Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

phương pháp giảng dạy bài đạo đức có truyện kể không phù hợp với thực tế địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.21 KB, 12 trang )

Phơng pháp giảng dạy bài đạo đức có truyện kể
không phù hợp với thực tế địa phơng học sinh.
I. Đặt vấn đề
1. Tầm quan trọng của môn Đạo đức trong nhà trờng Tiểu học.
Nh chúng ta đã biết, đời sống Kinh tế xã hội đang từng bớc chuyển
biến mạnh mẽ. Đứng trớc sự thay đổi của đất nớc, của xã hội, nhà trờng phải
gánh vác một sứ mệnh vô cùng to lớn. Đó là việc góp sức mình vào công cuộc
cải tiến các vấn đề xã hội nhà trờng cần giúp cho học sinh tránh khỏi
những cám dỗ, những tiêu cực, những tệ nạn của xã hội hiện tại.
Mặt khác, nhà trờng còn giúp cho sự hình thành ở học sinh những năng
lực và lòng tin để thích ứng với biến đổi thờng xuyên của xã hội. Môn học Đạo
đức là môn học có vai trò vô cùng quan trọng đối với bậc học Tiểu học, là môn
học góp phần thực hiện tốt sứ mệnh trên giáo dục đạo đức cho học sinh.
Mục đích của môn học Đạo đức là làm cho nhân cách học sinh phát triển
đúng đắn về mặt đạo đức, tạo cơ sở để các em ứng xử thích hợp trong các mối
quan hệ xã hội, nhằm hình thành ở các em những cơ sở đạo đức ban đầu. Bởi
vậy mà môn Đạo đức có nhiệm vụ cung cấp cho các em những tri thức hành vi
về các chuẩn mực đạo đức. Trên cơ sở đó để hình thành t cách đạo đức, bồi dỡng
tình cảm đạo đức tích cực cho học sinh, rèn luyện thói quen hành vi đạo đức,
hình thành nếp sống văn hoá cho học sinh.
Tóm lại, nhiệm vụ của môn Đạo đức ở nhà trờng Tiểu học là tổ chức cuộc
sống cho các em theo các chuẩn mực đạo đức thông qua các hoạt động và các
mối quan hệ.
2. Thực trạng dạy một số bài Đạo đức lớp 4 5 ở nhà tr ờng Tiểu học
hiện nay.
Qua thực tế dạy Đạo đức lớp 4 5 ở Trờng tôi và tôi cũng may mắn đợc
tham dự 1 số giờ thao giảng ở trờng bạn. Bản thân tôi nhận thấy, tất cả các bài
Đạo đức hiện nay đều đi từ truyện kể trong SGK Giáo viên nên hớng dẫn học
sinh phân tích truyện kể để rút ra bài học. Mặt khác, 1 số truyện kể có nội dung
xa rời thực tế với cuộc sống của các em hiện nay. Cụ thể là các mẫu hành vi có
thể phù hợp với học sinh ở địa phơng này nhng lại không phù hợp với học sinh ở


địa phơng khác, hoặc có mẫu hành vi không thật phù hợp với thực tế xã hội hiện
1


nay. Vì thế mà khi phân tích truyện kể học sinh thờng mất thời gian để tởng tợng nội dung truyện với trí tò mò, còn mẫu hành vi dẫn đến bài học đòi hỏi các
em tởng tợng nhiều thì lại bị học sinh xem nhẹ. Bởi thế mà giờ dạy Đạo đức rất
rập khuôn, thiếu sáng tạo, không gây đợc hứng thú học tập cho học sinh, học
sinh học bài rất mơ hồ, bài học Đạo đức đợc các em thiếp thu, đón nhận có phần
nh là áp đặt. Chính vì vậy mà hiệu quả của giờ dạy Đạo đức không cao, việc áp
dụng bài học vào thực tế cuộc sống không nhuần nhuyễn, nhiều em không
chuyển tải nổi nội dung bài học vào thực tế ứng xử của mình. Điều đó chúng ta
thấy rất rõ, vì hiện nay đạo đức của học sinh ở nhà trờng Tiểu học nói riêng và
trong hệ thống giáo dục nói chung có những biểu hiện xuống cấp trầm trọng.
Ví dụ: Các em gặp ngời lớn rất ít chào, nhất là những ngời không quen
biết. Hoặc là khi nói với ngời lớn các em nói rất cộc lốc, tỏ thái độ thiếu tôn
trọng, văng tục, chửi bậy. Hoặc là bài học Đạo đức các em đã đ ợc học rồi nhng áp dụng vào thực tế rất khó khăn hoặc không biết áp dụng. Bởi vì thực tế
trong bài học ít xẩy ra với cuộc sống hàng ngày của các em.
Môn Đạo đức là một môn học đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành nhân cách cho học sinh. Bởi vậy, bản thân tôi thiết nghĩ: Muốn cho học
sinh chuyển tải đợc nội dung bài học vào thực tế ứng xử của cuộc sống hàng
ngày thì giáo viên phải sáng tạo trong bài dạy của mình để mong đạt đợc 1 kết
quả cao - đó là giáo dục cho học sinh nhân cách đạo đức tốt, nhằm giúp cho học
sinh phát triển nhân cách đúng đắn, biết giao tiếp ứng xử phù hợp trong các
mối quan hệ xã hội.
ở phạm vi bài viết này, tôi xin phép đợc trình bày phơng pháp giảng dạy
1 số bài Đạo đức có các truyện kể mà tôi cho rằng có thể thay thế bằng các tình
huống đạo đức thực tế xẩy ra hàng ngày đối với các em, xẩy ra nơi địa phơng
em
II. Phơng pháp tiến hành
Nh chúng ta đã biết, t duy của học sinh Tiểu học đi từ trực quan sinh

động đến t duy trừu tợng, đặc biệt nặng về t duy cụ thể (trực quan). Vì vậy, các
bài học mà giáo viên biết khai thác các ví dụ cụ thể xẩy ra hàng ngày, xung
quanh cuộc sống của các em thì việc học sinh tự khám phá vấn đề và rút ra đợc
kết luận hoặc bài học sẽ dễ dàng hơn mà không cần việc dẫn dắt quá sâu sát, tỉ
2


mỉ của giáo viên. Đối với bài học Đạo đức mà truyện kể có tình huống đạo đức
quá xa rời thực tế, ít xẩy ra nơi các em đang sinh sống thì đòi hỏi cả giáo viên và
học sinh rất vất vả mới đạt đợc kết quả của bài học. Giáo viên thì phải hớng dẫn
nhiều mà học sinh thì phải tởng tợng nhiều mới phát hiện đợc vấn đề, mà việc
nhận thức bài học lại không sâu sắc. Và thế là giờ học không gây đợc hứng thú
cho học sinh. ở một số bài Đạo đức việc rút ra bài học có khi nh là áp đặt học
sinh nắm một cách mơ hồ, chuyển tải bài học vào thực tế không đạt hiệu quả
nh mong muốn của giáo viên.
Vì vậy, theo tôi khi dạy bài Đạo đức đó chúng ta nên cho học sinh khai
thác tình huống đạo đức trong cuộc sống hàng ngày của các em, thờng xuyên
xẩy ra ở địa phơng (nơi em đang sống). Từ các tình huống thực tế đó, học sinh
rất hứng thú để tìm ra bài học.
Ví dụ: ở bài Đạo đức Tích cực tham gia công việc chung. Nếu khai
thác truyện kể Bông lúa mì các em tiếp cận với tình huống đạo đức không
thực tế.
Giả sử, ở bài Đạo đức này ta thay truyện kể đó bằng các tình huống về
việc tích cực tham gia công việc chung là học tập, lao động, vui chơi hàng
ngày thì việc rút ra bài học dễ dàng hơn.
Hoặc ví dụ bài Đạo đức Đúng giờ trong sinh hoạt chung. Truyện kể đạo
đức: kể về một cậu bé ham chơi mà quên mất buổi chiếu phim, thì việc chiếu
phim ở rạp thờng phù hợp với học sinh Thành phố nhng lại không phù hợp với
học sinh ở vùng nông thôn, miền núi vì vậy đối với tr ờng học địa bàn ở vùng
nông thôn nên thay bằng tình huống Đạo đức đúng giờ trong học tập, lao động,

vui chơi. thờng xẩy ra hàng ngày ở trờng, lớp, địa phơng thì sẽ giúp học sinh
nắm bài học một cách chắc chắn hơn.
Học bài không nói dối. Truyện kể Đạo đức là: Chú bé nói dối Câu
chuyện chăn cừu rất lạ lẫm với các em ở 1 số địa phơng nên việc tìm hiểu truyện
không gây hứng thú cho học sinh. Nếu ở bài Đạo đức này chúng ta đặt ra các
tình huống thực tế để học sinh khai thác nội dung kiến thức rồi rút ra bài học.
Sau đó dùng truyện kể trên để củng cố bài dạy thì học sinh sẽ nắm chắc bài học
hơn.

3


Hoặc là bài Đạo đức Giữ lời hứa với truyện kể Nguyên nhân của 1
hình phạt, rồi bài học đạo đức Tiết kiệm thời giờ, bài Chăm sóc ông bà, cha
mẹ Nếu trong các bài dạy này ta đ a ra các tình huống quen thuộc thì học
sinh sẽ dễ dàng phân tích để rút ra bài học và nắm chắc bài học.
Tóm lại, qua quá trình dạy Đạo đức lớp 4 và lớp 5, bản thân tôi thiết nghĩ:
Cần phải làm gì để sáng tạo trong bài dạy, nhằm nâng cao hiệu quả của giờ
Đạo đức. Điều đó đã ấp ủ mãi trong suy nghĩ của tôi, thế là tôi đọc và nghiên
cứu chơng trình Đạo đức lớp 4 và lớp 5. Tôi thấy có 1 số bài Đạo đức, nếu đi từ
phân tích truyện kể rồi rút ra bài học sẽ không hiệu quả bằng cách thay thế các
tình huống đạo đức quen thuộc, thờng xuyên có trong cuộc sống hàng ngày ở trờng, ở lớp, ở địa phơng các em.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, bản thân tôi xin phép đợc trình bày
phơng pháp dạy một số bài Đạo đức có đặc điểm trên. Khi dạy các bài này,
chúng ta phải biết kết hợp giữa tình huống đạo đức thực tế và truyện kể đạo đức
1 cách có hệ thống sẽ giúp cho học sinh nắm chắc bài học hơn.
Sau đây là 2 cách tiến hành loại bài Đạo đức đó:
a). Phơng pháp 1: Đi từ tình huống thực tế để học sinh phân tích tự rút ra bài
học, sau đó dùng truyện kể đạo đức củng cố bài học.
ở phơng pháp này:

+ Giáo viên lựa chọn và đa các tình huống đạo đức xẩy ra ở trờng, ở địa phơng
nơi các em sinh sống.
+ Giáo viên phát phiếu bài tập cho các nhóm và hớng dẫn các em phân tích tình
huống để phát hiện, rút ra nội dung bài học đạo đức.
+ Sau khi có bài học, các em trở lại phân tích truyện kể trong SGK. Dựa trên bài
học và nêu ra các hành vi đạo đức đúng cần học tập, hành vi đạo đức sai nên
tránh không lặp lại.
Nh vậy, truyện kể đạo đức có tác dụng củng cố sâu cho bài học đạo đức.
Việc giúp các em tiếp cận, phân tích từng tình huống đạo đức quen thuộc hàng
ngày đối với các em nó sẽ góp phần tạo nên một giờ học rất hứng thủ; học sinh
4


tích cực, độc lập suy nghĩ để phát hiện bài học và nhận thức bài học 1 cách chủ
động, sâu sắc hơn.
b). Phơng pháp 2: Đa mẫu tình huống đạo đức quen thuộc để các em đề xuất
cách giải quyết, sau đó mới phân tích truyện kể rút ra bài học. Từ bài học cho
các em nêu cách giải quyết đúng ở mẫu tình huống đạo đức ban đầu.
ở phơng pháp này, giáo viên đa ra 1 tình huống đạo đức đòi hỏi có nhiều
cách giải quyết, học sinh đề xuất cách giải quyết. Nhng giáo viên cha khẳng
định tình huống nào là đúng và giáo viên trở lại với truyện kể, học sinh phân
tích truyện kể rút ra bài học đạo đức. Từ bài học đó, học sinh trở lại cách giải
quyết tình huống ban đầu và đề xuất cách giải quyết nào là đúng. Nh vậy, ngay
từ đầu giáo viên đã gây hứng thú cho các em học sinh, lôi cuốn các em ngay vào
bài học. Mặt khác, ở các tình huống đạo đức ban đầu giáo viên nên chuẩn bị trớc
cho học sinh đóng vai mẫu hành vi. Làm nh vậy tức là giáo viên đã 1 lần tạo
điều kiện cho các em tự mình giải quyết tình huống đạo đức.
Tóm lại, hai phơng pháp trên đều kết hợp khai thác tình huống đạo đức
thực tế và truyện kể để hỗ trợ cho nhau nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo của
học sinh trong việc phát hiện bài học và nắm chắc bài học.

Sau đây là 2 giáo án bản thân tôi tự thiết kế theo 2 phơng pháp trên:

A. Giáo án theo phơng pháp I
Bài 10

:

Chăm sóc ông bà, cha mẹ
(Lớp 4)

I. Yêu cầu:
1. Giúp học sinh hiểu, mỗi ngời chúng ta phải biết kính trọng, yêu thơng
và chăm sóc ông bà, cha mẹ những ngời đã có công sinh thành và nuôi dỡng
ta nên ngời.

5


2. Biết kính trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ mới là ngời cháu ngoan, ngời
con hiểu thảo.
3. Rèn luyện thói quen biết chăm sóc ông bà, cha mẹ.
II. Chuẩn bị:
- Một số tình huống đạo đức (4 tình huống ghi vào phiếu bài tập)
- Truyện tranh Quạt nồng ấp lạnh
III. Lên lớp:
Tiết 1
1. Giáo viên nêu vấn đề:
Chúng ta ai cũng kính yêu ông bà, cha mẹ nhng việc chăm sóc ông bà,
cha mẹ thì cha hẳn ai cũng đã nghĩ tới. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp xúc với một số
bạn là những tấm gơng tốt về việc chăm sóc ông bà, cha mẹ ở lứa tuổi của chúng

ta.
2. Thảo luận tình huống đạo đức
Giáo viên phát phiếu bài tập cho các nhóm.
a). Tình huống 1: (nhóm 1 thảo luận)
Mấy hôm nay thời tiết thay đổi, ông nhà bạn Lan bị đau đầu tái phát, bố
mẹ Lan phải đi làm. Lan ở nhà và luôn ở bên ông. Lúc thì Lan bóp tay chân cho
ông. Lan còn biết dỗ em im lặng để giữ yên tĩnh cho ông nằm nghỉ. Bác Hà
hàng xóm sang chơi thấy thế bác luôn hết lời khen ngợi Lan. Còn ông của Lan
thì rất vui vì Lan đã biết chăm sóc ông khi ông ốm.
- Học sinh thảo luận các câu hỏi sau:
+ Ông của bạn Lan bị bệnh gì?
+ Lan đã chăm sóc ông nh thế nào? Thái độ của ông ra sao?
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Lan?
b). Tình huống 2: (nhóm 2 thảo luận)
Bố của bạn Mai là khối trởng, mấy hôm nay chuẩn bị Đại hội khối. Ăn
cơm tối xong, chẳng kịp nghỉ ngơi bố đã ngồi vào bàn làm việc. Thấy vậy, Mai
vặn nhỏ Ti vi và dỗ dành em bé để em không nghịch, không làm ồn ào để cho
bố làm việc.
6


- Học sinh thảo luận:
+ Bố bạn Mai bận làm gì?
+ Mai đã làm gì để giúp cho bố làm việc?
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Mai?
c). Tình huống 3: (Nhóm 3 thảo luận)
Bố mẹ Tuấn đi làm, chỉ có Tuấn ở nhà với bà nội đang bị ốm. Vừa lúc đó
2 bạn Hùng và Nam đến rủ Tuấn đi đá bóng. Lúc đầu, Tuấn còn chần chừ, nhng
sau Tuấn thấy trận bóng chiều nay hấp dẫn quá. Thế là Tuấn liền chạy theo 2
bạn kia, để mặc bà ở nhà một mình. Bà Tuấn rất buồn.

- Học sinh thảo luận:
+ Bà của Tuấn bị làm sao?
+ Tuấn đã hành động nh thế nào?
+ Em có đồng ý với hành động của bạn Tuấn không?
+ Nếu là em, em sẽ làm thế nào? vì sao?
d). Tình huống 4: (Nhóm 4 thảo luận)
Đang ở trong nhà, nghe tiếng phanh xe đạp, An nghĩ là mẹ đi làm về. An
vội chạy ra cổng đón mẹ rồi nhanh nhảu đỡ nón và túi xách cho mẹ. Vào nhà em
lấy khăn để mẹ lau mặt, lau tay và rót nớc mời mẹ uống. Mặc dù rất mệt nhng
niềm vui đã lộ rõ trên nét mặt của mẹ.
- Học sinh thảo luận.
+ Mẹ của An đi đâu về?
+ Thấy mẹ về An đã làm gì?
+ Em có nhận xét gì về việc làm của An?
+ Nét mặt của mẹ An đã thể hiện điều gì? vì sao em biết?
- Giáo viên cho 4 nhóm thảo luận trong 10 phút.
- Cử 4 đại diện nhóm trình bày nội dung thảo luận.
Giáo viên: Nh vậy, qua 4 mẫu chuyện ta thấy ba bạn Lan, Mai, An đã biết
chăm sóc ông bà, bố mẹ. Còn bạn Tuấn cha thực sự thơng bà.
3. Rút ra bài học.
H: Ông bà, cha mẹ là những ngời

Ông bà, cha mẹ là ngời sinh thành
7


có quan hệ nh thế nào với ta?

ra ta. Bổn phận của chúng ta là


H: Vì vậy chúng ta phải có bổn phận

phải biết kính trọng yêu thơng và

gì đối với ông bà, cha mẹ?

chăm sóc ông bà, cha mẹ để ông bà

H: Làm đợc nh vậy, chúng ta mới

cha mẹ vui lòng, nh thế mới là

xứng đáng là ngời con nh thế nào?

ngời con hiếu thảo.

4). Củng cố:
H: Em có thuộc bài ca dao nào nói về đạo đức làm con đối với ông bà,
cha mẹ không?
(Học sinh xung phong đọc)
Giáo viên kể chuyện Hoàng Hơng chăm sóc bố Quạt nồng ấp lạnh
H: Chuyện kể về cậu bé ở độ tuổi nào?
? Hoàng Hơng đã chăm sóc cha nh thế nào?
? Bà con xóm làng nhận xét gì về Hoàng Hơng?
? Ngời đời sau đã khen ngợi Hoàng Hơng ra sao?
? Em có nên học tập Hoàng Hơng không? vì sao?
5. Liên hệ:
- Em hãy nêu một vài tấm gơng trong lớp đã biết chăm sóc ông bà, cha
mẹ.
- Giáo viên nhắc nhở trách nhiệm của các em đối với ông bà và cha mẹ.

6. Hớng dẫn thực hành:
- Về nhà phải tìm những việc có thể làm giúp ông bà, cha mẹ để ông bà,
cha mẹ đỡ vất vả.
- Mỗi em hãy kể về 1 việc mà em đã giúp đỡ ông bà, cha mẹ nh thế nào?
B. Giáo án theo phơng pháp II
Bài 9: Giúp đỡ các chú Công an làm nhiệm vụ
(Lớp 5)
I. Yêu cầu:
1. Giúp học sinh nhận thức rõ: giúp đỡ các cơ quan Công an làm nhiệm
vụ bảo vệ an ninh trật tự trong xã hội là trách nhiệm chung của mỗi công dân
trong xã hội. Riêng đối với công dân nhỏ tuổi (lứa tuổi thiếu nhi) càng có điều
8


kiện thuận lợi để giúp đỡ các chú Công an làm nhiệm vụ, phát hiện và truy bắt
kẻ gian trong những tình huống bất ngờ nhất.
2. Giúp học sinh liên hệ thực tế và bản thân nhằm giáo dục và bồi dỡng
cho các em ý thức và tinh thần trách nhiệm nâng cao cảnh giác phòng gian trong
việc giúp đỡ các chú Công an làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự xã hội.
II. Lên lớp
(Tiết 1)
A. Kiểm tra:
Khi gặp ngời có hoàn cảnh không may nh là tàn tật, mù và em giúp đỡ họ nh
thế nào?
B. Tìm hiểu bài.
1. Thảo luận tình huống đạo đức thực tế:
Giáo viên nêu tình huống cho các em đóng vai thể hiện nội dung tình
huống.
Ba bạn An, Tú, Bình đi học nhóm buổi tối. Trên đờng đi các bạn gặp chú
Bình nhà bạn An, ngời ớt sủng đang vác một bì gì vừa đi nh vừa chạy. Một lúc

sau thấy bác Hà Công an xã từ phía ao Hợp tác xã cầm đèn pin vừa đi vừa chạy
thở hổn hển. Gặp các bạn bác Hà hỏi:
- Các cháu có thấy ai chạy qua đây không?
- An nhanh nhảu trả lời: Dạ không, không, chúng cháu không thấy ai cả.
Thấy thế Tú và Bình hỏi An:
- Sao cậu lại nói dối bác Hà.
Tú trả lời: Vì chú Bình là chú nhà tớ
Theo em trong tình huống đó em giải quyết nh thế nào?
- Giáo viên cho học sinh nêu các cách giải quyết:
Cụ thể:
1> - Báo cho Bác Hà biết là chú Bình vừa mới chạy qua.
2> - Im lặng không nói gì
3> - Bảo với chú Bình hãy trốn đi
4> - Động viên chú Bình ra nhận tội.
9


Giáo viên: Để giải quyết tình huống trên cho đúng thì các em hãy theo dõi
truyện kể sau và rút ra bài học.
2. Truyện kể:
- Giáo viên kể chuyện Khách không mời mà đến
Có minh hoạ bằng tranh
* Đàm thoại tìm hiểu truyện kể:
? Bạn Nguyễn đang đi đâu; Có việc gì
? Nguyễn đang đi thì gặp chuyện gì?
? Trớc những hiện tợng đó, Nguyễn đã suy đoán ra điều gì? Và vì sao
Nguyễn đã không đi báo cho chú Công an biết ngay?
? Đến lúc nào Nguyễn mới chịu đi báo Công an và kết quả ra sao?
? Việc làm của Nguyễn có ý nghĩa gì?
Giáo viên: Nhờ tinh thần cảnh giác phòng gian của Nguyễn và ý thức bảo

vệ tài sản của nhà nớc. Nguyễn đã giúp các chú Công an phát hiện và truy bắt đợc kẻ gian lấy lại đợc tài sản trong tình huống rất bất ngờ.
a). Rút ra bài học

3. Rút ra bài học:
Giúp đỡ cơ quan Công an làm

Giúp đỡ các cơ quan Công an làm nhiệm

nhiệm vụ là trách nhiệm của ai?

là nhiệm vụ là trách nhiệm chung của

Là công dân nhỏ tuổi nh chúng mỗi công dân trong xã hội, kể cả các
ta có nên giúp đỡ Công an làm

công dân nhỏ tuổi ở lứa tuổi thiếu nhi,

nhiệm vụ không?

học sinh.

b). Củng cố và liên hệ:
- Trở lại tình huống ban đầu học sinh hãy chọn tình huống nào trả lời
đúng nhất.
Học sinh sẽ chọn cách giải quyết là cách 1 và cách 4.
- Học sinh tự liên hệ: Trong lớp ai đã một lần giúp đỡ các chú Công an
làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự trong xã hội.
10



- Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
4. Dặn dò.
- Học kỹ bài học
- Chuẩn bị bài thực hành.
+ Liên hệ bản thân về ý thức và tinh thần cảnh giác phòng gian của bản thân em.
+ Kể về gơng học sinh mà em đã đợc chứng kiến về việc giúp đỡ các chú Công
an làm nhiệm vụ.
III. Kết luận
Trên đây là những ý kiến đề xuất của cá nhân tôi về phơng pháp dạy các
bài đạo đức có tình huống đạo đức trong tuyện kể không phù hợp với thực tế địa
phơng học sinh.
Đã nhiều năm đợc phân công dạy lớp 4, 5 tôi đều thấy đến các giờ học
đạo đức đó thì giờ học rất trầm lắng, học sinh học tập không hào hứng sôi nổi.
Trong quá trình dạy học tôi luôn tìm tòi sáng tạo để tìm ra phơng pháp dạy
mong sao cho giờ dạy đạt hiệu quả cao. Và tôi đã áp dụng phơng pháp trên vào
những giờ đạo đức có đặc điểm nh thế, tôi thấy học sinh rất hứng thú học tập, tất
cả học sinh đều độc lập sáng tạo phát hiện, phân tích và tự rút ra bài học đạo
đức. Vì thế hiệu quả giờ dạy đạt rất cao. Đã nhiều lần tôi dạy thực tập môn Đạo
đức lớp 4, 5 đều đợc hội đồng chuyên môn nhà trờng đánh giá rất tốt. Điều đáng
mừng nhất là hiện nay lớp 5 tôi phụ trách hễ cứ đến giờ Đạo đức là các em tỏ ra
rất hào hứng và tập trung, học tập tích cực.
Cụ thể kết quả khảo sát đầu năm với nội dung đề tôi ra nh sau: Một đề
kiểm tra có 5 câu hỏi với thời gian 40 phút. Trong đó có 2 câu hỏi về lý thuyết
và 3 câu hỏi xử lý tình huống đạo đức ở mức độ đúng yêu cầu kỷ năng đạo đức
lớp 5. Kết quả lớp học gồm 33 em đạt nh sau:
Tổng
33 em

Giỏi
Số lợng Tỷ lệ

1
3%

Khá
Số lợng Tỷ lệ
5
15%

Trung bình
Số lợng Tỷ lệ
20
60%

Yếu
Số lợng Tỷ lệ
7
22%

Qua một năm áp dụng phơng pháp trên cùng với nội dung đề kiểm tra nh
thế và với thời gian nh nhau tôi đã thu đợc kết quả nh sau:
11


Tổng
33 em

Giỏi
Số lợng Tỷ lệ
6
18%


Khá
Số lợng Tỷ lệ
18
54%

Trung bình
Số lợng Tỷ lệ
6
19%

Yếu
Số lợng Tỷ lệ
3
9%

Nh vậy khi dạy Đạo đức tôi áp dụng phơng pháp này tôi rất tự tin. Tôi đã
tạo đợc những giờ dạy đạo đức gây hứng thú học tập ở các em, giúp các em làm
quen với nhiều tình huống đạo đức quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Các
em tự mình giải quyết các tình huống một cách hợp lý. Từ đó các em cảm thấy
bài học Đạo đức là không ở đâu xa lạ mà chính là những kiến thức khai thác từ
thực tế hàng ngày rồi lại áp dụng vào xử lý các mối quan hệ hàng ngày xẩy ra
trong cuộc sống các em. Với hớng đi này tôi đã đạt đợc rất nhiều điều mình
mong muốn. Tuy nhiên để đề tài nhỏ phát huy đợc tốt tôi rất mong sự góp ý
chân thành của các bạn đồng nghiẹep và đặc biệt là góp ý của cấp trên. Tất cả
không ngoài mục đích góp phần hình thành nhân cách tốt cho học sinh, hình
thành những năng lực, những nếp sống văn hoá để học sinh thích ứng với sự
biến đổi của xã hội và điều mong mỏi cuả ngời giáo viên là tạo đợc những giờ
dạy sôi nổi, hào hứng phát huy đợc tính độc lập và sáng tạo trong học tập của
học sinh.

Cũng vì thời gian khá hạn hẹp, đề tài lựa chọn có phần hạn chế. Mong
quý thầy cô và bạn đồng nghiệp đóng góp thêm nhiều ý kiến bổ sung cho tôi
vào đề tài này để nó đợc đầy đủ và thiết thực khi vận dụng vào thực tế giảng dạy
môn học này.
Tôi Xin chân thành cảm ơn!

12



×