Tải bản đầy đủ (.pptx) (13 trang)

mỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC KIẾN TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.21 KB, 13 trang )

MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC KIẾN TẠO

Một số
kỹ thuật
DHKT
KT lấy
thông tin
phản hồi

Kỹ thuật liên
kết suy nghĩ
Công
não

Công
não
viết

KT
phòng
tranh

KT
635

KT tia
chớp

KT
3X3



kỹ thuật liên kết suy nghĩ
Công não (Brainstorming)

4 quy tắc của công não:
- Không đánh giá và phê phán trong khi thu thập ý
tưởng của các thành viên.
- Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày .
- Khuyến khích số lượng các ý tưởng .
- Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.


kỹ thuật liên kết suy nghĩ
Công não (Brainstorming)
Các bước tiến hành:
1. Người dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề cần giải quyết.
2. Các thành viên đưa ra ý kiến của mình bằng lời, phương tiện trực quan.
3. Nghỉ giải lao và suy nghĩ về các ý tưởng của các thành viên đã nêu ra.
4. Đánh giá– lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng
thì sắp xếp các ý tưởng:
- Có thể ứng dụng trực tiếp.
- Có thể sử dụng nhưng cần nghiên cứu thêm.
- Không có khả năng ứng dụng.


- Khi dạy bài ankin, về phần tính chất hoá học mà trước đó
các em đã được học bài anken. Đặt vấn đề ankin và
anken có những tính chất hoá học nào giống và khác
nhau như thế nào
- GV đặt các câu hỏi mở khích lệ người học suy nghĩ, đề

xuất ý kiến của mình, việc giải quyết vấn đề sẽ giúp các
em ôn lại kiến thức bài anken và hệ thống được kiến thức
bài ankin.
- Gọi các em đề xuất ý tưởng và liệt kê các ý tưởng lên
bảng.
- Đánh giá, chọn lựa các ý tưởng, tập hợp các ý tưởng
hay,tốt.


Kỹ thuật này được dùng
trong giai đoạn nhập đề
vào một chủ đề, tìm các
phương án giải quyết
vấn đề, thu thập các khả
năng lựa chọn và ý nghĩ
khác nhau.


kỹ thuật liên kết suy nghĩ
Công não viết (Brainwriting)

Cách thực hiện:
- Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của
các thành viên.
- Mỗi thành viên viết tất cả những ý nghĩ của mình lên các
tờ giấy đó.
- Khi không nghĩ thêm được gì nữa thì có thể tham khảo
các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác
để tiếp tục phát triển ý nghĩ của mình.



kỹ thuật liên kết suy nghĩ
Kỹ thuật “phòng tranh”

• Tất cả thành viên trong nhóm phác họa những ý nghĩ
đầu tiên về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa, rồi
dán lên bàn hay tường như triển lãm tranh.
• Trong một vòng “triển lãm tranh”, mỗi thành viên
trình bày những suy nghĩ của mình về những cách giải
quyết vấn đề (giai đoạn tập hợp).
• Trong giai đoạn thứ hai của việc tìm lời giải cá nhân,
các phương án giải quyết tiếp tục được tìm kiếm.
• Trong giai đoạn đánh giá, tất cả các phương án giải
được tập hợp lại. Mọi người quan sát, suy xét và lựa
chọn phương án tối ưu.


• Áp dụng trong trường hợp điều chế các khí hoặc thí
nghiệm hóa học
• GV đưa ra vấn đề cần điều chế khí...(SO2, O2...)
yêu cầu HS suy nghĩ, vẽ các dụng cụ cần thiết để
điều chế khí, hoặc làm thí nghiệm lên bảng nhóm.
• Sau đó các nhóm treo sản phẩm của mình và GV
cùng HS phân tích từng sơ đồ, rút ra điểm được và
chưa được của từng nhóm.
• Sau đó chọn ra sơ đồ tối ưu để điều chế hoặc làm
thí nghiệm.


kỹ thuật liên kết suy nghĩ

Kỹ thuật 635

o Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên tờ
giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết một vấn đề
và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh.
o Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều
viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác. Tối đa,
sau 1 vòng, có được 18 đề xuất đưa ra trong nhóm.
o Con số 6-3-5 có thể thay đổi. Đây là dạng cụ thể của
kỹ thuật XYZ, trong đó X, Y, Z có thể thay đổi.


KỸ THUẬT LẤY THÔNG TIN PHẢN HỒI

• Thông tin phản hồi trong quá trình DH là GV và HS
cùng nhận xét, đánh giá, đưa ra ý kiến đối với những
yếu tố cụ thể ảnh hưởng tới quá trình học tập.
• Mục đích là điều chỉnh, hợp lý hóa quá trình dạy và
học.
• Đặc điểm của phản hồi thông tin tích cực: cảm thông,
không chỉ trích chê bai; kiểm soát, thái độ đúng mực; ý
kiến được người nghe chờ đợi; trình bày rõ ràng, cụ
thể; không nhận xét giá trị; đúng lúc; có thể biến thành
hành động; cùng thảo luận, khách quan.


KỸ THUẬT LẤY THÔNG TIN PHẢN HỒI
Kỹ thuật “tia chớp”
• Khái niệm: Kỹ thuật “tia chớp” là kỹ thuật lấy thông tin phản hồi
nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp

học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn nhanh
chóng ý kiến của mình về tình trạnh vấn đề.
• Quy tắc thực hiện:
- Có thể áp dụng bất cứ lúc nào khi các thành viên thấy cần thiết và
đề nghị.
- Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thỏa
thuận.
- Mỗi người nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình.
- Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến của mình.


KỸ THUẬT LẤY THÔNG TIN PHẢN HỒI
Kỹ thuật 3×3

• HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một phần nhất định
nào đó (chủ đề thảo luận, nội dung bài học, phương pháp dạy
học…)
• Mỗi người cần viết ra: 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải
tiến.
• Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến
phản hồi.


Bài thành phần nguyên tử (10NC):
3 điều tốt:
• giúp hs biết nguyên tử là thành phần nhỏ nhất của ng tố.
• Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
• thành phần cấu tạo của ng tử
3 diều chưa tốt:
• khó hình dung về kích thước và khối lượng ng tử.

• chưa thành thạo trong việc đổi đơn vị kích thước và khối lượng ng tử.
• khó hình dung về quá trình tìm ra các loại hạt ng tử
3 điều cần cải tiến:
• cần đưa ra sơ đồ tóm tắt thí ngiệm tìm ra tia âm cực.
• mô hình thí ngiệm khám phá hạt nhân ng tử.
• đĩa mềm mô tả thành phần cấu tạo ng tử và cấu tạo rỗng của ng tử.



×