Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Ảnh hưởng của tư tưởng chu dịch đối với một số lĩnh vực y học cổ truyền luận văn ths

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

ĐẶNG QUANG VIỆT

ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG CHU DỊCH
ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC Y HỌC CỔ
TRUYỀN
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Triết học

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------

ĐẶNG QUANG VIỆT

ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG CHU DỊCH ĐỐI VỚI MỘT SỐ
LĨNH VỰC Y HỌC CỔ TRUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60220301

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUỲNH

HÀ NỘI – 2015




LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả dƣới
sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Phạm Quỳnh. Các số liệu, tài liệu tham khảo
trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà nội, ngày 13 tháng 07 năm 2015
Tác giả luận văn

Đặng Quang Việt


LỜI CẢM ƠN!
Luận văn tốt nghiệp cao học đƣợc hoàn thành tại Đại học Quốc gia, Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn. Có đƣợc bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Đại học Quốc gia, Trƣờng Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn, phòng Đào tạo sau Đại học, đặc biệt là TS.
Phạm Quỳnh đã trực tiếp hƣớng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn
khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài:
“Ảnh hưởng của tư tưởng Chu dịch đối với một số lĩnh vực Y học cổ truyền
Việt Nam”. Xin chân thành cảm ơn các thầy,các cô giáo, các nhà khoa học đã
trực tiếp, giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Triết học
quý báu cho bản thân tác giả trong nhƣng năm tháng qua. Xin gửi tới các thầy,
các cô giáo trong trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nói chung và
khoa Triết nói riêng lời cảm tạ sâu sắc. Trong thời gian vừa rồi, đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi, giúp tác giả thu thập số liệu tham khảo cũng nhƣ những tài liệu
nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài cao học. Bên cạnh đó tác giả cũng muốn
gửi lời cảm ơn tới các bạn học viên cùng lớp đã có những đóng góp quý báu và
luôn giúp đỡ cùng tác giả hoàn thành khóa luận này. Cũng nhân đây tác giả

muốn gửi lời cảm tạ đặc biệt tới gia đình đã luôn quan tâm, động viên và đồng
hành trong mỗi bƣớc đi của tác giả để đến đƣợc thành quả ngày hôm nay.
Một lần nữa, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các đơn vị và
cá nhân đã hết lòng quan tâm tới sự nghiệp đào tạo Tăng tài cho đất nƣớc. Tác
giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô, các nhà khoa
học, độc giả và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn


BẢNG NHỮNG DANH TỪ VIẾT TẮT
TT

DANH TỪ

VIẾT TẮT

1

ÂM DƢƠNG

AD

2

TRIẾT HỌC

TH

3


Y HỌC

YH

4

Y HỌC CỔ TRUYỀN

YHCT


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………...........................…………………..…1
NỘI DUNG………………………………………………….……..…................................…..7
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ CHU DỊCH VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN

1.1. Khái quát về Chu Dịch………………………..……….…........................................…7
1.1.1. Nguồn gốc và tính chất của Chu Dịch………………...................……………...…..…...7
1.1.2. Kết cấu của Chu Dịch…………………………………...............…………...………..…8

1.2. Một số tƣ tƣởng cơ bản trong Chu Dịch liên quan đến y học Cổ truyền
1.2.1. Tƣ tƣởng thiên nhân hợp nhất…………………………….............................................14
1.2.2. Tƣ tƣởng biện chứng…………………………………………...................................….21

1.3. Y học cổ truyền: lƣợc sử và kết cấu…………………….......................................…29
1.3.1. Lƣợc sử sự phát triển của y học Cổ truyền ………..……..............................................29
1.3.2. Kết cấu hệ thống y học Cổ truyền ………..……..................…….…….…………..….40
Tiểu kết chƣơng 1…………………………………………………………………….…….…43

Chƣơng 2. ẢNH HƢỞNG CỦA CHU DỊCH ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH CƠ SỞ

LÝ LUẬN Y HỌC CỔ TRUYỀN
2.1. Khí luận trong Chu Dịch và lý luận “tạng phủ tinh khí”……..........................45
2.2. Ảnh hƣởng của Chu Dịch đến việc hình thành cơ sở lý luận y học Cổ truyền
2.2.1. Ảnh hƣởng của Chu Dịch đến tác phẩm Hoàng đế nội kin…...…...……….………......53
2.2.2. Ảnh hƣởng của Chu Dịch đến tác phẩm Thương hàn luận......................................…...75
2.3. Ảnh hƣởng của Dịch lý đến lý luận châm cứu học và dƣợc học y học Cổ
truyền .……...…………………………………………………………………………….….83
2.3.1. Dịch lý với châm cứu học……...……………......…….…..……..………………....…..83
2.3.2. Dịch lý trong dụng phƣơng trị pháp................................................................................92
Tiểu kết chƣơng 2……………………………………………………………………....……..96
KẾT LUẬN……………………………...……..…………..................................…………….…….…97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................98

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chu Dịch là một tác phẩm đƣợc xếp vào hàng kinh điển của Nho gia, đứng đầu
trong: Ngũ Kinh (Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu). Tƣ tƣởng
Triết học(TH) trong Chu Dịch đƣợc coi là cơ sở lý luận cho nhiều môn khoa học cổ đại
Trung Quốc, từ quân sự, chính trị, văn hóa, sử học, toán học, triết học… y học cổ
truyền(YHCT) cũng không ngoại lệ, lấy triết học trong Chu Dịch làm nền tảng xây
dựng lý luận và chỉ đạo thực tiễn lâm sàng.
Chính vì vậy, các y gia từ cổ chí kim, chẳng hạn nhƣ Tôn Tƣ Mạo đều cho rằng:
“不知易,便不足以言知醫. - Bất tri Dịch, tiện bất túc dĩ ngôn tri y. - Không biết Dịch
lí thì không nói về nghề y”.
Trong y môn bổng hát viết: “是以易之書一言一字皆藏醫學指南. - Thị dĩ Dịch
chi thƣ, nhất ngôn nhất tự giai tàng y học(YH) chỉ nam. - Trong sách Dịch, mỗi lời mỗi
chữ đều là kim chỉ nam cho y học”[23, tr.14]… Tại sao lại có thể nói nhƣ vậy? Học giả

Trung Quốc nổi tiếng là Dƣơng Lực cho rằng, sở dĩ giữa YHCT và Chu Dịch có sự
tƣơng thông với nhau, thể hiện ở ba điểm: Một là sự tƣơng thông trên quan niệm vận
động; Hai là sự tƣơng thông trong quan niệm chỉnh thể; Ba là sự tƣơng thông trên quan
niệm cân bằng[23, tr.57].
YHCT phƣơng Đông, còn đƣợc gọi là Đông y, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Đông y là tên gọi để phân biệt với Tây y, ngành y học phƣơng Tây có nguồn gốc từ các
nƣớc phƣơng Tây. YHCT đƣợc truyền bá rộng rãi ra đến những nƣớc chịu ảnh hƣởng
của văn hóa Hán, trong đó có Việt Nam. Và việc phân biệt YHCT của Trung Quốc và
YHCT của Việt Nam không có mấy ý nghĩa, bởi nó có sự liên thông rất sâu sắc. Nếu
có sự khác biệt, thì chỉ có ở vấn đề sử dụng dƣợc liệu để trị bệnh. Nguồn dƣợc liệu Việt
Nam trồng, hoặc các cây thuốc có nguồn gốc từ Việt Nam, do Việt Nam chế biến đƣợc
gọi là thuốc Nam, còn nguồn dƣợc liệu nhập khẩu, hoặc mua nguyên liệu về chế biến

2


từ Trung Quốc, hoặc cây thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc đƣợc gọi là thuốc Bắc.
Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ YHCT thay cho các thuật
ngữ nhƣ Đông y, Trung y...
Thế kỷ XIX - XX, nhiều nƣớc phƣơng Tây trong giao thƣơng, chiến tranh với
Trung Quốc, thấy đƣợc lợi ích thực sự của YHCT đã học hỏi và truyền bá.
YHCT của Trung Quốc đƣợc hình thành trong một thời gian khá dài. Sự phát
triển của YHCT Trung Quốc gắn bó mật thiết với sự phát triển của TH Trung Quốc.
Đây là một đặc điểm rất đặc biệt của YHCT Trung Quốc. Đồng thời, TH cổ, cận đại
Trung Quốc tìm thấy một nơi ứng dụng những lý thuyết của mình rộng rãi nhất cũng là
YH. Bởi trong suốt quá trình định hình, phát triển của mình, YHCT Trung Quốc đã
tiếp thu rất nhiều tƣ tƣởng TH của Đạo gia, Phật giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo…
Cũng hoàn toàn có thể nói rằng, YHCT là Y Triết, bởi tƣ tƣởng TH đƣợc coi nhƣ
là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, trong hệ thống lý luận, cũng nhƣ trong thực tiễn lâm sàng
của nó. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy nhiều Triết lý dƣỡng sinh ở trong hệ thống lý

luận cũng nhƣ các nguyên tắc biện chứng, luận trị của YHCT.
Quá trình nghiên cứu, học tập TH, YHCT, chúng tôi nhận thấy, Chu Dịch và
YHCT có nhiều điểm tương đồng. Tìm hiểu nhiều tài liệu, chúng tôi nhận thấy, chính
Chu Dịch đã cung cấp cho YHCT nhiều căn cứ TH, nói cách khác, nhiều luận điểm
trong hệ thống lý luận cũng nhƣ nguyên tắc điều trị của YHCT có nguồn gốc từ TH
trong Chu Dịch. Vì vậy, việc hệ thống hóa, làm rõ ảnh hƣởng của Chu Dịch đến YHCT
là một nhu cầu cấp thiết. Từ những vấn đề cấp thiết đó chúng tôi tự đề xuất đề tài:“Ảnh
hưởng của tư tưởng Chu Dịch đối với một số lĩnh vực y học cổ truyền”, làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu Chu Dịch trong lịch sử đã đạt đƣợc rất nhiều thành tựu với các
nhà dịch học tiêu biểu ở cả phƣơng Đông và phƣơng Tây.

3


Tác giả chƣa có điều kiện tham khảo hết các công trình nghiên cứu về quan hệ
giữa Chu Dịch và YH trong tiến trình lịch sử văn minh Trung Quốc, chỉ có thể liệt kê
ra đây một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, về mối quan hệ y - Dịch:
1)李浚川 (主編): 醫易會通精義, 古籍 出版社,1989 Lý Tuấn Xuyên (chủ biên,
1989): y - Dịch hội thông tinh nghĩa, Cổ tịch xuất bản xã; 2) 漆潔 (主編, 1992): 實用
醫易小辭典, 中國醫葯技秫出版社 Tất Khiết (chủ biên, 1992): Thực dụng y dược kỹ
thuật xuất bản xã, Trung Quốc y dƣợc kỹ thuật xuất bản xã; 3) 楊力 (1997): 周易與中
醫學, 北京科學技秫出版社 Dƣơng Lực (1997): Chu Dịch và Trung y học, Bắc Kinh
khoa học kỹ thuật xuất bản xã (bản dịch tiếng Việt năm 2006 của Lê Quý Ngƣu và
Trần Tú Vân, Nxb Thuận Hoá, xuất bản tại Huế năm 2006…
Ở Việt Nam, các học giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa Chu Dịch và YHCT,
hoặc vận dụng Dịch lý vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn lâm sàng hoặc xây dựng
lý thuyết. Có thể nêu ra ở đây một số công trình tiêu biểu nhƣ sau: 1) Dƣơng Thiện
Đàm, Lý luận YHCT dưới ánh sáng khoa học (1985); 2) Huỳnh Minh Đức, Dịch lý y lý

(1988); 3) Trần Thúy, Bài giảng Kinh Dịch (1989) (tài liệu giảng dạy sau đại học); 4)
Phan Văn Sĩ, (1991) y Dịch lục khí. Bộ Y tế - Chƣơng trình Quốc gia YHCT - GS Trần
Thuý và cộng sự, Y dịch, Nxb Y học, 2000…
Tuy số lƣợng các công trình nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa Dịch lý
và y lý chƣa nhiều, nhƣng không phải vì thế mà không có thành tựu đáng kể. Chẳng
hạn, công trình nghiên cứu ứng dụng của tác giả Phan Văn Sĩ có thành công nhất định,
khác biệt với công trình của các học giả Trung Quốc.
Nói một cách tổng quát tƣ tƣởng trong Chu Dịch có ảnh hƣởng đến YHCT đã
đƣợc nhiều tác giả tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau và đạt đƣợc những thành tựu
nhất định. Đây chính là những tiền đề, tƣ liệu quan trọng để chúng tôi có điều kiện
thuận lợi trong việc đi vào nghiên cứu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng TH trong Chu Dịch đến
YHCT một cách đầy đủ và sâu sắc hơn.
4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
Luận văn hƣớng đến làm rõ ảnh hƣởng của một số tƣ tƣởng triết học trong Chu
Dịch nhƣ: Tƣ tƣởng thiên nhân hợp nhất, tƣ tƣởng biện chứng trong Chu Dịch trong
một số lĩnh vực của YHCT, tập trung vào những lĩnh vực cơ bản: hệ thống lý luận cơ
bản, thực tiễn lâm sàng trong điều trị.
- Nhiệm vụ
Để thực hiện các mục đích đã nêu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ cụ thể cần
phải giải quyết nhƣ sau:
Thứ nhất: Trình bày, phân tích một số nội dung quan trọng trong Chu Dịch có ảnh
hƣởng đến sự hình thành và phát triển của YHCT, bao gồm tƣ tƣởng thiên nhân hợp
nhất, tƣ tƣởng biện chứng.
Thứ hai: Trình bày làm rõ sự ảnh hƣởng của Chu Dịch tới cơ sở lý luận, phƣơng
pháp điều trị, thực tiễn lâm sàng trị liệu trong YHCT.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận

- Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,
đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc nghiên cứu lý luận, tƣ tƣởng; xem đó
là cơ sở lý luận để nhìn nhận và phân tích một số tƣ tƣởng triết học đƣợc thể hiện trong
Chu Dịch.…Đồng thời, luận văn còn kế thừa những thành tựu, kết quả của các công
trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc trên lĩnh vực nghiên cứu về triết học phƣơng
Đông, của Trung Quốc, lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam

5


- Phương pháp luận
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, đặc biệt là những phƣơng pháp luận đặc
thù trong nghiên cứu YHCT.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Các tƣ tƣởng thiên nhân hợp nhất, biện chứng, tạng
tƣợng và số hoá trong Chu Dịch và ảnh hƣởng của Chu dịch đối với YHCT.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu một số tƣ
tƣởng triết học trong Chu Dịch nhƣ tƣ tƣởng thiên nhân hợp nhất, tƣ tƣởng biện chứng,
tƣ tƣởng tạng tƣợng và trong Chu Dịch bằng cách khảo cứu chi tiết một số văn bản
Chu Dịch có uy tín hiện hành, phân tích sự ảnh hƣởng của nó đối với phƣơng pháp
luận, cơ sở lý luận, phƣơng pháp trị liệu trong YHCT.
Về văn bản Chu Dịch, chúng tôi sử dụng cuốn Chu Dịch dịch chú của Trƣơng
Thiện Văn và Hoàng Thọ Kỳ, bản dịch của Vƣơng Mộng Bƣu và Nguyễn Trung Thuần,
Nxb Hà Nội (năm 2007). Đây là bản Chu Dịch có nội dung và kết cấu đầy đủ nhất và
đƣợc hai học giả uyên thâm về Chu Dịch của Trung Quốc chú giải. Các văn bản Chu
Dịch khác, chúng tôi sử dụng trong trƣờng hợp muốn tham khảo rộng hơn về cách chú
giải nghĩa hoặc ứng dụng.
Về văn bản Hoàng đế nội kinh và Thương hàn luận, đây là 2 trong 4 văn bản

quan trọng nhất làm nền tảng cho lý luận YHCT, chúng tôi tham khảo theo bản dịch
của Lƣơng y Nguyễn Trung Hoà (Nxb Thuận Hoá, 2012), Nguyễn Thiện Siêu (Nxb
Lao Động, 2009) và Trƣơng Chứng dịch từ nguyên tác và các giáo trình do Học viện
Trung y Nam Kinh biên soạn.
6. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn nghiên cứu có hệ thống một số tƣ tƣởng TH đƣợc thể hiện trong Chu
Dịch và ảnh hƣởng của TH Chu Dịch đến một số lĩnh vực của YHCT. Từ đó, góp phần
6


thúc đẩy tình hình nghiên cứu TH phƣơng Đông nói chung và Chu Dịch nói riêng;
cũng nhƣ làm sáng tỏ phƣơng pháp luận TH của Chu Dịch trong nghiên cứu cơ sở lý
luận và trị liệu trong YHCT.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2
chƣơng, 6 tiết.

7


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ CHU DỊCH VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.1. Khái quát về Chu Dịch
1.1.1. Nguồn gốc và tính chất của Chu Dịch
Nguyên là một bộ sách bói quẻ, Chu Dịch trong quá trình hình thành và lƣu
truyền về sau có nhiều sự thay đổi và đƣợc các nhà Nho tôn xƣng là đứng đầu trong
các bộ kinh (群經之首. - Quần kinh chi thủ). Nguồn gốc tên gọi Chu Dịch cũng chƣa
có sự nhất trí, chỉ dừng lại là những giả thuyết.
Trƣớc hết là xem xét chữ “周”: Chữ “Chu” có hai cách giải thích khác nhau. Một
là, chữ Chu nghĩa là “Chu tẩn vô sở bị”, theo nghĩa thông thƣờng, Chu có nghĩa là bao

hàm hết thẩy. Hai là, Chu có nghĩa là thời đại Chu (một trong ba triều đại Hạ, Thƣơng,
Chu). Từ góc độ lịch sử và thực tiễn, cách giải thích thứ hai này phù hợp với việc ghi
chép tên sách thời xƣa.
Tiếp đến là chữ Dịch (易): Thời cổ đại, chữ Dịch có ba cách giải thích khác nhau.
Thứ nhất, Dịch là chữ tƣợng hình, đƣợc mô phỏng theo hình con thằn lằn; thứ hai, trên
chữ Dịch có chữ nhật 日 và chữ nguyệt 月. Dịch là do hai chữ nhật nguyệt, tƣợng trƣng
cho âm dƣơng(AD), cấu thành; thứ ba, bộ phận dƣới của chữ Dịch là chữ vật 勿. Sau
này, Dịch có ba nghĩa, giản Dịch, biến Dịch và bất Dịch.
Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, Chu Dịch luôn đƣợc chú giải, bổ sung. Tất cả
thƣ tịch cổ của Trung Quốc khi đƣợc chú thích và lý giải tƣờng tận đều gọi là kinh 經.
Kinh đƣợc chú thích và lý giải đầy đủ gọi là truyện. Chu Dịch nguyên bản chỉ có kinh
Dịch. Đến thời Hán, hai chữ Chu Dịch lại mang hàm nghĩa kép: hoặc chỉ Dịch kinh;
hoặc chỉ chỉnh thể của cả phần Dịch kinh và Dịch truyện.
a) Loại nhận thức thứ nhất cho rằng, Dịch kinh là sách viết về nghĩa và lý. Ngay
trong Dịch truyện đã có nhận thức này. Hệ từ viết: “易 之 為 書 也,原 始 要 終,以

8


為 質 也,六 爻 相 雜,唯 其 時 物 也. - Dịch chi vi thƣ dã, nguyên thủy yếu chung,
dĩ vi chất dã, lục hào tƣơng tạp, duy kì thời vật dã. - Dịch là cuốn sách chủ yếu nghiên
cứu và thảo luận về sự vật từ khi sinh ra đến khi mất đi”[13, tr.937]. Hoặc chỗ khác
trong Hệ từ viết: “易 之 為 書 也,廣 大 悉 備,有 天 道 焉,有 人 道 焉,有地道 焉.
- Dịch chi vi thƣ dã, quảng đại tất bị. Hữu thiên đạo yên, hữu nhân đạo yên, hữu địa
đạo yên. - Dịch là tác phẩm triết học về đạo trời, đạo đất và đạo người”[13, tr.942].
Sau nhận thức về Dịch truyện, đã hình thành hai trƣờng phái lớn chú giải Kinh
Dịch là phái Tượng số và phái Nghĩa lý.
b) Loại nhận thức thứ hai cho rằng, Dịch kinh vốn là sách bói toán, bởi trong
quái từ và hào từ đã chứa rất nhiều câu chuyện về bói toán. Đại biểu phái này là Chu
Hy. Ông cho rằng, một số hào từ ghi chép lại nhiều truyện có thực trong lịch sử về bói

toán, nhƣ trong các quẻ Minh Di (lục ngũ), quẻ Quy Muội (cửu ngũ), quẻ Thái (lục
ngũ), quẻ Ký Tế (cửu tam)…Những nhận xét đó của Chu Hy về cơ bản là chính xác.
Học giả ngày nay có Lý Kính Trì tác giả của Chu Dịch thông nghĩa, Cao Hanh tác giả
của Chu Dịch cổ kinh kim chú… cũng đồng quan điểm với Chu Hy.
c) Ngày nay, cũng có một số học giả cho rằng, Kinh Dịch là một cuốn sách lịch
sử đồ sộ. Xuất phát từ quan điểm của học giả thời Thanh, Chƣơng Học Thành đã từng
nói “lục kinh giai sử”, nhiều học giả cũng đã đi theo hƣớng nghiên cứu này. Điển hình
có Hồ Phác An với tác phẩm nổi tiếng Chu Dịch cổ sử quan (cách nhìn cổ sử về Chu
Dịch). Cũng có quan điểm cho rằng, kinh Dịch sử dụng cách nói ẩn dụ và vỏ bọc bên
ngoài là sách bói toán để viết nên bộ sách lịch sử đó.
Nhƣ vậy, Dịch kinh vốn là sách bói, nhƣng trong đó hàm chứa nhiều nội dung
triết học thể hiện trong tƣợng, số, hào từ, quái từ, Dịch truyện…. Đây chính là những
căn cứ nội tại để Dịch kinh thoát khỏi diện mạo vốn có của nó là sách bói, trở thành bộ
sách có độ khái quát triết học sâu sắc.

9


1.1.2. Kết cấu của Chu Dịch
Chu dịch gồm hai bộ phận cấu thành là Dịch kinh và Dịch truyện. Ngoài ra, các
học giả dịch học sau này còn bổ sung hệ thống các sơ đồ, bảng biểu thƣờng đƣợc gọi là
Dịch đồ để thuyết minh Dịch lý.
* Vài nét về Dịch kinh
Dịch kinh theo nghĩa hẹp là quái tƣợng (tƣợng quẻ), quái từ (lời quẻ), hào tƣợng
(tƣợng hào), hào từ (lời hào) của 64 quẻ (quái); theo nghĩa rộng: bao quát toàn bộ cấu
trúc nội tại của bộ sách Chu Dịch, Dịch truyện theo nghĩa hẹp là toàn bộ phần thập dực.
Đơn vị cấu thành cơ bản của Dịch kinh là quái (quẻ) tƣợng. Mỗi quái tƣợng cùng với
văn từ kèm theo tƣơng đƣơng với một thiên hoặc một chƣơng. Kinh Dịch có tổng số
5006 ký tự và phù hiệu. Dịch kinh chia thành thƣợng kinh chủ yếu bàn về tự nhiên và
hạ kinh chủ yếu bàn về xã hội. Hào là một ký hiệu nhỏ trong Dịch kinh, một vạch dài

nằm ngang chỉ hào dƣơng (▬), hai hào ngắn (▬ ▬) nằm ngang chỉ hào âm. Quái là
một ký hiệu trong Dịch kinh, do ba hào hoặc sáu hào chồng lên nhau mà thành. Ví dụ
,

...Kinh quái tức là bát quái, còn gọi là đơn quái, bát kinh quái, bát thuần quái, tam

hào quái, quái tiểu thành... kinh quái do ba hào âm dƣơng chồng lên nhau mà hình thành.
Biệt quái: 64 quái, còn gọi là phức quái, trùng quái, lục hào quái, đại thành quái...
Biệt quái do hai kinh quái chồng lên nhau mà thành.
* Vài nét về Dịch truyện
Dịch truyện là phần luận giải một cách có hệ thống Dịch kinh từ suốt thời kỳ
Chiến Quốc đến nay. Dịch truyện bao gồm 7 loại và tổng cộng có 10 quyển (gọi là
Thập dực): Thoán truyện (thƣợng, hạ), Tƣợng truyện (thƣợng, hạ), Văn ngôn truyện,
Hệ từ truyện (thƣợng, hạ), Thuyết quái truyện, Tự quái truyện, Tạp quái truyện.
Dịch truyện viết trong nhiều thời đại, không phải trong thời kỳ Chiến Quốc.
Thoán truyện có thể ra đời sớm hơn còn Tự truyện có thể ra đời muộn hơn. Do đó,
truyền thuyết cho rằng, Khổng tử là tác giả của Thập dực là không chính xác. Nhƣng
Dịch truyện có quan hệ mật thiết với Khổng tử. Dịch truyện do nhiều ngƣời thuộc

10


nhiều trào lƣu tƣ tƣởng chấp bút. Trong đó có cả Đạo gia, Âm Dƣơng gia, dĩ nhiên cả
Nho gia. Dịch truyện là kết quả của sự dung hòa học thuật thời Chiến Quốc và sau đó.
Dịch truyện và Dịch kinh vừa có mối liên hệ mật thiết vừa có sự khác biệt.
Truyện là để giải thích kinh, nhƣng trong Dịch truyện cũng đã hòa nhập đƣợc rất nhiều
tƣ tƣởng mới của các tác giả.
Dịch truyện kế thừa quan niệm “Tƣợng” và “Số” của phép bốc phệ (bói cỏ thi).
Tuy nhiên, Dịch truyện chú giải phép bốc phệ theo kiểu lý luận hoá, đồng thời đem
nghĩa và lý hàm chứa trong Dịch kinh nâng lên một tầm cao mới. Còn về thực chất,

Dịch truyện đã là một tác phẩm triết học đồ sộ. Do đó, trong Dịch truyện tồn tại hai
loại ngôn ngữ. Một là, ngôn ngữ của phép bốc phệ, giải thích quái tƣợng, hào tƣợng, vị
trí của hào và phƣơng pháp bói; Hai là, ngôn ngữ triết học, nói về nguyên tắc biến
Dịch của vũ trụ, giới tự nhiên, nguồn gốc và quy luật phát triển của xã hội loài ngƣời.
Hai loại ngôn ngữ này, đôi khi diễn giải tách rời nhau, nhƣng hầu hết là nhập vào làm
một để diễn giải, trong bói toán có triết lý, trong triết lý có bói toán, vừa giảng giải về
triết học vừa giảng giải về bói toán. Không hiểu sâu ngôn ngữ của bốc phệ thì không
thể đi sâu tìm hiểu triết lý của nó; ngƣợc lại, không biết đến ngôn ngữ triết học của nó,
thì dùng bất cứ cách nào để giải thích kết quả bói toán đều là hoang đƣờng. Do đó,
nghiên cứu Dịch truyện cần phải vừa tìm hiểu thuộc tính triết học của nó, vừa phải hiểu
rõ đặc điểm bói toán của nó[30, tr.10].
* Vài nét về Dịch đồ
Dịch đồ có rất nhiều, số lƣợng Dịch đồ từ cổ chí kim có thể thành lập thành cuốn
từ điển. Trong luận văn này, tác giả chỉ trình bày Hà đồ, Lạc thƣ, Tiên thiên bát quái và
Hậu thiên bát quái là những hình vẽ có ảnh hƣởng trực tiếp đến YHCT - Hà đồ:
Nguyên thủy là hình vẽ có 55 điểm đen trắng bố cục nhƣ sau:

11


Các chấm trong Hà đồ gồm 1 và 6 ở dƣới, 2 và 7 ở trên, 3 và 8 ở bên tả, 4 và 9 ở
bên hữu, còn 5 và 10 ở chính giữa. Hay nói cách khác: 1 hợp 6, 2 hợp 7, 3 hợp 8, 4 hợp
9. Nhƣ vậy ứng với 8 quẻ là 4 số thực, 4 số thứ.
Hệ từ thƣợng truyện viết: “Thiên 1 địa 2, thiên 3 địa 4, thiên 5 địa 6, thiên 7 địa 8,
thiên 9 địa 10”[13, tr.886].
Hệ từ thƣợng truyện lại viết: “Thiên số ngũ, địa số ngũ, ngũ vị tƣơng đắc nhi các
hữu hợp; thiên số nhị thập hữu ngũ, địa số tam thập, phàm thiên địa chi số ngũ thập
hữu ngũ, thử sở dĩ thành biến hóa nhi hành quỷ thần giã. - Nghĩa là: Số trời có 5 số, số
đất có 5 số, năm ngôi cùng tương đắc mà đều hợp nhau, số trời là 25, số đất là 30,
tổng số trời đất là 55, các số ấy tạo nên sự biến hóa và điều hành quỷ thần”[13, tr.878].

Chu Hy giải thích: “Thiên lấy 1 sinh thuỷ mà địa lấy 6 thành thuỷ. Địa lấy 2 sinh
hỏa mà thiên lấy 7 thành hỏa. Thiên lấy 3 sinh mộc mà địa lấy 8 hóa thành mộc. Địa
lấy 4 sinh kim mà thiên lấy 9 hóa thành kim. Thiên lấy 5 sinh thổ mà địa lấy 10 hóa
thành thổ. Đó gọi là hữu hợp. Cộng 5 số lẻ lại thành 25, cộng 5 số chẵn lại thành 30.
Hãy tổng hợp cả 2 số lại có 55. Số đó là toàn số của Hà đồ”.
Quan sát Hà Đồ ta thấy:
Bên phía phải, các số lẻ 7 và 9 (Dƣơng) lại ở bên ngoài, các số chẵn 2 và 4 (Âm)
lại ở bên trong.
Ở bên trái, thì ngƣợc lại: Các số lẻ 1, 3 (Dƣơng) ở phía trong, các số chẵn 6, 8
Âm) ở phía ngoài.

12


Trong Hà Đồ các số 1, 2, 3, 4 bên trong là dƣơng là số sinh; các số 6, 7, 8, 9 bên
ngoài là Âm, số thành. Hà Đồ dùng các con số 1, 2, 3, 4 để chỉ cơ cấu vạn vật 6, 7, 8, 9
để chỉ sự biến thiên của vạn vật.
- Lạc thư: Có cấu tạo nhƣ sau:

Chu Hy giải thích rằng: “Lạc thƣ lấy tƣợng của rùa nên số của nó thì trên đầu
đội 9, dƣới chân đạp 1, sƣờn trái 3, hông phải 7, vai mang 2 và 4, chân đi 6 và 8, nằm
chính giữa bụng là 5 (ngũ trung)”.
Phƣơng vị của các số đƣợc giải thích nhƣ sau: Tƣợng của trời 1 ở phía dƣới tiến
lên hợp với 5 ở giữa thành 6 ở Tây Bắc. Tƣợng của trời ở phía tả tiến lên hợp với 5 ở
giữa thành 8 ở Đông Bắc. Tƣợng của trời 7 ở phía hữu lui hợp với 5 ở giữa thành 2 ở
Tây Nam. Tƣợng của trời 9 ở phía trên lui xuống dƣới hợp với 5 ở giữa thành 4 ở Đông
Nam. Trong sơ đồ này có 45 điểm, chia số lẻ và số chẵn ở vào 9 phƣơng để nói về sự
biến hoá, biến động, biến dịch, bốn phƣơng chính là dƣơng, 4 phƣơng góc là âm.
Dựa theo hình Lạc thƣ, sắp xếp các số đó vào hình vuông, phân làm 9 ô, mỗi ô 1
số. Số 5 là số ngũ hành ở ngôi giữa, tƣợng của thái cực. Các số lẻ trừ số 5 ở giữa còn 4

số kia (1, 3, 7, 9) nằm ở cạnh của hình vuông tƣơng ứng với 4 phƣơng chính (1 ở Bắc,
9 ở Nam, 3 ở Đông, 7 ở Tây). Các số chẵn nằm ở 4 góc của hình vuông tƣơng ứng với
4 hƣớng (2 ở Tây Nam, 4 ở Đông Nam, 6 ở Tây Bắc, 8 ở Đông Bắc).

13


Đông Nam

Đông Bắc

Nam

Tây Nam

4

9

2

3

5

7

8

1


6

Bắc

Tây Bắc

Khi biểu diễn số của lạc thƣ ra số trong 9 ô của một hình vuông, chúng ta có
một dạng ma phương. Các con số đƣợc xếp đặt rất kỳ lạ nếu ta cộng các số theo chiều
ngang, chiều dọc hay đƣờng chéo cũng đều đƣợc tổng số 15.
- Tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái
Căn cứ vào Dịch truyện, Thuyết quái truyện, Thiệu Ung, ngƣời triều Tống đã sắp
xếp lại phƣơng vị bát quái. Ông coi, phƣơng vị bát quái của Phục Hy là tiên thiên đồ,
và phƣơng vị bát quái của Văn Vƣơng là hậu thiên đồ. Xét về mặt ngôn từ, đúng ra,
Tiên thiên đồ có trƣớc, Hậu thiên đồ có sau, nhƣng sự thực không phải vậy. Hậu thiên
bát quái ra đời từ thời Chiến Quốc, ra đời trƣớc, Tiên thiên bát quái do Thiệu Ung thời
Tống sáng tạo, ra đời sau. Sở dĩ Thiệu Ung muốn sáng tạo Tiên thiên đồ vì ông thấy
Hậu thiên bát quái không hợp lý. Cụ thể:

Trong đoạn luận: “thuyết quái truyện”, là cơ sở cho Chu Hy xây dựng Tiên thiên
bát quái đồ: “天 地 定 位. 山 澤 通 氣. 雷 風 相 薄. 水 火 不 相 射. 八 卦 相 錯. Thiên địa định vị. Sơn trạch thông khí. Lôi phong tƣơng bác. Thủy Hỏa bất tƣơng xạ.
Bát quái tƣơng thác. - Trời và đất được xác định vị trí. Khí của núi và hồ thông nhau.
Sấm và gió kích động nhau. Nước và lửa chống đối nhau. Bát quái hoán đổi nhau. Số
đã qua thì thuận, số sắp đến thì nghịch. Cho nên Dịch là nghịch số”[13, tr.959].

14


Nhìn vào Tiên thiên bát quái của Chu Hy ta thấy: Càn Khôn đối đỉnh (Thiên Địa
định vị); Cấn Đoài đối đỉnh (Sơn Trạch thông khí); Chấn Tốn đối đỉnh (Lôi Phong

tƣơng bác); Khảm Ly đối đỉnh (Thủy Hỏa bất tƣơng xạ).
“Thông khí” là “ảnh hƣởng qua lại”, là “hợp nhất sức mạnh”; “tƣơng bạc - kích
bác nhau”; “tƣơng xạ - tƣơng khắc”; “tƣơng thác - hoán đổi qua lại”.
Tuy ở vào vị trí đối lập nhau, nhƣng thực ra lại hỗ trợ lẫn nhau. Có thể thấy,
thông qua các biểu tƣợng là bát quái sắp xếp theo mô hình tiên thiên, các tác giả của
Thuyết quái Chu Dịch muốn chuyển tải một thông điệp sự mâu thuẫn nhƣng hài hòa,
đối lập mà thống nhất, tác động lẫn nhau phát triển trong tự nhiên.
Đoạn luận sau đây trong “Thuyết quái truyện” là cơ sở cho Thiệu Ung xây dựng
Hậu thiên bát quái đồ: “帝 出 乎 震. 齊 乎 巽. 相 見 乎 離. 致 役 乎 坤. 說 言 乎 兌.
戰 乎 乾. 勞 乎 坎. 成 言 乎 艮. - Đế xuất hồ Chấn. Tề hồ Tốn. Tƣơng kiến hồ Ly. Trí
Dịch hồ Khôn. Duyệt ngôn hồ Đoài. Chiến hồ Kiền. Lao hồ Khảm. Thành ngôn hồ Cấn.
- Thượng Đế khiến vạn vật xuất hiện ở Chấn, khiến chúng hoàn bị ở Tốn, Khiến chúng
thấy nhau ở Ly, khiến chúng được giúp đỡ ở Khôn, khiến chúng vui vẻ ở Đoài. Ngài
chiến đấu ở Càn, lao nhọc ở Khảm, khiến vạn vật hoàn thành ở Cấn”[13, tr.963].

Tiên thiên bát quái là Siêu hình học, nghiên cứu về thiên lý, còn Hậu thiên
bát quái là hình nhi hạ học nghiên cứu về nhân sự, nói cách khác thì Tiên thiên
bát quái là một môn học đầu tiên nghiên cứu về lý lẽ của trời đất, còn Hậu thiên
bát quái là môn học sau này nghiên cứu về việc của con ngƣời. Tiên thiên bát
quái là nguyên thể, Hậu thiên bát quái là công dụng; Tiên thiên là bất Dịch, hậu
thiên là giao Dịch và biến Dịch, tiên thiên là vô hình, hậu thiên là hữu hình, AD là
tiên thiên vì AD là vô hình, ngũ hành là hậu thiên vì ngũ hành là hữu hình.

15


1.2. Một số tƣ tƣởng cơ bản trong Chu Dịch liên quan đến y học cổ truyền
1.2.1. Tư tưởng thiên nhân hợp nhất
Thiên nhân hợp nhất “天人合一 ”, là một mệnh đề trung tâm biểu thị quan hệ
giữa con ngƣời với tự nhiên trong Nho học truyền thống Trung Quốc. Nó nhấn mạnh

sự thống nhất hài hòa giữa con ngƣời chủ thể với giới tự nhiên khách thể. Tự nhiên và
con ngƣời thống nhất hài hòa, hay nói cách khác tự nhiên và con ngƣời nhƣ một thể
thống nhất.
Mệnh đề “天人合一. - Thiên nhân hợp nhất”, đến thời Bắc Tống, Trƣơng Tải mới
đƣa ra một cách rõ ràng. Tuy nhiên, quan điểm Thiên nhân hợp nhất lại có từ rất sớm,
sớm nhất là xuất hiện trong Chu Dịch. Tuy trong Chu Dịch không có nói rõ quan hệ
Thiên - Nhân, nhƣng đã hàm chứa quan niệm dung hợp xã hội loài ngƣời và giới tự
nhiên là một thể thống nhất. Trong quái từ, hào từ không chỉ ghi chép nhiều nội dung
về nhân sự, nhiều nội dung ghi chép về các hiện tƣợng tự nhiên, không chỉ nói về quan
hệ cát hung giữa hiện tƣợng tự nhiên và con ngƣời, mà khi đoán quẻ cũng thƣờng lấy
quái từ, hào từ bàn về các hiện tƣợng tự nhiên trả lời các vấn đề của con ngƣời, xem hiện
tƣợng tự nhiên và nhân sự là cùng loại. Khi Khổng tử biên soạn Dịch truyện, trong Dịch
kinh cũng đã có nội hàm của Thiên nhân hợp nhất, từ đó phát triển và trình bày thêm,
trong đó bao hàm những tƣ tƣởng đơn giản nhƣng sâu sắc.
Trước hết, con ngƣời là một bộ phận của giới tự nhiên, đây là khởi điểm của tƣ
tƣởng thiên nhân hợp nhất. Thiên, địa, nhân (tam tài) là ba khái niệm quan trọng nhất
trong Chu Dịch, tƣ tƣởng triết học của Chu Dịch không thể không qua ba khái niệm đó
để biểu đạt đƣợc. Theo sự giải thích của Dịch truyện, tính chất của bát quái, kết cấu của
sáu hào và kết cấu sắp đặt của 64 quẻ đều thể hiện quan hệ thiên, địa, nhân.
Ví dụ: trong bát quái, tính chất của Càn là kiện, kiện cũng là tính chất của thiên
(trời); Tính chất của Khôn là thuận, thuận cũng là tính chất của đất (địa). Mặc dù bát
quái thủ tƣợng có thể đa dạng, linh hoạt, nhƣng hai quẻ Càn, Khôn chủ yếu thủ tƣợng
trời đất. Bát quái chồng lên nhau thành 64 quẻ, ba vạch thành sáu vạch, cũng chính là
16


sự biểu hiện ý nghĩa của thiên, địa, nhân. Trong sáu nét sơ, nhị, tam, tứ, ngũ, thƣợng,
thì ngũ thƣợng ở trên đại diện cho thiên, sơ, nhị ở dƣới đại diện cho địa, tam, tứ ở giữa
đại diện cho nhân. Do đó, Hệ từ truyện giải thích ý nghĩa của lục hào:
“《易》之为书也, 广大悉备: 有天道焉, 有人道焉, 有地道焉. 兼三才而两

之, 故六. 六者非它也 , 三才之道也. - Dịch chi vi thƣ dã, quảng đại tất bị: Hữu thiên
đạo yên, hữu nhân đạo yên, hữu địa đạo yên. Kiêm tam tài nhi lƣỡng chi, cố lục. Lục
giả phi tha dã, tam tài chi đạo dã. - Dịch là sách có phạm vi bao quát đầy đủ, rộng lớn,
trong đó có đạo trời, đạo người, đạo đất. Nó kết hợp tam tài và gấp đôi nên thành sáu
hào. Sáu hào này vẫn là nó, là đạo tam tài thôi”[13, tr.942].
Việc sắp xếp kết cấu của 64 quẻ càng biểu hiện ý nghĩa của tam tài thiên, địa,
nhân. Hai quẻ Càn Khôn đặt ở đầu, đại diện chỉ sự sản sinh, nuôi dƣỡng vạn vật của
trời và đất, còn lại 62 quẻ đại diện cho vạn vật, con ngƣời đƣợc bao hàm trong vạn vật.
Có thể nói, con ngƣời và vạn vật cùng một loại, đều là sản vật của trời đất, là một bộ
phận của giới tự nhiên. Mặc dù, xuất phát từ giới tự nhiên và dần dần độc lập với giới
tự nhiên, thành một bộ phận của tam tài ngang hàng với thiên, địa, nhƣng xét về thuộc
tính bản chất của con ngƣời, nó vẫn giữ đƣợc quan hệ hài hòa vốn có giữa thiên và địa.
Thứ hai, khẳng định hoàn toàn sự khác biệt giữa thiên và nhân, khẳng định tính
chủ thể của con ngƣời, Chu Dịch đi đến tiền đề cơ bản về sự hài hòa giữa trời và ngƣời.
Tuy con ngƣời là sản vật của thiên địa, là một bộ phận của giới tự nhiên, nhƣng con
ngƣời và trời đất cuối cùng cũng khác biệt. Chu Dịch cho rằng, sự khác biệt chính ở
con ngƣời là chủ thể nhận thức, mà trời là khách thể nhận thức; con ngƣời là chủ thể
nhận thức vì nó có ý thức, mà trời là khách thể nhận thức vì không có ý thức. Nhiệm vụ
của Chu Dịch không ngoài việc làm trung gian giữa chủ thể và khách thể, giúp cho chủ
thể nhận thức khách thể, nhận thức và lý giải đạo của trời đất, tức là quy luật của tự
nhiên, đồng thời, cũng lý giải và nhận thức bản thân nhân loại. Do đó, Hệ từ truyện
thượng viết: “《易》与 天 地 准, 故 能 弥 纶天地 之道. - Dịch dữ thiên địa chuẩn, cố
năng di luân thiên địa chi đạo. - Dịch ngang bằng với trời đất, nên có thể bao quát mọi
17


quy luật biến hóa trong trời đất”[13, tr.860], “夫《易》开物成务,冒天下之道. - phù
(Dịch) khai vật thành vụ, mạo thiên hạ chi đạo” Dịch khai mở cho vạn vật, thanh toán
mọi việc bao trùm mọi đạo lí trong thiên hạ, “是 以 明于天 之 道 而察于民之故. - Thị
dĩ minh ƣ thiên chi đạo, nhi sát ƣ dân chi cố”. Những nội dung đó đều nói rõ Chu Dịch

là sự phản ánh đạo trời “天之道 - thiên chi đạo” và “民之故 - dân chi cố”, đạo trời
thấu suốt huyền vi xét dân, tìm hiểu chi li sự tình thấu rõ các định luật của trời đất và
nhu cầu của nhân dân, giúp chủ thể nhận thức thế giới. Thánh nhân dùng Dịch để nhận
thức thế giới, thánh nhân có nghĩ, có làm, có ý thức tự giác, tƣ tƣởng của thánh nhân
cũng nhận thức về trời ngƣời, đồng thời, thông qua Dịch thể hiện và truyền đạt cho mọi
ngƣời. Nâng cao tính chủ thể của con ngƣời, phát huy hết tính năng động chủ quan của
con ngƣời có ý thức, chú trọng đến trời càng chú trọng con ngƣời, xem trọng con ngƣời
trong địa vị chủ yếu của họ với thiên địa, mới có thể đạt tới sự hài hòa thiên nhân.
Thứ ba, giới tự nhiên có quy luật phổ biến khách quan, hoạt động của con ngƣời
cũng có quy luật khách quan, con ngƣời cần phục tùng quy luật khách quan, đây là
quan điểm trung tâm của tƣ tƣởng thiên nhân hợp nhất. Thoán truyện của quẻ Dự nói:
“天地以顺动, 故日月不过,而 四时 不忒. 圣人以顺动, 则刑罚 清而民服. 豫之时义
大矣哉 ! - Thiên địa dĩ thuận động, cố nhật nguyệt bất quá, nhi tứ thời bất thác. Thánh
nhân dĩ thuận động, tắc hình phạt thanh nhi dân phục. Dự chi thời nghĩa đại hỹ tại! Trời đất thuận theo tính chất của mọi vật mà vận động, nên ngày đêm không sai khác,
bốn mùa không thayđổi; Thánh nhân theo dân tình mà hành động, nên hình phạt nhẹ
mà dân phục” [13,tr.288].
Sự vận động của trời đất là có quy luật, từ trƣớc tới nay trái quy luật sẽ vận động
hỗn loạn, ngày lên đêm xuống, bốn mùa thay đổi, trật tự không thay đổi, không sai
khác, điều này gọi là trời đất vận động thuận. Mọi hoạt động của xã hội loài ngƣời,
thuận theo quy luật mà gặp hình phạt mọi ngƣời dân đều phục, chính trị thông, nhân
tâm hòa. Trái lại, làm trái quy luật, thì chính trị hôn ám, dân phản loạn... Hoạt động của

18


con ngƣời và sự vận động của trời đất đều có quy luật nhất định, nhƣng giữa chúng có
chỗ tƣơng thông, tƣơng đồng nào không? Thoán truyện quẻ Sơn lôi Di

trả lời: “天


地 養 萬 物. 聖 人 養 賢 . 以 及 萬 民. - Thiên địa dƣỡng vạn vật. Thánh nhân dƣỡng
hiền, dĩ cập vạn dân. - Trời đất nuôi dưỡng vạn vật, thánh nhân nuôi dưỡng người hiền
và vạn dân”[13, tr. 411]. Hoặc: Thoán truyện quẻ Trạch sơn Hàm

: “天 地 感 而 萬

物 化 生,聖 人 感 人 心 而 天 下 和 平 . 觀 其 所 感而 天 地 萬 物 之 情 可 見 矣.
- Thiên địa cảm nhi vạn vật hoá sinh. Thánh nhân cảm nhân tâm nhi thiên hạ hoà bình.
Quan kỳ sở cảm nhi thiên địa vạn vật chi tình khả kiến hĩ. - Trời đất cảm mà vạn vật
hóa sinh, thánh nhân cảm nhân tâm mà thiên hạ hòa bình. Xem xét cái sự cảm ấy thì có
thể thấy cái tình của thiên địa vạn vật”[13, tr. 454]. Rất nhiều những lập luận có thể
đƣa ra để thuyết minh trời có quy luật của trời, ngƣời cũng có quy luật của ngƣời. Quy
luật của con ngƣời có thể tìm kiếm căn cứ trong quy luật của trời, quy luật của trời
đƣợc phản ánh trong quy luật của con ngƣời. Chu Dịch xem thiên, địa, nhân là một
chỉnh thể thống nhất, cho rằng chúng tự bộc lộ theo quy luật cụ thể của tự thân chúng,
đó là thiên đạo, địa đạo và nhân đạo, tức là đạo tam tài. Từ xuất phát điểm đó, cho rằng
việc đánh giá hành vi của con ngƣời đúng đắn hay không, đều phải xem anh ta có phù
hợp với đạo trời đất hay không. Nhƣng thực chất không chỉ thánh nhân, quân tử, hiền
nhân mà còn cả trăm họ, đều theo đạo trời đất mà làm việc, chỉ khác ở chỗ quân tử tự
giác, mà trăm họ tự nhiên. Việc nhân loại bắt chƣớc theo trời đất có thể biểu hiện ra
dƣờng nhƣ ở tất cả các phƣơng diện, một trong các phƣơng diện đó, quan trọng nhất là
phẩm hạnh của con ngƣời. Nhƣ Quẻ Càn, tƣợng truyện nói: “天行健, 君 子以自强不
息. - Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cƣờng bất tức. - Trời vận hành mạnh mẽ, người
quân tử do vậy mà tự cường không nghỉ”[13, tr.91]. Quẻ Khôn, tƣợng truyện nói: “地
势坤,君子以厚德载物. - Địa thế Khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật. - Thế của đất thì
dày, người quân tử lấy đức dày để chứa vạn vật”[13, tr.118]. Quân tử theo đạo hạnh
của trời đất, đã vừa phải cƣơng kiện hữu vi, tự cường bất tức, lại còn dùng dân súc

19



chúng, hậu đức tải vật. Tượng truyện quẻ Phong thiên Tiểu súc

viết: “风行天上,

小畜. 君子以懿文德. - Phong hành thiên thƣợng, Tiểu súc. Quân tử dĩ ý văn đức. Gió bay trên trời, tượng cho tiểu súc; Quân tử nên trao dồi đạo đức, văn chương đợi
thời”[13, tr.212]. Quái này thƣợng quái là Tốn, Tốn là gió, hạ quái là Càn, Càn là trời,
cho nên mới nói “风行天上. - Phong hành thiên thƣợng. - Gió nhẹ bay trên trời”[13,
tr.212]. Ngƣời quân tử theo loại hiện tƣợng tự nhiên này, lấy đạo đức giáo hóa từ dân
chúng đến triều đình, lấy việc tích trữ mỹ đức. Nhƣ vậy có thể thấy, quy luật của trời
và quy luật của con ngƣời giống nhau ở tính khách quan, con ngƣời cũng phải phục
tùng quy luật phổ biến. Nhƣng việc bắt chƣớc và tuân thủ đạo trời vừa không đầy đủ,
vừa cần chỉ đạo con ngƣời nhƣ thế nào để không trái với tiền đề của quy luật khách
quan mà vẫn phát huy đƣợc tính năng động chủ quan, mới có thể đạt đƣợc kết quả tốt
nhất, tức là đạt tới sự hài hòa và thống nhất cao độ giữa chủ thể và khách thể. Liên
quan đến vấn đề phát huy tính năng động của chủ thể, Chu Dịch còn đƣa ra kiến giải
“裁成辅相. - Tài thành phụ tƣớng”. Tƣợng truyện, quẻ Thái viết: “天地交 , 泰. 后(君 )
以财 (同 “裁”) 成天地之道, 辅相天地之宜, 以 左 右 民. - Thiên địa giao, Thái.
Hậu (quân) dĩ tài thành thiên địa chi đạo, phụ tƣớng thiên địa chi nghi, dĩ tả hữu dân. Trời đất giao hợp với nhau, Thái. Người quân chủ từ đó sửa cho thành đạo thông giao
của trời đất, giúp cho sự thích nghi trong sự sinh hóa của trời đất, để giúp cho trăm họ
trong thiên hạ”[13, tr.234]. Con ngƣời tuân thủ phép tắc tự nhiên không hoàn toàn bị
động mà chủ động, mà luôn cố gắng không ngừng nghỉ “tự cƣờng bất tức”, có chủ kiến,
trên cơ sở nhận thức quy luật tự nhiên mới tiến hành hỗ trợ, tiết chế và điều chỉnh tự
nhiên, nhu cầu của nhân loại và tự nhiên càng cần có sự hòa điệu.
Thứ tư, lý tƣởng cao nhất của nhân sinh là sự hài hòa giữa trời và ngƣời, tức là
đạt tới sự thống nhất cao độ giữa chủ thể và khách thể, đây là mức độ cao nhất của tƣ
tƣởng “thiên nhân hợp nhất” mà Chu Dịch hƣớng tới. Văn ngôn truyện viết:

20



×