Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỘNG cơ KHÔNG ĐỒNG bộ BA PHA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.01 KB, 7 trang )

I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tên chủ đề dạy học:
Chủ đề dạy học tích hợp liên môn
"ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA"
2. Nội dung các môn học và vấn đề tích hợp liên môn
a) Môn Công nghệ
Trong chương trình công nghệ 12, bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha thời
lượng dạy 2 tiết. Nội dung chính của bài đề cập tới khái niệm, cấu tạo, nguyên lý làm
việc, cách đấu dây và công dụng của động cơ không đồng bộ ba pha.
b) Môn Vật lý
- Lực ma sát (Bài 13 – Vật lí 10 cơ bản)
- Lực từ, Hiện tượng cảm ứng điện từ (Bài 23 – Vật lí 11 cơ bản)
- Nội năng và quá trình biến đổi nội năng (Bài 32 – Vật lí 10 cơ bản)
3. Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề tích hợp liên môn
Dạy học theo chủ đề giúp học sinh hiểu được động cơ không đồng bộ ba pha, giải
thích được quá trình biến đổi năng lượng trong dòng ba pha, khắc phục được những hạn
chế của dộng cơ không đồng bộ ba pha. Từ đó, biết cách sử dụng động cơ không đồng
bộ ba pha đúng mục đích và phát huy thế mạnh của nó.
Góp phần phát triển những năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh như năng lực
tự học, năng lực tìm tòi và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc nhóm, năng
lực sáng tạo…
II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Mục tiêu dạy học:
a) Kiến thức:
- Hiểu được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách nối dây động cơ không
đồng bộ ba pha.
- Ứng dụng động cơ không đồng bộ ba pha trong thực tiễn cuộc sống.
b) Kỹ năng


* Các kĩ năng chung


- Biết cách thu thập, xử lý các thông tin, tư liệu.
- Viết, trình bày báo cáo.
- Phát triển kỹ năng tổ chức một hoạt động nhóm.
- Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, cũng như năng lực giải quyết các vấn đề
phát sinh trong học tập và đời sống.
- Rèn luyện kỹ năng sống (đặc biệt giao tiếp, kỹ năng thuyết trình…)
* Các kĩ năng bộ môn
- Giải thích được nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha
- Giải thích được các thông số của động cơ không đồng bộ ba pha
- Nối động cơ động cơ không đồng bộ ba pha phù hợp với cấu tạo của động cơ không
đồng bộ ba pha và với nguồn.
- Vận dụng các kiến thức bài học vào cuộc sống: nối động cơ vào nguồn điện vào lưới
điện…
c) Thái độ
- Tích cực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Yêu thích môn học
- Bước đầu hình thành ý thức say mê nghiên cứu khoa học.
d) Các năng lực cần hướng tới
- Năng lực thuyết trình.
- Góp phần hình thành các năng lực: tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng công
nghệ thông tin và sử dụng ngôn ngữ.
2. Nội dung
Trên cơ sở nội dung kiến thức bài 26 SGK Công nghệ 12 với kiến thức liên quan ở
SGK Vật lý 10,11 và 12, thời lượng chủ đề 2 tiết chúng tôi quyết định xây dựng nội
dung bài học như sau:
III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
1. Chuẩn bị


a) Chuẩn bị tài liệu, nguồn cung cấp thông tin

- Sách giáo khoa Công nghệ 12, Sách giáo khoa Vật lý 10,11 và 12; Sử dụng các trang
mạng
- Máy chiếu; đồng hồ vạn năng;
- Tranh ảnh về động cơ không đồng bộ ba pha;
- Mô hình động cơ không đồng bộ ba pha trong thực tế.
b) Chuẩn bị kế hoạch bài học
Giáo viên lập kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh, phát triển năng lực học sinh.
c) Giao nhiệm vụ cho học sinh
Trong bài học này học sinh cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm, công dụng và cấu tạo của động cơ không đồng
bộ ba pha
Tài liệu tham khảo chính:
- Sách giáo khoa Công nghệ 12, Sách giáo khoa Vật lý 11, Sách giáo khoa Vật lí 10,
Sách giáo khoa; Vật lí 12;
- Máy chiếu;
- Tranh ảnh về động cơ không đồng bộ ba pha;
- Mô hình động cơ không đồng bộ ba pha trong thực tế;
* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha
Tài liệu tham khảo chính:
- Sách giáo khoa Công nghệ 12, Sách giáo khoa Vật lý 11, Sách giáo khoa Vật lí 10,
Sách giáo khoa Vật lí 12;
- Máy chiếu;
- Tranh ảnh về động cơ không đồng bộ ba pha;
- Mô hình động cơ không đồng bộ ba pha trong thực tế.
* Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu cách nối dây của động cơ không đồng bộ ba pha
Tài liệu tham khảo chính:


- Sách giáo khoa Công nghệ 12, Sách giáo khoa Vật lý 11, Sách giáo khoa Vật lí 10,

Sách giáo khoa Vật lí 12
- Máy chiếu;
- Tranh ảnh về động cơ không đồng bộ ba pha;
- Mô hình động cơ không đồng bộ ba pha trong thực tế.
* Nhiệm vụ 4: Giải một số bài tập liên quan đến động cơ không đồng bộ ba pha và
vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn
(Liên hệ kiến thức trong thực tiễn)
2. Tiến trình dạy học
Chia lớp thành 4 nhóm học tập, phân công tổ trưởng, thư ký thật cụ thể và chi tiết
(Lưu ý: Trong quá trình phân công tổ trưởng chọn học sinh phát huy được tất cả các
thành viên trong tổ). Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các tài liệu có liên quan
đến bài học. Giáo viên cung cấp đầy đủ các phương tiện và các đồ dùng dạy học, ngoài
ra có thể cung cấp cho học sinh bảng con hoặc phiếu học tập.
* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm, công dụng và cấu tạo của động cơ không đồng
bộ ba pha
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo của
động cơ không đồng bộ ba pha và ứng dụng của nó trong thực tiễn.
Nội dung và phương pháp: Giáo viên cho học sinh trả lời trên phiếu học tập một số câu
hỏi:
Câu 1: Em cho biết động cơ không đồng bộ ba pha đã được sử dụng ở đâu trong thực
tiễn?
Câu 2: Tại sao trong công nghiệp thường sử dụng động cơ KĐB ba pha mà không sử
dụng động cơ không đồng bộ một pha?
Câu 3: Căn cứ vào đâu để gọi là động cơ không đồng bộ ba pha?
Câu 4: Nêu đặc điểm cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha?
Câu 5: Dựa vào kiến thức vật lý giải thích tại sao vỏ động cơ thường có các cánh tản
nhiệt hoặc quạt gió?


* Tiến trình hoạt động: (Thời gian 25 phút)

- Giáo viên phát phiếu học tập cho 4 nhóm học sinh và trình chiếu phiếu học tập trên
máy chiếu.
- Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập trong 12 phút.
- Sau khi hoàn thành phiếu học tập giáo viên mời đại diện mỗi nhóm học sinh lên trình
bày trên bảng con (đồng thời sử dụng các hình ảnh cấu tạo của động cơ không đồng bộ
ba pha trong quá trình thuyết trình).
- Các nhóm còn lại lắng nghe và có ý kiến phản biện.
- Giáo viên chốt lại các nội dung quan trọng.
- Giáo viên trình chiếu thêm một số hình ảnh về cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba
pha.
* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giúp học sinh nắm được đặc nguyên lý
hoạt động và quá trình biến đổi năng lượng của động cơ không đồng bộ ba pha.
Nội dung và phương pháp: Giáo viên cho học sinh trả lời trên phiếu học tập một số câu
hỏi:
Câu 1: Em hãy cho biết động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động dựa trên nguyên tắc
gì? Em đã được học ở đâu?
Câu 2: Vận dụng nguyên tắc đó em hãy giải thích nguyên lý hoạt động của động cơ
không đồng bộ ba pha?
Câu 3: Dựa vào kiến thức vật lí em hãy cho biết lực nào tạo ra ngẫu lực với lực từ để
làm cho động cơ ổn định tốc độ?
Câu 4: Giải thích tại sao tốc độ của roto nhỏ hơn tốc độ của từ trường?
* Tiến trình hoạt động: (Thời gian 20 phút)
- Giáo viên phát phiếu học tập cho 4 nhóm học sinh
- Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập trong 10 phút.
- Sau khi hoàn thành phiếu học tập giáo viên mời đại diện mỗi nhóm học sinh lên trình
bày trên bảng con.


- Các nhóm còn lại lắng nghe và có ý kiến phản biện.

- Giáo viên chốt lại các nội dung quan trọng.
* Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu cách nối dây của động cơ không đồng bộ ba pha
Mục tiêu: Giúp học sinh có hướng thú vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn đời
sống của động cơ không đồng bộ ba pha.
Nội dung và phương pháp: Giáo viên cho học sinh thực hành trên mô hình hoặc động
cơ thật và trả lời một số câu hỏi sau:
Câu 1: Nêu các cách đấu dây động cơ ba pha?
Câu 2: Căn cứ vào những thông số nào để đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha?
Câu 3: Em hãy cho biết làm thế nào để thay đổi chiều quay của động cơ không đồng bộ
ba pha?
* Tiến trình hoạt động: (Thời gian 30 phút)
- Giáo viên phát phiếu yêu cầu thực hành
Nội dung phiếu thực hành:
-Quy định trong quá trình thực hành: Đảm bảo an toàn
-Bước 1: Xác định những cách đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha.
-Bước 2: Dựa vào thông số động cơ em hãy thực hành đấu dây của động

cơ không

đồng bộ ba pha với nguồn?
-Bước 3: Thay đổi chiều quay động cơ và rút ra kết luận về quy tắc thay đổi chiều
quay.
* Nhiệm vụ 4: Giải một số bài tập liên quan đến động cơ không đồng bộ ba pha và
vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn
- Giải bài tập số 3 Sách giáo khoa trang 107.
- Đến các xí nghiệp tham quan động cơ không đồng bộ ba pha.
- Hãy nêu cách vận hành và bảo dưỡng động cơ không đồng bộ ba pha?
IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU BỔ TRỢ
1. Thiết bị dạy học
- Máy chiếu, máy tính;

- Mô hình động, hình ảnh mô phỏng động cơ không đồng bộ ba pha;


2. Tài liệu bổ trợ
- Sách giáo khoa Công nghệ 12, Vật lí 10, Vật lí 11, Vật lí 12
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ



×