Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.37 KB, 20 trang )

qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiop
asdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzx
cvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwe
MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ
rtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdf
BẢN SẮC VĂN HÓA
Tài liệu tham khảo
ghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvb
nmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyu
iopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghj
klzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnm
qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiop
asdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzx
cvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwe
rtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdf
ghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvb
nmrtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiop
asdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzx
cvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwe
rtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdf
ghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvb
TS. Nguyễn Văn Hiệu
(Chọn ghi và chọn dịch)


1. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Nxb TP.HCM,
1988 (tái bản), tr. 29:
“Hồn thơ Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đã được Việt hóa hoàn
toàn… Thi văn Pháp không làm mất bản sắc Việt Nam”
2. Hà Văn Tấn, Bản sắc văn hóa Việt cổ, trong Đến với Lịch sử văn hóa Việt
Nam, Nxb Hội Nhà văn, 2005 (tr. 151 – 163) [Đã in trong Văn hóa phát


triển và bản sắc, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, 1995]
-

[152] “Vậy bản sắc văn hóa là những nét văn hóa riêng làm thành hệ
giá trị được một dân tộc chấp nhận, được xem như phù hợp và thích
hợp, được đem vào vận hành nhằm thỏa mãn nhu cầu sống và phát
triển của dân tộc mình trong nền cảnh lịch sử tương ứng”.

-

[153] “Bản sắc văn hóa dân tộc là hệ thống các giá trị văn hóa mà
mỗi dân tộc chấp nhận. Tất nhiên nói “giá trị” ở đây, ta không hề
dùng khái niệm đó theo nghĩa giá trị học (axiologic), nghĩa là tiến bộ
hay không tiến bộ, theo nhận thức chủ quan của chúng ta. Mỗi dân
tộc có một bản sắc văn hóa riêng gồm những giá trị phù hợp với nó,
kể cả những giá trị trung tính (neuter).

=> Hà Văn Tấn đề nghị cần chú ý đến ba điểm: 1. Văn hóa và môi
trường tự nhiên; 2. Văn hóa và môi trường xã hội; 3. Bản sắc văn hóa
dân tộc cũng thay đổi
3. Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, 1998
-

[17] “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một
cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá
nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại
trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này,
đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu
lựa chọn rriêng của cá nhân hay tộc người, khác với kiểu lựa chọn
của các cá nhân hay các tộc người khác”.


-

[17] “Tuy một cá nhân, một tộc người có thể có vô số kiểu lựa chọn
khác nhau, tùy theo sở thích; nhưng khi nhìn kỹ ta sẽ thấy có những
yêu cầu, những mục đích bất biến tạo thành bản sắc văn hóa, chứ
không phải là những biểu hiện khác nhau của các kiểu lựa chọn”.


-

[32] “Nói đến bản sắc văn hóa tức là nói đến cái mặt bất biến của
văn hóa trong quá trình phát triển lịch sử. Dĩ nhiên, văn hóa là một
hệ thống những quan hệ, không phải là những vật… Cái tạo thành
tính bất biến của các hệ thống quan hệ này là những nhu cầu của tâm
thức con người Việt Nam” => [33] “Bảo vệ văn hóa nhằm mục đích
làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh trước hết
là đáp ứng các nhu cầu về Tổ quốc, Gia đình, Thân phận và Diện
mạo của người lao động sao cho phù hợp với tình hình cụ thể chứ
không phải là chạy theo những yêu cầu của một nền văn hóa khác”.

4. Phan Ngọc, “Bản sắc văn hoá Việt Nam”, trong Văn hoá Việt Nam đặc
trưng và cách tiếp cận, Nxb Giáo dục, 2001, tr. 60-63.
- [60] “Văn hoá là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu
tượng với thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn
riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá
nhân khác. Nét khu biệt các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo
thành những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ. Tất cả mọi cái mà tộc
người tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh
vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác” [“Bản sắc văn hoá Việt

Nam”, trong Văn hoá Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb Giáo dục,
2001, tr. 60-63, tr. 60].
5. Trần Ngọc Thêm, Bản sắc văn hóa Việt Nam trước cửa thiên niên kỷ mới,
trong Văn hóa Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận, Lê Ngọc Trà biên
soạn, tr. 293
-

[293] “Có thể nói một cách vắn tắt rằng bản sắc dân tộc – đó là
những giá trị đặc sắc cơ bản được lưu truyền trong lịch sử, là cái tinh
hoa bền vững của nó”.

6. Trần Quốc Vượng, “Góp phần dựng lại nền văn minh Việt cổ (đặt vấn
đề)”, trong Sử học, số 2 - Những vấn đề khoa học lịch sử ngày nay, Thông
báo khoa học của ngành Sử các trường đại học, Nxb ĐH và THCN, 1981,
tr. 151-159, tr. 152
-

“Theo tôi hiểu, cái văn hoá là sự biến đổi cái tự nhiên của từng cộng
đồng người nhất định. Văn hoá là sự phản ứng, sự chế ngự, sự trả lời
của một cộng đồng người trước những thách đố của mọi cái gì tự
nhiên (kể cả môi trường tự nhiên lẫn cái được gọi là bản năng tự
nhiên của con người). Văn hoá là lối sống (Way of life) của một


cộng đồng người, là thế ứng xử xử tập thể (hay công thể)
(comportment collectif) của một cộng đồng người, của một xã hội, là
tổng số những đồng nhất thể (identités) của các thành viên về các
phương diện nhận thức, quan niệm, chuẩn mực, biểu tượng và hệ
thống các giá trị… Văn hoá, hiểu như vậy, thì vừa có mặt bao la
(toàn bộ các thành tựu của con ngưới) vừa có mặt chặt chẽ (phản

ứng tập thể của từng cộng đồng người, do đó có nhiều loại hình văn
hoá khác nhau).
7. Trần Đình Hượu, Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hoá, 1996, tr. 235
& 236
-

[235-236] “Đặc sắc dân tộc của văn hoá làm cho mỗi dân tộc hiện ra
với những nét độc đáo, phân biệt với các dân tộc khác” và “Đặc sắc
văn hoá một dân tộc là bằng chứng về bản lĩnh sáng tạo của dân tộc
đó” [Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hoá, 1996, tr. 235 &
236].

8. Trần Đình Sử, “Về bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam”, trong Lý luận
và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, 1996, tr. 180-186.
-

[180] “Bản sắc dân tộc là yếu tố gắn kết đời sống tinh thần cộng
đồng trong không gian và thời gian, đồng thời phân biệt thế giới tinh
thần của cộng đồng này với cộng đồng khác. Chính vì vậy, để duy trì
và phát triển độc lập dân tộc, người ta không chỉ quan tâm đến chủ
quyền lãnh thổ, mà còn phải chăm lo tới bản sắc dân tộc trong đời
sống tinh thần”.

-

[180] “Nhưng bản sắc dân tộc không phải đơn giản là một thuộc tính
khép kín, được hình thành biệt lập với giao lưu. Trái lại, nó được
hình thành trong giao lưu và cố định trong giao lưu. Nó tạo thành cái
giới hạn trong đời sống văn hóa của cộng đồng người này so với
cộng đồng người khác, và giới hạn ấy là một phạm trù tương đối,

không ngừng biến đổi, phát triển. Do vậy cần xem xét bản sắc dân
tộc trong sự biến đổi và phát triển”.

-

[185] “Nhân đây cũng xin lưu ý tới nội hàm hai chữ “bản sắc”. Bản
sắc trong tiếng Hán xét theo từ nguyên là màu gốc, chưa bị pha trộn,
là sắc thái tự nhiên, hồn nhiên, chưa bị đẽo gọt, trang điểm, tỉa tót.
Thuật ngữ này ít nhiều mang ý vị bảo thủ. Nhưng trong đời sống
hiện đại, ta hiểu bản sắc như là bản chất độc đáo, là diện mạo tinh


thần riêng, là cái sui generic của sự vật làm cho nó phân biệt với cái
khác”.
9. Dương Trung Quốc, “Bản sắc văn hoá dân tộc - Những cơ sở lịch sử” trong
Văn hoá Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận, sđd, tr. 138-146; tr. 138
-

[138] “Theo tôi, ý niệm “đặc trưng” có thể hiểu như “bản sắc” là
những yếu tố có tính cách tiêu biểu nhất, phổ biến nhất, giúp chúng
ta “nhận dạng” được văn hoá Việt Nam, hay tính cách con người
Việt Nam so với nền văn hoá hay tính cách con người của các dân
tộc khác” [“Bản sắc văn hoá dân tộc - Những cơ sở lịch sử” trong
Văn hoá Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận, sđd, tr. 138-146; tr.
138].

10. Lê Thành Khôi, Vài ý kiến ngắn về văn hóa, văn học và giáo dục Việt Nam,
www. Vietsciences, 2006
-


“Tôi cho rằng ý niệm "bản sắc văn hoá" không phải là một ý niệm
khoa học, hay là một ý niệm ít khoa học mà nhiều chính trị. Người ta
nói đến bản sắc dân tộc để khẳng định ý chí độc lập của mình đối
với nước ngoài. Tinh thần yêu nước rất rõ ràng trong văn học Việt
Nam, là đặc trưng số một của nền văn học của ta từ thế kỉ X đến bây
giờ”.

11. Mai Văn Hai- Mai Kiệm, Xã hội học văn hoá, Nxb KHXH, 2003
-

“Trong sách báo Xã hội học, bản sắc văn hoá thường được hiểu là
những đặc điểm nổi bật và ổn định, tạo ra tính đồng nhất của con
người ở các cấp độ cá nhân và nhóm, cũng như ở cấp độ toàn thể xã
hội. Nó được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống như ý thức
về nguồn cội, cách tư duy, cách sáng tạo khoa học và nghệ thuật,
phong cách sinh sống, phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, v.v…
mà một dân tộc hay một cộng đồng người nào đó cùng chia sẻ với
nhau va khu biệt họ với những dân tộc hay cộng đồng khác. D. P.
Schafer viết rằng: “Người ta không thể đi rất xa trên con đường tính
nhiều vẻ mà không gặp nhu cầu về bản sắc (identité), đó là nền tảng
của toàn bộ sự tồn tại của con người. Chúng ta cũng không thể bỏ
qua nó, với tư cách cá nhân hay tư cách quốc gia, vì khái niệm bản
sắc cắm sâu vào cái vô thức tập thể và vào sự tưởng tượng của con
người” [Báo Văn nghệ số ra ngày 111/2002] [104].


12. Zdzislaw Mach, Symbols, Conflict, and Identity, Essays in Political
Anthropology, State University of New York Press, 1993
-


[ix] “Một đặc điểm của thế giới hiện đại là sự nảy sinh và phát triển
của những khuynh hướng chia rẽ, sự đấu tranh vì tự trị văn hóa, sự
tìm kiếm những cội nguồn và truyền thống văn hóa, sự nhấn mạnh
đến những đặc thù văn hóa, và quyền của một nhóm đối với dạng
thức đặc thù của sự phát triển”.

-

[ix và x] “Mỗi nền văn hóa chứa đựng một mô hình nhận thức về thế
giới và mô hình này xác định đặc điểm nhóm này so với những
nhóm khác về giá trị, hệ tư tưởng, và những mẫu thức (stereotypes).
Mô hình này được hình thành bởi những dạng thức tượng
trưng/những dạng thức có tính biểu tượng (symbolic forms). Các
biểu tượng thiết lập/tổ chức kinh nghiệm của dân tộc (people) và
biểu lộ các mối quan hệ giữa các nhóm. Chúng cũng đóng vai trò cơ
bản trong quá trình xây dựng nên những đường biên/ranh giới văn
hóa, tự bảo vệ mình, và thiết lập các mối quan hệ với thế giới bên
ngoài”

-

[3] “Bản sắc là một chỉnh thể phức hợp, đại diện cho tính cách hợp
nhất, đa chiều kích và không thể giản hóa về những vai trò riêng lẻ
mà một cá nhân đóng vai trò trong những nhóm xã hội và những
hoàn cảnh xã hội khác nhau”.

-

[4] “Ở cấp độ bản sắc cá nhân là câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai
trong quan hệ với những người khác?” Ở cấp độ xã hội đó là câu trả

lời cho câu hỏi: “Chúng tôi là ai trong quan hệ với những nhóm
người khác?”. Những vấn đề liên quan đến bản sắc ở cả hai cấp độ
dường như giống nhau trên nhiều bình diện, đặc biệt vì trong cả hai
trường hợp bản sắc được hình thành trong sự thúc đẩy của sự liên
kết, thích nghi và xung đột, và vì trong cả hai trường hợp bản sắc là
thuộc về tính cách chủ quan và biểu trưng”.

-

[5] Bản sắc được hình thành trong hoạt động, hoặc đúng hơn là trong
tương tác, trong quá trình trao đổi thông tin chúng ta gởi, nhận, và
được làm sáng tỏ cho đến khi một hình ảnh chung tương đối rõ ràng
được hiển hiện. Trong tất cả các quá trình tương tác như vậy cả bản
sắc cá nhân và bản sắc nhóm, và của cả đối tác, được hình thành, xác


định, và biểu lộ. Bản sắc, vì vậy, là một hiện tượng có bối cảnh, quá
trình và động lực”.
-

[5] “Từ nhiều quan điểm chung, bản sắc là kết quả của sự phân loại
của nhân loại/của thế giới. Sự phân loại là hoạt động tình thần cơ
bản, phổ quát mặc dù rất đa dạng, và là những cấu trúc văn hóa cơ
bản thông qua đó con người tạo nên trật tự trong thế giới nhận thức
của họ. Tư duy của con người cốt ở sự phân biệt và xác định những
khách thể và thiết lập các mối quan hệ giữa chúng. Nó có thể là kết
quả của sự tồn tại của những cấu trúc chiều sâu cơ bản trong tư duy
của con người – chung cho cả nhân loại và được truyền bằng gen –
hoặc nó có thể là một đòi hỏi có tính chức năng của sự sống; nguồn
gốc của nó dù gì đi nữa thì sự xếp đặt của trật tự thế giới và những

hiện tượng dường như xác định những qua hệ của chúng, và sự liên
kết những yếu tố riêng rẽ của kinh nghiệm thành một cấu trúc là quá
trình có tính chức năng thông qua đó thế giới của con người được
hình thành. Thế giới tượng trưng, văn hóa và thuộc con người, trong
đó con người trải nghiệm như một hiện thực họ sống trong đó và đến
lượt mình thế giới đó quy định hoạt động của họ, gồm cả việc phân
loại, gọi tên và xác định đối tượng, hiện hữu và hiện tượng, trong đó
các quan hệ đa dạng được thiết lập để hình thành nên một vũ trụ có
hệ thống”.

-

[5,6] “Nói đến con người chúng ta có thể nói đến bản sắc của cá
nhân hoặc của một tập thể. Chúng ta cũng có thể phân biệt giữa sự
xác định khách quan (bên ngoài) với chủ quan (bên trong), và sự đan
kết (intermeshing) của chủ quan và khách quan là trung tâm đối với
quá trình cấu trúc của bản sắc.

-

[6] “Bằng cách gán cho con người hoặc nhóm người những chất
lượng nào đó, hoặc bằng cách gộp họ vào những hạng loại (phạm
trù) được xác định, con người tổ chức cuộc sống xã hội của họ, phân
loại nó và bằng cách đó một mô thức có tính khái niệm, biểu trưng
được hình thành. Mô thức này miêu tả các mối quan hệ giữa con
người, các nhóm, các khách thể, các tồn tại siêu nhiên, và các hiện
tượng tự nhiên và đem lại những nền tảng của tư duy và hành động.
Con người tư duy và hành động trong quan hệ với thế giới tùy thuộc
vào mô thức biểu trưng này và không phù hợp với “khách thể” tự
nhiên cũng như với những đặc điểm của các thành tố của thế giới.



Điều này không có nghĩa là khách thể không có ảnh hưởng gì đến tư
duy của con người hay không liên quan đến cấu trúc văn hóa.
-

[7] “Ý thức xã hội, mô hình khái niệm của thế giới, phát triển cùng
lúc với quá trình quan hệ giữa người với người và hoạt động của họ
cũng như quan hệ với thế giới (tự nhiên và xã hội). Vì vậy, mô hình
về thế giới là một thực thể có động lực được sáng tạo, thay đổi và
phát triển trong quá trình lịch sử. Bất cứ thời điểm nào con người
cũng hoạt động theo cách giải thích của họ về thế giới. Những tác
động của các hoạt động này dẫn đến hệ quả là sự hình thành/quy
định (shape) quan điểm, nhận thức và cách giải thích của họ về hiện
thực đồng thời đóng góp vào mô thức tinh thần (mental model) của
thế giới. Vì vậy, để hiểu những hoạt động của con người chúng ta
phải nghiên cứu cả những mô hình của họ về thế giới lẫn quá trình
tương tác trong đó tỉ lệ quyền lực, theo Elias và Ardener, đóng vai
trò chính.

-

[7] “Chúng ta luôn chọn một ít đặc điểm tích cực và hấp dẫn của nền
văn hóa chúng ta như là những thành tố của “hình ảnh tự thân” của
chúng ta trong khi có xu hướng dựng nên hình ảnh của những người
khác trên cơ sở của những ít hấp dẫn hơn của nền văn hóa của họ”.

-

[9] “Chúng ta thường xác định chúng ta trong quan hệ với kẻ khác,

và các bình diện của bản sắc của chúng ta được nhấn mạnh trong
một hoàn cảnh cụ thể phụ thuộc vào những kẻ khác này và bản sắc
của họ”.

-

[9, 10] “Một hệ thống xã hội càng phức hợp, một cá nhân hoặc một
nhóm càng có nhiều bản sắc. Một người có thể nói về bản sắc nghề
nghiệp, bản sắc giai cấp, bản sắc vùng, bản sắc tộc người, hoặc bản
sắc dân tộc. Một người có thể có tất cả các cấp độ bản sắc được mã
hóa trong mô thức tinh thần của anh ta về thế giới và trong một tình
huống xã hội cụ thể, trong tiếp xúc với những người khác, một
trong số đó trở nên nổi bật (the fore) và nó quy định hành động được
diễn ra bởi một người đối với một hoặc những đối tác của anh ta.”

-

[11] “Bản sắc trong những nhóm (mang tính) tộc người đã và đang
được thảo luận rộng rãi cả trong xã hội học và nhân loại học. Những
thảo luận này mở rộng đến mức chính khái niệm bản sắc thường
được dùng như là đồng nghĩa với bản sắc tộc người”.


-

[12] “Bản sắc tộc người được xác định trong khuôn khổ của sự
thống nhất văn hóa và được dựa trên sự tự xác định trên nền tảng của
những đặc trưng văn hóa của một tộc người trong thế đối lập với
những đặc trưng của tộc người khác”.


-

[14] “Ở một cấp độ chung nhất, bản sắc tộc người tự nó chuyển
thành bản sắc quốc gia/dân tộc (national identity) khi có niềm tin
vào tổ tiên và cội nguồn chung và sự đồng nhất của một nền văn hóa
được liên kết với ước muốn đạt được một nhà nước có chủ quyền để
bảo vệ sự thống nhất và phát triển tự do của văn hóa của tộc người
đó”.

-

[14] “Sự đồng nhất (identity) và sự chia tách (separateness) là hai
mặt của một đồng tiền. Bằng cách xác định “những người khác”
chúng ta tách bạch họ và chúng ta. Sự phân tách này không cần thiết
phải có nghĩa là sự thù địch. Những đối tác trong những quan hệ xã
hội luôn tích ứng với nhau, thiết lập nên những quy phạm/quy tắc
tiếp xúc tương đối bền vững, và cùng tồn tại phụ thuộc vào mối cân
bằng quyền lực giữa chúng”.

-

[18] “Ở cấp độ nhóm, con người muốn trau dồi và phát triển truyền
thống và di sản – những thứ làm cho họ khác với các đơn vị văn hóa
khác (other cultural units).

-

[18,19] “Nói chung, con người muốn khác biệt và muốn những khác
biệt của mình được nhận biết và duy trì, phát triển một cách an
toàn.”


13. Judith N. Martin, Thomas K. Nakajama, Lisa A. Flores, Readings in
Cultural Contexts, Mayfield Publishing Company, California, 1998
Bản chất của văn hóa (Gust A. Yep)
-

Nhìn chung, bản sắc là một quan niệm/ý niệm của một cá nhân về
bản thân (self) trong một bối cảnh chính trị, văn hóa, địa lý và xã hội
cụ thể. Bản sắc đem lại cho cá nhân một ý thức/cảm nhận về bản
thân, về tình người và về nền tảng của kinh nghiệm (Hecht, Collier
& Ribeau, 1993).

-

Bản sắc là trừu tượng, phức tạp, đa chiều kích, thay đổi (fluid) và
không hình thù (Cupach & Imahori, 1993).


-

Con người có đa bản sắc – tộc người, chủng tộc, nghề nghiệp, kinh
tế xã hội, giới tính, và quan hệ thân thuộc – được Cupach và Imahori
miêu tả như là “những bản sắc văn hóa liên quan hệ” (interconnected
cultural identity).

-

Collier và Thomas (1988), đồng ý với quan niệm của Geert (1973)
về văn hóa như là những hệ thống truyền phát có tính lịch sử, xác
định bản sắc văn hóa như là “sự đồng nhất và chấp nhận một cách có

ý thức mình thuộc cộng đồng – nơi có hệ thống biểu trưng, ý nghĩa
cũng như những chuẩn mực trong ứng xử được mọi người chia sẻ.

-

Sarup (1996) đi xa hơn, cho rằng “ bản sắc là một cấu trúc, một
chuỗi/hệ quả (consequence) của một quá trình tương tác giữa con
người, thể chế và thói quen/thực tiễn”.

-

Nói tóm lại, bản sắc văn hóa là một cấu trúc xã hội đem lại cho cá
nhân một thân phận/địa vị có tính bản thể luận (cảm giác/ý thức về
“sự tồn tại”) và những kỳ vọng trong quan hệ ứng xử xã hội (cách
thức hoạt động) (trang 79)

14. Trompenaars, Fons; Hampden-Turner, Charles, Riding the Waves of
Culture. Understanding Cultural Diversity in Business, London: Nicholas
Brealey Publishing, Second Edition, 1997.
-

Văn hóa không phải là một “vật”, một chất mà là được tạo nên bởi
quan hệ tương tác của con người.

-

Mỗi nền văn hóa đều tự phân biệt nó với các nền văn hóa khác bằng
cách lựa chọn những phương án giải quyết riêng đối với những tình
huống khó xử.


15. Charles Lindholm, Culture Identity, the History, Theory, and Practice of
Psychological Anthropology, McGraw-Hill, New York, 2001
-

Đối với người Hy Lạp và người La Mã, con người không được coi
như là những người hành động có vai trò quan trọng. Thay vào đó,
họ bị ràng buộc vào quan hệ gia đình và cộng đồng, gắn chặt họ với
tổ tiên và với những người cùng thời. Sự tồn tại cá nhân được gắn
kết sâu sắc với tổ tiên, dòng họ. Người chiến binh của Homer tự hào
kể lại phả hệ của mình bất kỳ khi nào được hỏi về bản sắc (identity)
của mình, vì anh ta chỉ cảm thấy qua dòng máu của tổ tiên anh ta
mới có được vị trí cao quý trong cộng đồng. Sức mạnh của dòng phụ


hệ đối với cá nhân duy trì mạnh mẽ trong thời đế quốc La Mã và
việc thờ cúng tổ tiên phát triển mạnh mẽ như là một tôn giáo cho đến
khi có sự chiến thắng của Thiên chúa giáo, và người cha có quyền
giết con trai của mình không cần luật pháp. Ở Hy Lạp và La Mã, sự
tham dự vào cộng đồng là một giá trị được coi là cao hơn hẳn so với
đời sống cá nhân… [trang 23].
16. Denise Dunse, Maynooth College & Ben Tonra, A European Cultural
Identity – Myth, Reality or Aspiration?, University of Dublin, June 14,
1996
[ />dentity_1997.doc]
-

Khái niệm văn hóa có thể được dùng theo nghĩa hẹp hoặc theo nghĩa
rộng. Theo nghĩa hẹp, văn hóa dùng để chỉ mỹ thuật, văn chương,
âm nhạc, và triết học. Theo nghĩa rộng, văn hóa dùng để chỉ phức
thể các giá trị, phong tục, tư tưởng, các thiết chế chính trị xã hội –

những thứ xác định con người và những mối quan hệ xã hội trong
một xã hội cụ thể. Theo nghĩa này, văn hóa đóng vai trò chủ yếu
trong việc xác định ý niệm về cộng đồng và tương lai của cộng
đồng. Trong xã hội học, văn hóa được nhận thức như một hệ thống
xã hội mà chức năng đặc thù của nó là phiên bản xã hội có tính biểu
trưng. Chức năng đặc thù của hệ thống xã hội này, ở một mức độ
nào đó, là sự đối trọng với sự khác biệt trong xã hội bằng việc tạo ra
một bản sắc tập thể bao quát toàn bộ xã hội và đảm bảo sự liên kết
trong những nhóm cụ thể. Như vậy, bản sắc văn hóa nảy sinh từ văn
hóa. Bản sắc văn hóa cho phép chúng ta trả lời hàng loạt câu hỏi:
Chúng ta là ai? Cái gì là đặc thù của chúng ta? Chúng ta hãnh diện
về điều gì? Những gì chúng ta tìm kiếm để đạt được?

-

Câu trả lời cho những câu hỏi trên - mỗi câu hỏi về bản sắc - có thể
được xác định bằng nhiều cách. Bản sắc có thể được xác định bởi
tầng lớp, giới tính, chủng tộc, tín ngưỡng, ngôn ngữ hoặc là sự liên
kết của toàn bộ những nhân tố khác nhau. Trong thời hiện đại,
thường thì nó được xác định bởi chủ nghĩa dân tộc. Ở châu Âu, bản
sắc có nguồn gốc từ những gắn kết về tộc người, dựa trên sự chia sẻ
ngôn ngữ chung, lịch sử chung và huyền thoại chung…

17. Robert M. Bellah, Cultural Identity and Modernization in Asia Countries,
[]


Làm thế nào để dung hòa bản sắc văn hóa và hiện đại hóa là vấn đề
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc hiện nay đang phải đối mặt.
Sự thúc đẩy của hiện đại hóa như là phương Tây hóa dẫn đến 3 thế

ứng xử:
-

cố gắng xóa bỏ mọi trở lực để hiện đại hóa;

-

chống đối quyết liệt sự hiện đại hóa, xem đó là mối đe dọa đối
với truyền thống; và

-

nổ lực điều hòa cả hai xu hướng.

Khi vấn đề được đưa ra gay gắt, dễ nhận thấy rằng tại sao những nỗ lực
để ứng xử với truyền thống, hoặc ngay cả với bản sắc văn hoá, dường như
phản tác dụng. Hàng loạt thuật ngữ được đưa ra để diễn tả vấn đề này, như
tính cách dân tộc (national character), bản chất dân tộc (national essence),
(cấu trúc dân tộc (national structure)…,
Vấn đề đối với từ “nation” là nó chứa đựng sự dễ gây lẫn lộn. Một
mặt, nó chỉ một dân tộc sẻ chia/chung một lịch sử và bản sắc. Mặt khác, nó
chỉ một quốc gia dân tộc hiện đại (a modern nation-state). Với ý nghĩa đầu,
đó là ký ức văn hoá (cultural memory), tính liên tục và tính thống nhất. Với
ý nghĩa sau, đó là sức mạnh quân sự, chính trị, kinh tế của một nhà nước
quốc gia. Từ “nation” trong nghĩa sau thường là thứ cấp (subordinated), lôi
kéo và khai thác khái niệm “nation” ở nghĩa đầu. “Chủ nghĩa dân tộc” là
một thuật ngữ mơ hồ, vì nó thường không rõ ràng, có khi có nghĩa là niềm
tự hào về lịch sử và bản sắc, hoặc có khi có nghĩa là niềm tự hào về quốc
gia dân tộc…
“Truyền thống” với tư cách là một phạm trù của phân tích xã hội học

đã được dùng thường xuyên như là một khái niệm đối lập đơn giản với
“tính hiện đại” (modernity) và như vậy nó thường có ý nghĩa xấu
(pejorative meaning). Ngay cả người vĩ đại nhất trong số những nhà xã hội
học so sánh, Max Weber, cũng đã có xu hướng dùng thuật ngữ “truyền
thống” một cách hoàn toàn hạn hẹp và có ý nghĩa tiêu cực. Chủ nghĩa
truyền thống đối với Weber, và hầu hết đối với khoa học xã hội hiện đại, đề
cập đến hoàn cảnh trong đó một người chấp nhận quá khứ một cách không
phê phán như là mẫu hình của sự bất chước không có sáng tạo. Chẳng có gì
mới nảy sinh từ truyền thống. Chỉ khi truyền thống bị đứt gãy thông qua sự
hợp lý hoặc quyền lực mới trở nên có thể.


Nhưng có lý do để tin rằng đó là một khái niệm truyền thống mang
nghĩa hẹp, đơn nhất và chỉ có trong những xã hội tiền hiện đại. Thực ra,
ngay cả những xã hội không có chữ viết cũng ít khi bị tù đọng/trì trệ
(stagnant) theo cái cách thuật ngữ “xã hội truyền thống” (traditional
society) thường ám chỉ. Ở đây “bản sắc văn hoá” là một đồng nghĩa hữu
dụng đối với truyền thống, đặc biệt vì “bản sắc” không có hàm ý nghĩa xấu
trong khoa học xã hội hiện đại như truyền thống vốn có. “Bản sắc” là thuật
ngữ thường được dùng trong tâm lý học. Nói một người có ý thức (sense)
mạnh về bản sắc là nói rằng người đó có tính toàn vẹn gắn bó và liên tục
đến mức người đó có khả năng duy trì mẫu hình đời sống bền bĩ với toàn
bộ mục đích và ý nghĩa. “Sự rối loạn bản sắc” (Identity confusion), mặt
khác, đề cập đến một cá nhân mất đi sự gắn kết, tính liên tục và tính mục
đích”
“Hiện đại hoá” không phải là một vật thay thế cho truyền thống trong
khía cạnh này, mặc dù thỉnh thoảng nó bị xem như vậy. Hiện đại hoá liên
quan đến cái mà Weber gọi là sự hợp lý hoá, đó là sự tăng tiến trong tính
hiệu quả của phương tiện, nhưng không có cứu cánh/điểm cuối (ends). Hiện
đại hoá liên quan đến sự tăng trưởng của cải và quyền lực, những phương

tiện chính để con người đạt đươc mục đích. Đó là một trong những khả
năng bất hợp lý/bệnh hoạn (pathological) của xã hội hiện đại với sự chồng
chất của cải, quyền lực như là cứu cánh, do vậy, nó xem phương tiện là cứu
cánh. Hầu hết những ẩn chứa có tính phá hoại của xã hội hiện đại nảy sinh
từ lệch lạc này. Một trong những chức năng chính của truyền thống trong
những xã hội như vậy là chỉ ra lệch lạc này và kiên trì khẳng định tầm quan
trọng của những cứu cánh thật sự tốt cho chính chúng. Tôn giáo và triết học
của nhân loại đều quan tâm đến những vấn đề này.
Về mặt lý tưởng, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại hoá phải
là một sự hoà hợp biện chứng và ở trình độ cơ bản nhất. Một truyền thống
tồn tại được phải tiếp tục dẫn dắt/chỉ đường cho những cá nhân và xã hội
tìm kiếm những gì thật sự tốt, và hiện đại hoá phải cung cấp nhiều hơn
những phương tiện hiệu quả cho sự truy tìm đó. Khẩu hiệu “wakon-yosai”
(tinh thần Nhật Bản, khoa học phương Tây) đề xuất một cách hoà hợp như
vậy. Nhưng không may là ở phương Tây lẫn ở châu Á, chúng ta không tìm
thấy một sự tương tự về hoà hợp như vậy. Thường thì có những xung đột
công khai giữa truyền thống và hiện đại. Thường thì có vẻ như có sự hoà
hợp diễn ra không đáng kể. Tôi cho rằng một quan hệ chuẩn/đúng đắn giữa


truyền thống và hiện đại là khó thể đạt tới, khi đạt tới cũng chỉ là tạm thời,
và trong thế giới ngày nay, đó là hy vọng hơn là hiện thực. Nếu chúng ta cố
gắng nghĩ đến quan hệ chuẩn giữa truyền thống và hiện thực, chúng ta có
thể trở lại với một vài dạng quan hệ trong lịch sử:
Trong thế kỷ XIX ở một số quốc gia châu Á (sớm hơn ở một số
nước phương Tây), chúng ta có thể thấy “sự kháng cự cay đắng đối với
hiện đại hoá” của những người bảo vệ văn hoá truyền thống. Ở Trung Quốc
suốt thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX có sự dao động giữa điều hoà thoả hiệp
mặt này, nhưng chống đối ở mặt khác. Ở Korea một thái độ hầu như thù
địch (hostility) hoàn toàn đối với hiện đại hoá và khăng khăng (persist)

trong một thời gian dài, dẫn đến những tổn thương xã hội đối với sự can
thiệp từ bên ngoài. Nhật Bản dĩ nhiên là một ngoại lệ nơi mà hiện đại hoá
bắt đầu từ sự bảo trợ (auspices) truyền thống. Nhưng ngay cả ở đó chúng ta
cũng thấy một vài ví dụ minh hoạ cho sự kháng cự mãnh mẽ…
18. Ernest L. Schusky và T. Patrick Culbert, Introducing culture Prentice Hall,
Inc., Englewood Cliffs, New Jersey, 1967, tr. 35-38
Nhiều nhà nhân học đưa ra nhiều định nghĩa về “văn hóa”. Có lẽ một
trong những định nghĩa được trích dẫn nhiều là định nghĩa của E.B. Tylor
năm 1871: “Culture is that complex whole which includes knowledge,
belief, art, morals, law, custom, and any other capabilities and habits
acquired by man as a member of society”. Văn hóa vì vậy là tất cả những gì
chúng ta học từ những người khác; hầu như tất cả những hoạt động của con
người đều là văn hóa hoặc được ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa. Ăn là một
ví dụ tiêu biểu. Thực phẩm là một nhu cầu của đời sống, và chúng ta bị phải
đáp ứng nhu cầu về thực phẩm bởi sự thúc đẩy tự nhiên của cái đói. Ăn là
nhu cầu chung của tất cả các loài động vật, nhưng ở con người sự thỏa mãn
nhu cầu này gắn liền với cả một hệ thống/phức thể ứng xử có giáo dục. Các
thành viên của một nền văn hóa bị quy định trong việc thích một vài loại
thực phẩm này và không thích, hoặc từ khước, những thực phẩm khác
ngang bằng về bổ dưỡng vì họ cho là ghê tởm (disgusting) hoặc không ăn
được. Liệu những người Mỹ có ăn các thứ giun, trùn hoặc ấu trùng ngay cả
khi họ được chỉ ra rằng chúng rất giàu vitamin? Sự chuẩn bị về thực phẩm
luôn được tiến hành bởi phong tục mà không quan hệ đến giá trị dinh
dưỡng. Có nhiều phong tục khống chế việc con người nên ăn khi nào và ăn
như thế nào. Con người có thể chịu đựng sự thỏa mãn cái đói vì những lý
do văn hóa, chẳng hạn thời kỳ nhịn ăn theo tín ngưỡng, hoặc đơn giản vì


lịch sự không ăn trước những người khác vì họ không thể chia sẻ bữa ăn
với mình.

Đâu là những đặc trưng/tính chất cơ bản của văn hóa?
Trước hết, văn hóa là cái được chia sẻ bởi một nhóm người. Mỗi
người có thể có những khí chất/đặc tính riêng (idiosyncracies) không được
tạo nên bởi các thành viên khác trong nhóm. Những đặc tính này không
thuộc về văn hóa vì nó không được chia sẻ, nhưng chúng có thể trở thành
văn hóa/thuộc về văn hóa nếu chúng được những người khác học tập và
chúng trở thành những hành vi có tính tập quán của một nhóm/cộng đồng
(group).
Thứ hai, văn hóa là cái được học. Nếu một đứa bé sinh ra ở Mỹ và
ngay sau đó được bố mẹ đem cho nơi khác, chẳng hạn ở Ấn Độ, và được bố
mẹ nuôi người Ấn Độ nuôi dưỡng, đứa bé hẳn sẽ không có dấu vết của văn
hóa Mỹ cũng như chẳng thành công hơn những người Ấn Độ trong việc
học văn hóa Mỹ khi đã lớn lên. Trong nhiều nguồn học hỏi, quan trọng nhất
là từ bố mẹ hoặc gia đình, chứ chưa phải là từ bạn cùng chơi lúc nhỏ, từ
trường học, đồng nghiệp, sách vở, ti vi, cũng như từ các nguồn khác. Điểm
chủ chốt của quá trình học tập văn hóa là khả năng của con người trong
giao tiếp bằng ngôn ngữ. Mặc dù con người, như các loài động vật khác,
học được nhiều bằng cách bắt chước, nhưng nhiều phần quan trọng của văn
hóa được dạy bằng đạo lý (precept). Có biết bao trẻ em sẽ bị chết nếu
chúng biết được những nguy hiểm về tai nạn giao thông hoặc về độc tố
bằng kinh nghiệm hơn là bằng sự cảnh báo, giáo dục?
Thứ ba, văn hóa là tích lũy (cumulative). Tri thức được lưu giữ và
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và tri thức mới thường xuyên được
thêm vào nguồn vốn có. Mỗi nền văn hóa có những giải pháp riêng đối với
những vấn đề cơ bản của cuộc sống và truyền những kinh nghiệm đó cho
trẻ em. Đứa trẻ vì vậy có thời gian để tạo sự thay đổi hoặc trau dồi hoặc
đương đầu với những tình huống mới mà nó có có thể gặp phải…
Thứ tư, văn hóa là đa dạng. Toàn bộ văn hóa của loài người được tạo
nên bởi các nền văn hóa riêng, khác biệt nhau. Ngay cả trong một tình
huống căn bản nhất như chăm sóc trẻ em từ khi còn ẳm ngửa đến lúc thành

niên cũng có hàng khối phương án khả thi để lựa chọn. Vì vậy, chúng ta
phải thận trọng tránh chuyện khẳng định rằng chỉ có cách làm của chúng ta
là “hay nhất”, “đúng nhất”…


Cuối cùng, mỗi nền văn hóa là một cái toàn thể, một hệ thống với
nhiều bộ phận có quan hệ tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Chẳng hạn, việc
lựa chọn bạn đời ở Mỹ đánh dấu sự khởi đầu của một gia đình, nhưng nó
cũng bao gồm nhiều phần khác của văn hóa. Tín ngưỡng/tôn giáo, đẳng cấp
xã hội/giàu nghèo, trình độ học vấn, quan niệm thẩm mỹ… đều có vai trò
của nó. Nghiên cứu văn hóa phải nghiên cứu cái toàn thể và không thể giải
thích những phần riêng biệt cho đến khi mối quan hệ của chúng đối với cái
toàn thể có biểu hiện rõ ràng.
19. Mikhail Epstein, Transcultural Experiments: Russian and American Models
of Creative Communication. New York: St. Martin ‘s Press (Scholarly and
Refernce Division), (Chapter 5, pp. 79-90)
Tư tưởng của xuyên văn hoá (transculture) không thêm những khái
niệm/phạm trù mới đối với bảng tiêu chí hiện có của bản sắc mà chuyển
vượt qua khái niệm bản sắc. Liệu nó có là đơn, đôi hay đa (lai tạo –
hybridize) bản sắc. Vấn đề không phải Tôi là ai mà là Tôi có thể trở thành
ai và bằng cách nào Tôi khác chính Tôi. Phạm trù bản sắc là bản chất luận
và tự nhiên luận, xuất phát từ những dạng tự nhiên đồng nhất (identical) với
chính nó, gồm những dạng lai giống (hybridize), chuyển đổi giữa giống loài
và giới (species and kingdoms). Lai giống hoá và hoán chuyển, ngay cả nếu
những phạm trù này được xem như phép ẩn dụ, vẫn còn gắn kết với giống
loài, với những bản chất bền vững như chúng được biểu thị trong thiên
nhiên…
20. Những nguyên lý cơ bản của thuyết bản sắc văn hóa
[trong TỪ ĐÔNG ÂU ĐẾN CHÂU ÂU: NHỮNG DÒNG CHẢY CỦA BẢN
SẮC VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIỚI HẠN TRONG MỘT CHÂU ÂU MỚI

của PIORTH SZTOMPKA, Bản dịch của Lê Phương Thảo, Cao học Văn

hóa học khóa 8]
Trước tiên chúng ta hãy xem xét một vài học thuyết chung. Xã hôi
loài người là sản phẩm của một quá trình tiến lên liên tục và thường xuyên
được xây dựng lại. Xã hội thì luôn luôn “trở thành”; nó không bao giờ đơn
giản chỉ là “tồn tại” (Sztompka 1991). Quá trình này được điều khiển bởi tổ
chức xã hội với chức năng xem xét tiềm năng của xã hội để làm biến đổi
chính nó. Một nhân tố quan trọng của tổ chức xã hội là bản sắc cộng đồng,


bản sắc cộng đồng là điều kiện tiên quyết tạo nên những thói quen xã hội
cũng như là hệ quả của những thói quen đó tại cùng một thời điểm. Bản sắc
cộng đồng tất nhiên cần phải được phân biệt rõ với bản sắc cá nhân và bản
sắc quần chúng (mass identity). Bản sắc cá nhân là một khái niệm riêng biệt
để xác định rõ giới hạn của một nhóm hay một tổ chức xã hội đặc biệt cũng
như vị trí hoặc vai trò xã hội của họ… Như vậy thì khi xem xét chính tôi sẽ
thấy: một người Ba Lan, dân Krakow, một tín đồ Thiên chúa, một viện sĩ,
một gã đàn ông. Mặt khác thì bản sắc cộng đồng lại là sự tổng hòa của
những bản sắc cá nhân riêng lẻ được tìm thấy trong một cộng đồng riêng
biệt. Như vậy nó là sản phẩm do con người tạo ra: một trung bình thống kê
trống rỗng của thực tế bản thể học “khắt khe” (a statistical average devoid
of ontological “hard” reality). Nó cho chúng ta biết rằng chỉ có một số cá
nhân với một kiểu đặc trưng riêng nhất định. Ngược lại, bản sắc cộng đồng
chỉ có thể được phát sinh từ sự trao đổi những ý nghĩa xuyên suốt như tranh
luận, biểu hiện nghệ thuật, đối thoại, thảo luận và phương tiện truyền
thông; những gì đôi khi được xem xét tới như là “ý nghĩa công nghiệp”
(meaning industry). Nó không tạo ra nhiều kết quả của lý lịch riêng lẻ,
nhưng hơn là trong một khóa học lịch sử xã hội. Theo đó, bản sắc cộng
đồng có thể nhìn thấy như là những khối đá trầm tích được xây dựng trên

những nền tảng của những truyền thống và thói quen xã hội.
Bản sắc cộng đồng – như mọi thành phần khác của tổ chức xã hội –
là sản phẩm được hợp thành bởi hai phạm trù quyết định. Một mặt, đó là
những động cơ, những niềm tin và sức thuyết phục của cá nhân, mặt khác
nó bao gồm cả những cấu trúc có tính thiết chế về văn hóa, chính trị, luật
pháp, kinh tế, địa-chính trị. Sự nảy sinh của bản sắc văn hóa chỉ trở thành
thực tế khi cả hai nhân tố này tương tác lẫn nhau và được quy kết vào một ý
nghĩa đặc biệt thông qua cuộc thảo luận giữa hai cá nhân trong một không
gian chung. Những người theo thuyết Durkheim thì cho rằng bản sắc cộng
đồng có ba đặc trưng: trước hết, nó được toàn bộ xã hội chia sẻ, thứ hai, nó


ở bên ngoài mỗi cá nhân (cá nhân không sắp đặt, hoặc chọn lựa tùy thích)
và thứ ba, nó là sự cưỡng ép, là chuẩn mực liên kết và xác định cảm xúc
mỗi cá nhân cảm thấy về chính họ và về xã hội.
Những phân tích gần hơn cho thấy có hai khía cạnh khác nhau của
bản sắc cộng đồng: những mối liên kết sự xác định ranh giới (Eisenstadt
2003: 75 – 134). Bản sắc cộng đồng có nghĩa là sự thuộc về một nhóm và
phân biệt với nhóm khác. Vì vậy trước tiên, khía cạnh khẳng định của bản
sắc cộng đồng là sự xác định về “chúng tôi”: chúng tôi là ai, những ai giống
với chúng tôi, những ai chúng tôi có thể chia sẻ, những ai chúng tôi có thể
tin tưởng, những ai mà chúng tôi thực sự trung thành và với họ chúng tôi
cảm thấy có sự thống nhất. Ý thức về “chúng tôi” là rõ ràng và được thể
hiện qua những mối ràng buộc đạo đức - như niềm tin, lòng trung thành,
tinh thần đoàn kết, những mối quan hệ qua lại và sự đồng cảm giữa các
thành viên trong cộng đồng. Những nền tảng cho các mối liên kết đó có thể
được tìm thấy ở bốn cấp độ khác nhau. Trước hết, có những mối tương
đồng cơ bản về lãnh thổ, phong cảnh, môi trường (như làng và thành phố,
núi non và bờ biển, sa mạc và những vùng đất nông nghiệp). Thứ hai, có
những sự tương đồng mang tính lịch sử về những trải nghiệm quá khứ,

truyền thống, những ký ức cộng đồng, những người anh hùng điển hình,
những tổ tiên chung – dù nó có thật hay chỉ là huyền thoại. Thứ ba, có
những mối tương đồng mang tính văn hóa về ngôn ngữ, tôn giáo, phong
tục, lối sống, phong cách sống và tiền tệ. Thứ tư, có những mối tương đồng
về hệ tư tưởng của Weltanschauung, những tri kiến tích cực (positive
visions) về một sứ mệnh đặc biệt, khuynh hướng, vị trí trong một thế giới
rộng lớn hơn, hoặc những tri kiến tiêu cực (negative visions) về sự áp bức
cụ thể, sự khai thác, sự phụ thuộc, nỗi đau khổ. Ở cấp độ cuối cùng này
trạng thái điển hình của sự kết nối hệ tư tưởng là những thành kiến tích cực
hay tiêu cực: tình trạng lý tưởng hóa cái tôi, sự phóng đại, mặc cảm tự
tôn… đối lập với sự tự trừng phạt, phức cảm tự ti, sự hy sinh.


Thứ hai, khía cạnh phủ định của bản sắc cộng đồng là sự xác định về
“họ”: “những kẻ khác”, những kẻ khác với chúng tôi, những kẻ đối lập với
chúng tôi, những kẻ đe dọa chúng tôi, những kẻ mà chúng tôi phải chống lại
để bảo vệ chính mình. Những sự khẳng định về “họ” hay “những kẻ khác”
được xác định trong phạm vi của “sự khác biệt”. Đôi khi những kẻ khác lại
được biết đến như là sự khác nhau trong ý thức của sự tồn tại riêng biệt,
một trải nghiệm mới, một điều gì đó khác biệt với một loại giá trị đặc biệt.
Chúng ta gọi đó là sự khoan dung tích cực (positive tolerance). Tuy nhiên,
“những kẻ khác” cũng có thể được biết đến như một người xa lạ, một gánh
nặng tất yếu mà chúng ta phải chịu đựng. Điều này ngụ ý đến sự chịu đựng
tiêu cực (negative tolerance). Ở một phạm vi xa hơn, “những kẻ khác” bị
xem như là “người ngoài hành tinh”: không thể chấp nhận, kinh tởm, bị
tránh xa và đào thải. Điều này có nghĩa là trạng thái hoàn toàn không thể
chịu đựng được (intolerance). Ý niệm tiêu cực nhất của sự khác biệt là khi
“những kẻ khác” bị xem như là “kẻ thù”: như là hiện thân đe dọa của tội lỗi,
sự xâm phạm bất hợp pháp vào tình trạng khỏe mạnh, hạnh phúc của chúng
ta, một thứ gì đó phải chống lại, và rốt cuộc phải bị triệt phá, thậm chí bị

hủy diệt.
Với “những kẻ khác” chúng ta không thiết lập mối quan hệ mà
hướng đến việc xây dựng những ranh giới. Đôi khi những giới hạn này
hoàn toàn hữu hình, chẳng hạn như những hàng rào dây thép gai, những
trạm kiểm soát, những bức tường như tường Berlin và gần đây là giải ngăn
cách khu vực lãnh thổ giữa người Do Thái và người Palestine… Tuy nhiên,
những giới hạn có tính chất tượng trưng, kém xác thực, thậm chí chỉ là một
giới hạn vô hình cũng có thể ngăn cách chúng ta với những thứ tưởng như
là “sự ô nhiễm” của “những kẻ khác”. Có thể kể đến như sự tách biệt chỗ
ngồi trên xe bus với những dân tộc thiểu số, hạn chế khu giải trí dưới tình
trạng phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, hoặc những vùng kém quan trọng như
những góc nhỏ dành cho người hút thuốc ở sân bay. Từ những viễn cảnh xã


hội mang đến, những giới hạn thường xuyên đối mặt với bên ngoài, đó là
giới hạn về mặt địa lý đối với những người bên ngoài: những bộ lạc, những
dân tộc, quốc gia, những nền văn minh. Bên cạnh đó, chúng ta thật sự cũng
có những giới hạn bên trong chính xã hội của mình, giữ khoảng cách với
những chủng tộc, những tính cách sắc tộc khác, với dân nhập cư và dân tị
nạn.
Hình ảnh của “những kẻ khác” cũng được gắn với những thành kiến
cố định (stereotypes). Những định kiến về chủng tộc, quốc gia, dân tộc
được biểu hiện thường xuyên nhất qua những thành kiến và mang đến thói
quen chia tách, phân biệt đối xử và tình trạng khủng bố. Nó đã chỉ ra rằng
những thành kiến tiêu cực là nguyên nhân khơi nguồn cho cái vòng lẩn
quẩn bao gồm tình trạng cách biệt, thái độ thù địch, xung đột và chiến
tranh. Mặt khác, những thành kiến tích cực thì củng cố những mối ràng
buộc tinh thần và, do đó, những mẫu hành vi ban đầu sẽ khuyến khích sự
tiếp xúc và phát triển các mối quan hệ dẫn đến sự thấu hiểu lẫn nhau và
cùng chung sống hòa bình. Những thành kiến tiến vào chu trình của mối

quan hệ biện chứng: càng bị ghét chúng ta càng ghét, và ngược lại, càng
được thích chúng ta càng thích. Nhân tố quyết định trong trạng thái thành
kiến tự động của chúng ta và thành kiến của “những kẻ khác” là cách mà
chúng ta bị đối xử, hoặc, tốt hơn, nhận thức được sự đối xử của những kẻ
khác. Cơ chế nổi tiếng này được Charles H. Cooley miêu tả cho những
trường hợp cá biệt như “tấm gương soi bản thân”, vận hành cũng trên một
phạm vi tập thể trong việc định dạng những bản sắc văn hóa cộng đồng.
TẠM KẾT Ở ĐÂY
Học viên có thể bổ sung trong quá trình đọc, ghi chép các tài liệu liên quan



×