Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

ÔN TẬP HỆ THÔNG CANH TÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.86 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

ÔN TẬP HỆ THỐNG CANH TÁC
Chương I: Giới thiệu chung
- Ngày càng có nhiểu nước tỏ ra quan tâm đến vấn đề nghiên cứu nông nghiệp theo quan điểm hệ thống.
Nhiểu môn hoặc nội dung nghiên cứu ra đời từ đó:
+ Hệ thống nông nghiệp (agricultural system)
+ Hệ thống Canh tác (farming system)
+ Hệ thống sinh thái nông nghiệp (agroecosystem)
- Nghiên cứu này được quan tâm đặc biệt tại các nước mà nông nghiệp đóng vai trò là ngành kinh tế quan
trọng.
+ Quy mô vừa và nhỏ
+ Lấy nông hộ - nông trại làm đơn vị cơ sở
+ Phương pháp sản xuất độc canh không còn phù hợp do:
+ Tài nguyên nông hộ ít (đất đai, nguồn vốn, lao động,…)
+ Tỷ lệ rủi ro cao
+ Lợi tức không cao
+ Không sử dụng tối đa tài nguyên của nông hộ hay của khu vực.
- Nghiên cứu và phát triển Hệ thống Canh tác có vai trò tích cực trong việc:
+ Tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.
+ Góp phần phổ biến các kỹ thuật tiến bộ cho nông dân vừa và nhỏ
+ Góp phần cải thiện kinh tế gia đình
+ Tăng mức sống cho nông dân
1. Nông nghiệp và sự phát triển của nông nghiệp thế giới
- Theo một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi thì: "Nông nghiệp là việc nuôi trồng một cách có hệ thống
các cây trồng và vật nuôi có ích dưới sự quản lý của con người".
- Nói theo nghĩa rộng, nông nghiệp bao gồm cả nội dung sản xuất, chế biến, tiếp thị và phân phối các sản


phẩm nông nghiệp.

SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

Quan điểm về yếu tố quyết định sự tiến hóa của nông nghiệp
Nhà nghiên cứu (năm)
Markov (1972)
Grigg (1977)
Cao Liêm và Trần Đức Viên (1990)
Đường Hồng Dật (1980)

- 5 giai đoạn phát triển của nông nghiệp:
+ Săn bắn hái lượm
+ Nông nghiệp sơ khai
+ Nông nghiệp cổ đại
+ Nông nghiệp cổ truyển
+ Nông nghiệp hiện đại
+ Nông nghiệp Bền vững.

Yếu tố quyết định
Công cụ lao động trước hết là công cụ làm đất

Sự thay đổi kinh tế, kỹ thuật và dân số.
Sự phát triển của lao động sống
Trình độ khoa học kỹ thuật
Vật tư kỹ thuật
Công cụ lao động

Khoảng 14 – 15 nghìn năm, con người trồng cây
và thuần hóa động vật thành gia súc  Nông
nghiệp định canh bắt đầu diễn ra.

- Cơ sở xác định nguồn gốc một cây trồng:
+ Dựa vào nguồn biến dị di truyền (theo Valivov – nhà thực vật học người Nga): một cây trồng từ cây
hoang dại qua trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
+ Dựa vào địa bàn phân bố (rộng lớn)
+ Dựa vào tài liệu, sách báo, tạp chí, địa khai, chứng cứ khảo cổ.
- Chọn giống hiện đại xuất phát từ phát kiến định luật di truyền của Mendel.
- Thời kỳ nông nghiệp hiện đại: đầu thế kỹ 20 hay còn gọi là giai đoạn 5 hóa:
+ Cơ giới hóa: cày máy ra đời giúp tăng năng suất làm đất
+ Thủy lợi hóa: cây đạt năng suất cao nhờ nước tưới (cây mía) và phải kết hợp điện khí hóa.
+ Điện khí hóa
+ Hóa học hóa: phân hóa học (nhất là phân đạm) và hóa chất BVTV: DDT, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm
và thuốc sát trùng.
+ Sinh học hóa: Áp dụng đặc tính của vi sinh vật (Nitrazin)

SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM


HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

2. Nền nông nghiệp hiện đại và các vấn đề cần quan tâm
a. Cuộc cách mạng xanh và hoàn cảnh nông dân
- Do sử dụng giống mới, đầu tư thủy lợi và tăng mức độ sử dụng phân bón  Năng suất lúa Châu Á tăng
3%/năm.
- 30 năm qua, năng suất lúa, lúa mì, bắp đã có khuynh hướng đụng trần. Vì vậy, các giống cải tiến mới
không thể mở rộng diện tích ra nhanh chóng được nữa nếu không có hệ thống thủy lợi tốt, phân bón, các
loại nông dược cùng các kỹ thuật khác kèm theo.
- Đến nay, năng suất lúa trung bình là 2,5 – 3,5 tấn/ha; năng suất lúa mì khoảng 2,5 tấn/ha.
- Tiếp tục thâm canh và độc canh cây lúa nông dân càng nghèo đi (chỉ đủ ăn) đồng thời môi trường tự
nhiên bị ảnh hưởng.
b. Vấn đề an ninh lương thực
- An ninh lương thực được định nghĩa bao gồm 3 yếu tố:
+ Có đủ lương thực cho người dân;
+ Mọi người đều có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn cung cấp lương thực;
+ Mọi người đều có khả năng mua hoặc cung cấp lương thực.
c. Vấn đề bảo vệ môi trường
d. Vấn đề phát triển bền vững
3. Các cách tiếp mới trong nghiên cứu và phát triển nông nghiệp
a. Thất bại của việc nghiên cứu theo kiểu áp đặt
- Nhiều nhà khoa học cho rằng tiềm năng để tăng năng suất và sản lượng cây trồng, nông dân nên và cần
phải làm theo các nhà khoa học ở các viện nghiên cứu, trạm trại.
- Nhưng kết quả thường không cao do điều kiện khác nhau giữa sự đầu tư, cách quản lý của trạm, trại
thường hoàn toàn khác với hoàn cảnh sản xuất của nông dân.
- Yếu tố thất bại khác là nghiên cứu và đưa tiến bộ vào sản xuất theo kế hoạch nhà nước dội xuống mà
không nghĩ đến hoàn cảnh và nguồn lực của nông hộ.

- Người ta đã tổng kết có đến 80 % các chương trình nghiên cứu hay phát triển nông thôn bị thất bại theo
kiểu nghiên cứu và phổ triển (khuyến nông) theo kiểu áp đặt.

SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

b. Thất bại của việc nghiên cứu theo kiểu áp đặt
- Thông thường, trong nhiều chương trình nghiên cứu hay đầu tư phát triển sản xuất, các nhà khoa học chỉ
chú trọng đến một yếu tố kỹ thuật đơn lẽ nào đó như cải tiến giống cây trồng, vật nuôi, mật độ canh tác,
tác động phân bón... mà họ không chú ý về nguồn lực nông hộ và mối tương tác qua lại trong Hệ thống
Canh tác, vì vậy nhiều tiến bộ kỹ thuật mới có giá trị nhưng khơng thể mở rộng ra sản xuất.
- Một ví dụ ở Nepal cho thấy nông dân đã từ chối trồng giống bắp mới có tên là khumai yellow cho năng
suất 5 – 6 tấn/ha, trong khi đó giống bắp địa phương họ đang trồng năng suất chỉ 1 – 2 tấn/ha. ở đây, các
nhà nghiên cứu đơn ngành sẽ khó giải thích được nguyên nhân. Tuy vậy, khi phân tích về hệ thống cây
trồng trong năm, nông dân trong vùng đã trồng 3 vụ/năm với cơ cấu: lúa - lúa mì - bắp. giống khumai
yellow mặc dù có năng suât cao, nhưng thời gian sinh trưởng đến 120 ngày, nếu trồng giống bắp này sẽ
trễ và ảnh hưởng vụ lúa tiếp theo.
c. Các quan điểm/các tiếp cận mới trong nghiên cứu và phát triển
- Phải theo cả 2 chiều:
+ Trên xuống (top – down)
+ Dưới lên (bottom – up approach)
- Nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật từ dưới lên, nhà nghiên cứu phải tìm hiểu kỹ mục tiêu và tình thế người

nông dân trong những hoàn cảnh tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể.
- Những thông tin phản hồi từ dưới lên rất quan trọng để định hướng nghiên cứu có hiệu quả
+ Quan điểm hệ thống (system approach)
+ Quan điểm liên ngành (interdiscipline approach)
+ Cách tiếp cận có sự tham gia(participatory/community – base)
+ Quan điểm phát triển bền vững (sustainability)
4. Hoàn cảnh và sự cần thiết nghiên cứu theo quan điểm Hệ thống Canh tác ở Việt Nam
a. Bối cảnh phát triển nông nghiệp Việt Nam sau chiến tranh
- Sau 1975, chiến lược phát triển kinh tế việt nam theo học thuyết marx đã đưa nông dân vào phương thức
làm ăn tập thể dưới các hình thức tập đoàn, hợp tác xã sản xuất. Trọng tâm của nông nghiệp giai đoạn
này là tự túc lương thực và cố gắng xoá bỏ triệt để bốc lột trong nông thôn qua bình quân ruộng đất. Tổ
chức sản xuất được thực hiện theo phương án kinh tế kế hoạch tập trung từ trên đưa xuống.
- Năm 1986, Đổi mới kinh tế với các chính sách nông nghiệp phù hợp đã giúp việt nam tăng nhanh sản
lượng lương thực, nhất là lúa ở đồng bằng sông cửu long - bắt đầu xuất khẩu gạo từ năm 1989 với số
lượng hơn 1,6 triệu tấn.

SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

b. Sự cần thiết nghiên cứu theo quan điểm Hệ thống Canh tác ở Việt Nam
Căn cứ theo điều kiện về sinh thái nông nghiệp, Việt Nam có thể được chia thành 9 vùng khác biệt sau:
1. Vùng Tây Bắc

2. Vùng Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn
3. Vùng Đông Bắc
4. Vùng Đồng bằng sông Hồng
5. Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ
6. Vùng Tây Nguyên
7. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
8. Vùng Đông Nam Bộ
9. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Mỗi vùng có những đặc điểm về điều kiện sinh thái khác nhau, có các lợi thế tương đối khác nhau và
thích hợp với những hệ thống sản xuất, cây trồng, vật nuôi khác nhau.
- Với chính sách mới của nhà nước đã chấp nhận đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp và chiến lược
phát triển nông nghiệp là đặt trọng tâm vào phát triển nông thôn, nâng cao thu nhập nông hộ và nông
thôn, bằng cách sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên tuỳ theo lợi thế tương đối của từng vùng sinh thái
trên cơ sở phát triển bền vững. nông nghiệp phải được đa dạng hóa để vừa thỏa mản nhu cầu trong nước
vừa đáp ứng được thị trường xuất khẩu.
- Như vậy, nghiên cứu Hệ thống Canh tác thích hợp cho từng vùng và tiểu vùng sinh thái là cách tối ưu
hóa việc sử dụng các tài nguyên đất, nước và lao động, cho hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ mội trường
được bền vững. Tuy vậy, việc nghiên cứu này không thể thực hiện theo kiểu đơn ngành, mà đòi hỏi phải
nghiên cứu liên ngành – đa ngành và dựa trên quan điểm hệ thống.

Chương II: Khái niệm về Hệ thống Canh tác
1. Khái niệm về hệ thống
a. Định nghĩa
- Theo Spedding (1979) “Hệ thống là tổ hợp những thành phần có tương quan với nhau, giới hạn trong
một ranh giới rõ rệt, hoạt động như một tổng thể cùng chung mục tiêu, có thể tác động qua lại và với môi
trường bên ngoài”.
- Theo Von Bertalnffy (1978) và Conway (1984) “Hệ thống là một tập hợp của những thành phần có
tương quan với nhau trong một ranh giới”
SV: Nguyễn Minh Thắng


Page 5


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

b. Các đặc tính của một hệ thống (5 đặc tính)
* Có mục tiêu chung:
- Các thành phần của hệ thống có mục tiêu chung từ đó xác định rõ hơn chức năng hoạt động của chúng.
* Có ranh giới rõ rệt:
- Phân biệt hệ thống này với hệ thống khác
- Nhận biết nơi bắt đầu và kết thúc của hệ thống.
- VD: Màng tế bào, phạm vi tế nông trại…)
* Có tính thứ bậc:
- Thứ bậc có được là do ranh giới của từng hệ thống
- Ở mỗi cấp, hệ thống bao gồm các hệ thống phụ (cấp thấp hơn) và là một phần của hệ thống cao hơn.
- VD: Vũ trụ - Ngân hà – Thái dương hệ - Trái đất - …
Hệ sinh thái

Hệ sinh thái nông nghiệp

Cộng đồng

Hệ thống cây trồng

Quần thể


Quần thể
Cá thể

Tế bào

Thứ bậc của hệ thống sinh
thái tự nhiên và nông nghiệp
(Conway, 1985)

Gene

* Có các thuộc tính của những thành phần bên trong hệ thống:
- Các thành phần bên trong có sự tác động qua lại lẫn nhau, và mang những thuộc tính riêng nhất định.
* Có đầu vào – đầu ra
* Có thể thay đổi theo không gian và thời gian

SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 6


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

c. Phương pháp nghiên cứu hệ thống
* Kết hợp phân tích và tổng hợp
- Phân tích chức năng, nghiên cưu mối tương quan của các thành phần để tìm hiểu hệ thống một cách tổng

thể.
* Kết hợp đa ngành, liên ngành: trong việc nghiên cứu để giải quyết các vấn để của nông hộ và nông thôn
trên từng khu vực khác nhau.
2. Khái niệm về Hệ thống Canh tác
a. Định nghĩa
- Hệ thống Canh tác sự sắp xếp phối hợp duy nhất và ổn định nhất trong hoạt động năng động của nông
hộ với điều kiện nhất định về môi trường vật lý (physical), sinh học, kinh tế, xã hội phù hợp với mục tiêu,
sở thích, và các nguồn tài nguyên nông hộ. Những yếu tố này phối hợp tác động đến sản phẩm làm ra và
phương án sản xuất.
3 tăng
Lợi nhuận
Năng suất
Phẩm chất
Sản xuất lúa chất lượng cao theo chương trình 3 giảm 3 tăng
Giảm lượng giống
Giảm phân bón
Giảm thuốc BVTV
- Giảm lượng phân đạm theo - Sử dụng khi thật sự cần thiết
bảng so màu lá lúa
- Sử dụng theo 4 đúng.
- Bón phân NPK cân đối.
- Tránh bón thừa đạm để tránh đỗ
ngã và giảm sâu bệnh
3 giảm

- VD:
+ Mô hình Ca cao – tiêu và Ca cao – chuối
+ Canh tác hỗn hợp trong vườn dừa những mô hình có hiệu quả ở ĐBSCL:
 Dừa – Tôm (cá); Dừa – Gà (vịt)
 Dừa – Cỏ dê (bò) – Biogas

 Dừa – Ca cao – Tôm (cá) – Ong mật

SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 7


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

b. Đặc điểm của Hệ thống Canh tác
* Ranh giới: Phạm vi nông trại
* Thành phần:
- Con người: chủ hộ, thành viên nông hộ, lao động thuê mướn
- Hệ thống nông trại – nông hộ
- Hệ thống cây trồng – chăn nuôi – thủy sản
* Thứ bậc:
Hệ thống nông nghiệp Quốc gia
Hệ thống nông nghiệp vùng
Hệ thống Canh tác (hệ thống nông hộ - nông trại)
Hệ thống cây trồng

Hợp phần kỹ thuật
Đất

Hệ thống chăn nuôi


Giống

Phân bón

BVTV

Quản lý nước

Hợp phần kỹ thuật
Thị trường tiêu thụ
Phương thức quản lý
Thức ăn chăn nuôi
Con giống
Thú y

Hệ thống thủy sản

Hợp phần kỹ thuật

Khả năng ao hồ
Mật độ nuôi thả

Hợp phần kỹ thuật là những bộ phận kỹ thuật tác dộng
vào Hệ thống Canh tác nhằm thu lợi nhuật cao nhất

SV: Nguyễn Minh Thắng

Loại và lượng thức ăn

Page 8



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

* Thuộc tính Hệ thống Canh tác:
- Theo Conway (1985), Cúc và ctv (1990), có 5 yếu tố thường được dùng để mô tả hay đánh giá một Hệ
thống Canh tác:
+ Khả năng sản xuất (productivity):
 Khả năng sản xuất hoặc thu nhập trên một đơn vị tài nguyên (đất, lao động, năng lượng, vốn,…)
 VD: Kg (tấn)/ha/năm, thu nhập hàng năm của nông hộ, thu nhập thuần trên một hecta,…
+ Tính ổn định (stability):
 Khả năng sản xuất được duy trì theo thời gian đáp ứng với các biến động ở qui mô nhỏ về môi trường
như điều kiện kinh tế thị trường, điều kiện thời tiết.
 Khi có các biến động về môi trường, nếu hệ thống vẫn duy trì được khả năng sản xuất hoặc sự thay đổi
cho sự đáp ứng không lớn thì hệ thống được xem là có tính ổn định cao.
+ Tính vững bền (sustainability):
 Khả năng sản xuất của một hệ thống được duy trì theo thời gian khi có những vấn đề bất lợi (stress)
hoặc những sự đảo lộn (pertubation) xảy ra.
 Các bất lợi là những xáo trộn có thể dự đoán được, ở qui mô nhỏ, và đôi khi kéo dài (như gia tăng nồng
độ muối trong đất, suy giảm độ phì đất,, giống cây trồng mất tính kháng..).
 Sư đảo lộn ở đây là những xáo trộn bất thường, không thường xuyên, không dự đoán được, nhưng khá
nghiêm trọng (như một dịch hại mới phát sinh, đợt lũ hay hạn hán bất thường, biến động lớn về chính
trị..)
+ Tính công bằng (equitability):
 Sự phân bố sản phẩm hay lợi nhuận của hệ thống đến những người tham gia quá trình sản xuất, hoặc
những người thụ hưởng trong cộng đồng như thế nào.

 Hệ thống càng mang tính công bằng cao khi lương thực, thu nhập, các nguồn tài nguyên hay các sản
phẩm nông nghiệp được chia sẻ một cách công bằng trong các thành viên của nông trại, làng xã, khu vực,
hay quốc gia.
 Lợi nhuận (profitability): khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và xã hội.
Khả năng sản xuất

SV: Nguyễn Minh Thắng

Tính ổn định

Tính vững bền

Tính công bằng

Lợi nhuận

Page 9


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

3. Phương pháp nghiên cứu Hệ thống Canh tác
a. Mục tiêu nghiên cứu
 Nhằm bố trí canh tác hợp lý để sử dụng tối ưu các tài nguyên từng vùng sinh thái và của nông hộ.
 Nhằm tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp với điều kiện tự nhiên và bối cảnh kinh tế, xã hội, tập
quán canh tác và hoàn cảnh nông dân.

 Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững.
b. Phương pháp nghiên cứu của Hệ thống Canh tác
• Phương pháp nghiên cứu của Hệ thống Canh tác (farming system research/fsr) là sự tập trung vào các
nông trại nhỏ như hệ thống cơ bản cho nghiên cứu và phát triển, và có sự tham gia chặt chẽ của chính
người nông dân vào tất cả các giai đoạn của tiến trình nghiên cứu và phát triển (Gilbert và ctv, 1980;
Harwood, 1979; Norman, 1980; Shaner và ctv, 1982).
 Ngoài ra, còn phải kể đến tính liên ngành, sự kết hợp chặt chẽ giữa khoa học tự nhiên – kỹ thuật và khoa
học kinh tế - xã hội, giữa cán bộ địa phương – nông dân – nhà nghiên cứu – người hoạch định chính sách.

Chương III: Tiến trình nghiên cứu – phát triển Hệ thống Canh tác

Chọn vùng sinh thái và điểm nghiên cứu
Mô tả điểm và phân tích

Hợp tác với
Nông dân và
Cán bộ
Khuyến nông

Thiết kế kỹ thuật

Thử nghiệm các hợp phần kỹ thuật

Hợp tác với
Trạm nghiên cứu,
Viện nghiên cứu

Sản xuất và đánh giá

Khuyến nông


SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 10


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

1. Chọn địa điểm nghiên cứu (site selection)
a. Yêu cầu của điểm nghiên cứu
- Đại diện cho vùng sinh thái: để kết quả nghiên cứu có thể phổ biến ra rộng rãi trong vùng.
- Dễ dàng đi lại
- Gần các Trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm
- Đạt được sự đồng tình, yểm trợ của nông dân, lãnh đạo địa phương và cơ quan liên quan  thúc đẩy
nhanh tiến trình thực hiện, khả năng đưa kết quả ra diện rộng nhanh chóng.
b. Thu thập số liệu sơ khởi ở vùng nghiên cứu:
Chính sách phát triển của nhà nước

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện kinh tế – xã hội

Hiện trạng canh tác, sử dụng đất

- Trong suốt quá trình chọn điểm và nghiên cứu – phát triển Hệ thống Canh tác, nhóm nghiên cứu sẽ thu
thập số liệu về:

+ Điều kiện tự nhiên;
+ Sinh học và môi trường;
+ Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Mức độ chi tiết hóa của số liệu tùy thuộc vào mục tiêu đặt ra ban đầu của nhóm nghiên cứu.
- Nhóm nghiên cứu sẽ tập hợp các thông tin có liên quan ở vùng nghiên cứu.
- Số liệu thu thập phải cho thấy được đặc điểm của vùng nghiên cứu, cung cấp thông tin để nhận ra những
vấn đề khó khăn cần giải quyết và từ đó lập lịch kế hoạch thực hiện với nông dân.
* Các tư liệu sơ khởi cần thu thập gồm:
- Chính sách phát triển của nhà nước:
+ Là cơ sở rất quan trọng quyết định việc chọn điểm nghiên cứu (thuận lợi rất nhiều nếu điểm nghiên cứu
nằm trong diện ưu tiên của nhà nước)
+ VD:
 Chính sách ưu tiên giúp đỡ đồng bào dân tộc ít người vùng cao;
 Chính sách bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và đất rừng;
 Chính sách tăng thu nhập cho các nông hộ nhỏ vùng canh tác sử dụng nước trời ở ĐBSCL.
SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 11


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

- Điều kiện tự nhiên:
+ Bản đồ thổ nhưỡng, phân loại đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
+ Điều kiện khí hậu, thời tiết của khu vực:
 Lượng mưa hàng năm (trong chu kỳ 10 năm);

 Phân bố mưa trong năm;
 Nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thấp, nhiệt độ tối cao;
 Vận tốc gió,…
+ Điều kiện thủy văn:
 Nguồn nước hữu dụng cho sản xuất nông nghiệp;
 Biến động mực nước ngẩm;
 Chất lượng nước tưới (phèn, nhiễm mặn,…);
 Thời gian và mức độ bị ngập úng,…
+ Hiện trạng canh tác, sử dụng đất:
 Các mô hình cánh tác chính, các loại cây trồng, vật nuôi đang được sử dụng;
 Cách bố trí cây trồng;
 Giống sử dụng;
 Năng suất bình quân;
 Mức sử dụng phân bón – hóa dược,…
+ Điều kiện kinh tế – xã hội:
 Quy mô nông trại và thu nhập;
 Quyền sử dụng đất (thuê mướn hay làm chủ);
 Sử dụng lao động trong năm;
 Các nguồn tín dụng;
 Thị trường cho nông sản, tình hình mua – bán vật tư, nông sản,…;
 Tín ngưỡng, tập quán xã hội – sinh hoạt (ý thức cộng đồng, chia sẻ quyền lợi,…).

SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 12


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC


GV: Trần Văn Lợt

2. Mô tả điểm và chẩn đoán các trở ngại
a. Mô tả điểm nghiên cứu (site description)
* Mục tiêu
- Nhằm hiểu rõ về Hệ thống Canh tác hiện tại nông dân đang áp dụng:
+ Nông dân đang làm gì? (WHAT)
+ Tại sao nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật, mô hình này? (WHY)
+ Nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật này như thế nào? (HOW)
+ Mục tiêu, sở thích, những ưu tiên của nông dân:
 Ưu tiên là đủ ăn hay là làm giàu qua sản xuất lúa;
 Ưu tiên là chăn nuôi gà thả vườn hay nuôi bò,…
- Nhằm có được các thông tin đầy đủ về hoàn cảnh nông dân và Hệ thống Canh tác hiện tại:
+ Cơ cấu cây trồng hiện tại;
+ Những giống đang sử dụng;
+ Mức độ đầu tư và các chi phí;
+ Năng suất cây trồng vật nuôi và các phụ phẩm;
+ Lợi tức nông hộ;
+ Mức độ sử dụng lao động;
+ Những yếu tộ khác.
- Phát hiện các kỹ thuật tiên tiến, các mô hình phù hợp có thể áp dụng có kết quả cho các nông dân trong
vùng:
+ Làng, xã nào cũng có những nông dân biết thích nghi với hoàn cảnh địa phương, sử dụng tốt các nguồn
tài nguyên trong nông trại và thu hoạch năng suất cao hơn, đạt lợi nhuận nhiều hơn những nông dân khác.
+ Kinh nghiệm của những nông dân này là bài học tốt cho việc triển khai các đề tài nghiên cứu và công
tác khuyến nông
- Nhằm thu thập các thông tin cần thiết cho việc thiết kế các kế hoạch thí nghiệm
+ Xác định các thuận lợi cũng như chẩn đoán các khó khăn, trở ngại của nông dân và Hệ thống Canh tác
đang áp dụng;

+ Khả năng phát triển, các biện pháp kỹ thuật có thể và cần được nghiên cứu và phổ biến ứng dụng.
SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 13


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

- Nhằm chọn được nông dân cộng tác trong nghiên cứu
- Nhằm cung cấp số liệu ban đầu các biến đổi, làm cơ sở cho việc so sánh kết quả tác động của các giải
pháp kỹ thuật , sự thay đổi hệ thồng canh tác theo thời gian tại vùng nghiên cứu.
* Tiến trình mô tả điểm nghiên cứu:
- Việc mô tả cần được thực hiện ngay sau khi chọn được điểm nghiên cứu và được thường xuyên lặp lại
trong suốt tiến trình nghiên cứu.
- Tiến trình mô tả điểm nghiên cứu có 2 giai đoạn như sau:

Mô tả sơ khởi

Mô tả chi tiết

Các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA, RRA, KIP, ABC,
SWOT…)
- Thực hiện suốt tiến trình nghiên cứu;
- Nhận ra thuận lợi, khó khăn, hoạch định kế hoạch;
- Đánh giá dơ khởi tác động kỹ thuật;
- Rút kinh nghiệm để hiệu chỉnh.

Điều tra chi tiết bằng phiếu điều tra
- Thông tin chi tiết;
- So sánh trước – sau;
- Thực hiện khi bắt đầu và kết thúc dự án nghiên cứu.

* Các phương pháp sử dụng để mô tả điểm:
- Phân tích hệ thống sinh thái nông nghiệp,
- PRA, RRA, KIP, ABC, SWOT,…
b. Chẩn đoán các trở ngại để nghiên cứu và phát triển Hệ thống Canh tác (diagnosis)
- Mục tiêu của nghiên cứu – phát triển Hệ thống Canh tác là tăng khả năng sản xuất và lợi nhuận cho
người nông dân, do đó việc chẩn đoán nhận ra và hiểu rõ các yếu tố gây trở ngại (problem) hoặc giới hạn
(constraint) phát triển sản xuất của nông hộ có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để thiết kế chương trình
nghiên cứu cũng như đưa ra các giả thuyết, các thí nghiệm kỹ thuật nhằm cải tiến Hệ thống Canh tác đang
áp dụng hoặc giới thiệu một Hệ thống Canh tác mới có hiệu quả cao hơn.
* Tiến trình chẩn đoán và thiết kế kế hoạch nghiên cứu
- Nguyên tắc: “Vấn đề trở ngại là gì?  Tại sao?  Làm sao để cải tiến?”
- Tiến trình (6 bước):
+ Liệt kê trở ngại;
+ Xếp loại trở ngại;
+ Nhận ra nguyên nhân;
SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 14


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt


+ Liệt kê các giải pháp khả thi;
+ Chọn lọc ưu tiên các giải pháp.
+ Liệt kê các thí nghiệm, liệt kê nghiên cứu dài hạn, liệt kê sự hỗ trợ cơ quan.
* Các trở ngại thường xảy ra:
- Thông thường có 5 trở ngại chính cho việc phát triển sản xuất của nông hộ như sau:
+ Năng suất cây trồng và vật nuôi thấp so với tiềm năng năng suất;
+ Sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên, lao động và tiền vốn không hiệu quả;
+ Năng suất cây trồng, vật nuôi không ổn định và bền vững.
+ Chi phí sản xuất cao;
+ Hiệu quả kinh tế cao.
- Trong nghiên cứu, có những trở ngại nhóm nghiên cứu có thể can thiệp trực tiếp, mặt khác có những trở
ngại phải can thiệp gián tiếp qua đề xuất các chính sách hợp lý để phát triển.
- Chú ý: Các trở ngại cầ được liệt kê cụ thể và diễn đạt rõ ràng phục vụ công tác chẩn đoán đem lại kết
quả cao.
* Xếp loại trở ngại
- Tiêu chuẩn dùng để xếp loại là:
+ Sự phân bố những vấn đề trở ngại:
 Xảy ra thường xuyên không?
 Có phổ biến trong đa số nông dân trong vùng nghiên cứu không?
+ Tầm quan trọng của vấn đề trở ngại trong toàn bộ hệ thống sản xuất:
 Ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến sản xuất?
+ Khả năng giải quyết các trở ngại đó.

SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 15


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM


HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

* Phân tích để nhận ra nguyên nhân:
- Một số vấn đề trở ngại do nhiều nguyên nhân khác nhau:
+ VD: Triệu chứng thiêu đạm trên cây bắp có thể do nhiều yếu tố:
 Lượng đạm bón thấp;
 Cách bón đạm không tốt (bón rãi trên bề mặt đất nên dễ bị rữa trôi);
 Lượng chất hữu cơ trong đất thấp do phần lớn dư thừa thực vật không được trả lại cho đất mà dùng cho
chăn nuôi.
- Một nguyên nhân gây ra nhiều trở ngại khác nhau:
+ VD: Canh tác không phù hợp trên đất dốc dẩn đến đất đồi bị xói mòn là nguyên nhân gây ra nhiều trở
ngại:
 Rửa trôi tầng mặt và dinh dưỡng  suy giảm độ phì, năng suất cây trồng giảm  dân phá rừng, du
canh du cư  rừng bị tàn phá, môi trường thiên nhiên chung bị ảnh hưởng,…
 Đồng thời, năng suất cây trồng giảm, các hoạt khác trong nông hộ cũng bị ảnh hưởng như chăn nuôi, lợi
tức kém, làm cho cuộc sống nông dân khó khăn  họ sẽ phá rừng hay sẽ phát sinh những vấn đề xã hội
khác,…
- Tác động dây chuyền của nguyên nhân – trở ngại
+ Trở ngại này lại trở thành nguyên nhân của trở ngại khác
+ Trở ngại được gây ra bởi nguyên nhân thứ cấp  nguyên nhân sơ cấp  nguyên nhân trọng tâm. Phải
khám phá được mối liên hệ này để có kế hoạch ưu tiên giải quyết. Một trong những cách phổ biến và tiện
ích là dùng hình vẽ để mô tả.
+ VD:

SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 16



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

* Liệt kê các giải pháp khả thi
- Nhóm nghiên cứu cùng với cán bộ địa phương và nông dân sẽ cùng nhau liệt kê tất cả các giải pháp
nhằm giải quyết các trở ngại.
- Các giải pháp này có thể có từ các kết quả nghiên cứu trước đó, từ:
+ Tư liệu thu thập;
+ Các thông tin liên quan;
+ Cũng có thể từ kinh nghiệm dân gian tại chổ.
- Chúng có thể là:
+ Những giải pháp kỹ thuật
 Thay giống mới;
 Chủng ngừa gia súc – gia cầm;
 Tăng cường phân bón;
 Thay đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ.
+ Những đề xuất (giải pháp) về chính sách kinh tế – xã hội
 Tổ chức tín dụng nhỏ;
 Chương trình khuyến nông;
 Chương trình y tế – sức khỏe cộng đồng;
 Chính sách giá cả,…
* Chọn lọc ưu tiên các giải pháp
- Các tiêu chuẩn sau:
+ Thích nghi điều kiện sinh thái nông nghiệp và trình độ canh tác của nông dân;
+ Có hiệu quả cao;

+ Tương hợp cao với nguồn lực của nông hộ;
+ Sự chấp nhận của xã hội, bao gồm cả yếu tố về tập quán, văn hóa;
+ Giảm thiểu sự rủi ro cho nông dân, tôn trọng quyền lợi và mục tiêu của nông dân;
+ Khả thi với điều kiện ngân sách, khuyến nông, cung ứng dịch vụ tại địa phương.
+ Dễ dàng đưa kết quả ra diện rộng.
SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 17


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

3. Đặt giả thuyết và thiết kế thí nghiệm
- Giai đoạn này có hai vấn đề đặt ra cần giải quyết:
+ Thiết kế thành phần kỹ thuật trên ruộng của nông dân để so sánh kỹ thuật hiện tại của nông dân;
+ Đưa ra chương trình nghiên cứu một cách hoàn hảo để thực hiện nghiên cứu hàng năm.
- Chương trình nghiên cứu hàng năm bao gồm:
+ Thử nghiệm mô hình canh tác;
+ Thử nghiệm thành phần kỹ thuật do người nghiên cứu quản lý;
+ Tiếp tục công tác mô tả điểm và nhận ra các khó khăn đặc biệt khác để nghiên cứu.
- Để thiết kế mô hình canh tác cải tiến, nhóm nghiên cứu cần tìm hiểu ý kiến nông dân như:
+ Rà soát lại thứ tự ưu tiên để giải quyết khó khăn mà nông dân gặp phải và cơ hội để giải quyết những
khó khăn đó.
+ Xem xét cây trồng, vật nuôi có thể đưa vào cải tiến hệ thống sản xuất;
+ Đưa kỹ thuật kèm theo để canh tác những giống cây trồng và vật nuôi được chọn;
+ Xem xét những giả thuyết được đưa ra để giải quyết những khó khăn được nhận ra trong suốt quá trình

mô tả điểm.
- Khi thiết kế mô hình canh tác cần xem xét khả năng tham gia và thực hiện thành công của nông dân với
5 mục tiêu như sau:
+ Khả thi về mặt sinh học (cây trồng, vật nuôi);
+ Tính tương hợp giữa các hệ thống phụ trong Hệ thống Canh tác;
+ Mang lại hiệu quả kinh tế;
+ Khả năng chấp nhận về mặt tập quán xã hội.

SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 18


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

- Tiêu chuẩn để chọn nông dân hợp tác như sau:
+ Phải có thu nhập chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp;
+ Không xâm canh , phải canh tác chính trên phần đất của họ nơi vùng nghiên cứu (Người ở địa phương
này đến làm ruộng rẫy tại một địa phương khác thì gọi xâm canh (khái niệm về tiếng địa phương nói ở
đây, có khi là thôn, làng có khi là huyện, tỉnh));
+ Nguồn lực và hoạt động của nông dân đủ đại diện Hệ thống Canh tác điển hình tại điểm nghiên cứu;
+ Phải đại diện cho tầng lớp nông dân nơi nghiên cứu;
+ Nông dân được chọn phải sẵn sàng hợp tác với nhà nghiên cứu.
4. Thử nghiệm các hợp phần kỹ thuật (on – farm testing)
- Có 3 dạng để kết hợp:
+ Thử nghiệm cải tiến mô hình canh tác hiện tại;

+ Thử nghiệm đưa thêm thành phần kỹ thuật mới và đánh giá;
+ Thử nghiệm do người nghiên cứu quản lý.
a. Thừ nghiệm cải tiến mô hình canh tác hiện tại
- Từ cơ sở Hệ thống Canh tác hiện tại, nhóm nghiên cứu sẽ thiết kế thêm từ 2 – 3 mô hình mới để so sánh
mô hình hiện tại của nông dân. Mô hình này được thiết kế với sự tham gia ý kiến của nông dân và nông
dân sẽ trực tiếp sử dụng nguồn lực của mình để quản lý thí nghiệm. Nhóm nghiên cứu chỉ cố vấn và đánh
giá kết quả của mô hình mới được đưa vào so với mô hình cũ.
- Các kiểu thực hiện thí nghiệm này là:
+ Đưa những giống mới và phân bón để cải tiến mô hình canh tác của nông dân;
+ Với mô hình canh tác hiện tại, nhưng đưa thêm vào một hoặc nhiều vật nuôi và cây trồng mới;
+ Đưa ra mô hình mới hoàn toàn khác mô hình hiện tại của nông dân.
- Để thực hiện kiểu thí nghiệm này:
+ Chọn lựa sự đồng nhất về loại đất đai;
+ Chọn lựa ra 5 hộ nông dân để bố trí các nghiệm thức đưa vào, không cần lập lại, mỗi lô trên phần đất
của họ ít nhất 1.000 m2 (Nghiệm thức (treatments): là một quy trình hoặc điều kiện mà những ảnh hưởng
của nó được đo đạt và so sánh. VD: loại phân bón, mức nước tưới, thời kỳ thu hoạch)
+ Nếu cần đưa vào thử nghiệm 2 mô hình canh tác trên cùng loại đất thì cần 10 hộ nông dân tham gia thử
nghiệm.

SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 19


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt


b. Thử nghiệm đưa thêm thành phần kỹ thuật mới và đánh giá
- Thử nghiệm này sẽ chú tâm nhiều về thành phần kỹ thuật được đưa vào một Hệ thống Canh tác để đánh
giá.
- Qua đó sẽ lựa chọn kỹ thuật thích hợp nhất theo ý muốn và tình thế của các dạng nông hộ .
- Mục tiêu của thử nghiệm này nhằm xác định cơ sở khoa học ban đầu để chọn giải pháp kỹ thuật cho giai
đoạn thử nghiệm ở diện rộng sau này.
- Những nghiệm thức đưa vào cũng không có lặp lại trên cùng một mảnh đất của nông hộ mà sẽ chia ít
nhất 5 hộ khác nhau để thử nghiệm. Người nghiên cứu sẽ cố vấn kỹ thuật để nông dân thực hiện và sau đó
nông dân và nhà nghiên cứu sẽ đánh giá sự thích hợp các nghiệm thức của hợp phần kỹ thuật.
c. Thử nghiệm do người nghiên cứu quản lý
- Thử nghiệm sẽ được bố trí một cách rộng rãi trong vùng nghiên cứu, nhằm mục đích đo lường hiệu quả
thành phần kỹ thuật khác nhau để tăng năng suất cây trồng vật nuôi và tác động qua lại giữa chúng trong
điều kiện của nhiều nông hộ.
- Nhóm nghiên cứu sẽ quản lý các thí nghịêm này và đánh giá một cách chi tiết về khả năng áp dụng
những thành phần kỹ thuật được cải tiến trong mô hình canh tác trên nhiều điểm ở vùng nghiên cứu.
- Điều cần lưu ý để thử nghiệm thành phần kỹ thuật trong Hệ thống Canh tác:
- Chọn lựa cây trồng và vật nuôi có khả năng thích nghi điều kiện tự nhiên tại điểm nghiên cứu để thử
nghiệm;
- Cây trồng và vật nuôi phải cho hiệu quả kinh tế;
- Thành phần kỹ thuật phải tương hợp nhau trong hệ thồng canh tác;
- Thích hợp với điều kiện hạ tầng tại địa phương và sự chấp nhận của nông dân trong bối cảnh kinh tế xã
hôi và tập quán canh tác.
5. Sản xuất thử và đánh giá (multilocation testing)
- Sản xuất thử và đánh giá sẽ được thực hiện trước khi đưa mô hình canh tác cải tiến ra sản xuất đại trà.
Tiến trình sản xuất và đánh giá mô hình cải tiến thực hiện qua các bước như sau:
+ Thử nghiệm nhiều điểm trên vùng nghiên cứu và có đánh giá;
+ Đưa ra chương trình sản xuất thử.
- Thử nghiệm nhiều điểm và đánh giá:
+ Đánh giá sự thích nghi mô hình mới đưa vào;
+ Cần tiến hành trước khi sản xuất thủ;


SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 20


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

+ Điểm được chọn để thử nghiệm cần phải đại diện cho tiểu vùng sinh thái trong vùng nghiên cứu.
 Sau đó, đánh giá kết quả về sự thích nghi mô hình mới vào vùng nghiên cứu, tổng kết lại những kết
quả và kiến nghị một phương án đầu tư cho việc thực hiện mô hình mới này.
- Đưa ra chương trình sản xuất thử: với sự đánh giá sự thích nghi sinh học, hiệu quả kinh tế, chấp nhận về
mặt xã hội và đánh giá về tác động môi trường.
6. Khuếch trương kết quả ra diện rộng (extension)
- Các nhà làm chính sách và lãnh đạo địa phương sẽ tham gia tích cực ở giai đoạn này để bảo đảm giải
quyết đầu vào và đầu ra khi Hệ thống Canh tác phát triển ở khu vực rộng lớn.

Chương IV: Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu – phát triển Hệ thống Canh tác
1. Giới thiệu
- Có nhiều phương pháp khác nhau và nhằm các mục tiêu:
+ Mô tả điểm nghiên cứu và chẩn đoán các vần đề trở ngại cho sản xuất, cũng như thuận lợi, khó khăn và
cơ hội để phát triển.
+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch nghiên cứu và phát triển qua đó hiệu chỉnh các hoạt động
(nếu cần thiết)>
+ Đánh giá tác động của các giải pháp kỹ thuật, các hoạt động đã được tiến hành khi thực hiện dự án,
chương trình phát triển; phản hồi của nông dân đối với chương trình, qua đó có thể xúc tiến các bước tiếp

theo.
- Các phương pháp sử dụng có thể có các hình thức sau:
a. Đánh giá chi tiết
- Bằng phiếu điều tra với những câu hỏi được chuẩn bị kỹ lưỡng và theo định hướng trước.
- Số lượng mẫu điều tra phải đủ lớn và thể hiện được tính đại diện của cộng động.
- Khá tốn kém, cần nhiều nhân lực, tốn thời gian cho việc điều tra và công việc xử lý số liệu – tổng kết,
viết báo cáo cũng tốn thời gian, phải được tập huấn kỹ lưỡng.
- Tiến hành khi cần các thông tin chi tiết, có độ chính xác cao, nhằm so sánh kết quả trước và sau khi thực
hiện một dự án, cung cấp các số liệu tương đối lâu dài (tối thiểu 3 – 5 năm), có ý nghĩa chiến lược cho
hoạch định chính sách.

SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 21


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

- Tổ chức đợt điều tra phỏng vấn nông thôn bao gồm các bước sau (7 bước):
+ Xây dựng phiếu điều tra;
+ Chọn và tập huấn điều tra viên;
+ Tổ chức điều tra thử;
+ Chọn người để phỏng vấn;
+ Dự trù chi phí cho cuộc điều tra;
+ Xử lý những trường hợp nhiễu thông tin;
+ Xử lý, phân tích và trình bày kết quả.

b. Đánh giá nhanh nông thôn
- Sử dụng nhằm cung cấp các thông tin tổng quát và quan trọng nhất.
- Được thường xuyên sử dụng trong suốt quá trình thực hiện nhằm theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực
hiện kế hoạch nghiên cứu và phát triển để có các điều chỉnh hay cải tiến kịp thời.
- Một số cách tiếp cận đã được phát triển và giới thiệu như:
+ Đánh giá nhanh nông thôn – PRA (Rapid Rural Appraisal)
+ Gần đây là Đánh giá nông thôn có sự tham gia – PRA (Participatory Rural Appraisal)
* Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia – PRA:
- Dựa trên cơ sở là phương pháp RRA do Gordon Conway và Robert Chambers phát triển khi làm việc
với Viện Quốc tế Môi trường và Phát triển (International Insitute for Environment and Development).
- Các giả định hỗ trợ cho cách tiếp cận có sự tham gia:
+ Sự tham gia của người dân là yếu tố cơ bản của việc xây dựng, thực hiện và thẩm định kế hoạch phát
triển.
+ Các kiến thức truyền thống và kỹ thuật sản xuất bản địa tại chỗ (idigenous knowledge & local
technology) cùng với các hệ thốnbg kinh tế xã hội và sinh thái bền vững là một trong các điều kiện cơ bản
để giữ gìn môi trường & tài nguyên không bị suy thoái.
+ Các nỗ lực phát triển bền vững phải hội nhập với các phương thức mà chính các cộng đồng địa phương
có thể quản lý và kiểm soát được.

SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 22


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt


- Định nghĩa: “PRA là một hoạt động nghiên cứu có hệ thống, nhưng với cấu trúc mềm dẽo, thực hiện
trên thực địa, bởi một nhóm nghiên cứu liên ngành được tiến hành để thu thập nhanh chóng các thông tin
liên quan đến việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng nông thôn (Conway & Mccraken,
1988)”
- Mục tiêu của PRA “ nhằm tăng cường năng lực vận động tự thân của chính cộng đồng và các thành viên
trong cộng đồng”.
- Kết quả chủ yếu của PRA là chương trình hành động của cộng đồng (Community Action Plan - CAP)
nhằm giải quyết các vấn đề hạn chế đến sản xuất và phát triển nông thôn. Nói cách khác, PRA có thể
được dùng để:
+ Đánh giá nhu cầu;
+ Nghiên cứu tính khả thi của các hoạt động;
+ Xác định các ưu tiên cho các hoạt động phát triển;
+ Theo dõi hoặc đánh giá việc thực hiện các hoạt động phát triển hiện tại.
- PRA có các đặc điểm sau (7 đặc điểm):
+ Hoạt động dựa trên cơ sở của một nhóm liên ngành
 Được tổ chức một cách chặt chẽ, bao gồm các thành viên trong và ngoài cộng đồng, thuộc các lãnh vực
chuyên môn khác nhau (nông học, BVTV, chăn nuôi, thủy sản, xã hội học, kinh tế,…) có kinh nghiệm và
kiến thức đủ để nhận thức được các trở ngại, biết phân tích và đề xuất các hướng giải quyết phù hợp.
+ Yêu cầu có sự phối hợp và cộng tác tốt giữa các thành viên trong nhóm:
 Khi thực hiện công việc, các thành viên trong nhóm phải thường xuyên liên lạc – trao đổi với nhau và
tập trung vào những khó khăn trở ngại, những triển vọng nghiên cứu.
+ Sự tham gia của cộng đồng để nghiên cứu mang tính tích cực hơn, xuyên suốt trong suốt tiến trình
nghiên cứu và phát triển.
 Cộng đồng hay người nông dân trong trường hợp này không chỉ đóng vai trò là người cung cấp thông
tin, là đối tượng tham gia nghiên cứu, người thực hiện mà họ còn đóng vai trò là người đề xuất, đánh giá,
chọn lựa và ra quyết định,... trong khi đó các nhà nghiên cứu sẽ chịu trách nhiệm chủ yếu như là người hỗ
trợ, thúc đẩy (facilitator) cho cộng đồng hoạt động.

SV: Nguyễn Minh Thắng


Page 23


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

+ Kết hợp quan sát trực tiếp với điều tra, phỏng vấn theo định hướng
• Có tính chất gần giống như khảo sát khám phá. chủ yếu là đi dã ngoại theo những hướng, mặt cắt ngang
nhất định để nhận biết được một cách tổng quát các đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội của điểm (vùng)
• Điều tra, phỏng vấn một cách ngẫu nhiên hay có chọn lọc các cá nhân hay nhóm nông dân dựa trên các
nội dung đã chuẩn bị sẵn để thu thập thêm các thông tin bổ sung.
• Có thể kết hợp với việc đo đạc trực tiếp (nếu cần thiết) để kiểm tra thông tin như : ph đất - nước, độ
mặn, năng suất cây trồng...
+ Yêu cầu ít thời gian hơn và ít tốn kém hơn phương pháp điều tra chính qui.
+ Việc điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin, xây dựng kế hoạch,... diễn ra một cách tự nhiên, linh hoạt,
không căng thẳng, không "chính qui", và mang tính chất tham gia do đó người được phỏng vấn sẽ cảm
thấy thoải mái và cung cấp nhiều thông tin tương đối chính xác hơn, ít mang tính "đối phó" hơn.
+ Phải chấp nhận các số liệu định tính (không phải định lượng và không thể xử lý thống kê theo kiểu
truyền thống).
- Thái độ làm việc thích hợp cho sự tham gia của người dân khi tiến hành PRA:
+ Tôn trọng các thành viên của cộng đồng;
+ Quan tâm đến những gì họ biết, nhận thấy, nói ra và làm;
+ Kiên nhẫn, không được vội vàng, không ngắt lời họ;
+ Lắng nghe chứ không dạy họ;
+ Khiêm tốn;
+ Sử dụng nhiều phương pháp, kỹ năng khác nhau để các thành viên cộng đồng đều có thể diễn đạt, chia
sẻ kinh nghiệm, phân tích vấn đề của họ.

- Tiến trình thực hiện PRA (10 bước):
+ Thành lập nhóm liên cứu liên ngành;
+ Chọn điểm nghiên cứu;
+ Thu thập và tham khảo tư liệu thứ cấp: bản đồ không ảnh; địa hình, đất đai; hiện trạng canh tác; số liệu
khí tượng thủy văn; bản đồ sinh thái nông nghiệp; tài liệu thống kê về dân số, nông nghiệp,… Và các loại
tài liệu có liên quan khác.
+ Quan hệ với địa phương và lập lịch hoạt động;
+ Mời các tổ chức cộng đồng địa phương tham gia đánh giá;
+ Chọn địa điểm và đối tượng điều tra;
SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 24


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

HỆ THỐNG CANH TÁC

GV: Trần Văn Lợt

+ Tổ chức tham gia và đánh giá;
+ Tổ hợp, thảo luận, xây dựng kế hoạch hành động cộng động;
+ Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh bổ sung kế hoạch và các nội dung hoạt động (nếu cần).
- Các phương pháp thường được sử dụng trong tiến hành PRA (10 phương pháp) bao gồm:
+ Bản đồ phác thảo về địa điểm (Sketch map)
+ Bản đồ cắt đứng – trắc đồ (Transect)
+ Biểu thời gian (Time line)
+ Biểu đồ xu thế (Trend lines)
+ Lịch thời vụ/ hoạt động (Seasonal calender)
+ Bản đồ nông hộ (Farm sketch)

+ Phổng vấn các thông tín viên chủ chốt (KIP)
+ Phân loại nhóm hộ (ABC)
+ Xếp hạng khó khăn trở ngại và cơ hội phát triển qua các phương pháp:
 So sánh bắt cặp (Pairwise matrix);
 Bình bầu (Ranking by voting).
+ Phân tích mạnh, yếu, cơ hội và rủi ro (SWOT)
2. Các phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu – phát triển Hệ thống Canh tác (11 phương
pháp)
a. Bản đồ phác thảo về địa điểm (Sketch mapping)
- Bản đồ phác thảo về địa điểm là những bản vẽ phác họa được thực hiện với sự tham gia của một số
người chủ chốt trong cộng đồng. Chúng thể hiện thông qua hiểu biết của người dân về sự bố trí các tài
nguyên, các hoạt động, cơ sở hạ tầng, các khó khăn và thuận lợi, v.v… của khu vực sinh sống cộng đồng.
- Mục tiêu: là căn cứ quan trọng giúp cho nhóm nghiên cứu cũng như chính cộng đồng hiểu biết ranh giới,
đặc điểm chính của vùng cư trú, sản xuất và vùng ảnh hưởng của cộng đồng.
- Nội dung:
+ Các dữ liệu về địa hình (cao độ, độ dốc…)
+ Các thông tin về tính chất đất (mặn, phèn, phù sa…)
+ Phân vùng sinh thái, nguồn nước (sông, suối, kênh mương…)
SV: Nguyễn Minh Thắng

Page 25


×