Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

BÁO CÁO BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA BỆNH HẠI THUỐC LÁ VÀ ĐẬU ĐỖ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
*****************

BÁO CÁO BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA
BỆNH HẠI THUỐC LÁ, ĐẬU ĐỖ
GVHD: TS. Võ Thị Thu Oanh

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
1


I. BỆNH HẠI THUỐC LÁ
1. Thối gốc thân cây thuốc lá do nấm (Rhizoctonia solani)
1.1. Phân bố và Tác hại bệnh
1.1.1. Phân bố
Nấm Rhizoctonia solani gây bệnh hầu hết ở tất cả các nơi trên thế giới và gây hại
thiệt hại nặng tại các vùng thuốc lá lớn như ở Nam Mỹ , Nam Phi , miền nam Hoa Kỳ
và Canada
Bệnh thối gốc là một bện thường gặp trên cây thuốc lá do nấm Rhizoctonia
solani gây ra và nấm này thường tồn tại chủ yếu trong đất quanh vùng rễ cây thuốc lá,
nơi nào có trồng thuốc lá hầu như điều mắc phải bệnh thối gốc. Nơi có tỉ lệ mắc nhiều
nhất cả nước là vùng Tây Nguyên.
1.1.2. Tác hại bệnh
Khi đã bị nhiễm bệnh, cây sẽ không còn khả năng phát triển bình thường. Có hai
xu hướng sau xảy ra:
Vùng nhiễm bệnh sẽ tiếp tục lan rộng và bị thối mục, lan sang cả những lá gốc.
Sau 25 - 30 ngày, cây sẽ bị héo rũ, lá khô dần và chết.
Nếu chỉ bị nhiễm bệnh nhẹ, cây vẫn phát triển nhưng dễ bị héo khi trời nắng và
thân cây rất dễ bị đổ khi có gió to, bộ rễ không có khả năng phát triển bình thường.


1.2. Triệu chứng bệnh
Đầu tiên xuất hiện một vùng nhỏ trên gốc thân bị sũng nước (rất khó phát hiện
nếu không quan sát kỹ). Khi cây bị nhiễm bệnh phần gốc, thân và rễ cây sẽ bị thối làm
cho cây con bị chết rạp.
Vùng bị nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng ngã sang màu sẫm tối và bị lõm xuống.
Diện tích của vùng bị nhiễm có thể lan rộng ra chung quanh gốc thân.
Mầm bệnh sẽ tiếp tục lây lan sang các cây con xung quanh và gây chết hàng loạt.
Có thể quan sát thấy sợi nấm xuất hiện ngay giữa vùng bị nhiễm bệnh.

2


1.3. Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng và trong đất
dưới dạng sợi và hạch nấm. Hạch nấm có thể sống trong nước hàng năm. Gặp điều
kiện thích hợp, hạch có thể mọc ra các sợi nấm xâm nhập vào gốc cây chổ giáp mặt
đất.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại
Bệnh chủ yếu gây hại trong vườn ươm và thời kỳ kiến thiết cơ bản
Mầm bệnh thường xuất hiện trong những điều kiện sau: độ ẩm cao; lượng nước
trong đất cao; trời thường có mưa và mây mù; vườn ươm nằm ở vị trí thấp; đất chưa
được xử lý vệ sinh trước khi ươm hạt.
1.5. Biện pháp phòng trừ
1.5.1. Canh tác
Loại nấm gây ra bệnh thối gốc thân chủ yếu cư trú trong đất. Do vậy khâu vệ
sinh đất trồng có ý nghĩa rất lớn trong việc đề phòng sự tấn công của bệnh, tạo ra
những cây con khỏe và bảo đảm cây sau khi trồng sẽ phát triển tốt.
Phơi đất hay sử dụng ánh nắng mặt trời để diệt trừ các mầm bệnh trong đất vườn
ươm trước khi ươm.
Áp dụng lượng hạt gieo vừa phải (tránh tình trạng cây quá dày).

Quản lý việc tưới tiêu, tránh tình trạng thừa nước. Tránh tình trạng cây con bị
trầy sước khi vận chuyển từ vườn ươm sang ruộng trồng.
1.5.2. Thủ công
Khi bệnh xuất hiện nhổ và tiêu hủy bệnh. Nếu ruộng mới trồng có thể trồng dăm
lại. khi trồng dặm cần chọn cây giống khỏe, sạch bệnh, hạn chế gây ra vết thương cho
cây.
1.5.3. Sinh học
Hiện nay đã áp dụng các chế phẩm sinh học để phòng trị bệnh do nấm
Rhizoctonia solani gây ra và đã có một số thành công như chế phẩm từ nấm
Trichoderma
3


1.5.4. Hóa học
Bệnh gây hại mạnh tiến hành phun thuốc Ridomil Gold 68 WP để phòng trừ và
phun thuốc tập trung vào gốc cây.
2. Bệnh héo xanh do vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum Smith.)
2.1. Phân bố và Tác hại bệnh
2.1.1. Phân bố
Bệnh héo xanh thuốc lá được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1880 và sau
đã được báo cáo ở tất cả vùng trồng thuốc lá của Mỹ. Bệnh đã lan rộng ra toàn thế giới
và gây thiệt hại nặng.
Bệnh không những phát hiện ở những vùng trồng thuốc lá, mà còn thấy ở cả
những vùng trồng cà chua, khoai tây, ớt, cà tím, đậu phộng,...
2.1.2. Tác hại bệnh
Trên cây thuốc lá bệnh héo thường do nhiều nguyên nhân: Fusarium làm héo lá
vàng một bên, héo do tuyến trùng Meloidogyne hại rễ thuốc lá, héo do vi khuẩn
Pseudomonas solanacearum tạo thành dịch nhầy vàng úng, không phục hồi được.
Tuy nhiên, héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum là đối tượng gây
hại nghiêm trọng nhất và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng thuốc lá nhiều nhất.

2.2. Triệu chứng bệnh
Triệu chứng diển hình của bệnh lá cây đang xanh tốt thì đột ngột các lá ngọn bị
héo rủ vào ban ngày thường là héo một bên cây trước, ban đêm tươi lại, lá vẫn có màu
xanh và có thể phục hồi ở 1 – 2 ngày đầu. Càng về sau héo càng nặng, lá xanh vàng
toàn cây, héo khô rồi chết hẳng. Bệnh tiến triển chậm, cứ vài ngày lại có thêm một số
lá bị héo đến khi cây chết hẳng.
Thân cây có những vết màu nâu ướt, bổ dọc thân cây bệnh thấy các mạch dẫn
biến màu đen, hình thành các vệt sọc đen dài. Cắt ngang thân gần gốc dùng tay bóp
mạnh sẽ có chất dịch vi khuẩn chảy ra, rễ cây bị bệnh thối đen.

4


Trên các giống kháng bệnh, tình trạng héo rũ và kém phát triển có thể xảy ra
sớm hơn sau đó phụ hồi từng phần hoặc phục hồi hoàn toàn.
2.3. Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum Smith. gây ra, vi khuẩn hình gậy,
Gram âm, 1 lông roi, tạo khuẩn lạc nhỏ, tròn, nhẵn bóng , lúc đầu màu trắng hoặc
trắng nâu sau 7 – 8 ngày chuyển thành nâu đỏ.
Vi khuẩn thích hợp nhiệt độ 30 – 37oC, nhiệt độ tối thiểu 10oC tối đa 41oC, nhiệt
độ chết 52oC, mẫn cảm ở điều khô.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại
Vi khuẩn phát triển tốt ở nhiệt độ tương đối cao và đất ẩm, vi khuẩn xâm nhập
qua vết thương cơ giới, di chuyển và sinh sản trong bó mạch cây, sản sinh độc tố gây
héo nhanh cây. Vi khuẩn phá hủy mạch dẫn làm tắc nghẽn đường dẫn nước và chất
dinh dưỡng.
Bệnh hại nhiều trên đất cát pha, đất thịt nhẹ, trên các ruộng trồng luân canh cây
ho đậu hoặc họ cà. Vi khuẩn tồn tài trong khoảng thời gian dài trong đất từ 7 – 14
tháng, đặc biệt có trường hợp sau 6 năm mới có thể trồng lại được thuốc lá trên đất bị
nhiễm bệnh để tránh bị nhiễm.

Bệnh phát sinh gây hại nặng trên thuốc lá vụ động hơn là vụ xuân, bệnh năng ở
giai đoạn cây đã lớn, sắp và thu hoạch lá, đây là thời kỳ mưa ẩm nhiều, nhiệt độ cao.
Bệnh lan truyền bằng dịch khi thu hoạch cắt ngọn lá.
2.5. Biện pháp phòng trừ
Nguồn bệnh chủ yếu trên tàn dư cây bệnh và ở trông đất nên: không chọn vườn
ươm ở nơi đất trồng thuốc lá bị bệnh, tạo luống cao và rộng trong mùa mưa; tránh gây
vết thương cho cây; tiêu hủy cây bị bệnh; làm đất kỹ, xới xáo sớm, phơi khô, khử
trùng đất bằng formon 10%, vôi.
Xử lý vôi trước khi trồng dặm lại cây bị nhổ bỏ tiêu hủy.
Không luân canh với các cây là ký chủ của bệnh.
Sử dụng giống kháng, chú trọng phòng trừ sâ đục thân và tuyến trùng.

5


Khi bệnh mới xuất hiện thì ngưng ngay việc tưới nước, xới xáo cho đến khi
ruộng hết bệnh hoàn toàn.
Tranh thủ những lúc trời nắng phun thuốc gốc Validamycin A và thuốc có gốc
đồng (Norshield hoặc Boocdo), hai loại thuốc này phải phun riêng rẻ, không được
phối trộn, phun cách nhau 24 – 48 tiếng. Hai đến ba ngày sau phun lần 1, phun tiếp lần
2 (phun kép). Chú ý phun cả lá và gốc
3. Bệnh xoăn lá do virus (Tobacco leaf curl virus – TLCV)
3.1. Phân bố và tác hại bệnh
3.1.1. Phân bố
Virus TLCV gây bệnh xoăn lá thuốc lá thuộc nhóm virus gây nhiều loại bệnh tàn
phá cây trồng cũng như cây thuốc lá nói riêng trên khắp nơi trên thế giới. Virus TLCV
là mối đe dọa cho các vùng trồng thuốc lá lớn
Phổ ký chủ của virus TLCV rất rộng bao gồm: cà chua, thuốc lá, cà bát, ớt, các
loại cà dại, khoai tây, dưa chuột, dưa hấu, ớt, cà chua, cần tây, đậu, chuối, các cây họ
cả,...

3.1.2. Tác hại bệnh
Virus xoăn lá thuốc lá TLCV là nguyên nhân gây bệnh xoăn lá trên các cây trồng
họ cà như cà chua, thuốc lá, khoai tây… làm thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất,
chất lượng cây trồng. Năng suất thiệt hại trung bình từ 55 - 90% thậm chí là 100%.
3.2. Triệu chứng bệnh
Gân lá trở nên dày, cong queo, lá bị vặn xoắn, lá dày và có màu xanh thẫm,
thường kèm các “tai lá” dọc theo gân phía mặt dưới lá, có thể có nhiều dạng tai khác
nhau trên lá; lá nhỏ có mép bị uốn cong về phía dưới; phiến lá hơi phồng lên; gân
chính và gân phụ thường có khối u hoặc bị co rút.
Nếu nhiễm nhẹ các triệu chứng trên chỉ xuất hiện trên các lá tầng trên của cây.
Các triệu chứng này thường thể hiện sau khi cây nhiễm virus khoảng 3 – 4 tuần. Khi
bệnh nặng cả cây thuốc lá bị biến dạng, nhăn nheo, chất lượng lá giảm nghiêm trọng
và hầu như bị vụn nát hoàn toàn sau sấy.
6


3.3. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh xoăn lá do virus Tobacco leaf curl virus – TLCV. Virus có hình dạng cầu
kép, có bộ gen DNA dạng vòng, sợi đơn.
Virus thường lan truyền qua bọ phấn theo kiểu bền vững, không lây lan qua
nhựa cây nên không thể truyền bệnh qua con đường cơ học.
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại
Virus có khả năng lan truyền cao nhờ bọ phấn, sự lây nhiễm tương ứng với mật
độ bọ phấn, bọ phấn càng nhiều tỉ lệ nhiễm bệnh càng lớn. Bệnh sẽ nặng khi trời nắng
ấm, ít mưa.
Virus truyền bệnh qua côn trùng, vec tơ truyền bệnh là bọ phấn. Thời gian chích
nạp và chích truyền tối thiểu của bọ phấn là 15-20 phút. Thời gian tiềm ẩn của virus
trong cơ thể bọ phấn là 8h. Sau khi chích nạp virus có thể duy trì trong cơ thể bọ phấn
nhiều tuần. Và ngoại lệ trong nhóm virus truyền theo kiểu bền vững tuần hoàn là có
thể truyền qua giao phối của bọ phấn đực sang bọ phấn cái và ngược lại.

3.5. Biện pháp phòng trừ
Dùng giống bệnh kháng bệnh.
Trồng cây trong nhà lưới, nhà kính. Trồng trong lưới nylon vỏ bảo vệ cây con
thuốc lá trong luống cho 45 ngày.
Dọn sạch tàn dư cây bệnh, nhổ bỏ cây bệnh trên ruộng.
Trồng những cây có hoa ở gần ruộng hoặc gần cây trồng. Sử dụng tấm bẫy dính
màu vàng, dầu khoáng, có thể trồng hoa hướng dương làm hàng rào để thu hút bọ
phấn.
Sử dụng thuốc trừ sâu: Khi cần thiết có thể sử dụng các thuốc trừ sâu có tính nội
hấp và lưu dẫn mạnh như hoạt chất Dinotefuran, Imidacloprid và Thiamethoxam để
diệt bọ phấn. Ngoài ra còn một số loại thuốc hiệu quá khác là: Admire, Confidor,
phun ở mặt dưới lá, đúng và đủ liều lượng. Không phun quá liều dễ bị kháng thuốc.

7


4. Tuyến trùng nốt sưng trên thuốc lá do tuyến trùng (Meloidogyne spp.)
4.1. Phân bố và tác hại bệnh
Đây là loại tuyến trùng nốt sưng nhiệt đới, phân bố rộng trong tự nhiên ở nhiều
vùng. Bệnh phổ biến ở tất cả các nước trồng thuốc lá trên thế giới, là một trong những
nguyên nhân chính làm mất năng suất đến 15%.
Tác hại của Meloidogyne spp. đối với cây thuốc lá: hệ thống rễ cây bị giảm, biến
dạng u sung mất khả năng trao đổi nước và chất; cây sinh trưởng kém, suy yếu; tạo
cửa ngỏ cho vi sinh vật khác xâm nhập vào cây.
Năm 1980, bệnh gây hại trực tiếp cho năng suất thuốc lá ở Mỹ khoảng 1%.
4.2. Triệu chứng bệnh
Cây bị bệnh còi cọc vàng úa, chết héo, biến dạng, rễ thối hỏng, dù hàm lượng
nước trong đất đầy đủ trường hợp cây bị nặng cây có thể chết. Triệu chứng bệnh rất dễ
nhầm lẫn với triệu chứng do các nguyên nhân khác gây ra .
Triệu chứng đặc trưng của bộ phận dưới mặt đất là có u sưng có kích thước lớn

nhỏ tạo thành chuỗi hoặc riêng biệt ở rễ cây bị nhiễm bệnh.
4.3. Nguyên nhân gây bệnh
U sung rễ thuốc lá do tuyến trùng Meloidogyne incognita, M. arenaria, M.
Javanica, M. hapla gây ra. Trong đó Meloidogyne incognnita phổ bến nhất.
Tuyến trùng xâm nhập bộ rễ ngay từ giai đoạn đầu và ký sinh bên trong mô tế
bào rễ ở giai đoạn tuyến trùng tuổi 2.
Nó không di chuyển đi các bộ phận khác của cây ký chủ mà tiết ra các men và
chất kích thích sinh trưởng làm cho tế bào rễ sinh trưởng quá độ, phình to tạo ra các u
sưng to nhỏ khác nhau thành trong chuỗi ở trên rễ.
Ngoài ra nó còn mở đường cho vi khuẩn và nấm xâm nhập vào rễ cây gây ra
những bệnh hỗn hợp trên thuốc lá. Ở nước ta, đã xuất hiện nhiều bệnh hại gọi là bệnh
hỗn hợp do cả tuyến trùng nốt sưng M. incognita và bệnh đen thân thuốc lá
Phytophthora parasitica var. nicotianae trên giống thuốc lá C176 (Ngô Thị Xuyên,
1992 - 1994)
8


4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại
Nhiệt độ thích hợp cho tuyến trùng sinh trưởng và phát triển là 25 – 28oC. Ở
nhiệt độ 28oC vòng đời của M. incognita là 28 - 30 ngày trên cây thuốc lá.
Nhiệt độ thấp 20oC vòng đời của chúng kéo dài trong khoảng 57 - 59 ngày.
Trong vùng khí hậu ấm, hệ thống cây trồng phong phú, tuyến trùng có từ 4 – 10
thế hệ trong năm, do đó thiệt hại do chúng gây ra rất cao.
Trong vùng khí hậu ôn đới, tuyến trùng sưng rễ ít gây ra thiệt hại do khí hậu có
giai đoạn mùa đông khắc nghiệt, kéo dài, cây trồng không liên tục, nhiệt độ đất thấp
do đó sẽ làm giảm sự di chuyển của tuyến trùng, giảm sứ ăn và sinh sản của chúng.
Trứng và tuyến trùng non có thể tồn tại trong đất hàng năm nếu không gặp điều
kiện thuận lợi và cây ký chủ phù hợp.
Tuyến trùng gây hại ở các loại đất cát pha, thịt nhẹ, trồng cạn liên tục nhiều năm.
Mật độ tuyến trùng tập trung chủ yếu ở độ sâu từ 6 - 15cm, ẩm độ khoảng 60%.

Trong điều kiện khô hạn hoặc ngập nước lâu dài tuyến trùng kém phát triển, số
lượng giảm thấp rõ rệt.
Tuyến trùng nốt sưng có thể tạo vết thương mở đường xâm nhập thúc đẩy bệnh
nấm, vi khuẩn phát triển.
4.5. Biện pháp phòng trừ
Đảm bảo cây giống sạch nguồn tuyến trùng nốt sung; đất không nhiễm tuyến
trùng; phân hữu cơ sạch nguồn bệnh, khử trùng đất vườn ươm và các dụng cụ chăm
sóc.
Chế độ luân canh: Lúa – thuốc lá – đậu
Sử dụng biện pháp hóa học: một số thuốc hóa học trừ tuyến trùng nốt sưng như:
Oncol 25WP, Nokaph 10GR, Palila 500WP, v.v.
Biện pháp sinh học: nấm thiên địch: Trichoderma

harzianum, Verticillium

chlamydosporum, Arthrobotrys dactyloides, Hirsutella minnesotensis, , v.v.; các loài
vi khuẩn như Pasteuria penetrans, Pseudomonas fluorescens, Bacillus subtilis vừa có

9


khả năng tiêu diệt tuyến trùng vừa hạn chế thậm chí đối kháng tiêu diệt một số nấm,
vi khuẩn đất hoặc xung quanh vùng rễ; trồng cây dẫn dụ: cúc van thọ ( Tagetes erecta,
T. Patula) sản sinh độc tố Terthienyl hiệu quả phòng trừ tuyến trùng cao; Crotalaria
juncea: có khả năng phòng trị Meloidogyne spp.; cây chỉ thị (ớt, cà bát,…) dẫn dụ
tuyến trùng, nhổ và tiêu hủy.
II. BỆNH HẠI ĐẬU ĐỖ
1. Bệnh thán thư hại đậu đổ do nấm (Colletotrichum lindemuthianum)
1.1. Phân bố và Tác hại bệnh
1.1.1. Phân bố

Bệnh thán thư đậu đổ phổ biến rộng ở các nước trên thế giới. Bệnh được phát
hiện ở châu Âu từ năm 1875, đặc biệt phá hại nghiêm trọng ở vùng khí hậu ẩm ướt.
Ở nước ta, bệnh thán thư phá hại hầu hết các giống đậu đổ như đậu cove, đậu
vàng, đậu trạch, đậu bở, đậu xanh,…
1.1.2. Tác hại bệnh
Bệnh nặng, nhiều vết hợp lại thành vệt dài làm cây con khô chết, đổ rạp xuống.
Bệnh làm cho lá vàng dễ rụng, bệnh còn hại cả hoa, đài hoa làm hoa rụng không
đậu quả.
Vết bệnh trên hạt màu nâu hoặc nâu đen, làm mất phẩm chất hạt.
1.2. Triệu chứng bệnh
Trên thân cây con vết bệnh kéo dài, màu nâu vàng, hơi lõm xuống và nứt nẻ.
Bệnh nặng, nhiều vết hợp lại thành vệt dài làm cây con khô chết, đổ rạp xuống.
Trên lá cây đã lớn, vết bệnh thường nằm dọc theo gân lá, hình tròn hoặc bất
định. Vết bệnh lúc đầu màu vàng nâu, sau chuyển sang nâu sẫm, có viền màu đỏ. Trên
vết bệnh có nhiều chấm nổi màu nâu đen, cuối cùng vết bệnh khô rách lá. Trên cuống
lá và thân cành, vết bệnh kéo dài màu nâu sẫm, hơi lõm, cây còi cọc, lá vàng dễ rụng.
Bệnh còn phá hại cả cánh hoa, đài hoa làm hoa rụng không đậu quả.

10


Trên vỏ quả vết bệnh hình tròn, màu nâu vàng hoặc màu xám, lõm sâu, xung
quanh nổi gờ màu nâu đỏ.
Trên hạt vết bệnh nhỏ màu nâu hoặc màu đen. Bình thường vết bệnh chỉ ở bề
mặt hạt, đôi khi vào tận phôi hạt.
1.3. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Colletotrichum lindemuthianum gây ra, bộ Melanconiales, lớp nấm
bất toàn.
Sợi nấm đa bào, phân nhánh, màu nâu nhạt. Đĩa cành màu đen, có lông gai đen,
mọc riêng rẽ. Cành bào tử phân sinh hình gậy, đơn bào, không màu, đôi khi có màu

sẫm ở gốc. Bào tử phân sinh đơn bào, không màu, hình bầu dục hoặc hình trụ tròn,
thẳng hoặc hơi cong.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại
Bệnh thán thư phát sinh phá hại mạnh trong điều kiện ẩm độ không khí cao và
nhiệt độ tương đối thấp.
Ẩm độ không khí dưới 80%, nhiệt độ cao trên 27ºC hoặc thấp hơn 13ºC bệnh có
thể ngừng phát triển.
Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 16-20ºC.
Ở nước ta bệnh thường phát sinh phá hại mạnh vào thời gian mưa, ẩm ướt kéo
dài trong vụ đông xuân, nhất là trên những ruộng đậu đỗ trũng thấp, nước ứ đọng
nhiều.
1.5. Biện pháp phòng trừ
1.5.1. Biện pháp canh tác
Trồng các giống đậu đỗ chống bệnh.
Gieo hạt ở vị trí cao ráo, thoát nước tốt. Vun gốc cao, tránh ứ đọng nước vào
mùa mưa.
Chỉ lấy hạt ở những cây, ruộng không bị bệnh để làm hạt giống cho vụ sau.

11


Sau thu hoạch thu gọn sạch tàn dư cây, quả bị bệnh đem đốt kết hợp cày sâu để
vùi lấp tàn dư.
Bón phân cân đối giữa N, P, K.
Thực hiện luân canh với cây trồng nước.
1.5.2. Hóa học
Xử lý hạt giống bằng các loại thuốc hoá học có khả năng thấm sâu để diệt sợi
nấm
Khi bệnh chớm xuất hiện có thể phun thuốc phòng trừ kịp thời: dùng Zinep
80WP; Baycor 25WP; Score 250 ND; Daconil 50WP.

2. Bệnh đốm lá do vi khuẩn (Xanhthomonas phaseoli (Smith) Dowson)
2.1. Phân bố và Tác hại bệnh
Bênh có tính phổ biến rộng trên thê giới và ở nước ta, gây hại chủ yếu trên chi
Đậu Cove (Phaseolus),cũng như nhiều bệnh vi khuẩn khác trên đậu đỗ chúng đều có
những đặc điểm chung là ở cá bộ phân trên mặt đất của các cây đậu như thân lá, quả
và hạt, triệu tương tự rất khó phân biệt và biện pháp phòng trừ hiện nay cũng tương tự
nhau.
Tác hại: trên lá làm giả hàm lượng diệp lục, rụng lá; trên quả làm giảm chất
lượng cảm quan gây thất thu; gây mất sức nảy mầm hạt giống.
2.2. Triệu chứng bệnh
Trên lá xuất hiện vết bệnh xanh trong giọt dầu, thấu quang về sau hơi lõm
xuống, màu vàng nhạt, nâu đỏ, xung quanh có quầng rộng vàng xanh lục nhạt, nhiều
vết bệnh không đều lớn rộng ra, lien kết với nhau thành một đám lớn, có vết bệnh phủ
kín cả phiến lá.
Trên quả xuất hiện những vết bệnh hình tròn, nhỏ, hơi lõm, màu nâu đỏ, có khi
có viền đỏ quanh vết bệnh, đường kính một số vết bệnh trên quả có thể tới 1cm.
Hạt nhiễm bệnh có vết bệnh nhăn nheo, trên võ hạt có đốm vàng. Trên thân cây
xuất hiên nhiều vết bệnh dạng tròn, hoặc vết dài hơi lõm, có kẻ nứt, màu đỏ.

12


2.3. Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn gây bệnh Xanhthomonas phaseoli (Smith) Dowson là loại hình gậy
ngắn, kích thước 0,3 - 0,8 x 0,5 - 3 um. Có khả năng chuyển động, có một long roi ở
đầu cực gram âm.
Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hoặc qua khí khổng sau đó lan truyền qua
nhu mô lá và gây hại cho cây.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại
Trong điều kiện ẩm độ cao, bệnh phát sinh và phát triển thuận lợi, đốm bệnh lây

lan rất nhanh.
Nguồn bênh chủ yếu tồn tại ở hạt giống. Hạt giống có thể nhiễm vi khuẩn ở bên
ngoài hoặc bên trong.
Nguồn bệnh vi khuẩn còn tồn tại trong tàn dư cây bệnh. Vi khuẩn có thể sống
trực tiếp ở trong đất trong một thời gian ngắn. vi khuẩn xâm nhập vào cây qua vết
thương cơ giới và lỗ khí khổng. Sinh sản lan truyền trong các gian bào, gây hại nhu
mô, bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp 25 - 30 độ,
lượng mưa lớn, vi khuẩn cũng có thể do côn trùng truyền lan
2.5 Biện pháp phòng trừ
Chọn tạo và sử dụng giống kháng bệnh. Ví dụ: các giống đậu xanh (phaseolus
aureus) chống chịu cao hơn các giống đậu trắng (Phaselus vulgaris)
Vệ sinh tiêu hủy tàn dư bệnh
Dùng hạt giống đã qua bảo quản một thời gian
Tăng cường bòn thúc phân lân, kali vào thời kì trước khi ra hoa
Điều chỉnh thời vụ hợp lí.
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng một số thuốc hóa học hay kháng sinh
Biện pháp hóa học: Hiện nay, do chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục
để phòng trừ đối tượng này, có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc BVTV sau:
Champion 77WP, Coc 85WP, Kasumin 2SL, New Kasuran, Canthomil.
13


3. Bệnh khảm lá đậu đổ do virus (Bean common mosaic virus – BCMV)
Virus còn có tên gọi khác là: Bean common mosaic potyvirus, Bean mosaic virus,
Bean virus 1, Bean western mosaic virus, Mungbean mosaic virus.
3.1. Phân bố và Tác hại bệnh
Virus BCMV gây hại ở các vùng trồng đậu trên thế giới, đặc biệt là các nước có
khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam cũng đã tìm thấy sự gây hại BCMV.
Lá bị mất màu, nhỏ lại, nhăn nhúm và dày hơn lá bình thường, cây lùn. Bệnh chủ
yếu do rệp (rầy mềm) truyền.

3.2. Triệu chứng bệnh
Triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi cây đậu mới mọc mầm. Lá sò nhiễm
bệnh bị co lại , hai mép lá thường cụp xuống và uống cong. Trên lá thật có nhiều dạng
triệu chứng như khảm xanh nhạt và xanh đậm, cuộn lá, lá biến dạng hoặc có những
chấm khảm đốm màu vàng. Sinh trưởng của cây giảm, một số trường hợp làm chết
hoại mạch dẫn và cây bị chết nếu nhiễm nặng từ giai đoạn sớm.
3.3. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh khảm lá cây đậu đỗ là do Bean common mosaic virus ( BCMV) thuộc
nhóm Potyvirus gây ra.
Hình thái và đặc tính chống chịu: virus gây bệnh có dạng sợi mềm, kích thước
750x15 nm, nhiệt độ mất hoạt tính (Q10) từ 50 – 65 0C, ngưỡng pha phát dục 10-3 –
10-4, thời gian tồn tại trong dịch triết của cây ở nhiệt độ phòng từ 1 – 4 ngày.
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại
Bệnh có thể gây hại trên một số loài cây khác nhau, và chủ yếu trên đậu đỗ,
ngoài ra còn gây hại trên một số loài cỏ dại. Trong tự nhiên BCMV chủ yếu tìm thấy
trên loại chi đậu cove Phaseolus, đặc biệt là đậu cove Phaselus vulgaris ( Zanmeyer,
1951 và Drifhout, 1987).
Khả năng lan truyền: virus có thể truyền qua 11 loại rệp theo kiểu không bền
vững. Ngoài ra virus còn truyền qua tiếp xúc cơ học, qua hạt giống và qua hạt phấn. Tỉ
lệ truyền qua hạt phấn có thể lên tới 20%.
14


Bệnh phát triển mạnh trên cây đậu trồng vào vụ đông xuân, vào các thời kì loài
rệp muội phát triển mạnh trên đồng ruộng.
3.5. Biện pháp phòng trừ
Do virus kí sinh vào nội bào và nhiễm hệ thống nên việc phòng trừ trực tiếp
bằng các biện pháp hóa học cơ giới…. cho nên rất khó thực hiện. Vì thế để phòng trừ
cần chú ý các điểm sau:
Kiểm tra hạt giống trước khi gieo, loại bỏ các hạt bệnh trước khi gieo trồng và

trong quá trình sinh trưởng cần loại bỏ và tiêu hủy cây bệnh kịp thời.
Phòng trừ côn trùng mô giới: do virus truyền lan trên đồng ruộng qua các côn
trùng mô giới nên cần khống chế mật độ các côn trùng ở mức phù hợp bằng các biện
pháp hóa học, sinh học,.. là hết sức quan trọng.
Chọn tạo giống chống chịu.
4. Bệnh tuyến trùng nang (Soybean cyst nematode disease) cây họ đậu do tuyến
trùng (Heterodera glycines Ichinohe)
4.1. Phân bố và Tác hại bệnh
4.1.1. Phân bố
Năm 1954, người ta phát hiện tuyến trùng Heterodera glycines Ichinohe. du
nhập từ châu Á vào Bắc Carolina, Hoa Kỳ.
Phần lớn số loài xuất hiện ở những vùng khí hậu ôn đới, chúng ít có ý nghĩa ở
các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trứng phát triển nằm trong bào nang có khả năng
chống chịu với điều kiện bất lợi cũng như các loại thuốc hoá học.
Phân bố rộng rãi trên toàn thế giới. Cho đến nay chưa phát hiện loài tuyến trùng
có bào nang ở Việt Nam nhưng chúng đã được cảnh báo là một ñối tượng kiểm dịch
quan trọng.
4.1.2. Tác hại
Bệnh đã gây thất thu năng suất gần 50% ở những vùng trồng đậu nành của Mỹ,
Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiên.

15


Tại Nhật Bản năng suất thất thu được báo cáo là từ 10 – 70% (Ichinohe, 1955;
Inagaki, 1977).
Tại Mỹ, thiệt hại do Heterodera glycines Ichinohe. là cao nhất trong những tác
nhân gây thất thu năng suất.
4.2. Triệu chứng bệnh
Cây nhiễm bệnh cây sẽ tăng trưởng chậm lại. Lá mất màu xanh, cây vàng lùn

giống bị thiếu đạm, lá rụng sớm, rễ sậm màu và nốt sần ít hoặc không tạo được. Hoa
trổ trễ, hạt xấu và năng suất giảm đáng kể (từ 10 – 20%). Trường hợp nặng cây có thể
chết. Đậu nành trồng ở đất cát hoặc đất có thành phần hữu cơ thấp (đất núi lửa) thì đặc
biệt dễ nhiễm bệnh này.
4.3. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do tuyến trùng Heterodera glycines Ichinohe. gây ra trên cây đậu nành và
các cây họ đậu khác.
Tuyến trùng xâm nhập bộ rễ ngay từ giai đoạn đầu và ký sinh bên trong mô tế
bào rễ ở giai đoạn tuyến trùng tuổi 2.
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại
Nhiệt độ thích hợp cho tuyến trùng sinh trưởng và phát triển là 25 – 28oC.
Tuyến trùng phát triển qua các giai đoạn phụ thuộc vào nhiệt độ và cây ký chủ.
Trên các loại đất giàu chất hữu cơ thì mức độ hại biểu hiện cao và năng suất thu
được là trung bình. Đất cát nhẹ bị hại nặng, năng suất rất thấp.
Sự gây hại còn phụ thuộc vào mật độ tuyến trùng trong đất, nếu ít thì triệu chứng
không thể hiện ra bên ngoài.
4.5. Biện pháp phòng trừ
Kể từ khi được phát hiện, bệnh tuyến trùng nang (Soybean cyst nematode)
không thể diệt trừ hoàn toàn. Việc áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
để hạn chế tối đa thiệt hại và thất thu năng suất.

16


Cần phát hiện bệnh sớm bằng các tiệu chứng trên mặt đất và lấy mẫu đất phân
tích.
Dùng giống kháng – là một biện pháp quản lý hiệu quả. Ví dụ: giống đậu nành
Peking.
Luân canh: tuyến trùng Heterodera glycines Ichinohe. không thể phát triển và
nhân mật số khi không ký sinh với ký chủ của nó. Ví dụ: luân canh với bông, bắp, kê

(millet), đậu Pisum (Phaseolus vulgaris L.); thời gian luân canh cần thiết là 5 – 6 năm.
Duy trì cây trồng khỏe mạnh và cách ly khu vực cây bị bệnh với cây khỏe.
Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc loại nematiceides – không giết hết tất cả tuyến
trùng trong đất. Ví dụ: một số hoạt chất thuốc loại nematicides như: 1,3dichloropropene (Telone) và oxamyl (Vydate) có tác dụng diệt tuyến trùng bào nang
Heterodera glycines Ichinohe.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Triệu Mân, 2007. “Giáo trình Bệnh cây Chuyên khoa”. Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội, 252 trang.
2. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. “Giáo trình bệnh cây chuyên khoa”.
Trường Đại học Cần Thơ. 252 trang.
3. Jimmy R. Rich and Robert A. Kinloch, 1997. “Tobacco Nematode Management”.
Institute of Food and Agricultural Sciences, University of Florida. 5 pages.
4. Lê Lương Tề (1977). “Bệnh cây”. NXB Nông nghiệp.
5. Lê Lương Tề (chủ biên), Vũ Triệu Mân (1998). “Bệnh cây nông nghiệp”. NXB
Nông nghiệp.
6. Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân (1999). “Bệnh virus và vi khuẩn hại cây trồng”.
NXB Giáo dục.
7. />8. />9. />
17


10. />11. />
18


PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Rễ thuốc lá bị bệnh thối gốc thân

Hình 2. Rễ thuốc lá cắt dọc bị bệnh


thối

gốc thân

Hình 3. Cây con chết rạp và triệu chứng

Hình 4. Hạch nấm Rhizoctonia solani trên

trên lá cây thuốc là bị bệnh thối gốc thân

cây thuốc lá bị bệnh thối gốc thân
19


Hình 5. Nhổ bỏ bằng tay cây thuốc lá bị
bệnh thối gốc thân

Hình 6. Thuốc Ridomil Gold 68 WP

Hình 8. Thây cây cắt ngang trên cây thuốc
lá bị bệnh héo xanh do vi khuẩn
Pseudomonas solanacerum

Hình 7. Triệu chứng bệnh héo xanh trên
cây thuốc lá do vi khuẩn

Pseudomonas

solanacerum


20


Hình 10. Triệu chứng trên lá thuốc lá bị

Hình 9. Giọt dịch vi khuẩn khuẩn
Pseudomonas solanacearum

màu

bệnh xoăn lá do virus TLCV

trắng đục

Hình 11. Triệu chứng trên lá thuốc lá bị

Hình 12. Triệu chứng trên lá thuốc lá bị

bệnh xoăn lá do virus TLCV

bệnh xoăn lá do virus TLCV

Hình 13. Bọ phấn Bemisia tabaci vec tơ
truyền TLCV gây bệnh xoăn lá thuốc lá

Hình 14. Vòng đời bọ phấn
Bemisia tabaci

21



Hình 15. Triệu chứng trên rễ cây thuốc lá

Hình 16. Triệu chứng trên cây thuốc lá bị

bị tuyến trùng nốt sưng

tuyến trùng nốt sưng

Hình 17. Cây thuốc lá giai đoạn cây con

Hình 18. Vết bệnh thán thư trên đậu đỗ

chết do bị tuyến trùng Meloidogyne spp.

với lớp bào tử hình thành xung quanh

tấn công

22


Hình 19. Triệu chứng trên thân cây đậu bị

Hình 20. Triệu chứng trên trái bị bệnh

bệnh thán thư

thán thư


Hình 22. Triệu chứng của bệnh đốm lá vi
Hình 21. Triệu chứng trên lá bị bệnh thán

khuẩn trên cây đậu Cove do vi khuẩn

thư

Xanthomonas phaseoli (Smith) Downson

23


Hình 23. Triệu chứng của bệnh đốm lá vi
khuẩn trên quả đậu Cove do vi khuẩn
Xanthomonas phaseoli (Smith) Downson

Hình 24. Triệu chứng khảm lá đậu đỗ do
Bean common mosaic virus (BCMV)

Hình 25. Triệu chứng khảm lá đậu đỗ do

Hình 26. Triệu chứng khảm lá đậu đỗ do

Bean common mosaic virus (BCMV)

Bean common mosaic virus (BCMV)

24



Hình 27. Tuyến trùng Heterodera glycines

Hình 28. Triệu chứng trên cây đậu nành bị

Ichinohe. gây hại diện tích lớn trên đậu

bệnh tuyến trùng nang

nành (Courtesy G.L. Tylka)

(Soybean cyst nematode disease)
(Courtesy R.D. Riggs)

Hình 29. Triệu chứng trên rễ cây đậu nành
bị bệnh tuyến trùng nang

Hình 30. Giống đậu nành Peking kháng

(Soybean cyst nematode disease)

(phía sau) và giống nhiễm (phía trước) với

(Courtesy R.D. Riggs)

bệnh tuyến trùng nang
(Soybean cyst nematode)
(Courtesy J.P. Ross)

25



×