Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

BÀI GIẢNG BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG TS. VÕ THỊ THU OANH ĐHNLTPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.14 MB, 132 trang )

Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BỆNH CÂY
I. Giới thiệu môn học
1. Khoa học bệnh cây và sản xuất nông nghiệp
- Khoa học bệnh cây là khoa học nghiên cứu về:
+ Bản chất các loại bệnh hại cây trồng;
+ Hệ thống các biện pháp phòng trừ tổng hợp có hiệu quả kinh tế nhất;
+ Bảo vệ và nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng.
- Nội dung nghiên cứu: Ký chủ - ký sinh - điều kiện ngoại cảnh
- Đối tượng nghiên cứu:

1. Nguyên nhân

2. Tương tác
Bệnh cây học
3. Dịch tễ học

4. Phòng, chống

- Đặc điểm
- Sinh học
- Phân loại
-…
- Triệu chứng
- Tính kháng
-…
- Phát tán bệnh
- Chu kỳ bệnh
- Dự báo
-…
- Nguyên lý


- Phương pháp
-…

1.2 Lịch sử khoa học bệnh cây
- Thế kỷ 3 TCN, Theophraste đã nói đến tác hại của
bệnh;
- Năm 1775, M.Tillet nghiên cứu về bản chất nguyên
nhân gây bệnh cây và biện pháp phòng trừ đơn giản;
- Năm 1807, B.Prevost nghiên cứu bệnh than đen
lúa mì;
Tranh vẽ Thế kỷ 17 Hoa Tulip bị nhiễm TVB
(Lesnaw và Ghabrial,
2000)
- Tháng 8, 1968 hội nghị quốc tế về Bệnh cây lần thứ nhất đã được tổ
chức tại Luân Đôn;
- Năm 1853, Anton De Bary công bố tác phẩm
khoa học đầu tiên về bệnh cây;

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 1


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
- Năm 1921, Vincent (Pháp) phát hiện bệnh đạo ôn ở Nam bộ Việt Nam;
- Năm 1951, Roger phát hiện ở Bắc bộ Việt Nam;
- Năm 1967-1968: các kết quả điều tra cơ bản về sâu bệnh hại cây trồng đã được tiến hành.
1.3 Tầm quan trọng và tác hại của bệnh cây
1.3.1 Tầm quan trọng
- Có ít nhất khoảng 50,000 bệnh hại cây trồng nông nghiệp.

- Các bệnh mới vẫn được phát hiện hàng năm.
- Tổng sản lượng cây trồng toàn thế giới năm 2002: 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Âu: thiệt hại 15% tổng sản phẩm cây trồng do nhiễm bệnh
- Tùy lúc, tùy nơi, tùy loại cây, loại bệnh, mức độ bệnh mà thiệt hại này thay đổi.

Bệnh sương mai nho ở Châu Âu (thế
kỷ 19): phá hủy hoàn toàn nhiều vườn
nho tại Pháp, Đức và Ý

Bệnh mốc sương khoai tây tại bắc Âu
năm 1840 đã làm 1.5 triệu người
Aixơlen chết đói

Ở Sri Lanka: bệnh rỉ sắt lá cà phê
(Hemileia vastatrix) làm giảm sản
lượng cà phê xuất khẩu đến 93%

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 2


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh

Ở Việt Nam, các bệnh hại lúa: đạo ôn,
khô vằn, bạc lá, lem lép hạt xuất hiện
hàng năm, thiệt hại 15 - 22% tổng sản
lượng

Tại miền Nam (2006-2008), bệnh

vàng lùn xoắn lá đang là nguy cơ lớn
cho sản xuất lúa
10 % diện tích bị nhiễm (1 triệu tấn)
Quá 30%, Việt Nam sẽ phải nhập gạo

Tuyến trùng Ditylenchus angustus gây
bệnh tiêm đọt sần trên lúa mùa dài
ngày gây thiệt hại 20 - 90% năng suất,
nhiều khi bị mất trắng

1.3.2 Tác hại của bệnh cây
a. Thiệt hại kinh tế
- Côn trùng, bệnh hại và cỏ dại: 36,5 %
+ Cỏ dại: 12,2 %;
+ Côn trùng: 10,2 %;
+ Bệnh hại chiếm: 14,1 %.
b. Thiệt hại về chất lượng nông sản
- Hàm lượng chất dinh dưỡng: đạm, đường, chất béo, vitamin;
- Giá trị thương phẩm giảm, giá trị thẩm mỹ, chất lượng chế biến.
c. Tác nhân gây bệnh sinh độc tố ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và gia súc khi sử dụng
- Độc tố Aflatoxin (Aspergillus flavus): làm tổn thương các tế bào gan, các mô tế bào khác ở
người, gia súc, gia cầm. Aflatoxin: kích thích sự phát triển của các dạng tế bào ác tính => gây
ung thư ở người, aflatoxin B là chất gây ung thư gan nguy hiểm nhất.
- Men làm rượu Aspergillus oryzae sinh ra acid ciclopiazonae gây ngộ độc
- Khoai lang bị bệnh sẹo đen do Ceratostomella fimbriata; lúa mì bị nấm Claviceps purpurea.
Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 3



Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
d. Làm giảm giá trị gieo trồng đối với hạt giống, hom giống và các nguồn vật liệu giống
khác.
e. Nguyên nhân của sự khan hiếm sản phẩm theo mùa vụ:
- Trồng ớt trong mùa mưa bị thối trái (Colletotrichum spp.), rau ăn lá bị thối…
f. Thất thu năng suất, giảm sản lượng
- Bệnh mốc sương khoai tây; bệnh xoăn lá do virus;
- Bệnh héo xanh do vi khuẩn gây hại: thiệt hại 60 - 100% năng suất cà chua, khoai tây và một số
cây trồng khác;
- Bệnh vàng lá gân xanh gây trở ngại lớn cho việc phát triển các loại cây có múi ở nhiều vùng
trong nước;
- Bệnh rỉ sắt cà phê chè (Arabica) gây rụng lá hàng loạt;
- Phải loại bỏ dịch bệnh vàng lá thối rễ cà phê phải hủy bỏ hàng ngàn ha;
- Bệnh vàng lá chết nhanh tiêu;
- Bệnh rụng lá Corynespora, bệnh do Botryodiplodia trên cao su;
- Bệnh khảm lá mía.
g. Tổn phí do:
- Áp dụng các biện pháp phòng trừ;
- Giảm lợi nhuận đối với người trồng;
- Tăng giá sản phẩm cho người tiêu thụ;
- Nhà máy chế biến không sử dụng hết công suất vì thiếu nguyên liệu.
h. Ô nhiễm môi trường
- Tích luỹ nguồn bệnh trong đất: hạt giống, tàn dư, cỏ dại và các cây ký chủ khác
- Sử dụng thuốc BVTV: gây mất cân bằng sinh thái, tiêu diệt sinh vật có ích,để lại dư lượng
thuốc BVTV trong đất, gây độc cho người và gia súc trong khu vực sử dụng thuốc
- Làm ảnh hưởng đến đất đai trồng trọt, cơ cấu cây trồng, chế độ luân canh, hệ vi sinh vật đất

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 4



Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
II. Định nghĩa bệnh cây
PLANT PATHOLOGY = PHYTOPATHOLOGY
phyto = cây
pathos = bệnh
logos = nghiên cứu

Plant pathology = bệnh học thảo mộc; bệnh thảo mộc

1. Cây khỏe
- Cây khỏe là cây thực hiện tốt nhất các chức năng sinh lý được qui định bởi tiềm năng di truyền
của nó
+ Quang hợp;
+ Hô hấp;
+ Vận chuyển (nước, khoáng, dinh dưỡng);
+ Trao đổi chất (đường, đạm, chất béo...);
+ Dự trữ;
+ Sinh sản.
2. Cây bệnh
- Định nghĩa 1 (giáo trình): “Bệnh cây là trạng thái không bình thường, có quá trình bệnh lý
biến động liên tục xảy ra ở trong cây do các yếu tố ngoại cảnh không phù hợp hoặc ký sinh vật
gây ra, dẫn đến sự phá huỷ chức năng sinh lý, cấu tạo, giảm sút năng suất, phẩm chất cây trồng”
- Định nghĩa 2: Bệnh cây là sự kích thích có tính tổn thương liên tục bởi một tác nhân gây bệnh
hoặc yếu tố môi trường dẫn tới hủy hoại chức năng của mô và tế bào ký chủ dẫn tới phát triển
triệu chứng.
- Định nghĩa 3 (Plant Pathology, Agrios, 2005): Bệnh cây là một loạt các phản ứng nhìn thấy
hoặc không nhìn thấy của tế bào hoặc mô đối với một sinh vật gây bệnh hoăc yếu tố môi trường
dẫn tới các thay đổi bất lợi về hình dạng, chức năng, sự thống nhất của cây.

III. Triệu chứng cơ bản của bệnh cây
1. Định nghĩa triệu chứng bệnh cây
- Triệu chứng là phản ứng của cây đối với bệnh
- Triệu chứng là biến đổi bên ngoài hoặc bên trong của cây bị bệnh
- Có rất nhiều triệu chứng

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 5


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
- Các nhóm triệu chứng:
+ Triệu chứng bệnh toàn bộ: cây nhiễm bệnh ở tất cả các bộ phận - Nhiễm hệ thống. VD: héo rũ,
lùn cây, khảm hệ thống do virus
+ Triệu chứng bệnh cục bộ: cây nhiễm bệnh ở 1 hay vài bộ phận của cây. VD: bệnh đốm lá, quả
2. Định nghĩa dấu hiệu bệnh
- Dấu hiệu là sự có mặt vật lý của tác nhân gây bệnh
- Dấu hiệu là tác nhân gây bệnh (hoặc bộ phận hoặc sản phẩm của nó) có thể quan sát trực tiếp
được trên cây bệnh
- Có rất nhiều dấu hiệu
3. Các nhóm triệu chứng bệnh hại cây trồng
1. Vết đốm
Hiện tượng chết từng đám mô thực vật,
tạo ra các vết bệnh cục bộ, hình dạng, kích
thước, màu sắc khác nhau

80% bệnh hại tác nhân là nấm
50% bệnh hại do nấm triệu chứng là vết
đốm

2. Thối hỏng
Hiện tượng mô tế bào bị phân huỷ, cấu
trúc mô bị phá vỡ tạo thành khối mềm
nhũn, nát hoặc khô teo, biến màu có mùi
khó chịu hoặc không mùi
Thường gặp ở bộ phận chứa nhiều nước
Thối hỏng gồm:
- Thối trái do vi sinh vật hoặc dinh dưỡng
(canxi)
+ Do vi sinh vật vị trí bị thối bất kỳ trên
trái
+ Do thiếu canxi bị thối từ dưới đít trái lên
- Thối gốc – do các mầm bệnh trong đất
gây hại
Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 6


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
3. Héo rũ
Hiện tượng cây chết héo, cành lá héo xanh
vàng và rũ xuống. Bó mạch dẫn bị thâm
đen, rễ bị thối

4. Biến dạng
Bộ phận bị bệnh dị hình (xoăn lá, cuốn lá,
lùn cây, búi cành, chùn ngọn …)
Màu sắc giống dạng khảm nhưng hình
dạng thay đổi

Triệu chứng này hoàn toàn phụ thuộc vào
côn trùng chích hút => phát triển mạnh
vào mùa khô

5. Biến màu
Bộ phận bị bệnh mất màu do sự phá huỷ
cấu tạo và chức năng của diệp lục, hàm
lượng diệp lục giảm, gây hiện tượng lá
loang lổ, biến vàng hoặc trắng lợt.
Khảm là hiện tượng lá có màu loang lỗ,
hình dạng ký chủ hầu như không thay đổi
Gồm biến màu mạch dẫn và diệp lục

6. U sung
Khối lượng hoặc số lượng tế bào tăng quá
độ do sinh sản và phát triển của tế bào bị
rối loạn tạo các u sưng ở các bộ phận như
rễ, cành, củ…
Tác nhân là do nấm và tuyến trùng khác
nhau về kích thước
- Nấm u sưng toàn bộ rễ
- Tuyến trùng Meloidogyne sp. (cái) – u
sưng như nốt sần đậu hình dạng bất định

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 7


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh


7. Lở loét
Bộ phận bị bệnh nứt vỡ, lở loét tạo thành
vết lõm xung quanh nổi gờ.
Bần hóa nhưng không biến dạng

8. Lớp phấn phủ
Trên bề mặt bộ phận bị bệnh bao phủ toàn
bộ hoặc từng chòm một lớp sợi nấm và cơ
quan sinh sản tạo thành lớp bột xốp mịn
màu trắng hoặc đen.
Ký sinh vật bên ngoài ký chủ sau đó hút
dinh dưởng vào bên trong
Trên cây ăn trái vị trí gây bệnh thường là
vị trí phân cành nơi giữ nước và dệ thâm
nhập
Lớp nấm muội đen làm giảm diện tích
quang hợp do nấm ký sinh ban đầu hoặc
do nấm ngoại inh phát triển trong môi
trường chất thải của côn trùng chích hút

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 8


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
9. Ổ nấm
Vết bệnh là ổ nấm nổi lên, lớp biểu bì của
bộ phận bị bệnh bị nứt vỡ bên trong chứa

đầy bào tử của nấm gây bệnh
Nhiều đốm nhỏ đầu chấm kim nằm ở mặt
dưới lá
Thường gặp ở nhóm bệnh rĩ sắt
10. Mummi
Hiện tượng quả, hạt bông cờ bị phá hủy
toàn bộ, bên trong chứa đầy khối sợi nấm
và bào tử như bột đen hoặc vàng, nâu…

4. Các dạng dấu hiệu bệnh hại cây trồng

Trên cây bệnh thường có cả triệu chứng và dấu hiệu

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 9


Nội dung được lấy từ Bài giảng
gi
môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thịị Thu Oanh

Trên cây bệnh
nh có biểu
bi hiện hai hoặc nhiều triệu chứng
ng khác nhau

Một số tác nhân gây bệnh
nh có thể
th gây ra triệu chứng bệnh tương đối giống

ng nhau

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 10


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
5. Các dạng triệu chứng bệnh cây
1. Vết đốm
2. Ổ nấm
3. U sưng
4. Loét
5. Sẹo ghẻ
6. Thối
6.1 Thối trái
6.2 Thối gốc
7. Chết cây con => Lỡ cổ rễ
8. Cháy lá

Giống (4) gây hại bộ phận non làm biến dạng vết bệnh
Thối gốc trên cây trưởng thành tác nhân chính nấm Fusarium
các ký sinh vật khác hỗ trợ
Lỡ cổ rễ gặp ở cây con (vườn ươm) hoặc cây còn lá mầm
Cháy do vi sinh vật cháy lá tại vị trí vết bệnh
Cháy do dinh dưởng là toàn bộ

9. Khảm
10. Biến màu
11. Biến dạng

12. Mummi
13. Phấn phủ
IV. Khái niệm chung về nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân
Đặc điểm
Tên gọi

Cụ thể

Bệnh hữu sinh
Gây ra bởi các vi sinh vật sống
Có khả năng lan truyền
Bệnh truyền nhiễm
1. Nấm:100.000 loài, trong đó
10.000 loài gây bệnh cây)
2. Vi khuẩn 1.600 loài, trong đó
100 loài gây bệnh cây)
3. Virus: 2000 loài, trong đó 1000
loài gây bệnh cây)
4. Tuyến trùng: hàng ngàn loài,
trong đó vài trăm loài gây bệnh
cây
5. Dich khuẩn bào (Phytoplasma)
6. Viroid
7. Thực vật ký sinh
8. Trùng roi

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Bệnh phi sinh

Gây ra bởi các yếu tố môi trường bất lợi
Không có khả năng lan truyền
Bệnh không truyền nhiễm

1. Yếu tố đất đai bất lợi: dinh dưỡng, cấu
trúc vật lý và thành phần hóa học đất
không thích hợp
2. Các yếu tố thời tiết bất lợi: nhiệt độ,
ẩm độ, mưa bão không phù hợp
3. Các chất độc, khí độc: Các khí độc từ
nhà máy

Page 11


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
V. Tác động của vi sinh vật gây bệnh vào cây
- Sử dụng vật chất của tế bào cây gây suy yếu cây ký chủ
- Giết chết tế bào cây, làm rối loạn các hoạt động trao đổi chất của tế bào: enzyme, độc tố, chất
điều hòa tăng trưởng
- Ngăn chặn, cản trở quá trình vận chuyển nước, dưỡng chất từ đất và các sản phẩm quang hợp
trong cây.
VI. Phân loại chung
- Theo triệu chứng
- Theo bộ phận cây bị bệnh
- Theo nhóm cây ký chủ
- Theo nguyên nhân gây bệnh
BÀI 2: BỆNH KHÔNG TRUYỀN NHIỄM
I. Đặc điểm chung
- Do thiếu, thừa hoặc không thích hợp của 1 yếu tố cần thiết nào đó cho đời sống của cây;

- Nguồn bệnh không hình thành, không tích lũy và không lan truyền;
- Tác động đến tất cả giai đoạn sinh trưởng của cây;
- Triệu chứng đa dạng;
- Tác hại thay đổi.
II. Các yếu tố gây ra bệnh không truyền nhiễm
- Dinh dưỡng
- Ẩm độ đất
1. Yếu tố có nguồn gốc từ đất
- pH đất
- Cấu trúc vật lý và thành phần hóa học đất không thích hợp
- Nhiệt độ
- Ẩm độ
2. Yếu tố thời tiết bất lợi
- Không khí
- Ánh sáng
- Khí độc nhà máy
3. Các chất độc, khí độc trong
- Chất phóng xạ
không khí
- Thuốc diệt cỏ

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 12


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
1. Ảnh hưởng của các yếu tố có nguồn gốc từ đất
1.1 Dinh dưởng
- Thiếu N: thường xảy ra trên đất bạc màu, - Thiếu P: lá có màu huyết dụ

đất cát , cát pha, bón phân ít, thâm canh kém

- Thiếu K: chồi ốm yếu, lá già bị biến vàng, - Thiếu Ca:
mép lá hoặc chót lá bị nâu đỏ => hoại tử, có + Trên cà chua: gây thối nâu đáy trái cà chua:
nhiều đốm nâu trên phiến lá
vết nâu đậm đến đen, hơi lõm vào. Xảy ra trên
đất có H% thấp kéo dài; bón N cao; hệ thống rễ
bị thương tổn

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 13


Nội dung được lấy từ Bài giảng
gi
môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thịị Thu Oanh
- Thiếu Mn: Trên bắp lá non có màu xanh + Trên thuốc lá: chồii xoăn, mép và chót lá no
non
olive và sọc nhẹ. Xảy
y ra trên đất
đ kiềm cong úp xuống dưới => ngừng
ng tăng trư
trưởng; lá
(pH > 6.2)
dày và xanh hơn bình thường

- Thiếu Bo: Cây thấp
p lùn; thân, lá, trái méo mó, rạn
r nứt. Thối tâm hoặc tạoo ra vùng rrỗng trong

thân cây, củ, trái

1.2 Ẩm độ đất thấp
- Đất trồng thiếu nước thường
ng xuyên:
+ Cây thấp, còi cọc, lá nhỏ,, xanh tái
+ Hoa, trái ít, rụng nhiều
- Đất trồng thiếu nướcc kéo dài: cây khô héo => chết
- Sinh trưởng phát triểm kém =>m
mẫn cảm với vi sinh vật gây bệnh
và côn trùng

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 14


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
1.3 Ẩm độ đất cao
- Ngập úng:
+ Thiếu O2 trong đất => rễ bị ngạt thở, thối đen, mất khả năng hút nước và chất dinh dưỡng.
+ Vi sinh vật yếm khí hoạt động mạnh => sinh chất độc cho rễ như : Nitrites (NO2), mêtan
(CH4), Hydrosulphur (H2S), carbon dioxide (CO2)
- Ẩm độ đất bảo hòa: tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh tấn công cây trồng dễ dàng hơn.
VD: Trồng tiêu trên đất thấp, đất thịt nặng, đất sét => khó thoát nước trong mùa mưa => cây suy
yếu và bị Fusarium sp., Phytophthora sp. tấn công => thối rễ

- Đất trồng dư thừa nước => cây yếu ớt, lá xanh nhạt, hoặc xanh hơi vàng, rễ thối
- Ngập nước 2-3 ngày => cây ngắn ngày, cây thân thảo bị vàng úa, chết
- Ngập nước nhiều tuần => cây thân gỗ chết


Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 15


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
- Độ ẩm của đất thay đổi đột ngột từ khô hạn đến ẩm độ đất cao => nứt rạn củ, trái

1.4 Tác dộng của pH đất
- Cây mọc ở pH = 4 -8
- Đất quá chua
+ N, P, Ca chuyển sang dạng không hấp thu được
+ Al, Fe dễ hòa tan, dễ hấp thu
VD: xì phèn => tăng trưởng kém, thấp lùn, vàng vọt, ít đẻ nhánh, rễ vàng khô; Cấy lúa ngay sau
trục vùi rơm rạ => lúa vàng úa, cằn cổi, rễ thối đen
- pH đất quá cao (đất mặn, đất kiềm): hại cho cây trồng
- pH > 9 => cây không phát triển, héo, chết
- pH cao dẫn đến nhiều tác hại khác nhau đối với các loại cây khác nhau như : cây biến màu,
thấp lùn, cháy lá, héo, chết cây con
- Lúa mì, táo nhạy cảm với đất mặn, kiềm nhưng củ cải đường, cỏ alfalfa
chịu đựng tốt.
1.5 Tác động của cấu trúc đất
- Cấu trúc đất ảnh hưởng đến ẩm độ và độ thoáng khí
+ Đất cấu trúc thô => độ thoáng tốt => giữ nước kém => thiếu ẩm
+ Đất cấu trúc mịn => giữ nước tốt => kém thoáng khí
+ Đất sét nặng =>gây ứ đọng nước =>ngăn cản rễ phát triển

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA


Page 16


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
2. Các yếu tố thời tiết bất lợi
2.1 Nhiệt độ cao
- Mất cân bằng lượng nước phát tán và nước do rễ cây hút vào
- Tác hại:
+ Rối loạn hoạt động của lỗ khí, rễ hóa nâu, cây héo, rụng lá, cháy lá,
nứt vỏ quả, hạt lép
+ Xáo trộn hoạt động của enzyme, phản ứng sinh hóa => chết tế bào
cây
+ Protein bị ngưng tụ, màng nguyên sinh chất bị phá vỡ

2.2 Nhiệt độ thấp
- Đỉnh sinh trưởng, bộ phận non => héo khô
- Lá biến màu trắng, vàng, nâu =>dinh dưỡng đạm
rối loạn => mất khả năng hình thành diệp lục
- Hoa thụ phấn kém, rụng
- Hạt lép lững
- Thân nứt nẻ bong vỏ, tách lõi
- Nhiệt độ quá thấp, sương giá =>tế bào, mô cây hoại tử:
+ Nguyên sinh chất của tế bào mất nước, co lại
+ Nồng độ nguyên sinh chất cao => ngộ độc tế bào
+ Màng tế bào bị tổn thương do tinh thể nước đá kết tụ ở các gian bào
=> Cây trồng sinh trưởng kém, năng suất giảm

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 17



Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh

2.3 Tác động của ánh sang không phù hợp
- Thiếu ánh sang
+ Hình thành diệp lục chậm
+ Quang hợp giảm
(trồng dày, bón dư đạm, mưa nhiều, thời tiết âm u kéo dài)
- Dư ánh sáng – nhiệt độ cao  ảnh hưởng nghiêm trọng
2.4 Ẩm độ không khí không phù hợp
- Ẩm độ không khí thấp, tốc độ gió cao, nhiệt độ cao => mất nước => cháy lá => biến dạng =>
héo cây
- Ẩm độ không khí cao => nấm gây bệnh sinh sản, phóng bào tử => gây bệnh cho cây trồng
3. Tác động của các khí độc và chất độc trong không khí
- Tác hại của ô nhiễm không khí gây ra trên cây trồng:
+ Thất thu năng suất cây trồng nông nghiệp: 5 tỷ USD/năm (Mỹ)
+ Cây sinh trưởng phát triển kém, có nguy cơ suy tàn tăng lên đến 75%
+ Cây trồng cảm nhiễm hơn với các bệnh truyền nhiễm
- Cây sống trong môi trường ô nhiễm lâu dài =>yếu =>bệnh do vi sinh vật, côn trùng gây ra

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 18


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
- Cây bị ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ : phát triển bất thường (vặn vẹo, thân, lá, rễ dị hình), lá bị
vàng, nâu, khô, rụng; cây bị lùn, cằn cổi kém phát triển, chết


III. Chẩn đoán bệnh
1. Dễ dàng: triệu chứng điển hình
- Xem xét, phân tích điều kiện thời tiết trước và trong lúc xảy ra bệnh, sự ô nhiễm không khí, đất
nơi/gần nơi cây được trồng, kỹ thuật canh tác đã áp dụng
- Thừa/thiếu dinh dưỡng: biểu hiện, diễn biến của triệu chứng; phân tích đất và cây, dùng cây chỉ
thị, phun hóa chất
2. Khó khăn: triệu chứng không rõ rang
- Giống với triệu chứng bệnh do virus, phytoplasma gây ra => tìm bằng chứng vắng mặt vi sinh
vật; tái hiện bệnh trên cây khoẻ; chữa trị cây bệnh nếu có thể (điều chỉnh yếu tố nghi ngờ gây
bệnh).
IV. Phòng trừ bệnh không truyền nhiễm
- Không trồng cây trong môi trường bất lợi
+ Đối với các yếu tố thời tiết: chọn trồng giống; thời vụ gieo trồng thích hợp
+ Đối với các yếu tố đất đai: cải tạo đất, cày bừa thích hợp; bón phân đầy đủ, cân đối; tưới tiêu
nước hợp lý
- Phòng trừ tổng hợp: chắn gió, tưới tiêu, cải tạo pH…

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 19


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 20


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh

BÀI 2: BỆNH TRUYỀN NHIỄM
A. VI KHUẨN
I. Đặc điểm
- Đơn bào
- Thực vật hạ đẳng
- Khoảng 1600 loài được biết gồm:
+ Hoại sinh (đại đa số) – có lợi
+ Gây bệnh cho người
+ Gây bệnh cho động vật
+ Gây bệnh cho thực vật:100 loài
- Vi sinh vật tiền nhân (không có nhân thật)
+ Bộ gene là DNA nằm tự do trong tế bào chất
+ Plasmid (DNA sợi đơn, dạng vòng)
+ Tế bào được bao bọc bởi màng tế bào chất bên trong và
một vách tế bào vững chắc bên ngoài (tạo hình thể cố định
của vi khuẩn)
+ Tế bào chất (thiếu lục lạp và ti thể)
+ Lông roi
- Ký sinh không bắt buộc (bán ký sinh hoặc bán hoại sinh ) - fastidious vascular bacteria –
Thường là vi khuẩn hại mạch dẫn, vi khuẩn hại cây có muối.
+ Vi khuẩn bán ký sinh xâm nhập thụ động qua thủy khổng, khí khổng, bì khổng và vết thượng.
II. Hình thái – kích thước
- Phần lớn hình que, gậy, 2 đầu tù
- Streptomyces:dạng sợi, khộng
vách ngăn
- Biến dạng: hình chùy, hình Y,
V, hoặc gắn lại thành đôi, chuỗi
ngắn
- Kích thước : 1 - 3 x 0.3 - 0.5 µm


Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 21


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
III. Cấu tạo
1. Vách tế bào
- Làm tế bào có hình dạng cố định
- Đa số có phản ứng nhuộm Gram (-), trừ Streptomyces và
Corynebacterium Gram (+)
- Cấu tạo khác nhau giữa vi khuẩn Gram (-) và Gram (+)
- Bên ngoài vách có lớp nhày => giúp chống chịu tác động
bên ngoài
2. Màng tế bào
- Cấu tạo bằng lipoprotein- Có tính bán thấm
- Chứa nhiều enzyme cần cho hoạt động sống của tế bào
3. Thể nhân và plasmid
- Thể nhân là nhiễm sắc thể (DNA dạng vòng), kích thước
lớn.
- Plasmid là DNA sợi đơn, dạng vòng, kích thước nhỏ, tái
sinh độc lập với nhiễm sắc thể
4. Lông roi
- Phần lớn có lông roi, giúp vi khuẩn di động
- Có 1 lông roi (Xanthomonas), 1 chùm lông roi ở đầu
(Pseudomonas),nhiều lông roi bao quanh tế bào
(Erwinia)
IV. Sinh sản
- Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng phương pháp vô
tính phân đôi tế bào, tốc độ nhanh (20 phút/1 thế hệ

mới)
- Sinh sản hữu tính:
+ Sợi pili: nối hai tế bào vi khuẩn, trao đổi thông tin di
truyền
+ Hai tế bào vi khuẩn tách ra, tiếp tục quá trình phân chia
bình thường => tạo tế bào mới khác với tế bào bố mẹ

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 22


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
- Khi sinh trưởng vi khuẩn hình thành các
khuẩn lạc nhỏ, các sắc tố, có màu khác nhau:
màu trắng kem, màu vàng, màu xanh lục…
V. Xâm nhiễm gây bệnh
1. Xâm nhập: thụ động
- Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua các vết thương xây xát, hoặc các lỗ hở tự nhiên (khí khổng,
thủy khổng), mắt củ ...

2. Dinh dưỡng gây bệnh
- Tiết enzyme phân hủy vách tế bào ký chủ, phân hủy
các hợp chất phức tạp => hợp chất đơn giản cần cho
dinh dưỡng của vi khuẩn
- Tiết độc tố đầu độc tế bào. VD: bệnh đốm cháy lá
thuốc lá do vi khuẩn Pseudomonas tabaci tạo độc tố
tabtoxin
+ Tabtoxin ức chế men glutamine synthetase (tổng
hợp glutamine từ glutamate và NH3) dẫn tới tích lũy

NH3
+ Lá bị nhiễm độc NH3 không thể cố định CO2
+ Tabtoxin tạo ra quầng vàng
VI. Lan truyền
- Gió, không khí: luồng gió cuốn vi khuẩn đi xa.
- Nước, mưa: dễ dàng truyền lan theo nước tưới, nước mương rãnh, nước mưa.
- Côn trùng và các động vật khác: một sốcôn trùng như ong, sâu miệng nhai, gặm lá, đục quả,
rầy, một số loài tuyến trùng trong đất…có thể mang vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn lan
truyền
- Đất, hạt giống, cây giống, tàn dư cây trồng mang nguồn bệnh vi khuẩn.
- Hoạt động sản xuất của con người

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 23


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
VII. Đặc điểm sinh thái
1. Yếu tố phi sinh vật
1.1 Nhiệt độ
- Thích hơp sinh trưởng: 20-30C
- Tối thiểu 0 -2C
- Tối đa 35-37C
- Nhiệt độchết: 45-52C
+ Xanthomonas vesicatoria: 560C
+ Pseudomonas lycopersicum: 680C
+ Xanthomonas malvacearum:500C (3-5 giờ), 1000C (10 phút).
- Ý nghĩa: hạn chế tác hại của bệnh: canh tác, chọn giống, thời vụ; lai tạo và chọn lọc giống chịu
nóng, chịu lạnh, kháng được bệnh.

1.2 Ẩm độ không khí
- Cần thiết ở giai đoạn đầu của quá trình xâm nhiễm
- Vi khuẩn chết: khô, tế bào cây dễ nhiễm bệnh trong không khí ẩm ướt
- Phạm vi ẩm độ:
+ Erwinia carotovora: 20-100%
+ Pseudomonas maculicola>90%
+ Vi khuẩn gây bệnh dưa chuột: có giot nước
+ Pseudomonas tabaci : phát triển mạnh sau những trận mưa lớn.
- pH môi trường thuận lợi: trung tính hoặc kiềm yếu
1.3 Chế độ nước
- Làm tăng tình trạng thiếu nước của cây: vít chặt các ống dẫn hoặc tiết ra chất độc => cây bị héo
1.4 Ánh sáng
- Không chịu đươc ánh sáng trực xạ: đa số
- Vi khuẩn có sắc tố màu vàng(carotinoid): chịu được tác động của ánh sáng mặt trời – trung hòa
tácđộng ánh sáng
+ Loại gây bệnh các bộ phận trên mặt đất:có sắc tố màu vàng
+ Loại gây bệnh ở các bộ phận dưới đất hoặc trong mạch dẫn: không màu.
Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 24


Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
1.5 Độ thoáng của đất
- Đất không thoát nước, rễ cây thối chết - thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
1.6 Phân bón
- Tăng hoặc giảm sự phát triển của vi khuẩn
- Thiếu phân/nguyên tố vi lượng: vi khuẩn hoại sinh => ký sinh gây bệnh cây trồng.
- Làm thay đổi tính chất trao đổi của cây => điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển của vi
khuẩn.

2. Yếu tố sinh vật
2.1 Quan hệ giữa vi khuẩn – côn trùng
- Côn trùng mang vi khuẩn trên cơ thể => quan hệ cơ giới
- Côn trùng mang vi khuẩn trong cơ thể => quan hệ sinh vật
VD: ruồi hại hành mang vi khuẩn Erwinia
2.2 Quan hệ giữa vi khuẩn gây bệnh – vi sinh vật đất
- Vi sinh vật đất: gây trở ngại, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn hoặc không ảnh hưởng lẫn
nhau. VD: Ralstonia solanacearum
2.3 Quan hệ giữa vi khuẩn – nấm ký sinh gây bệnh cây trồng
- Nấm phá vở mô tế bào - vi khuẩn xâm nhập
- Bào tử nấm mang vi khuẩn - lan truyền vi khuẩn
VD: Alternaria, Macrosporium phát triển mạnh trên những cây trồng bị bệnh vi khuẩn.
2.4 Quan hệ giữa vi khuẩn – virus gây bệnh cây
- Vi khuẩn mang trên mình phân tử virus - lantruyền bệnh.
VD: Xanthomonas phaseoli mang virus
khảm lùn đậu Hà Lan => cây bị nhiễm
cả hai loại bệnh
VIII. Triệu chứng vi khuẩn gây bệnh
- Giống triệu chứng bệnh do nấm
- Triệu chứng đặc trưng: mô bệnh thấm
nước, vết dầu loang, có dịch vi khuẩn
trên bề mặt vết bệnh.

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

Page 25


×