Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

nhập môn kinh tế công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.37 KB, 6 trang )

Bối cảnh:
Trong quá trình chuyển đổi, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế
quốc tế đã mang đến nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người
lao động. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cũng chịu những tác động, rủi ro từ mặt trái của nền
kinh tế thị trường, như khủng hoảng, suy thoái, lạm phát…đã gây bất ổn nền kinh tế vĩ mô,
tình trạng thất nghiệp gia tăng, gây bất ổn xã hội. Để hạn chế những tác động tiêu cực này và
nhằm duy trì, ổn định đời sống và tạo cơ hội tìm việc làm mới cho người lao động, chính phủ
đã ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Cùng
với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, BHTN ra đời đã tạo thêm một lưới an sinh xã hội để hỗ
trợ người lao động khi bị mất việc có thể vượt qua khó khăn và có cơ hội tìm được việc làm
mới, thông qua việc hỗ trợ tài chính để ổn định cuộc sống khi mất việc, đào tạo nghề, tư vấn,
giới thiệu việc làm, sớm đưa những lao động thất nghiệp tìm được một việc làm mới thích
hợp và ổn định. BHTN là một biện pháp hỗ trợ người lao động trong nền kinh tế thị trường,
việc quy định và thực hiện BHTN sẽ tạo cơ sở pháp lý sẽ thu hút tham gia đông đảo người lao
động, đáp ứng quá trình chu chuyển lao động trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, làm thế
nào để phát huy hiệu quả tối đa của chính sách này trong thực tế luôn là vấn đề đặt ra đối với
nhà quản lý và người làm chính sách.
Mục tiêu, ý nghĩa chính sách
BHTN là quá trình hình thành và sử dụng quỹ tài chính thông qua việc đóng góp của
người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của nhà nước, nhằm hỗ trợ về mặt tài
chính cho người lao động trong thời kỳ mất việc làm và hỗ trợ, tạo điều kiện cho họ tìm kiếm
việc làm mới. Như vậy, có thể thấy BHTN vừa là công cụ góp phần giải quyết thất nghiệp vừa
là một chính sách xã hội rất quan trọng. BHTN có hai chức năng chủ yếu: chức năng bảo vệtạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội quay lại làm việc; chức năng khuyến
khích-kích thích người thất nghiệp tích cực tìm việc làm và sẵn sàng đi làm việc nên không
chỉ có ý nghĩa đối với người lao động mà còn có ý nghĩa đối với cả người sử dụng lao động
và Nhà nước. Đối với người sử dụng lao động, do có BHTN nên người sử dụng lao động
không phải tăng thêm chi phí để trả trợ cấp mất việc khi thất nghiệp xảy ra. Hơn nữa, khi
người lao động biết rõ nếu thất nghiệp mình sẽ được trợ cấp thất nghiệp, họ sẽ yên tâm làm
việc cho doanh nghiệp hơn. Điều này sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động có hiệu
quả hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Đối với Nhà nước,
nhờ có BHTN nên gánh nặng ngân sách sẽ giảm hơn khi giải quyết vấn đề thất nghiệp xảy ra;


1


có trợ cấp thất nghiệp, cuộc sống người lao động được đảm bảo, qua đó sẽ giảm bớt các vấn
đề căng thẳng xã hội do thất nghiệp gây ra, qua đó duy trì được trật tự xã hội và nâng cao vị
thế vai trò của nhà nước.
Kết quả thực hiện: BHTN bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, theo số liệu thống
kê, tính đến cuối năm 2010, cả nước có 7,05 triệu người tham gia BHTN, chiếm 75% số lao
động tham gia bảo hiểm bắt buộc. Tổng thu từ nguồn này là 8.300 tỷ đồng, đến hết tháng
2/2011, có khoảng 176,9 ngàn người được hưởng trợ cấp thất nghiệp trên tổng số 225,6 ngàn
người đăng ký thất nghiệp với tổng số kinh phí ước đạt 544 tỷ đồng 1. Với đóng góp 1% mức
lương hiện hưởng, người lao động sau 15 ngày mất việc sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp
bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của 6 tháng liền kề trước khi mất việc
trong thời gian tối đa là 12 tháng; được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp; được tư
vấn, giới thiệu việc làm miễn phí và hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Với khoản trợ cấp phần nào
đã giúp người lao động tạm thời nuôi sống bản thân và tiếp tục tham gia tìm kiếm việc làm
mới; thông qua tư vấn giới thiệu việc làm và học nghề miễn phí, nhiều người lao động đã học
được nghề mới, có cơ hội tìm được việc làm mới có thu nhập ổn định hơn. Tính đến hết năm
2010, có 145.519 người thất nghiệp có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thường xuyên;
2.772 người thất nghiệp đã có quyết định hưởng BHTN 1 lần; 114.809 người được tư vấn giới
thiệu việc làm; 243 người được trợ cấp học nghề, đã phần nào giảm đi gánh nặng về giải
quyết thất nghiệp cho Nhà nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo được lòng tin cho
người lao động2. Tuy nhiên, so với số tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc hiện
nay là hơn 9,3 triệu người, thì số tham gia BHTN là tương đối thấp, chưa thu hút được nhiều
người tham gia, một số bộ phận người lao động chưa tiếp cận được với chính sách này đã
phần nào hạn chế hiệu quả, ý nghĩa của chính sách. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình
trạng này?
Đối tượng tham gia BHTN hẹp, chưa thu hút hết những người lao động trong xã
hội tham gia. Theo quy định, điều kiện để tham gia BHTN chỉ là những người lao động công
dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng, mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc

xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng đối với người sử dụng lao động tham gia
BHTN theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội sử dụng từ mười lao động trở lên. Như vậy,
người lao động không phải là những công dân Việt Nam; làm việc không có hợp đồng từ 12
1 />2 />
2


tháng trở lên và doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động thì không thuộc phạm vi điều chỉnh
của chính sách này. Quy định này đã vô hình trung loại bỏ người lao động có quốc tịch nước
ngoài hoặc không có quốc tịch Việt Nam đang làm việc tại Việt Nam; những người lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp; những lao động trong doanh nghiệp có dưới 10 lao động, trong
khi họ là một lực lượng đông đảo trong xã hội. Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam,
hầu hết làm việc trong những lĩnh vực có thu nhập cao, nên việc huy động nguồn thu từ đối
tượng này sẽ đảm bảo tính bền vững cho quỹ, bởi vì nguyên tắc bảo hiểm là chia sẽ rủi ro, lấy
số đông bù cho số ít; những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp thường ký hợp đồng
theo mùa vụ nên hợp đồng lao động thường là dưới 12 tháng; các hợp tác xã nông nghiệp
thường có quy mô nhỏ, lao động chưa tới 10 người, mà lĩnh vực nông nghiệp thì gặp rất nhiều
rủi ro, nguy cơ thất nghiệp cao, rất cần lưới an sinh BHTN. Do vậy, cần phải mở rộng chính
sách để những đối tượng này cần phải nằm trong phạm vi điều chỉnh của chính sách BHTN.
Khung chế độ chính sách BHTN hẹp, chưa bao quát hết đến những đối tượng có
nhu cầu hỗ trợ thật sự. Theo Điều 15 Nghị định 127/2008/NĐ-CP, chỉ những người lao
động đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc mới được
hưởng chế độ. Những trường hợp trong vòng 24 tháng trước ngày người lao động bị mất việc,
đóng BHTN dưới 12 tháng thì không được được hưởng chế độ BHTN. Như vậy, là rất thiệt
thòi cho nhóm đối tượng này, bởi vì có đóng nhưng không được hưởng, nhất là những người
có thời gian đóng bảo hiểm từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, trong vòng 24 tháng trước khi thất
nghiệp. Hơn nữa, đây là nhóm đối tượng có tính ổn định trong việc làm thấp, rất cần lưới an
sinh xã hội hỗ trợ khi gặp khó khăn.
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội hiện đang là rào cản khiến người lao động khó
tiếp cận các quyền lợi BHTN. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động,

cơ quan Bảo hiểm có trách nhiệm chốt sổ cho người lao động. Tuy nhiên, việc chốt sổ ở nhiều
hiện nay đang gặp khó, do có nhiều doanh nghiệp nộp chậm hoặc nợ đọng bảo hiểm xã hội,
BHTN (tổng nợ bảo hiểm xã hội năm 2010 là 1.725 tỷ đồng 3) nên đã gây khó khăn, chậm trễ
cho việc chốt sổ bảo hiểm cho người lao động khi thất nghiệp. Trong khi đó, người lao động
chỉ có 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp phải nộp sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận thời
gian tham gia BHTN mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhiều lúc người lao động chưa kịp
nhận sổ bảo hiểm xã hội thì đã hết thời gian nộp sổ để đăng ký BHTN. Nhiều lao động khi
thôi việc, vì nhiều lý do nên chưa thể kịp đăng ký trợ cấp thất nghiệp theo hạn định.
3 />
3


Những sự bất cập về thủ tục hành chính trong quá trình chi trả tiền BHTN đã
làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách. Khi người lao động bị mất việc làm hoặc bị
chấm dứt hợp đồng lao động trong thời hạn 7 ngày, người lao động phải trực tiếp đến đăng ký
thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động-thương binh và xã hội nơi
đang làm việc. Tiếp đó trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp, người lao động
phải nộp đủ hồ sơ hưởng BHTN bao gồm: đơn đề nghị hưởng BHTN; bản sao hợp đồng lao
động hoặc làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoặc xác nhận của đơn vị
cuối cùng trước khi thất nghiệp. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao
động-thương binh và xã hội phải ra quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Về mặt lý thuyết quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết chế độ BHTN cho người lao
động là tương đối rõ ràng và kịp thời. Tuy nhiên, đối với trường hợp đơn phương chấm dứt
hợp đồng, quy định bắt buộc người lao động phải có giấy xác nhận của doanh nghiệp là đơn
phương chấm dứt hợp đồng, nhưng không quy định trách nhiệm, nghĩa vụ phải xác nhận của
doanh nghiệp. Mặt khác, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng là nghỉ việc
ngoài dự kiến của họ, về tâm lý người sử dụng lao động khó dễ dàng chấp nhận và khó có
động cơ để giải quyết chế độ đối với người lao động nghỉ việc. Vì vậy, doanh nghiệp thường
gây khó dễ cho người lao động bằng cách kéo dài thời gian không xác nhận cho người lao
động, chậm trả sổ bảo hiểm cho người lao động. Nên đã có nhiều trường hợp người lao động

không thể được nhận BHTN do hết thời gian mà thiếu hồ sơ để làm thủ tục.
Gợi ý chính sách:
Thứ nhất, cần nghiên cứu mở rộng đối tượng được tham gia BHTN, không chỉ là
những công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành mà cần mở rộng thêm đối
với người nước ngoài, người không quốc tịch khi làm việc cho các cơ quan, tổ chức, các
doanh nghiệp ở Việt Nam phù hợp với Luật Lao động Việt Nam cũng được tham gia loại hình
bảo hiểm này; không hạn chế đối tượng tham gia bằng cách không chế quy mô sử dụng lao
động theo hướng bãi bỏ quy định điều kiện tham gia BHTN phải là doanh nghiệp có 10 lao
động trở lên để mở rộng cửa tham gia bảo hiểm cho những người lao động làm việc trong lĩnh
vực nông nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Thứ hai, cải cách điều kiện hưởng chế độ BHTN theo hướng mở rộng khung thụ
thưởng chính sách cho những người lao động để tăng độ bao phủ của chính sách, tăng tính
công bằng cho những người tham gia BHTN, nhất là những trường hợp người lao động đóng
BHTN dưới 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi thất nghiệp.
4


STT
1
2
3
4
5
6

Thời gian đóng
Từ 6 đến dưới 12 tháng
Từ 12 tháng đến dưới 36 tháng
Từ 36 tháng đến dưới 48 tháng
Từ 48 tháng đến dưới 72 tháng

Từ 72 tháng đến dưới 144 tháng
Từ 144 trở lên

Thời gian hưởng
1 tháng
2 tháng
4 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng

Thứ ba, sửa chữa hoàn thiện quy trình thủ tục, giải quyết chế độ BHTN cho người lao
động, quy định cụ thể trách nhiệm, thời gian, chế tài đối với việc cấp giấy xác nhận chấm dứt
hợp đồng cho người lao động của doanh nghiệp để hạn chế sự ách tắc, sự chậm trễ trong quá
trình giải quyết chế độ cho người lao động thất nghiệp.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng về
việc tuân thủ, chấp hành, thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội nói chung và BHTN nói riêng
cho người lao động ở các doanh nghiệp và xử phạt nghiêm khắc những doanh nghiệp có hành
vi vi phạm để hạn chế tình trạng nợ tiền bảo hiểm, chậm chốt sổ bảo hiểm cho người lao
động.

*Tài liệu tham khảo:
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006;
- Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/2/2008 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHTN;
- www.chinhphu.vn;
- www.molisa.gov.vn
- www.baohiemxahoi.gov.vn
- www.vieclamvietnam.gov.vn


5


6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×