Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC tế sự hợp tác KINH tế THEO KHU vực DIỄN đàn hợp tác KINH tế CHÂU á THÁI BÌNH DƯƠNG – APEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.56 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

SỰ HỢP TÁC KINH TẾ THEO KHU VỰC: DIỄN ĐÀN
HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG – APEC

GVHD :

NGUYỄN HÙNG PHONG

LỚP

K24 Đêm 1 - QTKD

:

HVTH :

LÊ THỊ THÙY TRANG

TP. Hồ Chí Minh, 12/ 2015


I.

Tổng quan về APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương Asia-Pacific Economic


Cooperation, viết tắt là APEC là tổ chức quốc tế của các quốc gia nằm trong khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính
trị.
Diễn đàn tổ chức các kỳ họp thường niên lần lượt tại mỗi quốc gia thành viên, cũng có
những uỷ ban thường trực chuyên trách nhiều lãnh vực khác nhau từ truyền thông đến
ngư nghiệp.
1. Bối cảnh ra đời
- Kinh tế toàn cầu: Sự gia tăng của quá trình toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực khiến
các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng tính phụ thuộc vào nhau. Trong khi đó, vòng
đàm phán Uruguay trong khuôn khổ GATT có nguy cơ không đạt được kết quả như
mong đợi, đã thúc đẩy thêm quá trình khu vực hoá với sự hình thành các khối mậu dịch
khu vực lớn trên thế giới như EU, NAFTA, AFTA...
- Kinh tế khu vực: Khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á là những nền kinh tế năng động
trên thế giới vào những năm 1980 có tốc độ tăng trưởng trung bình là 9-10%/năm. Mặc
dù vậy, chưa có hình thức hợp tác kinh tế thương mại có hiệu quả trong khu vực Châu Á
Thái Bình Dương để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
- Chính trị: Sự điều chỉnh chiến lược của các quốc gia lớn vào cuối những năm 80 khi
chiến tranh lạnh chấm dứt, đặc biệt là sự hội tụ về lợi ích kinh tế cũng như chính trị giữa
những nước lớn dẫn tới việc hình thành một cơ cấu kinh tế thương mại trong khu vực.
- Các nước đang phát triển: (ASEAN) cũng muốn tăng cường tiếng nói trong khu vực
để thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng không muốn làm lu mờ những cơ chế hợp tác chính
trị sẵn có.
2. Quá trình hình thành và phát triển
- Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được 12 thành viên
thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sáng lập tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và
Kinh tế tổ chức ở Canberra tháng 11/1989 theo sáng kiến của Australia. Các thành viên
sáng lập là Mỹ, Nhật, Australia , New Zealand, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan,
Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia và Malaysia. Tháng 11/1991 kết nạp thêm
Trung Quốc, lãnh thổ Hồng Kông và Đài Loan; tháng 11/1993 thêm Papua New Guinea,
Mexico; tháng 11/1994 thêm Chile và tạm ngừng thời hạn xét kết nạp thành viên trong 3



năm; đến tháng 11/1998 kết nạp thêm Việt Nam, Nga và Peru, đồng thời APEC quyết
định tạm ngừng thời hạn xem xét kết nạp thành viên mới thêm 10 năm nữa để củng cố tổ
chức. Đến nay có thêm 9 nền kinh tế đã xin gia nhập APEC là: Ấn Độ, Pakistan, Ma Cao,
Mông Cổ, Panama, Colombia, Sri Lanka, Ecuador, Costa Rica. Trong số ba thành viên
ASEAN chưa phải là thành viên của APEC, Campuchia và Lào đã thông qua Việt Nam
bày tỏ mong muốn gia nhập APEC.
- Như vậy, cho đến thời điểm này, APEC có 21 thành viên, chiếm khoảng 52% diện tích
lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đóng góp
khoảng 57% GDP toàn cầu và hơn 50% thương mại thế giới.
- Nội dung hoạt động xoay quanh 3 trụ cột chính là tự do hoá thương mại và đầu tư, tạo
thuận lợi cho thương mại và đầu tư, và hợp tác kinh tế kỹ thuật với các chương trình hành
động tập thể (CAP) và chương trình hành động quốc gia (IAP) của từng thành viên.
Nói cách khác, mục tiêu của APEC không phải là để xây dựng một khối thương mại, một
liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do như kiểu EU, NAFTA hay AFTA,
mà là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại
và đầu tư giữa các nến kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực
sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác.
3. Mục tiêu
- Tuyên bố Seoul 1991 đề ra 4 mục tiêu phát triển trong APEC gồm:
Duy trì tăng trưởng và phát triển, vì lợi ích chung của nhân dân các nền kinh tế trong khu
vực, góp phần vào tăng trưởng và phát triển chung của kinh tế thế giới.
Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng đối với kinh tế
khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hoá, dịch vụ, vốn và công
nghệ.
Xây dựng và tăng cường hệ thống thương mại đa biên, vì lợi ích của Châu Á -Thái Bình
Dương và các nền kinh tế khác.
Giảm dần những rào cản đối với thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa các nền kinh tế
thành viên phù hợp với các nguyên tắc của WTO, và không có hại đối với các nền kinh tế

khác.
- Tuyên bố Bogor 1994 xác định mục tiêu của APEC là: thực hiện tự do hoá thương mại
và đầu tư tại Châu Á- Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010
và đối với các nền kinh tế đang phát triển là 2020.


4. Nguyên tắc hoạt động
- Cùng có lợi. Do tính đa dạng của các nền kinh tế trong APEC về chính trị, văn hoá,
kinh tế nên quá trình hợp tác phải bảo đảm được tất cả các nền kinh tế APEC, bất kể sự
chênh lệch mức độ phát triển, đều có lợi.
- Nguyên tắc đồng thuận (consensus). Tất cả các cam kết của APEC phải dựa trên sự
nhất trí của các thành viên. Đây là nguyên tắc đã được các thành viên ASEAN áp dụng
và thu được nhiều kết quả.
II.
Tầm quan trọng của APEC
- APEC đã có 21 nền kinh tế thành viên với khoảng 2,5 tỷ dân; 19.000 tỷ đô la Mỹ
GDP mỗi năm và chiếm 47% thương mại thế giới . APEC bao gồm cả hai khu vực
kinh tế mạnh và năng động nhất thế giới: khu vực Đông Á và khu vực Bắc Mỹ
(gồm Mỹ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô) với những nét đặc thù và vô cùng đa dạng về
chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa. Chỉ trong mười năm đầu tồn tại và phát triển,
các nền kinh tế thành viên APEC đã đóng góp gần 70% cho sự tăng trưởng chung
của nền kinh tế toàn cầu.
- APEC 2012 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, ngay bản
thân các nền kinh tế thành viên APEC cũng tiềm ẩn những rủi ro không nhỏ.
Trước đó, vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại thế giới cuối năm 2011
gặp bế tắc khiến rào cản cho kinh tế thế giới vẫn chưa thể tháo gỡ… Đặc biệt,
trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính công tại khu vực đồng euro đang tiếp
tục có nhiều diễn biến phức tạp thì vấn đề bền vững tài khóa một lần nữa trở thành
chủ đề nóng trong các phiên làm việc của các bộ trưởng APEC. Song, mặc dù còn
nhiều khó khăn, APEC được đánh giá là khu vực dẫn đầu quá trình phục hồi kinh

tế toàn cầu và còn được ví như “đầu tàu kinh tế thế giới của thế kỷ 21”.
- Lợi ích chung khi tham gia APEC:
Tăng cường vị thế chính trị, phục vụ mục đích đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ.
Tham gia APEC là tham gia cơ chế tiếp xúc, đối thoại thường xuyên, không chính thức,
đặc biệt ở cấp cao với tất cả các nước lớn ở châu Á – Thái Bình Dương, sẽ mở ra nhiều
cơ hội trao đổi và giải quyết mọi vấn đề về kinh tế, chính trị và an ninh để thúc đẩy quan
hệ song phương.
Nắm bắt thông tin, cập nhật đầy đủ chiều hướng phát triển của thế giới để định hướng và
điề chỉnh chính sách trong nước.
Tận dụng các chương trình hợp tác kinh tế- kỹ thuật. Các chương trình này tập trung vào
một số vấn đề liên quan tới hợp tác trao đổi kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực,


chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, phát triển hạ tầng, tiếp nhận thông tin, phát
triển thị trường…..
Nâng cao khả năng quản lý kinh doanh, mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư, thâm
nhập thị trường.
-

Tầm quan trọng của APEC đối với Việt Nam

Thứ nhất, APEC là một trong số các diễn đàn đã đem lại những lợi ích thiết thực cho đất
nước ta và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trước hết, việc tham gia
APEC đã góp phần nâng cao nội lực của đất nước. APEC là một diễn đàn quy tụ nhiều
đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, chiếm 75% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), 50% nguồn viện trợ phát triển (ODA), 73% xuất khẩu và 79% nhập khẩu của Việt
Nam. Việc thực hiện các cam kết hợp tác trong APEC giúp thúc đẩy trao đổi thương mại
và đầu tư của ta với các đối tác thương mại hàng đầu này.
Các dự án hợp tác của Quỹ APEC tuy không lớn, nhưng cũng đóng góp vào việc nâng
cao năng lực trong nhiều lĩnh vực ta ưu tiên như thủy sản, nông nghiệp, du lịch, phòng

chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh cũng như tăng cường kiến thức và kinh nghiệm cho
đội
ngũ
cán
bộ
làm
công
tác
hội
nhập.
Thứ hai, tham gia APEC góp phần củng cố hình ảnh và vị thế mới của Việt Nam trong
khu vực và trên thế giới. Đặc biệt việc Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công năm
APEC 2006 cũng như sự tham gia của Việt Nam tại Diễn đàn, khẳng định những đóng
góp tích cực của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế đa phương, được bạn bè quốc tế tin
tưởng

đánh
giá
cao.
Thứ ba, APEC là một kênh quan trọng để ta thúc đẩy hợp tác song phương với các nền
kinh tế trong khu vực. Các hội nghị do APEC tổ chức hàng năm là dịp để ta tiến hành
tiếp xúc song phương ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao nhất nhằm củng cố quan hệ hợp tác
với các đối tác trong khu vực, trong đó có nhiều đối tác hàng đầu. Sự phối hợp, chia sẻ
quan điểm trong APEC cũng là một nhân tố thúc đẩy sự hiểu biết, tạo dựng niềm tin và
thiện
cảm
giữa
các
nền
kinh

tế
với
nhau.

III.

Việt Nam – thành tựu khi gia nhập APEC


Chúng ta có thêm 1 diễn đàn phục vụ mục đích đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ trên
trường quốc tế. Việc tham gia diễn đàn APEC không chỉ giúp chúng ta tăng cường quan
hệ với các nước thành viên trong APEC mà còn tăng cường quan hệ song phương với các
cường quốc như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Úc… Đây còn là kênh quan trọng giúp chúng ta
tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại hoặc thúc đẩy các vấn đề mà chúng ta quan tâm. Ví dụ
như không hoàn toàn ngẫu nhiên mà WTO tổ chức phiên họp bất thường để kết nạp Việt
Nam vào WTO vào ngày 7-11-2006, tức chỉ ít ngày trước khi chúng ta tổ chức hội nghị
APEC 2006, điều này diễn ra nhờ vào tác động của những phát triển mới trong APEC
( trong đó có việc ta tổ chức SOM I, SOM II và thực hiện thành công đàm phán song
phương với một số đối tác chủ chốt trong APEC)
Chúng ta có điều kiện nắm bắt thông tin, cập nhật đầy đủ chiều hướng phát triển của thế
giới để định hướng và điều chỉnh chính sách trong nước. Đây là kênh quan trọng để
chúng ta tham gia và hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Hợp tác trong APEC có vai
trò quan trọng trong bối cảnh Việt nam thực hiện cam kết quốc tế trong Asean và WTO.
Thành tựu về kinh tế:
Xuất khẩu
Xuất khẩu của Việt Nam vào các nước thành viên APEC cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong các khu vực trên thế giới. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì xuất
khẩu vào các thành viên APEC đã chiếm trên 58%, năm 2003, chiếm tới 72,8%.
Trong các nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu vào APEC thì hàng thô hay mới sơ chế chiếm
khoảng 52,7% (trong đó dầu thô chiếm 26,8%, lương thực, thực phẩm và động vật sống

chiếm 21,5%); hàng đã chế biến hay tinh chế chiếm khoảng 46,5%.


(Nguồn: tổng cục thống kê)
Trong 10 năm 2001-2010, mười thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam thì hết 8 nước
nằm trong APEC, trong đó có 5 nước đứng đầu là Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Úc và Singapo
Nhập khẩu
Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ APEC chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các khu vực: năm
1995 là 6.493,6 triệu USD, chiếm 79,6%; năm 2000 là 12.998 triệu USD, chiếm 83,1%;
năm 2001 là 13.185,9 triệu USD, chiếm 81,3%; năm 2002 là 15.792,7 triệu USD, chiếm
80%; năm 2003 là 20.057,1 triệu USD, chiếm 79,4%; năm 2004 ước 25,3 tỷ USD, chiếm
79,2%.
Năm 2004, trong những mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ APEC thì hàng thô hay
mới sơ chế chiếm khoảng 20,9%, hàng đã qua chế biến hay tinh chế chiếm 78,9%, trong
đó máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng chiếm 31%, hàng chế biến chủ yếu chiếm
27,1%, hoá chất và sản phẩm liên quan chiếm 13,7%, hàng chế biến khác chiếm
7%...Chín nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu trên 1 tỷ USD đều là thành


viên APEC, đó là: Trung Quốc: 4.456,5 triệu USD; Đài Loan 3.698,0 triệu USD;
Singapore: 3.618,5 triệu USD; Nhật Bản: 3.552,6 triệu USD; Hàn Quốc: 3.328,4 triệu
USD; Thái Lan: 1.858,1 triệu USD; Malaysia: 1.214,7 triệu USD; Mỹ 1.127,4: triệu
USD; Hồng Kông: 1.074,7 triệu USD. Chỉ 9 thị trường này đã xuất khẩu sang Việt Nam
23.928,9 triệu USD, chiếm 90,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Trong 10 năm, 2001-2010 hàng hóa là tư liệu sản xuất nhập khẩu đạt 426,6 tỷ USD,
chiếm 90,2% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm. Mười thị trường nhập khẩu
hàng hóa lớn của nước ta trong 10 năm bao gồm:
Quốc gia

Trị gía hàng Tỷ trọng chiếm trong

hóa (tỷ USD) tổng khối lượng hàng
hóa nhập khẩu 10 năm
của cả nước (%)

Trung Quốc

89,9

19

Nhật

50,9

10,8

Đài Loan

48,8

10,3

Singapo

47,6

10,1

Hàn Quốc


47,0

9,9

Thái Lan

29,1

6,2

Malaysia

16,8

3,6

Mỹ

16,2

3,4

Indonesia

10,1

2,1

Đức


9,8

2,1
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Khách quốc tế
Các quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượt khách đến nước ta nhiều trong 10 năm 20012010 lần lượt là: Trung Quốc 6746,5 nghìn lượt người, chiếm 19,5% tổng số lượng khách


quốc tế đến Việt Nam mười năm với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 6,3%: Hoa Kỳ
3354,6 nghìn lượt khách, chiếm 9,7%, tăng bình quân mỗi năm 16,2 %; Nhật 3294,3
nghìn lượt khách, chiếm 9,7 % và tăng 12% mỗi năm; Hàn Quốc 3071,2 nghìn lượt
khách, chiếm 8,9% và tăng 25,6%/năm; Đài Loan 2651,3 nghìn lượt khách, chiếm 7,6%
và tăng bình quân mỗi năm 4,7%. Tính chung số lượng khách của 5 quốc gia và vùng
lãnh thổ này chiếm 55,2% tổng số lượng khách quốc tế đến nước ta mười năm 2001-2010
với tốc độ tăng bình quân 10,2% năm.
Trong 11 tháng đầu năm 2012, có 6035,9 nghìn lượt khách đến Việt Nam thì đã có hơn
3689 nghìn lượt khách đến từ các nước trong APEC.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục thống kê, Tình hình Kinh tế - Xã hội Việt Nam 10 năm 2001-2010, nhà
xuất bản thống kê Hà Nội, 2011
2. Trang web Tổng cục thống kê, />3. Bùi Thanh Sơn, Đánh giá chung về APEC: những thuận lợi và khó khăn trong tiến
trình hội nhập của Việt Nam
4. APEC- Hình thành và phát triển, Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương, BNG. 10/2009
5. Trang web bộ kế hoạch và đầu tư
/>



×