Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

40 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 NGỮ VĂN CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.28 MB, 244 trang )






TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 1 NĂM 2016
MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút)

Câu I (3 điểm)
1) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu
càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên
cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình
yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy
Cận”.
a) Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Viết trong thời gian nào?
(0,25 điểm)
b) Đoạn văn nói về vấn đề gì? Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc sắc? (0,5 điểm)
c) Anh (chị) hiểu như thế nào về bề rộng và bề sâu mà tác giả nói đến ở đây? (0,25 điểm)
d) Nội dung của đoạn văn giúp gì cho anh (chị) trong việc đọc — hiểu các bài thơ mới trong
chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông? (0,5 điểm)
2) Đọc văn bản:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012,
trang 144)


Trả lời các câu hỏi:
a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,25 điểm)
b) Văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? Cách sử dụng biện pháp tu từ ấy ở đây có gì đặc sắc?
(0,5 điểm)
c) Anh (chị) hiểu thế nào về cụm từ “con gặp lại nhân dân” ở văn bản? (0,25 điểm)
d) Hãy nói rõ niềm hạnh phúc của nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu II (3 điểm)
Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi con người trong cuộc sống hôm
nay.
Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
Câu III (4 điểm)
Anh (chị) hãy phát biểu điều tâm đắc nhất của mình về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất
Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 119 — 120)
---------------------------Hết---------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:...................................................................Số báo danh:.............................



TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

CÂU

Ý
1
a

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 1 NĂM 2016
MÔN: NGỮ VĂN
NỘI DUNG

Đọc hiểu một đoạn văn...
1. Đoạn văn được trích từ bài Một thời đại trong thi ca, là bài tổng luận cuốn
Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân, được viết năm 1942.

ĐIỂM
1,5
0,25

Đoạn văn đề cập đến cái tôi cá nhân — một nhân tố quan trọng trong tư
tưởng và nội dung của thơ mới (1932 — 1945), đồng thời, nêu ngắn gọn
những biểu hiện của cái tôi cá nhân ở một số nhà thơ tiêu biểu.
Tác giả đã có cách diễn đạt khá đặc sắc, thể hiện ở:
- Cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh (mất bề rộng, tìm bề sâu, càng đi sâu càng
lạnh, phiêu lưu trong trường tình, động tiên đã khép, ngơ ngẩn buồn trở về
hồn ta...).

b

- Câu văn ngắn dài linh hoạt, nhịp nhàng, thể hiện cảm xúc của người viết.
Hình thức điệp cú pháp thể hiện ở một loạt vế câu (ta thoát lên tiên... ta phiêu
lưu trong trường tình... ta điên cuồng... ta đắm say...) tạo nên ấn tượng mạnh
ở người đọc.

0,5

- Nghệ thuật hô ứng: ta thoát lên tiên - động tiên đã khép; ta phiêu lưu trong
trường tình - tình yêu không bền; ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử - điên cuồng
rồi tỉnh; ta đắm say cùng Xuân Diệu - say đắm vẫn bơ vơ. Nghệ thuật hô ứng
làm cho các ý quấn bện vào nhau rất chặt chẽ.

I

- Bề rộng mà tác giả nói đến ở đây là cái ta. Nói đến cái ta là nói đến đoàn
thể, cộng đồng, dân tộc, quốc gia. Thế giới của cái ta hết sức rộng lớn.
c

- Bề sâu là cái tôi cá nhân. Thế giới của cái tôi là thế giới riêng tư, nhỏ hẹp,
sâu kín. Thơ mới từ bỏ cái ta, đi vào cái tôi cá nhân bằng nhiều cách khác
nhau.

0,25

Trước hết, đoạn văn nhắc ta một điều quan trọng: Thơ mới là tiếng nói trữ
tình của cái tôi cá nhân. Không nắm vững điều này, khó mà hiểu sâu sắc một
bài thơ lãng mạn. Cũng qua đoạn văn trên, ta sẽ biết rõ hơn về nét nổi bật của
một số nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới như Thế Lữ, Lưu Trọng

Lư, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, từ đó, có định hướng
đúng trong việc đọc hiểu một số bài thơ của các tác giả ấy có mặt trong
chương trình.

0,5

2

Đọc hiểu một đoạn thơ

1,5

a

Phương thức biểu đạt mà văn bản sử dụng là phương thức biểu cảm.

0,25

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Nét đặc sắc ở
đây là tác giả đã đưa ra một loạt hình ảnh so sánh (nai về suối cũ, cỏ đón
giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng
gặp cánh tay đưa) để làm nổi bật một yếu tố được so sánh (con gặp lại nhân
dân). Đây là kiểu so sánh phức hợp, ít gặp trong thơ.

0,5

d

b



c

d

1

2
II

3

4

Cụm từ “con gặp lại nhân dân” được hiểu: trước cách mạng, nhà thơ sống xa
rời nhân dân, bó hẹp trong cái tôi cá nhân. Sau cách mạng, nhà thơ được hòa
mình vào cuộc đời rộng lớn, cảm thấy thân thiết, gắn bó, gần gũi máu thịt với
nhân dân.

0,25

Bốn câu thơ trên đã thể hiện cảm xúc mãnh liệt của Chế Lan Viên khi trở về
với nhân dân. Một loạt hình ảnh so sánh được đưa ra nhằm diễn tả sự hồi sinh
của một hồn thơ. Đối với một người nghệ sĩ, đó là niềm hạnh phúc lớn lao, vô
bờ.

0,5

Nghị luận xã hội: Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với
mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.


3,0

Khẳng định mình là phát huy cao nhất năng lực, in dấu ấn cá nhân trong
không gian cũng như trong thời gian, cụ thể là trong môi trường và lĩnh vực
hoạt động riêng của mình. Ở các thời đại và xã hội khác nhau, việc tự khẳng
định mình của con người vươn theo những tiêu chuẩn và lí tưởng không
giống nhau.

0,5

Trong thời đại ngày nay, việc khẳng định mình mang một ý nghĩa đặc biệt,
khi sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha
hoá con người, khiến con người dễ sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn
của dòng đời. Sự bi quan trước nhiều chiều hướng phát triển đa tạp của cuộc
sống, sự suy giảm lòng tin vào lí tưởng dẫn đường cũng là những nguyên
nhân quan trọng khiến ý thức khẳng định mình của mỗi cá nhân có những
biểu hiện lệch lạc.

1,0

Khẳng định bản thân là biết đặt kế hoạch rèn luyện để có được những phẩm
chất xứng đáng, đáp ứng tốt những yêu cầu của lĩnh vực hoạt động mà mình
tham gia, có thể khiến cộng đồng phải tôn trọng. Tất cả, trước hết và chủ yếu,
phải phụ thuộc vào chính năng lực của mình. Bởi thế, rèn luyện năng lực, bồi
đắp năng lực cá nhân là con đường tự khẳng định mình phù hợp và đúng đắn.
Mọi sự chủ quan, ngộ nhận, thiếu căn cứ không phải là sự tự khẳng định mình
đúng nghĩa.

1,0


Khi khẳng định bản thân là khi chúng ta thực sự thúc đẩy sự phát triển bền
vững của cuộc sống, của xã hội. Sự khẳng định mình bước đầu không nhất thiết
phải gắn liền với những kế hoạch đầy tham vọng. Nó có thể được bắt đầu từ
những việc làm nhỏ trên tinh thần trung thực, trọng thực chất và hiệu quả.

0,5

Chú ý: Bài viết cần đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu để tăng thêm sức thuyết
phục.
Nghị luận văn học: Phát biểu điều tâm đắc nhất của mình về đoạn thơ sau
trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của
Nguyễn Khoa Điềm: Trong anh và em hôm nay... Làm nên Đất Nước muôn
đời.
III
1

2

Đất Nước là chương V của trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác vào cuối
năm 1971 (đoạn trích trong SGK chỉ là một phần của chương này). Có thể nói đây là
chương hay nhất, thể hiện sâu sắc một trong những tư tưởng cơ bản nhất của bản
trường ca - tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
Trong đoạn thơ, đất nước được nhìn ở tầm gần và hiện hình qua lời tâm sự của anh
và em. Bởi thế, “khuôn mặt” đất nước trở nên vô cùng bình dị, thân thiết. Tình cảm
dành cho đất nước vô cùng chân thật, được nói ra từ chiêm nghiệm, trải nghiệm của

4,0

0,5


0,5


3

4

một con người cá nhân nên có khả năng làm lay động thấm thía tâm hồn người đọc.
Sáu câu đầu của đoạn thơ như muốn trả lời cho câu hỏi: Đất nước là gì? Đất nước ở
đâu? Lời đáp thật giản dị nhưng cũng hàm chứa những bất ngờ: Đất nước không tồn
tại ở đâu xa mà có trong mỗi một con người; mỗi người đều mang một phần đất
nước; tổng thể đất nước sẽ được hình dung trọn vẹn khi anh và em biết “cầm tay”
nhau, “cầm tay mọi người”…
Hàm ngôn của các câu thơ thật phong phú: sự tồn tại của đất nước cũng là sự tồn tại
của ta và chính sự hiện hữu của tất cả chúng ta làm nên sự hiện hữu của đất nước.
Hành động “cầm tay” là một hành động mang tính biểu tượng. Nhờ hành động đó,
đất nước mới có được sự “hài hoà nồng thắm”, mới trở nên “vẹn tròn to lớn”.
Ba câu tiếp theo của đoạn thơ vừa đẩy tới những nhận thức - tình cảm đã được triển
khai ở phần trên, vừa đưa ra những ý tưởng có phần “lạ lẫm”: Mai này con ta lớn lên
/ Con sẽ mang Đất Nước đi xa / Đến những tháng ngày mơ mộng. Thực chất, đây là
một cách biểu đạt đầy hình ảnh về vấn đề: chính thế hệ tương lai sẽ đưa đất nước lên
một tầm cao mới, có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Như vậy, quá
trình hình thành và phát triển của đất nước luôn gắn với nỗ lực vun đắp đầy trách
nhiệm cho cộng đồng của rất nhiều thế hệ nối tiếp nhau, mà thế hệ của chúng ta chỉ
là một mắt xích trong đó.
Trong bốn câu thơ cuối, cảm xúc được đẩy tới cao trào. Nhân vật trữ tình thốt lên
với niềm xúc động không nén nổi: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình /
Phải biết gắn bó và san sẻ / Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở / Làm nên Đất
Nước muôn đời… Đoạn thơ có những câu mang sắc thái mệnh lệnh với sự lặp lại

cụm từ “phải biết”, nhưng đây là mệnh lệnh của trái tim, của tình cảm gắn bó thiết
tha với đất nước.
Cách bày tỏ tình yêu nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ này thật độc đáo,
nhưng quan trọng hơn là vô cùng chân thật. Điều đó đã khiến cho cả đoạn thơ, cũng
như toàn bộ chương thơ đã được bao nhiêu người đồng cảm, chia sẻ, xem là tiếng
lòng sâu thẳm nhất của chính mình. Đọc đoạn thơ, ta vừa được bồi đắp thêm những
nhận thức về lịch sử, vừa được thuyết phục về tình cảm để từ đó biết suy nghĩ
nghiêm túc về trách nhiệm của mình đối với đất nước.

0,5

0,5

0,5

1,0

0,5


TRƯỜNG THPT AN MỸ

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2015-2016

MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN CHUNG (5,0 điểm)
Câu 1. ĐỌC – HIỂU (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Ơi kháng chiến ! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói long gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)
1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình?
2. Cách xưng hô: con – Mẹ yêu thương trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?
3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình ảnh so sánh trong đoạn thơ
Câu 2. (3,0 điểm)
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên
(Hồ Chí Minh, Nửa đêm)
Từ ý thơ của Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình trên (400 từ)
về vai trò của giáo dục với việc hình thành nhân cách của con người.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b)
Câu 3a:
Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch
được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ
quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử
lửa” ở tâm hồn của những người lao động.
Anh (chị) hãy làm rõ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đò trong
tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Câu 3b:
Từ truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về
nhận định: Một tác phẩm văn học hay thường chứa đựng trong nó những giá trị nhân văn

cao đẹp.
.......................... HẾT ...............................


GỢI Ý ĐÁP ÁN THI THỬ TNTHPT
Câu 1: (Thí sinh có thể trả lời bằng nhiều cách nhưng phải bảo đảm các ý sau dây):
1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình? (0,5)
Đoạn thơ thể hiện những suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc kháng chiến và diễn tả niềm
sung sướng, hạnh phú lớn lao, ý nghĩ sâu xa của cuộc trở về gặp lại nhân dân của nhân vật
trữ tình.
2. Cách xưng hô: con – Mẹ yêu thương trong đoạn thơ có ý nghĩa gì? (0,5)
Cách xưng hô: con – Mẹ yêu thương thân tình ruột thịt, thể hiện lòng biết ơn sâu nặng
của con với cuộc kháng chiến, với tây bắc. (0,25 Tây Bắc chính là mảnh đất mẹ, là Mẹ Tổ
quốc, Mẹ nhân dân mà Chế Lan Viên đang khao khát trở về. (0,25)
3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình ảnh so sánh trong đoạn thơ
(1,0)
Hình ảnh so sánh ý nghĩa của cuộc kháng chiến như ngọn lửa diễn tả sự ấm áp, soi
đường chỉ lối của Đảng, cách mạng. Cuộc kháng chiến đã lùi vào quá khứ, nhưng nó là
những năm tháng không thể nào quên, những kỉ niệm không thể nào phai nhạt, vẫn như
ngọn lửa, ngọn đuốc soi đường nghìn năm sau. (0,5)
- Ở khổ thứ 2, tác giả dùng tới 5 hình ảnh so sánh, là những so sánh kép, tầng bậc,
làm thành từng chum hình ảnh độc đáo: nghệ sĩ như nai, cỏ, én, đứa trẻ thơ đói lòng; nhân
dân như suối ngọt, như cánh tay đưa nôi,… Tất cả những hình ảnh trên đều lấy từ đời
sống tự nhiên gần gũi của con người, nhưng trong cách nói của nhà thơ nó vẫn gợi lên
những liên tưởng mới lạ, đưa lại hiệu quả thẫm mĩ cao: về với nhân dân là về với những
gì than thuộc nhất, môi trường thuận lợi nhất; với niềm vui, hạnh phúc chờ mong; về với
ngọn nguồn thiết yếu nhất cùa sự sống; về với lòng mẹ, tình mẹ bao la… Những hình ảnh
diễn tả niềm sung sướng tột độ, ý nghĩa sâu xa của cuộc trở về cho thấy sự trở về này là lẽ
tự nhiên,hợp quy luật: nghệ sĩ phải đến với nhân dân, gắn bó mật thiết với cuộc sống của
nhân dân. (0,5)

Câu 2 (3 điểm)
Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí.
Cần làm rõ được những ý chính sau:
a/ Mở bài: - Nêu vấn đề cần nghị luận (0,25)
b/ Thân bài: Giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ của Hồ Chí Minh (0,5)
- Hiền dữ: nhân cách của con người. Giáo dục?
- Câu thơ của Bác đề cao vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhân cách con
người .
- Phân tích Con người khi mới sinh ra chưa hình thành nhan cách, nhân cách được
hình thành trong quá trình sống, lao động và học tập, trong đó sự giáo dục đóng vai trò
quyết định. (0,5)


- Vai trò của giáo dục thể hiện ở chỗ: xây đắp, bồi dưỡng cho mỗi người những kiến
thức về cuộc sống, những cách ứng xử cao đẹp,… khiến họ trở thành những người công
dân tốt (0,5)
Bàn bạc: Giáo dục có giáo dục trong nhà trường, trong gia đình và trong cuộc sống.
Đó là quá trình học tập suốt đời không ngừng nghỉ. (0,5)
+ Phê phán một sô ít thiếu hiểu biết , giao tiếp và ứng sử ...(0,5)
c/ Kết bài: Cần đề cao giáo dục, đề cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để mỗi chúng ta
trở thành những người có ích cho xã hội (0,25)
Câu 3a : (5 điểm)
Có thể triển khai theo nhiều cách nhưng về cơ bản, bài viết cần được làm rõ những
ý chính sau:
a/ Mở bài (0,5)
- Giới thiệu được hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác tùy bút sông đà của Nguyễn
Tuân.
b/ Thân bài:
- Giải thích một cách ngắn gọn ý của cụm từ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” – từ
dùng của nguyển tuân – để chỉ vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động và chiến

đấu trên vùng sông núi hùng vĩ và thơ mộng. (0,5)
- Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của ông lái đò sông Đà:
+ Ông lái đò được xây như môt đại diện, một biểu tượng của nhân dân (không tên,
tuổi, quê quán). Đó là một người lao động rất đỗi bình thường hoạt động trong một môi
trường lao động khắc nghiệt, dữ dội. (1,5)
+ Ông am hiểu đối tượng mà mình đang chinh phục.
+ Ông mưu trí và dũng cảm để vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong cuộc
sống lao dộng hàng ngày.Ông lái đò mang những phẩm chất cao đẹp của người lao động
thời hiện đại mới: giản dị mà không kém phần hùng tráng, khỏe khoắn, cũng đầy mưu
trí.Đó là những con người tự do, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. (1,5)
Khái quát chung: vài nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn
Tuân: đặt nhân vật vào tình huống đầy cam go, thử thách để nhân vật bộc lộ tình cách
phẩm chất; phối hợp những thủ pháp tiêu biểu của các nghành nghệ thuật khác để miêu tả
và kể chuyện… (0,5)
c/ Kết bài: (0,5)
-

Khái quát lại vấn đề .

-

Rút ra bài học cho bản thân .

Câu 3b
Có thể triển khai theo nhiều cách nhưng bài viết cần làm rõ được các ý chính
sau:
a/ Mở bài: (0.5)
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Nêu nhận định và khẳng định ý kiến đó là chính xác.
b/ Thân bài:



- Giải thích nhận định: (0,5)
- Phân tích chứng minh, làm sáng tỏ ý kiến bằng dẫn chứng từ truyện ngắn Vợ Nhặt của
Kim Lân:
Đặt các nhân vật vào một tình huống éo le, Kim Lân đã làm nổi bật được nhiều giá trị
nhân bản sâu sắc:
+ Dù không có những lời kết tội to tác, tác phẩm vẫn tố cáo một cách thật sâu sắc tội ác
của bọn thực dân, phát xít và tay sai đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945. Bóng tối và
cái chết phủ xuống mọi nơi. Trong hoàn cảnh ấy, giá trị con người thật rẻ rúng. Người ta
có thể quên đi danh dự, cò thể nhận theo không người khác chỉ với vài ba bát bánh đúc.
(1,5)
+ Tố cáo kẻ thù, Kim Lân cũng đồng thời cảm thông và trân trọng những phẩm chất tốt
đẹp của người lao động (nhất là những người phụ nữ, người mẹ). DC
+ Một trong những đặc sắc nổi bật làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện là sự
khám phá ra vẻ đẹp tinh thần của người nông dân Việt Nam: dù ở trong những tình huống
bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết họ vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng,
vẫn vững tin vào sự sống và tương lai. (1,5)
-

Đánh giá chung vấn đề: (0,5)
+ Giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung .
+ Khẳng định lại vấn đề.

c/ Kết bài: Khái quát lại vấn đề, rút ra bài học cho bản thân (0,5)


TRƯỜNG THPT
CHUYÊN NGUYỄN HUỆ
----------


KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN III
NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn
(Đề thi có 02 trang)
Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
1. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Trên những trang vở học sinh
Trên bàn học trên cây xanh
Trên đất cát và trên tuyết
Tôi viết tên em
…Trên sức khỏe được phục hồi
Trên hiểm nguy đã tan biến
Trên hi vọng chẳng vấn vương
Tôi viết tên em
Và bằng phép màu một tiếng
Tôi bắt đầu lại cuộc đời
Tôi sinh ra để biết em
Để gọi tên em
TỰ DO
(Tự do – Pôn Ê-luy-a - SGK Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1,tr.
120)
Câu 1. Cho biết đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên (0,5 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0,25 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy giải thích ngắn gọn mục đích của tác giả khi viết từ TỰ DO ở cuối bài
thơ bằng chữ in hoa? (0,5 điểm)
2. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái
“(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ
trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm
xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành
tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu
rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên
Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng
chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do
cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại….


…(2) Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người
Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang
đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn
nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi
hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần
những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VHTT-DL) kể với chúng ta như vậy.
…(3) Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và
cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối
liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước
và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để
“văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách.
Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ
họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu”
để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ
trẻ.”
(Dẫn theo />Câu 5. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 6. Các ý trong đoạn trích trên được trình bày theo kiểu nào? (0,25 điểm)
Câu 7. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của toàn bộ đoạn trích trên (0,5 điểm)
Câu 8. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt.

Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Đừng quên
Cái Ác vỗ vai cái Thiện
Cả hai cùng cười đi về tương lai
(Đừng quên – Trần Nhật Minh)
Dựa vào ý những câu thơ trên, viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ
của anh/chị về mối quan hệ giữa cái thiện và cái ác.
Câu 2. (4,0 điểm)
Về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (sách Ngữ văn 12) có ý kiến cho rằng: Đó
là một truyện ngắn thấm đẫm chất hiện thực. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một tác
phẩm giàu chất trữ tình.
Từ cảm nhận của mình về tác phẩm, anh/chị hãy bình luận về các ý kiến trên
---------------------Hết---------------------


TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐÁP ÁN KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN III

NGUYỄN HUỆ

NĂM HỌC: 2015 - 2016

----------

Môn thi: Ngữ văn

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc thể thơ tự do
- Điểm 0,25: Trả lời đúng câu hỏi
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2. Hai biện pháp tu từ: điệp từ (trên, tôi, em); lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ Tôi viết tên
em…) hoặc nhân hóa (gọi tự do là em)…
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ theo cách trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3. Đoạn thơ bộc lộ tình yêu Tự do tha thiết, mãnh liệt của tác giả
- Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4. Tác giả viết hoa từ TỰ DO ở cuối bài nhằm mục đích:
- Thể hiện sự thiêng liêng, cao cả của hai tiếng TỰ DO
- Nhấn mạnh đề tài của bài thơ, giải thích tình cảm gắn bó, khao khát, tôn thờ, … của
tác giả dành trọn cho TỰ DO. TỰ DO là tất cả những gì ông mong mỏi, mơ ước mọi
lúc, mọi nơi
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả
Câu 5. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 6. Các ý trong đoạn trích trên được trình bày theo kiểu quy nạp


- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 7. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách”
để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư

duy trọc phú.
- Điểm 0,5: Ghi lại đúng câu văn trên
- Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời
Câu 8. Nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt theo quan điểm
riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời
phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
- Điểm 0,5: Nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Nêu 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt nhưng không phải là quan
điểm riêng của bản thân mànhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho;
+ Nêu 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt nhưng không hợp lí;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;
+ Không có câu trả lời.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để
tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi
chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết
dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết
chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện
được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.


- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1
đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối với mối
quan hệ giữa Thiện và Ác trong cuộc sống
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai
các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp
giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh
động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích khái niệm Thiện , Ác.
+ Trong cuộc sống Thiện và Ác luôn tồn tại trong mỗi con người và ở xung quanh chúng ta.
Chúng có mối quan hệ đối lập nhưng đôi khi lại thúc đẩy nhau phát triển. Đó là quy luật
cuộc sống.
+ Cần có cái nhìn tỉnh táo để phát hiện ra Thiện và Ác từ đó mà có hành động thiết thực để
đẩy lui cái Ác, phát huy cái Thiện trong xã hội cũng như ở chính mình.
+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc
bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập
luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề lựa chọn
việc làm và thái độ/quan điểm/cách đánh giá về Thiện, Ác…
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải
thích,
chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.



d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không
trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ
riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng
hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học
để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả
năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả,
từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết
dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết
chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện
được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1
đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): Vợ chồng A Phủ vừa là một truyện ngắn
thấm đẫm chất hiện thực vừa là một tác phẩm giàu chất trữ tình.
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:



- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai
các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và
đưa dẫn chứng (2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
+ Phân tích để thấy Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn vừa có tính hiện thực, vừa là tác
phẩm giàu chất trữ tình.
++ Chất hiện thực Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm
nổi bật được các ý sau: Truyện phản ánh bộ mặt thật của xã hội phong kiến thực dân
vùng Tây Bắc trước cách mạng tháng 8, khi số phận những người dân nghèo nô lệ vô
cùng khổ nhục (thông qua nhân vật Mị và A Phủ); bọn quan lại cường hào (cha con
thống lí Pá Tra) ngang nhiên lộng hành, áp bức, bóc lột, hành hạ người dân nghèo một
cách tàn bạo; trong hoàn cảnh đó, người dân nghèo vẫn khao khát vươn lên cuộc sống tự
do, bằng sức sống mãnh liệt của mình, bằng tình yêu thương những người cùng giai cấp,
họ đã vượt thoát khỏi cuộc sống nô lệ, tìm đến cuộc sống tự do, đấu tranh cho hạnh
phúc…
++ Chất trữ tình: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi
bật được vẻ đẹp trữ tình của tác phẩm khi tái dựng khung cảnh thiên nhiên và những
phong tục tập quán đẹp ở vùng rẻo cao mỗi độ xuân về; khi miêu tả tâm trạng đầy sức
sống của Mị trong đêm tình mùa xuân khi nghe tiếng sáo; khi bộc lộ niềm tin vào tình
người sâu sắc ở đoạn Mị cởi trói cho A Phủ…
+ Đánh giá về sự hài hòa , đan quyện giữa chất hiện thực và chất trữ tình
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm
(phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.

- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.


- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt;
có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ
riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng
hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả


SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

MÔN: NGỮ VĂN

NGUYỄN BỈNH KHIÊM


Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua
bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao
giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn
không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất
ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị
có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những
giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5
điểm)
Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. (0,25
điểm)
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời
trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
Mùa thu nay sao bão mưa nhiều


Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

(Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)
Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5
điểm)
Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước. (0,5 điểm)
Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc,
tình cảm của nhân vật “em”? (0,25 điểm)
Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ
nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm)
Phần 2. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng:
Phải biết nói lời xin lỗi.
Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Trình bày chủ kiến của anh/chị qua một
bài văn ngắn (khoảng 600 từ).
Câu 2 (4,0 điểm)
Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho
rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng
định: Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận
các ý kiến trên.
..................Hết.....................


TRƯỜNG THPT CHUYÊN NBK

HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

QUẢNG NAM

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN: NGỮ VĂN

Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc 2 đoạn trích dẫn trên đề và thực hiện các yêu cầu
- Yêu cầu chung
Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức
và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn xuôi để làm bài.
- Yêu cầu cụ thể
Câu 1:
Phương thức nghị luận. (0,5đ)
Câu 2.
Câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị
có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình,
phải nhận ra những giá trị đó. (0,5đ)
Câu 3.
Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự
không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang
tính chất thay thế của yếu tố thứ hai. (0,25đ)
Câu 4.
Câu này có đáp án mở, tùy thuộc cách trả lời và nhận định của người chấm. (0,25đ)
Câu 5.
Biện pháp điệp từ và ẩn dụ. Nêu đúng 01 biện pháp: 0,25 điểm.
Câu 6.
Ý nghĩa: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật
“em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người minh yêu. (0,5đ)


Câu 7. (0,25đ)
Những từ: khao khát, xúc động, yêu.
Học sinh chỉ cần nêu được hai từ.

Câu 8.
Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;...
(0,25đ)
Phần 2. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Bày tỏ thái độ và chủ kiến của mình về ý kiến: Phải biết nói lời xin lỗi.
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động
những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái
độ và chính kiến của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ
xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành,
nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể
1. Giải thích ý kiến (0,5đ)
- Cách hiểu về lời xin lỗi: lời xin lỗi là lời xin được nhận lỗi về phần mình khi cảm
thấy mình có lỗi và cũng là lời xin được bỏ qua lỗi lầm đó.
- Khi nhận ra mình có lỗi, cần phải biết nói lời xin lỗi đối với người mình đã phạm
lỗi.
2. Bàn luận (1,5đ)
- Thí sinh có thể đề cập đến các khía cạnh liên quan đến việc xin lỗi. Chẳng hạn như:
+ Biết nói lời xin lỗi là biết tự trọng, biết phục thiện và biết tôn trọng người khác.
+ Lời xin lỗi chân thành và đúng lúc không làm hạ thấp mà có khi làm tăng phẩm giá
của người dám nhận lỗi, xin lỗi (không chỉ cá nhân mà một quốc gia khi làm thương


×