Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bình giảng đoan thơ sau trong bài việt bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.22 KB, 2 trang )

Bình giảng đoan thơ sau trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu:
"...Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên"
Đáp án - Hướng dẫn làm bài
I. Giới thiệu vài nét về bài thơ, đoạn thơ
1. Bài thơ ra đời ở một thời điểm đặc biệt: tháng 10 năm 1954, khi trưng ương Đảng, Chính phủ, Bác Hồ
và cán bộ chiến giã từ Việt Bắc về với Thủ đô Hà Nội, bài thơ "Việt Bắc" trở thành bản anh hùng ca, bản
tình ca về "Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng" của cách mạng và cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong
từng chặng đường phát triển của Cách mạng và cuộc kháng chiến, Tố Hữu đã viết nên nhiều đoạn thơ
hùng tráng mang đậm chất sử thi, cảm hứng lãng mạn.
2. Đoạn thơ này nằm ở phần gần cuối của đoạn trích trong sách giáo khoa lớp 12. Ý bao trùm cả đoạn thơ
là cảm hứng hào hùng về đất nước và con người Việt Nam ra trận vơi skhí thế và sức mạnh vô địch của
cuộc chiến tranh nhân dân vĩ địa.
II: Phân tích, bình giảng đoạn thơ
1. Niềm tự hào về không khí hùng tráng của cả nước đang ra trận
Bức tranh là cả một đất nước đang ra trận thể hiện qua hình ảnh những nẻo đường trên chiến khu Việt
Bắc.Cảm hứng về sức mạnh tấn công được thể hiện qua nhón từ "Những đường Việt Bắc" và cảm hứng
làm chủ được xác định bằng từ "của ta"; không khí sôi động qua từ láy "rầm rập" và biện pháp so sánh
cho phần cường điệu: "Như là đất rung".
2. Cảm hứng hào hùng về sức manh vô địch của khối đoàn kết toàn dân trong kháng chiến.
- Hình ảnh về sự trưởng thành lớn mạnh, về lực lượng hùng hậu của quân đội ta trong kháng chiến. Chú ý
phân tích từ láy "điệp điệp trùng trùng". Nó gợi cho người đọc đoàn quân ra trận nối dài vô tận và hùng vĩ
như thiên nhiên sống núi. Hình ảnh đầu súng nhấp nhô, lấp lánh sao trời,"bạn cùng mũ nan" rất giàu màu
sắc tạo hình, vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có tính chất tượng trưng . ..
- Hình ảnh những đàon dân công ngày đêm bền bỉ tiếp lương, tải đạn ra chiến trường cũng tràn ngập


niềm vui như quang cảnh một đêm hội hoa đăng "Dân công đỏ đuộc từng đoàn", "Bước chân nát đá", cái
khí phách này chỉ tìm thấy trong các truyện thần thoại như Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh . . .
Với một đoạn thơ ngắn mà tác giả đã dùng hàng loạt điệp từ, từ láy gợi nên những hình ảnh, âm thanh đầy
ấn tượng, khiến cho độc giả chúng ta như tận mắt trông thấy được khí thế hành quân hối hả, không ngừng
của những đoàn người tiến ra mặt trận. Đặc biệt, nhịp thơ 2/2 như những bước chân mạnh mẽ oai hùng
của cả một dân tộc đang tiến công với sức mạnh, khí thế như "trúc chẻ tro bay".
3. Cảm hứng tự hào về tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến trường kì gian khổ. Chú ý cách xây dựng
hình ảnh đối lập (giữa "Nghìn đêm thăm thẳm sương dày" với "Đèn pha bật sáng như ngày mai lên") đã
làm nổi bật được sự trưởng thành vượt bậc của quân ta và niềm tin tất thắng của những người ra trận hôm
nay.
4. Về nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ: Ngoài những điều đã phân tích ở trên chúng ta thấy nét độc đáo về
nghệ thuật của đoạn thơ còn được thể hiện ở sự quan sát đi từ cái chung, cái khái quát đến cái cụ thể, bằng
các giác quan: thính giác, thị giác.
III Kết luận
Đoạn thơ là bức tranh hoành tráng về khí thế của một dân tộc anh hùng, về sức mạnh vô xong của cuộc
chiến tranh nhân dân vĩ đại. Trong cảm hứng hào hùng, Tố Hữu đã tái hiện lại thành công một thời kìđáng
ghi nhớ của lịch sử dân tộc.


Tác giả bài viết: Thầy Đặng Khương



×