Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG và NGUYÊN NHÂN TRẺ vị THÀNH NIÊN PHẠM tội ở nước TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.14 KB, 15 trang )

ĐH THỦ DẦU MỘT
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
----------

THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở
NƯỚC TA

Nhóm sinh viên thực hiện:
Trương Thị Thanh Lam
Võ Tiến Phúc
Lê Nguyễn Trường An
Phạm Thị Trà My
Phan Văn Linh
Phan Thị Mỹ Phụng
Châu Thanh Hoài

Bình Dương, tháng 10 năm 2015

1


MỤC LỤC
TÓM TẮT.................................................................................................3
I . GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................3
II. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................................4
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................5
1. Một số khái niệm công cụ.............................................................5
2. Một số lý thuyết tiếp cận...............................................................7
3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................10

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................10


1. Thực trạng vị thành niên vi phạm pháp luật ở nước ta.................10
2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ vị thành niên phạm tội.........................12
3. Kết quả nghiên cứu........................................................................13

V. KẾT LUẬN..........................................................................................15
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................16

2


TÓM TẮT
Tình hình xã hội ngày càng có nhiều chuyển biến, tội phạm gia tăng nhiều hơn so với
các năm trước, điều đáng ngại ở đây là tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng,
những mầm non của đất nước rơi vào con đường phạm tội. Từ những tội nhỏ cho đến
lớn, mức độ phạm tội ngày càng tăng dần và độ tuổi phạm tội ngày càng nhỏ đi. Thậm
chí các em còn gây ra những vụ án giết người ghê rợn mà xã hội phải giật mình cảnh
tỉnh. Nguyên nhân từ bản thân, gia đình và xã hội. Những vụ án động trời từ những
trẻ vị thành niên gây ra đã báo động cho tất cả chúng ta nhìn nhận về vấn đề này, Nhà
nước và xã hội cần có những biện pháp khắc phục tối đa những thế hệ tương lai đi vào
con đường lao lý
I.GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cùng với sự hội nhập và phát triển thì hiện nay đang đặt ra cho nước ta rất nhiều cơ
hội và thách thức đặc biệt là trên lĩnh vực an ninh quốc phòng tình hình tội phạm ngày
càng gia tăng và có những chuyển biến phức tạp thủ đoạn ngày càng tinh vi và mức
độ ngày càng nghiêm trọng. Hiện nay bên cạnh những đối tượng phạm tội là người
lớn thì vị thành niên (VTN) ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động phạm tội với
mức độ và tính chất ngày càng nguy hiểm cho xã hội. Các vụ án do VTN thực hiện
không chỉ xảy ra ở thành thị mà còn ở cả các vùng nông thôn, miền núi vùng sâu vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu như trước đây các loại tội phạm mà trẻ VTN
mắc phải thường là trộm cắp vặt, gây rối, đánh nhau không gây nguy hiểm lớn, thì

gần đây mức độ phạm tội lại nguy hiểm hơn và vượt quá giới hạn của tuổi vị thành
niên như đánh nhau có vũ khí, hình thành băng cướp, trộm cắp tài sản lớn. Thậm chí
hiếp dâm, giết người, cướp của, mua bán, sử dụng chất ma tuý (Đại học Huế, 5/2009)
Theo (Bộ Công An) :Năm 2006 có 7.000 vụ đối tượng phạm tội ở độ tuổi dưới 14
tuổi, chiếm 70% tội phạm vị thành niên. Năm 2007, số vụ phạm pháp hình sự do
người chưa thành niên vi phạm có giảm 1% so với năm 2006, nhưng mức độ phạm tội
lại nghiêm trọng hơn nhiều. Năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, riêng trẻ em dưới 16
tuổi có 7.000 vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội phạm VTN dưới 18 tuổi. Công an các
địa phương đã khởi tố điều tra 8.531 vụ với 11.732 đối tượng ở tất cả các tội danh
này. Xử lý hành chính lên tới 35.463 vụ với 48.187 đối tượng; trong đó giao cho gia
đình giáo dục 21.484 đối tượng, xã phường quản lý, giáo dục 8.892 đối tượng, lập hồ
sơ đưa đi trường giáo dục 5.616 đối tượng, áp dụng các biện pháp khác 11.677 đối
tượng. Riêng 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, với 9.000 em (tăng 2% số

3


vụ). Số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm khoảng 20% tổng số vụ vi phạm
hình sự, là một con số rất lớn. Tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%; cố ý gây thương
tích chiếm 11% và đặc biệt là giết người chiếm 1,4%. Trong đó, lứa tuổi phạm tội cao
nhất từ 16 đến dưới 18 tuổi, chiếm khoảng 60%; từ 14 đến dưới 16 tuổi là 32% và
dưới 14 tuổi là 8%.
Như vậy để thấy được rằng VTN phạm tội là một vấn đề lớn của xã hội vì VTN là lực
lượng xã hội to lớn, là nguồn lực lớn cho đất nước, là sức sống hiện tại và tương lai
của mỗi quốc gia. Bài nghiên cứu này đưa ra bức tranh thực trạng và nguyên nhân để
thấy rõ được vấn đề tội phạm VTN ngày càng trở thành vấn đề cấp bách đáng lưu tâm
và chú ý
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tội phạm vị thành niên nhìn chung ở nước ta đang có chiều hướng ngày càng gia tăng
về số lượng, thấp dần độ tuổi phạm tội, thủ đoạn ngày càng tinh vi với mức độ nguy

hiểm khó lường.Trung bình 10.000 vụ tôi phạm hình sự do trên 15.000 trẻ em gây nên
trên toàn quốc mỗi năm (Phó Cục Trưởng Cục Cảnh Sát Hình Sự BCA Nguyễn Chí
Việt). Điều này làm dấy lên mối quan ngại sâu sắc trong toàn xã hội, đây cũng là một
thách thức nan giải của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, của Đảng và
Nhà nước.
Theo (Lê Ngọc Thắng, 04/2005) cho thấy trẻ em phạm tội hàng năm chiếm 8-10%
tổng số tội phạm của địa phương, mà trước năm 1986 chỉ có 4,1%. Thực trạng số trẻ
em vị thành niên trong tỉnh Hưng Yên vi phạm pháp luật và phạm pháp là tương đối
cao, là một trở ngại khó khăn trong việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ, đòi hỏi mọi
người quan tâm đầy đủ, có trách nhiệm cao trong việc giáo dục cải tạo các cháu tiến
bộ trở lại hòa nhập với cộng đồng, góp phần tích cực ngăn chặn tội phạm và tai tệ nạn
xã hội trong thiếu niên. Hằng năm số trẻ phạm pháp được đưa vào trại khá nhiều, đây
là các em phạm tội hết sức nghiêm trọng, có trường hợp tái phạm hai, ba lần. Do các
cháu có hoàn cảnh gia đình đáng thương, hoặc bị lôi kéo dụ dổ từ các thành phần
không tốt.
Ở một nghiên cứu (Đại học Huế, 5/2009) cho rằng, trẻ em phạm tội có nguồn gốc từ
các yếu tố cá nhân, gia đình, nhà trường, xã hội. Mối quan hệ giữa gia đình – nhà
trường – xã hội trong việc giáo dục vị thành niên đang còn bất cập và thiếu sót. Công
tác phòng chống và xử lý loại tội phạm này còn gặp nhiều khó khăn từ phía gia đình,
nhà trường, xã hội. Vai trò của các tổ chức xã hội nói chung và công tác xã hội nói
riêng trên địa bàn Hồng Lĩnh còn thiếu hoặc chưa thể hiện được hết vai trò của mình.

4


Việc khắc phục, xóa bỏ và hạn chế tội phạm ở lứa tuổi này là rất khó khăn. Cần đẩy
mạnh hơn nữa vai trò của các tổ chức xã hội đặc biệt là hình thành các tổ chức công
tác xã hội chuyên nghiệp trong việc giáo dục và quản lý trẻ vị thành niên.
Với nghiên cứu (Ngô Hoàng Oanh) cũng đồng quan điểm với đề tài nghiên cứu của
Lê Ngọc Thắng, cho ta biết được thực trạng về tội phạm vị thành niên trên địa bàn

thành phố Hà Nội và một số địa bàn trên cả nước, phân tích các nguyên nhân dẫn đến
tình trạng này và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ quền và lợi ích của trẻ
em chưa thành niên phạm tội. Bài viết cũng phân tích các số liệu hình thành tội phạm
vị thành niên kể từ đó đưa ra nguyên nhân hình thành tội phạm vị thành niên và đề ra
những hình thức phù hợp để xử lý tội phạm vị thành niên.
Từ việc phân tích các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đã được thực hiện trong
phạm vi cả nước, nhóm nghiên cứu nhận thấy những khía cạnh quan trọng có thể gợi
ý và cần được đưa vào nghiên cứu của mình là thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tội
phạm vị thành niên. Mặt khác, chúng tôi sẽ kế thừa và phát huy hiệu quả của phương
pháp nghiên cứu tư liệu có sẵn, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng khi
thực hiện đề tài nghiên cứu này
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tội phạm vốn là một hiện tượng xã hội rất phức tạp, do vậy để nghiên cứu hiện tượng
tội phạm ở tuổi VTN hiện nay, điều cần thiết là phải dựa trên các khái niệm khoa học,
lựa chọn các lý thuyết tiếp cận phù hợp với thực tiễn. Trên cở sở đó thì tội phạm ở lứa
tuổi VTN mới được phân tích, đánh giá một cách khoa học, đầy đủ và chính xác. (Đại
học Huế, 5/2009)
1.Một số khái niệm
Chuẩn mực xã hội: Là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với
mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất,
mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hoặc
cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người nhằm đảm bảo sự ổn
định, trật tự kỷ cương của xã hội. (Đại học Huế, 5/2009)
Hành vi lệch chuẩn: Là hành vi của một cá nhân hay một nhóm xã hội vi phạm
các nguyên tắc, những quy định của chuẩn mực xã hội. (Đại học Huế, 5/2009)
Khái niệm vị thành niên

5



Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, “vị’’ có nghĩa là “chưa’’, “thành’’ là “trưởng
thành’’, “niên’’ là “tuổi’’. Khái niệm “vị thành niên’’ dùng để chỉ người chưa đến tuổi
trưởng thành [19, tr.2022].
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, vị thành niên có nghĩa là “người chưa đến tuổi
trưởng thành, chưa được pháp luật công nhận là công dân. Tuổi vị thành niên’’[16,
tr.1261].
Khái niệm tội phạm:
Ở nước ta, khái niệm “tội phạm” được Bộ luật hình sự năm 1999 quy định như sau:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính
trị, chế độ kinh tế nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do,
tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” [23, tr.19].
Khái niệm “tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên”
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, không phải hành vi phạm tội nào
của VTN cũng đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà Bộ luật hình sự đã quy định
cụ thể tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu
trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng’’ [23, tr.21]. Như vậy, “người chưa đủ 14 tuổi, dù có

6


hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức độ nào cũng không phải chịu trách nhiệm hình
sự; còn người từ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi, có hành vi có dấu hiệu của tội phạm ít
nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, hoặc tội phạm rất nghiêm trọng nhưng do vô
ý thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự’’ [5, tr.103]. Ví dụ, một trẻ em 13

tuổi dùng dao đâm chết người (đặc biệt nghiêm trọng) nhưng vẫn không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự và không bị coi là tội phạm vì chưa đủ tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự.
Nếu khái niệm “Tội phạm’’ được hiểu: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội,
trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý’’ [12, tr.105], thì khái niệm “Tội
phạm vị thành niên’’ có thể hiểu như sau: Tội phạm VTN là hành vi nguy hiểm cho
xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và là người từ
đủ 14 đến dưới 18 tuổi thực hiện. Trong đó người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm và người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa
đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Một số lý thuyết tiếp cận khi nghiên cứu về tội phạm
Tội phạm là một hiện tượng xã hội phức tạp, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu
vong, đã có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới với những ngành khoa học khác nhau
đã nghiên cứu về tội phạm và hiện nay có rất nhiều lý thuyết tiếp cận khi nghiên cứu
về tội phạm sau đây là một số nhóm lý thuyết thường gặp. (Đại học Huế, 5/2009)
2.1. Nhóm lý thuyết giải thích về nguồn gốc xã hội của hành vi sai lệch

7


2.1.1. Lý thuyết hành động xã hội
Các lý thuyết xã hội học về hành động có nguồn gốc từ V.Pareto, M.Weber,
F.Znaniecki, G.Mead, T.Parson,... đều coi “hành động xã hội là cốt lõi của mối quan
hệ giữa con người và xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người’’.
[24,tr.129]. M.Weber cho rằng: “ Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn
cho ý nghĩa chủ quan nhất định’’ [24, tr.130]. Ông nhấn mạnh đến “động cơ’’ bên
trong chủ thể như là nguyên nhân của hành động. Ông cho rằng, chúng ta có thể
nghiên cứu được các yếu tố chủ quan thúc đẩy hành động, rằng nếu một thuyết tập

trung vào cá nhân thì cũng phải quan tâm đến tình cảm, suy nghĩ, tư tưởng của cá
nhân.Theo đó, trong xã hội bao giờ cũng phải có sự tham gia của yếu tố ý thức (ý
nghĩa chủ quan và sự định hướng mục đích) dù với mức độ khác nhau (là hành động
có tính đến hành vi của người khác).
Trong nghiên cứu tội phạm ở tuổi VTN, lý thuyết hành động xã hội của M.Weber
được vận dụng làm rõ những nhận thức, nhu cầu, động cơ, mục đích của tội phạm ở
tuổi VTN. Việc vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu tội phạm sẽ giúp làm rõ
những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm như: Họ nhận thức như thế nào trước khi
thực hiện tội phạm? Vì sao họ có nhu cầu phạm tội? Động cơ phạm tội của họ là gì?
Nhằm mục đích gì? (Đại học Huế, 5/2009)
2.1.3. Lý thuyết chức năng
Trong tác phẩm Tự tử E.Durkheim, “Tội phạm là một hiện tượng thường xảy ra trong
xã hội. Chính tình trạng vô quy tắc thể hiện sự suy thoái của đạo đức xã hội là
nguyên nhân của các hiện tượng tội phạm... Khi ở một trạng thái rối ren. Người ta
không hội nhập được vào xã hội do nhu cầu không khớp với các khả năng mà xã hội
cung cấp để thỏa mãn các nhu cầu đó thì khi đó xuất hiện những hành vi sai lệch (tự
tử, tội phạm...)’’ [25,tr.11]. E.Durkheim còn chứng minh rằng, khi nền kinh tế có sự
tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột thì những hành vi lệch lạc sẽ tăng cao hơn những
lúc bình thường vì lúc đó chuẩn xã hội bị vỡ, người ta mất phương hướng.

8


Merton cũng dựa trên khái niệm phi chuẩn mực của Durkheim để giải thích tại sao
một vài người dễ có những hành vi lệch lạc và lý giải tại sao một số người nghèo có
xu hướng phạm tội (lệch lạc) trong khi những người khác lại không. Theo ông, do họ
gần gũi những phân lớp văn hóa có xu hướng lệch lạc, các phân lớp văn hóa này hợp
thức hóa các hành vi lệch lạc.
Theo lý thuyết này, “những hành vi sai lệch, tội phạm của con người xuất hiện là do
trạng thái thiếu chuẩn mực và khi có sự không khớp nhau giữa các mục tiêu văn hóa

với các biện pháp được chấp nhận để đạt được các mục tiêu đó’’[25,tr.11].
Vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu tội phạm ở tuổi VTN, có thể giải thích
nguyên nhân của tội phạm ở lứa tuổi này là do những trạng thái thiếu chuẩn mực, do
sự rối loạn của các chức năng của hệ thống và tiểu hệ thống trong cơ cấu xã hội. (Đại
học Huế, 5/2009)
2.1.4. Lý thuyết rối loạn xã hội
Trên cơ sở những nghiên cứu của E.Durkheim và Merton, hai nhà xã hội học C.Shaw
và H.D.Mc.Kay đã xây dựng lý thuyết “rối loạn xã hội’’ để giải thích về các hành vi
sai lệch và tội phạm. Theo đó, “các hành vi sai lệch là do giá trị văn hóa, chuẩn và
quan hệ xã hội thiếu vắng hoặc xung đột nhau’’ [25,tr.13]. Từ những kết quả nghiên
cứu của mình, C.Shaw và H.D.Mc.Kay cho rằng:
“Tỷ lệ tội phạm VTN khá cao ở những vùng đô thị, nơi sinh sống những loại người
khác nhau về thân phận và có sự thay đổi về dân số rất lớn. Ở những nơi này các giá
trị văn hóa bị đỗ vỡ, mọi người không có sự trông chờ như nhau về mọi ứng xử, cho
nên khó có được cái gọi là chuẩn mực, mà chính quyền nơi đó cũng không xây dựng
chuẩn mực trên tình trạng như vậy. Và khi có sự xung đột trong các chuẩn để phán xét
các ứng xử mà việc thi hành luật lại yếu kém, thì càng có nhiều khả năng xuất hiện tội
phạm ở tuổi VTN’’[10,tr.97-98]
Trong tác phẩm Các nguyên nhân của tội phạm, nhà xã hôi học Travis Hirschi đã giải
thích rằng, sở dĩ người ta ít có hành vi sai lệch là do người ta tin vào các giá trị của xã

9


hội hiện hành và chịu sự “ràng buộc xã hội’’. Chính vì quá tin vào các giá trị của xã
hội hiện hành là đúng đắn, là tốt đẹp, nên con người cố gắng bám theo các mục tiêu
và lao vào các hoạt động được chấp nhận cho nên càng làm cho họ phải gắn bó với
môi trường xung quanh (như: cha mẹ, bạn bè, nhà trường...) và chính môi trường
xung quanh đó đã “ràng buộc’’ họ tránh được những hành vi sai lệch.
Với lý thuyết này, có thể vận dụng để giải thích về tính gắn kết xã hội, liên kết xã hội

và kiểm soát xã hội có liên quan đến hành vi phạm tội của tội phạm ở tuổi VTN. Nếu
tính cộng đồng càng cao thì liên hệ giữa các chủ thể trong cộng đồng càng chặt chẽ.
Sức ép của dư luận xã hội càng lớn, và do vậy hành vi của cá nhân càng bị kiểm soát
chặt chẽ hơn bởi cộng đồng. Khi đó hành vi lệch chuẩn và tội phạm càng ít có điều
kiện nảy sinh, phát triển. Ngược lại, khi tính gắn kết của cộng đồng càng lõng lẽo, sự
kiểm soát của cộng đồng thiếu chặt chẽ, con người dễ biến thành người khác, thành
viên của cộng đồng không sợ mất uy tín, không sợ bị sức ép của dư luận xã hội. (Đại
học Huế, 5/2009)
2.1.5. Lý thuyết gắn nhãn
Một số nhà xã hội học cho rằng, trong xã hội xuất hiện các hành vi sai lệch chuẩn và
tội phạm là do sự “gắn nhãn’’ của xã hội, nghĩa là hành vi lệch chuẩn và tội phạm
không chỉ phụ thuộc vào bản thân hành vi của cá nhân mà còn phụ thuộc vào cả ý
muốn chủ quan của người khác. Lý thuyết “gắn nhãn’’ không giải thích được nguyên
nhân làm phát sinh tội phạm nhưng cũng lý giải một phần về sự “tái phạm’’ do bị gắn
nhãn từ những hành vi lệch chuẩn trước đó. Do vậy, lý thuyết này cũng được xem xét
vận dụng để giải thích về những trường hợp tội phạm ở tuổi VTN do bị gắn nhãn,
không tái hội nhập với xã hội được sau khi thực hiện hành vi tội phạm. (Đại học Huế,
5/2009)
3. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích kết quả các văn bản tài liệu, bài báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu
nhằm mục đích giải thích cho các khái niệm và xây dựng cơ sở lý thuyết
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở nước ta

10


Tội phạm ở tuổi vị thành niên ở nước ta ngày càng gia tăng về số lượng và độ
tuổi, tính chất và mức độ vi phạm
- Trung bình 10.000 vụ tôi phạm hình sự do trên 15.000 trẻ em gây nên trên toàn

quốc mỗi năm (Phó Cục Trưởng Cục Cảnh Sát Hình Sự BCA Nguyễn Chí Việt)
- Năm 2011 trẻ em dưới 14 tuổi có 7.000 vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội phạm vị
thành niên dưới 18 tuổi (Ngô Hoàng Oanh)
- (SLĐTB và XH Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Qũy Nhi Đồng LHQ,
16/04/2013) vừa qua cho biết giai đoạn 2007- 2012 các lực lượng công an đã điều
tra hơn 49.000 vụ phạm pháp hình sự hơn gần 76.000 đối tượng người chưa thành
niên phạm pháp. Riêng 2002 số vụ phạm pháp luật ở lứa tuổi này trong cả nước
lên tới 8.820 vụ (tăng 231 vụ so với năm 2011) do 13.300 trẻ em và người chưa
thành niên gây ra. Năm 2012 xảy ra tại TPHCM hơn 5.000 vụ phạm pháp hình sự,
bắt 4.679 đối tượng (chiếm 26,13%) trong đó người chưa thành niên là 1.223 đối
tượng tăng 11,08% so với năm 2011
+ Đồng Nai hơn 2.200 vụ.
+ Trà Vinh năm 2010 toàn tỉnh xảy ra 15 vụ phạm tội do người chưa thành niên
gây ra,năm 2011 xảy ra 22 vụ và riêng 06 tháng đầu năm 2012 đã xảy ra tới 29 vụ
+ Năm 2009 ở Hà Nội công an bắt giữ số 416 tội phạm vị thành niên trong đó
phạm tội đặc biệt nghiêm trong và nghiêm trọng chiếm 53% (223 vụ), phạm tội ít
nghiêm trọng 47%, 193 vụ (Thống kê số lượng tội phạm vị thành niên, 2009)

( Nguồn: Thống kê hàng năm của Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội )
- Theo (Số liệu thống kê của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hôi,
2008),thì chỉ trong 06 tháng năm 2008 đã ghi nhận 5.746 vụ vi phạm pháp luật
hình sự, với sự tham gia khoảng 9.000 người chưa thành niên tăng 2% số vụ so
với cùng kì năm 2007.
2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ vị thành niên phạm tội
- Từ bản thân :
Tâm lí thiếu ổn định thích độc lập thích khẳng định mình dẫn đến thái độ sống
không đúng và những hành vi xấu của trẻ. Những đứa trẻ thất bại trong việc xử lí

11



xung đột ở gia đình,nhà trường có thể bỏ lớp, đi lang thang,…. Dẫn đến dễ trở
thành tội phạm. Do sự phát triển không cần bằng thể chất và tâm sinh lí ở lứa tuổi
chưa thành niên.Ở lứa tuổi này nhu cầu được độc lập và tôn trọng trong khi cha
mẹ không tin trẻ gia tăng kiểm soát hay xúc phạm trẻ (Ngô Hoàng Oanh)
Từ gia đình:
Cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cái hoặc quá nuông chiều con
cái hoặc quá kì vọng vào con cái đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm
của trẻ.Cha mẹ hay đánh chửi con cái nhiều lần.Cha mẹ mâu thuẫn và li hôn cũng
dẫn đến những vấn đề tâm lí cho trẻ chưa thành niên.Trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ
sống trong các mái ấm tình thương do thiếu tình thương gia đình dễ dẫn đến con
đường phạm tội (Ngô Hoàng Oanh)

( Nguồn: Thống kê của Trường Đại học An ninh nhân dân )
- Từ xã hội:
Sự thay đổi quá nhanh của xã hội khiến trẻ không kịp thích ứng , tâm lý của trẻ
trong giai đoạn vị thành niên lại thiếu ổn định, sốc nổi, dẫn đến hành động không
đúng đắn. Nhiều học sinh, sinh viên bỏ học, bị các quán nét lôi vào các trò chơi
trên mạng. Bên cạnh đó các trò chơi thiếu lành mạnh như bạo lực đẫm máu, kích
động mạnh lại được phô trương tràn lan, gây ra tình trạng trẻ em thiếu tiền chơi
điện tử, thiếu tiền tiêu xài, hút chít thì lập thành những nhóm cướp cùng nhau đi
cướp giật tài sản (Ngô Hoàng Oanh)
3.Kết quả nghiên cứu
Theo (Ngô Hoàng Oanh):Tội phạm ở tuổi vị thành niên là một hiện tượng xã hội
phức tạp, tính chất nghiêm trọng của tội phạm này ngày càng gia tăng, hậu quả do tội
phạm vị thành niên gây ra ngày càng nặng nề. Hiện tượng này phát sinh là do nhiều
nguyên nhân, nhiều yếu tố tiêu cực tác động từ môi trường gia đình, nhà trường, xã
hội và từ sự nhận thức sai lệch của một bộ phận vị thành niên. Hàng năm số trẻ em vị
thành niên phạm pháp vào trại là tương đối cao, đây là các em phạm tội hết sức
nghiêm trọng, có tái phạm hai, ba lần. Các em ở vào cảnh đáng thương, không được

chăm sóc đầy đủ, do bố mẹ bỏ nhau hoặc có mâu thuẫn phức tạp; có một số em bị
khống chế từ một số phần tử xấu dẫn đến sai phạm, hoặc nhóm xã hội, để khống chế

12


các em. Vì vậy có gia đình tạm ổn, kinh tế khá vẫn bị mắc phạm tội.Trung bình
10.000 vụ tội phạm hình sự trên 15.000 trẻ em gây ra trên toàn quốc mỗi năm riêng
trẻ dưới 14 tuổi có 7.000 vụ chiếm 70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi, chỉ 6
tháng đầu năm 2010 đã có gần 60 vụ giết người và hơn 200 vụ cướp do trẻ em gây ra.
Đặc biệt về hình thức tham gia phạm tội nếu như trước đây vị thành niên thường
phạm một số ít những loại tội như trộm cắp tài sản cố ý gây thương tích với tính chất
đơn lẻ thụ động đơn giản thì hiện nay xu hướng phạm nhiều loại tội với tính chất ổ
nhóm, thủ đoạn phạm tội tinh vi, phức tạp và manh động hơn. Tuổi của các đối tượng
phạm tội có nguy cơ trẻ hóa ( tội phạm dưới 14 tuổi chiếm 11% ) năm 2007 và những
tháng đầu năm 2008 riêng trẻ em dưới 16 tuổi có 7000 vụ vi phạm chiếm 70% tội
phạm vị thành niên dưới 18 tuổi. Công an địa phương đã khởi tố điếu tra 8531 vụ với
11732 đối tượng ở tất cả tội danh này. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng
tội phạm vị thành niên nhưng có thể thấy nổi bật là 3 nhóm nguyên nhân chính sau:
+Hoàn cảnh gia đình: Trong số các trẻ vị thành niên phạm pháp ở Việt Nam thì có
đến 70% trẻ không được quan tâm chăm sóc đầy đủ từ gia đình. Theo con số thống kê
của trường ĐH An Ninh Nhân Dân hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc trẻ phạm tội: 30% trẻ phạm tội có bố mẹ nghiện ma túy, đam mê cờ bạc; 21% có
gia đình làm ăn phi pháp, 8% có anh chị có tiền án tiền sự; 10,2% trẻ mồ côi cả cha
lẫn mẹ; 32% trẻ có bố mẹ ly hôn; 49% trẻ bị cha mẹ đánh đập, chửi mắng, 21% được
nuông chiều quá mức; 28% bố mẹ không đáp ứng nhu cầu và 75% trẻ không được gia
đình quan tâm quản lý. Sự thay đổi quá nhanh của xã hội cùng với sự phát triển của
các tệ nạn xã hội: Sự thay đổi quá nhanh của xã hội khiến trẻ không kịp thích ứng ,
tâm lý của trẻ trong giai đoạn vị thành niên lại thiếu ổn định, sốc nổi, dẫn đến hành
động không đúng đắn. Nhiều học sinh, sinh viên bỏ học, bị các quán nét lôi vào các

trò chơi trên mạng. Bên cạnh đó các trò chơi thiếu lành mạnh như bạo lực đẫm máu,
kích động mạnh lại được phô trương tràn lan, gây ra tình trạng trẻ em thiếu tiền chơi
điện tử, thiếu tiền tiêu xài, hút chít thì lập thành những nhóm cướp cùng nhau đi cướp
giật tài sản.Về vấn đề tâm lý: tâm lý trẻ thiếu ổn định, sốc nổi, thích độc lập và thích
khẳng định mình điều này dẫn đến hành vi xấu. Những đứa trẻ thất bại trong việc xứ
lý xung đột với cha mẹ với thầy cô, với bạn bè trong lớp, trong trường có thể bỏ nhà
đi lang thang, có thể bỏ lớp bỏ trường gia nhập vào nhóm bạn xấu rồi thành tội phạm

VI. KẾT LUẬN
Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật đã trở thành vấn nạ toàn cầu, đe dọa an ninh quốc
gia, ảnh hưởng đời sống xã hội. Thực tế tình trạng trẻ em phạm tội có xu hướng tăng
dần về số lượng và càng ngày càng trẻ hóa. Điều này là hồi chuông đáng báo động

13


cho nhà nước, nhà trường và các bậc phụ huynh cũng như toàn xã hội. Như vậy việc
giáo dục phạm luận cho trẻ em ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường là một điều
cần được thực thi để giảm thiểu tối đa tình trạng thế hệ tương lai đi vào con đường lạc
lối mà không một ai trong xã hội mong muốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Công An. (n.d.). Thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
của Bộ Công An.

14


Đại học Huế. (5/2009). Thực trạng tội phạm lứa tuổi vị thành niên trên địa bàn thị xã
Hồng Lĩnh-Tỉnh Hà Tĩnh, nguyên nhân và các giải pháp giao đoạn 2001-2008.

Hồng Lĩnh-Hà Tĩnh
Lê Ngọc Thắng. (04/2005). Thực trạng giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm
pháp ở tỉnh Hưng Yên. Hà Nội.
Ngô Hoàng Oanh. (n.d.). Tình hình tội phạm vị thành niên thực trạng, nguyên nhân
và các giải pháp.
Phó Cục Trưởng Cục Cảnh Sát Hình Sự BCA Nguyễn Chí Việt. (n.d.).
SLĐTB và XH Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Qũy Nhi Đồng LHQ.
(16/04/2013). Dự thảo hỗ trợ cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật
giai đoạn 2013-2016.
Số liệu thống kê của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hôi. (2008). Số liệu
thống kê của Cục Cảnh Sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội năm 2009.
Thống kê số lượng tội phạm vị thành niên. (2009). Thống kê số lượng tội phạm vị
thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2009. Hà Nội.

15



×