Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Bài giảng ngữ văn 7 bài 21 sự giàu đẹp của tiếng việt 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.81 KB, 15 trang )


BÀI CŨ:
1. Nêu luận điểm chính của văn bản “Tinh thần yêu
nước của nhân dân ta” Hồ Chí Minh?
2. Để chứng minh cho luận điểm ấy, tác giả đã đưa ra
những chứng cứ nào?nhận xét về cách đưa ra chứng
cứ như vậy của văn bản trên?
Gợi ý:
1) luận điểm chính: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó
là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
2) Dẫn chứng: từ bà Trưng, bà Triệu…
- Cách lấy dẫn chứng cụ thể, xác thực.


Văn bản

Đặng Thai Mai

I- Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Đặng Thai Mai (1902-1984)
- Quê: Huyện Thanh Chương- Nghệ An
Là nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học, hoạt
động văn hóa, xã hội nổi tiếng.


1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
Trích phần đầu bài tiểu luận”Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống
dân tộc”(1967).


II- Đọc- tìm hiểu chung:
1. Đọc: Giọng chậm rãi vừa đọc, vừa suy ngẫm, liên tưởng, lấy ví dụ cụ
thể.

2. Phương thức và mục đích biểu đạt:
Nghị luận khẳng định sự giàu đẹp của tiếng Việt

3. Từ khó:
- Âm bình: Thanh huyền,dương bình: thanh ngang
- Ngữ âm: Là hệ thống các âm trong một ngôn ngữ.
- Từ vựng: Là toàn bộ các từ trong 1 ngôn ngữ.


4. Bố cục:
Hai phần
-Phần 1: Từ đầu đến thời kì lịch sử: Nêu vấn đề nghị luận: Tiếng Việt là
một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay và giải thích luận điểm ấy.
-Phần 2: Còn lại:Chứng minh, bàn luận về cái đẹp, sự giàu có của
Tiếng Việt.

III- Tìm hiểu chi tiết:
1. Nhận định : “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.”
* Giải thích:
+ Tiếng Việt đẹp:
+ Tiếng Việt hay:

Hài hòa về âm hưởng, thanh điệu; Tế nhị trong đặt câu.
Có đủ khả năng để diễn đạt tư tưởng, tình cảm và thỏa mãn
nhu cầu giao tiếp của con người.


2. Chứng minh nhận định: Tiếng Việt đẹp, tiếng Việt hay.
a) Tiếng Việt đẹp:


2. Chứng minh nhận định: Tiếng Việt đẹp, tiếng Việt hay.
a) Tiếng Việt đẹp:
- Ý kiến người nước ngoài:
+ Tiếng Việt giàu chất nhạc.
+ Tiếng Việt rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo…
- Nhận xét của tác giả về mặt Ngữ âm:
+ Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú.
+ Giàu thanh điệu → Giàu hình tượng ngữ âm.

Cụ thể:. Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú:
+ 11 nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i (y), ê, e.
+ 3 cặp nguyên âm đôi: iê, uô, ươ.
+ Phụ âm: b, c (k, q), l, n, m, r, s, x, t, v, p, h, th, kh, ph, ch, tr, ng (h),…
Giàu thanh điệu:
+ Có sáu thanh
+ Hai thanh bằng : Thanh huyền (`).
+ Thanh ngang: ( Không dấu ).
+ Bốn thanh trắc: sắc, hỏi, ngã, nặng.


III. Tìm hiểu chi tiết:
2. Chứng minh nhận định: Tiếng Việt đẹp, tiếng Việt hay.
a) Tiếng Việt đẹp:
b) Tiếng Việt hay:

Dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt:

+ Từ vựng tăng nhanh theo sự phát triển của xã hội, Không ngừng đặt ra
những từ ngữ mới, cách nói mới , Việt hóa những từ ngữ nước ngoài
(Ma-két-tinh, in- tơ- nét…).
+ Ngữ pháp uyển chuyển hơn, chính xác hơn.”Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi!”
==>


Tiếng Việt hay diễn đạt tư tưởng, tình cảm, phản ánh đời
sống phong phú, tinh tế, chính xác.
Cái đẹp và cái hay của tiếng Việt có mối quan hệ gắn bó
chặt chẽ với nhau.


IV- Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
* Trình tự lập luận:

a. Cách lập luận
- Mở bài: nêu nhận định ngắn gọn.
- Thân bài: giải thích chứng minh nhận định.
→ Sơ kết nhận định.

=> Lập luận chặt chẽ:
b. Dẫn chứng:
- Tiếng việt đẹp (hình thức): Khách quan, chủ quan
- Tiếng việt hay (nội dung): Từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm.

=> Toàn diện, bao quát:
2. Nội dung: (Ghi nhớ SGK-trang 37)



Hoạt động nhóm
 Câu Hỏi: Qua văn bản này các em phải làm
gì để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt ?
 Trân trọng , yêu quý tiếng nói giàu đẹp của dân tộc .
 Viết đúng chính tả , phát âm chuẩn ,dùng từ đặt câu
chính xác .
 Không lạm dụng từ hán việt , không dùng tiếng lóng,
không nói lắp , nói ngọng …
 Sưu tầm từ ngữ làm giàu thêm vốn từ …


V. Củng cố
1. Em hãy nêu luận điểm chính của văn bản “Sự giàu
đẹp của tiếng Việt”?
2. Em hãy nêu cách lập luận của văn bản?


SƠ ĐỒ TỔNG KẾT
Tiếng Việt là
một thứ tiếng
đẹp và hay.

Tiếng Việt đẹp

Hài hòa về mặt
âm hưởng, thanh
điệu.

Tế nhị, uyển

chuyển trong
cách đặt câu.

Tiếng Việt hay

Đủ khả năng để
diễn đạt tình
cảm, tư tưởng.

Thỏa mãn cho yêu
cầu của đời sống
văn hóa nước nhà.

Sự giàu đẹp ấy cũng là chứng cứ về sức sống của Tiếng Việt.


IV. Luyện tập- Hướng dẫn về nhà:
BT 1 Trang 37 SGK (về nhà).

BT 2 : Tìm năm dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng
Việt về ngữ âm và từ vựng.
Gợi ý :
1. Lom khom dướI núi tiều vài chú.
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
(Bà Huyện Thanh Quan)
2. Tre giữ làng , giữ nước , giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín
(Trích “Cây tre Việt Nam”- Thép Mới)
3. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
4. Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.
(Trích “Chinh phụ ngâm khúc”)
5. Long lanh đáy nước in trời.
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
(Nguyễn Du)


HƯỚNG DẪN BÀI ĐỌC THÊM
TIẾNG VIỆT GIÀU VÀ ĐẸP
SGK-Trang 38


Dặn dò :
• Về nhà:
• + Đọc lại văn bản - Nắm nội dung và trình tự lập luận của
văn bản.






+ Luyện tập /SGK/tr.37.
+ Làm BT 3, 5 /Sách Bài tập Ngữ văn 7/ tr.24, 25.
Chuẩn bị bài mới:
+ Đọc, tìm hiểu bài :
Thêm trạng ngữ cho câu / SGK / tr.39-40.





×