I. CẤU TẠO PHÂN TỬ OXI
- Cấu hình electron của Oxi? Biểu diễn sự phân bố electron trong các ô
lượng tử?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Nhận xét số electron độc thân?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Viết công thức cấu tạo của O2.
................................................................................................................................
................................................................................................................................
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- Dựa vào cấu hình electron và độ âm điện của oxi hãy so sánh với độ âm
điện của các nguyên tố khác? Rút ra tính chất đặc trưng của oxi? Mức độ hoạt
động?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Dự đoán số oxi hóa của oxi trong các phản ứng?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Với hóa chất và dụng cụ có sẵn đề xuất thí nghiệm nghiên cứu tính chất

hóa học của oxi?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


- Nêu hiện tượng, giải thích và viết ptpư? Xác định sự thay đổi số OXH

của oxi trong các phản ứng và xác định vai trò của O2 trong các phản ứng.
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Kết luận về tính chất hóa học của oxi.
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG NHÓM 3+4
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN CỦA OXI

- Liên hệ thực tế cho biết trạng thái tồn tại, màu sắc, mùi vị của phân tử
oxi?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Oxi nặng hay nhẹ hơn không khí?( dựa vào tỉ khối)
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Tại sao người ta thường sục khí vào các bể cá? Từ đó các em có nhận
xét gì về độ tan của oxi trong nước?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Viết ptpư quang hợp và hô hấp của cây xanh và so sánh 2 quá trình này?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
IV. ỨNG DỤNG CỦA OXI
- Liên hệ kiến thức thực tế và nội dung SGK trình bày các ứng dụng của
oxi trong đời sống và sản xuất.
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
V. ĐIỀU CHẾ
- Từ tính chất vật lý của oxi đề xuất phương pháp thu khí oxi trong PTN?
Giải thích?
................................................................................................................................

................................................................................................................................


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Viết các ptpư điều chế oxi trong PTN?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Dựa vào nội dung SGK trình bày các phương pháp chính điều chế khí
oxi trong công nghiệp?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................



×