Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

”Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp thắt trĩ kết hợp thuốc y học cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.24 KB, 24 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do
dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu
môn. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong
các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Theo nghiên cứu của hội Hậu môn trực tràng
Việt nam, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở nước ta khá cao, từ 50-55% dân số, trong đó tập trung
chủ yếu ở độ tuổi lao động và có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
Theo Tây y bệnh trĩ là tập hợp những bệnh lý có liên quan đến biến đổi cấu trúc
của mạng mạch trĩ và các tổ chức tiếp xúc với mạng mạch này.
Theo y học cổ truyền bệnh trĩ không đơn giản chỉ do bệnh lí tại chỗ mà còn có
thể do cơ thể âm dương, khí huyết không điều hòa. Bên ngoại do lục dâm, bên trong do
thất tình đều có thể gây nên bệnh trĩ.
Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó gây ra những bất tiện trong
sinh hoạt làm bệnh nhân cảm giác khó chịu cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu
dài. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì
bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ
qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Chỉ
đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể dùng
thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.
Mỗi phương pháp điều trị của y học hiện đại hay y học cổ truyền đều có ưu
nhược điểm, tỉ lệ kết quả khác nhau. Điều trị nội khoa theo y học hiện đại chỉ có tác
dụng chữa triệu chứng hay điều trị những đợt bị cấp như chảy máu, đau rát, viêm tắc …
mà khó có thể điều trị trĩ nặng khỏi bệnh được. Trong khi thủ thuật hay phẫu thuật
nhằm cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc cho kết quả khá khả quan, giải
quyết nhanh triệu chứng cho bệnh nhân. Nhưng loại bỏ búi trĩ bằng các phương pháp
này tùy theo từng phương pháp cũng có những nhược điểm riêng như: thường rất đau

1


đớn, lâu hồi phục và có thể xảy ra một số biến chứng như: Nhiễm trùng hậu môn, hẹp


hậu môn, đại tiện không tự chủ…hoặc chi phí còn quá cao.
Điều trị bệnh trĩ bằng Y học cổ truyền vừa hiệu quả lại ít tốn kém, đồng thời
nâng cao sức khoẻ mọi mặt cho người bệnh, điều trị nguyên nhân gây nên bệnh do vậy
ít khi tái phát nhưng nhược điểm trong trường hợp trĩ nặng thì thời gian điều trị kéo dài,
tác dụng của thuốc khó tác dụng trực tiếp lên búi trĩ nên hiệu quả không cao.
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế, bệnh nhân đến khám và
điều trị bệnh trĩ phần lớn đã đến giai đoạn nặng, thường áp dụng phương pháp thủ
thuật thắt búi trĩ bằng chỉ lanh cho phần lớn bệnh nhân có chỉ định, tuy nhiên bệnh
nhân thường có nhiều búi trĩ ở các mức độ khác nhau. Phương pháp thắt trĩ bằng chỉ
lanh có nhược điểm xử lí nhiều lần trong đợt điều trị (chỉ thắt 1đến 2 búi trĩ một lần
thủ thuật ), trỉ nhỏ không thắt được, thời gian điều trị dài, chưa giải quyết được
nguyên nhân gây trĩ.
Nhằm đánh giá hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân,
giảm các biến chứng như chảy máu, táo bón sau thắt trĩ. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: ”Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp thắt trĩ kết
hợp thuốc y học cổ truyền tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế
năm 2014 - 2015” nhằm mục tiêu:
- Nhận xét những đặc điểm của bệnh nhân trĩ đến điều trị tại bệnh viện YHCT
tỉnh TT-Huế.
- Đánh giá kết quả điều trị trĩ bằng phương pháp thắt trĩ kết hợp thuốc y học
cổ truyền so sánh phương pháp thắt trĩ đơn thuần.

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1

Dịch tể học của bệnh trĩ:

Cổ nhân có câu “Thập nhân cửu trĩ” (cứ 10 người thì có 9 người bị trĩ) để nói lên
mức độ phổ biến của bệnh. Thực ra không dễ để thống kê được vì trĩ quả là một bệnh tế
nhị và nhạy cảm.
Bệnh trĩ hậu môn (bệnh trĩ) là một bệnh thường gặp với tỷ lệ mắc cao trong cộng
đồng và là bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý hậu môn trực tràng.
Trên thế giới, theo J.E Goligher (1984) hơn 50 % số người ở độ tuổi trên 50 mắc
bệnh trĩ, nghiên cứu của J.Denis (1991) công bố tỷ lệ mắc bệnh trĩ từ 25- 42 %.
Ở Việt Nam, Trần Khương Kiều (1992) điều tra theo phương pháp dịch tễ học
đã phát hiện thấy chỉ số người mắc bệnh trĩ 76,97% ± 3%. Thông tin từ Hội nghị Khoa
học Toàn quốc về Hậu môn - Trực tràng học diễn ra ngày 17/11/2004, tại Hà Nội. Theo
thống kê tại phòng khám hậu môn trực tràng của khoa phẫu thuật tiêu hoá Bệnh viện
Việt Đức, bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 45% số bệnh nhân đến khám về hậu môn trực tràng độ
tuổi từ 30-50 dễ bị mắc trĩ (chiếm 68%). Đáng lưu ý, 68,7% bệnh nhân trĩ chưa được
điều trị bệnh mặc dù thời gian diễn biến bệnh trung bình là 3,5 năm. Từ 1995- 1997, Lê
Thị Tuyết Anh và cộng sự soi trực tràng tại khoa tiêu hoá Bệnh viện Bạch Mai thấy
bệnh trĩ chiếm 42,8% và đứng đầu các bệnh ở vùng hậu môn trực tràng
Nguyễn Mạnh Nhâm điều tra dịch tễ học ở một nhà máy hoá chất lớn (năm
1999) đã khám cho 3.103 người, phát hiện 1.089 (35%) người mắc bệnh trĩ . Điều tra
dịch tễ học mới nhất của Nguyễn Mạnh Nhâm và cộng sự ở 5 tỉnh miền Bắc phát hiện
được 1446/2651 người dân mắc bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 55% (năm 2004) .
Tại Bệnh viện Đại học Ydược Thành phố Hồ Chí Minh trong 4,5 năm từ
1/7/1997 -31/12/2001 có 1967 phẫu thuật điều trị trĩ, tỷ lệ nam nữ mắc bệnh xấp xỉ như
nhau , nam 918, nữ 1049 hầu hết là người lớn.

3


1.2

Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi:

Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố

sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:
1.2.1 Theo y học hiện đại:
- Do các bệnh lý về đường tiêu hóa như: Hội chứng lỵ những người bị lỵ mỗi
ngày phải đi đại tiện nhiều lần và mỗi lần đi phải rặn nhiều cũng gây tăng áp lực ổ
bụng, hoặc do rối loạn tiêu hóa kéo dài đặc biệt là tình trạng táo bón. Những bệnh nhân
bị táo bón mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều, khi rặn sẽ làm cho áp lực trong lòng ống hậu
môn tăng lên vì vậy táo bón lâu ngày sẽ làm xuất hiện búi trĩ, lâu ngày các búi trĩ sẽ
dần to lên và sa ra ngoài.
- Do các bệnh gây tăng áp lực ổ bụng như những bệnh nhân bị viêm phế quản
mãn tĩnh hoặc những bệnh nhân giãn phế quản phải ho nhiều, những người phải lao
động nặng như khuân vác, làm việc gắng sức gây tăng áp lực ổ bụng dẫn đến xuất hiện
bệnh trĩ .
- Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta ghi nhận áp lực tĩnh
mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, tỉ lệ
mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên
bán hàng, thợ may v…v…
- Do các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng: thường gặp ở các trường hợp
như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung hoặc khi mang thai nhiều tháng... khi
to có thể chèn ép và cản trở việc hồi lưu tĩnh mạch làm cho các các đám rối tĩnh mạch
căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do
những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải
điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.
- Do sự suy yếu các tổ chức nâng đỡ tại chỗ: do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn
trực tràng bị suy yếu, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu thường gặp ở
người cao tuổi làm cho hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ .
4



Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác cũng có thể coi là nguyên nhân gây bệnh
như:
- Chế độ ăn uống :Ăn nhiều đồ ăn cay nóng và các chất kích thích như ớt, hạt
tiêu, bia, rượu, nước chè..
- Do các thói quen không tốt như nhịn đại tiện hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ
sinh cũng là những nguyên nhân có thể gây bệnh trĩ.
1.2.2 Theo y học cổ truyền:
- Ăn uống không điều độ: Ăn quá nhiều, quá no hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt, chất
béo hoặc uống nhiều rượu; ăn nhiều thức ăn có tính kích thích như ớt, gừng, tỏi, làm
cho cơ thể bị nóng, gây toát mồ hôi, hư hao tân dịch, táo bón mãn, thấp nhiệt đại tràng
lâu gây ra bệnh trĩ.
- Làm việc quá sức, đứng lâu, ngồi lâu, đẻ nhiều, già yếu -> cân mạch sa giãn,
làm đại trường bị tổn thương dẫn đến tích tụ khí huyết gây ra bệnh trĩ.
- Mắc bệnh mạn tính: tiêu chảy, kiết lỵ kéo dài, ho lâu ngày làm khí huyết bị tổn
thương, khí hư tích tụ, từ đó gây ra bệnh trĩ.
- Bị tà khí xâm nhập: trong Kim quỹ yếu lược có ghi: Ruột non bị lạnh, đại tiện
ra máu, bị nóng gây ra bệnh trĩ, khi cơ thể bị nhiễm lạnh, nóng đều có thể là nguyên
nhân gây bệnh trĩ.
- Phụ nữ mang thai, kinh nguyệt không đều: phụ nữ mang thai, kinh nguyệt
không đều có thể làm cho mạch máu ở tĩnh mạch không thông, từ đó gây ra bệnh trĩ.
- Yếu tố tình cảm: y học cổ truyền rất coi trọng đến các trạng thái tình cảm của
con người, do đó mới có cách nói, vui quá có thể làm ảnh hưởng đến tâm, buồn làm
ảnh hưởng đến can. Vui, buồn thất thường , khí huyết xâm nhập vào đại tràng, tạo thành
cục dễ gây ra bệnh trĩ.
- Tạng phủ suy yếu: tạng phủ suy yếu, lại bị nhiễm lạnh hoặc nóng trong, làm
cho khí huyết tích tụ, tỳ vị mất điều hòa, thấp nhiệt dồn xuống, khí huyết hư hao từ đó
dễ gây ra bệnh trĩ.
5



1.3

Sinh bệnh học :
1.3.1. Theo y học hiện đại:
Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Vài chục

năm gần đây nhờ những nghiên cứu về sự phân bố mạch máu của vùng hậu môn trực
tràng người ta hiểu rõ hơn bản chất của bệnh trĩ.
Ống hậu môn có yêu cầu về chuyển hoá rất thấp nhưng lại có khá nhiều mạch
máu. Các mạch máu này tạo thành các búi nằm ở lớp dưới niêm mạc. Ba búi tĩnh mạch
này không đối xứng nhau theo đường giữa. Chúng có tính cương cữ, do đó có chức
năng của một cái nệm, giữ vai trò khép kín ống hậu môn. Ở trạng thái sinh lý nghỉ
ngơi, ống hậu môn đóng kín, không thông với bên ngoài.
Mạng mạch máu trong lớp dưới niêm mạc của ống hậu môn được coi như một
ngã tư đường của một mạng tuần hoàn rộng lớn.
Như vậy trĩ là trạng thái sinh lý bình thường cần thiết cho cuộc sống. Khi một
mạch máu bị tắc thì mạng mạch máu sẽ đóng vai trò bù trừ. Nhưng khi vượt qua giới
hạn bù trừ thì sẽ xuất hiện bệnh trĩ.
1.3.2. Theo y học cổ truyền:
- Tạng Phế và Đại trường tương thông nhau mà hậu môn là của của Đại trường.
Tạng Phế mạnh thì khí đầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho
đầu ruột lòi ra. Đại trường nóng cũng có thể thoát ra.
- Sách ‘Tế Sinh Phương’ viết: “Đa số do ăn uống không điều độ, uống rượu quá
mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay,
hoặc là Dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu
thông gây nên ngũ trĩ”.
1.4

Phân loại:
Các sách cổ chia làm 5 loại trĩ: Mẫu Trĩ, Tẫn Trĩ, Trường Trĩ, Mạch Trĩ, Huyết


Trĩ.

6


Hiện tại, bệnh trĩ theo y học hiện đại và y học cổ truyền đều chia làm 2 loại: Trĩ
nội và trĩ ngoại.
Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch
trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp.
Thực ra, trĩ nội và trĩ ngoại chỉ khác nhau về vị trí phát sinh búi trĩ. Với việc phân biệt
hai loại trĩ này sẽ giúp ích cho quá trình thăm khám và điều trị căn bệnh này.
Đặc điểm của trĩ nội:
o

Xuất phát ở bên trên đường lược

o

Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn

o

Không có thần kinh cảm giác

o

Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.

Tuỳ theo diễn tiến, được phân thành bốn độ:

§

Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính

§

Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên

§

Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được

§

Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử
Đặc điểm của trĩ ngoại:

o

Xuất phát bên dưới đường lược

o

Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng

o

Có thần kinh cảm giác

o


Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa
Trĩ hỗn hợp: Khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết

với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp Bắt nguồn từ trên và dưới đường lược (đám rối trực
tràng trong và ngoài)
Biểu hiện của giai đoạn muộn của bệnh trĩ : Các búi trĩ hỗn hợp thường liên kết
với nhau tạo thành trĩ vòng.

7


1.5Triệu chứng lâm sàng:
1.5.1 Chảy máu:
Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Hình thức chảy máu
và lượng máu chảy rất khác nhau. Lúc mới đầu, máu chảy rất kín đáo, có thể chỉ là vài
tia máu nhỏ dính phân. Máu chỉ có khi táo bón, khi đại tiện phải rặn. Về sau, máu chảy
thường xuyên hơn và lượng máu cũng nhiều hơn. Muộn nữa có những bệnh nhân mỗi
lần đại tiện máu lại chảy. Hoặc có bệnh nhân mỗi khi đại tiện mới ngồi xuống là máu
chảy nhỏ giọt hay có khi thành tia như “như cắt tiết gà”.
1.5.2 Sa búi trĩ:
Thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi
đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về
sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay
nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Búi trĩ sa ra ngoài
ống hậu môn là mức độ nặng của trĩ nội. Tuỳ mức độ sa nhiều hay ít mà phân ra nhiều
độ .
Trĩ nội độ I: Búi trĩ sa dưới đường lược nhưng vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu
môn.
8



Trĩ nội độ II: Búi trĩ nằm trong ống hậu môn khi rặn đầu búi trĩ thập thò ở lỗ hậu
môn sau tự co lên .
Trĩ nội độ III: Khi rặn, đi lại nhiều,ngồi xổm,làm việc nặng trĩ sa ra nằm ngoài
ống hậu môn không tự co vào được phải lấy tay đẩy lên .
Trĩ nội độ IV: Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn có nhét vào
cũng tụt ra ngay.
* Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng
khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn.
Thông thường trĩ nội không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như
tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe
cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da
quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và
ngứa.
1.6 Các phương pháp điều trị trĩ :
1.6.1. Điều trị theo y học hiện đại:
1.6.1.1 Gồm điều trị nội khoa bằng các thuốc Tân dược
- Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ
chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần
hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc
mạch.
- Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao
gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch
Nhược điểm: trị nội khoa chỉ có tác dụng chữa triệu chứng hay điều trị những đợt
bị cấp như chảy máu, đau rát, …mà khó có thể điều trị khỏi bệnh được.
1.6.1.2 Điều trị bằng thủ thuật:
 Chích xơ: Chích xơ được chỉ định trong trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2

9



Là phương pháp dễ thực hiện, đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, người
thực hiện thủ thuật phải là bác sĩ có kinh nghiệm với kỹ thuật vững vàng mới cho kết
quả tốt và tránh được các biến chứng. Mục đích chính của chích xơ là giảm lưu lượng
máu đến búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp dưới niêm mạc giúp giảm triệu
chứng chảy máu.
 Thắt trĩ bằng vòng cao su: Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ
nội độ 1 và 2.
Thắt trĩ bằng vòng cao su đã được thực hiện từ thế kỷ 19 nhưng vì cột búi trĩ chung
với cả da quanh hậu môn nên sau thắt rất đau, cho nên không được sử dụng rộng rải.
Đến năm 1958 Blaisdell đã thành công với việc chỉ cột búi trĩ không có lẫn da và các
mô chung quanh. Barron 1963 đã tạo ra dụng cụ để thắt trĩ với vòng cao su và sau đó
với dụng cụ cải tiến của Mc Giveny đã đưa điều trị thắt trĩ với vòng cao su thành một
phương pháp điều trị trĩ thành công và được lựa chọn hàng đầu trong các phương pháp
điều trị bằng thủ thuật.
* Cả hai phương pháp trên đều có nhược điểm phải làm thủ thuật nhiều lần trong
đợt điều trị, tỷ lệ tái phát còn cao, hạn chế hoặc không có kết quả với trĩ nặng, trĩ vòng.
1.6.1.3 Phẫu thuật cắt trĩ : Có nhiều kĩ thuật được sử dụng từ trước đến nay như:
a. Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc:
Phẫu thuật Whitehead, phẫu thuật Toupet. hiện nay hầu như không được sử dụng vì
để lại nhiều biến chứng nặng nề như hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ và rỉ dịch ở hậu
môn.
b. Phẫu thuật cắt từng búi trĩ:
* Cắt trĩ mở: PT Milligan Morgan , PT Nguyễn Đình Hối;
* Cắt trĩ kín: PT Ferguson.
Nhóm phẫu thuật này giảm được các biến chứng của nhóm phẫu thuật cắt khoanh
niêm mạc da, nhưng vẫn còn nhược điểm là đau sau mổ, thời gian nằm viện dài, thời
gian trở lại lao động muộn.
c. Phẫu Thuật Longo (1993):

10


Là phẫu thuật sử dụng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường
lược 2-3 cm và khâu vòng bằng máy bấm.
Phương pháp này được ưa chuộng vì không đau, thời gian nằm viện ngắn, trả bệnh
nhân về lao động sớm, nhược điểm là chi phí cao, vẫn còn các biến chứng sau mổ
(Longo A 1998, Cheetham MJ 2002, Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement
of No 1 - 2008, ) như: đau, chảy máu,..
d. Khâu treo trĩ bằng tay:
Đây là phương pháp cải biên của phẫu thuật Longo ở các nước đang phát triển do
giá thành cao của PT Longo . PT này đã được Ahmed M Hussein, Nguyễn Mạnh
Nhâm, Nguyễn Trung Vinh, Nguyễn Trung Tín báo cáo ở các hội nghị.
Tuy nhiên đây là một phương pháp điều trị mới chỉ được nghiên cứu trong một
khoảng thời gian ngắn, cỡ mẫu chưa lớn, không điều trị được trĩ ngoại và có một số
trường hợp chảy máu muộn sau mổ.
e. Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler:
Phương pháp này được Kazumasa Morinaga thực hiện lần đầu năm 1995. Kết quả
là ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn (24h) và không gặp các biến chứng nặng (Dal
Monte PP 2007, Lê Mạnh Cường 2010), nhược điểm là chi phí cao.
* Trĩ ngoại: Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có
biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong
các búi trĩ.
Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông. Ngay sau mổ
bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và hết đau ngay.
1.6.2. Điều trị theo Y học cổ truyền: Có nhiều phương pháp như uống thuốc, bôi
thuốc, đắp thuốc ... hoặc kết hợp các phương pháp với nhau để tăng hiệu quả chữa
bệnh.
Phương pháp chữa bệnh trĩ có hai loại:
+ Dùng thuốc uống trong để chống chảy máu, chống nhiễm trùng, làm nhỏ búi trĩ,

giảm đau.
11


+ Dùng các thuốc, thủ thuật ngoại khoa để gây búi trĩ hoại tử, rụng và cắt các búi
trĩ như: Cao dán tiêu viêm,giảm đau; Khô trĩ tán; Thắt búi trĩ,…
1.6.2.1 Dùng thuốc uống: Tùy theo các giai đoạn bệnh có phương thang thích
hợp:
a. Trĩ nội xuất huyết hay thể huyết ứ:
1. Triệu chứng: đi ngoài xong ra máu, đau, táo bón, trĩ chưa sa ra ngoài.
2. Phương pháp chữa: Lương huyết chỉ huyết, hoạt huyết, khứ ứ.
3. Bài thuốc: Hoạt huyết địa hoàng thang gia giảm.
Tứ vật đào hồng gia giảm.
b. Trĩ nội, ngoại bị bội nhiễm hay thể thấp nhiệt:
1. Triệu chứng: hậu môn sưng đỏ, trĩ bị sưng to, đau, táo, nước tiểu đỏ.
2. Phương pháp chữa: thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống
3. Bài thuốc: Hoa hòe tán gia vị.
Chỉ thống thang gia giảm.
c. Trĩ lâu ngày, trĩ ở người già, thể khí huyết đều hư.
1. Triệu chứng: Đại tiện ra máu đã lâu, hoa mắt ù tai, sắc mặt nhợt, mệt mỏi, mạch
trầm tế,…
2. Phương pháp chữa: bỗ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết.
3. Bài thuốc: Tứ vật thang gia giảm
Bổ trung ích khí gia giảm
Các phương pháp, bài thuốc Đông y, kinh nhiệm dân gian rất phong phú, tuy nhiên
để điều trị bệnh trĩ ở mức độ nặng (trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ vòng, trĩ hỗn hợp) thì không
nhiều, thời gian điều trị thường dài. Nhưng có ưu điểm là điều trị từ nguyên nhân gây
bệnh nên tính triệt để cao, không có biến chứng, ít đau, chi phí điều trị thấp, có thể
giảm các triệu chứng trĩ ngoại thời kì đầu…
1.6.2.2 Thủ thuật ngoại khoa:

Hiện tại Bệnh viện y học cổ truyền Thừa Thiên Huế sử dụng phương pháp thắt búi
trĩ bằng chỉ lanh. Đây là thủ thuật dựa trên cơ chế thắt búi trĩ bằng vòng cao su. Thắt
gốc búi trĩ để búi trĩ thiếu máu nuôi dưỡng hoại tử và rồi sẽ rụng đi. Quá trình hoại tử
diễn ra từ từ, chậm chạp vì vậy ít gây chảy máu.
Sau thắt trĩ 03 ngày cho bệnh nhân ngâm hậu môn vào nước pha phèn chua (Minh
phàn) cho đến khi lành vết thương (chân trĩ khô). Tuy nhiên phương pháp này có nhược
12


điểm xử lí nhiều lần trong đợt điều trị, không lấy hết các búi trĩ nhỏ, không hiệu quả
với trĩ ngoại kèm theo.
1.6.3 Cơ chế tác dụng của pháp điều trị trong nghiên cứu:
Theo quan niệm Y học cổ truyền nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ là do: “Ham ăn đồ
hậu vị, hoặc do rượu chè, dâm dục, lo nghĩ… uất nhiệt tích độc mà sinh ra…” (Danh y
Tuệ Tĩnh)
Trong cơ thể chúng ta “tạng tỳ có quan hệ biểu lý với phủ vị. Tạng tỳ có chức năng
vận hóa thủy cốc, chủ về cơ nhục, thống và nhiếp huyết... Lo nghĩ quá sẽ hại tỳ. Thận
dương nuôi dưỡng tỳ dương...”. Tỳ đã hư thì làm cho vị (có quan hệ biểu lý với tỳ)
cũng suy theo.
Khi tỳ vị đã suy yếu thì không vận hóa được thủy cốc, nên tinh hoa đồ ăn uống
không biến thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể mà thành thấp nhiệt, đàm trọc ứ đọng
làm phát sinh các búi trĩ, tạo thành dịch tiết gây ngứa ngáy vùng hậu môn. Tỳ hư không
làm chủ được cơ nhục, làm cơ nhục bị nhẽo (khí hư gây hạ hãm), nên các búi trĩ cùng
khối da, cơ vùng hậu môn sa xuống. Tỳ hư không thống nhiếp được huyết, làm chảy
máu khi đi đại tiện. Nhiệt tích đọng ở trường vị làm hao huyết, khô tân dịch nên đại
tiện bị táo bón.
Như vậy có thể khẳng định rằng tất cả các nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ đều tác
động đến tỳ vị làm tỳ vị hư yếu mới làm bệnh trĩ bùng phát.
Vì vậy, để chữa trị và dự phòng sự tái phát của bệnh trĩ, ngoài việc điều trị triệu
chứng (làm tiêu các búi trĩ, chống táo bón, chống chảy máu...) thì phải tập trung vào

điều trị gốc bệnh, lấy việc bổ dưỡng tỳ vị làm chính. Trong số hàng nghìn bài thuốc cổ
phương của YHCT, có một bài thuốc nếu biết gia giảm thích hợp, thì có thể vừa điều trị
triệu chứng vừa điều trị nguyên nhân bệnh trĩ rất hiệu nghiệm, đó là bài “Bổ trung ích
khí” có xuất xứ: Tỳ vị luận. Tài liệu: *Phương tễ học giảng nghĩa*.
1.6.3.1 Thành phần bài thuốc:
Hoàng kỳ

15-20g
13


Cam thảo

4g

Thăng ma

4 - 6g

Đảng sâm

10 - 16g

Đương qui

12g

Sài hồ

6 - 10g


Bạch truật

12g

Trần bì

4 - 6g

*Gia giảm:
Địa du

8-10g

Hòe hoa

8-12g

Kinh giới

12- 16g

Mạch môn

8-12g

Hậu phác

4- 6g


Chỉ xác

6-8g

1.6.3.2 Phân tích bài thuốc:
Bài này là phương thuốc tiêu biểu về thăng dương (thăng đề) ích khí. Hoàng kỳ,
Đẳng sâm là vị thuốc chủ yếu dùng để cam ôn ích khí. Trong đó Hoàng kỳ là thuốc chủ
có công thăng bổ phối hợp với Thăng ma, Sài hồ để thăng đề dương khí. Vừa dùng
thuốc thăng đề vừa dùng thuốc bổ khí là đặc điểm cơ bản trong việc ghép các vị thuốc
ở bài này, chuyên trị các bệnh do trung khí hạ hãm gây nên. Còn Bạch truật, Trần bì,
Đương quy, Cam thảo dùng để kiện tỳ lý khí, dưỡng huyết hòa trung là thuốc phù trợ
của bài thuốc này.
1.6.3.3 Tác dụng bài thuốc:
Bài “Bổ trung ích khí” gia giảm trên có tác dụng như sau:
- Điều trị các triệu chứng:
Làm mất cảm giác tức nặng vùng hậu môn – trực tràng, nâng các búi trĩ và tổ chức
da cơ lên có thăng ma, sài hồ. Chống táo bón có đương quy, hậu phác, mạch môn. Trừ
14


đàm thấp gây tiết dịch, viêm nhiễm có trần bì, hoàng bá, thăng ma, chỉ xác. Làm sạch
tổ chức hoại tử và sớm tái tạo tổ chức mới nhờ hoàng kỳ, đương quy, bạch truật. Làm
bền vững thành mạch, chống chảy máu nhờ địa du, hoa hòe, kinh giới.
- Điều trị nguyên nhân:
Như đã phân tích, muốn điều trị và dự phòng tái phát bệnh trĩ, cần phải chữa vào
gốc bệnh, tức là phải ưu tiên bổ dưỡng tỳ vị là chính. Vì vậy, cấu tạo của bài thuốc có
đến 5 vị thuốc để kiện tỳ, bổ vị, kích thích ăn uống là hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo,
nhân sâm, trần bì.
Tuy nhiên đối với các bệnh nhân bị xuất huyết ở phần trên như ho ra máu, chảy
máu cam, ho, suyễn, huyết áp cao, nhiệt lỵ mới phát, nóng bức… thì không dùng được

bài này.

CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả những bệnh nhân nằm điều trị nội trú được đỉều trị trĩ bằng phương pháp
thắt trĩ tại Bệnh viện Yhọc cổ truyền Thừa Thiên Huế.
Không phân biệt tuổi, giới tính, nghề nghiệpvà nơi ở.
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thực nghiệm có so sánh kết quả sau can
thiệp điều trị.
2.2.1 Chọn mẫu :
* Chọn ngẫu nhiên 60 bệnh nhân chia làm 2 lô nghiên cứu.
15


Những trường hợp khí nghịch lên, nhiệt lỵ mới phát, ra mồ hôi trộm, suyễn cấp,
đau đầu mất ngủ do huyết áp cao, nôn ra máu, thổ ra máu,… thì ưu tiên xếp vào lô 2.
2.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán trĩ nội độ II, III ,IV và có chỉ định
thủ thuật thắt trĩ bằng chỉ lanh.
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu:
Số bệnh nhân nghiên cứu được chia thành 2 lô:
-

Lô 1 (Lô nghiên cứu): Bệnh nhân được thắt trĩ kết hợp dùng thuốc y học

cổ truyền.
-


Lô 2 (Lô chứng): Bệnh nhân được thắt trĩ điều trị thông thường.

Tất cả những bệnh nhân trên đều được uống thuốc kháng sinh, giảm đau sau thủ
thuật.
 Lô 1: Bệnh nhân được uống thuốc Y học cổ truyền từ khi vào viện cho đến
khi ra viện.
 Lô 2: Bệnh nhân dùng thuốc điều trị trĩ Tây y (Daflon 0,5g ngày 04 viên) từ
khi vào viện cho đến khi ra viện. Nếu có phù nề dùng thêm Alpha
Chymotrypsin 21 Microkatal
So sánh kết quả điều trị từ khi bệnh nhân thắt trĩ cho đến khi các búi trĩ rụng và
vết thương khô không còn rỉ máu.
2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm: Khoa Ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thời gian: từ tháng 02 năm 2014 đến tháng 11 năm 2015.
2.4 Các kỹ thuật thực hiện:
2.4.1 Phương tiện nghiên cứu:
2.4.1.1 Thuốc tân dược: Cơ số thuốc để điều trị thắt trĩ: Một lần thắt
- Kháng sinh: Offloxacin 200mg x 2 viên/ngày x 7 ngày hoặc Cefixime 200mg x
2 viên/ngày x 7 ngày
16


- Chống phù nề: Alpha Chymotrypsin 21 Microkatal x 6 viên/ ngày dùng khi trĩ
có phù nề viêm tắc.
- Thuốc điều trị trĩ: Daflon 250mg x 4 viên/ ngày
- Giảm đau: Meloxicam 7.5mg x 2 viên/ ngày x 2 ngày sau thắt trĩ
- Gây tê: Lidocain 2% x 2 ống gây tê tại chổ
- Cơ số khác: Chỉ lanh, oxy già, mỡ gentamycin 1tupe.
2.4.1.2 Thuốc y học cổ truyền: Bài thuốc: Bổ trung ích khí gia giảm
Hoàng kỳ


15 - 20g

Cam thảo

4 - 6g

Thăng ma

4 - 6g

Đảng sâm

10 - 16g

Đương qui

12 g

Sài hồ

6 - 10g

Bạch truật

12g

Trần bì

4 - 6g


*Gia giảm:
Địa du

8 - 10g

Hòe hoa

8 - 12g

Kinh giới

12 - 16g

Mạch môn

8 - 12g

Hậu phác

4 - 6g

Chỉ xác

6 - 8g

Gia giảm tùy trên tình hình thực tế của bệnh nhân
2.4.2 Quy trình kỹ thuật và các bước tiến hành nghiên cứu:
- Tập huấn cho cán bộ y tế tham gia nghiên cứu về thăm khám, làm bệnh án, lập
hồ sơ theo dõi từng ngày.


17


- Bệnh nhân được chẩn đoán theo các tiêu chuẩn ở trên, được làm các xét nghiệm
cơ bản và được chia làm hai nhóm điều trị:
-

Lô 1 (Lô nghiên cứu): Bệnh nhân được thắt trĩ kết hợp dùng thuốc y học

cổ truyền.
-

Lô 2 (Lô chứng): Bệnh nhân được thắt trĩ điều trị thông thường.

* Bệnh nhân cả hai lô đều tiến hành thủ thuật thắt trĩ , thắt lần 2 sau khi thắt lần 1
từ 3 -5 ngày, riêng thắt lần 3 tùy tình hình sức khỏe bệnh nhân, tình trạng bệnh lý. Chỉ
thắt lần 3 sau khi có ý kiến hội chẩn.
* Tất cả những bệnh nhân trên đều được uống thuốc kháng sinh, giảm đau sau
thủ thuật .
* Bệnh nhân lô 1được điều trị kết hợp uống thuốc y học cổ truyền đã được sắc
đóng gói sẵn, mỗi ngày một thang, chia 2 lần từ khi vào viện cho đến khi lành vết
thương sau khi trĩ rụng.

2.5 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả :
2.5.1 Các chỉ số cần theo dõi: Tuổi , giới , nghề nghiệp , tiền sử mắc các bệnh
khác .
2.5.2 Tình trạng phù nề niêm mạc hậu môn sau thủ thuật, thời gian hết phù nề.
2.5.3 Tình trạng đau sau thủ thuật, thời gian hết đau sau khi thắt.
2.5.4 Thời gian chảy máu sau khi thắt

2.5.5 Thời gian rụng búi trĩ sau khi thắt.
2.5.6 Đánh giá tình trạng táo bón nếu có trước thắt trĩ và sau khi thắt
2.5.7 Thời gian còn rỉ dịch tại vết thương sau khi búi trĩ rụng
2.5.8 Thời gian còn chảy máu sau khi búi trĩ rụng
2.5.9 Thời gian lành vết thương sau khi búi trĩ rụng.
2.6 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
18


Thu thập tất cả các số liệu vào sổ ghi chép, nhận xét hàng ngày tình trạng vết
thương của các bệnh nhân .
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học.
2.7 Phương tiện nghiên cứu :
2.8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:
- Nghiên cứu được sự đồng ý của hội đồng khoa học kỹ thuật bệnh viện YHCT
tỉnh TTHuế.
- Các bệnh tự nguyện hợp tác trong nghiên cứu.
- Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân,
không nhằm mục đích nào khác.
- Khi đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu nặng lên, bệnh nhân có yêu cầu dừng
nghiên cứu, thì ngừng nghiên cứu hoặc thay đổi phác đồ điều trị.

19


CHƯƠNG III
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.


Phân bố theo giới tính:

2.

Phân bố theo độ tuổi:

3.

Đặc điểm bệnh nhân trĩ đến điều trị nội trú tại bệnh viện YHCT tỉnh TTHuế

4.
5.

So sánh đánh giá kết quả điều trị giữa hai lô nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả điều trị trĩ bằng thủ thuật thắt trĩ kết hợp với thuốc y

học cổ truyền.
6.
Tác dụng không mong muốn khi điều trị.

20


CHƯƠNG 4

DỰ KIẾN THỜI GIAN, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
4.1. Thời gian thực hiện đề tài: 02 năm (2014-2015)
4.2. Kế hoạch thực hiện
Người/cơ
quan thực

Từ
Đến
hiện
1 Soạn đề cương
12/201 01/201 BS Chung
3
4
BS Thu
2 Thông qua đề cương
01/201
Hội đồng
4
KHKT
3 Tập huấn đề cương
02/201
Nhóm nghiên
4
cứu
4 Thực hiện đề tài
02/201 11/2015 Nhóm nghiên
4
cứu
5 Sơ kết đề tài đợt 1
06/201
Hội đồng
4
KHKT
6 Sơ kết đề tài đợt 2
12/201
Hội đồng

4
KHKT
7 Sơ kết đề tài đợt 3
06/201
Hội đồng
5
KHKT
8 Xử lý số liệu và soạn báo cáo 11/2015
BS Chung
khoa học
BS Thu
9 Tổng kết đề tài
12/201
Nhóm nghiên
5
cứu

Mô tả các bước tiến hành đề
TT
tài

Thời gian

21

Dự kiến
kết quả
Tốt
Tốt
Tốt

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt


CHƯƠNG 5
DỰ KIẾN KINH PHÍ ĐỀ TÀI

STT

Mô tả nội dung
công việc

1

Soạn đề cương

Chủ đề tài

2

Tập huấn đề cương

Chủ đề tài

3


Người thực hiện

Đơn giá theo
đơn vị

Tổng tiền

1.000.000đ
30.000đ/người
x10người

Chi phí cho quá trình
thủ thuật, theo dõi sau
30.000đ x 60 bệnh
Nhóm nghiên cứu
thắt trĩ.
nhân

300.000đ

1.800.000đ

5

Sơ kết đề tài 3 lần

Hội đồng KHKT 30.000đ/người x 05
BV
người x 3


450.000đ

6

Tổng kết đề tài

Nhóm nghiên
cứu

300.000đ

7

Giấy, bút, photo vi tính, Nhóm nghiên cứu
in đề tài và biểu mẫu
10bản x 20.000đ
22

30.000đ/người
x 10 người

320.000đ


60mẫu x 2.000đ

theo dõi
TỔNG CỘNG

4.170.000đ


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng YHCT tập 2 - Nxb Hà Nội.
2. Sách: *Phương tễ học giảng nghĩa*. Tác giả: Viện Y học trung ương Bắc Kinh,
Dịch giả: Dương Hữu Nam, Dương Trọng Hiếu, trang 274,275, NXB Y học
1998.
3. Sách: *10 điều tâm đắc khi dùng Đông dược*. Tác giả: Tiêu Thụ Đức. Dịch giả:
Trần Sinh, Giang Minh. NXB Y học Hà Nội 2001.
4. Sách: *Trung dược lâm sàng giám dụng chỉ mê*. Tác giả: Trương Thụ Sinh,
Vương Hữu Lan. Dịch giả: Dương Hữu Nam, Dương Trọng Hiếu. NXB Y học
Hà Nội 1992 Sài hồ cùng Thăng ma trang 7.
5. Sách: *Hậu môn trực tràng học* của Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ Nguyễn Đình Hối NXBYhọc
6. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh Tập:12, Số:1, Năm: 2008. Chuyên đề:
Ngoại khoa, Trang:161 *Kết quả bước đầu điều trị trĩ bằng phẫu thuật Longo*
của Nguyễn Phúc Minh, Dương Văn Hải, Lê Quang Nghĩa
7. Website : . Bệnh viện Đa khoa Hà nội
8. Website: Trang thông tin chính thống về Bệnh Trĩ
được bảo trợ bởi Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam
9. Website: .
Tác giả: BS. Dương Phước Hưng. Đại học Y Dược TP. HCM
10. Website: />
23


24



×