Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

NHỮNG TIÊU CHÍ CƠ BẢN VỀ MỘT NỀN HÀNH CHÍNH CÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦUPHÁT TRIỂN HỘI NHẬP TRONG MÔI TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.75 KB, 35 trang )

NHỮNG TIÊU CHÍ CƠ BẢN VỀ MỘT NỀN HÀNH CHÍNH CÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP TRONG MÔI TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HIỆN ĐẠI
Chúng ta đang mong muốn “xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững
mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát
triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với
yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” 1/. Hội nghị Ban
chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 5 (khóa X) cũng đã nhấn mạnh
đến việc xây dựng một nền hành chính hiện đại 2/.
Để đạt được mục tiêu đó, cần xem xét một cách tổng thể nền hành chính nói chung, nền
hành chính Việt nam giai đoạn hiện nay và mô hình hành chính hiện đại (thế giới) để từ
đó có một cách nhìn đúng về xây dựng nền hành chính hiện đại Việt Nam
Thuật ngữ hành chính hiện đại có thể được hiểu khác nhau. Tuy nhiên từ các quan điểm
khác nhau đó cũng có thể nhìn nhận hành chính hiện đại thông qua những tiêu chí chung
nhất.
Đó là ba tiêu chí:
- Hiệu quả
- Công khai, minh bạch
- Trách nhiệm báo cáo với công dân và xã hội dân sự về các vấn đề có liên quan.
Các tiêu chí đó sẽ tạo nền một bộ máy hành chính công thích ứng với đòi hỏi của phát
triển và hội nhập trong môi trường khoa học và công nghệ hiện đại.

1

Xem chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 Ban hành kèm theo quyết định số
136/2001/QĐ-TTg.
2
Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 5 (khóa X)- Website của Đảng
Cộng sản Việt Nam (CPV)



1


Vấn đề của một nền hành chính hiện đại không chỉ ở mô hình mà điều quan trong là cách
thức thực thi công việc (công vụ) của những con người thực thi công việc của nền hành
chính.
3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự theo hướng kết quả và hiệu quả là
chính phủ thích ứng với môi trường khoa học và công nghệ hiện đại
Một nền hành chính công hiện đại có thể được xem xét theo nhiều cách nhưng mỗi một
cách xem xét hay định nghĩa đều dựa trên nguyên tắc: hiệu quả, minh bạch và trách
nhiệm báo cáo cho những ai có liên quan.
3.1.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo hướng hiện đại
hóa.
Cần một chiến lược để phân cấp, phân quyền quản lý giữa các đơn vị hành chính lãnh thổ
với nhau. Đây không chỉ là một quá trình đơn thuần là tổ chức lại các đơn vị đó theo
hướng cắt, bỏ, sát nhập mà điều quan trọng là phải tạo ra được khuôn khổ pháp lý đủ,
hiệu lực để xác đinh cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng đơn vị hành
chính lãnh thổ trên nguyên tắc: không có sự chồng chéo, trùng lắp giữ việc thực hiện các
chức năng và nhiệm vụ đó. Không có khái niện khi pháp luật đã trao cho cấp, loại đơn vị
hành chính nhiệm vụ phải làm, khi làm lại phải đi hỏi cấp trên (đơn vị hoạt động lãnh thổ
rộng hơn).
Trong chiến lược phân cấp, phân quyền cấp trên, cấp dưới chỉ còn mang ý nghĩa tương
đối và các đơn vị hành chính lãnh thổ với chức năng và nhiệm vụ cụ thể được quy định
trong pháp luật. Mỗi một cấp hành chính ( trung ương, tỉnh, huyện, xã) có tính độc lập
tương đối và thiết lập mối quan hệ trong hoạt động thực thi các công việc được pháp luật
quy định. Mối quan hệ đó là phân công, phối hợp và hỗ trợ.
Về nguyên tắc, những công việc phải sử dụng đội ngũ công chức của từng cấp phải do
cấp đó thực hiện, không thể chuyển giao công việc của cấp mình cho cấp khác. Vì cách
chuyển nhiều nhiệm vụ như hiện nay không gắn liền với các điều kiện khác, nhiều người


2


cho đó là phân cấp quản lý nhưng thực chất “nhờ cấp dưới làm” những việc cấp trên phải
làm.
Một nền hành chính công hiện đại đáp ứng đòi hỏi của nhu cầu phát triển quốc gia trong
môi trường cạnh tranh mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có một cơ cấu tổ chức bộ máy của
chính phủ có năng lực và biết cách điều hành, quản lý trên tất cả các lĩnh vực.
Thực tế thế giới trong những ngày đầu của năm 2008 cho thấy, nếu bộ máy hành chính
nhà nước quản lý không theo kip đòi hỏi của sự vận động phát triển, sẽ đem lại nhiều hệ
quả tiêu cực. Khủng khoảng thị trường tín dụng nhà đất ở Mỹ làm cho thị trường tài
chính gặp nhiều khó khăn và “dấu hiệu suy thoái kinh tế” đang được thể hiện; một cơn
sốt gạo đáng lẽ không có, nhưng đã xẩy ra ở Việt nam (dù thời gian rất ngắn) khi mà
chúng ta thả nổi thị trường buôn bán, kinh doanh gạo.
Xây dựng nền hành chính hiện đại đồng nghĩa với việc tạo ra một cơ cấu tổ chức bộ máy
của chính phủ thích ứng nhất nhằm bảo đảm quản lý một cách hiệu quả, bền vững của sự
phát triển.
Trong tiến trình cải cách hành chính, cải cách cơ cấu tổ chức của chính phủ là một trọng
tâm để xây dựng nền hành chính thích ứng, linh hoạt.
Một mặt, do thách thức của môi trường quản lý và đòi hỏi quản lý; một mặt do nhiều
nước phải chuyển đổi thể chế chính trị, nhà nước cũng như cách thức quản lý làm cho đòi
hỏi về thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy chính phủ trở thành bức xúc.
-

Chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường làm thay đổi nhiều nội
dung mang tính bao cấp của nhà nước;
Thay đổi từ việc tập trung vào chính phủ (coi hoạt động gắn liền với chính phủ) để
tổ chức bộ máy;
Thay đổi tư duy lấy đòi hỏi của công dân và khách hàng làm yếu tố để tổ chức bộ

máy chính phủ;

3


Cùng với việc đưa công nghệ thông tin vào trong bộ máy nhà nước làm cho cơ cấu tổ
chức bộ máy của chính phủ sẽ có nhiều thay đổi. Một hệ thông các mối quan hệ giữa các
cơ quan nhà nước sẽ được thiết lập với nhau qua mạng LAN; qua hệ thông Intranet.
Và cùng với xu hướng cải cách hành chính theo hướng phân cấp cụ thể cho các tổ chức
thì mối quan hệ mang tính thứ bậc sẽ hạn chế và do đó cơ cấu tổ chức theo mô hình thư
lại (bureaucracy) với nguyên tắc cơ bản là thứ bậc sẽ bị thay đổi. Cơ cấu tổ chức bộ máy
chính phủ từ chỗ thứ bậc, nhiều tầng nấc theo nguyên tắc của Max Weber, thay bằng cơ
cấu phẳng, cơ cấu mạng.
Tuy nhiên chuyển từ cơ cấu tổ chức này sang cơ cấu tổ chức khác nói riêng và cải cách
hành chính nói chung đòi hỏi phải xem xét nhiều yếu tố và theo cách tiếp cận chung cải
cách cần quan tâm đến tính thứ tự ưu tiên của các vấn đề cải cách.
Chính phủ (nhà nước) nói chung hiện đang rất quan tâm đến tổ chức bộ máy nhà nước
theo hai hướng: một hướng mang tính chính trị hay đó là bộ phận có tính quyết sách, đưa
ra các chính sách và bộ phận còn lại mang tính chuyên môn và thực hiện (chấp hành).
Một trong những vai trò rất lớn của chính phủ hiện đại là tạo ra một cơ cấu chính trị cần
thiết trong hoạt động quản lý nhà nước. Đó chính là xây dựng các tổ chức mang tính
chính trị thông qua cơ quan đại diện. Tăng cường vai trò của cơ quan đại diện nay (Hội
đồng) là một trong những vấn đề được quan tâm. Vai trò chính trị của Hội đồng và tăng
cường sự tiếp xúc giữa họ với công dân. Và thực chất tổ chức chính trị này ủy quyền cho
hành chính (hành pháp) có trách nhiệm chấp hành; quản lý trực tiếp việc cung cấp dịch
vụ cho các nhà quản lý mang tính chuyên môn. Hội đồng thông qua đại biểu, tiếp xúc,
trao đổi với cử tri, công dân, xã hội dân sự và khu vực tư để xác định nhu cầu của họ và
chuyển nó thành quyết định chính sách của nhà nước.
Những đại biểu của quốc hội, hội đồng (đặc biệt đối với hành pháp ở địa phương) chính
là những người được dân bầu và do đó phải hấp thu được những đòi hỏi của công dân và

truyền những đòi hỏi đó đến cho các nhà quản lý (hành pháp) đề thực hiện nhằm đáp ứng
đòi hỏi của công dân một cách chuyên nghiệp. Về phương diện lý luận, cách tổ chức
chính phủ như trên, đặc biệt là chính quyền địa phương là một sự thể hiện rất cụ thể
4


nguyên tắc dân chủ trong quản lý và cũng là nền tảng bảo đảm tính pháp lý của hoạt
động.
3.1.2. Hiện đại hóa cách thức tuyển dụng và sử dụng người lao động làm việc cho cơ
quan nhà nước.
Bổ nhiệm chính trị luôn tồn tại trong mọi thể chế nhà nước. Một khi có sự thay đổi chính
phủ, bổ nhiệm chính trị luôn xẩy ra. Một số vị trí cao cấp trong chính phủ thường được
đặt những con người thuộc “ekip” của những người đứng đầu vào các vị trí đó. Tuy
nhiên, dù bổ nhiệm chính trị nhưng cũng đòi hỏi phải có những quy chế nhất định.
Số lượng vị trí được bổ nhiệm chính trị của các nước nói chung chiếm một tỷ lệ không
lớn trong tổng số người lao động làm việc cho chính phủ. Ví dụ, ở Mỹ (con số năm 2004)
có khoảng 2,72 triệu người làm việc, thì có khoảng 9.051 người được bổ nhiệm chính trị.
Và các vị trí bổ nhiệm chính trị sẽ bị thay thế bằng những người “mới” sau khi có sự thay
đổi chính phủ, đặc biệt với các nước có thể chế đa đảng và chính phủ thành lập theo cơ
chế chính phủ liên hợp. Đối với những nước theo chế độ một đảng cầm quyền, việc bổ
nhiệm và thay thế các vị trí này ít hơn. Những người được bổ nhiệm chính trị thường nắm
giữ các vị trí đó 2 nhiệm kỳ.
Vấn đề bổ nhiệm chính trị xét trên một nguyên tắc cũng đòi hỏi có những sự bình đẳng
theo sắc tộc, nhưng trên thực tế gặp khá nhiều có khăn3/.
Công vụ của những người được bổ nhiệm chính trị - hay thực thi công việc của những
người được bổ nhiệm chính trị với trách nhiệm báo cáo về những công việc mà họ làm
đang là một thách thức của chính phủ nhiều nước. Thông thường, các vị trí này ít khi chịu
trách nhiệm một cách thích ứng phải báo cáo cho công dân biết về công việc của họ. Khi
tranh cử, họ có nhiều cam kết, nhưng khi được bầu để thực thi các loại công việc, họ lại
thiếu một sự cam kết về những gì họ đã làm.

Ngoài các vị trí bổ nhiệm chính trị, các vị trí khác thường ít thay đổi khi có sự thay đổi
chính phủ theo quan điểm của một nền hành chính chuyên nghiệp và ‘chính trị ra đi hành
chính ở lại”. Điều này sẽ đặt ra cho việc tuyển chọn để đưa người vào (của bất cứ chính
3

Ở Mỹ, hơn 35,6 triệu người gốc Latin, nhưng bổ nhiệm chính trị chỉ chiếm cao nhất 336 người trên tổng số
khoảng 9.000.

5


phủ nào) đều phải dựa trên nguyên tắc: bình đẳng, công khai, không thiên vị để chọn
đúng người đặt vào vị trí cần tuyển. Đó cũng chính là nguyên tắc của quản lý nguồn nhân
lực của hành chính hiện đại.
Một nền hành chính hiện đại cũng đồng nghĩa với vấn đề bổ nhiệm nhân sự cho các vị trí
cao cấp. Dù theo cách tiếp cận nào, thì các vị trí cao cấp đó cũng như các vị trí quản lý
khác đều phải dựa trên nguyên tắc “đúng người, đúng việc”. Đây là một thách thức đối
với nhiều nước khi bổ nhiệm quan chức cao cấp. Mô hình lột xác với cách tiếp cận trả
công cho những người ủng hộ chính trị (bổ nhiệm mang tính chính trị) vẫn tiếp tục tồn tại
ở nhiều nước. Sự thay đổi cơ bản cũng xẩy ra trong trường hợp bổ nhiệm chính trị. Một
sự xem xét rất chi tiết để “chọn đúng người cho các vị trí chính trị đó”.
Thi tuyển để chọn người đưa vào các vị trí công việc trong bộ máy nhà nước là một cách
thức làm của tất cả các nước để có được “đúng người”. Mặt khác, những người dự thi
trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa cũng có thể không bị hạn chế bởi quốc tịch.
Tổ chức một kỳ thi để có những người phù hợp phải bảo đảm: khách quan, công bằng,
bình đẳng. Cần loại bỏ “cơ chế xin - cho” trong thi tuyển công chức và tránh sự tác động
của yếu tố chính trị.
Thi tuyển để chọn người vào làm công việc cho từng vị trí cụ thể chứ không phải để thi
tuyển đầu vào chung cho nền công vụ. Do đó, phải thi để chọn người theo đúng yêu cầu
của việc thực thi công việc. Đây chính là điều thách thức của nhiều nước khi áp dụng mô

hình sử dụng công chức theo chức nghiệp ngành, ngạch suốt đời. Và đây cũng chính là
nguyên nhân không nâng cấp được chất lượng đội ngũ mới tuyển vào nền hành chính nhà
nước. Hành chính công sẽ phải quản lý những con người có động cơ làm việc; có trách
nhiệm và được đào tạo phù hợp; hành chính công phải cung cấp thông tin nhanh, chính
xác và kịp thời cho xã hội; phải cạnh tranh vì lợi ích quốc gia.
Tuyển chọn người vào làm việc thường xuyên cho tổ chức nhà nước cũng là một trong
những cách thức hiện đại hóa nhân sự nhằm đáp ứng với đòi hỏi của sự thay đổi.

6


- Mỗi cơ quan có thể tuyển dụng thông qua thi tuyển cạnh tranh công khai (open

-

competition) hoặc thông qua một cơ sở đào tạo như kiểu của Pháp (E’NA) hay ở
Ý. Những người được chọn sẽ được bổ nhiệm.
Chọn từ những người bên ngoài, không làm việc cho nhà nước nhưng có chuyên

-

môn; kinh nghiệm làm việc có thời hạn. Họ sẽ không nằm trong cơ cấu của tổ
chức;
Công chức có thể luân chuyển đến các tổ chức khác; công ty tư nhân hay các tổ
chức quốc tế có thời hạn.

Mô hình sử dụng nguồn nhân lực theo cách thức trao đổi này sẽ tạo cơ hội để nâng cao
kiến thức, kinh nghiệm quản lý; hoàn thiện chất lượng và học hỏi cách ứng xử.
Thu hút những người có chất lượng bằng nhiều cách nhưng trong đó ngay từ trong hệ
thống các trường đại học. Các trường và sinh viên sẽ được trao nhiều cơ hội để có thể trở

thành nhà hành chính công trong tương lai.
- Các trường sẽ quan tâm đến tính chuyên môn đòi hỏi của khu vực công để điều
chỉnh các chương trình cần thiết;
Sinh viên có thể tham gia các khóa đào tạo hành chính công để có kinh nghiệm;

- Kết quả nghiên cứu sẽ được “chuyển bán cho khu vực công”;
- Hệ thống xử lý số liệu và công nghệ mới được áp dụng để cung cấp thông tin.

3.1.3.Chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với nền hành chính. Chuyên nghiệp hóa
nguồn nhân lực cũng đồng nghĩa tạo ra cơ chế mới cho quản lý.
Nguyên tắc chung là:
1. Cơ cấu chức nghiệp phải thừa nhận và trả công cho những người có năng lực và
thực thi hiệu quả hoạt động ;
2. Hệ thống đánh giá tạo nên một sự liên kết gần giữa đánh giá khách quan hàng năm
và tiến hóa chức nghiệp;
7


3. Văn hóa học suốt đời;
4. Quy chế luân chuyển- cho phép 2-5 năm thay đổi vị trí công việc. Những vị trí
nhạy cảm phải thay đổi 5 năm 1 lần;
5. Vấn đề tuyển chọn, bổ nhiệm các vị trí quản lý trung cấp và cao cấp cũng đòi hỏi
phải thay đổi thích ứng. Thay cho việc lạm dụng, những tiêu chuẩn cụ thể đối với
các nhà quản lý các cấp được quy định cụ thể. Thay cho mô hình khép kín trong
việc tuyển dụng, thì mô hình mở tuyển vị trí trung và cao cấp được coi như là một
bước đột phá của chính sách nhân sự trong nền hành chính công hiện đại.
6. Mô hình chức nghiệp được thay thế bằng mô hình vị trí, nhưng vị trí cũng sẽ được
luân chuyển.
3.1.4. Xác lập ưu tiên và cách phân bổ nguồn lực

Một nền hành chính hiện đại trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trong môi
trường khoa học công nghệ đòi hỏi phải biết quản lý nguồn lực công (public resources)
một cách hợp lý nhất. Về nguyên lý chung, nguồn lực công và chi tiêu nguồn lực này
phải đặt dưới sự kiểm soát và gắn liền chặt chẽ với những ưu tiên quốc gia (quốc gia,
vùng, địa phương,v.v.) và điều công dân mong đợi là mỗi một đồng ngân sách nhà nước
chi tiêu đều phải gắn liền với hoàn thiện cuộc sống của người dân.
Quản lý chặt việc sử dụng nguồn lực công cũng đồng nghĩa với việc phải xác định ưu tiên
một cách hợp lý nhất, khoa học cho việc chi tiêu. Và trong những trường hợp cần thiết
cần phân bổ lại ngân sách nhà nước 4/. Đây là một thách thức của nhiều nước trong cơ chế
kế hoạch hóa tập trung bao cấp với nghĩa các chương trình và dự án từ ngân sách nhà
nước mang tính “xin- cho” và do đó những dự án không hiệu quả vẫn được cấp ngân sách
khó bị cắt giảm.
Để đáp ứng được đòi hỏi hiện tại cũng như tương lai của quốc gia, một nền hành chính
hiện đại cần xác định rõ ràng những ưu tiên và cách phân bổ nguồn lực.

4

Cuộc khủng hoảng hiện nay về lạm phát đã bắt buộc chính phủ phải làm điều này. Cắt giảm những khoản đầu tư
không hiệu quả.

8


Mỗi một quốc gia, trong điều kiện chung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa có thể phải
xác lập cơ chế ưu tiên. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên cơ chế ưu tiên sẽ tạo ra lộ
trình cần để phân bổ nguồn lực hợp lý.
Đây chính là những điều hạn chế hiện nay của nhiều nước. Thiếu năng lực của đội ngũ
những nhà lãnh đạo, quản lý làm cho việc xác định tầm nhìn mang tính chất chiến lược
về ưu tiên rất hạn chế và trong nhiều trường hợp có thể vì lợi ích mang tính cục bộ, cá
nhân. Nhiều dự án đầu tư không phải mang tính chất ưu tiên mà chạy theo những mục

đích khác đã làm cho việc phân bổ nguồn lực quốc gia (đất đai) sai lệch. Quy hoạch treo
là một trong những hướng sai lệch nghiêm trọng khi không xác định rõ ưu tiên và phân
bổ nguồn lực quốc gia.
Một nền hành chính hiện đại đòi hỏi không cho phép tạo ra sự sai lệch đó.
3.1.5. Phân cấp quản lý tài chính
Phân cấp quản lý tài chính là một trong những cách tiếp cận đến nền hành chính hiện đại.
Đơn giản hóa các thủ tục hành chính cũng như phân cấp quản lý và thích ứng cùng với
phân cấp quản lý tài chính sẽ tạo ra cơ chế hoạt động tốt hơn.

- Những ai liên quan đến chi tiêu và thanh toán đều phải chịu trách nhiệm cá nhân
đối với những hoạt động đó;
- Dịch vụ tài chính trung tâm chỉ có thể hỗ trỡ và tư vấn về chuyên môn cho
những ai liên quan đến quản lý tài chính và ngân sách;
- Dịch vụ kiểm toán phải mang tính độc lập cao đối với các chủ thể bị kiểm
toán để có thể kiểm soát hoạt động tài chính của các cơ quan nhà nước một
cách minh bạch, công khai, không thiện vị và không chịu áp lực chính trị;
- Thiết lập một cơ chế kiểm soát chi tiêu chặt chẽ với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin và có sự tham gia của nhân dân.

9


3.1.6. Đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu quản lý
(nhà nước) cũng như đòi hỏi của công dân.
Đơn giản hóa thủ tục nội bộ sẽ cho phép tiếp cận linh hoạt hơn giữa các bộ phận có
liên quan. Những thủ tục về tư vấn, làm quyết định đều có thể đơn giản đến mức
cần thiết. Quá trình này cũng đồng hành với việc sử dụng các công cụ như công
nghệ thông tin, mạng và hộp thư.
Nhiều nước coi đây là điều quan trọng cần phải xem xét và đó cũng là thước đo
của sự hiện đại nền hành chính trong môi trường công nghệ hiện đại. Áp lực thủ

tục hành chính (nhà nước) luôn là chủ đề chỉ trích, phàn nàn của công dân đối với
bộ máy nhà nước. Cải cách hành chính ở Việt nam cũng được ghi nhận ngay từ
đơn giản hóa thủ tục hành chính thông qua cải cách thủ tục hành chính trên 7 lĩnh
vực (1994), nhưng hình như lĩnh vực này càng ngày càng trở nên phức tạp do
nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân của thiếu những nền tảng pháp lý cho
việc đưa ra các thủ tục đó. Ví dụ, hộ khẩu hay đăng ký thường trú của công dân và
những thủ tục quy định liên quan đến nhà ở; đến việc làm mang tính thường xuyên.
Trong khi đó đăng ký thường trú, tạm trú của các nước chỉ đơn thuần là sự kiểm
soát “có mặt của công dân” ở một thời điểm nhất định. Những quy định cách đây
nhiều chục năm vẫn không được quan tâm xem xét. Một thủ tục xử phạt vi phạm
trật tự giao thông cũng rất phức tạp vì áp dụng một quy trình của xử phạt vi phạm
hành chính. Điều này hầu như không ai quan tâm để “hiện đại hóa”, trong khi các
nước thủ tục này “rất đơn giản, hiện đại và chỉ mất khoảng thời gian cực ngắn”.
Tệ quan liêu đang là một trong những yếu kém của nền hành chính các nước. Cắt
giảm tệ quan liêu đã trở thành ưu tiên của nhiều nước. Nhiều tổ chức đã đưa ra
những “phàn nàn” về chi phí quá lớn, không cần thiết cho những nội dung mang
tính “thủ tục hành chính của nhà nước”. Phải nộp quá nhiều hồ sơ, thông tin mà
nhà nước cũng chẳng dùng để làm gì; các loại báo cáo phải nộp hàng năm cũng chỉ
mang tính hình thức; một quyết định xử phạt vị phạm trật tự an toàn giao thông
10


cũng không để nhằm mục đích gì. Cần loại bỏ những quy định đó như các nước có
công nghệ tiền tiến đã làm.
Tuy nhiên, cắt giảm tệ quan liêu không thể giải quyết bằng một biện pháp riêng lẻ.
Nhiều mô hình truyền thống đã được các nước áp dụng như mô hình “một cửa”.
Mô hình này cho phép công dân, doanh nghiệp có thể giải quyết mọi công việc của
mình tại một nơi. Đây cũng là điều cần quan tâm. Các nước, quan niệm không
giống nhau về một cửa. Có những khi hiểu một cửa là nhà nước làm thay công dân
một số việc; trong khi đó cũng có nước cho rằng mọi việc đến một nơi sẽ được giải

quyết tại nơi đó thông qua nhiều cơ quan.
Chính phủ điện tử được coi như một giải pháp cần thiết để đơn giản các đòi hỏi thủ
tục. Tất cả được khai báo, xử lý được thực hiện qua mạng điện tử.
3.1.7. Nền hành chính có chế độ việc làm thích ứng, linh hoạt biết khai thác lợi
thế của khoa học và công nghệ hiện đại
Hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước phụ thuộc rất lớn vào
hành vi và văn hóa của các nhà quản lý và người lao động làm việc trong hệ thống
các cơ quan hành chính nhà nước. Quy chế hay luật pháp chỉ là nền tảng.
Xây dựng một chế độ việc làm thích ứng sẽ tạo ra được năng suất và hiệu quả. Và
chỉ có một chế độ việc làm hợp lý mới tạo ra được một nền hành chính tốt. Một
chế độ việc làm hay chế độ công việc hợp lý sẽ tạo cơ hội để tinh giảm biên chế;
tăng tiền lương; quản lý tốt hơn thực thi công việc của từng con người cụ thể.
Chế độ công vụ theo mô hình vị trí, công việc kết hợp với chế độ công vụ theo
chức nghiệp (ngành, ngạch,v,v,) đang được các nước áp dụng trên cơ sở kết hợp
các cơ chế như hợp đồng; trả lương theo kết quả thực thi công việc;

11


Một nền công vụ hiện đại đòi hỏi phải tạo ra được một chế độ việc làm hiệu quả.
Nhưng do bản chất của nhà nước và công việc của nhà nước và nhiều yếu tố mang
tính chính trị nên mô hình công vụ theo bất cứ một hình thức nào cũng gặp những
thách thức.
Hai mô hình việc làm được quan tâm của các nước với hai cách : vị trí, công việc
hay chức nghiệp. Thực chất của hai mô hình này là hai cách tiếp cận: một cách tiếp
cận lấy cá nhân làm nền tảng cho hoạt động thực thi công việc (vị trí) và một bên
là tập thể. Cả hai cách này đều có những hạn chế và ưu điểm. Không có nước nào
lại tuyệt đối hóa mô hình thức. Trong cá nhân có tập thể và trong chức nghiệp có
cá nhân. Sự lồng ghép này cũng là một tiêu chí thể hiện sự linh hoạt trong chế độ
việc làm.

Một văn hóa tập thể trong hệ thống các tổ chức nhà nước đòi hỏi quan tâm nhiều
đến mô hình chức nghiệp. Trong khi hiệu quả và chất lượng đòi hỏi nhiều hơn mô
hình vị trí, công việc.
Cách tiếp cận “việc làm suốt đời- job for life” với việc bảo đảm việc làm cho công
chức cao hơn so với khu vực tư nhân và gắn liền với suốt đời đó là lương hưu. Đó
cũng chính là điều hấp dẫn với nhiều người khi gia nhập thị trường việc làm khu
vực công. Đặc biệt trong điều kiện thị trường lao động tự do chịu nhiều rủi ro, thì
việc làm suốt đời sẽ là một bảo đảm cho công chức làm việc. Nhưng nếu không áp
dụng mô hình này, chấp nhận thị trường tự do và theo mô hình vị trí, khả năng để
giữ người giỏi sẽ rất hạn chế.
Mô hình chức nghiệp vẫn được tiếp tục áp dụng, nhưng để tránh những hạn chế,
việc tuyển chọn nghiêm ngặt hơn; đề bạt, thăng tiến không mang tính “đóng” như
mô hình chức nghiệp truyền thống. Mô hình chức nghiệp hiện đại cũng chấp nhận
“tuyển chọn đề bạt mang tính mở”.

12


Việc làm hay số người làm việc cho khu vực nhà nước là một trong những mô hình
việc làm hiện đại. Tuy nhiên, để đạt được chuẩn mực này, đòi hỏi một cách tiếp
cận mang tính hệ thống. Cắt giảm biên chế là một đòi hỏi của hệ thống hành chính
hiện đại trong bối cảnh môi trường của khoa học công nghệ. Nhưng cắt giảm như
thế nào và kết hợp giữa khoa học công nghệ hiện đại với con người. Nếu áp dụng
mô hình chính phủ điện tử hay các hoạt động mua bán đều diễn ra qua mạng, vấn
đề dư thừa sẽ là một bài toán khó giải của các nước.
Phân quyền quản lý nhân sự gắn liền với những quyền khác sẽ tạo ra một lực lượng
lao động đáp ứng được đòi hỏi của nền hành chính hiện đại. Nhưng đây chính là
một sự thách thức rất lớn đối với nhiều nước. Cơ quan nhân sự trung ương (mang
tính tập quyền) vẫn hoạt động ở hầu hết các nước; các quyền về nhân sự vẫn “chịu
sự điều tiết chung”. Do đó, phân quyền nhân sự vẫn đang là một trong những thách

thức của việc xây dựng nền hành chính nhà nước đáp ứng với xu thế hội nhập và
trong môi trường khoa học và công nghệ hiện đại.
Một nền hành chính hiện đại xét trên quan điểm nguồn nhân lực có thể thấy khác
nhiều vấn đề đang trở nên bức xúc. Đó là:
- Đội ngũ người làm việc cho nhà nước đang có xu hướng già hóa, do không
đưa ra được nên đưa vào người trẻ, mới bị hạn chế bới biên chế, số lượng
người;
- Thị trường lao động đang trở nên cạnh tranh. Chảy máu chất xám từ cơ quan
nhà nước ra bên ngoài là một thách thức.
- Nhà nước đã trở thành người sử dụng lao động áp dụng nhiều tiêu chí giống
như một nhà sử dụng lao động trên thị trường lao động 5/.
3.2. Công khai, minh bạch để đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập trong môi
trường khoa học và công nghệ hiện đại
5

Cơ quan nhà nước cần trở thành người sử dụng lao động được lựa chọn. Tuy nhiên, ngày nay cạnh tranh nhân tài
đang xẩy ra mạnh giữa các nhà sử dụng lao động. Nếu chính phủ không thay đổi tư duy, kho có thể có người tài vào
làm việc cho nhà nước.

13


Minh bạch trong hành chính công đã trở nên vấn đề có tính bản chất không chỉ một
quốc gia mà cả các tổ chức quốc tế. Nhiều nước coi minh bạch như là “chỉ số” của
hành chính hiện đại và cũng là ‘chỉ số” để đánh giá tham nhũng.
Đó cũng là chỉ số để xác định tính đích thực của dân chủ tham gia và trách nhiệm
báo cáo của các nhà quản lý nhà nước đối với công dân và xã hội.
3.2.1. Minh bạch, mở là điều kiện để công dân, xã hội có thể dễ tiếp cận đến văn
bản và thông tin của nhà nước
Công dân có quyền được tiếp cận đến các loại văn bản và thông tin của nhà nước

có liên quan đến công dân và hoạt động của công dân. Đây cũng là chỉ số quan
trọng để xác định tính minh bạch. Trên thực tế, quá nhiều văn bản pháp luật công
dân và ngay không ít quan chức cũng không có điều kiện để tiếp cận.
Đánh giá mức độ hiện đại của hành chính trên lĩnh vực này có thể xem xét trên một
số khía cạnh:
- Mạng thông tin của chính phủ
- Mạng thông tin của các cơ quan nhà nước
- Điểm có khả năng tiếp cận đến mạng thông tin
- Hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia.
3.2.2. Công khai, minh bạch quy trình lập pháp, lập quy và xây dựng chính
sách.
Minh bạch trong quá trình lập pháp, lập quy và xây dựng chính sách được thực
hiện thông qua:
- Đơn giản hóa và hoàn thiện khuôn khổ quy chế;
- Thúc đẩy văn hóa đối thoại và tham gia của các bên có liên quan đến quy
trình lập pháp, lập quy và xây dựng các chính sách;
14


- Đánh giá tác động của một văn bản pháp luật mới đến sự vận động và phát
triển xã hội và công khai các đánh giá đó.
3.2.3. Chính phủ phải thiết lập nhiều cách để quan hệ với công chúng
Mở cửa và minh bạch gắn liền với các hoạt động thể hiện quan hệ với công chúng.
Trên thực tế, quan hệ với công chúng được thiết lập bằng nhiều cách khác nhau.
Mức độ cao và các biện pháp thể hiện mở rộng sự tham gia và tiếp xúc giữa cơ
quan nhà nước với công chúng sẽ được sử dụng để đánh giá minh bạch, mở của
nền hành chính. Xã hội công nghệ thông tin càng tạo cơ hội để nhận biết quan hệ
này càng cụ thể. Chính phủ phải có trách nhiệm tạo ra những cơ hội đó thông qua
“Cổng điện tử”hay “đường dây nóng”.
Một chính phủ ngày càng mở hơn đối với công dân không chỉ là yếu tố của một

chính phủ dân chủ mà cũng là một chính phủ hiện đại. Theo cách tiếp cận của
OECD, chính phủ mở là một chính phủ khi mà công dân, các tổ chức xã hội của
công dân; các nhà kinh doanh; doanh nghiệp,v.v. có thể:
-

Biết được những điều mà chính phủ làm thông qua tiếp cận và hiểu được
thông tin;
Nhận được những gì chính phủ làm cho họ một cách dễ dàng;
Và có thể được tham gia để tạo ra những gì mà họ và chính phủ cùng muốn.

Chính phủ ngày càng mở khi các chỉ số đo “độ mở” được xác định từ tập hợp ba
yếu tố:minh bạch; có thể tiếp cận được và thích ứng. Và các yếu tố đó sẽ tác động
đến mức độ mở của chính phủ (sơ đồ 6)
Minh bạch
(transparency)

Mỗi một quốc gia có thể tiếp
cận đến cả ba yếu tố gắn liền
với một chính phủ công khai,
mở ở mức độ khác nhau. Và

Chính phủ mở
(open
government)
Thích ứng
(responsiveness

Dễ tiếp cận
(zccessibility)


Sơ đồ 6.

15


trong nhiều trường hợp, sự lựa chọn của các nước sẽ không giống nhau. Trong khi
một số nước kỳ vọng về một chính phủ công khai để hạn chế tham nhũng thì một
số nước coi cả ba yếu tố trên là một cách cần thiết để gia tăng sự trao đổi giữa nhà
nước và công dân; làm cho quá trinh xây dựng chính sách có sự tham gia nhiều
hơn của công dân.
Một chính phủ công khai mở luôn là một thách thức của các chính phủ trong tiến
trình cải cách hành chính, mặc dù chính phủ luôn mong muốn để đạt được mức độ
công khai cao.
Mở, công khai sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi để chính phủ hoàn thiện chính
mình. Nhưng đồng thời mở, công khai cũng là cơ hội để nhiều nhóm lợi ích khác
nhau tấn công chính phủ.
Minh bach được coi như là điều kiện tiên quyết cho một chính phủ mở. Và một
trong những điều cơ bản đó chính là khả năng tiếp cận đến thông tin của chính phủ.
Như mô tả trên sơ đồ 7, các nước OECD ngày càng phổ biến về luật tiếp cận thông
tin của chính phủ. Nếu trước 1960, số nước có luật này hạn chế thì giai đoạn 20012004 đã có 28/30 nước có luật tiếp cận đến thông tin của chính phủ.

Sơ đồ 7

Chính phủ nhiều nước đã dần
từng bước áp dụng nhiều biện
pháp và công cụ khác nhau để
tạo cơ hội cho công dân tiếp
cận đến thông tin; biết được
chính phủ đã làm gì và đang
làm gì. Tuy nhiên, một vấn đề

đặt ra là công dân được biết
nhiều hơn về pháp luật đã
được chính phủ làm ban hành
nhưng biết quá ít về những gì
chính phủ làm và làm như thế
16


nào. Kiểm toán, công khai các khoản mục chi tiêu; đầu tư; sử dụng công sản đang
trở thành vấn đề mà công dân đòi hỏi phải minh bạch, công khai.
Một chính phủ mà công dân dễ dàng tiếp cận đến các loại thông tin liên quan đến
hoạt động của chính phủ và liên quan đến công dân sẽ là thước đo của chính phủ
hiện đại, thích ứng trong môi trường khoa học công nghệ hiện đại.
Trong điều kiện hiện nay, tiếp cận đến các loại dịch vụ của chính phủ; các thông
tin về hoạt động của chính phủ ngày càng được chú ý.
Một chính phủ dễ tiếp cận khi tất cả các đòi hỏi của công dân đều được xem xét và
đáp ứng và điều quan trọng là được xử lý một cách bình đẳng. Luật pháp phải quy
định để bảo đảm cho công dân quyền được tiếp cận và những đòi hỏi của họ phải
được đáp ứng khi pháp luật đã quy định. Chính phủ phải có trách nhiệm với các
quyết định của họ.
Tiếp cận dễ dàng của công dân đến hoạt động hành chính đòi hỏi các cơ quan nhà
nước nói chung cũng như hành chính nói riêng ngày càng phải xóa bỏ “nhiều rào
cản” liên quan đến những thủ tục nhận, tiếp cận đến thông tin của chính phủ. Một
số nước trước đây muốn đọc một loại văn bản pháp luật nào của nhà nước đều phải
xin phép. Điều đó cũng có nghĩa là phải có giấy phép mới được đọc. Và đó cũng
chính là cách thức để hạn chế sự tiếp cận của công dân đến với hoạt động của cơ
quan nhà nước.
Một chính phủ công khai, mở cũng đồng nghĩa với chính phủ thích ứng với đòi hỏi
của công dân và do đó bắt buộc chính phủ phải có năng lực để thích ứng với đòi
hỏi của xã hội và công dân. Đó cũng chính là thách thức cơ bản nhất đề tạo ra một

chính phủ công khai, mở thực sự trong môi trường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhiều chính phủ đã thiết kế những mô hình nhằm tạo thuận lợi cho công dân tiếp
cận với các cơ quan hành chính nhà nước một cách thuận tiện. Mô hình chính phủ
điện tử sẽ là một công cụ chính sách quan trọng.
17


3.2.4. Chính phủ điện tử là sự kết hợp giữa hiện đại hóa về nội dung hoạt động
quản lý nhà nước (cải cách hành chính) và hiện đại hóa công nghệ
thông tin và truyền thông.
Trong nhiều năm của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, chính phủ của tất cả các nước
trên thế giới đã khai thác tiến bộ, lợi thế của công nghệ thông tin (IT) (Information
Technology) nói chung cũng như mạng Internet nói riêng để hoàn thiện hoạt động
quản lý hành chính nhà nước cũng như giao tiếp với công dân.
Công nghệ thông tin đã tạo ra cơ hội để chính phủ cung cấp tốt hơn, hiệu quả thông
tin, dịch vụ đến công dân, các doanh nghiệp và các đối tác. Chính phủ với việc áp
dụng công nghệ thông tin - goi chung là chính phủ điện tử tạo ra những tiềm năng
để đưa công dân đến gần hơn với chính phủ; giao tiếp giữa chính phủ và công dân.
Nhiều tài liệu nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra những lợi thế đó.
Các khái niệm về chính phủ điện tử -CPĐT (E-government) bao gồm từ “việc sử
dụng ICT để giải phóng các luồng di chuyển thông tin nhằm khắc phục những rào
cản về mặt vật lý của các hệ thống vật lý dựa trên giấy tờ truyền thống” cho tới
“sử dụng ICT để cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ chính phủ nhằm
đem lại lợi ích cho người dân, các đối tác kinh doanh và người lao động”[6].
Hàm ý chung đằng sau những khái niệm này là CPĐT bao gồm việc tự động hóa
hoặc vi tính hóa các thủ tục giấy tờ hiện hành và qua đó sẽ tạo ra phong cách lãnh
đạo mới, các cách thức mới trong việc xây dựng và quyết định chiến lược, giao
dịch kinh doanh, lắng nghe người dân và cộng đồng cũng như trong việc tổ chức
và cung cấp thông tin.
Cuối cùng, CPĐT nhằm mục đích cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ

chính phủ nhằm đem lại lợi ích cho người dân. Quan trọng hơn nữa, CPĐT còn
6

Có rất nhiều tài liệu đưa ra cách tiếp cận đến chính phủ điện tử. Tài liệu của OECD coi chính phủ điện tử như là
việc sử dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là InterNet như là một công cụ để hoạt động của chính phủ tốt hơn; một
số tài liệu của Ngân hàng thế giới, coi chính phủ điện tử gắn liền với việc các cơ quan chính phủ sử dụng công nghệ
thông tin như là cách để chuyển đổi quan hệ giữa chính phủ với công dân; doanh nghiệp và các tổ chức của chính
phủ. Mỗi một nước cũng có thể quan niệm chính phủ điện tử không giống nhau.

18


nhằm mục tiêu tăng cường năng lực của chính phủ theo hướng quản lý, điều hành
có hiệu quả và nâng cao tính minh bạch nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh
tế và xã hội của đất nước vì mục tiêu phát triển.
Hành chính hiện đại trong thời đại công nghiệp hóa, công nghệ thông tin là hướng
đến một chính phủ điện tử. Và thông tin và truyền thông là trái tím của một nền
hành chính hiện đại, thích ứng với xu hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
Đây là một đòi hỏi tất yếu và tất cả các chính phủ đều phải áp dụng. Các nước đều
có chương trình E-government. Tuy nhiên, mức độ hay giai đoạn phát triển của
chính phủ điện tử rất khác nhau giữa các nước.
1). Chính phủ điện tử- những kỳ vọng
Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang len lõi vào trong nhiều
lĩnh vực của đời sống. Không có lĩnh vực nào chúng ta không bắt gặp nhiều hay ít,
lớn hay nhỏ áp dụng những thành tịu của công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin đã đem đến nhiều lợi ích cho xã
hội loài người. Nhờ có nó, con người đã có nhiều cơ
hội hơn để tiếp xúc, giao tiếp với nhau. Đồng bào vùng
sâu, vùng xa cũng có cơ hội để có thể xem trực tiếp
các kỳ họp quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước - ví dụ Đại hội Đảng; Hội

nghị Ban chấp hành; các kỳ họp của Quốc hội. Bà con vùng sâu, vùng xa có thể
nói chuyện trực tiếp với con em của mình đang công tác tại các vùng miền khác
nhau của đất nước thông qua các cầu truyền hình, internet.
Thuật ngữ điện tử (viết tắt là E) đang được ghép vào với nhiều hoạt động của xã
hội. Thành công lớn nhất đó là thương mại điện tử. Một hình thức mua bán mang
tính chất toàn cầu, không biên giới, không “ biết mặt, biết người” đã đem lại cho
trao đổi hàng hoá và dịch vụ mang tính toàn cầu một sự gia tăng nhanh chóng và
cũng đã chỉ ra nhiều lợi thế so với phương pháp mua bán cổ điển trước đây. Tuy
19


nhiên, thương mại điện tử (E- business) cũng chỉ ra những kiếm khuyết cần khắc
phục. Song song với sự phát triển của thương mại điện tử, nhiều hình thức khác
của việc áp dụng công nghệ thông tin đã được đưa vào trong đời sống. Sách điện
tử; hội nghị điện tử hay hội nghị qua mạng; học qua mạng (học từ xa) và trong thập
kỷ cuối của thế kỷ XX, thuật ngữ chính phủ điện tử đã được đưa vào trong nhiều
tài liệu và không ít nước coi chính phủ điện tử (E- government) là một trong những
mục tiêu đi đến của tiến trình cải cách hành chính[7].
Chính phủ điện tử là việc sử dụng công nghệ (thông tin) để thực hiện cải cách
nhằm đẩy mạnh công khai, thu hẹp khoảng cách và những sự chia tách khác; tăng
cường vai trò của nhân dân tham gia vào quá trình chính trị có ảnh hưởng đến cuộc
sống của họ [8]. Cũng có thể hiểu chính phủ điện tử theo một cách khác: chính phủ
điện tử là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (communication) để
thúc đẩy hoạt động của chính phủ một cách hiệu lực và hiệu quả hơn; khuyến
khích tiếp cận đến dịch vụ của chính phủ; cho phép công dân tiếp cận đến thông tin
của chính phủ và làm cho chính phủ chịu trách nhiệm hơn với công dân [9].
Như vậy, bản chất của “chính phủ điện tử” là việc áp dụng thành tịu của công
nghệ thông tin vào trong hoạt động quản lý của mình. Cách tiếp cận trên đòi hỏi:
- Phải có một nền tảng phát triển ở mức độ nhất định của hạ tầng công nghệ
thông tin;

- Đòi hỏi hoạt động của chính phủ phải có những sự chuyển đổi cơ bản để có
thể khai thác, sử dụng thành tịu của công nghệ thông tin.
- Đòi hỏi xã hội công dân, các tổ chức có điều kiện để tiếp cận đến cách thức
hoạt động quản lý mới của chính phủ thông qua việc khai thác lợi ích của
công nghệ thông tin.

7

E-services; E-Democracy; E-Exchange và E-Management được sử dụng để chỉ cách áp dụng công nghệ thông tin />8

The E - government Handbook for Development Countries . Centre for Democracy Technology. World Bank 11/2002.
Road for E - government in the developing World The Working Group on E government in the Developing World. 4/2002/
Pacific Council in International Policy
9

20


Nghiên cứu nhiều hoạt động áp dụng công nghệ thông tin trong thương mại điện
tử, hội nghị điện tử và trong hoạt động quản lý nhà nước, có thể chỉ ra một số lợi
ích của việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý hay chính phủ
điện tử:
1. Chính phủ điện tử góp phần hoàn thiện hiệu qủa hoạt động quản lý hành chính
nhà nước. Nhờ công nghệ thông tin, việc thu thập số liệu, truyền tải, trao đổi thông
tin, số liệu giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với công dân và các tổ chức tốt
hơn; hạn chế sự trùng lắp, chồng chéo thông tin; hạn chế sự độc quyền của các cơ
quan hành chính nhà nước. Có thể đây là cơ hội để tiết kiệm chi phí cho cả hệ
thống hành chính nhà nước nói chung và của từng cơ quan nhà nước nói riêng[ 10].
Đồng thời đó cũng là cơ hội để tiết kiệm chi phí xã hội trong việc tiếp cận đến
thông tin[11].

2. Chính phủ điện tử (e. government) góp phần hoàn thiện việc cung cấp dịch vụ
cho khách hàng. Khách hàng không mất nhiều thời gian để phải nghiên cứu cơ cấu
tổ chức phức tạp của chính phủ và các mối quan hệ của các cơ quan đó. Thông qua
chính phủ điện tử (e. government), hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước
được coi như một đơn vị thống nhất qua mạng và cung cấp dịch vụ trên mạng
mang tính chất trọn gói, không phân chia. Mặt khác, các nhà thiết kế chính phủ
điện tử tập trung vào đòi hỏi của khách hàng và giá trị mà họ muốn có (giấy phép
lái xe,..). Như vậy mô hình cung cấp dịch vụ dựa vào nhu cầu của khách hàng để
thiết kế quy trình cung cấp và hoàn thiện các quy trình đó.
3. Chính phủ điện tử (e. government) có thể tạo điều kiện để đạt được những kết
quả nhanh hơn, nhiều hơn. Thúc đẩy sử dụng nhiều hơn các dịch vụ được cung cấp
trên mạng (học từ xa là, hội nghị điện tử,..); thông tin về sức khoẻ, y tế, bệnh dịch;
trao đổi thông tin giữa trung ương và địa phương nhanh hơn và do đó có thể tạo ra
10

Trong văn bản hiện nay có sự phân biệt giữa ba từ: tổ chức, cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Nhưng thuật ngữ “tổ chức ở đây nhằm chỉ
mọi loại tổ chức.
11
Trong cải cách hành chính, cần nghiên cứu một cách đầy đủ lợi ích xã hội của hoạt động cải cách hành chính mới có thể đánh giá đúng hiệu
quả của cải cách hành chính. Tuy nhiên, lợi ích xã hội là một lĩnh vực rất rộng, cần nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của lợi ích xã hội.

21


những kết quả tích cực về bảo vệ môi trường, ngăn chặn các thảm hoạ môi trường,
dịch bệnh,v.v.
4. Chính phủ điện tử tham gia góp phần đạt được nhiều mục tiêu như: giảm chi
phí hoạt động của chính phủ thông qua việc khai thác sử dụng các kết quả mang
tính lồng ghép của các chương trình; tạo cơ hội để công dân, các tổ chức nâng cao
năng suất lao động, sản xuất thông qua việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính,

giảm chi phí đi lại; khuyến khích sự phát triển xã hội thông tin và công nghiệp dựa
vào Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Nếu chính phủ cung cấp ngày
càng nhiều hơn thông tin qua mạng đòi hỏi công dân, các tổ chức cũng phải có hạ
tầng thích ứng để khai thác và sử dụng.
5. Chính phủ điện tử là một cách thức tiếp cận của cải cách hành chính theo hướng
đơn giản hoá, hiện đại hoá và tham gia của công dân. Quá trình cải cách hành
chính là một quá trình liên tục, đòi hỏi của xã hội công dân ngày càng gia tăng,
phức tạp. Thiếu công nghệ thông tin khó có thể giải quyết được các nhu cầu đó.
6. Chính phủ điện tử tạo điều kiện xây dựng niềm tin giữa chính phủ và công dân.
Niềm tin giữa chính phủ và công dân là điều kiện cần và đủ của xã hội dân sự hiện
đại; niềm tin được xây dựng khi công dân được mở rộng hơn quyền tham gia vào
quá trình chính sách có ảnh hưởng đến mình. Công nghệ thông tin và truyền thông
(ICT) là một công cụ giúp làm được ý tưởng đó. Mở cửa, công khai và trách nhiệm
báo cáo là những tiêu chí quan trọng của xã hội dân sự. ICT góp phần tạo ra những
khả năng đó. Tiếng nói của công dân được các nhà quản lý và công dân biết. Tạo
cơ hội đánh giá tác động của quản lý.
7. Chính phủ điện tử (e. government) tạo cơ hội để mở rộng sự tham gia của công
dân vào quá trình chính sách. Tham gia vào quá trình chính sách có thể tiến hành
ở mọi giai đoạn của xây dựng chính sách; tiến hành ở mọi loại cơ quan, từ lập
pháp đến hành pháp; từ quy mô quốc gia đến quốc tế; lồng ghép các hoạt động tư
vấn, tham gia của công dân trong quá trình chính sách
22


8. Ba kỳ vọng lớn nhất của chính phủ điện tử (e. government):
- Cung cấp các loại thông tin của chính phủ cho công dân, các nhà doanh
nghiệp ngay tại cổng Internet;
- Trao đổi thông tin giữa chính phủ và công dân, các nhà doanh nghiệp, các tổ
chức khác thông qua mạng dưới hình thức: e.mail; hội nghị địên tử; đường
dây nóng qua Internet;

- Cung cấp các loại dịch vụ (dịch vụ hành chính/ pháp lý) cho công dân,
doanh nghiệp: đăng ký kinh doanh; giấy phép lái xe; trả thuế; trả thanh toán
các dịch vụ khác; đơn đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn,...
2).Chính phủ điện
những
thách
thức.

Cậpnhật
nhậtvàvà
Cập
cungcấp
cấpthông
thông
cung
tin
tin
Giảiquyết
quyết
Giải
côngvụvụqua
qua
công
mạng
mạng
mạngSử
mạngSử
dụngthông
thông
dụng

tin
tin

Khaithác
thác
Khai
thông
tin
thông tin

tử-

Traođổi
đổi
Trao
thôngtin
tin
thông

Những mong
muốn, kỳ vọng về
một
Sơ đồ 8
chính phủ điện tử
(mô
tả đơn giản thông
qua
sơ đồ 8), luôn gặp phải những rào cản nhất định ở từng nước. Một số hạn chế sau
đây được coi là quan trọng nhất:
Hạn chế thứ nhất là yếu kém của hạ tầng nói chung và hạ tầng liên quan đến công

nghệ thông tin (điện thoại, bưu chính viễn thông, InterNet).
Điều này có thể được đánh giá qua nhiều tiêu chí như: số máy điện thoại trên 1000
dân; số máy tính cá nhân hộ gia đình trên 1000 hộ; số máy tính có khả năng nối
mạng. Những chỉ số này rất thấp ở các nước đang phát triển và chênh lệch giữa các
vùng. Nếu chính phủ điện tử chỉ tập trung phục vụ cho các vùng phát triển (đô thị)
23


thì các tiêu chí trên có thể đạt được ở nhiều nước, nhiều khu vực, nhưng để phục
vụ chung cho mọi người dân, đây là hạn chế rất cơ bản [12].
Một vấn đề cũng được coi là hạn chế về hạ tầng là giá cả của các loại dịch vụ
thông tin. Điều đó thể hiện rất cụ thể ở Việt Nam sau khi điều chỉnh giá cước và
mở rộng sự tham gia, loại bỏ sự độc quyền trong ngành bưu chính viễn thông đã
gia tăng nhanh chóng số người sử dụng cả điện thoại lẫn InterNet.
Hạn chế không kém phần quan trọng là hệ thống thông tin nối mạng của chính phủ
hay nói khác đi hạ tầng phục vụ cho công nghệ thông tin của chính phủ và các cơ
quan quản lý nhà nước.
Hạn chế thứ 2 là hệ thống pháp luật và các chính sách
Pháp luật liên quan đến thương mại điện tử, mua bán qua mạng; hệ thống chính
sách liên quan đến phát triển mạng InterNet và quyền truy cập; hệ thống chính sách
về việc cung cấp thông tin qua mạng của chính phủ;hệ thống chính sách về hỗ trợ
phát triển;cải cách các loại liên quan đến buôn bán qua mạng. Trong tiến trình phát
triển, các loại công nghệ đi sau có nhiều lợi thế hơn. Trong khi đó cơ chế trước đây
ràng buộc nhiều doanh nghiệp nhà nước cung cấp dịch vụ thông tin với giá cao,
không hợp lý. Nhưng hiện nay vẫn phải duy trì vì sự tồn tại của các loại cơ quan
này. Đây là một vấn đề sẽ hạn chế đến việc đầu tư công nghệ mới và ảnh hưởng
đến quyền sử dụng của người tiêu dùng. Phải có môi trường cạnh tranh và quyền
lựa chọn dịch vụ trong khuôn khổ giá cả hợp lý, khoa học. Không thể vì một lý do
gì các cơ quan nhà nước có thể điều chỉnh hay áp đặt giá mang tính phi cạnh tranh
hay không khuyến khích sử dụng công nghệ mới.


12

Trong lễ ký kết hợp tác giữa hai bộ: Bộ GD-ĐT và Bộ Bưu chính viễn thông, đến năm 2003 sẽ có khoảng 1.900
trường trung học phổ thông.

24


Hạn chế thứ ba là vấn đề phát triển không bình đẳng của các nhóm khách hàng
theo sắc tộc, tôn giáo, khu vực địa lý. Sử dụng loại ngôn ngữ; giá cả cho người có
thu nhập thấp; điểm tiếp cận đến dịch vụ của chính phủ không mất tiền.
Tiếp cận đến chính phủ điện tử là cho mọi người.Chính phủ điện tử là của tất cả;
không chỉ cho người giàu, công chức mà cho cả người nghèo; những người nghèo
càng được tạo điều kiện để tiếp cận đến chính phủ điện tử; những người khiếm thị
cần có chương trình riêng để họ cũng có thể chịu sự quản lý của nhà nước thông
qua mạng.
Ngoài ra một số yếu tố có thể hạn chế phát triển chính phủ điện tử:
Tín nhiệm, tin tưởng
- Tin tưởng ở chất lượng của thông tin;
- Tin tưởng tính chất pháp lý của thông tin;
- Tin tưởng ở khả năng bảo đảm bí mật, thông tin cá nhân;
- Niềm tin giữa ba nhóm: G2G; G2B; G2C;
Bí mật thông tin
- Bí mật cá nhân chỉ được cung cấp hay tiếp xúc theo những quy trình được
tin cậy;
- Công chức phải nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc bí mật thông tin chính
phủ và của cá nhân công dân;
- Không được quyền cung cấp thông tin cá nhân cũng như thu thập vì mục
đích riêng;

- Không được tiếp cận vào cơ sở dự liệu cá nhân;
An toàn:
- Tính bảo mật của hệ thống máy tính;
25


×